Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

Giao duc the chat TNMT

Khái niệm giáo dục thể chất : là một bộ phận của giáo dục nói chung cũng như các nghành giáo dục khác, gdtc bao gồm những nhiệm vụ giáo dục. giáo dưỡng thông qua trình sư phạm hoặc dưới hình thức tự giáo dục   Trong giáo dục thể chất có hai bộ phận đặc thù cơ bản là giảng dạy các động tác (các hành vi vận động) và giáo dục các tố chất thể lực ( các năng lực thể chất). nói cách khác đặc điểm giáo dục thể chất là giảng dạy kỹ thuật động tác và bồi dưỡng thể lực cho người học. đồng thời thông qua lượng vận động của các bài tập mà kích thích điều chỉnh sự phát triển các đặc tính tự nhiên của cơ thể: sức mạnh sức bền…nhờ các bài tập thể dục ta có thẻ thay đổi được hình thái chức năng của các bài tập cơ thể tạo ra những biến đổi thick nghi ngày càng tăng lên của cơ thể như : hoàn thiện các chức năng điều chỉnh của hẹ thần kinh , làm tăng trưởng cơ bắp , tăng thêm khả năng chức phận của hệ tim mạch

Giáo dục thể chất là một trong mục tiêu giáo dục toàn diện của Đảng và Nhà nước ta, và nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân. Giáo dục thể chất được hiểu là: “Quá trình sư phạm nhằm giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ, hoàn thiện về thể chất và nhân cách, nâng cao khả năng làm việc, và kéo dài tuổi thọ của con người”. 

Giáo dục thể chất cũng như các loại hình giáo dục khác, là quá trình sư phạm với đầy đủ đặc điểm của nó, có vai trò chủ đạo của nhà sư phạm, tổ chức hoạt động của nhà sư phạm phù hợp với học sinh với nguyên tắc sư phạm. Giáo dục thể chất chia thành hai mặt tương đối độc lập: Dạy học động tác (giáo dưỡng thể chất) và giáo dục tố chất thể lực. Trong hệ thống giáo dục nội dung đặc trưng của giáo dục thể chất được gắn liền với giáo dục, trí dục, đức dục, mỹ dục và giáo dục lao động.

Giáo dục thể chất là một lĩnh vực thể dục thể thao (TDTT) xã hội với nhiệm vụ là: “Phát triển toàn diện các tố chất thể lực, và trên cơ sở đó phát triển các năng lực thể chất, bảo đảm hoàn thiện thể hình, củng cố sức khoẻ, hình thành theo hệ thống và tiến hành hoàn thiện đến mức cần thiết các kỹ năng và kỹ xảo quan trọng cho cuộc sống”. Đồng thời chương trình giáo dục thể chất trong các trường Đại học, Cao đẳng và Trung học chuyên nghiệp nhằm giải quyết các nhiệm vụ giáo dục đó là: “Trang bị kiến thức, kỹ năng và rèn luyện thể lực cho học sinh sinh viên”. 

Nội dung chương trình giáo dục thể chất trong các trường Đại học, Cao đẳng và Trung học chuyên nghiệp được tiến hành trong cả quá trình học tập của sinh viên trong nhà trường bằng các hình thức:

  * Giờ học thể dục thể thao chính khoá: 

Là hình thức cơ bản nhất của giáo dục thể chất được tiến hành trong kế hoạch học tập của nhà trường. Vì việc đào tạo cơ bản về thể chất, thể thao cho học sinh sinh viên là nhiệm vụ cần thiết, nên trước hết phải có nội dung thích hợp để phát triển các tố chất thể lực và phối hợp vận động cho học sinh sinh viên. Đồng thời, giúp các em có trình độ nhất định để tiếp thu được các kỹ thuật động tác TDTT.

Với mục tiêu chính của việc đào tạo cơ bản về thể chất và thể thao trong trường học là: “Xúc tiến quá trình đào tạo năng lực đạt thành tích trong thể chất và thể thao của học sinh sinh viên, phát triển các tố chất thể lực, phát triển năng lực tâm lý, tạo ý thức tập luyện TDTT thường xuyên, giáo dục được đức tính cơ bản và lòng nhân đạo cho học sinh”. 

Bản thân giờ học TDTT có ý nghĩa quan trọng nhiều mặt đối với việc quản lý và giáo dục con người trong xã hội. Việc học tập các bài tập thể dục, các kỹ thuật động tác là điều kiện cần thiết để con người phát triển cơ thể một cách hài hoà, bảo vệ và củng cố sức khoẻ, hình thành năng lực chung và chuyên môn.              

* Giờ học ngoại khoá - tự tập: 

Là nhu cầu và ham thích trong khi nhàn rỗi của 1 bộ phận học sinh sinh viên với mục đích và nhiệm vụ là góp phần phát triển năng lực, thể chất một cách toàn diện, đồng thời góp phần nâng cao thành tích thể thao của học sinh sinh viên. Giờ học ngoại khoá nhằm củng cố và hoàn thiện các bài học chính khoá và được tiến hành vào giờ tự học của học sinh sinh viên, hay dưới sự hướng dẫn của giáo viên TDTT, hướng dẫn viên. Ngoài ra còn các hoạt động thể thao quần chúng ngoài giờ học bao gồm: Luyện tập trong các câu lạc bộ, các giải thi đấu trong và ngoài trường được tổ chức hàng năm, các bài tập thể dục vệ sinh chống mệt mỏi hàng ngày, cũng như giờ tự luyện tập của học sinh sinh viên, phong trào tự tập luyện rèn luyện thân thể. Hoạt động ngoại khoá với chức năng là động viên lôi kéo nhiều người tham gia tập luyện các môn thể thao yêu thích, góp phần nâng cao sức khoẻ phục vụ học tập và sinh hoạt.

Tác dụng của giáo dục thể chất và các hình thức sử dụng TDTT có chủ đích áp dụng trong các trường học là toàn diện, là phương tiện để hợp lý hoá chế độ hoạt động, nghỉ ngơi tích cực, giữ gìn và nâng cao năng lực hoạt động, học tập của học sinh sinh viên trong suốt thời kỳ học tập trong nhà trường, cũng như đảm bảo chuẩn bị thể lực chung và chuẩn bị thể lực chuyên môn phù hợp với những điều kiện của nghề nghiệp trong tương lai.

mcu dich cua GDTC:la gop phan thuc hien muc tieu dao tao doi ngu can bo KHKT.quan ly kt va xh,phat trien hai hoa,co the chat cuong trang,dap ung yeu cau chuyen mon,nghe nghiep va co kha nang tiep can voi thuc tien lao dong,sx...cua nen kt thi truong

nhiem vu cua GDTC trong cac truong DH:

gd dao duc xhcn,ren luyen tinh than tap the, y thuc to chuc ky luat,xay dung niem tin,loi song tich cuc lanh manh,tinh than tu giac hoc tap va ren luyen than thhe,chuan bi san sang phuc vu san xuat va bao ve to quoc

cung cap cho sv nhung kien thuc ly luan co ban ve noi dung va ph phap luyen tap TDTT,ky nang vna dong va ky thuat co ban mot so mon the thao thich hop.tren co so do,boi duong kha nang su dung cac phuong tien de ren luyen than the,tham gia tich cuc vao viec tuyen truyen va to chuc cac hoat dong TDTT cua nha truong va xh

gop phan duy tri va cung co suc khoe cua sv,phat trien co the 1 cach hai hoa,xay dung thoi quen lanh manh va khac phuc nhung thoi quen xau(nghien ruou,hut thuoc),ren luyen than the dat nhung chi tieu the luc quy dinh cho tung doi tuong va nam hoc tren co so chuan RLTT theo lua tuoi

Trong nhiều năm qua Đảng và Nhà nước luôn coi việc phát triển con người là một trong những chiến lược quan trọng nhất bởi yếu tố con người là yếu tố quyết định sự thành công trong công cuộc đổi mới và xây dựng chủ nghĩa xã hội trên đất nước ta. Ngày nay, người lao động trí óc lẫn lao động chân tay ngoài việc trang bị những kiến thức cần thiết về chuyên môn của mình còn cần có sức khoẻ tốt mới mong thích ứng được cường độ lao động cao trong một xã hội phát triển.

Trong giáo dục đại học, giáo dục thể chất, giáo dục các tố chất thể lực luôn được coi là vấn đề quan trọng. Các tố chất thể lực của con người (sức nhanh, sức mạnh, sức bền, năng lực phối hợp vận động, mềm dẻo...) có mối quan hệ biện chứng, thống nhất và dàng buộc chặt chẽ với nhau. Việc phát triển các tố chất thể lực một cách toàn diện là nhiệm vụ bắt buộc đối với những người làm công tác Thể dục thể thao quần chúng và đặc biệt là trong huấn luyện thể thao nhằm đạt thành tích tối đa.

Mục tiêu giáo dục là hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và kiến thức cho học sinh, sinh viên, đào tạo những người lao động phát triển toàn diện, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có đạo đức, có sức khoẻ, có học vấn cao và nghề nghiệp. Có ý thức cộng đồng, năng động và sáng tạo, có ý thức giữ gìn phát huy các giá trị truyền thống văn hoá của dân tộc và tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại, có tính tổ chức kỷ luật và tác phong công nghiệp, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.   

Mục đích của giáo dục thể chất trong các trưòng đại học là góp phần thực hiện mục tiêu đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật, quản lý kinh tế và văn hoá xã hội, phát triển hài hoà, có thể chất cường tráng, đáp ứng yêu cầu chuyên môn, nghề nghiệp và có khả năng tiếp cận với thực tiễn lao động, sản xuất của nền kinh tế thị trường.     

Bộ môn GDTC có chức năng tư vấn giúp Nhà trường tiến hành công tác GDTC và hoạt động TDTT cho sinh viên toàn trường, đồng thời có nhiệm vụ giảng dạy chính khoá và phối hợp với phòng Tổ chức chính trị và các tổ chức đoàn thể của nhà trường tổ chức các hoạt động TDTT ngoài giờ học, tổ chức và chỉ đạo phong trào thể thao quần chúng, bồi dưỡng và đào tạo nâng cao thành tích thể thao của các đội tuyển tham gia thi đấu các giải của ngành, giải TDTT các trường chuyên nghiệp, giải tỉnh, giải toàn quốc… Bộ môn GDTC dưới sự chỉ đạo của Ban giám hiệu là hạt nhân của phong trào TDTT trong nhà trường và Đại học Thái Nguyên, phối hợp các đoàn thể tổ chức các cuộc thi đấu thể thao nội bộ, tổ chức các câu lạc bộ TDTT cho cán bộ giáo viên và sinh viên trong và ngoài trường.

NGUYEN TAC CO BAN TRONG LUYEN TAP THE DUC THE THAO

1. Hiểu rõ về bản thân thực sự cầu thị.
Nguyên tắc xuất phát từ thực tế là chỉ việc tập luyện thể dục thể thao, rèn luyện thân thể lấy việc căn cứ vào tình trạng thực tế của bản thân cá nhân và hoàn cảnh bên ngoài để xác định mục đích tập luyện, lựa chọn môn thể thao thích hợp, sắp xếp hợp lý thời gian vận động và lượng vận động… Đây chính là nguyên tắc nâng cao khả năng thích nghi của cơ thể bắt buộc phải tuân theo.
- Trước hết tập luyện thể dục thể thao phải được căn cứ vào thực trạng bản thân. Trước khi tập luyện phải hiểu rõ tình trạng của bản thân (bao gồm: giới tính, tuổi tác, thể chất và sức khoẻ), để có được những phương thức tập luyện phù hợp. Có như vậy mới nâng cao được hiệu quả mang tính thực tế (hiệu quả thực tế). Khi tập luyện cần xuất phát từ những tình trạng thực tế của bản thân để có được lựa chọn có mục đích và xác định được những môn thể thao, phương pháp tập luyện, sắp xếp thời gian tập luyện và lượng vận động. Trước mỗi lần tập luyện, đều cần phải tiến hành đánh giá tình trạng sức khoẻ của bản thân, từ đó làm cho cơ thể có thể tiếp nhận được độ khó và cường độ của môn thể thao. Nếu đi ngược lại quy luật cơ bản này thì không những không đạt được hiệu quả tập luyện mà thậm chí còn làm tổn hại đến sức khoẻ cơ thể.
- Tiếp theo, xuất phát từ thực tế của điều kiện, hoàn cảnh, thời gian bên ngoài, khi tiến hành tập luyện thể dục thể thao, một mặt cần căn cứ vào tình trạng thực tế bản thân, mặt khác vẫn cần phải căn cứ theo điều kiện bên ngoài như mùa, khí hậu, địa điểm, khí tài mà vận dụng phương pháp tập luyện khoa học, lựa chọn được các môn thể thao, thời gian tập luyện, lượng vận động hợp lý mới có thể thu được hiệu quả tập luyện cao.
VD: Vào mùa đông nên coi trọng phát triển tố chất sức bền và sức mạnh vào mùa xuân; thu thì nên chú trọng tiến hành các môn mang tính kỹ thuật, trong mùa hè nóng bức thì bơi lội là môn thể thao lý tưởng nhất. Trước khi huấn luyện sức mạnh cần phải kiểm tra kỹ càng các dụng cụ tập luyện để tránh được những phát sinh về những sự cố gây chấn thương.
2. Xây dựng niềm tin, ý chí tiến thủ.
Tập luyện thể dục thể thao là quá trình tự bản thân tập luyện, tự bản thân hoàn thiện. Nếu như không tự giác thì người khác cũng bất lực. Tập luyện thể dục thể thao có thể nâng cao sức khoẻ một cách có hiệu quả. Ngày nay, các sinh viên đại học đã nhận thức đầy đủ sức khỏe là những yếu tố cơ bản trong những tố chất nhân tài của xã hội tương lai. Việc nâng cao sức khoẻ không chỉ là nhu cầu của cá nhân mà còn là của một sứ mệnh lịch sử mà thời đại, xã hội giao phó cho sinh viên. Xác định rõ được tính mục đích của tập luyện như vậy mới có thể hình thành niềm say mê, sự hưng phấn để biến thể dục thể thao có thể trở thành một bộ phận thiết yếu trong cuộc sống. Tự giác trong tập luyện thể dục thể thao và trong quá trình tập luyện thể dục thể thao có được sự vui vẻ, sảng khoái. Mỗi người đều có một cá tính riêng, do vậy, trong tập luyện thể dục thể thao sẽ đạt được hiệu quả trong việc chiến thắng bản thân, chiến thắng mọi khó khăn thử thách.
3. Tập luyện toàn diện, chú trọng hiệu quả thực tế.
Nguyên tắc tập luyện toàn diện là chỉ thông qua tập luyện thể dục thể thao làm cho hình thái cơ thể, chức năng, tố chất cơ thể và tố chất tâm lý đều được phát triển toàn diện, hài hoà. Cơ thể là một thể thống nhất hữu cơ, chức năng của các cơ quan, hệ thống trong cơ thể có sự liên quan và ảnh hưởng tương hỗ với nhau. Nội dung và phương pháp bài tập được lựa chọn trong tập luyện thể dục thể thao nên cố gắng có sự toàn diện đối với cơ thể, khiến cho các tố chất cơ thể và chức năng của các cơ quan, hệ thống trong cơ thể được phát triển toàn diện, do vậy lựa chọn nội dung và biện pháp thực hiện không được quá đơn điệu bởi vì mọi loại nội dung hay biện pháp thực hiện đều có ảnh hưởng mang tính cục bộ đối với cơ thể. Nội dung và biện pháp tập luyện nên phong phú đa dạng, nên tránh tập luyện những bài tập chỉ phát triển một loại tố chất nào đó. Trong mỗi lần tập luyện thể dục thể thao có thể dùng một môn nào đó làm chính, số còn lại là những nội dung tập luyện phụ. 
VD: Những người yêu thích tập luyện thể dục thẩm mỹ nên tiến hành đồng thời việc tập luyện phát triển sức mạnh cơ bắp với việc tập luyện phát triển sức bền ưa khí và tố chất mềm dẻo, làm cho cơ thể có được sự rèn luyện toàn diện.
4. Kiên trì thường xuyên tập luyện.
Muốn đạt được mục đích tập luyện, bắt buộc phải thường xuyên tham gia tập luyện thể dục thể thao. Ghi nhớ rằng “ba ngày đánh cá, hai ngày treo lưới”. Một ngày nắng, mười ngày mưa sẽ không bao giờ đạt được hiệu quả. Tập luyện thể dục thể thao là có tính liên tục và tính hệ thống của nó, chỉ có thường xuyên tham gia tập luyện thể dục thể thao, sắp xếp hợp lý những môn vận động mà bản thân yêu thích và hứng thú, lập ra một kế hoạch rèn luyện cơ thể một cách khoa học mới có thể không ngừng tăng cường thể chất có hiệu quả. Các thực nghiệm khoa học đã chứng minh những người không thường xuyên tham gia tập luyện thể dục thể thao hoặc những người tập luyện thể dục thể thao bỏ dở giữa chừng đều làm cho chức năng, tố chất cơ thể và kỹ thuật vận động sẵn có của bản thân giảm sút rõ rệt. Rèn luyện thân thể mà bỏ giữa chừng, thời gian càng dài thì sự mất đi càng rõ rệt hơn. Do vậy, rèn luyện cơ thể trong thời gian ngắn sẽ không thể có được hiệu quả rõ rệt, càng không thể hy vọng “một ngày làm, ngàn năm hưởng”, mà chỉ có thường xuyên tham gia tập luyện thể dục thể thao mới có thể nâng cao hiệu quả tập luyện thể dục thể thao. Để nắm vững được một kỹ thuật vận động cũng đòi hỏi phải kiên trì lâu dài. Con người có một số lượng lớn các nơron thần kinh trong đại não cần phải thông qua việc tập luyện lặp lại với các hình thức cố định để liên tục tiến hành các kích thích đối với những nơron thần kinh này mới có thể hình thành một phản ứng với hình thức cố định trong đại não, đó là động lực định hình. Sau khi động lực định hình được kiến lập thì người tập có thể hoàn thành bài tập một cách thuần thục, nhuần nhuyễn, nếu như không kiên trì tập luyện thì những phản ứng điều kiện đã có thể hình thành phản ứng sẽ không đạt được phát triển kịp thời mà sẽ dần dần mất đi, sự ghi nhớ các động tác cũng quên đi.
5. Kế hoạch hợp lý, tuần tự, nâng dần.
Nguyên tắc tuần tự tăng dần chủ yếu là chỉ khi sắp xếp nội dung, độ khó, thời gian và lượng vận động tập luyện cần căn cứ vào quy luật phát triển của cơ thể và nguyên lý của lượng vận động hợp mức, có kế hoạch, có tiến trình để từng bước nâng cao yêu cầu làm cho cơ thể không ngừng thích nghi, thể chất từng bước được nâng cao.
Đầu tiên tăng dần lượng vận động. Tiến hành quá trình rèn luyện thể dục thể thao tuần tự là quá trình có thể thích ứng đối với sự biến hoá của hoàn cảnh bên trong và bên ngoài, là một quá trình biến đổi từ từ, từ lượng sang chất. Khi tăng lượng vận động cần tăng từ nhỏ tới lớn, tăng dần từng bước. Khi ở giai đoạn bắt đầu tập luyện thể dục thể thao hoặc giai đoạn hồi phục sau tập luyện, cường độ vận động nhỏ, thời gian ngắn, mật độ đòi hỏi không cần quá cao. Khi cơ thể sản sinh sự thích ứng đối với một lượng vận động nhất định, thì sau đó kích thích của lượng vận động này đối với cơ sẽ trở thành nhỏ, do vậy cần gia tăng thời gian tập luyện và số lần tập luyện thích hợp, làm cho cơ thể sản sinh ra được những thích ứng, từ đó giúp cho trình độ vận động của bản thân được tăng lên.
- Nội dung tập luyện càng nên tuần tự tăng dần. Nội dung tập luyện càng cần tăng dần độ khó (từ đơn giản đến phức tạp), yêu cầu về các động tác nên từ dễ đến khó, từng bước tăng dần độ khó, trước hết nên xem xét đến các động tác đơn giản, dễ làm, dễ thực hiện, dễ có thể thu được hiệu quả tập luyện. Ở mỗi lần tập luyện cũng nên bắt đầu tập luyện từ những động tác đơn giản, cường độ không lớn, sau đó tăng dần độ khó động tác và lượng vận động. Trong tập luyện thể dục thể thao chỉ có thể tuân theo những quy luật phát triển cơ bản về tâm sinh lý của con người, căn cứ vào trạng thái sức khoẻ của bản thân, sắp xếp thích nghi một cách khoa học đối với lượng vận động và nội dung tập luyện mới có thể thu được hiệu quả cao trong tập luyện.
6. Tuân theo quy luật tự bảo vệ sức khoẻ.
Muốn đạt được hiệu quả tập luyện thật tốt bắt buộc phải tuân theo những quy luật khoa học trong tập luyện, đồng thời tăng cường sự giám sát của bản thân, bảo vệ sức khoẻ của bản thân. Khi tập luyện cần thực hiện tốt những hoạt động chỉnh lý chuẩn bị cho hoạt động, phải chú ý kiểm tra sức khoẻ định kỳ, an toàn vận động, đảm bảo vệ sinh tập luyện và những thói quen tốt về tập luyện khoa học, đặc biệt là đối với thời kỳ kinh nguyệt ở các nữ sinh viên, cần tăng cường sự chú ý và linh hoạt trong sắp xếp lượng vận động và nội dung tập luyện.
Tự bảo vệ sức khoẻ, tự giám sát bản thân trong tập luyện thể dục thể thao là vấn đề hết sức quan trọng. Tăng cường tự bảo vệ sức khoẻ có thể làm giảm bớt những chấn thương vận động không cần thiết. Tự theo dõi bản thân, có thể kịp thời nắm vững được những thông tin về tình trạng biến đổi cơ thể, mức độ mệt mỏi, tình trạng sức khoẻ, tình hình hoàn thành tốt kế hoạch và hiệu quả tập luyện, từ đó làm cho việc tập luyện càng có thêm tính xác thực. 

1. Làm tốt công tác chuẩn bị về thân thể và tâm lý.
Hoạt động thể dục thể thao và các hoạt động khác là không giống nhau. Trước khi tập luyện nhất định phải làm tốt công tác chuẩn bị về cơ thể và tâm lý. Hiểu rõ về tình trạng cơ thể bản thân, điều chỉnh tốt trạng thái tâm lý, điều quan trọng nhất là công tác chuẩn bị để hoạt động cực nhọc.
2. Chú ý trang phục tập luyện.
Yêu cầu cơ bản về y phục trong hoạt động thể dục thể thao là “gọn nhẹ”, trong khi vận động phải cố gắng hết mức có thể không mặc quá nhiều, để quần áo quá nặng ảnh hưởng đến năng lực vận động. Ngoài ra, trọng điểm phải là “tiện”. Khi lựa chọn trang phục nên lựa chọn những trang phục rộng rãi, nhẹ nhàng hoặc những trang phục có tính đàn hồi. Tốt nhất là những trang phục thể dục thể thao . Không nên chọn những trang phục quá chật vì nó sẽ hạn chế phạm vi hoạt động của khớp trong hoạt động, ảnh hưởng đến việc phát huy trình độ kỹ thuật, không thể đạt được mục đích tập luyện đã dự định. Khi xem và lựa chọn y phục tập luyện cần chú ý nguyên tắc “từ dầy đến mỏng”. Nên căn cứ vào tình trạng phát nhiệt của cơ thể trong quá trình vận động để cân nhắc việc cởi bỏ áo ngoài sau khi vận động, phải mặc quần áo ngoài kịp thời bởi lẽ vận động đã toát mồ hôi ra rất nhiều rất dễ dẫn đến cảm lạnh.
3. Chuẩn bị dụng cụ tập luyện.
Trước khi tiến hành tập luyện thể dục thể thao cần phải làm tốt công tác chuẩn bị dụng cụ tập luyện mà môn thể thao đó yêu cầu. 
VD: Như khăn mặt, nước uống, vật dụng hàng ngày…Chuẩn bị đầy đủ để tiến hành thật tốt.
4. Làm quen với dụng cụ sân bãi.
Trước khi tập luyện thể dục thể thao cần phải tiến hành xem xét, hiểu rõ về dụng cụ sân bãi tập luyện, đồng thời cần phải kiểm tra những dụng cụ sẽ sử dụng và sân bãi xem có vấn đề gì không, có phù hợp không, kiểm tra điều kiện bốn xung quanh xem có gì ảnh hưởng đến tập luyện hay không. Cố gắng giảm tới mức tối thiểu những sự kiện, vấn đề nảy sinh ngoài ý muốn trong quá trình tập luyện.
5. Tình hình thời tiết, khí hậu.
Tình hình thời tiết, khí hậu là một nhân tố không thể không chú ý trong tập luyện thể dục thể thao, điều kiện thời tiết, khí hậu tốt sẽ đảm bảo tốt cho tập luyện thể dục thể thao được tiến hành bình thường. Cần phải kịp thời nắm bắt điều kiện thời tiết trong quá trình tập luyện, cố gắng tránh tập luyện thể dục thể thao ở những khi nhiệt độ cao và tia hồng, tử ngoại mạnh để tránh việc phát sinh các hiện tượng cảm nắng và những chấn thương về da do tia hồng, tử ngoại quá mạnh tạo nên…Trong quá trình tập luyện. Ngoài ra, cần chú ý sự ảnh hưởng của mưa trong quá trình tập luyện. Trong những ngày mưa, cố gắng lựa chọn môn thể thao cho phép tập luyện trong nhà, để tránh những phát sinh như ốm, cảm lạnh…Do bị nhiễm nước mưa hay bị những chấn thương phát sinh trong quá trình tập luyện dưới trời mưa là do sân bãi trơn ướt gây ra. Đồng thời, cần phải đặc biệt chú ý việc tiến hành tập luyện thể dục thể thao trong đặc thù thời tiết lạnh. Hiểu rõ đặc điểm, chức năng cơ thể trong hoàn cảnh đặc thù, làm tốt công tác chuẩn bị phù hợp.
6. Khởi động.
Trước khi tiến hành những vận động tối đa, bắt buộc phải làm tốt những bài tập khởi động. Khởi động tốt có thể làm nâng cao sự hưng phấn của hệ thống trung khu thần kinh và khắc phục tính ỳ của chức năng các cơ quan nội tạng, cũng phòng ngừa được sự phát sinh chấn thương vận động, điều chỉnh tốt trạng thái vận động. Khi khởi động cần chú ý đặc điểm của môn thể thao sẽ tập luyện, coi trọng bộ phận hoạt động tương ứng, sau đó khởi động các khớp còn lại, làm cho trạng thái cơ thể tăng dần, đạt tới trạng thái vận động. Vì tiến hành vận động hãy làm tốt khởi động.
7. Các vấn đề trong vận động.
a. “Cực điểm” và “hô hấp lần hai”.
Trong khi chạy ở các cự ly trung bình và dài thường xuất hiện sau khi chạy một thời gian không lâu hiện tượng tức ngực, khó thở, cảm giác chân nặng, động tác không còn nhịp nhàng…Hiện tượng này gọi là “cực điểm”. “Cực điểm ” xuất hiện là do khi cơ thể chuyển đổi từ trạng thái tương đối ổn định sang trạng thái hoạt động kịch liệt, chức năng của trạng thái vận động đã chuyển hoá sang trạng thái làm việc, nhưng các cơ quan nội tạng (VD hệ thống hô hâp, hệ tuần hoàn…) tính ỳ vẫn cao trong thời gian ngắn không thể phát huy chức năng hoạt động ở mức độ cao nhất, khiến cho cơ thể thiếu Ôxy, một lượng lớn Axit lattíc và CO2 được tích tụ làm cho mối quan hệ giữa trung khu thần kinh thực vật và tủy sống bị thay đổi về nhịp điệu phối hợp, gặp phải tình trạng dừng tạm thời, do vậy mà xuất hiện “cực điểm”. Sau khi xuất hiện cực điểm chỉ cần giảm tốc độ chạy thích hợp, hít thở sâu, kiên trì với động tác chạy về trước thì những cảm giác không tốt do “cực điểm” tạo ra sẽ mất đi, động tác sẽ nhịp nhàng, nhẹ nhàng có lực trở lại, năng lực làm việc lại bắt đầu được nâng lên, hiện tượng này được gọi là “hô hấp lần hai”.
b. Chú ý tính hợp lý giữa lượng vận động và cường độ vận động .
Trong vận động cần phải chú ý tính hợp lý giữa lượng vận động và cường độ vận động. Căn cứ vào thực trạng cơ thể để xây dựng một kế hoạch vận động tương ứng, sắp xếp lượng vận động và cường độ vận động, khi bắt đầu không nên quá lớn để tránh việc phát sinh những chấn thương. Cũng không nên quá nhỏ, bởi nếu quá nhỏ sẽ không đạt được hiệu quả tập luyện, nên lựa chọn tập luyện với lượng vận động và cường độ vận động thích hợp. Khi xuất hiện tình trạng mệt mỏi nên điều chỉnh kế hoạch tập luyện, làm cho lượng vận động và cường độ vận động tương ứng với trạng thái cơ thể, như vậy sẽ có tác dụng tốt hơn đối với việc nâng cao sức khoẻ và thể chất người tập.
8. Thả lỏng.
Thả lỏng là một phương pháp tiêu giảm mệt mỏi, thúc tiến sự phục hồi thể lực của cơ thể. Thông thường mà nói, sau khi con người tham gia vào các hoạt động kịch liệt mà dừng hoạt động ngay lập tức thì sẽ khó có thể tránh khỏi việc phát sinh hiện tượng chóng mặt, bị ngất, thậm chí còn dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng khó lường. Do vậy, khi kết thúc các vận động, bắt buộc phải thực hiện các vận động thả lỏng, làm cho con người chuyển từ trạng thái vận động căng thẳng sang trạng thái tương đối yên tĩnh. Vấn đề, thông thường rất nhiều người không biết tính quan trọng của thả lỏng sau tập luyện, thường không coi trọng thả lỏng sau vận động do vậy khuyến cáo với mọi người: Sau vận động, đặc biệt là sau những vận động kịch liệt, nhất định phải tiến hành thả lỏng.
9. Tắm sau vận động.
Sau vận động không được tắm nước lạnh hoặc bơi lội. Sau những hoạt động kịch liệt, nhiệt độ cơ thể tăng cao, các huyết quản của cơ bắp và da đang giãn căng, lượng máu đang tăng cao, nếu tắm lạnh ngay sẽ làm cho huyết quản lập tức co lại, một mặt sẽ làm cho máu trở về tim tăng lên đột ngột, mặt khác làm cho cửa miệng của huyết quản thu nhỏ lại, sức cản tuần hoàn tăng lên gây những khó khăn cho tim co bóp, huyết áp sẽ tăng lên cao. Điều này rất bất lợi đối với sức khoẻ. Sau vận động, nên tiến hành tắm với nước ấm là một phương pháp tiêu trừ mệt mỏi đơn giản và dễ thực hiện nhất. Tắm nước ấm có thể thúc đẩy sự tuần hoàn của máu trong toàn thân, điều tiết sự lưu thông máu, tăng cường trao đổi chất, có lợi đối với việc vận chuyển các chất dinh dưỡng trong cơ thể và tiêu trừ các chất đào thải. Nước ấm vào khoảng 40- 44 độ C là thích hợp, thời gian tắm khoảng 10- 15 phút. 

BÀI 6: K Ế HOẠCH TẬP LUYỆN THỂ DỤC THỂ THAO
Bất luận xuất phát từ những công việc nào đều cần phải xác định rõ được tính mục đích và kế hoạch tỉ mỉ, tiến hành tập luyện thể dục thể thao cũng không nằm ngoài những yêu cầu trên. Tập luyện không có mục đích không có kế hoạch tất nhiên cũng có thể đem lại một số hiệu quả nhưng những hiệu quả đó rất thấp. Tập luyện thể dục thể thao được tiến hành dựa vào một kế hoạch nhất định có thể khắc phục được tính mù quáng và phiến diện trong tập luyện thể dục thể thao, có lợi trong việc nâng cao chất lượng thể dục thể thao cho việc hình thành các thói quen tốt trong cuộc sống.
- Một kế hoạch huấn luyện hoàn chỉnh bao gồm mục tiêu tập luyện, nội dung, phương pháp tập luyện, thời gian tập luyện…Đứng trên phương diện hình thức mà nói, kế hoạch huấn luyện gồm có: Kế hoạch huấn luyện năm, kế hoạch huấn luyện theo mùa, kế hoạch huấn luyện tháng và kế hoạch huấn luyện tuần… 
- Khi chế định kế hoạch tập luyện bắt buộc phải quán triệt toàn diện về các nguyên tắc cơ bản trong tập luyện, đồng thời cần những kế hoạch tập luyện phải đơn giản, rõ ràng, cụ thể, thực tế, trọng điểm.
- Việc tập luyện thể dục thể thao của sinh viên, trước hết cần phải có kế hoạch lâu dài, thời kỳ đang ở trong trường, cần nắm vững kỹ năng thể thao gì, cần làm cho trình độ thể thao của bản thân đạt đến mức độ nào, nâng cao sức khoẻ cơ thể đến mức độ nào…Cần phải có một kế hoạch tổng thể, mục tiêu tổng thể, căn cứ vào mục tiêu tổng thể này để xác định chỉ tiêu cụ thể của từng năm, từng học kỳ. Có như vậy, mới có thể nâng cao được hiệu quả.
- Việc xác định và thực thi kế hoạch tập luyện năm của cá nhân cần xác định được mục tiêu dự định. Xuất phát từ những điều kiện, tình hình thực tế về mặt thể chất, học tập, sinh hoạt của cá nhân, đồng thời cũng cần phải nỗ lực khảo sát tới các nhân tố sân bãi, dụng cụ khí hậu…Người chưa trải qua hệ thống tập luyện, việc xác định kế hoạch năm nên lấy việc phát triển toàn diện về sức mạnh cơ thể, tăng cường chức năng tim, phổi làm thành mục đích.
- Kế hoạch tập luyện tuần của cá nhân là một loại thường xuyên sử dụng nhất. Việc sắp xếp kế hoạch cụ thể, thông thường hay lấy kế hoạch tập luyện tuần làm đơn vị và bất cứ lúc nào cũng có thể lấy tình trạng thực tế để tiến hành điều chỉnh. Sắp xếp nội dung tập luyện nên chú ý tính khoa học và tính mục đích. Thông thường, nên sắp xếp tập luyện tốc độ và linh hoạt trước, tập luyện sức mạnh sắp xếp sau; sắp xếp các bài tập có cường độ nhỏ, lượng vận động nhỏ trước. Các bài tập có lượng vận động lớn, cường độ lớn sắp xếp sau, tập luyện kỹ thuật cần tiến hành từ đơn giản đến phức tạp, từ dễ đến khó, ngoài ra còn phải chú ý đến việc sắp xếp phối hợp tập luyện đối với chân và tay 

MỘT SỐ NGUYÊN TẮC CƠ BẢN 

TRONG TẬP LUYỆN THỂ DỤC THỂ THAO

MỤC TIÊU

- Nắm vững các nguyên tắc vệ sinh trong tập luyện thể dục thể thao (TDTT).

- Vận dụng trong quá trình tập luyện và thi đấu TDTT để phòng tránh những ảnh hưởng xấu, những chấn thương do tập luyện gây nên.

NỘI DUNG

Thể dục thể thao là một bộ phận của nền văn hóa xã hội, một loại hình hoạt động mà phương tiện cơ bản là các bài tập thể lực (thể hiện cụ thể qua cách thức rèn luyện thân thể) nhằm tăng cường thể chất cho con người, nâng cao thành tích thể thao, góp phần làm phong phú sinh hoạt văn hóa và giáo dục con người phát triển cân đối, hơp lý.

Giáo dục thể chất (GDTC) là một bộ phận của TDTT, là một trong những hoạt động cơ bản có định hướng rõ của TDTT trong xã hội; là một loại hình giáo dục mà nội dung chuyên biệt là dạy học vận động (động tác) và phát triển có chủ định các tố chất thể lực của con người. Như vậy, có thể coi sự phát triển thể chất của con người là một phần hệ quả của GDTC.

Để đạt được mục tiêu giáo dục thể chất (GDTC), các nhà sư phạm GDTC và những người tham gia tập luyện TDTT cần phải tuân theo những nguyên tắc về giáo dục học nói chung và GDTC nói riêng.

1. Nguyên tắc hệ thống:

Tập luyện thường xuyên, có hệ thống sẽ có tác dụng củng cố chắc chắn các động tác cũ, dễ dàng hơn trong tiếp thu, hoàn thiện và phát triển các bài tập mới. Khi ngừng tập luyện, các mối liên hệ phản xạ có điều kiện vừa được thành lập bị dập tắt, mức độ thích nghi, phát triển của các cơ quan và cơ bắp bị giảm xuống. Trong điều kiện này, khi tham gia tập luyện trở lại, người tập sẽ cảm thấy khó khăn hơn, dễ xảy ra chấn thương, hoặc mệt mỏi quá độ do phải gắng sức.

Tập luyện không thường xuyên sẽ không thể hình thành và củng cố chắc chắn các động tác cũng như phát triển các tố chất thể lực.

Nguyên tắc tập luyện thường xuyên, có hệ thống là nguyên tắc quan trọng trong GDTC, nhất là đối với tuổi học sinh. Đây cũng là nguyên tắc vệ sinh cơ bản trong luyện tập TDTT.

2. Nguyên tắc tập luyện tăng dần:

Nguyên tắc này chính là tăng dần liều lượng của các phương pháp tập luyện, đó cũng là điều kiện bắt buộc để tập luyện có hiệu quả.

Quá trình tập luyện phải đi từ dễ đến khó, từ nhẹ đến nặng, từ đơn giản đến phức tạp.

Trong quá trình tập luyện, các tố chất thể lực được phát triển dần dần từ buổi tập này sang buổi tập khác thông qua các bài tập được thực hiện từ dễ đến khó, từ nhẹ đến nặng, từ đơn giản đến phức tạp. Việc nâng dần lượng vận động là việc đặc biệt quan trọng trong huấn luyện TDTT cho lứa tuổi thiếu nhi, vì chức năng của các cơ quan trẻ phát triển chưa hoàn thiện và không đồng bộ. Chức năng hệ tim mạch và hệ hô hấp phát triển chậm hơn hệ vận động, hệ thần kinh phát triển chưa hoàn thiện, vì vậy cần có thời gian để các hệ thống cơ quan trong cơ thể thích ứng dần nên phải tập luyện tuần tự từng bước.

Tuân thủ nguyên tắc tập luyện này nhằm mục đích để cơ thể dần thích ứng được với khối lượng, cường độ vận động và các kĩ thuật động tác, do đó sẽ hạn chế được những ảnh hưởng xấu, các chấn thương do tập luyện gây nên.

Vi phạm nguyên tắc tập luyện tăng dần là vi phạm nguyên tắc sư phạm GDTC, và cũng là vi phạm một trong các nguyên tắc vệ sinh cơ bản trong tập luyện TDTT.

3. Nguyên tắc tập luyện theo đặc điểm cá nhân (nguyên tắc đối đãi cá biệt):

Đối đãi cá biệt không chỉ là nguyên tắc sư phạm mà còn là một trong các nguyên tắc vệ sinh tập luyện quan trọng. Việc lập chương trình tập luyện, kế hoạch và nội dung tập luyện phải căn cứ vào đặc điểm cá nhân cụ thể của người tập. Đó là những đặc điểm lứa tuổi, giới tính, tình trạng sức khỏe và mức độ phát triển thể chất.

* Căn cứ vào tình trạng sức khỏe người tập:

Nếu phương pháp tập luyện, lượng vận động không phù hợp với trạng thái sức khỏe người tập thì người tập sẽ luôn ở tình trạng gắng sức, mệt mỏi, vì vậy phải thường xuyên kiểm tra y học cho người tập trong quá trình tập luyện và thi đấu.

Kiểm tra y học trước tiên bao gồm việc kiểm tra bước đầu cho tất cả những người lần đầu tham gia tập luyện TDTT. Trên cơ sở các kết quả kiểm tra toàn diện về trạng thái sức khỏe, đặc điểm phát triển thể chất (đặc điểm thể hình và đặc điểm trạng thái chức năng các cơ quan), các nhà chuyên môn sẽ quyết định cho phép tập luyện và đề ra những định hướng ban đầu về nội dung và lượng vận động tập luyện.

Kiểm tra y học thường xuyên là điều kiện cần thiết, bắt buộc đối với việc tập luyện thể thao. Việc kiểm tra này sẽ cung cấp cho người tập và huấn luyện viên, giáo viên TDTT những thông tin cần thiết và quan trọng về trạng thái sức khỏe. Qua đó có thể đánh giá khách quan và chính xác hiệu quả tập luyện.

- Cần coi trọng phương pháp kiểm tra y học sư phạm trong quá trình huấn luyện để kịp thời điều chỉnh giáo án cho phù hợp.

- Trong huấn luyện thể thao, kiểm tra y học bao gồm cả tự kiểm tra của vận động viên (VĐV). Sự theo dõi thường xuyên của VĐV về tình trạng sức khỏe của bản thân sẽ bổ sung những thông tin cần thiết cho các nhà chuyên môn có cơ sở để phân tích các phương pháp huấn luyện, đánh giá những biến đổi và tình trạng sức khỏe, trạng thái chức năng của VĐV.

Phân tích, tổng hợp kết quả của các hình thức kiểm tra y học cho phép chúng ta có thể điều khiển có hiệu quả quá trình tập luyện, và chỉ có như vậy mới đảm bảo được ý nghĩa tăng cường sức khỏe của TDTT.

* Căn cứ vào đặc điểm giới tính:

Do đặc điểm cấu tạo giải phẫu và chức năng sinh lý ở nam và nữ khác nhau nên nội dung tập luyện áp dụng cho nam và nữ cũng phải phù hợp với đặc điểm giới tính.

* Căn cứ vào lứa tuổi:

Ở mỗi một lứa tuổi, sự phát triển cơ thể có những đặc điểm riêng nên nội dung tập luyện áp dụng cho từng lứa tuổi phải phù hợp với đặc điểm phát triển cơ thể của lứa tuổi đó.

1. Sắp xếp thời gian hợp lí

Mọi người thường cho rằng thời điểm tốt nhất để luyện tập thể dục thể thao là buổi sáng, vì nó sẽ giúp cơ thể tràn đầy năng lượng cho cả ngày. Nhưng thực tế, sáng sớm không phải thời gian thích hợp nhất cho luyện tập, thời gian tốt nhất là 3 - 5 giờ chiều. Ngoài những bạn là vận động viên, đa số các bạn khác đều học tập hay làm việc vào thời gian này nên không thể tuân thủ theo giờ vàng cho việc rèn luyện sức khoẻ, vậy thì các bạn cũng có thể tập luyện nhẹ nhàng vào khoảng 8 giờ tối để đạt hiệu quả tốt nhé.

2. Thở đúng cách

Trong thời gian luyện tập, hít thở đúng cách là điều vô cùng quan trọng, điều đó có thể làm tăng hiệu quả của việc tập luyện. Cụ thể là dùng lực hít vào, hít thật sâu rồi thở ra từ từ cho hết một hơi rồi lại tiếp tục hít sâu vào như trước. Việc hít vào thở ra tưởng như đơn giản nhưng cũng cần phải tập cho quen đấy!

3. Thiết bị tập luyện

Các thiết bị tập luyện thường đem lại hiệu quả khá tốt, trong đó thứ được ưa chuộng thường là quả tạ. Đừng có coi thường những quả tạ nhỏ nhé, vì nó giúp sức cho bạn nhiều đến bất ngờ. Bạn có thể luyện tập bắp tay, cổ tay, các cơ ngực, bụng… Tập luyện thật chăm chỉ đi nào, kết quả đáng để bạn phải ngạc nhiên đấy.

4. Tần suất luyện tập

Trên thực tế, bạn rất khó lòng tập luyện đều đặn mỗi ngày, thay vì tập thể dục buổi có buổi không, các bạn có thể cố định tập luyện cách ngày 3 lần/ tuần (hãy nhớ là dành ngày cuối tuần để nghỉ ngơi nhé). Nếu như vẫn không thực hiện được đều đặn như vậy, các bạn có thể tập ở mức 2 lần/ tuần nhưng không được ít hơn nữa đâu đấy. Chế độ tập luyện có thể nặng hơn một chút, tăng buổi nếu như bạn đang có kế hoạch giảm béo.

5. Luyện tập cho hai vai

Việc luyện tập cho đôi vai vô cùng cần thiết, điều này không chỉ làm tăng sức mạnh mà còn tăng tính linh hoạt của hai vai nữa. Ngoài những bài luyện tập cho vai, các bạn có thể thử bài tập như sau: Đưa hai tay ra phía trước, tay phải nắm vào cổ tay trái, đẩy tay ra phía trước, sang trái phải, ra đằng sau. Khi nào bạn thấy tay mình như bị kéo dãn, mỏi lắm rồi thì mới nghỉ thư giãn nhé! Chúc bạn trở thành một bờ vai chắc chắn của ai đó.

 Nguyên tắc thứ nhất : Nguyên tắc hệ thống

Đây  là nguyên tắc cần phải tuân thủ nghiêm ngặt nhất. Trước khi bắt đầu tập  ta phải tiến hành tập các động tác khởi động để làm nóng vì khi đó cơ  thể đang ở trạng thái tĩnh nếu ta tập liền mà không khởi động, buộc cơ  thể phải chuyển sang trạng thái động thì cơ thể sẽ tự tiết ra một loại  hoocmôn làm ngưng trệ tất cả các cơ lại rất dễ dẫn đến việc bị chuột  rút, tê liệt,.. Sau khi tập luyện xong ta cũng phải từ từ thư giãn để  đưa cơ thể về trạng thái tĩnh.

- Nguyên tắc thứ hai : Nguyên tắc tự giác và tích cực (nguyên tắc khó thực hiện nhất)

Cuộc  sống hàng ngày luôn có những việc phát sinh bất ngờ, ví như bạn ngủ dậy  muộn, một công việc đột xuất hay được bạn bè rủ đi chơi... và bạn không  thể tập một vài buổi. Điều tối quan trọng là đừng để một vài buổi đó  biến thành cả tuần lễ không luyện tập. Thói quen tập luyện rất khó để  tạo ra, song lại rất dễ mất đi. Hãy quyết định thật nghiêm túc là "phải  tập thể dục" và không viện bất kỳ lý do gì để bỏ tập.

( Nếu có thể  duy trì việc tập luyện thể dục vào một giờ nhất định trong ngày - trong  khoảng 3 tuần, thì việc tập luyện sau đó sẽ không còn khó khăn nữa.

Một buổi tập gây hứng thú sẽ mang lại cho ta kết quả tốt hơn so với buổi tập khô khan, nặng nề và bắt buộc ).

- Nguyên tắc thứ ba: Nguyên tắc tập luyện tăng dần theo nhu cầu

Tập  luyện TDTT là một quá trình lâu dài do đó cần tập những động tác dễ,  đơn giản trước sau đó tùy vào khả năng của cơ thể mà nâng dần cường độ  lên.

Trong giai đoạn đầu tập luyện sẽ có một số bắp cơ bị đau và  đó là chuyện bình thường. Tuy nhiên, chúng sẽ nặng hơn nếu ta không quan  tâm đến nó. Do vậy, nên bắt đầu tập từ từ để tránh chấn thương. Ta có  thể bắt đầu sự luyện tập khi thấy cơ thể mình khỏe mạnh. ( Tập chậm tốt  hơn là tập quá nhanh). Nên tập thong thả, nhẹ nhàng, không gây đau tập  đúng động tác, kết hợp thở sâu, nhịp nhàng, nâng dần mức độ tập luyện để  tăng cường tính linh hoạt của các khớp, tăng cường sức mạnh và sự dẻo  dai của các khối cơ.  

- Nguyên tắc thứ tư : Nguyên tắc dinh dưỡng và vệ sinh

Chúng  ta thường nhầm tưởng rằng uống nước sẽ gây chuột rút? Ngược lại, chuột  rút chính là dấu hiệu của... mất nước. Uống nước đủ sẽ giúp cho cơ thể  tránh được hiện tượng bị chuột rút. Khi tập luyện, cơ thể ra nhiều mồ  hôi vì sản sinh nhiều nhiệt hơn; nước sẽ giúp hạ nhiệt và bù lại lượng  dịch thể hao hụt. Nếu không kịp thời bổ sung nước, cơ thể sẽ lâm vào  tình trạng rối loạn, mệt mỏi hoạt động cơ bắp giảm hiệu suất và xuất  hiện chuột rút

Chế độ ăn uống thích hợp trước khi tập luyện hay  thi đấu có thể giúp tăng sức dẻo dai. Không nên nhịn ăn trước buổi tập,  nếu ăn uống đầy đủ sẽ cảm thấy khỏe khoắn và ít mệt mỏi hơn. Tuy nhiên,  nếu ăn uống ngay sát buổi tập hay thi đấu thì sẽ có nguy cơ bị buồn nôn  hay chuột rút .

Trang thiết bị, sân bãi, dụng cụ luyện tập, vệ sinh, ánh sáng, .. cũng phải đảm bảo.



Câu 2: Vai trò của Giáo dục thể chất trong mục tiêu đào tạo và phát triển con người toàn diện ? 



Định nghĩa Giáo dục thể chất:  GDTC là một quá trình sư phạm nhằm mục đích tăng cường, bồi dưỡng kiến  thức và bảo vệ sức khỏe giúp phần hoàn thiện nhân cách và nâng cao các  kỹ năng vận động cần thiết của mỗi cá nhân trong cụộc sống, phát triển  thể lực, góp phần rèn luyện các phẩm chất đạo đức (hành động tập thể,  tính tích cực, kỷ luật, sáng tạo), ý chí và lối sống lành mạnh, giúp cho  học sinh, sinh viên có đầy đủ mọi điều kiện bước vào cuộc sống lao  động.



Giáo dục thể chất trong nhà trường đóng một vị trí  quan trọng trong việc giáo dục con người phát triển toàn diện các mặt  về: Đức-Trí-Thể-Mỹ..một mặt góp phần tích cực chuẩn bị nguồn nhân lực  phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, mặt khác là môi trường  thuận lợi và giàu tiềm năng để phát hiện và bồi dưỡng tài năng thể thao  cho đất nước.

Những tác động của GDTC đến con người về các mặt :

-Đạo đức :  tập luyện thể dục thể thao cũng có ảnh hưởng đến đạo đức của chúng ta.  Lòng kiên trì được trau dồi trong quá trình tập luyện sẽ giúp ta rất  nhiều trong cuộc sống . Khi phải đối mặt với những khó khăn ta sẽ không  chùn bước mà sẽ kiên nhẫn tìm giải pháp để vượt qua chúng.

Ngoài  ra tập luyện thể thao còn giúp chúng ta có một lối sống lành mạnh (không  hút thuốc, không tệ nạn xã hội,..) có cách cư xử giao tiếp, văn minh,  lịch sự, hoà đồng với bạn bè, tăng cường tình đoàn kết và tinh thần tập  thể.

Chúng ta thấy trên sân cỏ khi một vận động viên của đối  phương ngã nằm trên sân thì cầu thủ của đội kia đá bóng ra ngoài sân, để  cho bộ phận y tế vào chăm sóc, đó là một hành vi cao thượng. fairplay. Ý  nghĩa của các môn thể dục, thể thao rất lớn, nó rèn luyện về trí tuệ,  về thể lực, phát triển về nhân cách. Nhưng bên cạnh đó nó còn rèn luyện  về bản lĩnh của con người.

-Trí lực : đây là điều  đặc biệt vì tập thế thao còn giúp tăng cường trí thông minh. Theo các  nhà khoa học hoạt động thể chất giúp tạo ra các tế bào não mới trong khu  vực liên quan tới trí nhớ.  Khi chơi thể thao chúng ta sẽ cảm thấy đầu  óc thư thái hơn, tâm lý thoải mái và có những giây phút thực sự sảng  khoái, giảm bớt stress từ đó tăng khả năng tiếp thu kiến thức trên lớp.

-Thể lực: Đây chính là mục tiêu cơ bản của môn giáo dục thể chất.

Chắc  chắn ai cũng biết rằng tập thể thao là để nâng cao sức khỏe. Khi sức  khoẻ được nâng cao thì sức đề kháng với bệnh tật (bệnh cảm, bệnh  Parkinson, bệnh giảm trí nhớ, bệnh tim mạch,bệnh thoái hóa cột sống,...)  cũng sẽ được nâng lên và tuổi thọ được tăng lên. Chúng ta có rất nhiều  tấm gương. Ngay như Bác Hồ bận rộn như vậy nhưng sáng nào Bác cũng tập  thể dục. Sức khoẻ không phải là cơ bắp, không phải rèn luyện để có cơ  bắp to, không phải rèn luyện để có thành tích cao, mà là làm thế nào để  có một sức khoẻ tiềm tàng.

Tập luyện là biện pháp quan trọng giúp  cơ thể tiêu hao năng lượng, tránh được sự tích lũy lượng mỡ thừa trong  cơ thể. Duy trì hoạt động thể lực đều đặn sẽ không bị béo phì, nó còn  giúp cải thiện hoạt động của tim, phổi, cơ bắp, nâng cao sự uyển chuyển  của cơ thể, làm cho tinh thần hoạt bát nhanh nhẹn, sảng khoái, tránh  được stress từ đó tăng sức đề kháng của cơ thể. Nếu bạn cho là mình khỏe  mạnh và không màng tới bất cứ bài tập thể dục nào thì năm tháng trôi  qua, nguy cơ ốm đau bệnh tật của bạn chẳng kém người hút trên 10 điếu  thuốc lá mỗi ngày.

-Thẩm mĩ : chơi thể thao cũng  giúp chúng ta có một phần phẩm chất nghệ sĩ, một tình yêu đối với cái  đẹp, tình yêu con người và cuộc sống. giàu khả năng cảm xúc, lĩnh hội  thế giới thông qua cảm xúc, giúp con người phát triển hài hoà trên tất  cả các mặt tư duy logic, tạo điều kiện để con người phát triển toàn  diện.

Trên cơ sở đó hình thành cho học sinh, sinh viên thái độ tôn  trọng, yêu quý, giữ gìn bảo vệ cái đẹp chân chính, lành mạnh, văn minh,  đồng thời hình thành cho ta thái độ không khoang nhượng trước những  biểu hiện vô cảm thiếu trung thực, thiếu văn hoá hoặc trước những hành  động tiêu cực trong thể thao nói riêng , trong cuộc sống của con người  và xã hội nói chung.





Qua những phân tích trên,  chúng ta có thể khẳng định được vai trò rất quan trọng của Giáo dục thể  chất trong trường học trong việc đào tạo học sinh, sinh viên thành một  nguồn nhân lực phát triển toàn diện, với những con người có đạo đức, tri  thức, sửa khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc  lập dân tộc và CNXH, chủ động học tập và rèn luyện để góp phần làm rạng  rõ non sông đất nước Việt Nam.

Đề cƣơng Giáo Dục Thể ChấtTrƣờng Cao Đẳng Công Nghiệp Cao Su5Bài 1:  LÝ THUYẾT NHẬP MÔNMỤC ĐÍCH,YÊU CẦU MÔN HỌC1. Mục đích   Làm cho học sinh có một số hiểu biết cần thiết và nhận thức đúng về mônhọc.2. Yêu cầu Nhận biết đƣợc ý nghĩa, tác dụng của TDTT đối với sức khoẻ con ngƣời đặc biệt với học sinh trung cấp chuyên nghiệp, từ đó tích cực học tập và tham gia các hoạt động thể thao ngoài giờ

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: