giadinh
1. Ảnh hưởng của xã hội là gì? Phân biệt với hiện tượng bắt chước và lây lan tâm lý
I. Ảnh hưởng xã hội là gì :
Ảnh hưởng xã hội là một trong những cơ chế căn bản được TLHXH quan tâm nghiên cứu.
Thuật ngữ này chỉ một cách thực tế là hành vi của một người trở thành sự chỉ dẫn, định hướng cho hành vi của một người khác.
Trong thực tế cuộc sống , khi các cá nhân giao tiếp với nhau thì tâm lí của các cá nhân chịu sự tác động qua lại và bị chi phối ảnh hưởng lẫn nhau. Một mặt chủ thể bị các cá nhân xung quanh chi phối gây tác động tới hành vi của mình , mặt khác chính chủ thể gây tác động tới các cá nhân xung quanh . Theo đó hành vi của một người hay nhóm người trở thành sự định hướng , chỉ dẫn cho hành vi của một người khác . Quá trình này gọi là ảnh hưởng xã hội . ( theo cuốn các thực nghiệm trong tâm lý học xã hội – Trần Thị Minh Đức ).
hiểu theo một cách chung nhất thì ảnh hưởng xã hội là hành vi của một người hay một nhóm người trở thành sự chỉ dẫn, định hướng cho hành vi của người khác. Hiểu theo nghĩa hẹp hơn thì nói tới ảnh hưởng xã hội là nói tới tất cả những gì đã tạo ra sự thay đổi về hành vi của cá nhân hoặc của nhóm dựa vào những sức ép chi phối trong một bối cảnh nhất định.
Như vậy : nói tới ảnh hưởng là nói tới tất cả những gì tạo ra sự thay đổi về hành vi dựa vào những sức ép chi phối trong một bối cảnh nhất định
ảnh hưởng xã hội trực tiếp :
Cá nhân A hoặc nhóm A ảnh hưởng trực tiếp đến cá nhân B hoặc nhóm B.
ảnh hưởng xã hội gián tiếp :
Suy nghĩ, hành vi của chúng ta bị ảnh hưởng bởi người khác, nhóm khác mà chúng ta không biết.
Loại ảnh hưởng này chủ yếu tồn tại trong đám đông.
Trong đám đông nhiều lúc chúng ta không kiểm soát được hành vi của chính mình, cảm xúc dâng trào, lý trí không phát huy.
Các phương tiện truyền thông đại chúng ảnh hưởng đến nhân thức, thái độ của chúng ta rất nhiều, có thể khiến chúng ta không ý thức hết tầm ảnh hưởng của chúng.
Đặc điểm của ảnh hưởng xã hội
•Ở đâu có tương tác giữa các cá nhân ở đó có ảnh hưởng xã hội.
•Các cá nhân nhiều khi không ý thức được hết mức độ tác động và chịu tác động của ảnh hưởng xã hội.
•Phụ nữ bị ảnh hưởng xã hội tác động nhiều hơn nam giới.
•Ảnh hưởng xã hội phụ thuộc vào nền văn hóa, lối sống, đặc điểm cá nhân.
•Sự gần gũi về không gian và thời gian làm tăng cường mức độ ảnh hưởng giữa các cá nhân.
Bắt chước:
1. Khái niệm
Bắt chước là sự một mô phỏng, tái tạo và lặp lại các hành vi, tâm trạng, cách thức suy nghĩ, ứng xử của một người hay của một nhóm người nào đó. Có thể thấy biểu hiện của bắt chước ở mọi giai đoạn phát triển khác nhau của cá nhân, đặc biệt ở trẻ em bắt chước giữ một vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách.
Người đầu tiên nghiên cứu bắt chước một cách có hệ thong là Tarde G. Theo ông bắt chước là: sự sao chép lại một cách máy móc các phản ứng bề ngoài của người khác, nó có tính chất vô thức. Nói cách khác bắt chước là “phim ảnh” của bộ não này “chụp lại ảnh” của bộ não khác. Bắt chước là nguyên tắc nền tảng đẻ xã hội tồn tại và phát triển. Bắt chước là trường hợp cá biệt của “quy luật lặp lại thế giới” tổng quát nhất.
Theo các nhà nghiên cứu trong tâm lý học lứa tuổi thì bắt chước là phương thức đặc trưng nhất đề trẻ em nhận thức được thực tế và tính hay bắt chước là thuộc tính cơ bản của cái nhân cách đang phát triển của trẻ. Ví dụ như khi thấy bố mẹ lau nhà, trẻ cũng đi tìm cây chổi để bắt chước (làm giống bố mẹ) đi lau nhà.
Như vậy bắt chước là biểu hiện đa dạng mà chúng ta gặp trong cuộc sống hàng ngày.
2. Đặc điểm
a. Các hình thức của bắt chước
Bắt chước logic (trí tuệ - ý thức) và phi logic (cảm tính, phi lí): Bắt chước lô gic là bắt chước có chủ định còn phi logic là bắt chước không có chủ định
Bắt chước hình thức và bắt chước bản chất: đây là sự bắt chước về hình thức bên ngoài như đi đứng, đầu tóc, ăn mặc… và bản chất bên trong (các phẩm chất như thương người, tốt bụng, dũng cảm…)
Ví dụ như khi theo dõi truyền hình, trẻ em cũng thường có xu hướng bắt chước những ca sĩ, diễn viên nổi tiếng về cách ăn mặc, đi đứng, nói năng để có thể giống họ, được nhiều người ngưỡng mộ. Bên cạnh đó, trẻ em cũng có xu hướng bắt chước những bố mẹ, anh chị trong cách ững xử, nói năng hoặc các tính cách tốt của họ. Đó là bắt chước bên trong.
Bắt chước nhất thời (mốt, tâm trạng xã hội) và bắt chước lâu dài (tập quán, phong tục, tín ngưỡng…)
Ví dụ: Trong xã hội, xét về chiều cạnh thời trang, luôn luôn có những xu hướng khác nhau xuất hiện nhất thời trong những khoảng thời gian nhất định. Từ đó, thanh niên cũng có xu hướng ăn mặc, trang điểm sao cho phù hợp với những kiểu mốt xuất hiện trong quãng thời gian đó. Đây là bắt chước nhất thời. Mặt khác, mỗi dân tộc, mỗi quốc gia hay trong một địa phươn nhất định luôn có những phong tục tập quán, tín ngưỡng riêng. Và những những dân tộc khác, những địa phương khác đôi khi cũng bị ảnh hưởng trước những phong tục, tập quán này, đặc biệt là của những nơi lân cận. Và dần đần trở thành phong tục của nơi đó. Đây là bắt chước lâu dài.
Bắt chước lẫn nhau trong phạm vi một giai cấp, một thế hệ và sự mô phỏng, lặp lại giữa các giai cấp trong một thế hệ: những người trong một giai cấp thì thường có những hành vi xã hội, ứng xử phù hợp tương tự nhau. Thế hệ sau của giai cấp chịu ảnh hưởng của thế hệ trước đó.
Ví dụ như: Một người ở tầng lớp hạ lưu khi trở nên giàu có ngoài việc xây dựng nhà cửa, đồ đạc phục vụ cho cuộc sống, họ sẽ bắt chước giới thượng lưu trong cách cư xử, hành vi sang trọng quí phái khác hẳn với địa vị trước kia.
b. Qui luật của bắt chước
Từ việc phân tích các hình thức khác nhau của bắt chước Tarde. G đã xây dụng các qui luật của bắt chước.
Bắt chước được thực hiện từ bản chất đến hình thức, nghĩa là các hình mẫu bản chất hấp dẫn sự bắt chước sớm hơn các hình mẫu bên ngoài.
Ví dụ như : Khi còn nhỏ, nhiều người có một mơ ước muốn trở thành một ca sĩ. Sở dĩ như vậy là bởi vì các em mong muốn được nổi tiếng, được nhiều người biết đến và được ngưỡng mộ. Trên cơ sở đó, các em có xu hướng học tập cách ăn mặc đi đứng, nói năng của những ca sĩ thần tượng.
Bắt chước được thực hiện từ dưới lên trên theo thang bậc của xã hội : nghĩa là tầng lớp hạ lưu có xu hướng bắt chước giới thượng lưu, trẻ em bắt chước người lớn, vùng phụ cận bắt chước vùng trung tâm...
Ngày nay, không chỉ ở các thành phố lớn, chúng ta vẫn có thể bắt gặp thường xuyên các khu vui chơi giải trí, các tiệm ăn lớn, các dịch vụ xã hội ở các vùng nông thôn... Điều này phần nào là dựa trên cơ sở của sự bắt chước
3. Cơ chế của bắt chước
Theo chiều dọc
Tư tưởng tuyệt đối hóa của bắt chước trong đời sống xã hội và tâm lý của con người như thời đại của Tarde. G đến nay đã không còn phù hợp nữa tuy nhiên các phân tích của ông về cơ chế bắt chước có nhiều hữu ích. Ngày nay, từ kết quả đáng tin cậy của các công trình nghiên cứu thực nghiệm, các nhà khoa học cho rằng bắt chước có một ý nghĩa đặc biệt trong quá trình phát triển của trẻ em, còn trong đời sống của xã hội của người lớn, nó chỉ ở hàng thứ yếu. Bắt chước là phương thức đặc trưng nhất để trẻ em có thể nhận thức được thực tế và tính hay bắt chước là thuộc tính cơ bản cái nhân cách đang phát triển ở trẻ. Để thực hiện được sự bắt chước đứa trẻ nhất thiết phải đạt được trình độ phát triển tâm sinh lí nhất định thông thường là vào năm thứ hai của cuộc đời.
Sự phát triển cơ chế bắt chước ở trẻ được chia thành các giai đoạn sau:
Từ 2 đến 3 tuổi: đây là giai đoạn đầu của sự bắt chước tích cực hay còn gọi là giai đoạn sao chép một cách không có chủ định những hành động bên ngoài và những phản ứng ngôn ngữ của mọi người xung quanh. Đây là giai đoạn trẻ đang tập nói và tập đi nên mọi cử chỉ, hành động của người khác thậm chí con vật (tiếng kêu) cũng đều được trẻ ghi nhó và bắt chước một cách tích cực. Lúc này trẻ chưa có phân biệt đâu là hành động tốt xấu để học tập, vì vậy nên người lớn cần phải có những hành vi lời nói đúng đắn trước mặt trẻ để tránh việc các em có những bắt chước lệch lạc. Tuổi mẫu giáo (từ 3 tuổi): có những biến đổi về nội dung và hình thức của bắt chước. Hoạt động bắt chước ngày càng phức tạp và có tính chất trò chơi hơn, đặc biệt là trò chơi đóng vai có nội dung. Trước tiên, trẻ làm theo những biểu hiện và hoạt động của người lớn sau đó, tái tạo lại trong trò chơi sắm vai và từ đó trẻ bắt chước được những biểu hiện của hành vi chân thực ngoài hoàn cảnh.
Ví dụ như: Khi được nghe và thấy người lớn nói chuyện với nhau, các em sẽ có nhận thức, ghi nhớ. Khi chơi búp bê, chẳng hạn, các em có thể sẽ nói lại những lời đó, với em búp bê của mình.
Thời kỳ đi học ( hay lứa tuổi thiếu niên): hoạt động bắt chước có ý thức hơn, chọn lọc hơn, động cơ thúc đẩy rõ ràng hơn dù các yếu tố sao chép một cách không ý thức vẫn tồn tại. Ở thời kỳ hoạt động bắt chước của các em có sự chuyển biến từ việc bắt chước những biểu hiện bên ngoài của người lớn và của bạn bè sang bắt chước những phẩm chất bên trong, những đặc điểm tính cách mà trẻ em nhận thức được một cách gián tiếp.
Ví dụ như: Trong thời gian đi học, trẻ em phát hiện được một bạn trong lớp học giỏi, ngoan ngoãn, có nhiều ưu điểm. Các em sẽ bắt chước bạn đó, học tập cách thức học tập của bạn để nâng cao kết quả học tập của mình. Hình tượng này có thể được xây dựng cũng giống như idol (thần tượng).
Tuổi trưởng thành: Hoạt động bắt chước là các yếu tố nắm bắt kỹ năng, kỹ xảo trong một số dạng hoạt động nghề nghiệp đặc biệt là trong những trường hợp mới lạ mà cá nhân chưa được chuẩn bị trước.
Ví dụ trong lĩnh vực nghệ thuật, khoa học kĩ thuật,… họ bắt chước nhau những cách làm hay và hiệu quả, tiết kiệm thời gian, công sức. Chẳng hạn trong một hân xưởng may, có hai người ngồi cạnh nhau. Một người may rất giỏi và làm được nhiều việc. Người kia sẽ có thể bắt chước những kỹ thuật, cách thức của người đó, để đẩy nhanh tiến độ may của mình, cũng như tăng năng suất lao động của đội may.
Mặc dù cùng là hoạt động bắt chước những ở giữa những giai đoạn phát triển khác nhau hoạt động bắt chước cũng thể hiện khác nhau: từ sao chếp không ý thức được các hình mẫu ứng xử của người lớn đến chỗ bắt chước có ý thức, có chọn lọc, và động cơ thúc đẩy. Ở giai đoạn phát triển này thì bắt chước có vai trò chủ đạo những ở giai đoạn khác thì bắt chước chỉ là thứ yếu không đáng kể.
Bên cạnh đó, cùng với sự phát triển của cá nhân hoạt động bắt chước cũng phát triển và biến đổi theo. Lúc đầu bắt chước mang tính chất là phương thức cơ bản để phản ánh và hình thành đời sống tinh thần của đứa trẻ về sau nó thu hẹp lại và chỉ còn lien quan đến một số khía cạnh trong hành vi của người lớn. Cụ thể là bắt chước chỉ phản ánh những gì thuộc phạm vi bề mặt ứng xử còn không động chạm đến nhân cách sâu xa của con người.
b.Theo chiều ngang
Trong sinh hoạt hàng ngày, tâm lý của nhóm cũng như tâm lý của cá nhân thường xuyên tác động, ảnh hưởng và chi phối lẫn nhau.
Các thành viên trong nhóm bắt chước lẫn nhau và bắt chước thủ lĩnh của mình. Nói cách khác, người ta có thể bắt chước một tập thể, nhóm cũng có thể bắt chước một cá nhân nào đó. Có bốn nhóm người khiến người ta đặc biệt thích bắt chước đó là: Những người lớn tuổi: thường là những người có kinh nghiệm sống đạo đức, được mọi người quí trọng. Những người có cương vi xã hội hơn hẳn: họ có nhiều sáng kiến, sáng tạo, thường mở đầu cho những cái mới cách làm mới, có ảnh hưởng đến sự phát triển xã hội. Những người thành thạo hơn hẳn trong một lĩnh vực thực tiễn nào đó: họ có kiến thức khá sâu sắc về chuyên môn nên có nhiều kinh nghiệm để người khác học tập.
Ví dụ như: Ở trường học cũng như ngoài xã hội, các thầy cô giáo luôn luôn được kính trọng. Tại các trường đại học, các giảng viên, giáo sư luôn nhận được sự nể trọng, đặc biệt là từ sinh viên. Bởi vì họ là những người có kiến thức chuyên sâu trong những ngành khoa học, có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy. Không những thế, họ còn đóng góp nhiều công trình khoa học, nghiên cứu quan trọng.
Sự bắt chước còn diễn ra giữa nhóm xã hội này với nhóm xã hội khác những dựa trên nhu cầu nhất định
Ví dụ như: hai trường chuyên (trường điểm) và trường khác với hai cách thức dạy và học khác hẳn nhau. Và kết quả cho thấy, nhóm học sinh trường chuyên có điểm tổng kết và kết quả học tập cao hơn hẳn nhóm học sinh trường thường. Do thế, để cải thiện tình hình học tập của các học sinh, ban giám hiệu, các thầy cô giáo trường đó học hỏi kinh nghiệm của trường chuyên về hình thức và phương pháp tổ chức công việc nhằm đáp ứng nhu cầu học tập của nhóm học sinh trường mình
4. Ý nghĩa của cơ chế bắt chước
Bắt chước đóng vai trò quan trọng trong đời sống con người.
Theo Pavlov P.P thì bắt chước sẽ giúp một đứa trẻ có thể tự xây dựng nên cách ứng xử cá nhân và xã hội. Nhờ bắt chước mà đứa trẻ đã làm chủ được về mặt thực tiễn các ngôn ngữ tích cực, những cách sử dụng đồ vật, phương thức trong giao tiếp, trong quan hệ. Tính bắt chước là một trong những hiện tượng chủ yếu tạo ra sự nhất trí xã hội. Nếu như trong xã hội không có sự bắt chước lẫn nhau mà mỗi người một hoạt động thì xã hội sẽ trở nên rối ren, phức tạp. Vì vậy bắt chước là một yếu tố xã hội quan trọng Tatarbinxki thì đánh giá cao vai trò của bắt chước trong sự phát triển cá nhân và trong lịch sử của xã hội. Theo ông, không có sự dạy dỗ nào mà không có sự bắt chước Nhờ sự bổ sung tính chất luân phiên và biến đổi những hành động sáng tạo và những hành động bắt chước mà những thành tựu của cha ông, tổ tiên, dòng dõi con cháu ngày nay của họ được tích lũy lại hòa vào với nhau thành một khối thống nhất hoàn chỉnh Bắt chước là một trong những nguyên tắc để xã hội tồn tại và phát triển, nhờ bắt chước mà các phát minh, sáng chế của xã hội loài người được duy trì, phát triển và khai thác lại.
LÂY LAN
1. Khái niêm:
Lây lan là quá trình chuyển tỏa trạng thái cảm xúc từ cá thể này sang cá thể khác ở cấp độ tâm sinh lí, xảy ra một cách nhanh chóng mạnh mẽ nằm ngoài những tác động qua lại ở cấp ý thức tư tưởng
Nói cách khác lây lan là thuộc tính vô ý thức ngẫu nhiên của cá thể biểu hiện qua việc chuyển tỏa trạng thái cảm xúc nhất định
Ví dụ: khi ta đứng giữa một đám đông đang hò hét cổ vũ một trận bóng đá mặc dù có thể không thích bóng đá nhưng ta cũng sẽ cảm thấy háo hức hồi hộp và phấn khích.
Hay khi ta xem một bộ phim tâm lí bi đát , đám đông sụt sùi khóc làm ta rơm rớm nước mắt.
2.Đặc điểm
-Lây lan là hiện tượng phổ biến và dễ nhận biết. Ngay từ buổi sơ khai của lịch sử loài người lây lan đã có những biểu hiện đa dạng , phong phú: sự bốc cháy tâm trạng của quần chúng khi nhảy múa, trạng thái phấn khích tôn giáo của các tín đồ, sự ham mê thể dục thể thao của các cổ động viên trên sân vận động, trạng thái hoảng loạn của đám đông v..v
-Khi số lượng đám đông càng lớn thì cường độ cảm xúc được truyền đạt càng mạnh mẽ và ngược lại.
Ví dụ như cùng một bộ phim buồn nhưng xem nhiều người sẽ cảm thấy buồn hơn so với xem ít người.Bëi v× mét ngêi khi nh×n sang b¹n m×nh hay lµ xung quanh thÊy mäi ngêi ®Òu ®ang rÊt xóc ®éng r¬m rím níc m¾t th× tù nhiªn c¶m xóc còng d©ng trµo vµ thÊy r»ng bé phim ®ã buån thËt.T©m tr¹ng ®ã l©y lan kh¾p héi trêng vµ trë thµnh c¶m xóc chung.
-Những biểu hiện cảm xúc qua điệu bộ, cử chỉ và nét mặt của cá nhân sẽ ảnh hưởng đến phản ứng tương tự ở người bên cạnh.
Khi đi bên cạnh bạn là một người đang rất vui vẻ và hài hước thì cảm xúc của người đó sẽ ảnh hưởng đến cảm xúc của bạn, bạn cũng sẽ cảm thấy vui hơn và hài hước hơn
- Lây lan là thuộc tính vô ý thức, ngẫu nhiên của cá thể biểu hiện qua việc chuyển tỏa trạng thái cảm xúc nhất định
3.Cơ chế của lây lan
-Theo Lơbon.G lây lan được hiểu như nạn truyền nhiễm. Sự khác nhau chỉ biểu hiện ở nội dung lây lan: vi khuẩn mang bệnh và các trạng thái tâm lý
- Lây lan diễn ra hết sức mạnh mẽ giữa những người có tâm sinh lí giống nhau. V× hä dÔ ®ång c¶m vµ hiÓu nhau h¬n
Ví dụ: như xem một bộ phim kinh dị nếu khán giả toàn là nữ thì tâm lí sợ hãi tăng lên rất nhiều so với nếu có cả khán giả là nam cùng xem.
-Lây lan được lây truyền dễ dàng hơn giữa những người trong cùng một nhóm một giai cấp.Ngược lại ,những người lao động cô độc về mặt xã hội hoặc bị nhóm từ bỏ thường ít chịu ảnh hưởng của lây lan hơn.
Sở dĩ như vậy vì những cá nhân có những mối liên hệ tích cực với nhau, có xu hướng khuôn những ứng xử của họ theo nhau bởi vì họ luôn tìm cách giống nhau.Như vậy đây là một biểu hiện thuộc loại sinh học nhưng lại được giải thích bằng một nhân tố xã hội và nhân tố này vô hình chung trở thành một cái chuẩn trong ứng xử mà họ muốn có để trở thành giống như những người khác.
-" Phản ứng vòng tròn "của lây lan: nghĩa là cá nhân kích thích phản ứng của người khác bằng hành vi của mình, do nhìn thấy hoặc nghe thấy phản ứng của người kia mà tăng thêm độ hứng khởi. Bằng cách đó cảm hứng của đám đông phát triển lan tỏa không ngừng.
Trong mét ®¸m ®«ng ®ang rÊt buån tÎ, cã mét ngêi bíc ra vµ nh¶y móa, nÕu hµnh ®éng cña ngêi ®ã ®îc mäi ngêi xung quanh ñng hé vµ b¾t chíc theo th× anh ta sÏ tiÕp tôc nh¶y móa vµ hng phÊn h¬n nhng nÕu hµnh ®éng cña anh ta kh«ng ®îc t¸n thëng th× anh ta sÏ ngõng l¹i.
- Cá nhân tham gia vào quá trình lây lan một cách vô thức, nghĩa là họ không chịu áp lực chủ ý, có tổ chức, đơn giản là họ hành động theo hình mẫu ứng xử của ai đó, bị lệ thuộc vào ai đó một cách vô thức
-Lây lan có tác dụng mạnh nhất ở cộng đồng không có tổ chức và đặc biệt là trong đám đông. Ở đây cá nhân có thể thể hiện hết cảm xúc của mình mà không phải chịu một sự khống chế nào.
-Tình trạng hoảng loạn tinh thần tập thể là biểu hiện đặc biệt của lây lan. Hoảng loạn tinh thần xuất hiện trong đám đông quần chúng như là trạng thái cảm xúc nhất định và là kết quả hoặc của sự thiếu hụt thông tin về một sự kiện sợ hãi nào đó hay không hiểu sự kiện đó, hoặc là quá dư thừa thông tin về sự kiện đó.
Nguyên nhân gây hoảng loạn tinh thần là do sự xuất hiện tin tức nào đó có khả năng tạo ra những cú sốc độc đáo. Sau đó, hoảng loạn tinh thần tăng dần cường độ cho đến khi cơ chế lây lan tham gia vào hoạt động phản ánh lẫn nhau nhiều lần.
Ví dụ điển hình về tình trạng hoảng loạn tập thể ở Mỹ vào ngày 30/10/1938 đã được các nhà tâm lí Mỹ phân tích rất kĩ lưỡng. Sau khi đài phát thanh "Tiếng nói Hoa Kỳ" đọc xong cuốn "Chiến tranh giữa các hành tinh" của Wallace hàng loạt người nghe thuộc đủ mọi thành phần xã hội, trình độ học vấn và lứa tuổi khác nhau (số liệu chính thức là 1200000) rơi vào trạng thái gần như loạn tâm tập thể. Họ tin rằng có người từ sao hỏa xuất hiện trên trái đất. Khoảng 400000 người khăng khăng khẳng định chính họ đã nhìn thấy người từ sao hỏa xuống.Mặc dù trước khi đọc truyện, phát thanh viên đã ba lần giới thiệu rằng đây chỉ là câu chuyện hư cấu bịa đặt của một tác phẩm văn học.
4.Tác động của cơ chế lây lan
Trong một chừng mực nào đó lây lan có tác động tích cực đến sự phát triển của xã hội vµ ngược lại. ë bªn trong c¸c hÖ thèng x· héi cã tån t¹i sù lu th«ng t×nh c¶m gi÷a c¸c c¸ nh©n. ChÝnh sù lu th«ng ®ã ®· gióp nh÷ng xóc c¶m vµ nh÷ng ý kiÕn giao tiÕp gi÷a c¸c c¸ nh©n víi nhau ®îc nh©n lªn vµ cñng cè trë thµnh quan ®iÓm môc ®Ých hµnh ®éng chung. nhê l©y lan mµ mét sè hµnh ®éng ®îc ph¸t triÓn m¹nh mÏ h¬n, víi tèc ®é cao, søc ¶nh hëng lín mµ kh«ng mét ph¬ng tiÖn th«ng tin ®¹i chóng nµo lµm ®îc
Nhng l©y lan chØ thùc sù cã Ých nÕu vÊn ®Ò l©y lan lµ nh÷ng sù kiÖn tèt, cã ý nghÜa quan träng víi x· héi. Cßn nÕu vÊn ®Ò l©y lan lµ mét th«ng tin, hµnh ®éng sai lÖch th× hËu qu¶ mµ nã ®Ó l¹i thùc sù rÊt lín vµ rÊt khã gi¶i quyÕt. NhiÒu khi ¶nh hëng ®Õn sù ph¸t triÓn kinh tÕ- x· héi
Lây lan tâm lý quy định xu huớng bắt chước một mô hình ứng xử có tác dụng chi phối được lây truyền từ người này sang người khác.
KÕt luËn
B¾t chíc vµ l©y lan lµ nh÷ng c¬ chÕ t©m lÝ x· héi rÊt quan träng, nhê cã nh÷ng c¬ chÕ nµy mµ x· héi cã sù ®ång thuËn vµ nhÊt trÝ. Th«ng qua b¾t chíc, l©y lan x· héi duy tr× ®îc nh÷ng m« h×nh øng xö chung tõ thÕ hÖ nµy sang thÕ hÖ kh¸c, m« h×nh ®ã trë thµnh b¶n s¾c v¨n ho¸ riªng cña mçi quèc gia d©n téc. Kh«ng chØ riªng v¨n ho¸, quy t¾c øng xö mµ nh÷ng kinh nghiÖm, bµi häc vÒ ®êng lèi l·nh ®¹o ®Êt níc, con ®êng ph¸t triÓn kinh tÕ, khoa häc kÜ thuËt cña nh÷ng thÕ hÖ ®i tríc ®· ®îc thÕ hÖ sau tiÕp thu mét c¸ch cã chän läc, duy tr× vµ ph¸t huy nã tèt h¬n phï hîp h¬n víi thêi ®¹i
B¾t chíc vµ l©y lan còng lµ nÒn t¶ng cña mét céng ®ång cã chung môc ®Ých, chung hµnh ®éng t¹o nªn nh÷ng nhu cÇu chung trong x· héi
2. Nhóm xã hội là gì? Phân biệt chuẩn mực nhóm và áp lực nhóm
Nhóm xã hội :
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro