GPB cau 35
Câu 35: Nêu diễn biến quá trình khỏi vết thương kỳ hai?
Là sự hồi phục khi vết thương mất nhiều tổ chức, các nguyên bào sợi không thể khâu liền bờ vết thương lại được; vết thương đầy lên được là nhờ có sự phát triển của tổ chức hạt từ đáy vết thương lên.
Đầu tiên, vết thương chứa đầy một hỗn hợp gồm có máu đông và dịch rỉ viêm. Từ đó các nguyên bào sợi và tế bào nội mô mạch máu sẽ xây dựng nên tổ chức hạt, quá trình hồi phục diễn ra từ đáy trở lên, nên tổ chức non nhất bao giờ cũng ở mặt trên vết thương. Vì vậy ở mặt trên vết thương nhú lên những hạt nhỉ màu hồng do đó người ta gọi là tổ chức hạt. Ở đây tổ chức hạt không phải chỉ nói về nhưng tổ chức có ở trong các hạt nhú lên mà chỉ chung toàn bộ phần tổ chức non mơi hình thành trong vết thương. Nên bề mặt của một vết thương sạch bao giờ cũng được phủ những hạt lăn tăn màu đỏ.
Ngoài những tế bào cố định như nguyên bào sợi và nội mô mạch máu thì còn có những tế bào tự do cũng là một thành phần quan trọng trong tổ chức hạt. Trong những giai đoạn đầu, chủ yếu là các bạch cầu đa nhân giúp cho bề mặt của vết thương ít bị nhiễm trùng. Ở giai đoạn sau va ở những lớp tổ chức sâu hơn, các tế bào tự do lại gồm chủ yếu là các dại thực bào và các tế bào lympho. Vì vậy mà bề mặt tổ chức hạt có khả năng chống đỡ cao với nhiễm trùng.
Tổ chức hạt trưởng thành từ dưới lên. Ở lớp nông các nguyên bào sợi phát triển thẳng góc với bề mặt và song song với mạch máu, con ở lớp sâu thì chúng lại nằm song song với bề mặt. Cuối cùng thì tất cả các nguyên bào sợi và các sợi lien kết đều nằm song song với bề mặt vết thương.
Khi bề mặt được phủ kín bằng biểu mô thì mạch máu biến mất dần. các mạch máu mới sinh trở nên không cần nữa nên sẽ biến mất, sẹo lúc trước màu đỏ sẽ chuyển thành màu trắng.
Theo thời gian giai đoạn khỏi của vết thương sẽ tiến triển như sau:
Ngày 1: Các bạch cầu đa nhân trung tính xuất hiện ở rìa vết thương và có phản ứng viêm cấp ở các mép vết thương trong một khoảng hẹp, có phù, đỏ, đau ở vết thương. Các tế bào biểu mô ở các góc vết thương sẽ phân chia, di chuyển bò vào vết thương.
Ngày 2: các đại thưc bào sẽ bắt đầu xâm nhập vào khoảng trống và phá hủy tơ huyết. Bề mặt biểu mô tiếp tục tái tạo thành 1 lớp bề mặt.
Ngày 3: tổ chức hạt bắt đầu xâm nhập vào khoảng chống tổ chức. bề mặt biểu mô tiếp tuc tăng cường dày lên bang nhiều hang tế bào.
Ngày 5: Những khoảng trống tổ chức được lấp đầy bằng tổ chức hạt giàu mach máu và sợi collgen lắng đọng nhều. Cấu tạo biểu mô bề mặt mỏng hơn bình thường. Phản ứng viêm cấp ở vị trí vết thương được giảm xuống, phù nề, đỏ ở tổ chức bên cạnh được giảm xuống.
Ngày 7: vết thương có khả năng chịu sức co kéo bằng 10% so với da bình thường.
Ngày 10: vẫn tiếp tục tăng sinh nguyên bào sợi, tăng sự lắng đọng sợi vẫn tiêp tục xảy ra trong tổ chức hạt trong vết thương để làm tăng sức chịu đựng của vết thương.
Ngày 15: các sợi collagen tăng lắng đọng theo từng dải của mô bị tổn thương. Tổ chức hạt mất đi nhiều mạch máu nhưng ở các mô xung quanh vẫn có màu hồng.
Ngày 30: Vết thương có sức co kéo tối đa bằng 50% da bình thường.
3 tháng: vết thương có sức co kéo tối đa nhất bằng 80% da bình thường. Mạch máu chỉ còn xuất hiện ở vùng rìatoor chức, quá trình làm trắng sẹo sẽ kết thúc trong vai tháng.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro