Chương 5. Truyền thống và canh tân
Trật tự cá nhân.
Mỗi thời đại con người sống theo những giá trị và hệ tiêu chuẩn tạo thành những xu hướng phát triển cá nhân. Đặc biệt trong thời đại này, khi sự sáng tạo của con người đạt tới sự bùng nổ ko giới hạn về số lượng và chất lượng, nó tạo ra vô vàn những xu hướng phát triển cho cá nhân. Ở một thời điểm, con người sẽ lấy 1 tư tưởng làm chủ đạo, điều này đc thấy rõ lúc này đây. Khi các quốc gia lấy "giá trị tự do" làm nền tảng cho mọi hoạt động giao thương, làm chính sách XH và cho chính cuộc sống riêng tư của mỗi người. Có thể nói gọn lại là ở "giá trị tự do này" con người cố gắng tạo ra thứ trật tự cho mình và cho XH con người, từ đó, gói gọn trong ý niệm tự do cá nhân. Tức là cá nhân chủ động tạo ra trật tự cho mình và cho mọi thứ xung quanh mình. Đó là 1 tư tưởng mạnh.
Sự tranh đấu.
Thử xét lại sự tiến bộ của loài người trong công nghệ và khoa học, và mối liên hệ với đời sống XH. Ta thấy nền tảng của giá trị tự do nằm ở sự giải phóng sức lao động của con người, ngày càng ngày tạo ra sự tiện nghi cho mình. Qua những thời điểm cực thịnh của nó (xảy ra ở Mỹ) những cố gắng để #khangdinh giá trị ưu việt của tự do được thể hiện bằng sự xâm chiếm hoặc lấn át lên thế giới bằng các cuộc chiến tranh và xung đột.
Những cuộc chiến để tạo thêm các thuộc địa, chư hầu và các cuộc xung đột nhằm tranh giành quyền lợi tài nguyên, kinh tế. Chuyện đó vẫn đang xảy ra ngày hôm nay. Hình ảnh của các lãnh tụ dân tộc hay lãnh đạo quần chúng vẫn luôn xuất hiện trên truyền thông để đem về sự #khangdinh nêu trên.
Thế giới và hoà bình.
Loài người đã tạo ra xung đột và chiến tranh, nhưng 1 phần khác trong tâm trí chúng ta lại muốn có hoà bình khi đứng trước khổ đau và sợ hãi. Có lẽ chỉ có những tên độc tài sở hữu khả năng huỷ diệt loài người mới vượt lên sợ hãi rằng, thế giới này sẽ tự huỷ diệt ở cả mặt môi sinh lẫn con người, để thực hiện ý đồ của y. Và kẻ độc tài ấy ko sợ cái chết như đa phần chúng ta . Đó là con quỷ khát máu ẩn hình trong quyền lực. Và dễ nhận ra quanh kẻ độc tài ấy biết bao kẻ ngu dốt, mà phần tâm trí lệ thuộc vào thói quen tuân phục của y chiếm hết phần sáng suốt còn lại trong tâm trí. Toàn tâm trí của kẻ ngu dốt thì chỉ đủ chứa 1 ít ỏi những câu hỏi tự thân về những diễn biến xung quanh y.
Điều ko may thay là cho dù đại đa số con người ko phải là kẻ bao vây quanh 1 tên độc tài, nhưng lại dễ dàng chấp nhận thẩm quyền để được an toàn và tự thoả mãn . Từ đó kẻ nhân danh tiêu diệt kẻ độc tài lại xuất hiện và tạo ra thế lực riêng, một khi con người chán ghét 1 tên độc tài.. Những kẻ đó nhân danh chính nghĩa cũng ko từ thủ đoạn nuôi dưỡng những tên độc tài mới, reo rắc bạo lực và sợ hãi. Từ đó tạo ra sự sợ hãi miên viễn ko bao giờ chấm dứt. Và loài người mãi sống trong xung đột, hoà bình chỉ là 1 ước mơ. Và liệu chăng, đối với Người Việt chúng ta đoàn kết với nhau cũng chỉ là một ước mơ đẹp không có thật?
Người Việt và sự đoàn kết, lòng yêu nước.
ở bài trước, bàn về lòng yêu nước ở cấp độ cá nhân, tức là cá nhân đó cảm thấy mối liên hệ với số phận của kẻ khác, mà ko thông qua 1 lời kêu gọi nào cả, ko thông qua 1 kẻ nhân danh chính nghĩa tiêu diệt độc tài nào cả. Thiết nghĩ, sự tự thân ấy rất khó có thể xảy ra trong lức này.
Còn về sự đoàn kết, 1 kich bản rằng, đất nước lâm nguy, ai đó kêu gọi lòng yêu nước và đoàn kết trong hành động, thì đó là 1 kịch bản cũ rích. Khi ngày nay, người ta đã phủ nhận vị lãnh đạo kiểu đó, người ta cần 1 người thoả mãn cá nhân mình nhiều hơn là cần 1 lãnh đạo yêu nước. Chính vì thế mà, các nhà tranh đấu trong nước nhận đc sự thờ ở của dân chúng / công nhân.
Vì thế, muốn tạo ra thứ trật tự cho XHVN, hãy vứt bỏ ý niệm lãnh đạo dựa trên mối đoàn kết (ở đây là đoàn kết dân tộc), và chúng ta phải nhìn nhận 1 sự thật, người lãnh đạo yêu nước, ko phải là 1 mẫu hình thành công trong việc chung của đất nước này.
Thực ra dân chúng cần 1 lãnh đạo thoả mãn nhu cầu thực tại của họ, chứ ko phải là người có lòng yêu nước và có khả năng đoàn kết mọi người thành 1 sức mạnh ngang ngửa với độc tài csan.
Với mớ lí luận trên có thể chỉ là 1 giả thuyết vớ vẩn đối với bạn, nhưng với tôi điều đó là thuyết phục. Bạn sẽ hiểu rõ hơn, khi đọc ở phần kế tiếp
2. Tôi không có hình bóng dân tộc mình đứng ở đằng sau.
Khởi nguồn của cảm hứng cho việc yêu dân tộc này, là việc cha tôi rất hăng máu khi muốn cầm vũ khí giết tàu, lúc đó tôi cũng có nói với ông là, bố có ra chiến trường cũng chỉ làm bia đỡ đạn cho bọn chính quyền, bây giờ nghĩ lại, việc cầm súng để giết chóc dựa vào chủ nghĩa dân tộc có vấn đề. Ít nhất thì nó cũng ko phải là giải pháp hạn chế các xung đột giữa các quốc gia, và nó là cái phương pháp thường xuyên của 1 chính phủ nướng dân mình vào chiến tranh.
Rồi sự kiện thứ hai là một tiền bối nọ, kêu tôi cần học lịch sử về truyền thống đánh giặc yêu nước, hồi ấy được khen là có tinh thần yêu nước, có trăn trở với hiện tình... Nhưng nhìn bên cạnh mình, lứa tuổi mình họ quan tâm chuyện khác và điều quan trọng là thế hệ nàyngay cả 1 sự tha thiết với dân tộc cũng ko có, tình cảm trai gái, sở thích thời trang, sex, game... Lấn át đi sự tha thiêt với dân tộc .nhìn sang giới đấu tranh, thì biểu hiện của họ là lên tiếng vì vấn đề môi sinh, quyền con người.... Tất cả chúng thuộc về những ý niệm đương thời,, và để tạo ra 1 dư luận, họ lồng ghép vào đó lòng yêu nước thương dân, nhưng sự thật là dân ko thương họ, dân thương xót cho chính bản thân họ, dân thương cho chính tình cảnh của họ, chứ dân không thương người đấu tranh.
Con người ngày nay họ muốn có 1 thứ trật tự cá nhân theo ý mình, và đây mới là điểm chính yêu, cần được tôn trọng. Và ko cần thiết phải mang trên vai hình bóng dân tộc để đáp ứng thứ trật tự trên.
Là người đấu tranh, hãy phá bỏ các qui tắc ràng buộc bấy lâu nay về sự đòi hỏi phải thiết tha với dân tộc, hãy vứt bỏ đi cái gọi là đoàn kết dân tộc thành sức mạnh. Tôi nghĩ thế, đơn giản đi đến từng người dân và nếu được hãy nhìn ra 1 giải pháp để cộng đồng nơi họ sống đảm bảo những nhu câu chung.
Đến với dân sự bằng mọi cách để giải trừ thẩm quyền của Csan mà ở bài viết trước đây tôi đã viết
Xin cảm ơn các bạn đã dành thời gian đọc bài này
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro