tự kỷ 2
Những sự phân biệt trong cuộc sống
Bodyshaming? Cái từ khóa nghe rất quen thuộc phải không? Cái từ mà các bạn hay dùng để lên án để phê phán những người chê bai, miệt thị ngoại hình của người khác đúng ko? Phải thôi, miệng bạn mà, tôi không cản được. Nhưng có bao giờ bạn nghĩ bạn cũng bodyshaming theo một cách gián tiếp
Bạn chê một người rằng da họ đen quá, xấu quá, bạn có nghĩ đó là bodyshaming ko? Tôi nghĩ là phải. Có thể bạn nghĩ rằng chỉ một lời nói của bạn sẽ không ảnh hưởng tới ai? Nhưng thực chất là có đấy. Một cô gái sở hữu làn da không được đều màu cho lắm sẽ vô cũng tự ti vì khuyết điểm đó của mình khi nghe đi nghe lại lời nhận xét về làn da cô ấy quá nhiều lần. Cô ấy sẽ làm gì? Biện pháp thần kì nhất ở đây là lớp makeup. Liệu rằng cô ấy sẽ phải luôn đeo trên mặt mình một lớp nền không tù vết, một lớp nền có thể che đi làn da xấu xí ấy. Và rồi khi về đêm, chỉ có cô mới thấy được khuôn mặt thật của mình. Ngày qua ngày điều đó sẽ lặp lại liên tục và có thể hay không về việc đánh mất bản thân? Nếu như điều đó thành hiện thực thì bạn có chịu tránh nhiệm nổi cho lời nói thiếu suy nghĩ của mình không?
Ngoài bodyshaming, tôi còn nghĩ ra thêm một cụm từ nữa là intelligenceshaming. That's right, đó là miệt thị về trí thông minh. Nghe có vẻ mơ hồ nhưng thực tế, tôi và bạn và rất nhiều người khác đều đã từng hoặc đang bị đặt trong hoàn cảnh này.
"Con nhà người ta"- một cụm từ chắc chắn vô cùng quen thuộc với thế hệ học sinh ngày nay, một cái biệt danh được đặt cho những đứa hay được các "đấng sinh thành", "người lái đò cần mẫn" so sánh với con hay học sinh của họ. "Con nhà cô H học đại học rồi mà vẫn ko son phấn, còn mày mới tí tẹo mà bày đặt se sua", "Con cô này học ngày học đêm, còn mày suốt ngày lo chơi bời lêu lổng", "Chồi ôi, người ta học thì điểm 9 điểm 10, còn các người ăn hoài con 5 con 6 không biết ngán à?". Như thế đấy, đó là những lời mà cha mẹ nói với con cái, thầy cô nói với học sinh mà trong khi đó, "cha mẹ", "thầy cô"
dường như là điểm tựa duy nhất trong thế giới xoay quanh trường học và gia đình của chính những đứa trẻ ấy. Đồng ý, khi được hỏi thì các câu trả lời của phụ huynh cũng như giáo viên đều na ná nhau với nội dung rằng: Tôi chỉ muốn các em phấn đấu và nỗ lực hơn.
Ừ thì cảm ơn cái sự mong muốn tốt đẹp đó. Thế nhưng cái kết quả mà nó dẫn đến không hề tốt đẹp như vậy. Cái thế giới màu hồng mà người lớn vẽ nên thực tế lại rất viễn vông. Con họ sẽ có một " model role" mà chúng nghĩ trong tương lai, khi chúng lớn lên, chúng phải trở nên như anh ấy hay cô ấy. Chúng muốn làm nhà vận động môi trường nhưng buộc phải trở thành một nhân viên văn phòng nhàm chán. Chúng muốn làm một người viết nên những cuốn sách nhưng vẫn sẽ bị ép để làm một công việc gì để có mức lương ổn định hơn công việc mà chúng yêu thích. Và đó chỉ là trong tương lai, còn ở hiện tại, vấn đề cũng chẳng khá khẩm hơn là bao.
Một ngày từ 7 giờ sáng đến 4 giờ chiều, chúng vùi đầu vào lịch học ở trường. Rồi 5 giờ chiều tới 9 giờ tôi chúng lại lao đi với tốc độ bàn thờ để tới những lớp học thêm được gắn mác là
"Trung tâm bồi dưỡng văn hóa abcd" , được quảng cáo để nâng cao kĩ năng cho học sinh nhưng thực tế, cái "những ngôi trường thứ hai" đó dạy chỉ là học lại hay học trước. Và trong ngần ấy khoảng thời gian, trong trí óc của những đứa con ấy chỉ là học làm sao để không làm ba mẹ thất vọng. Chúng cố gắng rất nhiều và để rồi khi nhận lại chỉ là một sự so sánh hay hai hoặc nhiều hơn.
Và với cương vị của học sinh cũng vậy, sự so sánh quá đà sẽ dẫn tới rạn nứt tình cảm giữa học sinh với học sinh và học sinh với giáo viên. Những con người cố gắng từ 6 lên 8 có bao giờ vượt qua được ánh hào quang của một người luôn đạt điểm 10 trước mặt giáo viên hay thậm chí là cha mẹ. Một lần, hai lần rồi ba lần, sự cố gắng ấy sẽ cố gắng được bao lâu? Những học sinh trong tình cảnh này sẽ dần bỏ cuộc, chán nản chẳng muốn cố gắng. Một chiếc xe dù có chạy nhanh đến đâu cũng cần đổ nhiên liệu . Thế nên một người dù có cố gắng đến đâu thì vẫn cần sự động viên. Đó là chưa kể đến việc nảy sinh ác cảm với nhau trong lớp, giữa người "bị" so sánh và "được" so sánh. Trở thành teacher's pet chưa bao giờ là một chức vị tuyệt vời. Nhận được sự ưu ái của giáo viên đấy nhưng cũng nhận được sự cô lập từ bạn bè. Cũng như mối quan hệ giữa những con thú nuôi và động vật hoang dã vậy. Trong khi những con chó rừng đang trầy trật kiếm ăn thì những con chó nhà đang tận hưởng cuộc sống nhàn hạ, rảnh rỗi. Khi những loài chó rừng ngoài kia đang bị săn bắn hay săn đuổi thì những con chó nhà được mọi người cưng nựng, được người ta bảo hộ với danh nghĩa là " những người yêu quý động vật". Và dù như thế nào, chó rừng vẫn mãi là loài sống hoang dã, chó nhà vẫn mãi là loài sống sung sướng. Cũng như, người bị so sánh vẫn mãi là người yếu kém, còn người được so sánh vẫn luôn là người hoàn mĩ.
Chắc chắn đâu đó ngoài kia vẫn còn có những người nói rằng: Tại sao bạn lại phải quan tâm đên cái nhìn của người khác, sao không sống vì bản thân mình đi? Nói thì dễ nhưng làm thì khó, những con người mà đang đánh giá bạn đó, họ đứng ở vị trí chủ chốt trong cuộc đời bạn. Họ không phải những người chỉ lướt qua trong cuộc đời bạn vỏn vẹn hai ba giây với những lời nói tiêu cực rồi biến mất, họ là người nuôi nấng và cung cấp kiên thức cho bạn.
Và rồi, khi viết tới những dòng này, thì biện pháp duy nhất mà tôi nghĩ ra để giải quyết vấn đề này dường như vô nghĩa. Ta không thể bắt người lớn thay đổi quan điểm của họ, đó là điều chắc chắn. Dù ta có khóc lóc, bày tỏ cỡ nào thì trong mắt họ, những người tự xưng là " người trưởng thành " thì ta vẫn chỉ là đang náo loạn, trẻ con. Các bạn biết đấy, một quan niệm của người lớn đã gieo vào đầu những đứa trẻ và chính họ: Người không bao giờ sai.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro