GT Hành chính nhà nước
Hành chính nhà nước
CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC:
I.Khái niệm,bản chất vai trò cùa hành chính nhà nước:
1.Một số khái niệm cơ bản:
1.1 Quản lý nhà nước:
-Nhà nước:
+ Nhà nước ra đời diều hòa mâu thuẫn giai cấp, Nhà nước là công cụ của giai cấp thống trị vì vậy nó mang bản chất giai cấp và bản chất xã hội.
+ Đặc trưng của nhà nước:
Nhà nước phân chia lãnh thổ quôc gia thành các đơn vị hanh chính,thiết lập quyền lực và quản lý dân cơ theo lãnh thổ.
Nhà nước thiết lập quyền lực công đặc biệt.
Nhà nước ban hành pháp luật và bắt mọi thành viên trong xã hội phải tuân theo.
Nhà nước ban hành và thực hiện thu thuế.
Nhà nước có chủ quyền quốc gia.
+ Khái niệm: Nhà nước là một tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị có bộ máy chuyên trách để cưỡng chế và thực hiện các chức năng quản lý đặc biệt nhằm duy trì trật tự xã hội và bảo vệ trước hết lợi ích của giai cấp thống trị trong xã hội.
- Quản lý:
+ Các yếu tố cấu thành quản lý: chủ thể quản lý; khách thể quản lý; mục tiêu quản lý;đối tượng quản lý;môi trường quản lý.
+ Chức năng của quản lý:
Chức năng lập kế hoạch.
Chức năng tổ chức.
Chức năng nhân sự.
Chưc năng lãnh đạo.
Chức năng kiểm soát.
+ Các dạng quản lý:
Quản lý giới vô sinh.
Quản lý giới hữu sinh.
Quản lý xã hội.
+ Khái niệm: Quản lý là sự tác động có tổ chức có định hướng của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý lên đối tượng quản lý nhằm thay đổi khách thể quản lý để đạt được mục tiêu đã đề ra.
- Đặc trưng của quản lý nhà nước:
+ Chủ thể: bộ máy nhà nước bao gồm cơ quan thực thi quyền lập pháp,hành pháp và tư pháp. Lập pháp ( quốc hội và HĐND); Hành pháp ( hệ thống cơ quan hành chính); Tư pháp ( viện kiểm soát và tòa án nhân dân các cấp.Ngoài ra còn có cán bộ công chức làm việc trong bộ máy nhà nước.
+ Đối tượng quản lý nhà nước: Toàn dân. Mọi cá nhân tổ chức trong xã hội ( công dân việt nam sống ở việt nam và nước ngoài;người nước ngoài sống ở việt nam; tổ chức người việt nam làm việc trong và ngoài nước; tổ chức người nước ngoài làm việc ở việt nam).
+ Phạm vi quản lý : Mọi mặt,mọi lĩnh vực của đời sống xã hội (quản lý toàn diện).
+ Tính chất: Mang tính quyền lực nhà nước ( quản lý đơn phương).
+ Công cụ: Pháp luật là công cụ chủ yếu.Ngoài ra chính sách, kế hoạch, quy phạm đạo đức.
+ Mục tiêu: Phục vụ nhu cầu hợp pháp của công dân duy trid sự ổn định và tăng cường phát triển xã hội.
- Quản lý nhà nước:
+ Khái niệm:
Là một dạng quản lý xã hội đặc biệt, mang tính quyền lực nhà nước, sử dụng pháp luật nhà nước để điều chỉnh mọi hành vi của con người trên tất cả các mặt của đời sỗng xã hội do các cơ quan trong bộ máy thực hiện nhằm thỏa mãn nhu cầu hợp pháp của con người duy trì ổn định và tăng cường phát triển xã hội.
1.2 Hành chính nhà nước:
- Quyền hành chính trong hệ thống quyền lực nhà nước.
- Quyền lực:
+ Khái niệm: quyền lực là thuật ngữ chỉ khả năng áp đặt ý chí của chủ thể để ép buộc cá nhân tổ chức khác phải phục tùng và hành động theo ý chí của mình.
+ Các dạng quyền lực:
Quyền lực páp lý.
Quyền lực truyền thống.
Quyền lực cá nhân.
- Quyền lực nhà nước:
+ là một bộ phận của quyền lực chính trị thể hiện ý chí của giai cấp thống trị trong xã hội có giai cấp và thể hiện ý chí của nhân dân trong xã hội dân chủ:
+ Hình thức tổ chức quyền lực nhà nước:
Tập quyền.
Phân quyền.
Quyền lực nhà nước là thống nhất,có sự phân công phối hợp giữa các cơ quan để thực hiện.
+ Quyền lực nhà nước bao gồm:
Quyền lập pháp: xây dựng các quy tắc pháp lý ( hiến pháp, luật, đạo luật).
Quyền tư pháp: bảo vệ pháp luật bằng hoạt động công tố và xét xử.
Quyền hành pháp: thực thi pháp luật ( ban hành các văn bản lập quy và quyền hành chính).
Quyền hành pháp gồm hai quyền cơ bản:
Một là, quyền lập quy ban hành các văn bản pháp quy dưới luật,cụ thể hóa luật,hướng dẫn thực hiện luật.
Hai là, quyền hành chính là hoạt động tổ chức, điều hành hoạt động kinh tế xã hội đưa pháp luật vào đời sống.
Hành chính :
- Cơ sở khoa học của thuật ngữ hành chính:
+ Henry Fayol đưa ra tác phẩm “hành chính chung và hành chính trong doanh nghiệp”.
+ Fayol đưa ra 6 nhóm hoạt động : tài chính,thương mại, thống kê, an ninh- quốc phòng, kỹ thuật, hành chính.
+ Khái niệm: Hành chính là hoạt động chấp hành và điều hành trên khuân khổ đã định trước nhằm đạt được mục tiêu của tổ chức.
Chấp hành là tuân thủ và thi hành.
Điều hành: tổ chức phân công phối hợp thực hiện.
+ Dưới góc độ quản lý hành chính nhà nước là hoạt động:
Cai trị.
Phục vụ.
Điều hành.
- Hành chính nhà nước: ( các giác độ tiếp cận).
+ Tiếp độ dưới giác độ chính trị: Hành chính nhà nước tham gia các hoạt động của chu trình chính sách; hành chính nhà nước sử dụng các nguồn lực để thực hiện các mục tiêu chính trị.
+ Dưới giác độ pháp lý: hành chính là thực thi pháp luật;ban hành các văn bản quy phạm; hành chính nahf nước là hoạt động nhằm làm cho pháp luật được thực hiện.
+ Dưới giác độ quản lý nhà nước: hành chính nhà nước thực thi quyền hành pháp; hành chính nhaf nước mang tinh khoa hoc và nghệ thuật kết hợp; hành chính nhà nước mang tính quan liêu giấy tờ.
+ Hành chính nhà nước là một nghề nghiệp:là một nghề lao động trí óc ngồi bàn giấy; là một nghề phục vụ mục tiêu chính trị; là một nghề theo hệ thống chức nghiệp; nghề cần chuyên môn nghiệp vụ; là một nghề tổng hợp và phức tạp; nghề cao quý.
- Khái niệm:
Hành chính nhà nước là hoạt động thực thi quyền hành pháp nhà nước. Đó là hoạt động chấp hành và điều hành của hệ thống hành chính nhà nước theo khuân khổ pháp luật nhằm phục vụ nhu cầu hợp pháp của nhân dân, duy trì ổn định và phát triển xã hội.
2.Bản chất của hành chính nhà nước:
- Hành chính nhà nước mang tính độc quyền trong khá nhiều trường hợp.
- Mục tiêu hành chính nhà nước là phục vụ cộng đồng.
- Tạo sự bình đẳng đối với mọi đối tượng trong xã hội.
- Hành chính nhà nước có tính vô nhân xưng ( cán bộ,công chức làm việc chí công vô tư, khách quan).
- Có tính quy mô lớn.
- Đối với hành chính nhà nước hiệu quả kinh tế- xã hội phải kết hợp.
- Phân biệt hoạt động quản lý nhà nước và hành chính nhà nước:
+ Chủ thể thực hiện hoạt động:
Quản lý nhà nước: bộ máy nhà nước ( cơ quan thực thi quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp).
Hành chính nhà nước: cơ quan hành chính nhà nước.
+ Chức năng hoạt động:
Chức năng hành chính nhà nước: Thực thi quyền hành pháp
Chức năng cơ quan nhà nước: quyền lập pháp, hành pháp , tư pháp.
+ Như vậy hoạt động quản lý hành chính nhà nước là một bộ phận của quản lý nhà nước.
3.Vai trò của hành chính nhà nước:
- Hành chính nhà nước biến mục tiêu chính trị thành sản phẩm hoạt động cụ thể.
- Tổ chức và điều hành xã hội.
- Phục vu nhu cầu hợp pháp của công dân.
II.Chủ thể và đối tượng của hành chính nhà nước:
1.Chủ thể hành chính nhà nước:
- Bao gồm bộ máy hành chính nhà nước và cán bộ,công chức hành chính nhà nước.
- Bộ máy hành chính nhà nước:
+ Chính phủ: thủ tướng, các phó thủ tướng; bộ trưởng và thủ trưởng cơ quan ngang bộ ( 18 bộ và 4 cơ quan ngang bộ).
+ Ủy ban nhân dân các cấp và cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân.
2. Đối tượng:
-Cá nhân, tổ chức thuộc phạm vi quản lý.
III. Đặc điểm của hành chính nhà nước:
1. Tính chính trị:
- Tại sao hành chính nhà nước mang tính chính trị:
+ Nền hành chính nhà nước là một bô phận cấu thành hệ thống chính trị ,là công cụ thể hiện ý chí của giai cấp thống trị trong xã hội có giai cấp và thể hiện ý chí của nhân dân trong xã hội dân chủ dưới sự lãnh đạo của đảng cẩm quyền.
- Biểu hiện tính chính trị của hành chính nhà nước:
+ Hành chính nhà nước lệ thuộc vào chính trị ( biến mục tiêu chính trị thành hiện thực).
+ Hành chính nhà nước có sự độc lập tương đối với chính trị ( khoa học tổ chức bộ máy,sắp xếp nhân sự,phù hợp với chuyên môn nghề nghiệp cụ thể.
- Biểu hiện đặc điểm này ở việt nam:
+ Biểu hiện rõ rệt.
2.Tính pháp quyền của hành chính nhà nước:
- Thế nào là một nhà nước pháp quyền:
+ Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật.
+ Chủ thể và đối tượng phải tuân theo pháp luật.
+ Đảm bảo quyền con người
- Vì sao hành chính nhà nước có tính pháp quyền:
+ Để bảo vệ quyền tự do,dân chủ của người dân.
+ Là một chủ thể quản lý nhà nước nói chung lên bộ máy hành chính nhà nước phải tuân theo pháp luật.
+ Hành chính nhà nước đảm bảo tính pháp quyền để đảm bảo xây dựng một nền hành chính trong sạch,vững mạnh công bằng và văn minh.
- Biểu hiện của nền hành chính mang tính pháp quyền:
+ Các chủ thể quản lý nhà nước phải nắm vững đúng thẩm quyền,sử dụng đúng thẩm quyền của mình trong thực thi công vụ.
+ Cơ quan hành chính nhà nước cấp dưới phải nghiêm chỉnh chấp hành quyết định của cơ quan hành chính nhà nước cấp trên để đảm bảo tính hiệu lực hiệu quả trong quản lý hành chính nhà nước.
+ Văn bản pháp quy do chủ thể quản lý hành chính nhà nước ban hành và các hoạt động của chủ thể quản lý hành chính nhà nước phải bảo vệ quyền con người,hướng tới lợi ích con người.
+ Cán bộ,công chức hành chính nhà nước luôn quan tâm nâng cao uy tín đạo đức và năng lực thực thi công vụ.
- Muốn hành chính nhà nước có tính pháp quyền cần phải:
+ Xây dựng hệ thống pháp luật đầy đủ và hoàn chỉnh.
+ Pháp luật thể hiện ý chí của người dân.
+ Pháp luạt phải nằm trong ý thức của người dân.
+ Pháp luật phải được thực thi một cách nghiêm minh.
+ Xử lý nghiêm minh những hành vi vi phạm pháp luật.
3.Hành chính nhà nước có tính liên tục,tương đối ổn định và thích ứng:
- Tính liên tục:
+ Tính kế thừa.
+ Tính thường xuyên.
+ Tránh tình trạng làm việc theo phong trào chiến dịch.
- Tính tương đối ổn định:
+ Ổn định trong tổ chức bộ máy.
+ Ổn định trong tổ chức nhân sự.
+ Tránh tình trạng “tân quan tân chính sách”.
- Tính thích ứng:
+ Hành chính nhà nước phải đáp ứng đầy đủ nhu cầu của người dân.
4.Tính chuyên môn hóa và nghề nghiệp cao:
- Tại sao hành chính nhà nước mang tính chuyên môn hóa:
+ Hành chính là một nghề có ảnh hưởng lớn đến đời sống xã hội.
+ Chuyên môn hóa là tính tất yếu của nền kinh tế thị trường.Cán bộ,công chức đi vào chuyên môn hóa để đáp ứng yêu cầu của thời kì mới.
+ Đối tượng và phạm vi điều chỉnh hành chính là rộng và phức tạp.
- Biểu hiện tính chuyên môn hóa:
+ Hành chính nhà nước là hoạt động vừa mang tính khoa học vừa mang tính nghệ thuật.
Hành chính nhà nước mang tính khoa học: phải mang tính khách quan đúng pháp luật.
Hành chính nhà nước mang tính nghệ thuật: đạt sự hài lòng của người dân.
+ Hành chính nhà nước phải tuân thủ theo trình tự,theo kế hoạch,và trách chủ nghĩa kinh nghiệm.
+ Cán bộ,công chức có trình độ, năng lực hiệu quả làm việc cao.
+ Ở việt nam,nền hành chính nhà nước chưa đạt được mức chuyên nghiệp.
- Đánh giá cán bộ,công chức hành chính nhà nước việt nam:
+ Trình độ.
+ Năng lực.
+ Phẩm chất đạo đức.
- Đánh giá tính chuyên môn của cán bộ,công chức:
+ Trình độ.
+ Năng lực.
- Nâng cao tính chuyên môn hóa:
+ Nền công vụ có nên thay đổi sang chế độ việc làm hay không.
+ Có nên thi tuyển vị trí chức vụ quản lý thay cho đề bạt.
+ Tăng chế độ đãi ngộ tiền lương phụ cấp.
+ Đào tạo bồi dưỡng cán bộ,công chức.
5. Tính hệ thống thứ bậc chặt chẽ:
-Tại sao:
+ Để phân công quyền hạn và kiềm soát lẫn nhau.
+ Để đảm bảo tính thống nhất trong quản lý hành chính nhà nước.
- Biểu hiện:
+Hệ thống tổ chức là một hệ thống dọc.
+ Hệ thống hành chính nhà nước có tính thứ bậc chặt chẽ ( Ủy ban nhân dân cấp xã thi hành quyết định cấp huyện,tỉnh,trung ương và báo cáo kết quả với cấp huyện).
+ Hệ thống hành chính nhà nước hoạt động theo cơ chế mệnh lệnh- phục tùng.
- Đánh giá
6.Tính không vụ lợi:
- Hành chính nhà nước không có mục đích tự thân, nó tồn tại là vì xã hội,nó có nhiệm vụ phục vụ lợi ích công và lợi ích nhân dân.
- Do đó, không đòi hỏi người được phục vụ phải thù lao, không theo đuổi lợi nhuận.
7.Tính nhân đạo:
- Xuất phát từ bản chất nhà nước dân chủ xã hội chủ nghĩa ,tất cả các hoạt động hành chính nhà nước đều hướng tới mục tiêu phục vụ con người,tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của công dân và lấy đó làm xuất phát điểm cho xây dựng hệ thống thể chế, cơ chế , chính sách và thủ tục hành chính cũng như trong thực hiện các hành vi hành chính.
IV.Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước:
1.Khái niệm và yêu cầu đối với nguyên tắc hành chính nhà nước:
1.1 Khái niệm:
-Nguyên tắc là những tư tưởng chỉ đạo nên tảng cơ bản của tổ chức hoạt động.
- Nguyên tắc quản lý hành chính nhà nước: là các quy tắc tư tưởng chỉ đạo những tiêu chuẩn hành vi đòi hỏi các chủ thể hành chính nhà nước phải tuân thủ trong tổ chức và hoạt động của hành chính nhà nước.
1.2 Đặc điểm:
- Nguyên tắc quản lý hành chính nhà nước do con người định ra nhưng mang tính khách quan vì nó phản ánh yêu cầu quy luật vận động khách quan.
- Nguyên tắc mang tính bắt buộc tuân thủ, nếu không sẽ chịu sự cưỡng chế nhà nước.
- Các nguyên tắc chỉ mang tính ổn định tương đối nó luôn vận động và phát triển .
1.3 Yêu cầu đối với nguyên tắc:
-Phản ánh được yêu cầu của quy luật vận động khách quan để xác định được mục tiêu.
- Nguyên tắc đưa ra phải phù hợp với mục tiêu chung đã định trước của hành chính công là phục vụ nhân dân,không vì lợi ích của bất cứ cá nhân nào.
- Nguyên tắc phải phản ánh tính chất của các mối quan hệ quản lý ( quan hệ với đảng,quan hệ chỉ đạo giữa cấp trên và cấp dưới, quan hệ cùng cấp.
2. Nội dung của nguyên tắc:
2.1 Nguyên tắc đảng lãnh đạo đối với hành chính nhà nước:
- cơ sở nguyên tắc :
+ Hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa ở việt nam là hệ thống chính trị nhất nguyên trong đó tồn tại duy nhất đảng lãnh đạo nhà nước và xã hội.
- Sự lãnh đạo của đảng được thể hiện:
+ Đảng đề ra đường lối , chủ trương định hướng cho quá trình tổ chức và hoạt động của hành chính nhà nước.
+ Đảng phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng những người có phẩm chất , năng lực và giới thiệu vào đảm nhận các chức vụ trong bộ máy nhà nước thông qua con đường bầu cử dân chủ.
+ Kiểm tra hoạt động của các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện dường lối chủ trương của đảng.
+ Cán bộ, đảng viên và các tổ chức đảng gương mẫu trong việc thực hiện dường lối chủ trương của đảng.
- Yêu cầu :
+ Trong tổ chức và hoạt động quản lý nhà nước nói chung và quản lý hành chính nhà nước nói riêng phải thừa nhận và chịu sự lãnh đạo của đảng.
2.2 Nguyên tắc nhân dân làm chủ trong quản lý hành chính nhà nước:
-Nhà nước CHXHCNVN là nhà nước của dân, do dân, vì dân. Nhà nước là công cụ thể hiện quyền làm chủ của nhân dân.
-Trong hoạt động hành chính nhà nước phải đảm bảo sự tham gia và giám sát của nhân dân đối với hoạt động hành chính nhà nước.
-Nguyên tắc này đòi hỏi:
+ Tăng cường và mở rộng sự tham gia trực tiếp của công dân vào việc giải quyết công việc nhà nước
+ Nâng cao chất lượng hình thức dân chủ đại diện, để cơ quan này thực sự đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân.
+ Hành chính nhà nước có trách nhiệm tạo cơ sở pháp lý và các điều kiện tài chính, vật chất … cho các tổ chức xã hội hoạt động; định ra những hình thức và biện pháp để thu hút sự tham gia của tổ chức xã hội,nhân dân tham gia vào hoạt động hành chính nhà nước.
2.3 Nguyên tắc tập trung dân chủ:
-Xuất phát từ hai yêu cầu khách quan của quẩn lý:
+ Đảm bảo tính thống nhất của hệ thống lớn ( quốc gia,nghành, địa phương,cơ quan, đơn vị, bộ phận)
+ Đảm bảo sự phù hợp với đặc thù của hệ thống còn lệ thuộc
- Nguyên tắc tập trung được thể hiện:
+ Tổ chức bộ máy hành chính nhà nước cơ quan hành chính nhà nước theo hệ thống thứ bậc.
+ Thống nhất chủ trương chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển.
+ Thống nhất các quy chế quản lý.
+ Thực hiện chế độ một thủ trưởng hoặc trách nhiệm cá nhân người đứng đầu tất cả các cấp các đơn vị.
- Dân chủ trong hành chính nhà nước là sự phát huy trí tuệ của các cấp,các nghành, các đơn vị và cá nhân tổ chức và hoạt động hành chính nhà nước.Tính dân chủ được thể hiện:
+ Cấp dưới tham gia thảo luận,góp ý kiến về những vấn đề trong quản lý.
+ Cấp dưới được chủ động, linh hoạt trong thực hiện nhiệm vụ được giao và chịu trách nhiệm trước cấp trên về việc thực hiện nhiệm vụ của mình.
Hai nội dung tập trung và dân chủ có liên quan hữu cơ với nhau, tác động bổ trợ cho nhau
2.4 Nguyên tắc kết hợp giữa quản lý nghành với quản lý lãnh thổ:
- Trong quản lý hành chính nhà nước cần phải kết hợp giữa quản lý nghành với quản lý theo lãnh thổ.
- Hành chính nhà nước đối với nghành là điều hành hoạt động của nghành theo một quy trình công nghệ, quy tắc kỹ thuật nhằm đạt được định mức kinh tế - kỹ thuật đặc thù của nghành.
- Quản lý theo nghành bao gồm:
+ Định hướng cho sự phát triển của nghành thông qua hoạch định chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển.
+ Tạo môi trường pháp lý phù hợp cho sự phát triển của nghành thông qua việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, các quy tắc quản lý, các quy định chuyên môn ký thuật.
+ Khuyến khích, hỗ trợ,và điều tiết sự phát triển của nghành thông qua ban hành chính sách,tài trợ hạn nghạch,nghiên cứu và đào tạo.
+ Hướng đẫn và tổ chức thực hiện các văn bản quản lý nhà nước..
+ Ngăn ngừa phát hiện và khắc phục những tiêu cực phát sinh trong phạm vi nghành thông qua hoạt động thanh tra, kiểm tra.
- Hành chính nhà nước địa phương và vùng lãnh thổ là hành chính tổng hợp và toàn diện về mạt chính trị, kinh tế, văn hóa,xã hội của một khu vực dân cư trên địa bàn lãnh thổ.
2.5 Nguyên tắc phân định giữa quản lý hành chính nhà nước về kinh tế và quản lý kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước:
-Trong nền kinh tế thị trường,doanh nghiệp nhà nước được chao quyền tự chủ kinh doanh theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của nhà nước.
- Vai trò chủ yếu của nhà nước là định hướng dẫn đắt hộ trợ và điều chỉnh hoạt động của các doanh nghiệp không can thiệp sâu vào hoạt động kinh doanh. Vì vậy, Cần phải phân định và kết hợp tốt chức năng quản lý nhà nước về kinh tế với chức năng quản lý doanh nghiệp của doanh nghiệp nhà nước.
- Nguyên tắc này đồi hỏi các cơ quan hành chính nhà nước không cân thiệp vào nghiệp vụ kinh doanh, phải tôn trọng tính độc lập và tự chủ của các đơn vị kinh doanh.
2.6 Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa:
- yêu cầu :
+ Đòi hổi tổ chức và hoạt động hành chính nhà nước dựa trên cơ sở pháp luật của nhà nước.
+ Không cho phép các cơ quan nhà nước thực hiện quản lý nhà nước một cách chủ quan, tùy tiện mà phải dựa vào pháp luật,làm đúng pháp luật nghiên chính chấp hành nguyên tắc pháp chế.
- Nội dung:
+ Hành chính nhà nước phải chịu sự giám sát của các cơ quan lập pháp, tư pháp và xã hội.
+ Tổ chức và hoạt động của hành chính nhà nước trong phạm vi do pháp luật quy định, không vượt quá thẩm quyền.
+ Các hành vi hành chính được tiến hành phải được tiến hành đúng trình tự thủ tục mà pháp luật quy định.
+ Các quyết định quản lý hành chính nahf nước phải được ban hành đúng luật.
2.7 Nguyên tắc công khai, minh bạch:
- Công khai là việc các cơ quan tổ chức đơn vị thông thông tin chính thức về văn bản, hoạt động hoặc nội dung nhất định.Tất cả những thông tin hành chính nhà nước được công khai cho người dân.
- Minh bạch trong hành chính là những thông tin phù hợp được cung cấp kịp thời cho nhân dân dưới hình thức dễ sử dụng, đồng thời các quyết định và các quy định hành chính nhà nước phải rõ ràng và được phổ biến đầy đủ
- Tính minh bạch là điều kiện tiên quyết để hành chính nhà nước có trách nhiệm thực sự trước nhân dân và giúp nâng cao khả năng dụ báo của người dân.
- Sự minh bạch sẽ giúp xây dựng một nền hành chính cởi mở,có trách nhiệm,ngăn chặn được tham nhũng trong quản lý hành chính nhà nước.
CHƯƠNG II: CÁC LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC.
I Các lý thuyết hành chính nhà nước:
1.Các lý thuyết nghiên cứu hành chính nhà nước trên góc độ thực thi quyền lực nhà nước:
-Nội dung:
+Sự phân chia thực thi quyền lực nhà nước tồn tại ở mọi quóc gia,dù quốc gia đó theo mô hình phân quyền hay tập quyền.
+ Quyền hành chính được chao cho các bộ phận khác nhau của hệ thống chính phủ thực hiện.
+ Mối quan hệ giữa cơ quan thực thi quyền lực nhà nước ở các nước là khác nhau do các yếu tố văn hóa,kinh tế, trình độ phát triển kinh tế-xã hội của mội quốc gia quyết định.
+ Các nhà nghiên cứu hành chính công căn cứ vào quyền hợp pháp được ghi nhận trong hệ thống pháp luật của mội quốc gia để nghiên cứu tại sao nhà nước lại quy định như vậy và các cơ quan nhà nước được trao nhiệm vụ thực thi quyền lực nhà nước phải làm gì.
- Lý do hạn chế:
+ Thứ nhất, theo cách tiếp cận này các nhà nghiên cứu coi quản lý hành chính là một lĩnh vực hẹp và bị động,hoặc chỉ là một công cụ bổ trợ bên trong hệ thống luật công.
+ Chưa chú trong tới những vấn đề liên quan tới môi trường của nền hành chính, chưa quan tâm đầy đủ đến hoạt động hành chính như sự hợp tác, phối hợp của những con người nhằm đạt được mục tiêu chung.
+ Cách tiếp cận này bỏ qua những khía cạnh lý thuyết về hành chính và chưa chú trọng tới công dân – những người bị tác động trực tiếp bởi các hoạt động hành chính.
2.Các lý thuyết nghiên cứu về hành chính nhà nước trong mối quan hệ với chính trị :
-Có hai cách tiếp cận khác nhau được các nhà nghiên cứu quan tâm đó là hành chính độc lập với chính trị và hành chính và chính trị không phân đôi.
2.1 Hành chính độc lập với chính trị :
- Quan niệm của Thomas Woodrow Wilson:
+ Trong tác phẩm nghiên cứu về hành chính công năm 1887 được coi là dấu ấn khởi xướng một nghành khoa học mới- khoa hoc hành chính công tách biệt khoa hoc chính trị.
+ Wilson cho rằng hoạt động hành chính nhà nước chỉ có hiệu lực và hiệu quả khi nền hành chính hoạt động một cách độc lập. sự độc lập giữa hành chính với chính trị thì:
+ - Hành chính phait tự mình ly khai ra khỏi chính trị.
+ - Hành chính công khải được tổ chức theo mô hình riêng và có phương pháp hoạt động riêng không phụ thuộc vào chính trị.Đội ngũ nhân sự trong nghành hành pháp trung lập về chính trị và áp dụng cơ chế quản lý theo công trạng.
+ - Giá trị dẫn đắt nền hành chính công là hiệu quả hoạt động.Ông cho rằng cần tính toán hiệu quả kinh tế của hoạt động hành chính công . Nếu hoạt động không hiệu quả hành chính nhà nước sẽ không tồn tại lâu dài.
- Quan niệm của Frank Jonhson Goodrow:
+ Ông cho rằng nhà nước có hai chức năng chính : chức năng ban hành chính sách ( chức năng chính trị) và chức năng thực thi chính sách ( chức năng hành chính).Hai chức năng này được hình thành bởi sự phân chia quyền lực nhà nước cho các cơ quan kháu nhau thưc thi các loại quyền lực đó.
+ Khoa học hành chính cần quan tâm đến trách nhiệm của công chức nhà nước đối với công dân trang bị kiến thức chuyên môn đào tạo các chuyên gia và chuẩn bị các nhà chuyên môn cho các vị trí trong chính phủ công tác và nghiên cứu.
- Quan niệm của Leonard White:
+ Hành chính công là một quá trình đơn nhất, tất cả các hoạt động đều thống nhất về mặt nội dung thông qua những đặc tính quan trọng của nó. Vì vậy không nhất thiết phải nghiên cứu hành chính trung ương và hành chính địa phương.
+ Trước hết hành chính là nghệ thuật song cũng có một xu hướng là chuyển nó thành một chuyên nghành khoa. Các nhà hành chính hiện nay,có rất nhiều trang thiết bị và hệ thống kiến thức để hỗ trợ họ trong công việc.
+ Hành chính đã, đang và sẽ trở thành trọng tâm của vấn đề quản lý hiện đại của chính phủ.Vì thế nên bắt đầu nghiên cứu hành chính trên cơ sở của quản lý hơn là nền tảng pháp luật.
2.2 Hành chính và chính trị không phân đôi:
- Fritz Morstein Marx:
+ Trong tác phẩm các yếu tố của hành chính công,là tác phẩm đặt dấu hỏi đối với sự phân đôi hành chính và chính trị.
+ Liệu một quyết định mang tính kỹ thuật về ngân sách và nhân sự có thật sự khách quan và phi chính trị không, hay nó mang nặng tính chủ quan và chính trị.
+ Liệu có phải lúc nào cũng có thể phân biệt rõ ràng hành chính và chính trị lúc nào cũng cần thiết và có giá trị hay không.
+ Liệu cơ sở của việc phân đôi chính trị và hành chính đã chín muồi hay chưa.
- Allen Schick:
+ Trong tác phẩm “chấn thương chính trị : hành chính công những năm thập niên 60” ông khẳng định rằng hành chính và chính trị là hai phạm trù hoàn toàn không thể tách rời.Ông khẳng định hành chính công luôn là sử dụng quyền lực nhà nước và phục vụ quyền lực,và sự phục vụ quyền lực là để giúp giai cấp thống trị bảo đảm sự cai trị có hiệu quả .
+ Ông cho rằng sự phân đôi thực ra lại đưa ra một khuân khổ đưa chúng ta lại gần nhau và chính sự phân đội giữa hành chính và chính trị đã tạo lên uy thế cho hành chính đối với chính trị.
- Paul Appleby:
+ Trong cuốn “nền dân chủ vĩ đại” xuất bản năm 1945 ông đã làm đảo lộn hoàn toàn sự phận định gianh giới áp đặt giữa hành chính và chính trị .
+ Tác phẩm “ nền dân chủ vĩ đại” được coi như lời cáo phó cho sự phân tích hành chính và chính trị khi ông đưa ra một tiền đề hết sức cô đọng và khái quát : “ chính phủ là khác biệt vì chính phủ là chính trị”.
3.Các lý thuyết nghiên cứu về nguyên tắc hoạt động của hành chính nhà nước:
3.1 Các Nguyên tắc quản lý hành chính của Henry Fayol:
- Khi nghiên cứu về các chức năng quản lý cấp cao trong tổ chức, ông đã đưa ra 14 nguyên tắc quản lý : Những nguyên tắc quản lý hành chính.
+ Phân công lao động rành mạch.
+ Quyền uy của người chỉ huy.
+ Tính kỷ luật.
+ Quyền hạn đi đôi với trách nhiệm.
+ Thống nhất lãnh đạo.
+ Chỉ huy thống nhất và liên tục.
+ Lợi ích cá nhân phụ thuộc và phục tùng vào lợi ích chung.
+ Hệ thống thứ bậc rõ ràng.
+ Tập trung kết quả kiển tra.
+ Công bằng.
+ Nhân sự ổn định.
+Thù lao thích đáng cho nhân viên.
+ Tính sáng tạo.
+ Có tinh thần đồng đội.
3.2 Nguyên tắc quản lý theo khoa học của Frederick Winslow Taylor:
- Nguyên tắc quản lý khoa học giúp cho tổ chức tăng cường hiệu quả:
+ Tăng cường chuyên môn hóa.
+ Lựa chọn, đào tạo và phát triển nhân viên một cách khoa học.
+ Lập kế hoạch và phân công công việc.
+ Thiết kế các phương pháp và thời gian chuẩn mực cho mỗi nhiệm vụ.
+ Sử dụng hệ thống lương bổng thúc đẩy,khuyến khích người lao động.
3.3 Nguyên tắc bộ máy thử lại của Max Weber:
- Ông đã đưa ra các nguyên tắc để thiết lập bộ máy thử lại hay còn gọi là bộ máy quan liêu.Max Weber đã khẳng định vai trò quan trọng trong xã hội của các tổ chức thử lại quan liêu với chức năng quản lý xã hội.
- Chức năng quản lý có hiệu quả cần tuân thủ các nguyên tắc sau:
+ Thiết lập hệ thống thứ bậc rõ ràng,cơ cấu hành chính của bộ máy thử lại là theo hình tháp.
+ Phân công lao động rõ ràng, hợp lý có hệ thống.mội cơ quan hay chức vụ có thẩm quyền xác định.
+ Các quy tắc được viết chính thức bằng văn bản và các thể thức được áp dụng một cách nhất quán .
+ Tính khách quan ( vô nhân xưng )
+ TÍnh trung lập về chính trị là biểu hiện đặc trưng của người viên chức trong bộ máy thử lại.
4.Nhóm lý thuyết nghiên cứu các chức năng hành chính nhà nước:
-F.W.Taylor đã xem xét hoạt động quản lý qua 2 chức năng cơ bản:
+ Thứ nhất, chức năng phân tích, phân chia công việc để có chuyên môn hóa các thao tác,động tác nhằm đạt năng suốt tối đa.
+ Thứ hai, là chức năng kiểm soát chặt chẽ buộc mọi người đều phải làm việc chăm chỉ trong dây chuyền sản xuất liên tục.
- Henry Fayol:
+ Ông chia hoạt động sản xuất thành 6 nhóm hoạt động cơ bản:
+ Kỹ thuật.
+ Thương mại.
+ Tài chính.
+ Bảo vệ.
+ Kế toán.
+ Hành chính.
+ Chức năng hành chính là một trong các chức năng quan trọng của sản xuất kinh doanh bao gồm 5 chức năng : kế hoạch, tổ chức, chỉ huy, phối hợp, kiểm tra.
- Luther H.Gulick Và Lyndall Urwick đá nghiên cứu lý thuyết về chức năng hành chính. Hai ông đã đưa ra quy trình hành chính, hay còn gọi là chức năng nội bộ của hành chính nhà nước theo mô hình POSDCoRB.Các chức năng của hành chính nhà nước được xem xét trên 7 chức năng cơ bản:
+ P : lập kế hoạch.
+ O : tổ chức.
+ S: nhân sự
+ D : chỉ huy.
+ Co : phối hợp.
+ R : báo cáo.
+ B : ngân sách.
- Garson và Overman đã đánh dấu bước phát triển trong nghiên cứu hành chính công truyền thống sang hành chính công hiện đại, nền hành chính phát triển. Năm 1983, hai ông đã đề xuất cụm từ mới là: “PAFHRIER”để mô tả chức năng cơ bản của hành chính:
+ PA : Phân tích chính sách.
+ F : quản lý tài chính.
+ HR : quản lý nguồn nhân lực.
+ I : quản lý thông tin.
+ ER: quan hệ bên ngoài.
II.Các mô hình hành chính nhà nước tiêu biểu:
1.Mô hình hành chính công truyền thống:
-Hoàn cảnh ra đời :
+ Bắt đầu hình thành 1900- 1920 ở một số nước trên thế giới.
+ Đến những năm giữa của thế kỷ XX áp dụng các nước Tây Âu.
+Mô hình được xây dựng trên cơ sở lý thuyết mối quan hệ giữa chính trị và hành chính của Wilson, nguyên tắc thành lập bộ máy quan liêu của Max Weber và các nguyên tắc quản lý theo khoa học của Taylor.
- Đặc trưng:
+ Bộ máy hành chính là một hệ thống thứ bậc chặt chẽ và thông suốt từ trên xuống dưới.
+ Phân công và chuyên môn hóa lao động sâu sắc.
+ Nhân sự trong bộ máy hành chính làm việc suốt đời.
+ Viên chức nhà nước làm việc chuyên nghiệp và phi chinh trị.
+ Người thực thi công vụ làm việc trung lập,thực hiện dúng quy trình, quy tắc định sẵn.
+ Không thiên vị, đối sử với mọi người là giống nhau
+ Quá trình thực hiện công việc đúng đắn ( trung lập, vô nhân xưng).
+ Quản lý xã hội bằng pháp luật,và thực hiện chính sách do các nhà chính trị ban hành.
- Đánh giá ưu, nhược điểm của mô hình:
+ Ưu điểm:
+ - Thủ tục làm việc chặt chẽ chính xác đảm bảo tính hiệu lực hiệu quả của yếu tố đầu vào.
+ - Đảm bảo kiểm soạt trước các hoạt động.
+ - Rất là đáng tin cậy,vì tuân thủ theo pháp luật và các quy định nhà nước.
+ - Sự dủi do, sự tùy tiện và sai sót của các quyết định hành chính alf rất thấp.
+ - Mọi người có sự công bằng.
+ Nhược điểm :
+ - Tính quan liêu, bộ máy hành chính nhiều tầng lớp và cồng kềnh.
+ - Kiểm soát qua người thông sự phục tùng ( cấp dưới phục tùng cấp trên).
+ - Hoạt động chậm chạp,do phải tuân thủ các quá trình thủ tục.
+ - Hạn chế tính năng động sáng tạo trong hoạt động bộ máy hành chính nhà nước.
+ - Ít quan tâm tới yếu tố đầu ra.
+ - Hiệu quả quản lý thấp do quan tâm đến quá trình làm việc.
2 Mô hình quản lý công mới:
- Hoàn cảnh ra đời :
+ Ra đời vào những năm 80 của thể kỷ XX ở các nước phát triển và một số nước đang phát triển.
+ Người đưa ra ý tưởng này là M.Thatcher- thủ tướng anh và R.Regan- tổng thống mỹ.
- Nguyên nhân ra đời:
+ Mô hình hành chính công truyền thống đã bộc lộ những hạn chế
+ Xuất phát từ cuôc khủng hoảng dầu mỏ năm 1973 dẫn đến cuốc khủng hoảng kinh tế.
+ Từ đó, sức ép nên khu vực công buộc khu vực công phải thay đổi cách quản lý.
+ Sự ra đời củ lý thuyết kinh tế gây ra áp lực về cung cách quản lý : lý thuyết sự lựa chọn công; mô hình dáng tạo lại chính phủ; để ra phương hướng cải cách “chính phủ mang tinh thần kinh doanh”
+ Xu hướng toàn cầu hóa dẫn tới việc nâng cao năng lực.
+ Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật.
- Đặc trưng của mô hình:
+ Tính hiệu quả.
+ Phi quy chế hóa.
+ Đẩy mạnh phân quyền.
+ Áp dụng một số yếu tố của cơ chế thị trường.
+ Xây dựng đội nguc cán bộ, công chức không còn hoàn toàn trung lập về chính trị.
+ Tư nhân hóa một phần các hoạt động của nhà nước đối với các dịch vụ công.
+ Vận dụng những phương pháp quản lý doanh nghiệp vào quản lý công.
+ Xu hướng quốc tế hóa các hoạt động hành chính công.
- Điểm khác biệt:
+ Mô hình hành chính công truyền thống đảm bảo tính hiệu lực.
+ Mô hình quản lý công mới đảm bảo tính hiệu quả.
3.Mô hình quản trị nhà nước tốt:
- Hoàn cảnh ra đời :
+ Xuất hiện cuối những năm 80 đầu 1990 trong bối cảnh toàn cầu hóa ngày càng mạnh mẽ và dân chủ hóa ngày càng rộng rãi.
- Đặc trưng của mô hình:
+ Huy động sự tham gia của các chủ thể trong xã hội vào hoạt động quản lý nhà nước.
+ Quản lý theo các quy định của pháp luật.
+ Đảm bảo tính minh bạch trong quản lý hành chính nhà nước.
+ sự thích ứng linh hoạt đối với sự thay đổi môi trường quản lý.
+ Sự định hướng và đồng thuận.
+ Tính công bằng và bình đẳng.
+ Hiệu lực và hiệu quả.
+ Trách nhiệm báo cáo và giải trình ( nổi bật xu hướng dân chủ).
CHƯƠNG III: NỀN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC:
I.Thể chế hành chính nhà nước:
1.Các khái niệm cơ bản:
- Thể chế:
+ Theo nghĩa rộng: Thể chế bao gồm tổ chức và những quy định về nhiềm vụ quyền hạn thẩm quyền quy tắc hoạt động của hành chính nhà nước buộc các thành viên trong tổ chức thống nhất thi hành.
+ Theo nghĩa hẹp: Thể chế hành chính nhà nước là những quy định nội quy có thể được ban hành chính thức bằng văn bản hoặc không chính thức để điều chỉnh các mối quan hệ của tổ chức.
- Thể chế nhà nước:
+ Thể chế nhà nước với các đặc thù cơ bản sau:
+ - Quy mô hoạt động rất lớn ( đối tượng phạm vi quản lý).
+ - Nguồn nhân lực hoạt động trong tổ chức nhà nước rất đông đảo.
+ - Nhà nước sử dụng quyền lực để quản lý xã hội.
+ - Nhà nước ra đời để phục vụ lợi ích công và ợi ích của công dân
+ Thể chế nhà nước là những quy định chung do nhà nước xác lập trong hiến pháp, luật, và các văn bản pháp quy tạo cơ sở pháp lý cho tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước để thực hiện quản lý xã hội.
- Thể chế hành chính nhà nước:
+ Thể chế hành chính nhà nước là những quy định chung do nhà nước xác lập trong hiến pháp, luật,và các văn bản pháp quy tạo cơ sở pháp lý cho tổ chức và hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước.
2.các yếu tố cấu thành thể chế hành chính nhà nước:
- Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật quy định nhiệm vụ quyền hạn thẩm quyền của các cơ quan thuộc bộ máy hành chính nhà nước từ trung ương tới địa phương bao gồm:
+ Văn bản quy định về chính phủ và các cơ quan chính phủ như : luật tổ chức chính phủ, các quy chế làm việc của chính phủ.
+ Văn bản quy định hoạt động của ủy ban nhân dân và cơ quan chuyên môn như : luật tổ chức hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân, quy chế được quy định tại nghị định 171.172 của chính phủ.
+ Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật quy định nội dung của quản lý hành chính nhà nước trên tất cả các mặt các lĩnh vực của đời sống xã hội.
+ Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật quy định chế độ công vụ
+ Hệ thống các chế định về tài phán hành chính nhằm giải quyết tranh chấp hành chính giữa công dân với nền hành chính.
+ Hệ thống các thủ tục hành chính nhằm giải quyết các quan hệ giữa nhà nước với công dân với các tổ chc xã hội.
3.Vai trò của thể chế hành chính nhà nước:
- Thể chế hành chính nhà nước là cơ sở pháp lý của hoạt động quản lý hành chính nhà nước.
- Thể chế hành chính nhà nước là cơ sở pháp lý để xây dựng cơ cấu tổ chức của bộ máy hành chính nhà nước.
- Thể chế hành chính nhà nước là cơ sở xác lập và quản lý nhân sự trong các cơ quan quản lý hành chính nhà nước.
- Thể chế hành chính nhà nước là cơ sở để xây dựng quan hệ cụ thể giữa nhà nước và công dân, giữa nhà nước và các tổ chức khác.
+ Nhà nước tác động người dân ở hai khía cạnh : Quản lý người dân, Phục vụ cho nhu cầu hợp pháp của công dân.
+ Người dân tác động tới nhà nước :tuân thủ theo sự quản lý của nhà nước trê n cơ sở pháp luật,thực hiện quyền làm chủ của mình với nhà nước.
- Thể chế hành chính nhà nước là cơ sở pháp lý để huy động, phân phối và sử dụng các nguồn lực trong xã hội nhằm phục vụ mục tiêu quản lý nhà nước.
4.Các yếu tố quyết định đến thể chế hành chính nhà nước:
4.1 Chế độ chính trị :
- Chế độ chính trị của mỗi quóc gia :
+ Có thể hiểu là sự tổ chức quyền lực chính trị,quyền lực nhà nước và quan hệ giữa quyền lực nhà nước và thể chế hành chính nhà nước.
+ Chế độ chính trị có ý nghĩa quyết định trong việc tổ chức chính quyền nhà nước và thể chế hành chính nhà nước.
- Đối với việt nam:
+ Hệ thống chính trị bao gồm đảng cầm quyền ...tác động đến thể chế hành chính nhà nước.
+Mọi thể chế hành chính nhà nước đều phải hướng theo sự chỉ đạo của đảng theo các kỳ đại hội.
+ Thể chế hành chính nhà nước cũng cần đảm bảo những vấn đề dân chủ của nhân dân trong khuân khổ pháp luật vì nhà nước việt nam là nhà nước dân chủ xã hội chủ nghĩa.
+ Thể chế hành chính nhà nước phải đảm bảo tính nhân đạo của nền hành chính nhà nước, đảm bảo quyền con người và quyền công dân.
- Để đảm bảo điều trên cần :
+ Các cơ quan nha fn]ơcs và trực tiếp là cơ quan hành chính nhà nước phải tuân thủ theo quy chế và thực hiện các thể chế cũng cần phải tuân theo pháp luật.
+ Cơ quan hành chính nhà nước phải tạo điều kiện để công dân thực hiện và chấp hành nghiêm chỉnh các thể chế hành chính nhà nước.
4.2 Nền kinh tế và vai trò của nhà nước trong quản lý kinh tế:
- Vai trò to lớn của nền kinh tế đối với sự phát triển của xã hội,sự tăng trưởng kinh tế có thể quyết định được sức cạnh tranh của mỗi quốc gia.
- Nhà nước quản lý về mặt vĩ mô nhưng nhà nước phải can thiệp, điều tiết, định hướng bằng thể chế hành chính nhà nước số lượng hợp lý chất lượng đảm bảo.
4.3 Trình độ phát triển của quốc gia và truyền thống văn hóa dân tộc :
- Mỗi quốc gia có qua trình hình thành và phát triển lâu dài đều có những đặc điểm truyền thống văn hóa riêng
- Mọi quy định để điều tiết hành vi của các đối tượng trong xã hội phải được xây dựng phù hợp với các chuẩn mực chung được thừa nhận trong truyền thống văn hóa.
- Mọi hệ thống thể chế chỉ tốt và được tự nguyên áp dụng khi nó phát huy những ưu điểm của các giá trị truyền thống đồng thời loại bỏ các nhược điểm của truyền thống.
4.4 Môi trường quốc tế:
- Trong bối cảnh toàn cầu hóa, nếu muốn phát triển các quốc gia không thể nằm ngoài mối liên hệ giữa các quốc gia khác. Sư giao thoa văn hóa, tri thức và các giá trị chung của văn minh nhân loại cũng tác động không nhỏ tới sự hình thành và phát triển của hệ thống thể chế hành chính các nước.
II. Hệ thống tổ chức hành chính nhà nước:
1.Các khái niệm cơ bản:
- Tổ chức:
+ Khái niệm : Tổ chức là khái niệm dùng để chỉ taaph hợp gồm hai người trở lên cùng làm việc với nhau theo những cách thức nhất định nhằm đạt được mục tiêu chung.
+ Đặc điểm của tổ chức:
+ - Tính mục tiêu.
+ - Nguyên tắc hoạt động chung.
+ - Có sự liên kết phối hợp trong hoạt động.
+ - Có nhiều người cùng làm việc với nhau.
+ - Có cơ cấu xác định.
- Tổ chức nhà nước:
+ Khái niệm : Tổ chức nhà nước của một quốc gia là một hệ thống bao gồm nhiều cơ quan nhà nước có tổ chức, vị trí, chức năng, nhiệm vụ quyền hạn khác nhau có thể ở cấp liên bang, cấp bang; cấp trung ương hay địa phương. Nhưng có quan hệ mật thiết với nhau tạo thành một thể thống nhất vì được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc.
+ Ba loại công việc lớn của nhà nước :
+ - Làm luật.
+ - Thi hành luật.
+ - Xử lý các vi phạm pháp luật
+ Hình thành 3 nghành quyền :
+ - Lập pháp.
+ - Hành pháp.
+ - Tư pháp.
- Cơ quan hành chính nhà nước ở trung ương :
+ Chính phủ : Thủ tướng, các phó thủ tướng, bộ trưởng và thủ trưởng cơ quan ngang bộ.
+ Các cơ quan thuộc chính phủ đôc lập trong hoạt động trên một lĩnh vực chưa giao cho các bộ, cac cơ quan
- Cơ quan hành chính nhà nước địa phương:
+ Chính quyền đị phương : gần dân hơn,tìm hiểu và thỏa mãn tốt hơn nhu cầu người dân.
- Mục tiêu của tổ chức hành chính nhà nước:
+ Mục tiêu do nhà nước và các cơ quan hành chính nhà nước cấp trên đặt ra.
+ Mục tiêu chung của các tổ chức hành chính nhà nước.
+ Thực hiện các chức năng cơ bản của quản lý hành chính nhà nước.
+ Định tính- định lượng.
+ Ý nghĩa xã hội.
- Cách thức thành lập:
+ Cơ quan hành chính nhà nước đều do nhà nước thành lập : Không do ý muốn cá nhân; do nhu cầu của quản lý; theo một trình tự luật định.
+ Mỗi cơ quan là một bộ phận quan trọng trong hệ thống tổ chức bộ máy hành chính nhà nước.
- Vị trí pháp lý:
+ Được quy định chức năng nhiệm vụ quyền hạn được quy định trong văn bản quy phạm pháp luật.
+ Tính tương đối ổn định của hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước.
+ Vấn đề thành lập,sáp nhập,chia tách giải thể.
- Quy mô hoạt động:
+ Tổ chức hành chính nhà nước là tổ chức có quy mô rộng lớn nhất của mỗi quốc gia.
+ Quy mô về :
+ - Số lượng cán bộ, công chức.
+ - Số lượng các phân hệ ( tổ chức, bộ phận) của hệ thống hành chính nhà nước.
+ - Chi tiêu công.
+ - Hoạt đông.
+ Một số yếu tố ràng buộc hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước:
+ - chịu sự tác động của chính trị
+ - Chịu sự giám sát của :
· Các cơ quan dân cử do cơ quan lập pháp,cơ quan đại diện của các cấp chính quyền địa phương.
· Các nhóm lợi ích, các nhóm khách hàng.
· Dư luận quần chúng,nhất là phương tiện thông tin đại chúng.
· Cử tri.
- Cơ quan hành chính nhà nước:
+ Khái niệm : cơ quan hành chính nhà nước là tổ chức tương đối độc lập do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập theo quy định của pháp luật để thực hiện những chức năng nhiệm vụ quyền hạn nhất định của quản lý hành chính nhà nước.
+ Đặc điểm của cơ quan hành chính nhà nước:
§ Là tổ chức tương đối độc lập trong bộ máy hành chính nhà nước.
§ Do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập và chịu sự kiểm tra của cơ quan thành lập ra nó.
§ Có chức năng và thẩm quyền xác định.
§ Liên kết với nhau thành hệ thống thưc bậc nhằm thực hiện quyền hành pháp.
§ Sử dụng quyền lực nhà nước trong hoạt động.
§ Hoạt động tuân thủ theo quy định của pháp luật.
§ Hoạt động được đảm bảo bằng ngân sách nhà nước.
2.Phân loại cơ quan hành chính nhà nước:
- Phân loại theo lãnh thổ:
+ Các cơ quan hành chính nhà nước trung ương ( các bộ,cơ quan ngang bộ, tổng cục).
+ Các cơ quan ở trung ương kể cả cơ quan cao nhất có nhiệm vụ quản lý các nghành các lĩnh vực trọng phạm vi cả nước.
+ Các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương ( UBND và sở phòng, ban).
- Phân theo thẩm quyền:
+ Cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chung:
+ - Là cơ quan có thẩm quyền quản lý mọi nghành mọi lĩnh vực mọi đối tượng trong phạm vi các đơn vị hành chính lãnh thổ.
+ - Gồm chính phủ và ủy ban nhân dân.
+ - Đặc điểm:
Cán bộ lãnh đạo do bầu hoặc kết hợp giữa bầu và bổ nhiệm.
Phương thức lãnh đạo kết hợp nguyên tắc tập thể lãnh đạo và chế độ thủ trưởng.
Cán bộ lãnh đạo ký thay mặt tập thể hoặc theo thẩm quyền thủ trưởng trên các văn bản hành chính nhà nước.
+ Cơ quan hành chính nhà nước thẩm quyền riêng :
+ - Là cơ quan quản lý một số nghành , lĩnh vực
+ - Gồm có các bộ, các sở , phòng ban là cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân.
+ - Đặc điểm :
Cán bộ lãnh đạo do bổ nhiệm ( trừ bộ trường phải được quốc hội phê chuẩn).
Phương thức lãnh đạo và ra quyết định theo chế độ thủ trưởng.
Cán bộ lành đạo ký theo chế độ thủ trưởng trên van bản hành chính nhà nước.
+ Phân biệt cơ quan hành chính nhà nước thẩm quyền chung và thẩm quyền riêng.
+ - Phạm vi tác động.
+ - Đối tượng điều chỉnh.
+ - Chủ thể hoạt động.
+ - Hình thành lãnh đạo.
+ - Ký văn bản.
- Phân loại theo phương thức hoạt động:
+ Chế độ tập thể lãnh đạo:
+ - Chính phủ và ủy ban nhân dân các cấp.
+ - Là cơ quan hành chính có thẩm quyền chung.
+ - Giải quyết các công việc và quyết định các vấn đề quan trọng có liên quan đến nhiều lĩnh vực, cần có sự đóng góp của trí tuệ trong việc bàn bạc và giải quyết.
+ - Hình thức làm việc chủ yếu thảo luận tập thể và quyết định theo đa số đối với mọi vấn đề cơ bản.
+ Chế độ thủ trưởng lãnh đạo:
+ - Cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền riêng.
+ - Đứng đầu là thủ trưởng cơ quan như bộ trưởng, giám đốc sở, trưởng phòng, ban.
+ - Là người đại diện cho cơ quan ý chí của họ do sự uye nhiệm của pháp luật.
+ - Ký trực tiếp văn bản.
+ Chế độ kết hợp giữa thủ trưởng và tập thể lãnh đạo :
+ - Chính phủ và ủy ban nhân dân các cấp theo hiến pháp.
+ - Kết hợp cách làm việc giữa tập thể chính phủ,ủy ban nhân dân với việc tăng cường quyền hạn trách nhiệm của thủ tướng và chủ tịch ủy ban nhân dân.
+ - Tập thể thảo luận và quyết định theo đa số đối với các vấn đề quan trọng thuộc thẩm quyền.
+ - Thủ tướng chính phủ và chủ tịch ủy ban nhân dân quyết định các vấn đề thuộc phạm vi chức trách của mình.
III.Nhân sự trong hành chính nhà nước:
1.Nhân sự hành chính nhà nước:
- Cán bộ hành chính nhà nước
- Công chức hành chính nhà nước.
- Đội ngũ lao động hợp đồng.
2.Các khái niệm cơ bản:
2.1 Cán bộ :
- Là công dân việt nam, được bầu cử,phê chuẩn bổ nhiệm để giữa chức vụ chức danh nhất định theo nhiệm kỳ trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
- Cán bộ làm việc trong các cơ quan của đảng cộng sản việt nam,bộ máy nhà nước,tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, các tỉnh, huyện.
- Cán bộ cấp xã:
+ Cán bộ xã, phường , thị trấn là công dân việt nam được bầu cử giữ chức vụ theo nhiệm kỳ
+ Thường trực hội đồng nhân dân,ủy ban nhân dân,bí thư , phó bí thư đảng ủy, người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội.
2.2 Công chức:
- Là công dân việt nam, được tuyển dụng bổ nhiệm vào nghạch chức vụ chức danh nhất định, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
- Công chức cấp xã :
+ Là công dân việt nam được tuyển dụng giữ một chức danh chuyên môn nghiệp vụ thuộc ủy ban nhân dân xã, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
- Công chức trong các tổ chức đảng cộng sản việt nam, tổ chức chính trị xã hội ( do đặc thù chế độ chính trị).
- Công chức làm việc trong các cơ quan nhà nước.
- Công chức trong bộ máy lãnh đạo quản lý làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập.
- Công chức trong các cơ quan đơn vị thuộc quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan quân nhân chuyên nghiệp và công nhân viên quốc phòng; trong các đơn vị thuộc công an nhân dân mà không phải là sỹ quan, hạ sỹ quan chuyên nghiệp.
- Cán bộ công chức hành chính nhà nước:
+ Cán bộ, công chức làm việc trong bộ máy hành chính nhà nước từ trung ương tới địa phương thì gọi là cán bộ, công chức hành chính nhà nước.
- Dấu hiệu nhận biết công chức:
+ Là công dân của nước đó.
+ Được tuyển dụng bởi nhà nước.
+ Làm việc trong các cơ quan nhà nước.
+ Được trả lương từ ngân sách nhà nước.
3.Phân loại công chức:
- Mục đích:
+ Để tuyển chọn công chức.
+ Để sử dụng công chức hợp lý.
+ Để xác định tiền lương.
+ Giúp tiêu chuẩn hóa.
+ Giúp cho việc bồi dưỡng đào tạo.
- Dựa vào ngạch công chức:
+ Công chức nghạch chuyên viên cao cấp và tương đương ( công chức loại A).
+ Công chức nghạch chuyên viên chính và tương đương ( công chức loại B).
+ Công chức nghạch chuyên viên và tương đương ( công chức loại C).
+ Công chức nghạch cán sự và tương đương ( công chức loại D).
+ Công chức nghạch nhân viên và tương đương ( công chức loại Đ).
- Phân loại theo vị trí công tác:
+ Công chức giữ lãnh đạo và quản lý.
+ Công chức chuyên môn nghiệp vụ.
IV. Cơ sở vật chất cho hoạt động hành chính nhà nước:
1.Khái niệm:
- Tài chính công là hoạt động thu chi bằng ngân sách nhà nước, phản ánh hệ thống các quan hệ kinh tế, dưới hình thức gia trị trong qua trình hình thành và sử dụng.
- Cơ cấu tài chính công:
+ Nguồn tiền từ ngân sách nhà nước.
+Tài chính của các cấp chính quyền địa phương.
+ Ngân hàng nhà nước.
+ Tài chính cơ quan hành chính nhà nước.
+Tài chính đơn vị sự nghiệp.
+ Tài chính phục vụ công ích do nhà nước tài trợ.
+ Các quý tài chính do nhân dân đóng góp vào ngân sách nhà nước.
- Đặc điểm của tài chính công:
+ Được sử dụng không vì mục tiêu lợi nhuận mà chủ yếu là phục vụ cộng đồng.
+ Phục vụ mụ
c đích chính trị của nhà nước.
+ Tạo môi trường bình đẳng cho mọi công dân trong việc hưởng thụ các dịch công do việc sử dụng tài chính công mang lại.
+ Chủ sở hữu tài chính công là nhà nước, chỉ có cơ quan nahf nước có thẩm quyền mới được quyết định thu và chi tài chính công.
+ Việc sử dụng nguồn tài chính công cần tuân thủ theo quy định của nhà nước.
3.Các nguồn lực cần thiết:
- Khái niệm :
+ Nguồn lực vật chất cho hoạt động hành chính nhà nước là tất cả những trang thiết bị vật chất gồm công sở, trang thiết bị làm việc và nguồn tài chính công khác cần thiết để tiến hành các hoạt động quản lý hành chính nhà nước.
CHƯƠNG IV: CHỨC NĂNG, PHƯƠNG PHÁP HÌNH THỨC HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC:
I.Chức năng hành chính nhà nước:
1.Tổng quan về chức năng hành chính nhà nước:
-Chức năng quản lý là hoạt động chuyên biệt trong quản lý bao gồm năm chức năng : Kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo, nhân sự, kiểm soát.
- Nguồn gốc hình thành: từ quá trình phân công chuyên môn hóa hoạt động hành chính nhà nước.
- Khái niệm :
+ Chức năng hành chính nhà nước là những mặt, những phương diện hoạt động chủ yếu của hành chính nhà nước được hình thành trong quá trình phân công lao động trong các cơ quan hành chính nhà nước, chức năng hành chính nhà nước phản ánh vai trò của hành chính trong quản lý nhà nước.
- chức năng hành chính nhà nước của mỗi quốc gia phụ thuộc vào vị trí và mối quan hệ các cơ quan quản lý trong bộ máy nhà nước nói chung và cơ quan hành chính nhà nước nói riêng.
- Chức năng của cơ quan hành chính nhà nước đều do hiến pháp, pháp luật,và văn bản quy phạm pháp luật khác quy định.
- Không thể đồng nhất chức năng quản lý hành chính nhà nước nói chung và chức năng của các cơ quan hành chính nhà nước.
- Phân loại chức năng hành chính nhà nước:
+ Phân loại theo phạm vi thực hiện chức năng : có chức năng đối nội, chức năng đối ngoại.
+ Phân loại theo tính chất hoạt động: chức năng lập quy và chức năng điều hành hành chính.
+ Phân chức năng hành chính theo các lĩnh vực chủ yếu : chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội.
+ Phân loại theo cấp hành chính : chức năng hành chính trung ương và chức năng hành chính địa phương.
+ Phân loại theo đối tượng tác động hành chính nhà nước: Chưc năng hành chính nhà nước đối vơi người dân, kinh tế - thị trường, quản lý xã hội, chức năng quản lý hành chính nhà nước bên ngoài.
+ Phân theo nhóm chức năng :
+ - Chức năng bên trong : Chức năng nội bộ để vận hành nền hành chính nhà nước.
+ - Chức năng bên ngoài: Tác động của hệ thống hành chính nhà nước với bên ngoài hệ thống hành chính nhà nước.Chức năng quản lý hành chính nhà nước đối với các lĩnh vực và chức năng cung cấp các loại dịch vụ công.
- Ý nghĩa nghiên cứu chức năng hành chính nhà nước:
+ Thể hiện hoạt động của nội dung hành chính nhà nước.
+ Là căn cứ quan trọng để thiết lập các cơ quan hành chính nhà nước cũng là lý do chính đáng cho sự tồn tại của chủ thể hành chính nhất định.
+ Đảm bảo quá trình hành chính được tiếp cận một cách bao quát, trọn vẹn, hoàn chính đối với từng cơ quan, từng chức vụ, từng cấp hành chính trong các nghành lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội.
+ Là cơ sờ khách quan cho việc xác định khối lượng công việc, xác định định biên, xây dựng mô hình tổ chức.
+ Xác định mối quan hệ giữa các yếu tố cấu thành bộ máy hành chính nhà nước.
+ Đảm bào sự ăn khớp phù hợp giữa các chức năng của cơ quan trong bộ máy hành chính nhà nước; giảm thiểu sự chồng chéo hoặc bỏ trống chức năng trong hành chính nhà nước.
+ Để phân biệt với các chức năng của hệ thống các cơ quan nhà nước khác: chức năng lập pháp, chức năng tư pháp.
+ Tạo cơ sở khoa học cho việc xác định thể chế, quy định công vụ và chính sách phát triển nguồn nhân lực hành chính.
2.Nội dung chức năng hành chính nhà nước:
2.1 Chức năng bên trong của hành chính nhà nước:
2.1.1 Chức năng lập kế hoạch:
- Khái niệm : chức năng lập kế hoạch là một tiến trình xác định các mục tiêu nhiệm vụ và cách thức tốt nhất để thực hiện mục tiêu của tổ chức hành chính nhà nước.
- Vai trò lập kế hoạch:
+ Thống nhất mục tiêu hoạt động.
+ Thuận lợi cho việc kiểm soát hành động.
+ Đối phó với những biến động bên trong và bên ngoài tổ chức.
+ Giảm thiểu rủi ro, tiết kiệm nguồn lực.
- Quá trình lập kế hoạch:
+ Xác định mục tiêu.
+ - Xác định nguồn lực.
+ - Xác định nhu cầu xã hội.
+ - Dự báo xu thể phát triển của tổ chức.
+ Xây dựng chương trình hành động:
+ - Xác định được giải pháp tối ưu để đạt được mục tiêu.
+ - Xây dựng các bước đi mang tính cụ thể.
+ Thẩm định kế hoạch:
+ - Lựa chọn người thẩm định.
+ - Lựa chọn cách thức thẩm định.
2.1.2 Chức năng tổ chức:
- khái niệm :
+ Chức năng tổ chức là một tiến trình bao gồm các hoạt động nhằm thiết lập một cơ cấu tổ chức hành chính hợp lý phù hợp với mục tiêu, với môi trường với nguồn lực và những mối quan hệ trong tổ chức
- Nội dung:
+ Xây dựng cơ cấu tổ chức hợp lý:
+ - Gọn nhẹ.
+ - Tiết kiệm.
+ - Thông suốt.
+ Phân công công việc cho cá nhân bộ phân trong công việc.
+ Xác đinh mối quan hệ bên trong và bên ngoài tổ chức.
+ Quản lý sự thay đổi của tổ chức.
2.1.3 Chưc năng nhân sự:
- Khái niệm: Chức năng nhân sự là một quá trình tuyển dụng, sử dụng, phát triển và đánh giá nhân sự nhằm tạo điều kiện cho con người trong tổ chức hành chính nhà nước đạt được mục tiêu đã đề ra.
- Nội dung:
+ Tuyển dụng.
+ Sử dụng.
+ Quản lý hồ sơ.
+ Đánh giá.
+ Khen thưởng, kỷ luật, thăng chức.
+ Thuyên chuyển, điều động,biệt phái.
+ Thực hiện các chế độ chính sách đối với cấn bộ,công chức.
+ Đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ của cán bộ, công chức để họ có thể thực hiện những nhiệm vụ được giao một cách có hiệu lực và hiệu quả.
+ Chấm dứt nhiệm sở của cán bộ, công chức.
- Bản mô tả công việc:
+ Tên công việc.
+ Nhân viên cần báo cáo công việc cho ai.
+ Nhân viên này phụ trách ai.
+ Tóm tắt nhiệm vụ và trách nhiệm công việc.
+ Kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm cần thiết cho công việc.
2.1.4 Chức năng ra quyết định hành chính :
- Ra quyết định bao gồm các công việc :
+ Xác định vấn đề ra quyết định.
+ Điều tra nghiên cứu thu thập và xử lý thông tin.
+ Phân tích đánh giá tình hình làm căn cứ cho việc ra quyết định.
Dự đoán, lập phương án và lựa chọn phương án tốt nhất.
+ Soạn thảo quyết định.
+ thông qua quyết định.
2.1.5 Chức năng lãnh đạo:
- Khái niệm :
+ Chức năng lãnh đạo là một tiến trình bao gồm các hoạt động như chỉ huy, hướng dẫn, và thúc đẩy mọi người làm việc vì mục tiêu chung .
- Chỉ huy hướng dẫn nhân viên thực hiện công việc
- Xây dựng các chỉ dẫn cụ thể để cho nhân viên thực hiện quyết định của cấp trên.
- Lên kế hoạch chi tiết cho từng hoạt động với tiến độ thực hiện cụ thể.
- Động viên, khuyến khích và tạo cơ hội cho nhân viên tham gia các hoạt động của tổ chức.
+ Bằng tinh thần.
+ Bằng vật chất.
- Các kỹ năng nhà lành đạo:
+ Kỹ năng quản lý thời gian.
+ Kỹ năng giao tiếp.
+ Kỹ năng thuyết trình.
+ Kỹ năng quản lý theo tình huống.
+ kỹ năng ủy quyền.
+ Kỹ năng ra quyết định.
- Kỹ năng ủy quyền :
+ Các mức độ ủy quyền :
+ - Ủy quyền hoàn toàn.
+ - Ủy quyền chủ yếu.
+ - Ủy quyền giới hạn.
+ - Ủy quyền tối thiểu.
+ - Không ủy quyền gì cả.
+ Ủy quyền mang lại lợi ích cho nhà lãnh đạo:
+ - Giải phóng mặt thời gian.
+ - Phát triển nhân viên.
+ - Biểu hiện sự tin tưởng và tin cậy.
+ - Nâng cao chất lượng quyết định.
+ - Tạo sự gắn bó.
+ Điều gì ngăn cản việc ủy quyền:
+ - Theo sự biện hộ của nhà lãnh đạo : Nhân viên không đáng được ủy quyền, không đủ khả năng, không muốn thêm việc, họ đã bằng lòng với những gì họ làm.
+ - Sợ hãi: Nếu họ làm sai bị khiển trách,họ làm tốt hơn thì sẽ lo mất chức.
+ Một số vấn đề khi ủy quyền:
+ - Xác định ủy quyền cái gì và không nên ủy quyền cái gì: Ủy quyền những công việc tác nghiệp và không ủy quyền những công việc liên quan bổ nhiệm nhân sự,tài chính – chi tiêu.
+ - Ủy quyền cho ai ( đủ khả năng ).
+ - Kiểm soát việc ủy quyền như thế nào.
+ Kỹ năng hướng vào nhân viên :
+ - Kỹ năng lắng nghe.
+ - Kỹ năng khen ngợi và phê bình.
+ - Kỹ năng động viên.
2.1.6 Chức năng phối hợp:
- Xây dựng cơ chế phối hợp hoạt động giữa các bộ phận trong cơ quan và các cơ quan hữu quan khác.
- Thiết lập mối quan hệ liên lạc,thông tin...
2.1.7 Chức năng tài chính:
- Là tiến trình các hoạt động liên quan đến việc hình thành và sử dụng các nguồn tài chính trong cơ quan hành chính nhà nước.
- Nội dung:
+ Nuôi dưỡng và khai thác nguồn thu nhất là thuế.
+ Dự trù kinh phí hàng năm theo chương trình dự án được duyệt.
+ Sử dụng ngân sách có hiệu quả tiết kiệm.
+ Ngân sách được cấp đúng chế độ, đúng trường hợp.
+ Quản lý chặt chẽ công sản bao gồm cơ sở vật chất, phương tiện làm việc và những vật tư cần thiết khác.
2.1.8 Chức năng báo cáo:
- Báo cáo là phương tiện chủ yếu để nhà quản lý duy trì và sự kiểm soát trách nhiệm và quyền hành đã ủy quyền cho cấp dưới.
- Chức năng báo cáo là quá trình thiết lập bản báo cáo theo định kỳ ( Tháng, quý, năm) và các báo cáo tổng kết dài hạn ( 2 năm, 5 năm, 10 năm)của cấp dưới lên cấp trên. Nó là cơ sở để cấp trên đánh giá hoạt động của cấp dưới.
- Nội dung:
+ Đánh giá việc thực hiện mục tiêu.
+ Số lượng, chất lượng hiệu quả thực hiện công việc.
- Hình hức báo cáo:
+ Báo cáo chuyên đề.
+ Báo cáo thống kê.
+ Báo cáo bằng văn bản.
+ Báo cáo bằng miệng.
2.1.9 Chưc năng kiểm soát:
- Khái niệm:
+ Là sự đo lường đánh giá kết quả công việc đã thực hiện so với những tiêu chuẩn đã quy định và áp dụng các biện pháp điều chỉnh cần thiết cho để tối hiệu hóa những sai lệch.
+ Là sự đo lường kết quả đạt được.
+ Phát hiện sai sót kết quả / mục tiêu.
+ Áp dụng biện pháp điều chỉnh kịp thời.
- Mục đích:
+ Xác định kết quả đạt được.
+ Dự đoán chiều hướng vận động của từng bộ phận và toàn hệ thống trong tổ chức.
+ Phát hiện những sai lệch so với tiêu chuẩn.
+ Đồng thời áp dụng các biện pháp khắc phục, điều chỉnh kịp thời.
- Để thực hiện tốt chức năng kiểm soát cần:
+ Thiết lập hệ thống kiểm tra có đủ thẩm quyền.
+ Kiểm tra theo dõi, giám sát kiểm tra có tính toàn diện liên tục, thuyết phục, công khai.
+ Phải phản ánh trung thực hiện trạng, góp phần nâng cao hiệu lực hiệu quả hành chính nhà nước.
2.2 Chức năng bên ngoài của hành chính nhà nước:
2.2.1 Chức năng đối với nghành lĩnh vực trong đới sống xã hội:
-Định hướng phát triển: xây dựng và ban hành chiến lược, các quy hoạch kế hoạch.
- Điều chỉnh tạo môi trường pháp lý phù hợp ( Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, các quy tắc quản lý, các tiêu chuẩn, các định mức kinh tế - kỹ thuật.)
- Chức năng khuyến khích hỗ trợ, điều tiết các nghành, lĩnh vực bằng hệ thống các công cụ vĩ mô như ban hành chính sách, thực hiện các hoạt động tài trợ, quy định hạn ngạch, nghiên cữu đào tạo...
- Chức năng thanh tra, kiểm tra nhằm phát hiện ngăn ngừa xử lý và khắc phục những yếu tố tiêu cực phát sinh trong phạm vi quản lý nghành lĩnh vực.
2.2.2 Chức năng cung ứng dịch vụ công:
-khái niệm:
+ Dịch vụ công là những dịch vụ phục vụ lợi ích chung, thiết yếu và lợi ích hợp pháp của công dân và các tổ chức trong xã hội do nhà nước trực tiếp cung ứng hoặc chuyển giao cho các tổ chức xã hội ngoài nhà nước cung ứng.
- Tính chất:
+ Phục vụ lợi ích chung thiết yếu quyền và lợi ích hợp pháp
+ Do nhà nước chịu trách nhiệm trực tiếp cung ứng hoặc chuyển giao cung ứng.
+ Được đảm bảo sự công bằng và hiệu quả.
- Phân loại dịch vụ công:
+ Gồm hai loại cơ bản : dịch vụ công cộng và dịch vụ hành chính công.
+ Dịch vụ công cộng:
+ - Phục vụ lợi ích chung, thiết yếu của người dân,cộng đồng. Ví dụ : dịch vụ sự nghiệp...
+ - Dịch vụ sự nghiệp phục vụ nhu cấu trí lực và thể lực ( giáo dục, y tế, thể dục – thể thao, vui chơi, giải trí).
+ - Dịch vụ kinh tế kỹ thuật ( giao thông vận tải, điện nước, bưu chính viễn thông...)
+ Dịch vụ hành chính công:
+ - Xuất phát từ nhu cầu quản lý nhà nước trong việc thực hiện và đáp ứng quyền và yêu cầu thực hiện nghĩa vụ của công dân.
+ - Dịch vụ dăng ký ( khai sinh, kết hôn ).
+ - Ngăn chặn, phòng ngừa: kiểm tra tạm trú, tạm vắng.
+ - Dịch vụ công chứng chứng thực.
- Vai trò hành chính nhà nước trong việc cung ứng dịch vụ công:
+ Định hướng hoạt động cung ứng dịch vụ công thông qua chủ trương chính sách ( Lĩnh vực nào nhà nước trực tiếp cung ứng và lĩnh vực nào không.)
+ Các dịch vụ trực tiếp:
+ - Các tiềm lực kinh tế và nguồn nhân lực lớn.
+ - Các chủ thể ngoài nhà nước không muốn cung ứng vì lơi nhuận thấp.
+ - Chủ thể ngoài nhà nước cung ứng không hiệu quả.
+ - Nhà nước chưa thể chuyển giao.
+ - Liên quan đến bí mật quốc gia.
+ Nhà nước điều tiết , can thiệp việc cung ứng dịch vụ công của các chủ thể ngoài nhà nước.
+ Kiểm soát chặt chẽ việc cung ứng dịch vụ công của chủ thể ngoài nhà nước.
II. Hình thức thực hiện chức năng hành chính nhà nước:
1.Khái niệm:
-Hình thức hoạt động hành chính nhà nước là sự biểu hiện ra bên ngoài các hoạt động của chủ thể hành chính nhà nước trong việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền quản lý xã hội.
2.Các yêu cầu đối với hình thức hoạt động hành chính nhà nước:
-Phải phù hợp với chức năng hành chính.
- Phải phù hợp với nội dung và tính chất của những vấn đề ( nhiệm vụ) cần giải quyết.
- Phải phù hơp với những đặc điểm của từng đối tượng.
- Phải phù hợp với điều kiện cụ thể.
3.Các hình thức hoạt động hành chính nhà nước cơ bản :
-Đặc trưng của hình thức hoạt động hành chính nhà nước là những hình thức pháp lý liên kết chặt chẽ với nhau trên cơ sở thống nhất của chức năng chấp hành và điều hành.
- Chia hình thức hành chính nhà nước ra thành hai loại cơ bản:
+ Những hình thức mang tính pháp lý được pháp luật quy định cụ thể về nội dung, trình tự, thủ tục.
+ Những hình thức không mang tính pháp lý được pháp luật quy định những nguyên tắc, khuôn khổ chung để tiến hành chức không quy định cụ thể.
3.1 Những hình thức mang tính pháp lý:
3.1.1 Văn bản có tính chất chủ đạo:
-Là văn bản do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành nhằm đề ra những chủ trương, các nhiệm cụ các biện pháp lớn đề cấp đến những vấn đề chung có tính chính trị - pháp lý của quốc gia và địa phương.
- Văn bản này là cơ sở trực tiếp để ban hành văn bản quy phạm pháp luật
- Thường được thể hiện dưới nghị quyết.
3.1.2 Văn bản quy phạm pháp luật:
-Là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo thủ tục, trình tự luật định trong đó có các quy tắc xử xự chung được nhà nước đảm bảo thực hiện nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội.
- Ban hành văn bản quy phạm pháp luật là hình thức pháp lý quan trọng nhất trong hoạt động của chủ thể quản lý hành chính nhà nước nhằm thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình.
3.1.3 Văn bản cá biệt: ( văn bản áp dụng pháp luật):
- Là loại văn bản do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền ban hành theo chức năng, nhiệm vụ quyền hạn để giải quyết một vụ việc cụ thể đối với những đối tượng cụ thể.
- Ban hành văn bản áp dụng pháp luật là hình thức hoạt động chủ yếu của các cơ quan hành chính nhà nước đặc biệt là cấp cơ sở.
- Việc ban hành văn bản áp dụng pháp luật làm phát sinh, thay đổi chấm dứt những quan hệ pháp luật hành chính cụ thể.
3.1.4 Văn bản hành chính thông thường:
-Là những văn bản mang tính thông tin, phản ánh tình hình, giao dịch, chao đổi, ghi chép công việc, đề xuất bao gồm các loại : thông báo, báo cáo, thông cáo, tờ trình, công văn hành chính, biên bản, công điện, giấy tờ, ...
3.1.5 Các hình thức mang tính pháp lý khác:
-Hoạt động cấp các loại giấy phép.
- Hoạt động cấp các loại giấy xác nhận.
- Trưng dụng, trưng mua.
- Công chứng, chứng thực.
- Phòng ngừa hành chính.
- Ngăn chặn hành chính.
- Xử phạt vi phạm hành chính.
- Các biện pháp xử lý hành chính khác: đưa vào cơ sở giáo dưỡng, đưa vào cơ sở chữa bệnh, đưa vào cơ sở giáo dục.
- Tài trợ ; Trợ giá, trợ cấp, miễn , giảm...
- Cung cấp dịch vụ công.
3.2 Hình thức không mang tính pháp lý:
- Đó là hình thức hoạt động thuộc phạm vu chức năng, thẩm quyền của chủ thể quản lý hành chính nhà nước.
3.2.1 Hình thức hội nghị:
-Hình thức hội nghị có nội dung chủ yếu là sự thống nhất ý kiến của tập thể lãnh đạo và điều phối công việc.
- Hội nghị có nhiều hình thức: hội nghị truyền thống,hội nghị chuyên môn, hội nghị điện tử...
- Trong hình thức hội nghị điều quan trọng là chương trình nghị sự,nội dung và cách chủ trì hội nghi phỉa khoa học.
3.2.2 Hình thức hoạt động điều hành bằng phương tiện thông tin kỹ thuật hiện đại:
-Các cơ quan hành chính và các cán bộ, công chức hành chính nhà nước sử dụng phương tiện kỹ thuật vào hoạt động quản lý như : Điện thoại, mạng máy tính, ...
- Ưu điểm : Nhanh chóng, kịp thời
- Nhược điểm: không bảo đảm bí mật và tốn kém.
III. Phương pháp hành chính nhà nước:
1.Khái niệm:
- Phương pháp hành chính nhà nước là cách thức tác động của chủ thể hành chính nhà nước lên đối tượng của hành chính nhà nước ( cá nhân, tổ chức) nhằm đạt được những mục tiêu xác định.
2.Các yêu cầu đối với việc xây dựng các phương pháp hành chính nhà nước:
-Các phương pháp quản lý phải đa dạng và thích hợp để tác động lên những đối tượng khác nhau.
- Các phương pháp quản lý phải có tính khả thi, đem lại hiệu quả cao.
- Các phương pháp quản lý phải hoàn toàn phù hợp với phaps luật hiện hành với cơ chế hiện hành của nhà nước.
3.Các phương pháp quản lý hành chính nhà nước:
3.1 Phương pháp giáo dục – thuyết phục:
- Khái niệm:
+ là cách thức tác động vào nhận thức, tình cảm nhằm nâng cao tính tự giác và khả năng làm việc của đối tượng quản lý.
- Hình thức thể hiện:
+ Thông qua phương tiện truyền thông.
+ Các buổi sinh hoạt,hoạt động cộng đồng.
+ Hình thức giáo dục cá biệt.
- Ưu điểm:
+ Tính nhân văn.
+ Hiệu quả cao.
+ Tác dụng lâu dài.
- Nhược điểm:
+ Tác động trậm.
+ Yêu cầu cao đối với chủ thể thuyết phục giáo dục.
+ Tốn kém.
3.2 Phương pháp hành chính:
-Khái niệm:
+ Phương pháp hành chính là cách thức điều hành bằng việc đưa ra mệnh lệnh hành chính dứt khoát,bắt buộc thực hiện đối với đối tượng quản lý.
- Hình thức:
+ Đưa ra nguyên tắc xử xự chung trong quản lý hành chính nhà nước.
+ quy định về quyền và nghĩa vụ cho chủ thể quản lý hành chính nhà nước.
+ Kiểm tra việc chấp hành pháp luật và thực hiện nhiệm vụ của đối tượng quản lý.
+ Thực hiện các biện pháp cưỡng chế nếu thấy cần thiết.
- Ưu điểm:
+ Tác dụng nhanh.
+ Hiệu lực tức thì.
+ Đảm bảo tính kỷ luật,trật tự của tổ chức.
- Nhược điểm:
+ Sự cứng nhắc trong quản lý.
+ Hạn chế tính sáng tạo linh hoạt.
+ Hiệu quả đôi khi không được đảm bảo.
3.3 Phương pháp kinh tế:
- Khái niệm:
+ Là cách thức tác động lên lợi ích củ đối tượng quản lý thông qua việc sử dụng các đòn bẩy kinh tế.
- Hình thức:
+ Thưởng phạt bằng lợi ích vật chất.
+ khuyến khích bằng chính sách thuế hoặc trợ giá.
- Ưu điểm:
+ Tác dụng nhanh.
+ Hiệu quả cao.
+ Tăng tính tự giác và khả năng sáng tạo.
- Nhược điểm:
+ Không phìa lúc nào cũng thực hiện được.
+ Con người sẽ chạy theo lợi ích kinh tế, xem nhẹ đạo đức xã hội vad trách nhiệm công dân.
3.4 Phương pháp tổ chức:
- Khái niệm:
+ Là cách thức tác động lên con người thông qua mối quan hệ nhằm đưa con người vào khuôn khổ, kỷ luật, kỷ cương.
- Nội dung:
+ Cơ quan hành chính nhà nước thành lập các tổ chức hoặc cho phép thành lập các tổ chức và kiểm soát hoạt động.
+ Trong từng cơ quan hành chính nhà nước phải xây dựng quy chế, quy trình, nội dung hoạt động của cơ quan bộ phận,cá nhân và kiểm tra, xử lý kết quả thực hiện một cách dân chủ, công bằng.
CHƯƠNG VI: KiỂM SOÁT ĐỐI VỚI HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC:
I.Tổng quan kiểm soát đối với hành chính nhà nước:
1.Khái niệm:
- Kiểm soát:
+ Theo dõi xem xét đánh giá hoạt động.
+ Phát hiện sai lệch vi phạm.
+ Áp dụng các biện pháp cần thiết nhằm tối thiểu hóa sai lệch vi phạm đảm bảo thực hiện mục tiêu.
- Kiểm soát đối với hành chính nhà nước:
+ Khái niệm:
Kiểm soát đối với hành chính nhà nước là loại hoạt động đặc biệt thuộc chức năng của nhà nước và xã hội nhằm đảm bảo hiệu lực hiệu quả trong quản lý hành chính nhà nước.
+ Đặc trưng:
+ - Kiểm soát là một chức năng quản lý hành chính nhà nước.
+ - Các cơ quan nhà nước và xã hội đều giám sát hành chính nhà nước.
+ - Đảm bảo hiệu lực, hiệu quả.
- Các yếu tố cấu thành quá trình kiểm soát đối với hành chính nhà nước:
+ Chủ thể kiểm soát: cá nhân tổ chức bên trong và bên ngoài hệ thống hành chính nhà nước ( thanh tra chính phủ và thanh tra ủy ban nhân dân).
+ Đối tượng kiểm soát: Chủ thể quản lý hành chính nhà nước.
+ Khách thể: Hoạt động quản lý hành chính thể hiện hai dạng là quyết định hành chính và hành vi hành chính.
+ Mục tiêu kiểm soát: Đảm bảo tính pháp chế hiệu lực hiệu quả trong quản lý hành chính nhà nước, công bằng xã hội và quyền con người.
2.Sự cần thiết phải kiểm soát đối với hành chính nhà nước:
- Đảm báo pháp chế xã hội chủ nghĩa.
- Đảm bảo chủ thể hành chính nhà nước thực hiện đúng thẩm quyền tránh tình trạng lạm quyền.
- Đảm bảo giữ vững bản chất của nhà nước.
- Giữ vững bản chất chế độ chính trị.
- Đảm bảo thu chi ngân sách nhà nước của chủ thể quản lý hành chính nhà nước theo đúng quy định của pháp luật.
3.Các dạng hình thức kiểm soát đối với hành chính nhà nước:
-Hình thức kiểm soát là những biểu hiện ra bên ngoài của hoạt động kiểm soát gồm:
+ Giám sát.
+ Thanh tra.
+ Kiểm tra.
+ Kiểm toán.
3.1 Giám sát:
- Giám sát là theo dõi xem xét và đánh giá hoạt động của đối tượng trong việc thực hiện các quy định và đưa ra các biện pháp tắc động tích cực để buộc hoặc hướng đối tượng theo đúng những quy định nhằm đạt được mục tiêu đã định sẵn.
- Chủ thể giám sát:
+ Các cơ quan quyền lực nhà nước ( quốc hội , hội đồng nhân dân các cấp).
+ Cơ quan tư pháp.
+ Các tổ chức xã hội.
+ Công dân.
- Quan hệ giám sát chủ yếu được thể hiện ngoài quan hệ trực thuộc theo chiều dọc của hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước.
3.2 Kiểm tra:
-Khái niệm:
+ Kiểm tra là xem xét đánh giá kết luận về hoạt động của các đối tượng trong việc tuân thủ các quy định và áp dụng các biện pháp phòng ngừa ngăn chặn và xử lý những vi phạm.
- Kiểm tra là khái niệm rộng được hiểu theo hai nghĩa:
+ Kiểm tra là hoạt động thường xuyên của cơ quan hành chính nhà nước cấp trên đối với cơ quan hành chính nhà nước cấp dưới trong mối quan hệ trực thuộc nhằm xem xét đánh giá mọi hoạt động của cấp dưới khi cần thiết.
3.3 Thanh tra:
-Thanh tra là xem xét đánh giá hoạt động của đối tượng trong việc thực hiện cac quy định và đưa ra kết luận, kiến nghị và áp dụng các biện pháp xử lý vi phạm.
- Hình thức thanh tra:
+ Thanh tra hành chính:
+ - Theo cấp hành chính
+ - Lĩnh vực thực hiện chính sách, pháp luật, và nhiệm vụ của đối tượng thanh tra.
+ - Đối tượng thanh tra là cơ quan ca nhân thuộc quyền quản lý trực tiếp của chủ thể thanh tra.
+ - Thanh tra chính phủ, thanh tra tỉnh, huyện.
+ Thanh tra chuyên nghành:
+ - Là thanh tra nghành lĩnh vực.
+ - Lĩnh vực : Việc chấp hành pháp luật, những quy định về chuyên môn ký thuật quy tắc quản lý của nghành lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý.
+ - Cơ quan thanh tra và đối tượng thanh tra không có quan hệ trực thuộc về mặt tổ chức.
+ - Thanh tra bộ, thanh tra sở.
3.4 kiểm toán.
II. Kiểm soát bên ngoài của hành chính nhà nước:
1. Kiểm soát của quốc hội:
-Vị trí pháp lý là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất.
- Giám sát của quốc hội đối với hành chính nhà nước chức năng hiến định.
- Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao đối với hoạt động của nhà nước đối với việc tuân thủ hiến pháp, luật, nghị quyết của quốc hội.
- Hình thức giám sát:
+ Nghe thảo luận và đánh giá báo cáo của chính phủ, bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc chính phủ.
+ Đại biểu quốc hội chất vấn thành viên của chính phủ.
+ Đại biểu quốc hội giám sát và có quyền yêu cầu các cơ quan hành chính nhà nước áp dụng các biện pháp khắc phục những hình vi vi phạm.
+ Đại biểu quốc hội tiếp xúc cử tri nghe yêu cầu kiến nghị , khiếu nại, tố cáo của cử tri hoặc tham gia dự họp của hội đồng nhân dân.
+ Trong trường hợp đặc biệt, quốc hội có thể thành lập những đoàn kiểm tra đặc biệt,những ủy ban lâm thời để kiểm tra xem xét những vụ việc đặc biệt.
- Tính quyền lực của quốc hội trong bộ máy hành chính nhà nước được thể hiện:
+ Về tổ chức:
+ - Quyết định thành lập bãi bỏ các bộ cơ quan ngâng bộ.
+ - Thành lập mới, nhập, chia, điều chỉnh địa giới hành chính tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
+ - Bãi bỏ các văn bản của chính phủ trái hiến pháp,luật, nghị quyết của quốc hội trên các lĩnh vực.
+ Về nhân sự:
+ - Quốc hội bầu bổ nhiệm bãi nhiệm của chức danh cao nhất của bộ máy nhà nước trong đó có thut tướng chính phủ.
+ - Phê chuẩn đề nghị của thủ tướng về việc bổ nhiệm, miễn nhiệm cách chức phó thủ tướng và các thành viên khác của chính phủ.
- Đánh giá:
+ Hiệu quả trong việc chất vấn đại biểu quốc hội.
+ Chất lượng của đại biểu quốc hội trong việc theo dõi xem xét.
+ Việc tiếp xúc cử tri có theo mong muốn của người dân.
+ Luật, pháp lệnh, nghị quyết của quốc hội có theo mong muốn của người dân hay chưa.
2.Giám sát của Hội đồng nhân dân:
-Vị trí:
+ Là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương.
- Vai trò:
+ Hội đồng nhân dân các cấp thể hiện giám sát đối với hoạt động của ủy ban nhân dân, các cơ quan chuyên môn của ủy ban nhân dân,các cơ quan tổ chức trực thuộc mình cũng như trực thuộc cấp trên đóng tại địa phương.
- Phạm vi : Giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước trên mọi nghành mọi lĩnh vực trong địa phương.
- Hình thức giám sát:
+ Nghe thảo luận đánh giá báo cáo của ủy ban nhân dân các cơ quan chuyên môn của ủy ban nhân dân qua các kỳ họp của hội đồng nhân dân.
+ Chất vấn các thành viên của ủy ban nhân dân, chủ tịch ủy ban nhân dân, thủ trưởng các cơ quan chuyên môn.
+ Giám sát thông qua thường trực hội đồng nhân dân , các ban hội đồng nhân dân.
+ Giám sát thông qua đại biểu trong khu vực dân bầu.
- Tính hiệu lực trong giám sát của hội đồng nhân dân đối với hành chính nhà nước:
+ Hội đồng nhân dân bầu và bãi nhiệm các thành viên của ủy ban nhân dân.
+ Hội đồng nhân dân có quyền đình chỉ, bãi bỏ quyết định chỉ thị sai trái của ủy ban nhân dân cùng cấp và nghị quyết của hội đồng nhân dân cấp dưới.
3.Giám sát của tóa án nhân dân:
-Vị trí: Tòa án nhân dân tối cao. Tòa án nhân dân địa phương tòa án quân sự và các tòa án khác là cơ quan xét xử của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam.
+ Thông qua các phiên tòa xét xử các vụ hình sự, dân sự, lao động ... tòa án thực hiện chức năng giám sát đối với hành chính nhà nước.
- Vai trò:
+ Nhằm kiểm tra tính hợp pháp của chủ thể quản lý hành chính nhà nước và các hành vi của chủ thể quản lý hành chính nhà nước bị nhân dân khiếu kiện.
+ Phán quyết về bồi thường thiệt hại cho công dân,các tổ chức do quyết định và các hành vi đó gây ra.
- Giám sát thông qua tài phán hành chính.
4.Giám sát các tổ chức chính trị- xã hội:
-Được ghi nhận trong hiến pháp và pháp luật.
- Nội dung giám sát:
+ Việc thực hiện chủ trương đường lối của đảng chính sách pháp luật của nhà nước.
+ kế hoạch, chương trình phát triển kinh tế - xã hội của các cơ quan hành chính nhà nước.
+ Mục đích: Giáo dục, phòng ngừa, ngăn chặn những hành vi tiêu cực vi phạm pháp luật.
5.Kiểm tra của đảng:
-Gắn với sự lãnh đạo của đảng đối với hành chính nhà nước.
- Hình thức:
+ Lắng nghe các đảng viên báo cáo.
+ Trực tiếp kiểm tra hoạt động của đảng viên.
- Chế tài:
+ kỷ luật đảng.
+ Đề nghị xử lý hành vi,quyết định hành chính vi phạm pháp luật.
+ Đề nghị truy tố trách nhiệm hình sự trước tòa án.
6.Giám sát của công dân:
-Hình thức:
+ Gián tiếp : Thông qua tổ chức chính trị - xã hội.
+ Trực tiếp : Yêu cầu kiến nghị, khiếu lại, tố cáo.
7.Kiểm toán nhà nước:
-Do quốc hội thành lập, hoạt động độc lập và chỉ tuân theo pháp luật.
- Nội dung:
+ Kiểm tra báo cáo tài chính.
+ Kiểm toán việc sử dụng ngân sách tiền và tài sản của nhà nước.
- Mục đích:
+ Thực hành tiết kiệm chống tham nhũng thất thoát lãng phí nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách , tiền và tài sản của nhà nước.
8.Giám sát của công luận đối với hành chính nhà nước:
- Hình thức:
+ Thông qua phương tiện thông tin đại chúng báo chí, phát thanh truyền hình.
+ Tổ chức xã hội.
- Tính chất:
+ Không mang tính quyền lực nhà nước , không sử dụng biện pháp cưỡng chế hành chính nhà nước.
+ Chỉ mang biện pháp tích cực như giáo dục thuyết phục.
III.Kiểm soát nội bộ hành chính nhà nước:
1.Hoạt động thanh tra nhà nước:
- Thanh tra nhà nước là hoạt động kiểm soát do một bộ máy đặc biệt thuộc hệ thống cơ quan hành chính nhà nước tiến hành – bộ máy thanh tra.- nên thuộc loại hình kiểm soát nội bộ.
- Mục đích của hoạt động:
+ Nhằm phòng ngừa phát hiện và xử lý về hành vi vi phạm pháp luật.
+ Phát hiện những sơ hở trong cơ chế quản lý , chính sách pháp luật để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền các biện pháp khắc phục.
+ Phát huy nhân tố tích cực.
+ Góp phần nâng cao hiệu lực hiệu quả của hoạt động quản lý nhà nước
+ Bảo vệ lợi ích nhà nước quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong xã hội.
- Thanh tra nhà nước là việc xem xét, kết luận của cơ quan thanh tra đối với thực hiện chính sách , pháp luật, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức cá nhân chịu sự quản lý theo thẩm quyền, trinhg tự, thủ tục được quy định trong luật thanh tra và các văn bản luật khác.
- Cơ cấu tổ chức : bao gồm thanh tra hành chính và thanh tra chuyên nghành.
+ Thanh tra hành chính là hoạt động thanh tra của cơ quan quản lý nhà nước cấp hành chính đối với chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, của cơ quan, tổ chức cá nhân, thuộc quyền quản lý trực tiếp.
+ Cơ quan thanh tra theo cấp hành chính bao gồm :
+ - Thanh tra chính phủ : là cơ quan của chính phủ , chịu trách nhiệm trước chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về công tác thanh tra và thực hiện nhiệm vụ quyền hạn trong phạm vi quản lý nhà nước của chính phủ.
+ - Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ( Thanh tra tỉnh) là cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân tỉnh có trách nhiệm giúp ủy ban nhân dân quản lý nhà nước về công tác thanh tra và thực hiện nhiệm vụ quyền hạn thanh tra hành chính trong phạm vi quản lý nhà nước thuộc ủy ban.
+ Thanh tra huyện , quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh ( Thanh tra huyện) là cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân huyện có trách nhiệm giúp ủy ban nhân dân huyện quản lý nhà nước về công tác thanh tra và thực hiện nhiệm vụ quyền hạn thanh tra hành chính trong phạm vi quản lý nhà nước của ủy ban nhân dân huyện.
+ Thanh tra chuyên nghành là hoạt động thanh tra của cơ quan quản lý nhà nước theo nghành, lĩnh vực đối với cơ quan tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành pháp luật , những quy định chuyên môn kỹ thuật, quy tắc quản lý nghành, lĩnh vực.thuộc thẩm quyền quản lý .
+ Cơ quan thanh tra chuyên nghành bao gồm:
+ - Thanh tra bộ, cơ quan ngang bộ ( thanh tra bộ) là cơ qua của bộ, có trách nhiệm giúp bộ trưởng quản lý nhà nước về công tác thanh tra thực hiện nhiệm vụ quyền hạn thanh tra hành chính và thanh tra chuyên nghành trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước cua bộ.
+ - Thanh tra sở có trách nhiệm giúp giám đốc sở thực hiện nhiệm vụ quyền hạn thanh tra hành chính và thanh tra chuyên nghành trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của giám đốc sở.
- Hoạt động thanh tra:
+ Hoạt động thanh tra được thực hiện dưới hình thức thanh tra theo chương trình, kế hoạch và thanh tra đột xuất.
+ Thanh tra là hoạt động kiểm soát nội bộ, đối tượng thanh tra có nghĩa vụ chấp hành quyết định thanh tra
+ Đối tượng thanh tra có nghĩa vụ cung cấp kịp thời đầy đủ , chính xác các thông tin tài liệu theo yêu cầu của cơ quan thanh tra .
+ Hoạt động thanh tra phải tuân theo pháp luật.
+ Hoạt động thanh tra phải đảm bảo chính xác, khách quan, trung thực, công khai , dân chủ, kịp thời.
+ Hoạt động thanh tra không làm cản trở hoạt động bình thường của cơ quan , tổ chức là đối tượng thanh tra.
2.Kiểm tra:
-Kiểm tra là công việc thường xuyên , quan trọng.
- Kiểm tra đối với hoạt động hành chính rất đa dạng và do cơ quan hành chính nhà nước thẩm quyền chung và thẩm quyền riêng thực hiện.
- Kiểm tra bao gồm kiểm tra chức năng và kiểm tra nội bộ.
+ Kiểm tra chức năng , cơ quan tiến hành có quyền yêu cầu cơ quan bị kiểm tra đình chỉ,sửa đổi hoặc bãi bỏ những quyết định bất hợp pháp trong lĩnh vực đang thanh tra , nhưng không có quyền tự mình bãi bỏ các quyết định này.
+ Hoạt động kiểm tra nội bộ là hoạt động do thủ trưởng cơ quan tiến hành nhằm mục đích đánh giá tổng thể hoạt động cuả cơ quan hay những hoạt động nhất định của nó trong quá trình thực hiện các kế hoạch giúp cho hoạt động đi đúng mục tiêu đặt ra.
- Nguyên tắc việc kiểm tra trong nội bộ cơ quan:
+ Kiểm tra phải được tiến hành thường xuyên.
+ kiểm tra phải khách quan.
+ Kiểm tra phải đảm bảo dân chủ, công khai đúng pháp luật.
+ Kiểm tra phải chỉ ra sự khác biệt giữa hoạt động thực tế với kế hoạch.
+ Kiểm tra phải chỉ ra nguyên nhân của các sai lệch và đưa tới những hoạt động xử lý kết quả kiểm tra.
+ Phải có kết luận kiểm tra.
CHƯƠNG VII: NÂNG CAO HIỆU LỰC HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC:
I.Khái quát hiệu lực hiệu quả hoạt động hành chính nhà nước:
- Cở sở :
+ Sự tồn tại của một tổ chức nói chung và của nhà nước nói riêng phụ thuộc vào hiệu lực hiệu quả hoạt động của nó.
+ Không có hiệu quả nhà nước không thể thu hút rằng buộc và thúc đẩy mọi người tham gia xây dựng đất nước.
+ Không có hiệu lực thì nhà nước không chứng minh được sự tồn tại của mình.
1.Khái niệm:
1.1 Năng lực hành chính nhà nước:
- Năng lực của một cá nhân là khả năng làm việc nhờ có phẩm chất đạo đức và trình độ chuyên môn.
- Năng lực hành chính nhà nước là khả năng thực hiện chức năng quản lý hành chính nhà nước của bộ máy hành chính nhà nước.
+ Khả năng huy động tổng hợp các nguồn lực công để tạo thành sức mạnh trong thực thi công vụ.
+ Năng lực hành chính nhà nước quyết định hiệu lực hiệu quả hành chính nhà nước.
- Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực hành chính nhà nước:
+ Hệ thống tổ chức hành chính nhà nước.
+ Hệ thống thể chế, quy trình, thủ tục hành chính.
+ Đội ngũ cán bộ, công chức.
+ Các điều kiện vất chất kỹ thuật.
1.2 Hiệu lực hành chính nhà nước:
- Hiệu lực là thực hiện đúng công việc được giao
- Hiệu lực hành chính nhà nước là sự thực hiện đúng có kết quả chức năng quản lý của bộ máy nhà nước đề đạt được mục tiêu của nhiệm vụ đề ra.
- Hiệu lực của hành chính nhà nước phụ thuộc vào:
+ Năng lực nền hành chính nhà nước.
+ Sự ủng hộ của người dân đối với hành chính nhà nước.
+ Phương pháp lãnh đạo.
+ Ảnh hưởng của hệ thống chính trị.
+ Sự phân công thực thi quyền lực nhà nước.
1.3 Hiệu quả của hành chính nhà nước:
-Hiệu quả là việc thực hiện công việc đúng đắn, có chất lượng với chi phí hợp lý.
- Hiệu quả là tỷ lệ so sánh giữa đầu vào và đầu ra của tổ chức.
- Hiệu quả định tính:
+ Là những việc làm của cơ quan hành chính nhà nước để phục vụ đường lối , chính sách , mục tiêu chính trị, kinh tế, văn hóa, đời sống của nhân dân... của đảng và nhà nước.
+ Hiệu quả định tính có thể đo lường được nhưng không rõ ràng.
- Hiệu quả định lượng:
+ H = K/C .
+ - K > 1 có hiệu quả.
+ - K< 1 Không có hiệu quả.
+ Nguyên tắc tối thiểu : đạt kết quả dự kiến với chi phí thấp nhất.
+ Nguyên tắc tối đa: đạt được kết quả cao nhất với chi phí dự kiến.
2.Các tiêu chí đánh giá hiệu lực, hiệu quả của nền hành chính nhà nước:
- Việc phân định tiêu chí đánh giá hiệu lực hiệu quả chỉ mang tính tương đối.
- Hiệu lực , hiệu quả được đánh giá theo các tiêu chí: đầu vào, đầu ra, quá trình và kết quả cua đầu ra.
- Đánh giá trên phương diện định tính và định lượng.
2.1 Tiêu chí đánh giá theo đầu vào:
- Đầu vào là các nguồn lực được sử dụng để tiến hành các hoạt động quản lý.
- Đầu vào bao gồm : cơ sở vật chất, các trang thiết bị làm việc, nhân sự, dịch vụ tư vấn....
- Tiêu chí đánh giá kết quả hoạt động đầu vào là tính kinh tế, tức là mua sắm được các loại hàng hóa và dịch vụ có chất lượng tốt, kịp thời và chi phí thấp nhất.
2.2 Tiêu chí đánh giá đầu ra:
-Đầu ra của hành chính nhà nước là các dịch vụ, sản phẩm mà hành chính nhà nước tạo ra.
- Tiêu chí đánh giá kết quả tương ứng với đầu ra là tính hiệu quả, nghĩa là giảm thiểu tổng chi phí đầu vào đối với một đơn vị đầu ra hoặc tối đa hóa số lượng đầu ra tương ứng với tổng chi phí đầu vào xác định.
- Việc nâng cao hiệu qảu hoạt động trong hành chính nhà nước, trước hết phải đảm bảo tính kinh tế.
2.3 Đánh giá theo kết quả:
- Kết quả là mục đích đạt được bằng việc tạo ra các dịch vụ.
- Tiêu chí đánh giá kết quả hoạt động tương ứng với kết quả đầu ra là tính hiệu lực, tức là tối đa hóa kết quả trong mối liên hệ với đầu ra được tạo ra.
- Để đảm bảo tính hiệu lực trong hành chính nhà nước cần xác định chính xác các yêu cầu hay mong muốn của công dân.
2.4 Đánh giá quá trình thực thi:
- Quá trình là hoạt động chuyển hóa các yếu tố đầu vào thành đầu ra nhằm đạt được kết quả mong muốn.
- Các tiêu chí đánh giá quá trình thực hiện hoạt động hành chính nhà nước như :
+ Mức độ dân chủ và công bằng trong các quan hệ giữa cơ quan hành chính nhà nước với công dân tổ chức.
+ Công khai, minh bạch về thông tin.
+ Hệ thống các thủ tục hành chính.
+ Thái độ phục vụ và ứng xử đối với công dân.
+ Tin cậy và sẵn sàng trong phục vụ.
+ Sự hài lòng trong công việc của công chức, sự hài lòng của công dân.
II.Sự cần thiết nâng cao năng lực hiệu lực hiệu quả hoạt động hành chính nhà nước:
1.Yếu tố nội tại của nền hành chính nhà nước:
1.1 Vị trí đặc biệt của nền hành chính nhà nước:
- Nền hành chính nhà nước thực thi quyền hành pháp nhà nước, tổ chức điều hành đời sống xã hội.
- Phạm vi quản lý rộng nhất, đối tượng quản lý phong phú.
- Đội ngũ nhân sự đông đảo nhất so với đội ngũ nhân sự trong các cơ quan nhà nước khác.
- Nền hành chính nhà nước tập trung rõ nhất ưu và khuyết điểm của quản lý nhà nước.
1.2 Thực trạng của nền hành chính nhà nước:
- Sự phân công phân cấp trong bộ máy hành chính chưa rành mạch.
- Tổ chức hành chính nhà nước không đồng bộ, có sự chồng chéo, thủ tục rườm rà.
- Đội ngũ cán bộ, công chức yếu năng lực, kém phẩm chất đạo đức.
- Các cấp hành chính địa phương không lắm được tình hình thực tế, bị động hiệu quả thấp.
2. Sự thay đổi của môi trường hành chính:
-Sự biến động của môi trường chính trị quốc tế.
- Tác động của môi trường kinh tế thế giới.
- Những đòi hỏi của người dân trong môi trường xã hội dân chủ.
- Những thành tựu của khoa học công nghệ.
- Toàn cầu hóa và khu vực hóa.
III. Các giải pháp nâng cao hiệu lực hiệu quả hoạt động hành chính nhà nước:
1.Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu lực hiệu quả hoạt động hành chính nhà nước của các nước trên thể giới:
1.1 Kiểm soát chi tiêu của chính phủ:
- Một đòi hỏi đặt ra với nền hành chính của mọi quốc gia là chính phủ phải làm nhiều hơn và chi phí ít hơn.Điều này dẫn đến xy hướng chung là đẩy mạnh kiểm soát chi tiêu của chính phủ.cụ thể:
+ Giảm quy mô của hành chính nhà nước.
+ Kiểm soát hành chính nhà nước sử dụng nguồn lực hiệu quả hơn.
1.2 Nâng cao chất lượng dịch vụ công:
- Biện pháp nâng cao chất lượng dịch vụ công:
+ Cải tiến thủ tục hành chính để phục vụ nhân dân nhanh, gọn, có hiệu quả và công bằng.
+ Xây dựng các quy định chính thức về trách nhiệm của nhà nước trong cung ứng dịch vụ công cho xã hội . Thiết lập cơ chế tiếp nhận và xử lý phản hồi của người sử dụng các dịch vụ công một cách nhanh chóng và có hiệu quả.
+ Tư nhân hóa và thiết lập đối tác công – tư trong hoạt động cung ứng dịch vụ công.
1.3 Tăng cường sự tham gia của nhân dân vào hoạt động hành chính nhà nước:
- Xây dựng nền hành chính phục vụ nhân dân với quan điểm: coi công dân như khách hàng.và đưa nền hành chính về gần dân,làm dân gắn với hoạt động của chính phủ
- Tăng cường sư tham gia của nhân dân vào quản lý nhà nước, tao ra hệ thóng quản lý mở, tạo cơ hội để nhân dân bày tỏ quan điểm của mình để hoàn thiện chính sách, quyết định nhằm nâng cao hiệu lực hiệu quả của hành chính công.
1.4 Đẩy mạnh phân quyền:
- Hướng tới một nền hành chính hiệu quả, nhiều chính phủ đang và đã chuyển giao bớt thẩm quyền từ trung ương xuống địa phương.
+ Một mặt tăng cường sự quản lý thống nhất và sự điều hành vĩ mô của chính phủ đối với toàn quốc và địa phương.
+ Tăng thẩm quyền và trách nhiệm của chính quyền địa phương phát huy tính chủ động của địa phương.
1.5 Cải cách chế độ công vụ
- Công vụ công chức là yếu tố quan trọng nhất cấu thành nền hành chính nhà nước do nó quyết định đến thành công hay thất bại của mọi tổ chức.
- Cải cách công vụ theo hướng dân chủ công bằng, cạnh tranh, lấy năng lực làm việc và công trạng làm tiêu chí cơ bản trong cải cách công vụ gồm:
+ Áp dụng mô hình quản lý công chức mới.
+ Tăng cường đào tạo công chức hành chính.
+ Chú trọng tới đào tạo công chức.
1.6 Vận dụng các nguyên tắc và phương pháp quản lý doanh nghiệp vào hành chính nhà nước:
-Vận dụng các nguyên tắc và phương pháp quản lý doanh nghiệp vào hành chính nhà nước đặc biệt vào quản lý cơ quan hành chính nhà nước nhằm nâng cao tính kinh tế hiệu lực hiệu quả của hành chính
- Nhiều phương pháp , nguyên tắc quản lý có hiệu quả của khu vực tư được áp dụng trong khu vực công như : quản lý theo mục tiêu...
1.7 Hiện đại hóa nền hành chính nhà nước:
- Bằng việc trang bị các thiết bị kỹ thuật hiện đại vò hoạt động hành chính nhà nước nhất là hoạt động hành chính – văn phòng và thông tin điều hành nhằm đảm bảo thu thập, xử lý và truyền thông tin đầy đủ , kịp thời chính xác và thuận lợi.
- Xây dựng chính phủ điện tử hoặc chính phủ kỹ thuật số nhằm:
+ Cung cấp các loại thông tin của chính phủ cho công dân,các doanh nghiệp ngay tại cổng internet.
+ Trao đổi thông tin giữa chính phủ và công dân các doanh nghiệp các tổ chức khác thông qua mạng dưới hình thức thư điện tử, hội nghị trực tuyến.
+ Cung cấp các loại dịch vụ cho công dân, doanh nghiệp,qua mang Internet.
2.Cải cách hành chính nhằm nâng cao hiệu lực hiệu quả hoạt động hành chính nhà nước việt nam.
2.1 Mục đích của cải cách:
- Mục tiêu là đẩy mạnh cải cách hành chính nhằm tiếp tục xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
- Xây dựng một nền hành chính dân chủ, trong sạch, vững mạnh từng bước hiện đại
- Đội ngũ cán bộ, công chức có đủ phẩm chất năng lực.
- Hệ thống các cơ quan nhà nước hoạt động theo có hiệu lực hiệu quả phù hợp với thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kịnh tế quốc tế.
- Đáp ứng tốt yêu cầu phát triển nhanh và bền vững của đất nước.
2.2 Nội dụng cải cách hành chính nhà nước ở việt nam trong thời gian tới:
2.2.1 Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống thể chế hành chính:
- Đẩy nhanh việc xây dựng, hoàn thiện hệ thống thể chế đặc biệt là thể chế của nền kinh tế thị trường định hưỡng xã hội chủ nghĩa và cac thể chế nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
- Tiếp tục đổi mới và và hoàn thiện quy trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.
2.2.2 Tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính:
- Tập trung chỉ đạo rà soát và cải cách mạnh mẽ các thủ tục hành chính, tạo môi trường thuận lợi nhất cho sản xuất,kinh doanh của doanh nghiệp và nhu cầu chính đáng của người dân.
- Các cấp chính quyền và từng cơ quan hành chính nahf nước khẩn trương rà soát các loại thủ tục hành chính, bãi bỏ hoặc sửa đổi bổ sung theo thẩm quyền hoặc trình cấp trên xem xét sửa đổi theo hướng tạo thuận tiện cho người dân và doanh nghiệp.
- Công bố công khai các thủ tục hành chính và quy trình giải quyết công việc, thời gian giải quyết, phí và lệ phí theo quy định.
- Tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện có hiệu quả cơ chế một cửa và một cửa liên thông tại các cơ quan hành chính nhà nước và mở rộng áp dụng tại các đơn vị sự nghiệp.
2.2.3 Xác định rõ chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của các cơ quan hành chính nhà nước:
- Đối với chính phủ, bộ, cơ quan ngang bộ:
+ Tiếp tục hoàn thiện chức năng nhiệm vụ của chính phủ theo hướng xây dựng hệ thống cơ quan hành pháp thống nhất và thông suất, hiện đại và đúng với vai trò của cơ quan hành chính nhà nước cao nhất.
+ Chính phủ tập trung thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước trên các lĩnh vực.
+ - Xác định rõ phạm vi và nội dung quản lý nhà nước về kinh tế, xã hội cho phù hợp với yêu cầu phát triển.
+ - Tập trung làm tốt việc hoạch định thể chế, cơ chế, chính sách xây dựng giải pháp,bảo đảm các cân đối lớn và ổn định kinh tế vĩ mô, cải cách thủ tục hành chính, tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho các hoạt động kinh tế - xã hội.
+ - Xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và nâng cao năng lực chỉ đạo tổ chức thực hiện công tác kiểm tra, thanh tra.
+ Xây dựng quy chế làm việc của chính phủ chặt chẽ và thiết thực.Xác định nhiệm vụ cụ thể của chính phủ, thủ tướng chính phủ, phó thủ tướng và từng thành viên chính phủ, bảo đảm bao quát hết các chức năng nhiệm vụ của chính phủ.
+ Đổi mới cơ cấu tổ chức của chính phủ :
+ - Tiếp tục hình thành bộ quản lý đa nghành đa lĩnh vực.
+ - Giảm phù hợp số đầu mối các bộ, cơ quan ngang bộ,khắc phục tình trạng bỏ trống hoặc trùng lặp về chức năng nhiệm vụ giữa các bộ, nghành.
+ - Cán bộ được hoàn thiện để làm tốt chức năng chủ yếu là xây dựng thể chế, chính sách, chiến lược, quy hoạch kế hoạch phát triển đối với lĩnh vực được phân công.
+ - Tổ chức chỉ đạo thực hiện và đôn đốc kiểm tra thanh tra việc chấp hành.
- Đổi mới chính quyền địa phương:
+ Phân cấp mạnh và giao quyền chủ động cho chính quyền địa phương,nhất là trong việc quyết định về ngân sách, tài chính, đầu tư, nguồn nhân lực...
+ Hoàn thiện thể chế pháp luật, chiến lược quy hoạch kế hoạch phát triển để bảo đảm sự quản lý tập trung thống nhất của trung ương.
+ Xây dựng và đưa vào thực hiện quy hoạch tổng thể đơn vị hành chính các cấp để ổn định cơ bản các đơn vị hành chính ở cả ba cấp tỉnh, huyện, xã.
+ Xác định rõ vị trí trách nhiệm của chính quyền địa phương trong hệ thống cơ quan nhà nước để bảo đảm tính thống nhất và thông suốt của hệ thống hành chính nhà nước.
+ Chính quyền địa phương được xây dựng, tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc nhà nước đơn nhất,quyền lực nhà nước là thống nhất.
+ Thực hiện thí điểm không tổ chức hội đồng nhân dân huyện quận phường
+ Tổ chức hợp lý chính quyền địa phương,phân biệt rõ những khac biệt giữa chính quyền nông thôn và chính quyền đô thị.Kiên toàn hệ thống cơ quan chuyên môn của các cấp chính quyền.
2.2.4 Tiếp tục cải cách chế độ công vụ, công chức:
- Xác định rõ vị trí cơ cấu và tiêu chuẩn chức danh công chức trong từng cơ quan nhà nước để làm căn cứ tuyển dụng và bố trí, sử dụng cán bộ công chức.
- Đổi mới cơ chế tuyển dụng công chức:
- Bố trí, phân công nhiệm vụ cho cán bộ,công chức vừa phải bảo đảm sự ổn định để chuyên môn hóa đồng thời có sự luân chuyển cần thiết để đào tạo bồi dưỡng cán bộ và phòng ngừa tiêu cực.
- Cải cách tiển lương và chế độ chính sách khác để đội ngũ cán bộ công chức yên tâm thực thi công vụ.
- Đổi mới công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức.
- Làm tốt công tác quy hoạch cán bộ,công chức thông qua việc đánh giá phân loại cán bộ,công chức xác định rõ người đủ tiêu chuẩn và không đủ tiêu chuẩn.
- Đổi mới công tác quản lý bằng việc rà soát lại đội ngũ công chức đối chiếu tiêu chuẩn để bố trí lại cho phù hợp.
2.2.5 Cải cách tài chính công:
- Tăng cường phân cấp quản lý ngân sách đồng thời đảm bảo tính thống nhất của thể chế , pháp luật về ngân sách nhà nước và vai trò chủ đạo của ngân sách trung ương.
- Nâng cao tính minh bạch, dân chủ và công khai trong quản lý ngân sách nhà nước.xây dựng thể chế giám sát tài chính đồng bộ hiệu quả.
- Thí điểm thực hiện cơ chế cấp phát ngân sách keo kết quả công việc thay cho cơ chế cấp kinh phí cho cơ quan hành chính chủ yếu dưa trên chỉ tiêu biên chế đối với cơ quan hành chính.
- Thực hiện cơ chế tổ chức và hoạt động đối với đơn vị sự nghiệp dịch vụ công theo hướng tự chủ chịu trách nhiệm thự hiện hoạch – toán thu chi không vì lợi nhuận tối đa và nhà nước không bao cấp bình quân.
2.2.6 HIện đại hóa nền hành chính:
- Tin học hóa hành chính nhà nước, tiến tới xây dựng chính phủ điện tử.
- Quy hoạch và xây dựng công sở theo hướng tập trung và từng bước hiện đại, có đủ điều kiện và phương pháp làm việc tạo cho người dân khi đến liên hệ và giải quyết công việc.
2.2.7 Giải quyết mối quan hệ giữa cơ quan hành chính với nhân dân, huy động sự tham gia có hiệu quả của nhân dân và xa hội vào hoạt động quản lý của các cơ quan hành chính nhà nước:
- Tập trung cải cách theo hướng đơn giản , minh bạch công khai về thủ tục hành chính.Xây dựng và đưa vào thực hiện các quy định về quyền được thông tin của người dân,tạo điều kiện cho người dân tham gia giám sát hoạt động của cơ quan hành chính.
- Xử lý nghiêm các hành vi nhũng nhiễu, gây phiền hà cho dân trong quá trình quản lý hành chính,hạn chế tối đa các oan sai và xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của công dân trong quá trình thực thi công vụ.
- Tạo lập cơ sở pháp luật nhằm đảm bảo quyền giám sát trực tiếp của nhân dân đối với hoạt động của bộ máy hành chính, tăng cường các hình thức dân chủ trực tiếp để người dân tham gia vào công việc của nhà nước ngày càng thực chất và có hiệu quả ;đảm bảo cho người dân, tổ chức là đối tượng chịu sự điều chỉnh của pháp luật tham gia vào quý trình xây dựng và thực hiện pháp luật.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro