Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

: Giả thuyết

I Đặc trưng

 

Giả thuyết là những giả định có căn cứ khoa học về nguyên nhân hay các mối liên hệ có tính quy luật của hiện tượng hoặc dữ kiện nào đó của tự nhiên, xã hội hay tư duy.

 

Đặc trưng của giả thuyết là : đc xđ bằng thuộc tính cơ bản của tư duy: sự vận động thường xuyên- đào sâu và mở rộng, phát triển tri thức đã có, hướng con ng vào việc vạch ra những quy luật và các mối liên hệ nhân quả đáp ứng nhu cầu tất yếu của đời sống con ng.

 

Việc xd các giả thuyết liên quan chặt chẽ với các giả định, các giả định đc xd để giải thích các hiện tượng nghiên cứu. Các giả định thể hiện dưới hình thức 1 phán đoán riêng biệt hay 1 hệ thống phán đoán liên hệ qua lại với nhau. Các phán đoán đó nêu lên thuộc tính của các sư vật và hiện tượng hay các mối liên hệ có tính quy luật của chúng. Các phán đoán đó là các phán đoán nêu vấn đề, trong đó biểu thị tri thức giả định đầu tiên về các nguyên nhân hay các thuộc tính … của hiện tượng nghiên cứu.

 

Nhận thức có nhiệm vụ đạt tới chân lý khách quan, giả thuyết mới chỉ đưa lại tri thức xác suất. Vì thế giả thuyết là giai đoạn đầu chưa hoàn thiện trên con đường dẫn đến chân lí. Để chuyển thành tri thức tin cậy, giả thuyết fai đc kiểm tra bằng khoa học và thực tiễn. Quá trình kiểm tra giả thuyết đc tiến hành nhờ các thủ thuật, các thao tác logic khác nhau theo các bước xác định và cuối cùng đi đến khẳng định hay bác bỏ giả thuyết.

 

Giả định xuất hiện là do phân tích các tư liệu thực tế trên cơ sở khái quát nhiều hiện tượng quan sát đc. Chúng ko fai là những sự phỏng đoán hay tưởng tượng mơ hồ, mà là những khái quát có căn cứ thực tế. Sự xuất hiện của chúng là 1 qúa trình logic mang tính quy luật.

 

Tùy theo phạm vi đối tượng nghiên cứu giả thuyết đc chia ra các loại sau:

+ Giả thuyết chung: là giả định có căn cứ khoa học nêu lên các nguyên nhân, quy luật và tính quy luật của 1 lớp sự vật hay hiện tượng. Chúng đc đưa ra nhằm giải thích thuộc tính của toàn bộ lớp đối tượng nghiên cứu, đưa ra đặc điểm có tính quy luật của các mối liên hệ qua lại của các sự vật và hiện tượng ở bất kì thời gian hay ko gian nào.

+ Giả thuyết riêng là giá định có căn cứ khoa học về nguồn gốc, nguyên nhân, quy luật của 1 bộ phận hay của 1 đối tượng riêng biệt trong 1 lớp xđ.

 

II Xây dựng và phát triển giả thuyết:

 Giả thuyết đc xd khi cần giải thích các hiện tượng mới mà các lý luận khoa học đã có chưa chủ khả năng làm sáng tỏ. Trc hết cần tiến hành phân tích các dữ kiện riêng lẻ hay tập hợp các dữ kiện riêng lẻ có liên quan trực tiếp hay gián tiếp với hiện tượng mới cần giả thuyết. Sau đó tổng hợp các dữ kiện và hình thành giả thuyết. Giả thuyết đưa ra ko đc mâu thuẫn với các luận điểm khoa học đã đc thực tiễn xđ.

 

Quá trình xây dựng và xác nhận giả thuyết có 4 bước:

+ Nêu giả thuyết trên cơ sở các dữ liệu đã đc fan tích và tổng hợp.

+ Rút ra tất cả các hệ quả có thể có từ giả thuyết

+ So sánh tất cả các hệ quả đó với kết quả quan sát, thí nghiệm với các lý thuyết khoa học đã đc thừa nhận.

+ Chuyển giả thuyết thành tri thức tin cậy hoặc lí luận khoa học, nếu tất cả các hệ quả đều đc khẳng định là đúng và ko có mâu thuẫn nào với khoa học và thực tiễn.

 

Để xác nhận giả thuyết là đúng đắn và chuyển nó thành lí luận khoa học, cần fai cm tất cả các hệ quả rút ra từ giả thuyết chân thực. Nếu chỉ 1 hệ quả ko fu hợp với hiện thực thì cần nghiên cứu kĩ lại lí thuyết. Có những giả thuyết có thể bị bác bỏ ngay và đc thay thế bằng giả thuyết khác có cơ sở khoa học hơn. Song cũng có những giat thuyết đc bổ sung, hoàn chỉnh và chuyển thành tri thức khoa học tin cậy.

 

III Các phương pháp xác nhận giả thuyết:

1, Phương pháp có hiệu quả nhất để xác nhận giả thuyết chân thực là phát hiện trực tiếp các dữ liệu có liên quan mật thiết với hiện tượng nghiên cứu về ko gian và thời gian, Đương nhiên ko gian và thời gian đó là giả định, nhưng là giả định có căn cứ khoa học.

2, Phương pháp cơ bản xác nhận tính chân thực của giả thuyết là xác nhận tính chân thực của từng hệ quả rút ra từ giả thuyết.

 

Thực chất của pp này là pp khẳng định của suy luận nhất quyết có đk.Từ sự khẳng định tính chân thực của tất cả các hệ quả rút ra từ cơ sở( giả thuyết) chúng ta đi đến khẳng định tính chân thực của cơ sở, Song cần lưu ý 1 số nguyên nhân có thể đưa đến các hệ quả khác nhau và từ nguyên nhân có thể đưa đến cùng 1 hệ quả. Cho nên khi rút ra tất cả các hệ quả cần hướng vào việc rút ra các hệ quả nằm trong mối liên hệ qua lại, ko lặp lại có đặc điểm đặc trưng và chỉ có nguồn gốc từ 1 nguyên nhân xđ.

3, Phương pháp xác nhận gián tiếp

Pp này chính là pp phủ định- khẳng định của suy luận nhất quyết phân liệt ngta còn gọi là pp loại trừ.

Để có thể rút ra giả thuyết chân thực chúng ta cần fai tuân theo 2 đk:

+ liệt kê hết các giả thuyết có thể có

+ cần loại trừ hết tất cả các giả thuyết ko đúng trừ 1 giả thuyết duy nhất đúng.

 

IV Bác bỏ giả thuyết:

Để bác bỏ giả thuyết ngta thường bác bỏ các hệ quả rút ra từ giả thuyết. PP này luôn đem lại kết luận tin cậy.

Ngta cũng có thể bác bỏ giả thuyết bằng cách fat hiện các hệ quả ko tương ứng hoặc mâu thuẫn với hiện tượng.

Trên thực tế, để kết luận chắc chắn về tính giả dối của giả thuyết ngta nêu hết các hệ quả rút ra từ giả thuyết và bác bỏ lần lượt từng hệ quả 1. Đương nhiên cũng có trường hợp chỉ cần bác bỏ 1 hệ quả là đủ để bác bỏ toàn bộ giả thuyết.

Càng nh hệ quả bị bác bỏ thì việc bác bỏ giả thuyết càng chắc chắn.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: