Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

Gioi thieu 1 so loai VB QPPL

GIỚI THIỆU MỘT SỐ LOẠI VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT

1. Khái niệm quy phạm pháp luật:

- QPPL là những quy tắc hành vi có tính bắt buộc chung được biểu thị bằng hình thức nhất định do Nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận và bảo đảm nhằm mục đích điều chỉnh các quan hệ XH.

- QPPL trước hết là QP XH với những tính chất đặc trưng là đưa ra các quy định xử sự chung, những khuôn mẫu hành vi, các tiêu chuẩn để đánh giá hành vi.

- Nội dung của mỗi QPPL để thể hiện hai mặt: cho phép và bắt buộc nghĩa là chỉ ra quyền và nghĩa vụ pháp lý của các bên tham gia quan hệ xã hội mà nó điều chỉnh.

2. Tính chất và đặc điểm:

QPPL là một dạng của QP xã hội, do nhà nước đặt ra hoặc phê chuẩn thành quy tắc hành vi có tính bắt buộc chung và được bảo đảm thực hiện bằng quyền lực nhà nước nhằm điều chỉnh các mối quan hệ xã hội.

3. Cơ cấu của quy phạm pháp luật

Cơ cấu của QPPL là các bộ phận cấu thành QPPL, bao gồm:

a. Giả định:

- Là bộ phận không thể thiếu trong QPPL

- Nêu lên những hoàn cảnh, điều kiện có thể xảy ra trong cuộc sống mà con người gặp phải và cần phải xử sự theo những quy định của PL.

b. Quy định:

- Là bộ phận chủ yếu của QPPL

- Nêu lên quy tắc xử sự được cho phép hoặc phải theo khi ở vào hoàn cảnh, điều kiện đã nêu trong phần giả định của QPPL.

Chế tài:

- Là bộ phận của QQPL

- Nêu lên biện pháp sử lý mà NN sẽ áp dụng đối với chủ thể nào không thực hiện mệnh lệnh của NN đã nêu tại phần quy định của QPPL.

- Chế tài thể hiện thái độ của NN đối với hành vi vi phạm pháp luật.

- Các loại chế tài :

 Chế tài hình sự :

- Các loại chế tài dưới hình thức tử hình, tù chung thân, tù có thời hạn, cải tạo không giam giữ, cải tạo ở đơn vị, kỷ luật quân đội, cảnh cáo,...và các hình phạt phụ khi không sử dụng hình thức phạt chính như : cấm lưu trú, cấm đảm nhiệm chức vụ, phạt tiền, tịch thu tài sản, quản chế, tước một số quyền công dân, tước quân tịch, ...cấm làm một số ngành nghề,...

 Chế tài hành chính :

- Gồm các biện pháp cảnh cáo, phạt tiền.

- Ngoài ra còn có các biện pháp bổ sung như : tước quyền sử dụng giấy phép (giấy phép lái xe, giấy phép kinh doanh,...), tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm.

- Thẩm quyền xử phạt hành chính do các cơ quan chức năng chuyên ngành được NN giao thẩm quyền.

 Chế tài dân sự :

- Gồm các biện pháp bồi thường thiệt hại, chịu trách nhiệm về vật chất cho người bị thiệt hại, phạt bội ước, chuyển nộp ngân sách của NN, cấm sản xuất các mặt hàng kém phẩm chất, không đủ, đúng quy cách, không công nhận khế ước không hợp pháp,...

- Toà án có thẩm quyền ra quyết định về chế tài bồi thường dân sự.

 Chế tài kỷ luật :

- Theo các khung quy định kỷ luật theo luật định. Chẳng hạn : khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, cách chức, buộc thôi việc,...

- Thẩm quyền xét và quyết định kỷ luật thuộc Thủ trưởng các cơ quan.

 Chế tài của luật NN :

- Bao gồm công bố hành vi vi phạm PL. Bãi miễn tư cách đại biểu quốc hội, đại biểu HĐND, giải tán HĐND, công bố bầu cử không hợp lệ, hủy bỏ kết quả bầu cử,...

- Thẩm quyền do cơ quan quyền lực NN thực hiện và cử tri tán thành.

Chế tài trong QPPL có thể là chế tài cố định hoặc không cố định

 Chế tài cố định : là chế tài quy định chính xác, cụ thể biện pháp cũng như quy định điều chỉnh đối với chủ thể vi phạm PL

 Chế tài không cố định : Là chế tài không quy định các biện pháp tác động một cách dứt khoát hoặc chỉ quy định mức thấp nhất và mức cao nhất để cơ quan thẩm quyền xem xét mức độ, tình tiết của chủ thể vi phạm mà quyết định chế tài.

4. Cách trình bày QPPL vào VB

- Phương pháp quy định trực tiếp

- Phương pháp quy định viện dẫn.

5. Bố cục của VB QPPL:

- Phần mở đầu:

• Tên loại và trích yếu nội dung VB

• Các căn cứ ban hành

- Nội dung điều chỉnh:

ND VBQPPL được trình bày dưới dạng các quy phạm, hành văn ngắn gọn, chính xác, rõ ràng, khách quan, lời văn trang trọng uy nghi thể hiện tính quyền lực NN cao.

Tùy theo khối lượng nội dung và phạm vi vấn đề điều chỉnh bố cục, nội dung điều chỉnh có thể bao gồm các phần, chương, mục, điều , khoản, điểm,...

- Điều khoản thi hành.:

VPQPPL cần được quy định hiệu lực về thời gian, không gian và đối tượng áp dụng.

6. Một số loại VB QPPL:

6.1 Luật, pháp lệnh:

a. Luật:

- Là VB ban hành để cụ thể hóa Hiến pháp, nhằm mục đích điều chỉnh các quan hệ XH trong lĩnh vực đối nội, đối ngoại, nhiệm vụ kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng của đất nước, quy định những nguyên tắc chủ yếu về tổ chức và hoạt động của bộ máy NN, về quan hệ XH và hoạt động của công dân.

- Luật có tính cố định, không thể sửa đổi, bổ sung mà chỉ có thể thay thế bằng VB mơi.

- Luật được Quốc hội thông qua, và Chủ tịch nước ký lệnh công bố.

b. Pháp lệnh:

- Là VB có giá trị pháp lý như Luật, cụ thể hoá những nguyên tắc được quy định trong Hiến pháp, quy định những vấn đề được Quốc hội giao, sau một thời gian thực hiện trình Quốc hội xem xét quyết định ban hành thành Lụât.

- Pháp lệnh do Ủy ban thường vụ Quốc hội thông qua và Chủ tịch nước ký lệnh công bố.

6.2 Lệnh:

- Là VB dùng để công bố HIến pháp, luật, pháp lệnh ; để tổng động viên hoặc động viên cục bộ ; để công bố tình trạng khẩn cấp trong cả nước hoặc từng địa phương ; để công bố lệnh đặc xá hoặc ân xá ; để phong cấp hàm ngoại giao hoặc quân sự cao cấp.

- Lệnh do Chủ tịch nước ban hành.

6.3 Nghị quyết:

- Là VB dùng để quyết định chủ trương, chính sách của Chính phủ, thông qua dự án kế hoạch và ngân sách NN, phê duyệt các điều ước quốc tế thụôc thẩm quyền của Chính phủ; cụ thể hóa các chương trình hoạt động của Quốc hội Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân; thông qua ý kiến kết luật tại các kỳ họp của các cơ quan quản lý NN, NQ là cơ sở để tổ chức hoạt động và ban hành các VB về quản lý NN như hiến pháp, luật, pháp lệnh.

- NQ do Quốc hội, chính phủ, hội đồng nhân dân các cấp ban hành.

6.4 Nghị quyết liên tịch:

- Là NQ do các cơ quan NN có thẩm quyền phối hợp ban hành, thống nhất ý kiến trong quá trình tham gia quản lý NN. thẩm quyền ban hành của các VB liên tịch gồm có thủ trưởng các bộ, cơ quan ngang bộ, các tổ chức chính trị - xã hội cấp trung ương có thẩm quyền tham gia quản lý NN theo luật định.

6.5 Nghị định:

- Là VB quy định chi tiết thi hành luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, NQ của Uỷ ban thường vụ quốc hội ; lệnh, quyết định của Ctịch nước, quy định nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của các CQ NN ở cấp TW, quy định những vấn đề cấp thiết nhưng chưa được xây dựng thành luật hoặc pháp lệnh.

- NĐ do chính phủ ban hành.

6.6 Quyết định:

- Là VB dùng để quy định hay định ra chế độ chính sách trong phạm vi của cơ quan có thẩm quyền (Chính phủ, Bộ, UBND tỉnh, thành phố, huyện, quận); điều chỉnh những công việc về tổ chức nhân sự thuộc thẩm quyền của Chủ tịch nước, thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng hoặc thủ trưởng cơ quan ngang bộ, UBND các cấp.

- QĐ do Chủ tịch nước, Thủ tướng CP, Bộ trưởng hoặc Thủ trưởng CQ ngang bộ, UBND các cấp ban hành.

6.7 Chỉ thị:

- Là VB dùng để truyền đạt chủ trương, quy định các biện pháp chỉ đạo, đôn đốc, phối hợp và kiểm tra hoạt động của các bộ phận do cơ quan có thẩm quyền phụ trách.

- chỉ thi do Thủ tướng, bộ trưởng, UBND các cấp ban hành.

6.8 Thông tư:

- Là VB dùng để hướng dẫn thực hiện, giải thích và đề ra biện pháp thi hành các quy định của những VBQPPL có giá trị pháp lý cao hơn như luật, pháp lệnh, nghị quyết, nghị định, quyết định và chỉ thị của Thủ tướng chính phủ.

- Do bộ trưởng hoặc thủ trưởng các cơ quan ngang bộ ban hành

6.9 Thông tư liên tịch :

- Là thông tư do các CQNN có thẩm quyền (Bộ, CQ ngang bộ, các tổ chức chính trị XH cấp TW được tham gia quản lý NN theo luật định) cùng phối hợp ban hành để hướng dẫn thi hành các VBQPPL của cơ quan NN cấp trên có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan đó.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: #qppl