Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

Giáo lý nền tảng và lịch trình tu học

*Giáo lý nền tảng:

Tứ diệu đế

Cơ sở tư tưởng và cốt lõi của là . Bốn chân lý giải thích bản chất của sự khổ trong (zh. 輪回, sa., pi. saṃsāra), nguyên nhân của sự khổ, và làm thế nào để giải trừ đau khổ.

Khổ đế (zh. 苦諦, sa. duḥkhāryasatya, bo. sdug bsngal bden pa སྡུག་བསྔལ་བདེན་པ་), chân lý về sự Khổ: đau trên thân gồm: sinh, già, bịnh, chết; khổ tâm gồm: sống chung với người mình không ưa, xa lìa người thân yêu, mong muốn mà không được, chấp vào thân ngũ uẩn. Khổ đau là một hiện thực, không nên trốn chạy, không nên phớt lờ, cũng không nên cường điệu hóa. Muốn giải quyết khổ đau trước tiên phải thừa nhận nó.Tập đế (zh. 集諦, sa. samudayāryasatya, bo. kun 'byung bden pa ཀུན་འབྱུང་བདེན་པ་), chân lí về sự phát sinh của khổ: khổ đau đều có nguyên nhân thường thấy do tham ái, sân hận, si mê, chấp thủ. Cần truy tìm đúng nguyên nhân sinh ra khổ, nguồn gốc sâu xa sinh ra khổ trong sinh tử luân hồi là do vô minh và ái dục, những mắt xích liên quan nằm trong 12 nhân duyên.Diệt đế (zh. 滅諦, sa. duḥkhanirodhāryasatya, bo. 'gog pa'i bden pa འགོག་པའི་བདེན་པ་), chân lí về diệt khổ: là trạng trạng thái không có đau khổ, là một sự an vui giải thoát chân thật, là một hạnh phúc tuyệt vời khi chấm dứt lòng ham muốn, và có sự hiểu biết của trí tuệ chấm dứt vô minh.Đạo đế (zh. 道諦, sa. duḥkhanirodhagāminī pratipad, mārgāryasatya, bo. lam gyi bden pa ལམ་གྱི་བདེན་པ་), chân lí về con đường dẫn đến diệt khổ: Phương pháp để đi đến sự diệt khổ là con đường diệt khổ tám nhánh, . Phương tiện hay pháp môn để thành tựu con đường là .Bát chính đạo[ | ]

- Nhóm trí tuệ:

Chính kiến (zh. 正見, pi. sammā-diṭṭhi, sa. samyag-dṛṣṭi, bo. yang dag pa'i lta ba ཡང་དག་པའི་ལྟ་བ་): hiểu biết chân chính: hiểu biết về nhân quả, duyên khởi, hiểu biết về sự vật hiện tượng chân thực, như chúng đang là, không kèm theo cảm xúc, cảm tính, hiểu biết 4 chân lý về khổ và cách thoát khổ, từ đó biểu hiện thái độ sống không làm khổ mình, khổ người.Chính tư duy (zh. 正思唯, pi. sammā-saṅkappa, sa. samyak-saṃkalpa, bo. yang dag pa'i rtog pa ཡང་དག་པའི་རྟོག་པ་): suy nghĩ chân chính: suy nghĩ dựa trên nền tảng hiểu biết, suy nghĩ tích cực, suy nghĩ giải quyết vấn đề.

- Nhóm đạo đức:

Chính ngữ (zh. 正語, pi. sammā-vācā, sa. samyag-vāk, bo. yang dag pa'i ngag ཡང་དག་པའི་ངག་): lời nói chân chính: lời nói sự thật, lời nói hòa hợp, đoàn kết, mang tính xây dựng, mang lại an vui hạnh phúc cho người khác.Chính nghiệp (zh. 正業, pi. sammā-kammanta, sa. samyak-karmānta, bo. yang dag pa'i las kyi mtha' ཡང་དག་པའི་ལས་ཀྱི་མཐའ་): hành vi chân chính: không sát sanh, không trộm cắp, không ngoại tình, không sử dụng rượu bia ma túy. Các hành vi được khuyến khích: trồng cây bảo vệ môi trường, chia sẻ sở hữu hợp pháp với những người kém may mắn hơn, sống chung thủy một vợ một chồng, giữ sức khỏe để chăm sóc bảo vệ người thân.Chính mạng (zh. 正命, pi. sammā-ājīva, sa. samyag-ājīva, bo. yang dag pa'i 'tsho ba ཡང་དག་པའི་འཚོ་བ་): nghề nghiệp chân chính để nuôi sống thân mạng: không làm nghề đồ tể vì giết động vật hàng loạt; không làm nghề buôn bán vũ khí vì tạo ra giết người hàng loạt; không làm nghề buôn bán ma túy vì tiếp tay cho con nghiện, hủy hoại đời sống cá nhân và mất ổn định xã hội; không làm nghề buôn bán độc dược vì tổn hại sức khỏe, sinh mạng nhiều người; không làm nghề mại dâm vì phá hoại hạnh phúc nhiều gia đình.Chính tinh tấn (zh. 正精進, pi. sammā-vāyāma, sa. samyag-vyāyāma, bo. yang dag pa'i rtsal ba ཡང་དག་པའི་རྩལ་བ་): nỗ lực kiên trì chân chính: tiếp tục làm những việc thiện đang làm, hiện thực hóa những việc thiện có ý định làm, từ bỏ những việc bất thiện đang làm, loại bỏ ý định về những việc bất thiện sẽ làm.

- Nhóm thiền định:

Chính niệm (zh. 正念, pi. sammā-sati, sa. samyag-smṛti, bo. yang dag pa'i dran pa ཡང་དག་པའི་དྲན་པ་): sự làm chủ các giác quan trong các tư thế: đi, đứng, nằm, ngồi, nói, nín, động, tịnh, thức và ngủ, làm chủ cảm xúc và thái độ sống.Chính định (zh. 正定, pi. sammā-samādhi, sa. samyak-samādhi, bo. yang dag pa'i ting nge 'dzin ཡང་དག་པའི་ཏིང་ངེ་འཛིན་): 4 tầng thiền: sơ thiền (ly dục ly ác pháp sinh hỷ lạc, có tầm, có tứ), nhị thiền (diệt tầm, diệt tứ, định sinh hỷ lạc, nội tĩnh, nhất tâm), tam thiền (ly hỷ, trú xả), tứ thiền (xả lạc, xả khổ, xả niệm thanh tịnh) cùng với những phương pháp hỗ trợ như tứ niệm xứ, định niệm hơi thở, định sáng suốt,v.v... được đề cập trong kinh tạng Pali. Sau khi đã đạt tứ thiền, hành giả dẫn tâm về Tam minh gồm: Túc mạng minh, Thiên nhãn minh, Lậu tận minh. Chứng tam minh xong, hành giả giải thoát hoàn toàn, thành tựu thánh quả A-la-hán, các vị A-la-hán tuyên bố "Tái sinh đã tận, hạnh thánh đã thành, việc nên đã làm, không còn trở lại sinh tử này nữa".

Những tư tưởng cơ bản của Phật-đà đều được nhắc lại trong các kinh sách, nhưng có khi chúng được luận giải nhiều cách khác nhau và vì vậy ngày nay có nhiều trường phái khác nhau, hình thành một hệ thống triết lí hết sức phức tạp.

Giáo pháp đạo Phật được tập hợp trong (zh. 三藏, sa. tripiṭaka, pi. tipiṭaka), bao gồm:

(zh. 經藏, sa. sūtra-piṭaka, pi. sutta-piṭaka, bo. mdo sde'i sde snod མདོ་སྡེའི་སྡེ་སྣོད་) bao gồm các bài giảng của chính đức Phật hoặc các đại đệ tử. Kinh tạng tiêu biểu văn hệ Pali được chia làm năm bộ: 1. (pi. dīgha-nikāya), 2. (pi. majjhima-nikāya), 3. (pi. saṃyutta-nikāya), 4. (pi. aṅguttara-nikāya) và 5. (pi. khuddaka-nikāya). (zh. 律藏; sa., pi. vinaya-piṭaka, bo. 'dul ba'i sde snod འདུལ་བའི་སྡེ་སྣོད་), chứa đựng lịch sử phát triển của (sa., pi. saṅgha) cũng như các giới luật của người xuất gia, được xem là tạng sách cổ nhất, ra đời chỉ vài mươi năm sau khi Phật nhập . (zh. 論藏, sa. abhidharma-piṭaka, pi. abhidhamma-piṭaka, bo. mngon pa'i sde snod མངོན་པའི་སྡེ་སྣོད་)—cũng được gọi là —chứa đựng các quan niệm đạo Phật về và . Luận tạng được hình thành tương đối trễ, có lẽ là sau khi các trường phái đạo Phật tách nhau mà vì vậy, nó không còn giữ tính chất thống nhất.

(zh. 僧伽; s, pi. saṅgha) của đạo Phật gồm có (zh. 比丘, sa. bhikṣu, pi. bhikkhu), (zh. 比丘尼, sa.bhikṣuṇī, pi. bhikkhunī) và giới .

*Lịch trình tu học:

Theo giáo lí nguyên thủy thì một hành giả đạt , khi người đó đạt được một cái nhìn vạn vật như chúng đích thật là ( sa.yathābhūtadarśana), với một tâm thức thoát khỏi (sa. kleśa) và si mê (sa.moha). Trong các loại phiền não thì tham ái (sa. tṛṣṇā) và vô minh (sa. avidyā), cũng được gọi là si (sa. moha), là những loại nặng nhất. Tham (sa. rāga), sân (sa. dveṣa) và si được gọi chung là ba chất độc (), vì chúng gây ảnh hưởng lớn đến tâm thức. Vì phiền não vây phủ tâm thức nên hành giả gắng sức tiêu diệt chúng, và để tiêu diệt được thì người đó phải gắng sức đạt được tri kiến chân chính bằng cách thực hành .

Cách thực hành trong Phật giáo cũng được phân chia theo (sa. tisraḥ śikṣāḥ), cụ thể là tu học về giới (tăng thượng giới học, sa. adhiśīlaśikṣā), định (tăng thượng định học, sa.adhicittaśikṣā) và huệ (tăng thượng huệ học, sa. adhiprajñāśikṣā). Trước hết hành giả phát lòng tin (, sa. śraddhā) vào , giữ giới luật đúng theo địa vị của mình (cư sĩ, hoặc tỉ-khâu). Qua đó mà ông ta chuẩn bị cho cấp tu học kế đến là . Cấp này bao gồm bốn trạng thái thiền (, sa. caturdhyāna). Một số cách thực hành được nhắc đến nhằm hỗ trợ bốn cấp thiền định trên, đó là (sa. catvāri smṛtyupasthānāni), , tức là trau dồi bốn tâm thức Từ, Bi, Hỉ và Xả (sa. catvāry apramāṇāni, cũng được gọi là Tứ Phạm trú, sa. brahmavihāra). Cách thiền định ở cấp này được phân làm hai loại: 1. Chỉ (sa. śamatha) là phương pháp lắng đọng tâm, và 2. Quán (sa. vipaśyanā, vidarśanā) là cách thiền quán lập cơ sở trên chỉ, tức là có đạt định an chỉ xong mới có thể thành tựu công phu Quán. Phần thứ ba của tam học là huệ học, lập cơ sở trên thiền quán. Đối tượng quán chiếu trong thiền định ở đây có thể là , nguyên lí (sa. pratītyasamutpāda) hoặc . Ai hoàn tất Tam học này sẽ đạt được sự hiểu biết về giải thoát (sa. vimuktijñāna), biết là mình đã đạt giải thoát. Phiền não của hành giả này đã được tận diệt, các lậu hoặc đã chấm dứt (vô lậu, sa. anāsrava) và hành giả ấy đạt .

Song song với cách tu hành theo Tam học trên ta cũng tìm thấy phương cách theo (sa.saptatriṃśabodhipakṣyadharma

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: