giai phau 2
Câu 11: U là gì?cấ tại của mô u
U là tăng quá độ về thể tích của tb, do các nguyên nhân vật lý, hóa học, sinh học gây nên. TB tăng sinh hình thành khối u có cấu tạo và chức năng khác thường, khả năng trao đổi chất và sinh trưởng rất mạnh ko đồng nhất với các tổ chức khác của cơ thể, phẩu hóa của tb không hoàn toàn, về hình thái gần với tb phổi, ko có xu hướng hình thành kết cấu tb tổ chức bình thường, khi xử lý nguyên nhân gây ra bệnh, đặc điểm trao đổi chất và sinh trưởng của tb tổ chức vẫn tiếp tục duy trì
U được chia làm 2 loại: U hiếu tính và u ác tính
U hiếu tính sinh trưởng chậm, phân hóa của tb tương đối cao, kết cấu và trao đổi chất giống như tổ chức bình thường lúc sinh trưởng to, có màng lọc
U ác tình: Sinh trưởng nhanh, cơ thể chuyển dịch phân hóa ko hoàn toàn, kết cấu trao đổi chất ko giống như cơ thể bình thường
Cấu tao:
U thượng lì: là u từ thượng lì các tổ chức cơ quan, dạ dày, ruột, tuyến sinh dục, tuyến tụy
Câu 12: Đặc điểm mô bệnh học của tôm thể chân trắng bị bệnh taura
Tác nhân gây bệnh: Do virus thuộc giống Picornavirus nằm trong họ Picornaviridae. Virus này có dạng hình cầu, 20 mặt, kích thươc 30-32 nm, acid nucleic là ARN kích thước phân tử là 10.2 Kb
Tổn thương đại thể:
- Thời kỳ cấp tính: Tỷ lệ chết 40-90%. Khi bị bệnh có thể thấy sự chuyển màu đỏ nhợt, đặc biệt là chân bơi. Sự thay đổi màu là do sự phình to của sắc tố trong tế bòa biểu bì vỏ. Sự dày mọng của các mép chân bơi, chân bò và đuôi tôm, là dấu hiệu đầu tiên của hoại tử cục bộ. Tôm còn 1 số triệu chứng khác như mềm vỏ, ruột rỗng và thường chết khi lột xác.
- Thời kỳ chuyển tiếp: Diễn ra trong thời gian ngắn, nhưng cũng thể hiện 1 số dấu hiệu: Có những điểm bị tổn thương màu nâu, đen trên vỏ kitin, màu đên là của sắc tố melamin, la sản phảm cuối cùng của cơ chế miễn dịch tự nhiên ở tôm. Có thể có hoặc không có hiện tượng mềm vỏ và đổi màu ở các phần phụ. Tôm ở thời kỳ này vẫn có thể bắt mồi bình thường
- Thời kỳ mạn tính: Tôm sống sót qua thời kỳ cấp tính và thời kỳ chuyển tiếp, thì sẽ bước sang thời kỳ mạn tính. Thời kỳ này có thể kéo dài cho đến cuối đời của những con tôm bị bệnh.Tôm ở thời kỳ mạn tính sau vài lần lột xác, cơ thể trở lại bình thường, các dấu hiệu bệnh ở thời kỳ trước biến mất nhưng trong cơ thể tôm vẫn mang virus gây bệnh. Tuy nhiên, không có dấu hiệu đặc thù. Nếu tôm mang mầm bệnh thành thục, khi tham gia sinh sản có thể di truyền virus gây bệnh taura cho đàn ấu trùng
Tổn thương vi thể
- Tổn thương vi thể của hội chứng taura cho thấy trên những lát cắt mô thể hiên các vùng bị hoại tử trên biểu mô vỏ kitin, trên bề mặt cơ thể, phần phụ, mang, ruột sau, dạ dày, mô lien kết, cơ vân và biểu mô. Các vết thương ở biểu mô dưới vỏ chứa một đám tb có nguyên sinh chất bắt màu Eosin ko bình thường, nhân tb kết đặc, vỡ và thoái hóa. ở pha cấp tính và pha chuyển tiếp, trong mô có một số cơ quan có sự xuất hiện các thể vùi hình cầu, kích thước 1-20µm , bắt màu trung gian giữa màu hồng Eosin và màu tím của Hematoxilin. Ngoài ra còn còn có sự hiện diện của các tb vi khuẩn dạng que. Một số dấu hiệu khác thể hiện bệnh taura ở thời kỳ cấp tính, đólà sự có mặt của tb máu hay các dạng tb khác của phản ứng miễn dịch trong phần mô bị hoại tử
- Trong thời kỳ chuyển tiếp cua bệnh TSV, những dấu hiệu ở biểu bì giai đoạn cấp tính dần được thay thế bằng sự xâm nhiễm và tích tụ của các tb máu. Sự tích tự của các tb máu có thể bắt màu từ vùng mô bị melamin hóa, thành các đốm nâu, đen đó là đặc trưng của giai đoạn chuyển tiếp bệnh. Những dấu hiệu ăn mòn vỏ kitin, thấy rỏ sự xâm nhập của vi khuẩn Vibrio spp, là tác nhân cơ hội trong hội chứng taura
Câu 13: Những biểu hiện tổn thương thường gặp trên cơ thể tôm, cá do nấm gây ra
Tổn thương đại thể
a. Đối với cá
Nấm thương ký sinh gây bệnh trên vây, dưới da, mang cá làm chổ bị bệnh sưng tấy màu hồng, xung quanh chổ xưng tấy có các đốm viêm nhỏ chứa các bào tử ( thương gặp với tác nhân gây bệnh là nấm hạt Dermocystidium) hoặc trên da cá xuất hiện các vùng trắng xám, sau vài ngày mọc lên cá sợi nấm mảnh và phát triển lên thành từng búi nấm trắng như bong (tác nhân gây bênh nấm thủy my)
Da cá sẩm lại, có vết mòn màu sám hoặc đốm đỏ phát triển ở đầu, thân, các vây và đuôi, vẩy rụng (tác nhân là loại nấm Aphanomyces inadans)
Mang chuyển màu hông nhạc hoặc màu trắng bạc, các tơ mang sưng to, tiết dịch bết chúng lại với nhau (tác nhân gây bệnh nấm mang là 1 số loài thuộc giống nấm Banchiomyces)
Khi giải phẩu các cơ quan nội tạng như: Tim, gan, lách, thận và buồn trứng có thể thấy các đốm trắng nhỏ (giống nấm hạt Ichthyophonus)
b.Đối với giáp xác
Mang thay đổi từ màu trắng sang màu đen hoặc xuất hiện các điểm đen trên mang, vỏ kitin, trên các phần phụ như chân bơi, chân bò, râu. Dưới các điểm đen đó mô cơ của giáp xác bị tổn thương, sắc tố melanin xuất hiện (đối với tác nhân là giống nấm Phusarium)
Ngoài ra trên cơ thể tôm thấy xuất hiện những đốm trắng ở mô cơ, phía dưới phân vỏ cutin trong suốt, thấy xuất hiện các chấm nâu đen trên cơ thể, có hiện tượng trắng ở đuôi (do loài Aphanomyces astaci gây bệnh trên tôm càng đỏ)
Tôm ấu trùng đứt đuôi phân (Lagenidium, Haliphthorus, Atkinsiella)
Tổn thương vi thể
a.Đối với cá
Các khuẩn ti phất triển xâm nhập vào các mạch máu ở mang gây xung huyết và biến đổi, làm hoại tử tơ mang (Banchiomyces)
Sợi nấm ăn sâu vào các tổ chức tb, các mô bị hoại tử với nhân đông và nhân vở (Aphanomyces invadans)
b.Đối với giáp xác
khi quan sát dưới kính hiển vi phát hiện thấy hệ sợi nấm trong suốt, phân nhánh chằn chịt, bao phủ trên bề mặt cơ của hệ cơ ấu trùng. Ngoài ra còn có thể phát hiên thấy các bào tử dính rất đặc thù có hình thuyền hay hình quả chuối chứa đầy trong các tơ mang hay tại các vết thương tổn đối với giáp xác trưởng thành
Câu 14: Những biểu hiện tổn thương thường gặp trên cơ thể tôm, cá do ký sinh trùng đơn bào ngoại sinh gây ra
Ký sinh trùng, ký chủ và đk môi trường có mối quan hệ mật thiết với nhau. Quan hệ giữa ký sinh với ký chủ phụ thuộc vào giai đoạn phát triển, chủng loại, số lượng lý sinh trùng
Ký sinh trùng khi ký sinh trên ký chủ gây hậu quả ở mức độ tuy khác nhau nhưng nhìn chung làm cho cơ thể ký sinh chủ sinh trưởng chậm, phát dục không tốt, sức đề kháng giãm
Ngoại ký sinh trùng là khi ký sinh trùng ký sinh trên bề mặt của cơ thể trong vòng giai đoạn hay suốt đời, chủng loại ký sinh trên da, vây, trên mang, hốc mủi, xoang miệng...
• Tổn thương đại thể
Khi cá nhiễm cryptobia tổ chức mang có màu đỏ ko bình thường, măt lồi viêm đỏ, da và mang có nhiều dịch nhờn. Cá bị bệnh khả năng hoạt động yếu, cơ thể có màu sắc đen dần, chúng thường tập trung thành từng đàn, cá càng nhỏ càng dễ nhiễm và gây tác hại lớn. Cá bị nhiểm Ichthyopodo thì cơ thể có màu đen, cá gầy, cá thường bơi gần bờ
• Tổn thương vi thể
Quan sát dự hiện diện của chúng trên mang cá, da qua kính hiễn vi, có những biến đổi đặc thù do roi và cryptobia cắm vào các tổ chức và tiết ra dịch độc. Tại đây cũng là cửa ngỏ của sự xâm nhập của các tác nhân gây bệnh như: virus, vi khuẩn... vào cơ thể
Câu 15: Những biểu hiện tổn thương thường gặp trên khối gan tụy của tôm do virus gây ra
- Đại thể: Gan tụy bị teo và có màu trắng nhạt
Nguyên nhân: Là do kết quả của sự giảm sút trao đổi chất, đặc biệt là sự đồng hóa thường gặp ở
+ Vật già nua
+ Vật bị đói kéo dài
+ Nhiễm độc
+ Rối loạn nội tiết
+ Liệt dây than kinh vận động
- Vi thể: Dấu hiệu mô bệnh học virus cảm nhiễm trong nhân tb gan tụy, thể hiện dưới dạng 1 thể vùi dưới dạng hinh cầu or bầu dục trong nhân tb đã phình to nhưng thể vùi này không chiếm hết thể tích của nhân
Câu 16: Một số đặc điểm giải phẩu cơ quan nội quan của cá, cho ví dụ
- Ruột: Ko chứa thức ăn, xuất hiện nhiều lớp nhờn hôi thối, có hiện tượng xuất huyết và hoại tử ở một số phần trên đoạn ruột. Phần hậu môn có dịch nhờn chảy ra, nc nhờn màu đỏ mùi hôi khó chịu
- Gan: Có sự thay đổi màu sắc rõ rệt, trên gan có các mủ trắng, có hiện tượng hoại tử gan
- Mật: Khi cá bị bệnh thì mật sẽ chuyển từ màu xanh bóng sang màu xanh đậm, màu nâu đên
- Bóng hơi: có hiện tượng viêm nhiễm và xuất huyết ở 1 số điểm trên bóng hơi, hiện tượng teo bóng hơi, rách bóng hơi làm cho cá mất thăng bằng
- Máu: có hiện tượng vỡ mạch các máu nhỏ, nếu nặng thì máu sẽ tràng đầy các xoang trong cơ thể
Vd: bệnh xuất huyến ở cá trắm cỏ do virus gây ra
Câu 17: Một só đặc điểm giải phẩu bệnh học của bệnh nhiễm trùng máu và xuất huyết trên cá
a. Bệnh nhiễm trùng máu
Do vi khuẩn Aeromonas (vk gram âm)
Bệnh nhiễm trùng máu ở động vật thủy sản thường biểu hiện: Hoại tử da và cơ (đốm đỏ xuất huyết). Vây bị phá hủy, gốc vây xuất huyết, tia rách nát và cụt dần. Vẩy dựng rộp và bong ra, da xuất huyết, xoang bụng xưng to, các cơ quan nội tạn bị xuất huyết và viêm nhiễm ( dịch hóa), ruột viêm và chứa đầy hơi. Đối với từng loại thì có các dấu hiệu bệnh lý cụ thể
- Dấu hiệu đầu tiên là kém ăn hoặc bỏ ăn, nổi lờ đờ trên tầng mặt. Da cá thường đổi màu tối ko có ánh bạc, cá mất nhớt, khô ráp. Xuất hiện các đốm xuất huyết màu đỏ trên thân, các gốc vây quanh miệng, râu xuất huyết hoặc bạc trắng. Xuật hiện các vết loét có nấm và ký sinh trùng, bụng có thể chướng to, các vây xơ rách, tia vây cụt
- Giải phẩu nội tạng: Xoang bụng xuất huyết, mô mở cá basa xuất huyết nặng, gan tái nhợt, mật sưng to, ruột, dạ dày, bóng hơi đều xuất huyết, xoang bụng chứa nhiều dịch nhờn hôi thối
b. Bênh xuất huyết
Tác nhân do virus Reovirus
Da cá màu tối sẫm, cá nổi đầu. Khi có hiện tượng cá chết, mắt cá lồi và xuất huyết, mang nhợt nhạt, nắp mang, vây xuất huyết.Nhìn chung dấu hiệu bên ngoài ko thay đổi lớn. Cá giống thường xuất hiện dấu hiệu sớm nhất là vây đuôi chuyển sang màu đen, 2 bên cơ lưng có thể xuất hiện 2 dải sọc màu trắng, hậu môn viêm đỏ
Khi bóc da cá bị bệnh nhìn thấy các đốm hoặc các đám cơ đỏ xuất huyết, bệnh nặng cơ toàn thân đỏ tươi, ruột xuất huyết tương đối rõ rang, gan xuất hiện các đốm trắng, mật chuyển sang màu xanh thẫm.
Câu 18: Đặc điểm mô bệnh học của tôm sú bị bệnh phân trắng
Tác nhân gây bệnh
- Hiện nay chưa xác định được chính xác tác nhân gây bệnh, tuy nhiên đa số ý kiến cho rằng tác nhân gây bệnh có thể là do vi khuẩn Vibrio sp, đặc biệt là Vibrio harveyi hay các loại virus gây tổn thương cho gan như: MBV, HPV tạo nguy cơ cảm nhiễm sau này.
- Ngoài ra, người ta còn phát hiện ra nhóm nguyên sinh động vật Gregarines thường xuất hiện với tỉ lệ cao ở những ao bị bệnh phân trắng. Gregarines là nhóm nguyên sinh động vật có vòng đời phải sống nhờ vào hai ký chủ trung gian là nhóm thân mềm hai mảnh vỏ và nhóm giun nhiều tơ, vật chủ cuối cùng là tôm.
- Một nguyên nhân khác luôn đi kèm với bệnh này được ghi nhận là tôm nuôi với mật độ dày, ao có nhiều tảo lam, xử lý đáy ao chưa hoàn chỉnh
Tổn thương đại thể
Tôm nhiễm trùng hai tb - Gregarine với cường độ nhẹ, ko thể hiện dấu hiệu bệnh lý rỏ rang, chỉ cho thấy tôm nuôi hơi chậm lớn. khi tôm bi nhiễm Gregarine với cường độ cao dạ dày và ruột tôm bệnh chuyển màu hơi vàng hoặc trắng, có các điểm tổn thương ở ruôt tạo điều kiện cho vi khuẩn Vibrio xâm nhập gây hoại tử thành ruột, tôm có thể thải ra các dây phân trắng, nên người nuôi tôm gọi là bệnh phân trắng, có thể gây chết tôm rải rác.
Tổn thương vi thể
Dươi kính hiển vi có thể quan sát thấy trùng bao tử Gregarine trong ruột của tôm nhiễm bệnh ở các thể khác nhau
Câu 19: Những biểu hiên tổn thương nội quan do vi khuẩn Edwardsiella gây ra trên cá
a. Tác nhân
Edwardsiella E. tarda phân lập trên cá trên, cá trắm
E. ictaluri phân lập trên cá tra, basa
- VK xâm nhập qua hô háp (= hốc mũi) sau đó xâm nhập vào khứu giác, di chuyển theo giây thần kinh khứu giác đến não và lan rộng từ màn não đến sọ và cả da
- Qua tiêu hóa (qua miêng) và nó tồn tại trong ruột gây nhiễm khuân ruột. Khi bệnh tiến triển thì gây ra bệnh viêm ruột, viêm gan, viêm cầu thận trong vòng 2 tuần sau khi nhiễm bệnh bằng con đường này gây ra mũ, đốm trắng trên gan, thận, lách. Thường gặp ở cá tra, cá basa. Có trường hợp vào máu gây nhiễm trùng máu, sau đó đi vào các mao mạch trong biểu bì gây ra hiện tượng hoại tử và xuất huyết ở dưới da
b. Tổn thương đại thể: Các cơ quan nội tạng (gan, lách, thận) sưng to, thận mềm nhũng. Trên gan xuất hiện những đốm trắng tròn (D= 1-3 mm). Đốm trắng xuất hiện khắp bề mặt gan và trong gan.
- Khi quan sát tiêu bản ở gan có biểu hiện bệnh lý dưới KHV vũng xuất hiên đốm trắng là vùng gan bị hoại tử, các tb ko còn sát nhau nhưng mo tb tách rới nhau hoặc có hiên tượng thoái hóa. Vùng tổn thương người ta ko nhận ra dạng cấu trúc tb như tb bình thường
- Giai đoạn đầu gan có hiện tượng xung huyết ở động mạch và tĩnh mạch. Đặc biệt là hệ thống xoàn mao mạch giữa các tb gan. TB gan sưng to lên, sau đó quá trình xung huyết kéo dài hiện tượng vỡ mạch máu và giải phóng các enzyme proteaza và lipase. Các enzyme nay làm các vùng tổn thương bị hoại tử. Lúc này các tb gan đã tách rời nhau xa, nhân tb co lại, sau đó vỡ ra. Và sau đó tb bị hoại tử. Khi bệnh nặng những tổn thương này lan rộng làm cho gan mất tính khử độc và lọc máu, làm cho chất độc tích tụ trong cơ thể, Chất độc này kết hợp với các yếu tố khác cá chết nhanh, tỉ lệ chết cao
Khi gan bị tổn thương thì chức năng tiết mật cũng bị ảnh hưởng. Khi cá chết túi mật bị vỡ, dịch mật tràng khắp nội quan.
- Thận bị hủy hoại nghiêm trọng và hiện tượng viêm xảy ra ở toàn bộ tổ chức khác. Khi quan sát thận sưng to đồng thời bi mềm nhưng do hiện tương xung huyết làm cho hệ thống tiểu cầu, thận và ống thận bị hư hại và các mô tạo máu ở thận nằm xen kẻ trong các tb kẻ, tb nội tiết lượng máu trong cơ thể giãm. Khi thận bị hủy hoại thì chức năng đào thải giãm, trao đổi chất giãm. Đặc biệ là phản ứng ựu vệ của cơ thể, huy đông nhiều cơ quan, tb nhằm đào thải tác nhân gây bệnh ra khỏi cơ thể, Q trình này cứ tiếp diễn hệ thống quá tải và đến lúc nào đó tb ở thận mất đi chức năng và thoái hóa hoocmon của tuyến thương thận adrenlin và moradrenalin, 2 hoocmon này ko đc sản xuất rối loạn sinh lý cá
- Lách hoại tử tb, xuất hiện đốm trắng ở trên lách và cũng tương tự như ở gan, cơ, mô ở vùng lách bị hoại tử. nếu bị nặng, có nhiều vùng dạng hạt lan rộng trên lách, phá hủy các tiểu thể hinh elip ( tiểu thể có chức năng tiêu hủy vật lạ, VSV xâm nhập vào cơ thể). Khi VSV xâm nhập quá nhiều quá tải tb bị hoại tử
Q trình hoại tử ở lách đầu tiên là các tiểu thể hình elip làm mất chức năng tạo hình cầu mới, phá hủy những hình cầu già, làm máu không thể xuất t lympho, tb bạch cầu
Mô tạo máu bị phân hủy và mất đi chưc năng cung cấp máu cho cơ thể
- Đối với mang: Khi quan sát lát cắt ở mang co những vùng các sợi mang dính lại với nhau. Do khi VK tan công, do phản ứng tự vệ của cơ thể của cơ thể là hiện tượng xung huyết làm tơ mang xưng to. Khi các sợi mang xưng lên sợ mang dính lại, ảnh hưởng đến hô hấp của cá. Và trường hợp nặng gây hiện tượng hoại tử các tơ mang
Nếu VK xâm nhập vào con đường hô hấp thì ko có dấu hiệu nêu trên
c. Tổn thương vi thể: Quan sat mô học cho thấy các vết tổn thương đặc trưng bởi hoại tử thường phất triển ở mô cơ, mô tạo máu và mô gan
Câu 20: Đặc điểm phân biệt những biểu hiện tổn thương trên cơ thể cá trắm cỏ do virus và vi khuẩn gây ra
Bệnh do vi khuẩn Bệnh do virus
Dấu hiệu bệnh lý bênh ngoài
- Cá kém ăn or bỏ ăn, bơi tang mặt, da màu tối khô ráp
- Xuất hiên các đốm đỏ trên thân, gốc vây, vảy rụng và bong ra, các vết loét ăn xâu và cơ thể. Hậu môn sưng đỏ, bụng có thể chướng to, các vây sơ rách, tia vây cụt dần. Cá có tanh mùi đặc trưng
- Cá bị bệnh 1-2 tuần có thể bị chết, tỉ lệ chết 30-40%, dấu hiệu bệnh lý bên ngoài rõ ràng
- Cá kém ăn or bỏ ăn, bơi tang mặt, da màu tối khô ráp
- Xoang miêng, nắp mang, mắt, gốc vây xuát huyết, mang xuất huyết dính nhiều bìn, mắt lồi, hậu môn sưng đỏ, các vây xơ ra, tia vây cụt dần, cơ xuất huyết, bệnh nặng toàn thân chảy màu hồng, có mùi đặc trưng
- Cá chết 3-5 ngày, tỉ lệ chết 60-80%, nhiều ao chết tới 100%
Giải phẩu
Cơ quan nội tạng gan, lách, xoang bụng xuất huyết có nhiều dịch, ruột không có thức ăn và có thể chứa đầy hơi, thành ruột xuất hiện nhiều chổ bị hoại tử, thối, nát
Cơ quan nội tạng gan, lách, xoang bụng xuất huyết, ruột không có thức ăn, ruột xuất huyết và ko hoại tử, thành ruột còn tương đổi chắc ko thối nát
Phân bố lan truyền bệnh
- Mùa phát bệnh mùa xuân, đầu mùa hè và thu ở 25-300C
- Xuât hiệ trên cá lớn tuổi, cá bố mẹ
- Mùa phát bệnh mùa xuân, đầu mùa hè và thu ở 25-300C
- Chủ yếu ở cá giống 6-10cm
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro