10/Người xưa đâu rồi?
Thê lương! Khung cảnh trở thành màn hình lớn nhất đã diễn ra. Khi cả gia đình tôi đến chưa kịp làm ơn hay ký giấy gì cả y tá đã chạy bán sống bán chết đến với gia đình tôi. Đoạn vừa đi vừa giải thích liên hồi không cho ai có đường chen chân vào lời cô nói.
"Gia đình các anh xin bình tĩnh, hiện tại bác nhà đang ở phòng cấp cứu nhưng hơi thở rất nhẹ. Lúc mới đưa vào đây bà ấy có tỉnh lại vài phút nói được vài câu gì mà phải lấy lại món quà năm xưa lên rồi còn bảo là bà rất xin lỗi lũ con nhỏ của mình tất cả đều là lỗi của bà!"
Nói đến đó cô y tá bị choáng váng không thể thốt ra thêm lời nào khi nhận ra gia đình người bệnh đều đang há hốc mồm,có kẻ lại sững sốt đứng như trời chòng. Chỉ có một kẻ duy nhất không hiểu gì nghe về công việc nội đang rất yếu ớt, kẻ đó là tôi. Tôi giật mình giật giật tay áo mẹ mong đợi một câu trả lời
"Mẹ mẹ cô y tá nói linh tinh gì thế"
"Ừ ừ.. đừng nghe cô ấy nói gì hết"
Mẹ vừa nói vừa rít từng từ nghe sao mà chua xót sao mà chờ từng khúc ruột.
Không còn hy vọng nào cả. 4h33' sáng bà đã thua! Có người giữ bình tĩnh có lẽ cả đêm qua họ đã khóc đến cạn lòng. Có kẻ tàn phế, ngu ngơ nhìn thần chết đến mang bà tôi đi. Bà mất nhưng con không hề hay biết cha mẹ hay ai ai cũng bận đi ai lại rảnh nói con nghe mấy việc này. Rạng sáng khi trời còn chưa tàn hơi sưng, mặt trời ửng hồng, con gà chưa kịp gáy có một chuyến xe lặng lẽ đi về khu nhà tôi nơi chất chứa những nỗi niềm xưa cũ, những hoài bão, những mong nhớ và cả những tháng ngày hạnh phúc nhất đều ở đây.
Để tang bà gần một tuần, tôi gào khóc đến khan cổ. Người ngộm nhìn ỉu xìu hơi sức sống cũng không có. Mãi mới có một góc nhỏ để tự kỉ một mình cũng chính mình tự nhận ra bản thân ít nói đi nhiều trong mấy ngày nay. Cũng phải thôi thân làm con trai không cho phép mình gục ngã nhiều muốn khóc cũng phải đóng cửa nhốt mình. Giờ đây ngồi bần thần nơi khung cửa sổ mà mùi thuốc lá vẫn bay phập phồng vào mũi có lẽ tôi đã quá quen mà tiếc nuối hơn. Đàn bà cay mắt đàn ông cay sống mũi châm châm vài điếu thuốc cũng coi như là đã khóc.
Bâng quơ một hồi tôi chợt nhớ một chuyện hết sức quan trọng. Lúcbà mới mất tôi có nghe mẹ giải thích nguyên nhân cái chết của bà với mấy cô dì hàng xóm xa đại loại là
"Chị ấy đoản mệnh mấy chị ạ mất ngay ngày sinh nhật cơ bác sĩ bảo là ngộ độc thực phẩm ạ"
"Ơ mà ngộ độc gì nặng thế thường tao thấy người ta đau bụng tí thôi mà?" Bà hàng xóm bên nhà có cùng suy nghĩ y chang như tôi
"Không đơn giản dzậy đâu chị trong đó có độc cơ mà độc mạnh nữa người ta nói là tìm thấy trong dạ dày của mẹ em nó lẫn trong mấy cái mồng tơi chị ạ, thiệt là.."
"Uầy nhiều khi nhà em mới xịt thuốc mà hái ăn đấy không chừng. Nói nghe có lý hơn đấy"
"Cái này em cũng không biết chị ạ cái rau ấy là mẹ em trồng chỉ có bà ấy chăm sóc nó thôi cũng không biết có ai xịt thuốc gì không nữa."
Mấy cô thấy mẹ tôi cứ hít mũi nhè nhẹ mãi cũng chỉ biết dài thườn thượt vỗ lưng bà khuyên bà đừng quá bi lụy nữa. Mối quan hệ giữa mẹ tôi và bà đâu phải chỉ có người nhà mới biết,không có ơn sinh cũng có ơn dưỡng.
Chỉ có tôi lúc nhớ lại mới thấy rùng mình mọi chuyện thật sự vô lí đến lạ. Nói gì thì còn tin được chứ cái chuyện mà giậu mồng tơi đó có thuốc hóa học là chuyện rất phi lí. Tôi vẫn nhớ mãi hồi bé bà tôi bồng tôi ra đây mà thủ thỉ mấy chuyện hờn dỗi cha mẹ tôi sao lâu mới chở tôi về cơ. Nói mãi hồi tưởng hai bà cháu mới đi lại giậu mồng tơi. Bà chỉ tôi bắt sâu lá úa nữa cơ này. Bà có bao giờ cho ai xịt thuốc đâu toàn dùng tay bắt cả thôi bà từng nói làm vậy để con cháu ăn cho an toàn cơ. Hồ đồ thật đấy. Một tia điện lại ghé thăm đầu tôi. Hồi ức vào ngày sinh nhật bà lại xung phong về nơi có người đàn ông ôm chặt bên ngoài có đứa trẻ chố mắt nhìn người đàn ông đó thảnh thơi lấy ra trong túi một gói gì đó nho nhỏ. Cậu ấy biết thứ trong đó là phấn má vì khi ông ấy đổ nó vào cái tô trước mặt một lớp bụi bẩn bay lên. Không buồn khi cậu ấy là tôi còn người đàn ông kia là ai tôi chẳng biết vì lúc đó tôi chỉ ngắm đươc bản lưng rộng của ông ta , lúc tôi định tiếng lại thì ông ta đã bỏ chạy đi mất . Duy chỉ có một chiếc ốp trên mu bàn tay là tôi chẳng thể phai. Là hình một con cá sấu ngược xung quang có thêm một vòng tròn xung quanh con cá xấu nó trông rất khó coi.
Chắc chắn hai mươi phần ngàn là người ấy có liên quan đến tôi, tôi lập tức tìm mẹ để phân bua hết mọi chuyện ra. Những tưởng chị giật mình hay hốt hoảng gì đó nhưng mà chị chỉ trầm ngâm hồi ức lâu rồi lại thôi. Tôi có thể chắc chắn rằng câu chuyện này sẽ đến với tay ba của tôi rồi vì chỉ vài ngày sau câu chuyện đó thì công an đã đến nhà tôi gõ cửa
"Chúng tôi là công an phường đến mời chị Nguyễn Hồng Thúy về điều tra."
Đúng rồi đấy là mẹ tôi, tôi sốc, mẹ sốc, ba cũng không ngoại lệ. Cả ba và mẹ đều đi theo tôi chỉ biết ở nhà lọc mọ với mấy câu hỏi bâng quơ.
Sự việc đó được làm rõ khi chập tối cha mẹ tôi về nhà. Lí do mà mẹ phải lên đồn vì bị nghi án độc hạ nội tôi chỉ vì bà ấy là người đứng ra nấu canh mồng tơi. Tất nhiên mẹ tôi không làm gì thì bà khai như vậy, việc tôi kể bà cũng được công nhận rồi gọi tôi ra đối chứng. Sự việc cứ đeo bám mãi rồi hết một tuần cũng buôn ra vì không đủ chứng cứ nhưng mẹ tôi nhận một án treo không ra khỏi khu vực trong vòng một tháng.
Một cú tát thẳng vào gia đình tôi, ba ở công ty thì chỉ trích mẹ tôi ở nhà cũng không xong, ở nhà thì đau đầu khó chịu vì mấy bà hàng xóm. Tôi thì cứ như vậy nhưng tình thần ảm đạm lắm. Cực chẳng đã cha mẹ mấy bạn trong lớp tôi biết chuyện rồi lại bắt con họ không được giao du với cái hạn "tù vặt" như tôi. Thật cũng khá bùi ngùi cứ tưởng còn thằng Tâm và thằng Tí ở lại. Nhưng tôi đã bị lừa dối ngay từ những ngày đầu tiên.
Một thứ sáu cuối cùng của tháng tư mờ nhạt tôi tính rủ hai đứa nó xuống căn tin làm vài lon siting rồng cho đỡ chán. Kiếm mãi chả thấy bọn nó ở đâu tôi biết kiểu gì cũng hú hí nhau ngoài nhà vệ sinh. Vừa hí hửng ra tới nơi đã xem được phim hô li vút rồi
"Mày hay thật đấy hôm trước nói tao thì về mẹ tao đã bài ca con cá suốt nữa tiếng liền nào là nhà thằng Tài bây giờ thế nào bỏ đi kiểu gì nhà nó cũng tàn"
Thằng Tí bận rửa cái tay chắc mới đi i..xong nên phán nhanh như cắt
"Tao đã bảo rồi mới đầu tao thấy phải bày ra làm sao cho thật tình nghĩa khuyên nó vượt qua những lúc khó khăn này nên tình bạn này tạm biệt mà mấy bữa này nó cứ chơ mặt ra vậy"
"Eo ôi thế cơ à mà mày tính bao giờ nói chuyện đây?"
"Ngu! Mày nói thẳng thế nào nó chém tẹt rồi nó đánh cho một trận à? Mày làm nó thấy tuổi nhục khi chơi với mình rồi cho nó ra mặt nghĩ chơi cơ"
"Thâm độc thật đấy ngày trước mày theo nó nhất lâu cứ ba hoa chồng bi đẹp của nó còn gì"
"Thì đó chẳng qua tại mê mấy viên bi thôi chứ chả có gì mà hay ho đâu giờ nhà bố mày cũng khá rồi éo thèm thèm nhé."
Tôi cứng đờ chân tay bịch bim bim trên tay cũng rơi mà ở trên tấm thảm nên không phát ra tiếng mấy. Nghĩ lại thấy bản thân có chuyện gì dù là buồn hay vui cũng chia sẻ chúng nó, đồ gì hay cũng cố gắng để phần cho bọn nó. Cũng nghĩ tội tôi kể nhiều chuyện bóng gió cho lũ nó quá mà chưa một lần mãi mai khó chịu. Lúc đó tôi nghĩ chỗ anh em chia sẻ chắc chỉ là chuyện thường thôi giờ mới biết đơn giản là chúng nó sợ tôi đánh sợ tôi méc ba mẹ hành chúng nó. Không khó mà tin được cảm xúc là thật nhưng chỉ là trò đùa của ai khác. Khóe mắt tôi ướt nhưng không muốn khóc lúc này tôi cố ngước mặt lên trời cho nước mắt chảy ngược vào trong rồi nhìn họ nó cười xuề xòa.
"Khỏi đi không cần tao trả tự do cho hai thằng bây giờ hê hê"
Lúc tôi vào hai đứa nó loạn lắm y như cái cách chột dạ của bao người làm việc ác. Chắc chúng nó vẫn sợ tao sẽ đánh cho từng đứa mấy cái cơ. Tôi bật cười mà lòng căm ghét đến cuối cùng chúng nó vẫn đơn thuần chỉ coi tôi là một đứa đại ca đầu đường xó chợ.
Quay lại căn nhà nội sau bao nhiêu xù xì người cũng chẳng còn mà thương nhớ vẫn chưa hề phai. Chắc tôi sẽ nhớ nơi này nhiều lắm, nhớ cái mùi dầu dừa trên mái tóc thon dài của nội nhớ cả những kí ức của tuổi thơ. Gia đình tôi về đây để thu dọn, mang tiếng gia đình thế thôi chứ chỉ có tôi và mẹ thôi cha tôi ông còn công ty phải vựt dậy sao bao nhiêu lâu bỏ mặt. Nhà nội tương đối to , phòng óc dù chỉ có ít người ở nhưng được dọn dẹp khá tươm tất. Là bà lật đật đấy có chú ba cứ la suốt mấy cô người giúp việc thuê về để chưng ha gì mà mấy việc cũng bắt bà động tay. Bà thì lại bác bỏ đây bảo kệ bà việc bà thích thôi đi đi lại cho nó mở rộng gân cốt.
Cái nơi mà xao xuyến nhất chắc chắn có thể là phòng bà, có rất nhiều ảnh trong này. Từ những ngày đầu hạ sinh ba và chú ba bà đều lưu lại tất cả. Rồi còn mấy tấm hình tôi và Tiểu Châu thiện nghiệp mẫu giáo nữa luôn. Một nơi khác thì như muốn lật những tấm bằng khen hồi còn hỉ mũi chưa sạch của hai đứa con bà bà vẫn giữ còn nguyên như chưa hề cũ.
Mẹ tôi cũng cùng tôi đêm khuya dò từng trang rồi thút thít cùng nhau. Sự tình sẽ mãi thế nếu không bận lia mắt nhìn thấy chiếc hộp gõ nhỏ trong tủ được bà cất giữ chắc cũng lâu lắm rồi bụi chất đã lên thành lớp.
Tôi toàn tò mò giật bắn rồi lại cảm thấy buồn cười huơ huơ món đồ lấy ra cho mẹ coi.
"Mẹ xem này đôi dép nhỏ xíu nè thấy cưng chưa hình như của Tiểu Châu đó mẹ nhìn có hơi lạ mà đẹp lắm mẹ ơi. Còn cả vòng tay bé tí teo"
Mẹ tôi nghe gọi thì nhanh chóng đảo mắt qua nhìn rồi lại sững sờ giật lấy mấy món đồ nhìn chúng bằng ánh mắt chẳng thể chua xót hơn. Tôi thấy bà trầm ngâm cũng chẳng dám hỏi gì thêm tính đi ra ngoài chọt thì lại thấy phía dưới chiếc hộp còn một mảnh gì đó lòi mép ra phía ngoài. Tôi lật đật cạy chỗ ấy ra thì phát hiện một mẫu giấy nhỏ đã sờn phai theo năm tháng. Thấy có vẻ hay tôi đọc cho mẹ nghe luôn. Là một bài văn nho nhỏ đề bài là hãy kể gia đình em như thế nào. Nội dung của bài văn đó đại loại là kể về gia đình một cô bé có 5 thành viên rồi về những việc thường ngày, cô có hai anh lớn luôn được bố mẹ yêu thương còn cô vì là con gái nên cha mẹ chẳng đặt trọng vấn đề mấy chỉ cần cô không phá phách hay gì là được. Nhưng đến cuối bài văn cô chấm bút bằng một dòng bi ai nhưng không hề oán trách " gửi gia đình thân yêu của con dù có ra sao đi chăng nữa nhà vẫn nhà, không nơi đâu có thể ấm áp bằng nhà !". mặc dù bài viết rất hay nhưng tôi thắc mắc trong nhà mình làm gì có hộ nhà 5 người đâu mà còn trên bài kiểm tra này đề tên là Lưu Hồng Thúy cùng họ với tôi luôn này.
Mẹ tôi nghe xong có vẻ như hiểu thêm lời nào về câu chuyện. Bà thở dài như thường rồi lại kéo tôi vào lòng thủ thỉ
"Phải chi có ai đó tâm sự hén? Giờ con trai lớn rồi có muốn nghe mẹ bà tám không?"
Hôm nay mẹ tôi lạ thế nhỉ? Nhưng mà thôi nếu có thể chia sẻ những phần nào với mẹ tôi luôn sẵn sàng
"Thì có gì đâu mẹ cứ nói đi"
"Ờ thì con có một cô út!"
"Ơ cô út nào thế mẹ???"
"Từ ngày trước bà nội có 3 người con. Cha con là thứ nhất rồi đến chú ba sau cùng là cô út."
"Vậy cô út đi đâu rồi hở mẹ?"
"Từ từ. Lúc mà cô út bằng tuổi con lúc này thì cha con nhỉn hơn ba tuổi tức bằng tuổi với chú Bình ấy. Rồi một hôm mà cả ông bà nội đều đi làm chú ba thì đi học còn mỗi cô út với ba ở nhà thôi nên ba vừa phải làm đồ ăn trong bếp lại vừa phải trông cô. Thời xưa nghèo đâu được như bây giờ ông bà cho mấy cô chú bươn trải sớm lắm cô út còn nhỏ nhưng hôm đó cũng phải làm biết bao nhiêu là việc từ trong nhà cho đến tối rồi cùng mấy anh em ra đồng soi ếch"
"Thế rồi sao hở mẹ!
"Thì cô vẫn phải làm theo nhưng mang trong mình thân phận nữ nhi cô không được được đôn đốc học hành mấy đâm ra đố kỵ trong cô chắc cũng lớn. Nhưng mà ba con lúc nào có bên cô thì chẳng bao giờ để cô làm nặng cả luôn là bờ vai rùng rợn của hai đứa em thơ. Rồi cái ngày mà chỉ có hai anh em ở nhà cha làm xong cơm thì cô đã giặt xong đống đồ hai anh em quyết định tự thưởng cho mình đi câu cá với mấy đứa trẻ đầu xóm. Lúc đó đông vui lắm nhóc con nào được đi chơi chả thích rồi cha con ham cũng vui lắm cứ đi tuốt luốt mãi thôi tại cha nghĩ là cô sẽ chơi nhà chòi với mấy nhóc con gái khác. Một thôi hồi sau ông đang bồng gở con cá lớn vừa câu thì từ tít sau đã nghe thấy tiếng sấm đình rất lớn. Cô con không chơi nhà chòi mà lẻn theo ai đó ra con sông phía xa chỗ bố mà hỏi thì chả i biết tại sao cô ra đó."
"Thế là cô m.. mất rồi à mẹ!?"
"Ừ chả thế phải chông đèn tìm cô ấy gần một tháng người ta mới bỏ cuộc. Mẹ nghe cha mày kể lại thế nào nghe bảo ngày xưa bà không thương cô lắm cứ bắt cô bòn rút việc nhà việc này việc kia nên cô nhẹ cân lắm không được bệ vệ như con đâu. Mà bây giờ nghĩ lại mới thấy không có mẹ nào là không thương yêu con cả..."
Nghĩ lại tôi cũng thấy đúng nếu không thương cô giữ mấy đồ của cô ấy lại làm gì. Chắc bà cũng phải đau khổ lắm mới làm thế chứ bà muốn con gái mình phải thật mạnh mẽ để chống lại những cơn giông bão sau này nhưng số cô đoản mệnh chưa đã bắt đầu chôn vùi mãi nơi xa. Tôi bất giác thấy cuộc sống hiện tại của mình thật hạnh phúc nhìn lại những mảnh đời khác có lẽ cuộc sống của tôi là ước mơ của chính họ.
Đôi mắt mẹ tôi nhìn xa, Những người quan tâm lo lắng và những bầu tâm sự như rõ mồn một đôi mắt đêm khuya.
"Mẹ đừng buồn nữa cả bà nội và cô út có lẽ đã gặp nhau ngay cánh cửa thiên đường họ sẽ bắt đầu một cuộc đời mới lạ"
"Ừ có lẽ thế nào hồi tưởng trước chú Bình và cô út con hình như có hẹn hò đêm tình gì đó mẹ nghe bảo hồi xưa cô con cưng chú lắm mà tới ngày cô mất thì có thấy bóng dáng chú ấy đâu."
"Có thể là đau buồn quá đó mẹ giống con này con sợ nhìn thấy bà nội nằm đó bất động lắm..."
"Ừ thì dù sao đó cũng là một tình cảm thiêng liêng mà mãi mẹ cũng chẳng có được. Nếu mẹ là người phụ nữ dùng mọi cách để có được tình thương từ người khác thì mẹ có thấy khinh bản thân mình không?"
Bà nhìn tôi trìu mến lắm bà đang mong rằng tôi nói không. Tôi gật đầu thực chất cũng hiểu ý là gì nhưng là mẹ của tôi tôi có muốn nói có cũng không đành lòng
.....
Ở một nơi nào đó
"Này anh nghĩ làm thế có ổn không đấy liệu có người nhìn thấy thì sao?"
"Bà coi chừng cái miệng của mình đấy tôi đích thân ra tay mà bà còn nghi ngờ ai?"
"Cũng phải? Ông tưởng tôi không biết sao? Đừng có nguy biện bà Loan phát giác mọi chuyện của ông và con nhỏ chó đó thì có!"
Choang, chiếc ly trên tay người đàn ông phóng đi để thu lại những mảnh vụn
"Bà có bị điên không? Bà gọi ai là nhỏ chó?"
"Hơ tôi đi guốc trong bụng ông từ lâu rồi"
Đã quá sức chịu đựng ông tay nắm lấy cổ người đàn bà gằng giọng từng tiếng
"Nếu vậy thì giải thoát cho nhau đi chính bà là người níu giữ tôi lại mà? Sao đây kí đơn lị dị đi chứ, bà còn ham muốn cuộc sống dịu dàng sang chảnh này thì khôn hồn giữ khôn khéo tôi lại không thì ôm bà với con hoang đó ra đường !"
Có người đàn bà vất vả, có người đàn ông rít nhẹ vài điếu thuốc cũng có cô gái nhỏ đứng khóc lóc mà không thể thành tiếng.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro