Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

giao an dia ly 11111111

TPPCT: 22

BÀI 9. NHẬT BẢN ( TT )

TIẾT 2. CÁC NGÀNH KINH TẾ VÀ CÁC VÙNG KINH TẾ.

----------&----------

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:   Sau bài học, HS cần nắm rõ và trình bài được.

1/ Kiến thức:

Trình bày và giải thích được sự phát triển và phân bố của những ngành kinh tế chủ chốt của Nhật Bản.

Trình bày và giải thích được sự phân bố của một số ngành kinh tế ở Hônsu, Kiuxiu…

Ghi nhớ một số địa danh…

2/ Kĩ năng:

Rèn luyện kĩ năng đọc bản đồ kinh tế.

Rèn luyện kĩ năng khai thác và xử lí các nguồn thông tin từ các ô chữ và bảng số liệu, biểu đồ để rút ra kiến thức cần thiết.

3/ Thái độ:

Nhận thức được con đường phát triển kinh tế thích hợp của Nhật Bản.

Từ đó liên hệ để thấy được sự đổi mới phát triển kinh tế hợp lí của nước ta.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

bản đồ kinh tế Nhật Bản.

III. CÁC KĨ NĂNG SỐNG ĐUỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI:

Phản hồi/ lắng nghe tích cực; trình bày suy nghĩ/ ý tưởng (HĐ 1, 2)

Tìm kiếm và xử lí thông tin, suy ngẫm/ hồi tưởng, liên hệ (HĐ1, 2)

IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1/ Ổn định lớp:kiểm tra sỉ số

2/ Kiểm tra bài cũ:  

1/ Hãy nêu những đặc điểm về vị trí địa lí của Nhật Bản? Có thuận lợi gì cho Nhật Bản phát triển kinh tế?

2/ Hãy nêu những đặc điểm về điều kiện tự nhiên của Nhật Bản? Có thuận lợi gì cho Nhật Bản phát triển kinh tế?

3/ Hãy nêu những đặc điểm về dân cư của Nhật Bản? Có thuận lợi gì cho Nhật Bản phát triển kinh tế?

4/ Hãy nêu những đặc điểm, nguyên nhân về tình hình phát triển kinh tế của Nhật Bản?

3/ Vào bài mới:  

Giới thiệu bài mới: 

TGHOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒKIẾN THỨC CƠ BẢN CỦA BÀI  

Hoạt động 1: Tìm hiểu các ngành kinh tế của Nhật Bản.

CH: Hãy nêu đặc điểm ngành công nghiệp của Nhật Bản?

CH: Giải thích tại sao Nhật Bản có khả năng phát triển cả những ngành không có lợi thế về tài nguyên?

CH: Hãy nêu sự phân bố các ngành công nghiệp của Nhật Bản?

CH: Hãy nêu những đặc điểm của ngành dịch vụ Nhật Bản?

CH: Ngành dịch vụ có cơ cấu và phân bố như thế nào?

CH: Ngành dịch vụ có vị trí như thế nào trên trường quốc tế?

CH: Hãy nêu những đặc điểm của ngành nông nghiệp Nhật Bản?

CH: Hãy nêu những đặc điểm về cơ cấu cây trông, vật nuôi, đánh bắt thuỷ sản của Nhật bản?

HS: Tìm hiểu SGK trao đổi, thảo luận nhóm à Đại diện nhóm lên báo cáo kết quả.

GV: Nhận xét, bổ sung à Chuẩn hoá kiến thức.I..CÁC NGÀNH KINH TẾ:

1/ Công nghiệp:

- Nhật Bản là cường quốc công nghiệp, có giá trị sản lượng công nghiệp đứng thứ hai thế giới sau Hoa Kì.

- Tỉ trọng: chiếm 31% GDP.

- Cơ cấu: bao gồm nhiều ngành sản xuất truyền thống và hiện đại chiếm tỉ trọng lớn như: người máy, tàu biển, ô tô, tivi, thép, máy ảnh, sản xuất điện, điện tử, dệt…

- Phân bố: Các trung tâm công nghiệp phân bố chủ yếu ở ven biển đặc biệt là Thái Bình Dương, mức tập trung cao nhất là ở đảo Hônsu.

2/ Dịch vụ:

- Là khu vực kinh tế quan trọng, chiếm 68% GDP năm 2004.

- Cơ cấu: thương mại, tài chính ngân hàng, giao thông vận tải.

- Phân bố: khấp nơi trên thế giới.

+ Nhật Bản đứng thứ 4 thế giới về thương mại.

+ Nhật Bản có ngành tài chính ngân hàng đứng hàng đầu thế giới.

+ Có ngành giao thông vận tải đứng thứ 3 thế giới, có các cảng lớn như: Cô-bê, I-ô-cô-ha-ma, Tô-ki-ô, Ô-xa-ca…

3/ Nông nghiệp:

- Có vai trò thứ yếu trong nền kinh tế Nhật Bản.

- Đất nông nghiệp ít chiếm chưa đầy 14% diện tích lãnh thổ.

- Cơ cấu: trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản.

+ Lúa gạo là cây trồng chủ yếu, chiếm 50% diện tích canh tác.

+ Chăn nuôi: tương đối phát triển, các vật nuôi chính là bò, lợn, gà…

+ Thuỷ sản: sản lượng đánh bắt hang năm lớn nhưng đang có xu hướng giảm, các loại thuỷ sản có thế mạnh như: tôm, sò, ốc, rau câu, trai ngọc…  

Hoạt động 2: Tìm hiểu các vùng kinh tế của Nhật Bản.

CH: Hãy nêu những nét cơ bản của vùng kinh tế Hôn-su?

CH: Hãy nêu những đặc điểm của vùng kinh tế Kiu-xiu?

HS: Tìm hiểu SGK trao đổi, thảo luận nhóm à Đại diện nhóm lên báo cáo kết quả.

GV: Nhận xét, bổ sung à Chuẩn hoá kiến thức

CH: Hãy nêu những nét cơ bản của vùng kinh tế Xi-cô-cư?

CH: Hãy nêu những đặc điểm của vùng kinh tế Hô-cai-đô?

HS: Tìm hiểu SGK trao đổi, thảo luận nhóm à Đại diện nhóm lên báo cáo kết quả.

GV: Nhận xét, bổ sung à Chuẩn hoá kiến thức.II..CÁC VÙNG KINH TẾ:

1/ Vùng Hônsu:

- Diện tích lớn nhất, số dân đông nhất, kinh tế phát triển nhất, có thủ đô Tô-ki-ô.

- Vùng phía Đông Nam và phía Nam đảo là nơi tập trung các trung tâm công nghiệp lớn nhất của Nhật Bản: Tô-ki-ô, Ô-xa-ca, I-ô-cô-ha-ma, Ki-ô-tô, Na-gôi-a..

2/ Vùng Kiuxiu:

- Phát triển công nghiệp nặng, đặc biệt là khai thác và luyện tháp.

- Các trung tâm công nghiệp lớn là: Phu-ca-ô-ca, Na-ga-xa-ki.

- Phía Đông Nam trồng nhiều cây công nghiệp và cây ăn quả.

3/ Vùng Xicôcư:

- Nông nghiệp đóng vai trò chính trong hoạt động kinh tế.

4/ Vùng Hôcaiđô:

- Rừng bao phủ phần lớn diện tích, dân cư thưa thớt.

- Công nghiệp khai thác than đá, quặng sắt, luyện kim đen, khai thác và chế biến gỗ, sản xuất giấy…

- Các trung tâm công nghiệp lớn: Xa-pô-rô, 

Cu-si-rô. 

4/ Kiểm tra, đánh giá:  

1/ Hãy nêu đặc điểm ngành công nghiệp của Nhật Bản?

2/ Hãy nêu những đặc điểm của ngành dịch vụ Nhật Bản?

3/ Hãy nêu những đặc điểm của ngành nông nghiệp Nhật Bản?

4/ Hãy nêu những nét cơ bản của các  vùng kinh tế Nhật Bản?

5/ Ngành công nghiệp chiếm 40% giá trị công nghiệp xuất khẩu của Nhật Bản là?

a/ Công nghiệp điện tử.b/ Công nghiệp chế tạo.

c/ Công nghiệp dệt.d/ Xây dựng và công trình công cộng.

6/ Nhật bản chiếm khoảng 60% trong tổng số.

a/ Tàu biển xuất khẩu của thế giới.b/ Xe gắn máy, rô bốt thế giới.

c/ Sản xuất công nghệ tin học của thế giới.d/ Ô tô sản xuất của thế giới.

5/ Dặn dò về nhà:  

Soạn bài mới trước ở nhà theo trình tự các phần trong SGK và câu hỏi ở cuối bài. 

6/ Bổ sung, rút kinh nghiệm qua tiết dạy:

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

TPPCT: 23

BÀI 9. NHẬT BẢN ( TT )

TIẾT 3. THỰC HÀNH: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG 

KINH TẾ ĐỐI NGOẠI CỦA NHẬT BẢN

----------&----------

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:   Sau bài học, HS cần nắm rõ và trình bài được.

1/ Kiến thức:

- Hiểu được đặc điểm kinh tế đối ngoại của Nhật Bản và tác động của chúng đến sự phát triển kinh tế.

2/ Kĩ năng:

- Rèn luyện kĩ năng phân tích thông tin.

3/ Thái độ:

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

Một số tài liệu tham khảo…

III. CÁC KĨ NĂNG SỐNG ĐUỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI:

Phản hồi/ lắng nghe tích cực; trình bày suy nghĩ/ ý tưởng (HĐ 1, 2,3)

Tìm kiếm và xử lí thông tin, suy ngẫm/ hồi tưởng, liên hệ (HĐ1, 2, 3)

IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1/ Ổn định lớp: kiểm tra sỉ số

2/ Kiểm tra bài cũ:  

1/ Hãy nêu đặc điểm ngành công nghiệp của Nhật Bản?

2/ Hãy nêu những đặc điểm của ngành dịch vụ, nông nghiệp của Nhật Bản?

3/ Hãy nêu những nét cơ bản của các  vùng kinh tế Nhật Bản?

3/ Vào bài mới:  

Giới thiệu bài mới: GV giới thiệu bài thực hành.

TGHOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒKIẾN THỨC CƠ BẢN CỦA BÀI  

Hoạt động 1:   GV gọi HS đọc yêu cầu bài thực hành, GV ghi lên bảng.I..YÊU CẦU BÀI THỰC HÀNH:

- Phân tích vai trò hoạt động kinh tế đối ngoại của Nhật Bản với sự phát triển kinh té dựa vào các số liệu đã cho.  

Hoạt động 2: Hướng dẫn yêu cầu bài thực hành.

CH: Yêu cầu HS đọc yêu cầu bài thực hành.

CH: Yêu cầu HS phân tích bản số liệu: B9.5, B9.6, B9.7?

CH: Dựa vào SGK và hiểu biết làm rõ một số vấn đề về Nhật Bản?

HS: Tìm hiểu SGK trao đổi, thảo luận nhóm à Đại diện nhóm lên báo cáo kết quả.

GV: Nhận xét, bổ sung à Chuẩn hoá kiến thức.II..HƯỚNG DẪN LÀM BÀI THỰC HÀNH:

1/ Đọc các ô thông tin:

2/ Phân tích các bảng số liệu:

- B9.5: Cơ cấu ngoại thương của Nhật Bản.

- B9.6: Xuất và nhập khẩu qua một số năm.

- B9.7: Tình hình viện trợ chính phủ (ODA) của Nhật Bản so với các nước G7.

3/ Dựa vào cơ sở SGK, và một số hiểu biết về Nhật Bản để làm rõ:

- Kinh tế đối ngoại của Nhật Bản bao gồm những hoạt động nào?

- Hoạt động kinh tế đối ngoại của Nhật Bản có nét gì nổi bật?

- Những đặc điểm đó có tác động như thế nào đến sự phát triển kinh tế của Nhật Bản?  

Hoạt động 3: Tiến hành làm yêu cầu bài thực hành.

CH: Kinh tế đối ngoại của Nhật Bản bao gồm những hoạt động nào?

CH: Kinh tế đối ngoại của Nhật Bản có đặc điểm gì nổi bật?

CH: FDI, ODA là gì?

CH: Kinh tế đối ngoại của Nhật Bản có tác động như thế nào đối với sự phát triển kinh tế của Nhật Bản?

HS: Tìm hiểu SGK trao đổi, thảo luận nhóm à Đại diện nhóm lên báo cáo kết quả.

GV: Nhận xét, bổ sung à Chuẩn hoá kiến thức.III..TIẾN HÀNH LÀM BÀI THỰC HÀNH:

1/ Kinh tế đối ngoại của Nhật Bản bao gồm:

- Hoạt động thương mại: Xuất và nhập khẩu.

- Đầu tư ra nước ngoài: gồm FDI và ODA.

- Một số hoạt động khác.

2/ Đặc điểm hạot động kinh tế đối ngoại của Nhật Bản:

+ Xuất: chủ yếu là sản phẩm công nghiệp chế biến. Kim ngạch xuất đang có xu hướng tăng lên..

+ Nhập: chủ yếu nhập nguyên liệu công nghiệp. Kim ngạch nhập cũng có xu hướng tăng lên.

+ FDI: tranh thủ tài nguyên, sức lao động, tái xuất trở lại trong nước.

+ ODA: Tích cực viện trợ để góp phần cho sự phát triển kinh tế của Nhật Bản vì thế xuất khẩu vào các nước này cảu Nhật Bản tăng nhanh.

3/ Tác động đến sự phát triển kinh tế của Nhật bản:

- Thúc đẩy nền kinh tế trong nước phát triển mạnh.

- Nâng cao vị thế của Nhật Bản trên trường quốc tế. 

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro