goi y bai tap lam van
Rồi, hôm nay mới được rãnh rỗi để làm đây.
Trước hết, muốn nghị luận về bệnh vô cảm, thì điều đầu tiên cần biết bệnh vô cảm là gì. Đây là tư liệu tham khảo
Bệnh vô cảm có hai dạng, dạng bệnh lý (vô hại); dạng không bệnh lý (cực kỳ nguy hại):
Dạng thứ nhất là do bệnh lý thực sự, người bị bệnh do bị sang chấn về tâm lý lâu dần dẫn đến trầm cảm, tự kỷ, ngại tiếp xúc... người bênh vẫn ăn ngủ bình thường nhưng hầu như không có cảm nhận đến mọi việc xung quanh, (dạng này vô hại) không gây nguy hiểm cho xã hội.
Dạng thứ hai là một số người sống rất khỏe mạnh, không bệnh tật, thậm chí còn rất thông minh, giàu có, có địa vị trong xã hội .v.v. nhưng họ lại vướng một căn bệnh trầm kha là Vô CẢM. Họ vô cảm với những người nghèo đói, có hoàn cảnh khó khăn, thiên tai hoạn nạn; vô cảm với các hoạt động tích cực của xã hội. còn bản thân họ họ lại không hề vô cảm, họ sống chỉ biết yêu chính bản thân họ và gia đình họ. dạng này càng nhiều càng nguy hại cho xã hội.
Dạng vô cảm thứ nhất cần được các bác sĩ điều trị. Còn dạng bệnh vô cảm thứ hai cầm được cả xã hội ra tay điều trị thì mới mong khỏi bệnh được.
Bài này có thể làm như sau :
Ở mở bài, bạn có thể đưa ra lý do tại sao bạn muốn đến bệnh vô cảm, rồi nói lên suy nghĩ của mình về căn bệnh này, hoặc những tác hại nguy hiểm của nó gây ra cho xã hội hiện nay.
Thân bài, bạn có thể phân tích về bệnh vô cảm và đưa ra dẫn chứng, cũng có thể nói nguyên nhân sinh ra căn bệnh vô cảm ( nếu biết ), đây là tư liệu :
Hiện nay, nhiều người dân Việt - nhất là tầng lớp thanh niên- mắc bệnh vô cảm. Bệnh này thể hiện ở chỗ không hề động lòng trước những nỗi đau của người khác cũng như không hề phẫn nộ trước những tệ nạn xảy ra hàng ngày.
Bệnh thể hiện ở những hiện tượng sau:
- Không sẵn lòng giúp đỡ những người gặp khó khăn hoạn nạn, mặc dầu mình có điều kiện có thể giúp đỡ được. Rất nhiều người, nhất là thanh niên nam nữ, khi thấy những người hành khất thì xua đuổi, dè bỉu. Đi đường gặp người bị tai nạn vẫn bỏ đi không sẵn sàng cứu giúp. Thậm chí có kẻ còn nhân cơ hội tìm cách lấy cắp tiền của người bị nạn.
- Thấy người tàn tật không giúp đỡ, trên xe buýt, ở nơi công cộng, không nhường chỗ cho người tàn tật, có khi lại còn cười trước những khuyết tật của họ.
- Những người có trách nhiệm giải quyết, nhưng không quan tâm giải quyết công việc cho người dân, mặc dân phải đến trình bày lần này lượt khác, có khi còn vòi vĩnh rồi mới giải quyết.
- Các cán bộ đã giàu sang nhưng vẫn tìm cách cướp đất của dân, đuổi dân đi chỗ khác để lấy những mảnh đất đẹp chia nhau như vụ tiêu cực đất đai ở Đồ Sơn và nhiều nơi khác. Trên các báo có đưa nhiều tin về những người bị lấy đất nhưng không được giải quyết thỏa đáng, có người liên tục mấy năm phải đội đơn đi kêu mà không ai giải quyết.
- Có những cán bộ giải quyết chính sách đã ăn chặn của những thương binh, những gia đình chính sách, của những người tàn tật , những gia đình hộ nghèo như báo chí đã từng nêu lên. Trường hợp một bà mẹ già ở Hà Tĩnh có con nuôi là liệt sĩ mà lãnh đạo xã tìm cách cắt tiêu chuẩn không cho nhận, khiến các nhà báo phải vào cuộc mới giải quyết được.
Rất nhiều tệ nạn và hiện tượng thể hiện căn bệnh vô cảm không kể hết. Sở dĩ nảy sinh căn bệnh này vì những người đó không tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức, không có lòng nhân đạo, thờ ơ với mọi người, ý thức tập thể, ý thức cộng đồng quá kém, không giữ được truyền thống quý báu của dân tộc ta là "thương người như thể thương thân".
Bạn cũng có thể đưa ra những dẫn chứng cụ thể của xã hội hiện nay như chuyện cô gái bị nhục hình suốt 13 năm ở HN, hoặc những công ty, nhà máy thiếu trách nhiệm làm ra sản phẩm gây hại cho con người như đồ ăn, chất thải... ( tư liệu này tìm trên mạng hoặc báo chí ). Dẫn chứng bạn nên nói sơ qua, chủ yếu đi sâu vào trọng tâm những cái bạn cần nói, cần phê phán lối sống vô cảm, không quan tâm đến người xung quanh.
Quan điểm thứ 2 bạn có thể nói đến truyền thống " Lá lành đùm lá rách", "Thương người như thể thương thân" của dân tộc ta. Có thể đi sâu vào phân tích như " Tuy nhiên, trong xã hội hiện nay vẫn còn một số người vẫn yêu quí, quan tâm đến người khác..." mà bạn có thể tìm đọc trên báo hoặc internet. Và đưa ra ý kiến của mình đây là những hành động đáng noi gương.
Kết bài, tóm gọn lại nhận xét của mình, ví dụ " Bệnh vô cảm là căn bệnh nguy hiểm..." và cuối cùng đưa những biện pháp bạn nghĩ ra, ví dụ như giúp đỡ người khác, thẳng thắn phản ánh những chuyện trái lương tâm...
Chúc bạn may mắn ^^.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro