Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

F. THÔNG TIN VỀ CÁC HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO

F. THÔNG TIN VỀ CÁC HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO 137

I. Tổng quan cam kết về thương mại hàng hóa

trong các FTA Việt Nam đã ký kết và đang đàm phán 137

1. Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA) 137

2. Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN - Trung Quốc (ACFTA) 139

3. Hiệp định Thương mại tự do ASEAN - Hàn Quốc (AKFTA) 140

4. Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện ASEAN - Nhật Bản (AJCEP) 142

5. Hiệp định Thành lập khu vực thương mại tự do

ASEAN - Australia - New Zealand (AANZFTA) 143

6. Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN - Ấn Độ (AITIG) 144

7. Hiệp định Đối tác Kinh tế Việt Nam - Nhật Bản (VJEPA) 146

8. Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc (VKFTA) 146

9. Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh Kinh tế Á Âu

(VN-EAEU FTA) 147

10. Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA) 150

11. Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) 151

12. Hiệp định Thương mại tự do ASEAN - Hồng Kông (AHKFTA) 151

13. Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và EFTA 152

14. Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Israel 152

II. Thực hiện các Hiệp định FTA 152

1. Tình hình ban hành văn bản quy phạm pháp luật thực hiện

các Hiệp định năm 2016 152

2. Tình hình tận dụng ưu đãi từ Hiệp định 154

3. Công tác tổ chức cấp C/O 159

4. Tuyên truyền, phổ biến việc tận dụng các FTA 16


F. THÔNG TIN VỀ CÁC HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO

I. TỔNG QUAN CAM KẾT VỀ THƯƠNG MẠI HÀNG HÓA TRONG CÁC FTA VIỆT NAM ĐÃ KÝ KẾT VÀ ĐANG ĐÀM PHÁN

1. Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA)

Ngày 15/12/1995, Việt Nam chính thức tham gia Hiệp định về Chương trình ưu đãi Thuế quan có Hiệu lực chung (CEPT) để thành lập Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN (AFTA). Vào năm 2010, các nước ASEAN thực hiện Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA) thay thế Hiệp định CEPT.

Cam kết cắt giảm, xóa bỏ thuế quan trong ATIGA theo các danh mục sau:

Danh mục A: Danh mục xóa bỏ thuế quan. Các nước ASEAN-6 (Brunei, Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan, Singapore) phải xóa bỏ thuế quan vào năm 2010. Các nước Campuchia, Lào, Myanmar, Việt Nam (CLMV) phải xóa bỏ thuế quan vào năm 2015 và được gia hạn xóa bỏ tới năm 2018 với 7% số dòng thuế.

Danh mục B: Các sản phẩm công nghệ thông tin của các nước CLVM, phải xóa bỏ trong 3 năm 2008, 2009, 2010.

Danh mục C: Các sản phẩm ưu tiên hội nhập của các nước CLMV, phải xóa bỏ vào năm 2012.

Danh mục E: Các sản phẩm nông nghiệp chưa chế biến, phải cắt giảm thuế MFN theo thống nhất giữa các bên.

Danh mục F: Thái Lan và Việt

Nam phải cắt giảm hoặc xóa bỏ thuế ngoài hạn ngạch theo cam kết đối với từng danh mục (2010 với Thái Lan; 2013, 2014, 2015 linh hoạt đến 2018 với Việt Nam). Việt Nam đã xóa bỏ hạn ngạch thuế quan đối với mặt hàng lá thuốc lá. 3 mặt hàng còn lại sẽ phải xóa bỏ hạn ngạch thuế quan chậm nhất năm 2018 là trứng gia cầm, đường, muối.

Danh mục G: Campuchia và Việt Nam phải xóa bỏ thuế xăng dầu theo lộ trình riêng (2024 với Việt Nam, 2025 với Campuchia).

Danh mục H (GE): Danh mục loại trừ cam kết thuế quan. Các nước ASEAN đang yêu cầu Việt Nam đưa thuốc lá ra khỏi danh mục H (GE). Indonesia và Malaysia cũng phải đưa rượu, bia ra khỏi danh mục này do các mặt hàng này không thuộc diện được loại trừ theo cam kết trong Hiệp định.

Tỉ lệ xóa bỏ thuế quan cụ thể của từng nước ASEAN theo ATIGA tới nay và vào cuối lộ trình như sau:

Bảng 17: Tỉ lệ xóa bỏ thuế quan của các nước ASEAN theo ATIGA

Nước

2010

2016

2018

2024

2025

Brunei

99,3%

Campuchia

91,5%

98,5%

98,6%

Lào

89,3%

96,3%

Indonesia

98,9%

Malaysia

98,7%

Myanmar

92%

99,3%

Philippines

98,6%

Singapore

100%

Thái Lan

99,9%

Việt Nam

91%

98%

98,2%

Nguồn: Bộ Công Thương

Tình hình thực hiện cam kết về thuế nhập khẩu của Việt Nam theo Hiệp định này như sau:

- Tính đến 01/01/2016: Việt Nam đã xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với 91% số dòng thuế của biểu thuế (8.618 dòng thuế trong tổng số 9471 dòng);

- Thời điểm cuối lộ trình (2024): sẽ xóa bỏ 98,2% số dòng thuế, trong đó:

+ Sẽ tiếp tục xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với 669 dòng thuế (7%) từ nay đến năm 2018 với các mặt hàng nhạy cảm: ô tô, xe máy, phụ tùng linh kiện ô tô xe máy, dầu thực vật, hoa quả nhiệt đới, tủ lạnh, máy điều hòa, sữa và các sản phẩm sữa;

+ Đưa ra khỏi Danh mục loại trừ 31 dòng thuế gồm thuốc lá và nguyên liệu thuốc lá;

+ Xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với 16 dòng thuế còn lại gồm các sản phẩm xăng dầu vào năm 2024;

- Đối với 1,8% số dòng thuế còn lại của biểu thuế:

+ 111 dòng vẫn duy trì thuế suất MFN (các mặt hàng thuốc nổ, súng đạn, pháo hoa, rác thải y tế, lốp cũ...);

+ 55 dòng mặt hàng nông nghiệp nhạy cảm sẽ duy trì thuế suất 5% (chế phẩm từ thịt, động vật sống, đường thô, ngũ cốc, rau quả, thịt và phụ phẩm gia cầm, trứng).

2. Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN - Trung Quốc (ACFTA)

Hiệp định ACFTA được ký kết ngày 29/11/2004 tại Viêng Chăn, Lào. Theo thỏa thuận, Hiệp định có hiệu lực từ ngày 1/1/2005 và các nước bắt đầu thực hiện cắt giảm thuế từ 1/7/2005.

ACFTA đưa ra Lộ trình cắt giảm thuế quan gồm 4 nhóm khác nhau: (i) Chương trình "Thu hoạch sớm" (EHP); (ii) Danh mục giảm thuế thông thường (NT); (iii) Danh mục nhạy cảm (SL) và nhạy cảm cao (HSL).

Do sự khác biệt về trình độ phát triển, các lộ trình giảm thuế của Việt Nam chậm và linh hoạt hơn lộ trình giảm thuế của Trung Quốc và các nước ASEAN 6. Việt Nam cam kết đưa khoảng 90% số lượng dòng thuế về 0% và 10% số dòng thuế còn lại có lộ trình cam kết giảm thuế dài, thậm chí không có cam kết giảm thuế xuống 0% đối với những nhóm mặt hàng nhạy cảm (SL) và nhạy cảm cao (HSL).

Lộ trình cắt giảm thuế cụ thể như sau:

Chương trình Thu hoạch sớm (EHP): EHP là một cơ chế ưu đãi thuế quan hẹp gồm các mặt hàng nông sản chưa chế biến (các chương từ 1-8 trong biểu thuế nhập khẩu). Đến năm 2008, các dòng thuế thuộc danh mục này đã về 0%.

Danh mục giảm thuế thông thường: Bao gồm 90% tổng số dòng thuế với lộ

trình giảm thuế xuống 0% tính đến cuối năm 2015; đối với ASEAN-6 và Trung Quốc là 2010; Việt Nam có lộ trình dài hơn 5 năm đến năm 2015.

Danh mục nhạy cảm: Danh mục nhạy cảm gồm những mặt hàng có lộ trình bảo hộ dài hơn, mức thuế suất bảo hộ cao hơn (so với Danh mục thông thường), gồm 2 nhóm: Nhóm nhạy cảm thường (SL) và Nhóm nhạy cảm cao (HSL). Những mặt hàng thuộc Danh mục SL không có lịch trình giảm thuế cụ thể theo từng năm nhưng bị giới hạn mức thuế suất cuối cùng và năm cuối cùng thực hiện, cụ thể:

Đối với ASEAN 6 và Trung Quốc, thuế suất trong Danh mục SL giảm xuống 20% vào năm 2012 và sẽ xuống mức 0-5% vào năm 2018. Các mặt hàng thuộc Danh mục HSL giảm xuống bằng 50% hoặc thấp hơn vào năm 2015.

Đối với Việt Nam, thuế suất trong Danh mục SL giảm xuống 20% vào năm 2015 và phải tiếp tục giảm xuống mức 0-5% vào năm 2020. Các mặt hàng thuộc Danh mục HSL phải giảm xuống bằng 50% hoặc thấp hơn vào năm 2018.

Các mặt hàng thuộc Danh mục này của Việt Nam là trứng gia cầm, lá thuốc lá, thuốc lá, xăng dầu, lốp ô tô, sắt thép xây dựng, các loại ô tô, xe máy nguyên chiếc và phụ tùng. Những nhóm mặt hàng có lộ trình dài hơn bao gồm thực phẩm chế biến, đồ uống có cồn, một số chế phẩm dầu khí, xi măng, nhựa, sản phẩm dệt, nhựa, phụ tùng ô tô, xe máy, máy móc thiết bị.

Tình hình thực hiện cam kết

Tính đến cuối năm 2016, Việt Nam xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với 7.893 dòng thuế, tương đương với 84%, trên tổng số 9.491 dòng thuế của biểu thuế. Thời điểm cuối lộ trình năm 2018, tổng số dòng thuế nhập khẩu Việt Nam sẽ xóa bỏ lên đến 8.571 dòng thuế, tương đương 90% tổng số dòng thuế của biểu thuế.

Về phía Trung Quốc, tính đến thời điểm cuối năm 2016, 7.845 dòng thuế nhập khẩu được xóa bỏ, trên tổng số 8.277 dòng thuế trong biểu thuế, tương đương với 95%. Tỷ lệ này sẽ được phía Trung Quốc giữ nguyên cho đến cuối lộ trình vào năm 2018.

3. Hiệp định Thương mại tự do ASEAN - Hàn Quốc (AKFTA)

Hiệp định về Thương mại hàng hóa ASEAN - Hàn Quốc được ký vào tháng 8/2006 và chính thức có hiệu lực từ tháng 6/2007.

Hiệp định đề ra lộ trình cắt giảm, xóa bỏ thuế quan như sau:

- Lộ trình giảm thuế thông thường (NT): bao gồm 90% số dòng thuế và 90% kim ngạch thương mại - riêng Việt Nam là 75% kim ngạch thương mại.Trong đó, Hàn Quốc sẽ hoàn thành lộ trình cắt giảm vào đầu tháng 01/2010; ASEAN-6 hoàn thành vào đầu tháng 01/2012; Việt Nam hoàn thành vào đầu tháng 01/2018; Campuchia, Lào, và Myanmar hoàn thành vào đầu tháng 01/2020.

- Lộ trình cắt giảm thuế đối với danh mục nhạy cảm (SL):

+ ASEAN-6 và Hàn Quốc: giảm xuống 0-5% vào đầu tháng 01/2016;

+ Việt Nam: giảm xuống 0-5% vào đầu tháng 01/2021;

+ Campuchia, Lào, Myanmar: giảm xuống 0-5% vào đầu tháng 01/2024.

- Lộ trình cắt giảm thuế đối với danh mục nhạy cảm cao (HSL):

+ ASEAN-6 và Hàn Quốc: bao gồm 200 dòng thuế ở cấp 6 số hoặc 3% tổng số dòng thuế do từng quốc gia lựa chọn và 3% kim ngạch thương mại.

+ CLMV: 200 dòng thuế ở cấp 6 số hoặc 3% tổng số dòng thuế do từng quốc gia lựa chọn.

Lộ trình HSL được chia thành 5 nhóm, cụ thể:

Nhóm A:

+ ASEAN-6 và Hàn Quốc: giảm xuống 50% vào đầu tháng 01/2016;

+ Việt Nam: giảm xuống 50% vào đầu tháng 01/2021;

+ Campuchia, Lào, Myanmar: giảm xuống 50% vào đầu tháng 01/2024.

Nhóm B:

+ ASEAN-6 và Hàn Quốc: cắt giảm 20% mức thuế suất (thuế suất MFN tại thời điểm 01/01/2005) vào đầu tháng 01/2016;

+ Việt Nam: cắt giảm 20% mức thuế suất vào đầu tháng 01/2021;

+ Campuchia, Lào, Myanmar: cắt giảm 20% mức thuế suất vào đầu tháng 01/2024.

Nhóm C:

+ ASEAN-6 và Hàn Quốc: cắt giảm 50% mức thuế suất (thuế suất MFN tại thời điểm 01/01/2005) vào đầu tháng 01/2016;

+ Việt Nam: cắt giảm 50% mức thuế suất vào đầu tháng 01/2021;

+ Campuchia Lào, Myanmar: cắt giảm 50% mức thuế suất vào đầu tháng 01/2024.

Nhóm D: hạn ngạch thuế quan được thoả thuận song phương.

Nhóm E: loại trừ 40 dòng thuế HS 6 số không thực hiện cắt giảm và loại bỏ thuế quan.

Để thực hiện cam kết trong Hiệp định AKFTA, Việt Nam đã ban hành Nghị định số 130/2016/NĐ-CP ban hành Biểu thuế ưu đãi đặc biệt thực hiện Hiệp định Thương mại tự do ASEAN - Hàn Quốc giai đoạn 2016-2018.

Tỉ lệ xóa bỏ thuế quan cụ thể của Việt Nam và Hàn Quốc theo AKFTA tới nay và đến 2021 như sau:

Nước

2016

2018

2021

Việt Nam

81.2%

86.3%

86.3%

Hàn Quốc

92%

Biểu thuế AKFTA gồm 9.487 dòng thuế (theo AHTN 2012) trong đó gồm 9.455 dòng thuế theo cấp độ 8 số và 32 dòng thuế được chi tiết theo cấp độ 10 số. Lộ trình cắt giảm thuế quan trong Biểu thuế ban hành được áp dụng cho 3 giai đoạn từ 01/9/2016 đến 31/12/2016; từ 01/01/2017 đến 31/12/2017; từ 01/01/2018 đến 31/12/2018. Thuế suất AKFTA được xây dựng trên nguyên tắc tuân thủ cam kết cắt/ giảm thuế quan của Việt Nam tại Phụ lục của Hiệp định AKFTA và hướng dẫn chuyển đổi biểu cam kết từ HS 2007 sang HS 2012 trong Hiệp định AKFTA.

4. Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện ASEAN - Nhật Bản (AJCEP)

Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện ASEAN - Nhật Bản (AJCEP) được ký kết, có hiệu lực năm 2008 và có hiệu lực đầy đủ tại tất cả các nước thành viên vào tháng 10/2010.

Về phía Việt Nam, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 133/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016 về Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện ASEAN - Nhật Bản giai đoạn 2016-2019. Về tổng thể, Biểu thuế gồm 9.487 dòng thuế trong đó gồm 9.459 dòng thuế theo cấp độ 8 số và 28 dòng thuế được chi tiết theo cấp độ 10 số. Lộ trình cắt giảm thuế quan như sau:

- Năm 2016, có 2.880 số dòng thuế có thuế suất 0% (tương đương với 30% tổng biểu thuế).

- Năm 2018, Việt Nam cam kết xoá bỏ thuế quan đối với 62,2% số dòng thuế, tập trung vào các nhóm mặt hàng như chất dẻo nguyên liệu, hóa chất, máy móc thiết bị, dụng cụ, phụ tùng, máy vi tính, sản phẩm điện tử, linh kiện, sợi các loại, nguyên phụ liệu dệt may, da giày, sản phẩm tân dược.

- Đến cuối lộ trình vào năm 2025, Việt Nam cam kết xóa bỏ thêm 26,4% số dòng thuế, nâng tổng số dòng thuế về 0% lên 88,6% tổng biểu. Những mặt hàng không cam kết cắt giảm (thuế suất áp dụng sẽ theo mức thuế MFN tại thời điểm hiện hành) gồm các mặt hàng ô tô nguyên chiếc, phụ tùng linh kiện, đồ điện gia dụng, sắt thép, máy móc thiết bị...

Về phía Nhật Bản, tính tới năm 2016, Nhật Bản đã xóa bỏ thuế quan đối với 7.503 dòng thuế (tương đương 80%) trong đó có 817 dòng thuế sản phẩm nông nghiệp từ Việt Nam. Đến năm 2023, sẽ có tổng số 1.100 dòng thuế nông nghiệp được xóa bỏ thuế. Đối với các mặt hàng công nghiệp của Việt Nam, phần lớn được hưởng thuế suất 0% ngay khi Hiệp định có hiệu lực như linh kiện điện tử, máy móc, thiết bị, điện thoại, máy vi tính, đồ điện gia dụng, sản phẩm nhựa, giấy...

Đến cuối lộ trình vào năm 2023, Nhật Bản cam kết xóa bỏ thuế quan đối với 96,45% tổng số các dòng thuế đối với các sản phẩm có xuất xứ từ Việt Nam, tập trung chủ yếu ở các nhóm nông sản, thủy sản, hàng dệt may, giày dép, đồ gỗ, linh kiện điện tử...

5. Hiệp định thành lập Khu vực thương mại tự doASEAN - Australia - New Zealand (AANZFTA)

Hiệp định thành lập Khu vực thương mại tự do ASEAN - Australia - New Zealand (AANZFTA) được ký kết vào tháng 02/2009, có hiệu lực vào năm 2010. Ba nước thực hiện Hiệp định sau là Campuchia, Lào (năm 2011) và Indonesia (năm 2012).

Đối với tự do hóa thuế quan theo Hiệp định này, Australia và New Zealand cam kết xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với trên 90% biểu thuế vào năm 2015 và 100% số dòng thuế sẽ về 0% vào năm 2020. Về phía ASEAN, khoảng 95-100% số dòng thuế (của các nước ASEAN-6) và khoảng 90% số dòng thuế (của các nước CLMV) sẽ về 0% vào cuối lộ trình thực hiện. Cụ thể như sau:

- Về phía Việt Nam: vào cuối lộ trình (năm 2022), trên 90% thuế quan được xóa bỏ theo lộ trình thông thường; trên 7% tổng số dòng thuế được xóa bỏ theo lộ trình nhạy cảm, trong đó thuế suất dành cho Danh mục nhạy cảm giảm xuống 3-5% (bao gồm các mặt hàng như thủy sản, phương tiện vận tải, sắt thép,...), và thuế suất dành cho danh mục nhạy cảm cao giảm xuống 7-50% (bao gồm các mặt hàng như ô tô, xì-gà, thuốc lá điếu, bia, rượu, một số loại thịt và nội tạng gia cầm ... ). Danh mục loại trừ chiếm xấp xỉ 2% tổng số dòng thuế, bao gồm các mặt hàng như xăng dầu, chất nổ, phế liệu, sản phẩm thép,...

Tính đến năm 2016, Việt Nam đã xóa bỏ 54% thuế quan theo lộ trình thông thường và tỷ lệ này sẽ tăng lên 85% vào năm 2018-2020.

- Về phía các nước ASEAN-6: Singapore đã xóa bỏ 100% thuế quan vào thời điểm Hiệp định này có hiệu lực. Các nước còn lại có tỷ lệ xóa bỏ thuế quan là: Brunei gần 100%, Indonesia 94%, Malaysia 96%, Philippines trên 95% và Thái

Lan trên 98% vào cuối lộ trình năm 2020, riêng đối với Indonesia là năm 2025.

- Về phía các nước Campuchia, Lào và Myanmar, tỷ lệ xóa bỏ thuế quan lần lượt là trên 88%, 90% và 86% vào cuối lộ trình năm 2024.

- Về phía Australia: xấp xỉ 97% thuế quan đã được xóa bỏ trong giai đoạn 2016-2018, khoảng 3% số dòng thuế còn lại có thuế suất từ 5-10%, chủ yếu áp dụng đối với hàng dệt may, sản phẩm bông, vải sợi. 100% thuế quan của Australia sẽ về 0% vào năm 2020.

- Về phía New Zealand: tính đến năm 2016, New Zealand đã xóa bỏ trên 90% thuế quan, khoảng trên 9% số dòng thuế còn lại có thuế suất từ 3-10%, chủ yếu áp dụng đối với các mặt hàng như may mặc, sản phẩm bông vải sợi, đồ gỗ, dầu thô,... Tỷ lệ xóa bỏ thuế quan sẽ tăng lên 97% vào năm 2018 và 100% vào cuối lộ trình năm 2020.

6. Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN - Ấn Độ (AITIG)

Hiệp định về thương mại hàng hóa giữa ASEAN và Ấn Độ (AITIG) được ký kết vào 8/2009 và có hiệu lực từ ngày 01/01/2010.

Do chính sách bảo hộ cao của Ấn Độ, mức độ cắt giảm thuế trong Hiệp định AITIG có khác với mức cắt giảm thuế trong các Hiệp định ASEAN+ khác. Theo Hiệp định, lộ trình cắt giảm thuế được phân theo 5 danh mục có tiến độ và mức độ giảm thuế khác nhau bao gồm Danh mục thông thường (NT), Danh mục nhạy cảm (SL), Danh mục nhạy cảm cao (HSL), Danh mục các sản phẩm đặc biệt và Danh mục loại trừ không cam kết (GEL). Với tư cách là nước thành viên mới của ASEAN, Việt Nam được cắt giảm thuế theo lộ trình dài hơn 5 năm so với các nước ASEAN-6 và Ấn Độ. Tuy có lộ trình dài hơn nhưng Việt Nam vẫn được hưởng đầy đủ ưu đãi từ cam kết giảm thuế của Ấn Độ và các nước ASEAN khác. Các cam kết giảm thuế cụ thể của Việt Nam như sau:

Danh mục NT của Việt Nam gồm 69,3% số dòng thuế sẽ cắt giảm xuống 0%

đến hết ngày 31/12/2018. Trong đó, khoảng 9% tổng số dòng thuế sẽ được linh hoạt giảm xuống 0% đến hết ngày 31/12/2021 (NT2).

Danh mục SL chiếm 7% tổng số dòng thuế với cam kết chung là giảm thuế xuống 5% đến hết ngày 31/12/2021 (ASEAN-5 (trừ Philippines) và Ấn Độ là đến hết ngày 31/12/2016). 4% số dòng thuế thuộc Danh mục SL sẽ được bãi bỏ thuế đến hết ngày 31/12/2024. 50 dòng thuế có thuế suất MFN 5% sẽ giữ nguyên mức thuế. Những dòng thuế còn lại có thuế suất MFN 5% sẽ giảm xuống 4,5% kể từ ngày Hiệp định có hiệu lực và 4% đến hết ngày 31/12/ 2016 đối với Ấn Độ và các nước ASEAN-5 (riêng Philippines là đến hết ngày 31/12/2019); các nước CLMV sẽ thực hiện chậm hơn 5 năm kể từ ngày Hiệp định có hiệu lực với thời hạn hoàn thành là đến hết ngày 31/12/2021.

Danh mục các sản phẩm đặc biệt gồm một số sản phẩm được cho là rất nhạy cảm với Ấn Độ nhưng lại có lợi ích xuất khẩu đặc biệt đối với Việt Nam. Theo yêu cầu của Việt Nam, Ấn Độ nhất trí giảm thuế xuống còn 37,5% đối với dầu thô, 45% đối với cà phê, chè đen, dầu cọ và 50% đối với hạt tiêu đến hết ngày 31/12/2019.

Danh mục HSL gồm 607 dòng thuế, được phân làm 3 nhóm: (i) giảm thuế xuống còn 50%; (ii) giảm 50% mức thuế suất; và (iii) giảm 25% mức thuế suất. Thời hạn hoàn thành là đến hết ngày 31/12/2024.

Danh mục GEL gồm 1.549 dòng thuế là những sản phẩm không thuộc đối tượng cắt giảm thuế. Về phía Ấn Độ, nước này duy trì 489 dòng thuế trong danh mục GEL, chiếm 5% trị giá kim ngạch thương mại.

Tỉ lệ xóa bỏ thuế quan cụ thể của từng nước ASEAN và Ấn Độ theo AITIG tới nay và vào cuối lộ trình như sau:

Bảng 18: Tỉ lệ xóa bỏ thuế quan của các nước trong AITIG

Nước

2016

2018

2021

2024

Brunei

80,1%

80,3%

Campuchia

7%

80%

84%

Lào

0%

68,8%

77,4%

Indonesia

46,7%

50%

Malaysia

70,2%

70,2%

70,2%

Myanmar

3%

66,6%

73,3%

73,3%

Philippiness

3%

58,9%

75,6%

Singapore

99,9%

99,9%

Thái Lan

74,3%

74,3%

74,3%

Việt Nam

12%

61,3%

69,7%

Ấn Độ

74%

74%

Nguồn: Bộ Công Thương

Tương tự như trong các Hiệp định FTA khác, mức độ cắt giảm thuế của Việt Nam trong giai đoạn đầu (mới thực hiện Hiệp định) là không cao. Mức độ cắt giảm thuế sẽ tăng lên trong các năm cuối của lộ trình cắt giảm.

Đến năm 2016, các nước ASEAN-6 đã xóa bỏ trung bình 62,3% số dòng thuế trong khi các nước CLMV mới xóa bỏ khoảng 5,5% số dòng thuế và Ấn Độ xóa bỏ 74% số dòng thuế. Tới năm 2021, tỉ lệ xóa bỏ thuế quan toàn ASEAN sẽ là 75%, với các nước CLMV là 76,1%.

7. Hiệp định Đối tác Kinh tế Việt Nam - Nhật Bản (VJEPA)

Hiệp định Đối tác Kinh tế Việt Nam - Nhật Bản (VJEPA) được ký kết ngày 25/12/2008 và có hiệu lực từ ngày 01/10/2009.

Việt Nam cam kết xoá bỏ thuế quan đối với 75,2% số dòng thuế trong vòng 10 năm, trong đó xoá bỏ thuế quan ngay khi Hiệp định có hiệu lực đối với 27,5% dòng thuế và xoá bỏ thuế quan sau 10 năm thực hiện Hiệp định (năm 2019) đối với 40,3% dòng thuế. Tính đến cuối năm 2016, tổng số dòng thuế về 0% trong Hiệp định VJEPA của Việt Nam là 3.234 dòng trên tổng số 9.487 dòng thuế chiếm 34%. Tỷ lệ này tương ứng lần lượt là 37%, 38% và 43% cho 03 năm tiếp theo.

Danh mục nhóm mặt hàng nhạy cảm (SL) chiếm 0,6% số dòng thuế, được duy trì ở mức thuế suất cơ sở và giảm xuống 5% vào năm 2025. Danh mục nhóm mặt hàng nhạy cảm cao (HSL) chiếm 0,8% số dòng thuế, được duy trì mức thuế suất cao (giảm xuống 50% vào năm 2025). Danh mục không xoá bỏ thuế quan, thuế suất duy trì ở mức thuế suất MFN trong cả lộ trình chiếm 2% số dòng thuế, hoặc duy trì ở mức thuế suất MFN và được đàm phán sau 5 năm thực hiện Hiệp định chiếm 0,02%. Danh mục loại trừ chiếm 4,6% số dòng thuế.

8. Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc (VKFTA)

Hiệp định VKFTA được ký ngày 05/5/2015 tại Việt Nam và được Chính phủ phê duyệt tại Nghị quyết số 60/NQ-CP ngày 20/8/2015 và có hiệu lực kể từ ngày 20/12/2015.

Hiệp định VKFTA là một hiệp định toàn diện, gồm 17 Chương, 208 Điều, 15 Phụ lục và 01 Thỏa thuận thực thi các cam kết về hợp tác kinh tế.

- Mức độ tự do hóa

AKFTA

VKFTA

Mức độ cam kết của Hàn Quốc

- Giá trị nhập khẩu: 91,7%

- Số dòng thuế: 91,3%

- Giá trị nhập khẩu: 97,2 %

- Số dòng thuế: 95,4%

Mức độ cam kết của Việt Nam

- Giá trị nhập khẩu: 86,3%

- Số dòng thuế: 87%

- Giá trị nhập khẩu: 92,7%

- Số dòng thuế: 89,2%

do đặc biệt nhạy cảm với Hàn Quốc). Nhờ vậy, tạo cơ hội cạnh tranh đáng kể cho hàng xuất khẩu của Việt Nam so với các đối thủ cạnh tranh khác trong khu vực như Trung Quốc, Indonesia, Malaysia và Thái Lan (ví dụ với mặt hàng tôm, Hàn Quốc miễn thuế cho Việt Nam với lượng hạn ngạch 10 nghìn tấn/năm và tăng dần trong 5 năm đến mức 15 ngàn tấn/năm miễn thuế, trong khi hiện nay Việt Nam chỉ tận dụng được 2.500 tấn/năm miễn thuế trong tổng số 5.000 tấn/năm dành cho 10 nước ASEAN).

Với hàng rào bảo hộ thuế quan đối với các sản phẩm nông thủy sản của Hàn Quốc rất cao, việc Việt Nam đạt được thỏa thuận với Hàn Quốc đối với các mặt hàng nông, thủy sản sẽ tạo thuận lợi cho hàng hóa Việt Nam tiếp cận thị trường Hàn Quốc.

Về xuất xứ hàng hóa, bên cạnh việc có thể gia tăng xuất khẩu vào thị trường Hàn Quốc bằng quy tắc xuất xứ linh hoạt thì thủ tục cấp và kiểm tra xuất xứ (OCP) cũng ghi nhận sự linh hoạt hơn so với Hiệp định AKFTA hiện nay, góp phần tạo thuận lợi hơn cho doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu sang thị trường Hàn Quốc, đồng thời cũng góp phần vào việc quản lý hiệu quả hoạt động liên quan đến C/O của các cơ quan quản lý Nhà nước.

Trong khi Việt Nam dành ưu đãi cho Hàn Quốc với các nhóm hàng công nghiệp như nguyên phụ liệu dệt, may, nguyên liệu nhựa, linh kiện điện tử, xe tải và xe con từ 3.000 cc trở lên, phụ tùng ô tô, điện gia dụng, một số sản phẩm sắt thép, dây cáp điện, v.v... Phần lớn trong số này là các nguyên, phụ liệu cần nhập khẩu phục vụ sản xuất trong nước và xuất khẩu.

9. Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh Kinh tế Á Âu

(VN-EAEU FTA)

Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á Âu, các nước thành viên Liên minh được ký kết chính thức ở cấp Nhà nước vào ngày 29/5/2015 tại Cộng hòa Kazakhstan và đã có hiệu lực từ ngày 05/10/2016.

Theo các cam kết tại Hiệp định, hai Bên sẽ cắt, giảm thuế cho gần 90% dòng

thuế và mở cửa thị trường đối với một số lĩnh vực thương mại dịch vụ và đầu tư. Đồng thời, hai Bên cam kết gia tăng hợp tác trong nhiều lĩnh vực như phòng vệ thương mại, quy tắc xuất xứ, quản lý hải quan, các rào cản kỹ thuật, các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật (SPS), mua sắm Chính phủ, sở hữu trí tuệ, phát triển bền vững,... nhằm thuận lợi hóa tối đa thương mại giữa hai Bên. Các cam kết cụ thể trong lĩnh vực mở cửa thị trường mà Liên minh Kinh tế Á Âu dành cho Việt Nam như sau:

- Gạo: EAEU dành cho Việt Nam mức hạn ngạch nhập khẩu là 10.000 tấn/ năm. Khó khăn đối với thị trường này thời gian trước là thuế nhập khẩu gạo Việt Nam ở mức cao (15%) làm hạn chế khả năng cạnh tranh của gạo Việt Nam, sau khi Hiệp định có hiệu lực, mức thuế suất thuế nhập khẩu gạo từ Việt Nam sẽ là 0% cho 10.000 tấn trong hạn ngạch và mức MFN ngoài hạn ngạch.

- Chè: Ngay khi Hiệp định có hiệu lực, mức thuế suất thuế nhập khẩu chè nguyên liệu từ Việt Nam sẽ giảm từ 20% xuống 0%, không cam kết giảm thuế đối với chè xanh đóng gói dưới 3kg (mã HS 0902.10, 0902.30).

- Cà phê: Ngay khi Hiệp định có hiệu lực, mức thuế suất thuế nhập khẩu cà phê nguyên liệu chưa rang từ Việt Nam sẽ giảm từ 10% xuống 0%, không cam kết giảm thuế với cà phê rang (mã HS 0901.21).

- Thủy sản: EAEU cam kết mở có lộ trình đối với 95% tổng số dòng thuế, tối đa trong 10 năm; 5% dòng còn lại là các mặt hàng Việt Nam không có thế mạnh xuất khẩu. Ngay khi Hiệp định có hiệu lực, mức thuế suất thuế nhập khẩu thủy sản từ Việt Nam sẽ giảm từ 10% xuống 0%, trong đó có nhóm hàng thủy sản chế

biến của Việt Nam. Về xuất xứ hàng hóa, Việt Nam đạt được quy tắc xuất xứ linh hoạt đối với một số sản phẩm thủy sản chế biến, đóng hộp như cá ngừ, tôm,... Đây là nhóm mặt hàng hiện ta còn thiếu nguyên liệu và phụ thuộc và nguyên liệu nhập khẩu từ các nước khác (chiếm khoảng 50%). Hiệp định cho phép nhập khẩu nguyên liệu để phục vụ chế biến cá ngừ, tôm và một số loại thủy sản đóng hộp khác nhưng phải đáp ứng hàm lượng nội địa 40%.

- Rau quả: Thuế suất thuế nhập khẩu hàng hóa thuộc nhóm hàng mã HS 0810 sẽ là 0% ngay khi Hiệp định có hiệu lực, tuy nhiên EAEU quy định và thống nhất áp dụng tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm khá cao để bảo hộ sản xuất trong nước.

- Sản phẩm gỗ: Mức thuế suất thuế nhập khẩu đồ gỗ sẽ giảm từ 15% xuống 0% đồng thời áp dụng cơ chế "phòng vệ ngưỡng" và một số sản phẩm không cam kết. EAEU áp dụng cơ chế phòng vệ đặc biệt với các nhóm đồ gỗ Việt Nam đang có thế mạnh như đồ gỗ trong nhà bếp, phòng ngủ, phòng khách, văn phòng (xuất khẩu sang EAEU dưới hạn mức trong danh mục sẽ được hưởng thuế suất 0%; nếu trên hạn mức sẽ bị điều tra tác động thị trường nội địa và có thể áp dụng mức thuế MFN hiện hành).

- Dệt may: Mức thuế suất thuế nhập khẩu dệt may sẽ giảm từ 10% xuống 0% đồng thời áp dụng cơ chế "phòng vệ ngưỡng" và một số sản phẩm không cam kết. 82% tổng số dòng thuế cam kết cắt, giảm; 42% xoá bỏ hoàn toàn, lộ trình tối đa trong 10 năm; 36% xóa bỏ hoàn toàn khi Hiệp định có hiệu lực. Trong cơ chế phòng vệ đặc biệt, mức khởi đầu để áp dụng thuế suất 0% được tính bằng 1,5 lần của khối lượng xuất khẩu trung bình trong 3 năm gần đây, nếu Việt Nam xuất khẩu quá lượng này thì Liên minh Kinh tế Á Âu sẽ tiến hành điều tra và quyết định xem có áp dụng thuế MFN hay không, nếu có thì thời gian áp dụng có thể kéo dài từ 6 tháng và gia hạn thêm 3 tháng.

- Giày dép: Mức thuế suất thuế nhập khẩu giày dép sẽ giảm từ 10% xuống 0% áp dụng cơ chế "phòng vệ ngưỡng" và một số sản phẩm không cam kết. 77% tổng số dòng thuế được cam kết cắt, giảm thuế nhập khẩu, trong đó 73% xoá bỏ hoàn toàn theo lộ trình, tối đa 5 năm. Mặt hàng giày thể thao (sport shoe), giày thể dục (athletic shoe) là các mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn của trong lĩnh vực giày dép đã hưởng thuế suất 0% khi Hiệp định có hiệu lực nếu đáp ứng việc mô tả hàng hóa trên giấy chứng nhận xuất xứ, mở ra cơ hội lớn cho ngành giày dép Việt Nam. Tuy nhiên, với yêu cầu của EAEU là không được phép chia nhỏ lô hàng thì việc vận dụng lợi thế về thuế sẽ khó khăn vì các hãng giày lớn thường đưa hàng đến các điểm trung chuyển lớn ở Châu Âu, từ đó mới phân phối sang EAEU.

- Sản phẩm nhựa: 100% dòng thuế sản phẩm nhựa được cắt giảm thuế nhập khẩu, trong đó 97% sản phầm đồ gia dụng bằng nhựa sẽ giảm về 0% khi Hiệp định có hiệu lực. Đây là cơ hội cho sản phẩm nhựa xuất khẩu của Việt Nam để cạnh tranh bình đẳng về giá và chất lượng cũng như chiếm lĩnh thị phần lớn hơn trên thị trường Nga.

10. Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minhchâu Âu (EVFTA)

Ngày 02/12/2015, dưới sự chứng kiến của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam và Chủ tịch Ủy ban châu Âu, Bộ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam và Cao ủy Thương mại EU đã ký Tuyên bố về việc chính thức kết thúc đàm phán Hiệp định EVFTA. Trong thời gian tới, hai bên sẽ khẩn trương rà soát pháp lý và tiến hành các thủ tục phê chuẩn Hiệp định.

Với lộ trình cắt giảm thuế quan nhanh và tương đối toàn diện, hai Bên sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với gần 100% số dòng thuế và kim ngạch xuất khẩu cho hàng hóa của nhau với lộ trình tối đa là 7 năm từ phía EU và 10 từ phía Việt Nam. Tỷ lệ xóa bỏ thuế nhập khẩu của hai bên trong Hiệp định EVFTA như sau:

Bảng 19: Tỷ lệ xóa bỏ thuế quan của EU và Việt Nam trong EVFTA

Cam kết của EU

Cam kết của Việt Nam

Xóa bỏ thuế quan ngay khi Hiệp định có hiệu lực

85,6% số dòng thuế, tương đương 70,3% kim ngạch xuất khẩu của

Việt Nam sang EU

48,5% số dòng thuế, tương đương 64,5% kim ngạch xuất khẩu của EU sang Việt Nam

Xóa bỏ thuế quan sau 7 năm

99,2% số dòng thuế, tương đương 99,7% kim ngạch xuất khẩu của

Việt Nam sang EU

91,8% số dòng thuế, tương đương 97,1% kim ngạch xuất khẩu của EU sang Việt Nam

Xóa bỏ thuế quan sau 10 năm

98,3% số dòng thuế, tương đương 99,8% kim ngạch xuất khẩu của EU sang Việt Nam

Tỷ lệ còn lại không xóa bỏ thuế quan

Đối với khoảng 0,8% số dòng thuế còn lại, EU dành cho Việt Nam hạn ngạch thuế quan với thuế nhập khẩu trong hạn ngạch là 0%

Khoảng 1,7% số dòng thuế còn lại của Việt Nam gồm các mặt hàng có hạn ngạch thuế quan theo cam kết WTO, một số mặt hàng có lộ trình xóa bỏ đặc biệt hơn (như thuốc lá, xăng dầu, bia, CKD)

Nguồn: Bộ Công Thương

Thuế xuất khẩu

Bên cạnh cam kết về thuế nhập khẩu, Việt Nam và EU cũng cam kết không đánh thuế với hàng hóa khi xuất khẩu từ bên này sang bên kia, trừ một số bảo lưu của Việt Nam, chủ yếu là khoáng sản. Lý do của việc đưa ra cam kết này là hầu hết các nước trên thế giới coi việc đánh thuế xuất khẩu là một loại trợ cấp xuất khẩu gián tiếp, vì sẽ làm tăng chi phí đầu vào cho nhà sản xuất ở nước nhập khẩu, dẫn đến giảm sức cạnh tranh so với nhà sản xuất ở những nước sẵn có nguồn nguyên liệu đầu vào này.

Cam kết cụ thể của Việt Nam về thuế xuất khẩu trong Hiệp định EVFTA như sau:

- Bảo lưu quyền áp dụng thuế xuất khẩu đối với 57 dòng thuế, gồm các sản phẩm: cát, đá phiến, đá granit, một số loại quặng và tinh quặng (sắt, măng-gan, đồng, niken, nhôm, chì, kẽm, urani, v.v.), dầu thô, than đá, than cốc, vàng, v.v...

- Trong số 57 dòng thuế trên, các dòng thuế có mức thuế xuất khẩu hiện hành cao sẽ được đưa về mức 20% trong thời gian tối đa là 5 năm; riêng quặng măng-gan sẽ được giảm về 10%; các sản phẩm còn lại duy trì mức thuế MFN hiện hành.

- Với toàn bộ các sản phẩm khác, Việt Nam sẽ xóa bỏ thuế xuất khẩu theo lộ trình tối đa là 15 năm.

11. Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP)

Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) là Hiệp định giữa Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) với 6 nước đối tác ở khu vực Đông Á: Ấn Độ, Hàn Quốc, Nhật Bản, New Zealand, Trung Quốc và Australia.

Tới cuối năm 2016, đàm phán RCEP đã diễn ra với 6 phiên đàm phán cấp Bộ trưởng, 16 phiên đàm phán chính thức và nhiều phiên giữa kỳ. Các lĩnh vực đàm phán bao gồm thương mại hàng hóa (gồm cả quy tắc xuất xứ, thủ tục hải quan và thuận lợi hóa thương mại, SPS, TBT), thương mại dịch vụ (gồm cả dịch vụ tài chính và dịch vụ viễn thông), đầu tư, sở hữu trí tuệ, cạnh tranh, thương mại điện tử, giải quyết tranh chấp và hợp tác kinh tế kỹ thuật, trong đó chủ yếu tập trung vào đàm phán hàng hóa.

12. Hiệp định Thương mại tựdo ASEAN - Hồng Kông (AHKFTA)

Tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 22 tổ chức vào tháng 4/2013 tại Brunei, các Nhà Lãnh đạo ASEAN đã phê chuẩn khuyến nghị của các Bộ trưởng Kinh tế ASEAN về việc đàm phán Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN và Hồng Kông (AHKFTA). Tại cuộc họp chung giữa các nước ASEAN và Hồng Kông bên lề Hội nghị Quan chức Kinh tế Cao cấp lần thứ hai năm 2014, hai bên đã thống nhất điều khoản tham chiếu, phạm vi và thủ tục của AHKFTA nhằm hướng đến việc đàm phán một Hiệp định có phạm vi và mức độ cam kết vừa phải, phù hợp với trình độ phát triển của tất cả các nước ASEAN. Ngoài ra, các nước ASEAN và Hồng Kông cũng thống nhất đàm phán đồng thời một Hiệp định về Đầu tư trong khuôn khổ AHKFTA.

13. Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và EFTA

Đàm phán FTA giữa Việt Nam và Hiệp hội Thương mại tự do châu Âu (gọi tắt là khối EFTA với 4 thành viên là Thụy Sỹ, Na Uy, Iceland và Liechtenstein) bắt đầu từ tháng 5/2012 sau khi hai bên hoàn tất Báo cáo tổng hợp về quan hệ kinh tế, thương mại và đầu tư trong đó nhấn mạnh việc thúc đẩy trao đổi thương mại thông qua việc thiết lập FTA song phương. Kể từ đó đến nay, hai bên đã tiến hành đàm phán được 13 phiên.

14. Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Israel

Căn cứ trên đề xuất của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp, Thương mại và Lao động Israel vào tháng 9/2012 về việc tiến hành một nghiên cứu chung nhằm mục đích khởi động đàm phán FTA giữa Việt Nam và Israel để đẩy mạnh hơn nữa trao đổi thương mại song phương, Bộ Công Thương đã chủ động thực hiện nghiên cứu tiền khả thi từ tháng 7/2013.

Tháng 3/2014, Bộ Công Thương thành lập Nhóm nghiên cứu của phía Việt Nam và đã tổ chức 2 phiên tham vấn với Israel vào tháng 4/2014 và tháng 01/2015. Trên cơ sở kết quả tham vấn đó, hai Bên đã chính thức tuyên bố khởi động đàm phán FTA giữa Việt Nam và Israel trong chuyến thăm chính thức Nhà nước Israel của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải vào tháng 12/2015.

II. THỰC HIỆN CÁC HIỆP ĐỊNH FTA

Hàng hóa của Việt Nam đã xuất khẩu tới tất cả các khu vực thị trường ký kết FTA như ASEAN, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Australia - New Zealand, Ấn Độ, EAEU và Chile. Kim ngạch xuất khẩu hàng Việt Nam tới các thị trường có FTA đều có mức tăng trưởng cao qua những năm gần đây. Kết quả này có được một phần nhờ vào việc doanh nghiệp đã từng bước tận dụng tốt hơn Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) ưu đãi và được hưởng thuế quan theo FTA nên gia tăng sức cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu.

1. Tình hình ban hành văn bản quy phạm pháp luật thực hiện các

Hiệp định năm 20161.1. Cam kết thuế nhập khẩuưu đãi đặc biệt của Việt Nam trong các Hiệp định

Để tiếp tục thực hiện các cam kết về thuế quan trong các Hiệp định Thương mại tự do, Chính phủ đã ban hành 12 Nghị định về biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam trong giai đoạn mới, cụ thể:

- Nghị định số 124/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016 về Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt để thực hiện Hiệp định Thương mại song phương giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào.

- Nghị định số 125/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016 về Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Nhật Bản về Đối tác kinh tế giai đoạn 2016-2019.

- Nghị định số 126/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016 về Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN - Ấn Độ giai đoạn 2016-2018.

- Nghị định số 127/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016 về Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định thành lập Khu vực Thương mại tự do ASEAN - Australia - New Zealand giai đoạn 2016-2018.

- Nghị định số 128/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016 về Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN - Trung Quốc giai đoạn 2016-2018.

- Nghị định số 129/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016 về Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN giai đoạn 2016-2018.

- Nghị định số 130/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016 về Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN - Hàn Quốc giai đoạn 2016-2018.

- Nghị định số 131/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016 về Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc giai đoạn 2016-2018.

- Nghị định số 132/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016 về Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Chile giai đoạn 2016-2018.

- Nghị định số 133/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016 về Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện ASEAN - Nhật Bản giai đoạn 2016-2019.

- Nghị định số 137/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016 về Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Thương mại tự do giữa một bên là Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và bên kia là Liên minh Kinh tế Á Âu và các nước thành viên giai đoạn 2016-2018.

Bộ Công Thương cũng ban hành 02 Thông tư về việc thực hiện cam kết về hạn ngạch thuế quan trong một số Hiệp định, cụ thể:

- Thông tư số 16/2016/TT-BCT ngày 19/8/2016 quy định việc áp dụng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu thuốc lá nguyên liệu và trứng gia cầm có xuất xứ từ các nước thành viên của Liên minh Kinh tế Á Âu năm 2016.

- Thông tư số 28/2016/TT-BCT ngày 05/12/2016 của Bộ Công Thương quy định việc nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan năm 2016 và năm 2017 với thuế suất nhập khẩu ưu đãi đặc biệt 0% đối với hàng hóa có xuất xứ từ Campuchia.

1.2. Cam kết về quy tắc xuất xứ

Quy định về quy tắc xuất xứ trong khuôn khổ các cam kết đa phương, song phương và đơn phương là cơ sở quan trọng để Việt Nam xây dựng hệ thống pháp luật về quy tắc xuất xứ phục vụ công tác quản lý, kiểm tra và xác minh xuất xứ hàng hóa. Để tiếp tục cập nhật và nội luật hóa các Hiệp định Thương mại tự do có hiệu lực trong năm 2016, Bộ Công Thương đã ban hành 02 Quyết định và 02 Thông tư hướng dẫn thực hiện quy tắc xuất xứ như sau:

- Quyết định số 1386/QĐ-BCT ngày 08/4/2016 về việc ban hành Quy chế thí điểm cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa Mẫu D giáp lưng cho mặt hàng xăng dầu của thương nhân nước ngoài gửi Kho xăng dầu ngoại quan Vân Phong sau đó xuất khẩu sang các nước ASEAN hoặc nhập khẩu vào Việt Nam;

- Quyết định số 2412/QĐ-BCT ngày 15/6/2016 về việc ban hành Quy trình cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa ưu đãi qua Internet;

- Thông tư số 21/2016/TT-BCT ngày 20/9/2016 hướng dẫn thực hiện quy tắc xuất xứ trong Hiệp định VN-EAEU;

- Thông tư số 22/2016/TT-BCT ngày 03/10/2016 hướng dẫn thực hiện quy tắc xuất xứ trong Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA).

Như vậy, tính đến nay, Việt Nam đã ban hành 26 văn bản pháp lý về xuất xứ hàng hóa, trong đó bao gồm 01 Nghị định của Chính phủ, 23 Thông tư và 03 Quyết định của Bộ Công Thương. Về cơ bản, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam đã cụ thể hóa các quy định quốc tế về xuất xứ hàng hóa theo các cam kết Việt Nam là thành viên.

2. Tình hình tận dụng ưu đãi từ Hiệp định2.1. Tình hình cấp C/O ưu đãicủa Bộ Công Thương và tỷ lệ sử dụng C/O ưu đãi đối với các mặt hàng xuất khẩucủa Việt Nam năm 2016

Tổng kim ngạch xuất khẩu sử dụng các loại C/O ưu đãi năm 2016 đạt 26,6 tỷ USD, chiếm 36,2% tổng kim ngạch xuất khẩu sang các thị trường ký FTA. Kim ngạch xuất khẩu sử dụng C/O ưu đãi khá ổn định, trừ C/O mẫu EAV đối với hàng xuất khẩu sang các nước thuộc Liên minh Kinh tế Á Âu từ khi FTA VN-EAEU mới có hiệu lực từ ngày 05/10/2016.

Năm 2016, các tổ chức được ủy quyền đã cấp 623.484 bộ C/O ưu đãi, tăng 21% về số lượng bộ so với năm 2015.

Về kim ngạch sử dụng C/O ưu đãi, C/O mẫu E cấp cho hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc đứng đầu với trị giá 6,8 tỷ USD. Tiếp đó là C/O mẫu AK, VK và D đạt lần lượt 6,4 tỷ USD và 5,3 tỷ USD cấp cho hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang Hàn Quốc và ASEAN. C/O mẫu S và X có kim ngạch không đáng kể do phần lớn hàng hóa xuất khẩu sang thị trường Lào và Campuchia sử dụng C/O mẫu D. C/O EAV chính thức được cấp từ tháng 10/2016 và có kim ngạch ban đầu tương đối khá đạt 92,6 triệu USD.

Về tỷ lệ tận dụng ưu đãi FTA, thị trường Chile chiếm tỷ lệ sử dụng C/O mẫu VC cao nhất với 64%; đứng thứ hai là thị trường Hàn Quốc với tỷ lệ sử dụng C/O ưu đãi mẫu AK/VK là 56%. Tỷ lệ tận dụng ưu đãi C/O mẫu X (0,03%) và S (10%) không cao do Lào và Campuchia đều là thành viên ASEAN nên doanh nghiệp sử dụng C/O mẫu D thay cho mẫu X và S. Tính chung tỷ lệ tận dụng ưu đãi FTA của Việt Nam năm 2016 là 36%, cao hơn tỷ lệ này của năm 2015 (34%).

Về cơ cấu mặt hàng: mặt hàng nông sản của Việt Nam (Chương 01-24) có tỷ lệ tận dụng ưu đãi FTA rất tốt do hầu hết đều đáp ứng quy tắc xuất xứ thuần túy (WO) đối với nông sản thô và các quy tắc khác đối với nông sản chế biến. Mặt hàng công nghiệp (Chương 25-98) có tỷ lệ tận dụng ưu đãi chưa cao do quy tắc xuất xứ đối với nhóm hàng công nghiệp về cơ bản phức tạp và khó đáp ứng hơn so với nhóm hàng nông nghiệp.

Bảng 20: Tận dụng ưu đãi FTA của Việt Nam năm 2016

Thị trường

(Mẫu C/O)

KIM NGẠCH XUẤT KHẨU NĂM 2016

Sử dụng C/O ưu đãi (Triệu USD)

Tổng kim ngạch xuất khẩu (Triệu USD)

Tỷ lệ tận dụng (%)

ASEAN (Mẫu D)

5.320,7

17.473,0

30%

Trung Quốc (Mẫu E)

6.799,2

21.970,5

31%

Ấn Độ (Mẫu AI)

1.165,6

2.687,9

43%

Australia và New Zealand (Mẫu AANZ)

1.085,5

3.225,4

+ Australia: 2.865,5

+ New Zealand: 359,9

34%

Nhật Bản (Mẫu AJ và Mẫu VJ)

5.162,4

+ AJ: 4.097,1

+ VJ: 1.065,3

14.676,7

35%

+ AJ: 28%

+ VJ: 7%

Hàn Quốc

(Mẫu AK và Mẫu VK)

6.358,9

+ AK: 4.562,2

+ VK: 1.796,7

11.418,7

56%

+ AK: 40%

+ VK: 16%

Liên minh Kinh tế Á Âu (Mẫu EAV)

92,6

(Số liệu bắt đầu từ 05/10/2016)

1.616,4

6%

Chile (Mẫu VC)

514,5

805,4

64%

Lào (Mẫu S)

46,8

478,1

10%

Campuchia (Mẫu X)

0,5

2.200,6

0%

Tổng cộng

26.546,7

73.873,9

36%

Nguồn: Số liệu của Bộ Công Thương và Tổng cục Hải quan

Những năm gần đây, tỷ lệ tận dụng ưu đãi thuế quan từ các Hiệp định ASEAN+ hầu như không có tăng trưởng cao vì về cơ bản các đối tác đã thực hiện xong việc cắt giảm, xóa bỏ thuế quan trong Hiệp định. Các Hiệp định FTA mới của Việt Nam như Hiệp định FTA giữa Việt Nam - Chile, Hiệp định FTA giữa Việt Nam - Hàn Quốc đều có tỷ lệ tăng trưởng tốt vì các đối tác đang tiếp tục thực hiện việc cắt giảm, xóa bỏ thuế quan theo cam kết của Hiệp định.

Tình hình tận dụng ưu đãi tại các thị trường cụ thể như sau:

2.1.1. Thị trường Australia và New Zealand (C/O mẫu AANZ)

Những năm gần đây, tỷ lệ tận dụng ưu đãi AANZFTA tương đối ổn định ở mức trên 30%. Năm 2016, tỷ lệ này đạt 34%. Các mặt hàng có tỷ lệ tận dụng ưu đãi AANZFTA trên 80% bao gồm gỗ và sản phẩm gỗ (86%); giày dép (96%); dây điện và cáp điện (87,6%); sản phẩm dệt may (78,5%); nhựa và sản phẩm nhựa (84%). Nhóm hàng nông nghiệp chưa xuất khẩu được nhiều do hai thị trường này rất khắt khe với các yêu cầu cao về kiểm dịch động thực vật. Trong nhóm sản phẩm nông nghiệp, mặt hàng rau quả có tỷ lệ tận dụng ưu đãi FTA tốt nhất với tỷ lệ 57,3%.

2.1.2. Thị trường Ấn Độ (C/O mẫu AI)

Tỷ lệ tận dụng ưu đãi AIFTA của Việt Nam năm 2016 là 43%. Một số mặt hàng có tỷ lệ tận dụng ưu đãi cao gồm giày dép (93,6%); gỗ và sản phẩm gỗ (66,8%), nhựa và sản phẩm nhựa (61,5%). Việc chỉ có một tiêu chí xuất xứ duy nhất (RVC 35% + CTSH) khiến AIFTA được coi là FTA kém linh hoạt nhất trong số các FTA Việt Nam/ ASEAN đã ký với các đối tác thương mại; do vậy tỷ lệ tận dụng ưu đãi từ FTA này chưa cao như mong muốn và chưa tương xứng với dung lượng thị trường Ấn Độ.

2.1.3. Thị trường Hàn Quốc (C/O mẫu AK và C/O mẫu VK)

Những năm gần đây, thị trường Hàn Quốc liên tục dẫn đầu nhóm các thị trường nhập khẩu hàng hóa từ Việt Nam có tỷ lệ tận dụng ưu đãi FTA cao nhất. Năm 2016, thị trường Hàn Quốc nhường vị trí số 1 cho thị trường Chilê về tỷ lệ tận dụng ưu đãi FTA (56% so với 64%). Tuy nhiên xét về kim ngạch xuất khẩu sử dụng C/O ưu đãi thì kim ngạch xuất khẩu sang Hàn Quốc là 6,2 tỷ USD trong khi kim ngạch xuất khẩu sang Chile chỉ có 805 triệu USD.

Nhóm hàng xuất khẩu đi Hàn Quốc có tỷ lệ tận dụng ưu đãi FTA tốt nhất gồm thủy sản (93%), hạt tiêu (99%), cà phê (87%), rau quả (84%); gỗ và sản phẩm gỗ (79%); giày dép (96%); hàng dệt may (73%). Việc tận dụng ưu đãi từ AKFTA và VKFTA có được là do (i) doanh nghiệp đã nắm vững quy tắc xuất xứ cho hàng hóa xuất khẩu đi thị trường Hàn Quốc; (ii) quy tắc xuất xứ của 2 FTA này tương đối linh hoạt; hàng hóa sản xuất xuất khẩu có thể dễ dàng đáp ứng tiêu chí để được cấp C/O mẫu AK và VK và (iii) các doanh nghiệp FDI của Hàn Quốc tại Việt Nam nhập khẩu nguyên liệu từ Hàn Quốc và áp dụng nguyên tắc cộng gộp xuất xứ đối với hàng hóa sản xuất xuất khẩu sang Hàn Quốc.

Cơ hội từ thị trường Hàn Quốc còn khá cao vì trong Hiệp định VKFTA, có hiệu lực từ ngày 20/10/2015, Hàn Quốc sẽ xóa bỏ thêm cho Việt Nam 506 dòng thuế, trong đó có một số mặt hàng có thế mạnh xuất khẩu của Việt Nam như tôm, dệt may, sản phẩm gỗ, hoa quả nhiệt đới (tươi, đóng hộp), thủy sản đông lạnh,...

2.1.4. Thị trường ASEAN (C/O mẫu D)

Tỷ lệ tận dụng ưu đãi của ATIGA dao động từ 30 - 35% qua các năm. Năm 2016, tỷ lệ tận dụng ưu đãi C/O mẫu D là 30%. Một số nhóm hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam đều đạt tỷ lệ tận dụng cao, như chè (99%); gỗ và sản phẩm gỗ, giày dép đều đạt tỷ lệ trên dưới 80%. Sắt thép và sản phẩm từ sắt thép tuy có tỷ lệ tận dụng ưu đãi ở mức vừa phải (49%) nhưng thuộc diện bị một số nước thành viên ASEAN áp dụng biện pháp chống bán phá giá hoặc tự vệ.

Tỷ lệ sử dụng Mẫu D chưa cao do một số mặt hàng (như dầu thô, gạo,...) xuất khẩu sang các nước ASEAN không phải sử dụng C/O Mẫu D chiếm tỉ lệ cao, gần 50% kim ngạch xuất khẩu sang ASEAN. Mức thuế suất thuế nhập khẩu MFN đối với các mặt hàng này của một số nước như Singapore, Malaysia, Indonesia, Philippines đều bằng 0%.

2.1.5. Thị trường Trung Quốc (C/O mẫu E)

Trung Quốc là thị trường có tỷ lệ tận dụng ưu đãi C/O mẫu E hầu như không thay đổi qua các năm, thường xuyên ở mức 31%-34%. Một số nhóm hàng có tỷ lệ tận dụng ưu đãi C/O mẫu E rất tốt như giày dép (100%); cao su và sản phẩm từ cao su (72%); dệt may (60%); gạo (66%).

Việt Nam chủ yếu xuất khẩu sang Trung Quốc những sản phẩm sơ cấp như nông lâm thuỷ sản, than đá, dầu thô, quặng sắt, quặng kim loại màu, đá, thạch cao,... Những mặt hàng nguyên nhiên liệu này có thuế MFN bằng 0% nên không cần sử dụng C/O mẫu E khi xuất khẩu. Nông sản thô và nông sản chưa chế biến chủ yếu được xuất khẩu sang Trung Quốc theo đường thương mại biên giới, không thường xuyên sử dụng C/O ưu đãi; do vậy số liệu cho nhóm hàng này chưa phản ánh chính xác kim ngạch xuất khẩu và tỷ lệ tận dụng ưu đãi từ Việt Nam.

Tương tự AIFTA, ACFTA cũng được đánh giá ở mức độ kém linh hoạt do chỉ có duy nhất tiêu chí RVC là tiêu chí chung nên việc tận dụng ưu đãi không thuận lợi như các FTA có tiêu chí lựa chọn RVC hoặc CTH.

2.1.6. Thị trường Lào (C/O mẫu S) và thị trường Campuchia (C/O mẫu X)

Kim ngạch xuất khẩu sử dụng C/O mẫu S và mẫu X sang thị trường Lào và Campuchia không cao. Tỷ lệ tận dụng ưu đãi C/O mẫu S và mẫu X ở mức thấp do phần lớn doanh nghiệp sử dụng C/O mẫu D khi xuất khẩu hàng hóa sang hai thị trường này. Theo cam kết, Việt Nam đang trong giai đoạn giảm liên tục thuế ATIGA về 0%. Tại thời điểm hiện tại, thuế suất trung bình trong ATIGA chỉ còn 2%. Vì vậy, nguyên nhân này càng khuyến khích doanh nghiệp sử dụng C/O mẫu D thay vì mẫu X và S cho hàng hóa xuất khẩu sang Lào và Campuchia.

2.1.7. Thị trường Chile (C/O mẫu VC)

Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam - Chile được ký kết ngày 11/11/2011 trong đó, nhiều mặt hàng có thế mạnh xuất khẩu của Việt Nam sẽ tiếp tục được cắt giảm thuế quan trong thời gian tới theo cam kết của Chilê trong Hiệp định như gạo, sản phẩm cao su, sản phẩm dệt may, giày dép, sản phẩm nội thất...

Năm 2016, Việt Nam xuất khẩu 805 triệu USD sang thị trường Chile với tỷ lệ sử dụng C/O VC là 64%. Đây là tỷ lệ cao nhất trong số các FTA Việt Nam tham gia. Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam có tỷ lệ tận dụng ưu đãi tương đối tốt như: giày dép (79,7%); gạo (94%) và hàng dệt may (39,6%). Tuy dung lượng thị trường Chile không lớn nhưng tỷ lệ tận dụng ưu đãi VCFTA khá cao. Tín hiệu tích cực này cho thấy doanh nghiệp Việt Nam đã biết vận dụng tốt các ưu đãi FTA thông qua quy tắc xuất xứ khi xuất khẩu tới thị trường Chile.

2.1.8. Thị trường Nhật Bản (C/O mẫu AJ và VJ)

Trong số 29,3 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu năm 2016 tới Nhật Bản, Việt Nam đã cấp C/O ưu đãi cho lượng hàng hóa trị giá 5,1 tỷ USD, tỷ lệ tận dụng ưu đãi của AJFTA và VJEPA là 35%. Một trong những nguyên nhân chính khiến tỷ lệ tận dụng ưu đãi này chưa cao là do quy tắc xuất xứ AJCEP và VJEPA được coi là chặt nhất trong số các FTA mà ASEAN đã ký với đối tác. Đây cũng là FTA đã thực hiện duy nhất tính đến thời điểm này áp dụng quy tắc từ vải trở đi đối với ngành dệt may Việt Nam. Việc Indonesia không thông qua AJCEP khiến cho nguyên liệu nhập khẩu từ Indonesia không được cộng gộp trong việc tính xuất xứ cho hàng Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản sử dụng C/O mẫu AJ.

Một số nhóm hàng có tỷ lệ tận dụng ưu đãi FTA tốt có thể kể đến như rau quả (80,4%), thủy sản (66,7%), nhựa và sản phẩm nhựa (85%), giày dép (81,8%). Nhật

Bản được coi là thị trường thuận lợi về mặt xác minh xuất xứ hàng hóa với thực tế gần 100% C/O mẫu AJ/VJ từ Việt Nam được chấp nhận cho hưởng ưu đãi thuế quan tại Nhật Bản.

2.2. Nhận định

Ngoài những nguyên nhân cụ thể đối với tỷ lệ tận dụng của từng FTA nêu trên, tỷ lệ tận dụng ưu đãi từ các Hiệp định xuất phát từ các nguyên nhân chung dưới đây:

Thứ nhất, thực hiện chủ trương phát triển xuất nhập khẩu và hội nhập quốc tế, Bộ Công Thương đã kịp thời cập nhật hệ thống văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực xuất xứ hàng hóa, phù hợp với quy định của các Hiệp định mà Việt Nam là thành viên.

Thứ hai, doanh nghiệp nhận thức được lợi ích từ việc giảm thuế nhập khẩu, tăng sức cạnh tranh của hàng hóa được sản xuất xuất khẩu vào các nước có FTA nên tích cực, chủ động sử dụng nguyên liệu sản xuất trong nước để sản xuất hàng xuất khẩu

Thứ ba, việc các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài được thành lập tại Việt Nam và môi trường kinh doanh quốc tế thuận lợi hơn cho xuất nhập khẩu hàng hóa đã trực tiếp hoặc gián tiếp đóng góp cho tăng trưởng xuất nhập khẩu, cho phép sử dụng chuỗi nguyên liệu nội khối FTA và áp dụng nguyên tắc cộng gộp xuất xứ đối với hàng hóa Việt Nam xuất khẩu đi các thị trường có FTA.

Thứ tư, công tác tuyên truyền phổ biến và giảng dạy về quy tắc xuất xứ được đặc biệt chú trọng với gần 50 lớp tập huấn/ hội thảo trong năm 2016 đã tích cực góp phần nâng cao hiểu biết và việc áp dụng của doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh nhằm để hưởng ưu đãi thuế quan, tận dụng cơ hội FTA mang lại.

3. Công tác tổ chức cấp C/O

Bộ Công Thương tổ chức thực hiện cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa xuất khẩu và trực tiếp cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa đối với các loại C/O ưu đãi theo các Hiệp định FTA với các nước và khu vực đồng thời ủy quyền cho 37 Ban Quản lý KCN/KCX cấp C/O mẫu D, Ban Quản lý Khu kinh tế Hà Giang cấp C/O mẫu E và ủy quyền cho Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) cấp C/O ưu đãi theo quy định GSP (trừ mặt hàng giày dép) và các loại C/O không ưu đãi.

3.1. Bộ Công Thương

Bộ Công Thương cấp các loại C/O ưu đãi sau: C/O mẫu D, C/O mẫu E, C/O mẫu AK, C/O mẫu AJ, C/O mẫu AANZ, C/O mẫu AI, C/O mẫu VJ, C/O mẫu VC, C/O mẫu VK, C/O mẫu EAV, C/O mẫu S, C/O mẫu X và C/O mẫu A giày dép.

Hệ thống cấp C/O của Bộ Công Thương bao gồm 20 Phòng Quản lý xuất nhập khẩu khu vực tại tất cả các địa phương, khu vực sản xuất, kinh doanh hàng xuất khẩu lớn hoặc có cảng xuất khẩu: Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Quảng Ninh, Thái Bình, Hải Dương, Lạng Sơn, Lào Cai, Thanh Hóa, Nghệ An, Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Nha Trang, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Đồng Nai, Cần Thơ, Tiền Giang, Ninh Bình và Hà Tĩnh.

Theo Nghị định 29/2008/NĐ-CP ngày 14/3/2008 của Chính phủ quy định về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế, Ban Quản lý các KCN, KCX, KKT được ủy quyền cấp các loại C/O. Trước khi có Nghị định này, trong các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ thành lập các khu đã có quy định về việc ủy quyền cấp C/O cho các KCN, KCX, KKT. Trên cơ sở các quy định này và theo đề nghị của Ban Quản lý KCN, KCX, KKT, Bộ Công Thương đã ủy quyền cho 37 Ban quản lý các KCN, KCX, KKT cấp C/O mẫu D và Ban Quản lý Khu kinh tế Hà Giang cấp C/O mẫu E.

Theo thống kê của Bộ Công Thương, hiện mới có hơn 20 trong số 38 Ban Quản lý KCN, KCX, KKT được ủy quyền thực hiện việc cấp C/O. Việc cấp C/O Mẫu D, E chủ yếu được thực hiện tại một số Ban Quản lý KCN, KCX, KKT đặt tại một số tỉnh, thành phố lớn, tập trung nhiều doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu như Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương (KCN Việt Nam - Singapore), Vũng Tàu, Hải Phòng, Hà Nội. Một số Ban Quản lý KCN tại các thành phố khác tuy có cấp nhưng số lượng hạn chế như Cần Thơ, Đà Nẵng, Phú Thọ, Hải Dương, Hưng Yên, Quảng Ninh. Hiện nay còn một số Ban (như Đồng Tháp, Phú Yên, Long An...) từ khi được ủy quyền cho đến nay chưa cấp C/O nào do không có doanh nghiệp xuất khẩu hoặc không xuất khẩu sang thị trường các nước ASEAN.

Các Phòng Quản lý xuất nhập khẩu khu vực trực thuộc Bộ Công Thương thực hiện tốt chế độ báo cáo thống kê định kỳ và chế độ cập nhật số liệu cấp C/O qua hệ thống eCOSys hàng ngày. Tuy nhiên có một số Ban Quản lý KCN/KCX chưa thực hiện việc báo cáo kịp thời, thường xuyên nên phần nào ảnh hưởng đến việc cập nhật, theo dõi tình hình cấp C/O trong cả nước.

Bộ Công Thương thường xuyên phối hợp với VCCI và Tổng cục Hải quan trong việc điều tra xác minh xuất xứ và ngăn chặn gian lận thương mại qua C/O.

3.2. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam

Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam được ủy quyền cấp: C/O mẫu A (trừ mặt hàng giày dép), C/O mẫu B, và các loại C/O khác theo yêu cầu của nước nhập khẩu.

VCCI có hệ thống cấp C/O tập trung ở các thành phố lớn, nơi tập trung nhiều KCN, KCX lớn để tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp như: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Vũng Tàu, Cần Thơ, Kiên Giang, Khánh Hòa, Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nghệ An, Thanh Hóa, Hải Phòng.

VCCI đã phát hiện một số vụ vi phạm về xuất xứ và đã chuyển sang Bộ Công an, Bộ Công Thương để xử lý nhưng kết quả chưa cao vì không đưa ra khởi tố mà mới dừng ở điều tra.

4. Tuyên truyền, phổ biến việc tận dụng các FTA

- Văn phòng Ban Chỉ đạo liên ngành hội nhập quốc tế về kinh tế làm đầu mối cho Bộ Công Thương và các Bộ, ngành liên quan tham gia tuyên truyền sâu rộng về hội nhập kinh tế quốc tế và các cơ hội, thách thức từ các FTA tại từng địa phương, từng ngành hàng trong năm 2016.

- Các thông tin về việc tận dụng các Hiệp định FTA được công bố rộng rãi trên Cổng Thông tin điện tử của Bộ Công Thương, Cổng Thông tin điện tử về WTO và Tiếp cận thị trường, Trang tin điện tử của Ban Chỉ đạo liên ngành hội nhập quốc tế về kinh tế, trên Tạp chí Hội nhập được phát hành hàng tháng.

- Bộ Công Thương đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính thông qua việc triển khai cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa qua Internet, nhằm tạo thuận lợi, tiết kiệm thời gian cho doanh nghiệp xuất khẩu.

- Triển khai cơ chế thí điểm tự chứng nhận xuất xứ trong ASEAN (Thông tư số 28/2015/TT-BCT ngày 20/8/2015). Cơ chế tự chứng nhận xuất xứ là xu hướng chung trong các đàm phán FTA hiện nay, góp phần giúp doanh nghiệp xuất khẩu giảm thiểu thời gian xin cấp C/O, tạo thuận lợi trong hoạt động kinh doanh và xuất khẩu hàng hóa. Việc tham gia thí điểm tự chứng nhận xuất xứ trong ASEAN sẽ là bước đệm giúp doanh nghiệp làm quen với xu hướng mới trong FTA, có kinh nghiệm thực tế tiến hành tự chứng nhận xuất xứ, từ đó chủ động nắm bắt kiến thức hội nhập kinh tế quốc tế.

- Kết quả tỷ lệ tận dụng các C/O ưu đãi ở mức cao, đóng góp tích cực vào việc nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu Việt Nam, góp phần quan trọng vào tăng trưởng xuất khẩu.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: #fdgdg