Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

Thất Thập Nhị Biến - phần 2


_GIẢI NGHĨA NGỘ KHÔNG_F5_

_Thất Thập Nhị Huyền Công – Địa Sát - phần 2

_Lửng Mật Tự Luận_

===

Nói sơ về 72 Địa Sát trong thế gian.

Trong phái Thiếu Lâm, có một môn võ công bao gồm 108 quyền cước. Trong đó chia làm hai loại đó là 72 Địa Sát –36 Thiên Cang. Con số 108, 72, 36. Là chỉ số quyền cước được tính theo bội số ( hay số nhân ) để quy chuẩn số đòn cước tung ra mỗi chiêu.

9x12=108, 9x8=72, 9x4=36

Như vậy, mỗi chiêu gồm 9 cước.

=====

█ Thấp Thập Nhị Biến.

Đi vào vấn đề 72 Địa Sát của ngộ Không. trước tiên, ta phân tích tên, cùng với nguyên do Ngộ Không lại phải học 72 biến. Mà không phải là 36 biến, hay học luôn 108 biến.

Tên :

- Thất Thập Nhị : 72

- Huyền Công : Võ công huyền ảo

- Địa : Đất

- Sát : Hung, dữ, chết.

- Thất Thập Nhị Huyền Công Địa Sát : 72 võ công huyền ảo trên đất dữ.

.

Ngộ Không, khi vẫn còn là vua khỉ trên đảo Hoa Quả, thuần túy chỉ là một sinh vật trong sáng không có hiểu biết. Chẳng qua vì tính sợ Chết, nên phải đi tìm Sống. Khởi nguyên anh ta chưa có gì cả, cũng bằng với chưa hề bước chân vào đời.

Lại nói, sau này, trước khi truyền pháp cho Ngộ Không, Bồ đề Lão Tổ đã hỏi một câu " Ta có tổng cộng 108 phép biến hóa, trong đó có 72 Địa Sát, 36 Thiên Cang. Ngươi muốn học cái nào ? "

- Ngộ Không đáp ngay : Con thích học hỏi nhiều thứ, vì thế muốn học 72 Địa Sát.

Một câu nói đơn thuần của Ngộ Không, kỳ thực là một quyết định quan trọng, mà phân tích ra, không biết nên khóc hay cười cho anh.

█ Sở dĩ. 36 Thiên Cang vốn là phép Trời, ứng với trời. Phép này dùng để trị vì, cai quản. Vốn là phép nắm trong tay âm dương ngũ hành, đảo lộn càng khôn. Có thể bóp méo bản chất vạn vật, tráo đổi ngũ hành, lật trời thành đất, đất thành trời. Đúng vậy, đó chính là 36 Thiên Cang của bát Giới.

- Phân tích sơ về Bát Giới :

- Bát Giới - 8 giới cấm : Tham ăn, tham sắc, tham của, tham danh, ghen ghét, lười biếng, lừa gạt, sợ khó khăn.

Bát Giới không thể triển 36 Thiên Cang một cách thuần thục chính là vì bị 8 giới này che phủ, không thấy đường. Vô Minh bao vây, không tỏ tường. Vì thế, 36 phép này rơi vào tay Bát Giới, phép Thiên cũng thành Bàng Môn Tả Đạo, lại còn là Bàng Môn hạng bét, thành trò cười cho cả thiên hạ. Suy xét mà nói, nếu Bát Giới thông minh, dụng 36 Thiên Cang một cách tinh vi, đấu tay đôi với ngộ Không. Thì 10 Ngộ Không cũng không thoát được vòng vây huyền ảo của 36 Thiên Cang này.

█ 72 Địa Sát thì hoàn toàn ngược lại. Tuy nhiều, nhưng chung quy vẫn là phép phòng thân. Dùng để tẩu thoát, tránh tam tai, đẩy lùi nạn ách. Khéo xài thì thành biến hóa khôn lường, khiến kẻ địch rơi vào hoang mang mất phương hướng. Tuy nhiên, 72 Địa Sát không thể dời non lấp biển, thâu tóm Ngũ Hành như 36 Thiên Cang. Vì thế ta có thể gọi 72 Biến này là Phép Phòng Thân.

.

72 Địa Sát có liên quan mật thiết đến thân phận, cũng như cuộc đời đã định sẵn của Ngộ Không. Ngay từ khi Tổ Sư hỏi, và anh chọn 72 Địa Sát, nghĩa là anh đã chọn Đất Dữ. Chúng ta phân tích một số chiêu thức trong 72 biến này thì sẽ rõ.

● Lên trời, xuống biển, đi trong lòng đất, hay ra vào địa ngục : Đây là chỉ đúng như con người. Như khi bạn đến với những môi trường mới khác nhau, bạn phải hiểu bản chất của môi trường đó thì mới dễ dàng hòa nhập được. Cũng như Ngộ Không phải hiểu bản chất của đất, nước, gió lửa, thì mới đẩy lùi tai ách, và dễ dàng đi, sống trong đó mà không hề bị gì cả.

● Biến đá thành vàng : Cũng chẳng khác chúng ta có khả năng dùng những thứ tưởng chừng như không có giá trị kiếm ra tiền, rất nhiều tiền.

● Biến giả thành người khác để lừa mọi người : Như chúng ta ngày nào cũng mang mặt nạ ra đường.

● Đẩy lùi tai ách, hoãn lại tại ách : Đây là điều chúng ta luôn mong muốn và luôn tìm cách để làm hàng ngày. Căn bản như ăn để đẩy lùi cái chết xa chút, gặp nạn thì lách luật trốn tránh.

● Gánh núi : Thực tế, chúng ta sống đã là một gánh nặng. Đùa, còn nặng hơn cả núi.

● Thuần hóa thú vật, chim muông : Hiểu chúng thì thuần hóa được chúng, điều này con người cũng làm được, chỉ là không có ảo lòi như anh vẫy tay một cái thì chúng thuần hóa ngay thôi.

● Kiếm pháp cực giỏi : Kỳ lạ là, trong 72 Biến nhất định chỉ có kiếm pháp, không có đề cập những vũ khí khác. Mà kiếm, chính là tâm người, càng sắc béng, thì sống càng sắc sảo, càng quyết đoán, càng độc lập.

Như vậy ta thấy rằng. Thực tế, 72 Địa Sát vốn dĩ là tượng trưng cho chính con người chúng ta, những món vũ khí này, ai học hỏi tốt, ai thuần thục tốt, ai biết nhiều, thì người đó sống tự tại như Ngộ Không. Và.

_Sống-tự-tại-trên-đất-dữ_

Sống tự tại trên đất dữ, Ngộ Không phò tá Đường Tăng đi thỉnh Kinh. Từng bước họ đi không phải là đi trên mây, mà là đi trên đất. Và còn là đi trên đất dữ. Như vậy Ngộ Không chọn 72 Địa Sát quả không sai vào đâu được. Ngược lại, nếu anh chọn 36 Thiên Cang, có lẽ cuộc đời anh đã có một lối rẽ khác, hoặc anh chẳng đủ sức phò tá Đường Tăng.

Ta nên biết rằng, 36 Thiên Cang tuy là phép dời non lấp biển, bóp méo vạn vật nhưng không ai dại gì mà làm thế cả. Chỉ vì một con yêu quái mà đảo lộn càng khôn ? Vậy 82 kiếp nạn thì đảo lộn 82 lần hay sao ? Khác nào sóc lọ đâu ? Vì thế 36 Thiên Cang vốn dĩ không ứng với đất, mà chỉ ứng với trời. Dưới mặt đất, 36 Thiên Cang vốn là không thực tế. Ngược lại, 72 Địa Sát mới là lựa chọn thích hợp và thực tế.

▄ Dựa vào đó ta có thể thấy rằng. Thần và Phật, cách nhau rất xa. Có Địa Sát thì thành Phật, có Thiên Cang, lại không thành Phật ▄

=====

Ta lại nói. Người như ngộ Không, có 72 Địa Sát, sống trên đất dữ ung dung tự tại, chẳng ai làm được gì. Thực có phải thế ? Chúng ta hãy so sánh sự tương quan giữa Ngộ Không và Thiên Cung. Ngộ Không và Phật.

● Ngộ Không so với Thiên Cung, cũng là một bậc kỳ tài đáng nể. Gọi là Địa Sát, nhưng ngồi chức Tề Thiên Đại Thánh cũng không phải là ngồi sai chỗ. Như người trong đời, phàm ai thông minh hiểu biết, giỏi giang lại mạnh mẽ, thì cũng y như Ngộ Không, có thể làm càng mà đời cũng không biết phải xử lý ra sao. Như ta giỏi, ta có quyền. Đúng, Ngộ Không giỏi, không cần bàn cãi. Vì giỏi nên tự tại, không cần bàn cãi. Nên nhớ rằng. Bồ đề Tổ Sư, trước, dạy cho Ngộ Không nghe hiểu đạo lý cuộc đời, chân lý vạn Pháp, chính vì Ngộ Không đã nghe được những điều ấy, nên không thể tránh tam tai. Vì tránh tam tai, nên mới học 72 Biến. Sự hiểu biết của Ngộ Không, căn bản vượt xa nhân loại vô cùng tận.

● Nhưng, tự tại của Ngộ Không, chấm dứt dưới bàn tay của Phật Tổ Như Lai. Vì sao ? Vì Ngộ Không hiểu đạo lý, đã hiểu đạo lý, còn có 72 Biến, thông minh tột đỉnh. Nhưng anh không có Định Tâm.

Người xưa đến giờ chẳng luôn nói " Tà Pháp vào tay người chánh đạo thì thành Chánh Pháp. Chánh Pháp vào tay kẻ tà đạo, thì thành Tà Pháp ".

Sự hiểu biết của Ngộ Không, không vượt qua được Giác Ngộ của Như Lai. 72 Địa Sát, không trốn được nghiệp quả báo ứng. Chính là chỉ chúng ta, thông minh tuyệt đỉnh, giỏi nhất thế gian, mà không có định tâm, không có từ bi. Thì không vượt khỏi nghiệp báo.

- 72 Địa Sát của Ngộ Không so với Quan Âm Bồ Tát thì thế nào ?

Trong một phẩm kinh Pháp Hoa có nói rằng. Quan Âm Bồ Tát khi cứu khổ cứu nạn, biến hóa thị hiện trước mặt người khác, không chỉ với một thân hình khác, mà tâm cũng khác. Biến thành kẻ hiền, thì tâm ứng theo. Biến thành kẻ ác, tâm ứng theo. Biến thành người già, trẻ nhỏ, ăn xin, quan chức, người dân, đàn ông, phụ nữ. Thân biến, tâm biến, không có giả tạo. Chỉ với mục đích làm người ta hiểu ra vấn đề, thức tỉnh khỏi trầm mê.

Biến hóa của Ngộ Không lại hoàn toàn khác. Ngộ Không biến thân, không biến tâm. Đặc tính vẫn thế, sở thích vẫn thế, tính cách vẫn thế, và thói quen cũng vẫn y thế.

Đó là sự Chấp của con người. Bồ Tát biến thân, biến cả tâm. Căn bản không phải biến vì không có gì để biến. Vạn vật thế gian đều là Pháp, đều có quy luật của nó, Bồ Tát y đúng quy luật ấy hòa nhập vào đúng bản chất ấy không sai biệt. Ngộ Không chấp nhất ta là khỉ, ta là như thế, ta chính là như thế. Nên biến thân, tâm không biến.

● Ngộ Không so với yêu quái thì thế nào ?

Nhớ có lần Ngộ Không đấu với 3 anh em nhà Hồ Lực Đại Tiên. Đấu gọi mưa, đấu chặt đầu, moi ruột, tắm dầu sôi. Cả ba anh em đều vì muốn hơn thua mà chết cả.

Chuyện rằng. Ba anh em này báng bồ Phật Giáo, mê hoặc nhà vua, học được chút phép lực bàng môn tả đạo. Gặp ngay Ngộ Không, thách đấu gọi mưa, Ngộ Không thắng. Định rời đi, chúng không cho. Đòi đấu chặt đầu, chặt đầu chết một tên anh cả, định rời đi, thì hai tên còn lại đòi đấu moi ruột. Moi ruột chết thêm một tên, tên cuối cùng đòi đấu tắm dầu sôi, sau đó cũng đi đời nốt. Lại có những khi, yêu ma quỷ quái khó lường, mưu mô xảo quyệt, dụng phép cũng khó đoán, Ngộ Không cũng đành tìm 10 phương 8 hướng giúp đỡ giùm.

Ta có thể thấy rằng. Cái thói hơn thua ở đời, như bàng môn tả đạo đấu đá lẫn nhau. Chẳng khác thiêu thân thấy lửa sáng thì nhảy vào, cứ phải hơn thì mới hả dạ. Quanh quẩn một hồi, vẫn là cùng một giới với nhau, nào có khác biệt ? Kẻ có cái này, kẻ có cái kia, kẻ yếu cái này, kẻ yếu cái kia. Tương khắc, khắc chế, cùng sinh, cũng cùng tử, lại vừa sinh cùng lúc vừa có tử. Xoay vòng không ngừng nghỉ chính là như thế. Chính là thói đời như thế.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro