Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

Giải Phẫu Vật Nuôi

Câu 1: Phân loại xương và cấu tạo hình thái của 1 xương dài?

* Phân loại : Căn cứ vào hình dạng cấu tạo ta phân biệt 3 loại xương:

- Xương dài : hình ống giữa chứa tủy đỏ ở trẻ em và chứa mỡ ở người trưởng thành như xương ống tay, xương đùi, xương cẳng chân, loại xương này còn có nhiều nhất

- Xương ngắn : kích thước ngắn, chẳng hạn như xương đốt sống, xương cổ chân, cổ tay...

- Xương dẹp: có hình bản dẹt, mỏng như xương bả vai, xương cánh chậu, các xương sọ, loại xương này ít nhất.

* Cấu tạo hình thái xương dài :

2 đầu xương dài là mô xương xốp có các nan xương xếp theo kiểu vòng cung , phân tán lực tác động và tạo ô chứa tủy đỏ xương. Bọc 2 đầu xương là lớp sụn để giảm ma sát đầu xương. Đoạn giữa là thân xương. Thân hình ống trụ dài , cấu tạo từ ngoài vào trong có:  màng xương mỏng, mô xương cứng và khoang xương. Màng xương giúp xương phát triển bề ngang. Mô xương cứng chịu lực đảm bảo tính vững chắc cho xương. Khoang xương chứa tủy xương ở trẻ em là tủy đỏ còn ở người trưởng thành là mỡ màng = > gọi là tủy vàng. Xương có tác dụng làm tay đòn khì vận động và chống đỡ khối lượng cơ thể vì thế xương rất chắc khỏe

Câu 2: Phân loại khớp và nêu cấu tạo 1 khớp toàn động

Có 3 loại khớp

+ khớp toàn động như khớp tay, khớp chân

+ khớp bán động như khớp ở đốt sống

+ khớp bất động như khớp ở hộp sọ

* Cấu tạo khớp toàn động

Thành phần cấu tạo gồm mặt khớp , sụn khớp, bao khớp, dây chằng, xoang khớp, dịch khớp

- Mặt khớp : gồm 2 hoặc nhiều đầu xương tiếp giáp với nhau. 

đầu mỗi xương được bao bởi 1 lớp sụn mặt khớp mỏng. 

các đầu xương thường có hình thể đối chiếu với nhau. Hình chỏm đối chiếu với 1 xoang khớp, lồi cầu đối chiếu với ròng rọc.

- Sụn khớp : để 2 xương khớp khít vào nhau, đôi khi giữa chúng còn có các sụn bổ trợ

sụn chêm: chêm chặt giữa 2 đầu xương, dày mỏng tùy theo khớp và di chuyển theo động tác của khớp như ở khớp thái dương hàm , khớp đầu gối

sụn viền : ở hố của 1 đầu khớp có tác dụng khơi sâu mặt khớp để đầu lồi của mặt kia cố định chắc chắn vào ổ khớp, sụn có hình đồng xu , hình đáy cốc.

- Bao khớp :  hình túi , bao quanh  khớp gồm cả 2 đầu xương và các sụn bổ khuyết. Tùy theo chiều cử động mà độ dày mỏng ở vị trí khác nhau. Bao khớp gồm 2 lớp:

lớp ngoài là màng sợi dày :  khỏe chứa các sợi collagen từ màng bọc xương kéo đến lớp này có nhiệm vụ bảo vệ.

lớp trong là bao hoạt dịch là mô liên kết sợi xốp, nhiều mạch máu và sợi đàn hồi. có các tế bào tiết dịch

- Xoang khớp : là khoảng trống bao quanh 2 đầu xương và các sụn khớp được giới hạn bởi bao hoạt dịch và chứa đầy hoạt dịch hay dịch khớp.

- Dây chằng: là những bó sợi sinh keo đàn hồi nối 2 đầu xương với nhau , Dâu chằng cùng với bao khớp giữ chiều hoạt động của khớp. gồm có dây chằng ngoại biên và dây chằng gian khớp.

Là loại khớp cử động dễ dàng nhất và phổ biến nhất trong cơ thể như xương đùi, xương chày, khớp xương cánh chậu và xương đùi. Mặt khớp ở mỗi xương có 1 lớp sụn trơn, bóng và đàn hồi có tác dụng làm giảm sự co xát 2 đầu xương. Giữa khớp có 1 bao đêmh chứa đầy dịch nhầy do thành bao tiết ra gọi là bao hoạt dịch. Bên ngoài khớp động là những dây chằng dai và đàn hồi, đi từ đầu xương này qua đầu xương kia làm thành bao kín để bọc 2 đầu xương lại. Nhờ cấu tạo đó mà khớp này cử động dễ dàng. Khớp động cử động phức tạp nhất trong cơ thể người là khớp gối.

Câu 3: Phân loại cơ

Có 3 loại cơ là cơ vân, cơ trơn, cơ tim

* Nêu hình thái cấu tại cơ vân điển hình

Cơ vân:  cấu tạo tế bào cơ có hình trụ có nhiều nhân nằm sát cạnh ngoài . CÁc tb cơ tạo thành tơ cơ có các đĩa sáng, đĩa tối sen kẽ nhau. Các tơ cơ  hợp thành sợi cơ

VD:  cơ dài thường gặp ở các chi có hình thoi, gồm 1 bụng là phần phình ra của cơ , có chỏm ứng với điểm bám gốc và đuôi ứng với điểm bám tận.

* So sánh : Cơ vân, cơ trơn, cơ tim

+ Cơ vân: Phân bố :  phần lớn cơ bám vào xương. Cấu tạo : tế bào cơ có hình trụ , có những nhân sát cạnh ngoài, các tế bào cơ tạo thành tơ cơ, có đĩa sáng tối sen kẽ nhau . các tơ cơ hợp thành sợi cơ. Hoạt động : Theo ý muốn ( tự chủ)

+ Cơ trơn : Phân bố:  dưới da, thành các cơ nội quan, ống tiêu hóa, niệu sinh dục , mạch quản. Cấu tạo: hình thoi nhân nằm ở giữa, cơ thường có màu trắng . Hoạt động : không theo ý muốn

+ Cơ tim :  Phân bố :  bao bọc tim. Cấu tạo:  hình trụ nhiều nhân, có các sọc thang nối các tế bào  -> thể hợp bào. Hoạt động :  ko theo ý muốn

Câu 4: Tên các phần thuộc não bộ , giới hạn các buồng não sự lưu thông của dịch não tủy, chức năng của dịch não tủy?

* Các thành phần thuộc não bộ

- hành não, hậu não, trung não, gian não, cùng não

+ Hậu não : bao gồm cầu não và tiểu não

+ Trung não : Bao gồm cuống não và củ não sinh tư

+ Gian não: gồm các cơ quan trên đồi , đồi thị và cơ quan dưới đồi thị

+ Cùng não: 2 bán cầu đại não và các cơ quan liên bán cầu

* Giới hạn các buồng não và sự lưu thông của dịch não tủy của 4 buồng não:

- Buồng não 4: giới hạn dưới lõm ngòi bút. Đỉnh buồng não 4 nằm mặt dưới thùy giữa tiểu não phía trước thông qua buồng nafox3, qua ống sylvius nằm mặt trên cùng não và mặt dưới curt não sinh tư tạo thành. từ sau tới xoang dưới nhện, Van vieassan nằm sau củ não sinh tư.

- Buồng não 3: khe giữa 2 đồi thị phía sau thông buồng não 4 bằng cống sylvius . Phía trước thông buồng não 1 và 2 qua lỗ trụy trước.

- Buồng não 1+ 2 : có giới hạn trên là mặt dưới thể trai . Giới hạn dưới là mặt trên tam giác não, ngăn cách bởi vách trong suốt . Dịch não tủy lưu thông trong 4 buồng não và trong xoang dưới nhện

* Chắc năng

- Giữ ổn định áp lực trong hộp sọ

- Choán đầy trong não tủy sống nên làm giảm thiểu các tác động của những trấn thương ngoài hộp sọ nên não.

- Là nội môi của tế bào thần kinh trung ương, duy trì thành phần các muối khoáng và áp suất thẩm thấu.

- Môi giới dẫn truyền các chất của quá trình trao đổi  chất.

- Dẫn truyền 1 số hormon như hormon tuyến yên.

Câu 5: So sánh thần kinh động vật và thần kinh thực vật  

A. Thần kinh Động Vật

* Cấu trúc  : Gồm thần kinh trung ương ( não, tủy sống) và thần kinh ngoại biên( các dây tk cảm giác. tk vận động)

* Đặc điểm TK động vật : Xuất phát từ cả trên não và tủy sống

Sợi thần kinh có bao mieline , khả năng dẫn truyền xung động nhanh . Chạy trực tiếp vào các cơ quan.

* Cơ quan điều khiển và chức năng : Cơ vân( cơ xương) và các cơ quan cảm giác. Thực hiện chức năng cảm giác và vận động

* Đặc điểm hoạt động : Theo ý muốn chủ quan .                     

B. Thần kinh thực vật

* Cấu trúc : Gồm hệ giao cảm và hệ phó giao cảm. Trunbg khu nằm ở sừng bên chất xám một số của tủy sống ở thân não.

* Đặc điểm dây thần kinh : Chỉ xuất phát từ 1 vài nơi của não và tủy sống . Không có bao mieline( các sợi sau hạch) hoặc có bao mieline rất mỏng ( các sợi trước hạch) , khả năng dẫn truyền xung động chậm hơn. Không chạy trực tiếp vào các cơ quan mà thường đi qua các hạch đổi đốt( thay nơron) ở hạch. Cũng có thể mượn đường đi của các dây tk động vật

* Cơ quan điều khiển và chức năng: Cơ trơn cấu tạo các nôi quan , các tuyến, thành mạch quản...

* Đặc điểm hoạt động : Hoạt động tự chủ, không theo ý muốn chủ quan.

Câu 6: So sánh thần kinh giao cảm và phó giao cảm.

A. Thần kinh giao cảm 

* Trung khu : sừng bên chất xám tủy sống từ đốt lưng 1 đến đốt hông 4

* Các  hạch :  chuỗi hạch cạnh sống ( gần trung khu) , hạch trước tạng

* Các sợi thần kinh : sợi trước hạch ngắn hơn. Các sợi sau hạch dài hơn

* Tốc độ dẫn truyền : Chậm hơn ( nhưng thời gian duy trì hưng phấn dài hơn)

B. Thần kinh phó giao cảm. 

* Trung khu : trên thân não và sừng bên chất xám tủy sống vùng khum

* Các hạch :  có các hạch trong cơ quan nội tạng( hạch nội hành )

* Các sợi thần kinh : Các sợi trước hạch dài các sợi sau hạch ngắn hơn.

* Tốc độ dẫn truyền : Nhanh hơn.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: