GIAO AN CHIEU TOI
Tuần: Tiết: Đọc văn: CHIỀU TỐI (Mộ - Trích "Nhật kí trong tù") (1 tiết) - Hồ Chí Minh - (Ngày soạn Ngày dạy: ) A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Hướng dẫn học sinh: 1. KT: - Cảm nhận được bức trạnh thiên nhiên và bức tranh cuộc sống thanh bình yên ả lúc chiều muộn. Từ đó thấy được vẻ đẹp của tâm hồn HCM: trong bất cứ tình huống nào cũng hướng về sự sống, ánh sáng và tương lai, chủ nghĩa lạc quan gắn liền với lòng nhân ái - Cảm nhận được bút pháp tả cảnh ngụ tình vừa cổ điển vừa hiện đại của bài thơ. 2. KN: - Biết đọc hiểu 1 văn bản đặt trong chỉnh thể toàn tập thơ. 3. TĐ: - Yêu mến, trân trọng sự nghiệp văn học của NAQ - HCM B. CHUẨN BỊ: - GV: +SGK, SGV. - HS: + SGK +Giáo án. + Bài soạn. + Sưu tập một số dạng đề liên quan đến bài học. C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC GIỜ HỌC. I. Ổn định tổ chức lớp. II. Nội dung bài mới. Hoạt động của GV - HS Hoạt động 1: Tìm hiểu phần I: hoàn cảnh sáng tác và bố cục bài thơ. - Hs đọc tiểu dẫn. ? bài thơ ra đời trong h/c' nào ? ? Chia bố cục cho bài thơ? Hoạt động 2: Tìm hiểu văn bản. - Gọi 1 HS đọc bài. ? Bức tranh thiên nhên ở đây được miêu tả như thế nào? Có những h/a' nào được đón nhận? ? H/a' cánh chim cũng là chất liệu quen thuộc của thi ca. Tìm những câu thơ có h/a' này? ? Đọc lại câu 2, so sánh nguyên tác với bản dịch? ? Vậy h/a' chòm mây gợi gì? ? Hai câu sau có sự vận động rõ rệt về hình tượng thơ, về tư tưởng và nghệ thuật. Hãy làm sáng tỏ điều đó? ? Vì sao em biết có sự vận động từ chiều tối đến tối hẳn? ? Bình chữ "hồng"trong bài. ? Em có N/x gì về sự vận động này trong tư tưởng và thế giới nghệ thuật thơ của t/g? Hoạt động 4: Tổng kết bài ? Khái quát những nội dung chính của bài thơ. Nội dung cần đạt I. Hoàn cảnh sáng tác và bố cục bài thơ. - H/cảnh: +lấy cảm hứng từ 1 cuộc chuyển lao từ Tĩnh Tây đi Thiên Bảo. + T/gian: chiều đang chuyển dần sang tối. NKTT có nhiều bài thơ viết về t/gian. Đây là bài thơ tuyệt bút về chủ đề đó. (Đọc Chiều tối, chúng ta không những thấy được cảm nhận của Bác mà còn hiểu được dòng tâm trạng của thi nhân trong bước lưu chuyển của t/gian, trong nhịp sống của c/đời). - Bố cục: + 2 câu đầu: Bức tranh thiên nhiên + 2 câu sau: bức tranh cuộc sống. → Sự vận động của tư tưởng và nghệ thuật thơ. II. Đọc - hiểu văn bản. 1. Hai câu đầu. - Bức tranh thiên nhiên: Cảnh rừng vào chiều tối, a/sáng ban ngày đang lụi dần đến khi tắt hẳn. + H/a' cánh chim: * Dấu hiệu t/gian: chiều muộn. * Gợi cảm giác về 1 chốn nghỉ ngơi, ddaonf tụ, ấm cúng. → Cảm giác cô đơn, nhớ quê. * Chim mỏi: Cánh chim mang tâm trạng, đó là tâm trạng người tù gán cho cảnh vật một cách tự nhiên. → Bút pháp gợi. Liên hệ: Chim bay về núi tối rồi (ca dao) Chim hôm thoi thót về rừng (Truyện Kều) Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi (Bà Huyện Thanh Quan) Chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiều sa...(Huy Cận)... Đó đều là những cánh chim chiều, chở nặng tâm trạng. + H/a' chòm mây cô đơn (Nghĩa câu thơ: chòm mây cô đơn, lẻ loi trôi chầm chậm qua lưng trời - 2 chữ mạn) Gợi: * Cảnh hoàng hôn, dễ buồn dễ nhớ. * Cảm giác buồn vắng cô đơn. Liên hệ: Trong thơ xưa cũng nói nhiều đến chòm mây và cảnh hoàng hôn: Chúng điểu cao phi tận Cô vân độc khứ nhàn (Độc tọa Kính Đình sơn - Lí Bạch) Mây biếc về đâu bay gấp gấp (XD) Nhật mộ hương quan hà xứ thị (Thôi Hiệu) Trời chiều bảng lảng bóng hoàng hôn (Bà huyện Thanh Quan) Nay hoàng hôn nữa lại mai hôn hoàng (Nguyễn Du)... - Tâm trạng: 2 câu thơ gợi một nỗi buồn man mác, cô đơn, bâng khuâng, nhưng đó là nỗi buồn thời đại, buồn lành mạnh. → Phong vị cổ điển, chỉ bằng 2 nét vẽ, cảnh trời chiều đã hiện lên hết sức sống động. → Bút pháp chấm phá như ghi lấy linh hồn tạo vật. → Hai câu thơ tả cảnh mà mở ra cả một không gian tâm trạng. cảnh buồn, người buồn. Nhưng trong nỗi buồn chiều muộn có một k/vọng tự do ẩn kín trong đôi mắt dõi theo cánh chim lẫn mây giữa bầu trời rộng. 2. Hai câu sau. - Sự vận động của: + Điểm nhìn nghệ thuật: Từ xa - gần, từ trên trời xuống đất. + Vận động của t/gian: Từ chiều tối - tối hẳn. T/gín dần trôi theo vòng quay của chiếc cối xay ngô. → Nghệ thuật liên hoàn bắc cầu (Ma bao túc - bao túc ma hoàn) → Miêu tả sự vận động của t/gian * Bài thơ không có chữ tối nào mà người đọc vẫn biết trời đã tối. Đó là do chữ hồng. Trời tối thì mới thấy lò lửa đỏ rực lên → Nghệ thuật vẽ mây nảy trăng. * "Hồng": Nhãn tự của bài thơ, trở thành tụ điểm lung linh của bài, có sức nặng tỏa sáng cả 27 chữ còn lại. + Vận động của hình tượng thơ: Từ 2 h/a' thiên nhiên mỏi mệt, cô đơn đến 2 h/a': * Thiếu nữ xay ngô: trẻ trung khỏe khoắn, vui với c/sống lao động. * Lò than hồng: sự ấm áp tươi sáng. + Vận động của tư tưởng thơ: Từ buồn - vui, từ tàn lụi - sự sống, tối - sáng, cô đơn - ấm nóng. → Đó là cái nhìn tỏa ra từ 1 trái tim ấm nóng lửa nhiệt tình CM. Niềm vui với c/sống lao động, một biểu hiện của CN nhân đạo đã đến mức quên mình. (Trước mắt Bác có gì chờ đón: 1 nhà tù hôi hám bẩn thỉu, muỗi rệp. Đằng sau là 1 ngày đường vất vả "53 cây số". Nhwngn Bác vẫn lạc quan yêu đời tin tưởng vào tương lai) → Tinh thần thép. III. Tổng kết - Chiều tối là 1 bài thơ hay, tiêu biểu trong tập NKTT. - Bài thơ giúp ta cảm nhận được bức tranh thiên nhiên , cuộc sống cùng sự vận động của hình tượng thơ, thể hiện vẻ đẹp tâm hồn của HCM: trong bất cứ h/c' nào cũng luôn... - Bài thơ có sự kết hợp hài hòa giữa vẻ đẹp cổ điển và tinh thần thời đại. IV. Củng cố bài: - Kiến thức trọng tâm: Vẻ đẹp cổ điển và hiện đại của bài thơ. Học thuộc lòng bài thơ. - Các dạng đề luyện tập: + Đề 1: Viết bài cảm nhận về bài thơ chiều tối (Mộ - Trích Nhật kí trong tù) của HCM + Đề 2: Một trong những nét p/cách nổi bật của thơ HCM là hình tượng thơ luôn luôn vận động hướng về sự sống, ánh sáng và tương lai. Hãy chứng tỏ điều đó qua 2 bài thơ Chiều tối và Giải đi sớm trong NKTT của Bác. + Đề 3: Thơ NKTT đậm đà màu sắc cổ điển mà vẫn thể hiện sáng ngời tinh thần thời đại. Hãy giải thích vì sao như vậy và làm sáng tỏ 2 vẻ đẹp đó bằng bài thơ Chiều tối. Ngày / / Tổ trưởng kí duyệt Cao Thị Hoan
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro