C. TÌNH HÌNH NHẬP KHẨU CÁC MẶT HÀNG
C. TÌNH HÌNH NHẬP KHẨU CÁC MẶT HÀNG 39
I. Nhập khẩu nhóm hàng nông sản, thủy sản 39
1. Hàng thủy sản 40
2. Thức ăn chăn nuôi 40
3. Hạt điều 40
4. Hàng rau quả 41
5. Lúa mỳ 41
II. Nhập khẩu nhóm hàng nhiên liệu, khoáng sản 42
1. Than 42
2. Xăng dầu 43
III. Nhập khẩu nhóm hàng công nghiệp 44
1. Phân bón 44
2. Nguyên phụ liệu ngành dệt may, da giày 47
3. Thép 50
4. Chất dẻo nguyên liệu và sản phẩm nhựa 51
4.1. Chất dẻo nguyên liệu 51
4.2. Sản phẩm nhựa 53
5. Ô tô và linh kiện 54
5.1. Ô tô 56
5.2. Linh kiện, phụ tùng ô tô 56
6. Máy móc, thiết bị 57
7. Hàng tiêu dùng 58
C. TÌNH HÌNH NHẬP KHẨU CÁC MẶT HÀNG I. Nhập khẩu nhóm hàng nông sản, thủy sản
Tổng kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng nông sản, thủy sản chiếm khoảng 6,5% tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam. Năm 2016, kim ngạch nhập khẩu các mặt hàng thuộc nhóm này đạt khoảng 11,3 tỷ USD (gồm các mặt hàng thức ăn gia súc và nguyên liệu, ngô, đậu tương, lúa mỳ, thủy sản, rau quả, hạt điều, sữa và sản phẩm từ sữa, dầu mỡ động thực vật, cao su, thuốc trừ sâu và nguyên liệu).
Trong năm 2016, hầu hết các mặt hàng như lúa mỳ, ngô, đậu tương đều có giá nhập khẩu giảm, lần lượt là 17,3%, 8,6% và 4,6% do xu hướng giá thế giới. Riêng hạt điều có giá nhập khẩu tăng 20,8%. Mặc dù vậy, kim ngạch nhập khẩu của hầu hết các mặt hàng trong nhóm đều tăng (ngoại trừ sữa và sản phẩm từ sữa, đậu tương và thuốc trừ sâu và nguyên liệu), cho thấy sự gia tăng lượng nhập khẩu của nhóm hàng này trong năm 2016.
Bảng 7: Nhập khẩu một số mặt hàng nông sản, thủy sản năm 2016
(Đơn vị tính: Lượng: nghìn tấn; Trị giá: triệu USD)
TT
Mặt hàng
Năm 2015
Năm 2016
Tăng/giảm 2016/2015 (%)
Lượng
Kim
ngạch
Lượng
Kim
ngạch
Lượng
Kim
ngạch
1
Thức ăn gia súc và nguyên liệu
3.391
3.461
2,1
2
Ngô
7.622
1.651
8.445
1.671
10,8
1,2
3
Hạt điều
856
1.130
1.039
1.658
21,4
46,8
4
Thủy sản
1.068
1.106
3,6
5
Lúa mỳ
2.343
601
4.807
1.019
105,2
69,6
6
Rau quả
622
925
48,7
7
Sữa và sản phẩm từ sữa
900
849
-5,6
8
Thuốc trừ sâu và nguyên liệu
733
730
-0,4
9
Dầu, mỡ, động thực vật
682
701
2,8
10
Cao su các loại
390
648
435
690
11,5
6,4
11
Đậu tương
1.707
765
1.546
661
-9,4
-13,6
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu của Tổng cục Hải quan
1. Thủy sản
Kim ngạch nhập khẩu thủy sản năm 2016 đạt 1,106 tỷ USD, tăng 3,6% so với năm 2015. Các chủng loại thủy sản nhập khẩu nhiều nhất là tôm, cá ngừ, mực... chủ yếu là nguyên liệu phục vụ chế biến xuất khẩu.
Thời gian qua, quy mô công suất các nhà máy chế biến thủy sản lớn tăng nhanh, trong khi do ảnh hưởng của thời tiết và dịch bệnh, diện tích và sản lượng tôm của Việt Nam chỉ tăng trung bình khoảng 5-6% năm, do đó để đảm bảo công suất chế biến và tận dụng cơ hội phát triển thị trường, hàng năm các doanh nghiệp chế biến tôm Việt Nam phải nhập khẩu một lượng lớn tôm nguyên liệu (chiếm 50 - 70% tổng lượng thủy sản nhập khẩu của Việt Nam) để chế biến xuất khẩu.
Các thị trường cung cấp thủy sản lớn cho Việt Nam là Ấn Độ với kim ngạch khoảng 276 triệu USD, giảm 14,2% so với năm 2015; Na Uy khoảng104,2 triệu USD, tăng 32%. Ngoài ra, thủy sản Việt Nam còn được nhập khẩu từ một số thị trường khu vực châu Á như Đài Loan (97 triệu USD), Nhật Bản (71,8 triệu USD), Trung Quốc (71 triệu USD),...
2. Thức ăn chăn nuôi
Hàng năm, Việt Nam phải nhập khẩu một lượng lớn thức ăn chăn nuôi do sản xuất trong nước chưa đáp ứng đủ nhu cầu. Trong nhóm này, thức ăn gia súc và nguyên liệu có kim ngạch lớn nhất, khoảng 3,46 tỷ USD trong năm 2016, tăng 2,1% so với cùng kỳ. Nhập khẩu ngô đạt khoảng 1,67 tỷ USD, tăng 1,2%, đậu tương khoảng 661 triệu USD, giảm 13,6%.
Thị trường nhập khẩu các mặt hàng thuộc nhóm này chủ yếu là thị trường châu Mỹ. Trong đó, lớn nhất là Argentina với kim ngạch nhập khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu đạt 1,56 tỷ USD, tăng 8%, ngô đạt 845 triệu USD, tăng 63,3% và đậu tương 4,2 triệu USD, giảm 62,7%.
Đứng thứ hai sau Argentina là thị trường Hoa Kỳ, với kim ngạch nhập khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu năm 2016 là khoảng 420 triệu USD (giảm 2,1%), kim ngạch nhập khẩu đậu tương đạt khoảng 422 triệu USD (tăng 13,6%).
Việt Nam cũng nhập khẩu từ thị trường Brazil khoảng 626,6 triệu USD ngô, 134 triệu USD đậu tương và khoảng 133 triệu USD thức ăn gia súc và nguyên liệu trong năm 2016. Tuy nhiên, kim ngạch nhập khẩu các mặt hàng này từ thị trường Brazil có sự sụt giảm mạnh, với mức giảm lần lượt là 41,1%, 54,8% và 56,6% so với cùng kỳ năm 2015.
Bên cạnh các nước châu Mỹ, Việt Nam cũng nhập khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu từ một số nước lân cận như Trung Quốc (kim ngạch nhập khẩu năm 2016 đạt 262,9 triệu USD, tăng 34,4%), Thái Lan (98,3 triệu USD, giảm 5,6%), Indonesia (92,3 triệu USD, tăng 14,3%),...
3. Hạt điều
Năm 2016, Việt Nam nhập khẩu khoảng 1,04 triệu tấn hạt điều, kim ngạch
đạt khoảng 1,66 tỷ USD, tăng 21,4% về lượng và tăng 46,8% về trị giá so với năm 2015. Giá nhập khẩu bình quân cả năm 2016 tăng khoảng 20,8% so với mức giá bình quân năm 2015.
Nhu cầu điều thô phục vụ chế biến xuất khẩu của các nhà máy chế biến điều Việt Nam từ 1,3-1,5 triệu tấn, trong khi sản lượng điều thô trong nước trong giai đoạn 2014-2016 ổn định ở mức khoảng 500 nghìn tấn, do vậy hàng năm, ngành điều Việt Nam cần nhập khẩu từ 800 nghìn đến khoảng 1 triệu tấn để phục vụ sản xuất xuất khẩu và nhu cầu nhập khẩu tăng theo sự gia tăng của xuất khẩu điều nhân.
Năm 2016, Bờ biển Ngà tiếp tục là thị trường nhập khẩu lớn nhất đối với mặt hàng điều thô, kim ngạch đạt khoảng 654,5 triệu USD, chiếm 39,5% tổng nhập khẩu mặt hàng này của Việt Nam, tăng 70% so với năm 2015. Ngoài ra, các thị trường cung ứng điều thô khác là Campuchia (114,6 triệu USD, chiếm 6,9%, giảm 14,4%) và Indonesia (113,5 triệu USD, chiếm 6,8%, giảm 0,1%),...
4. Rau quả
Kim ngạch nhập khẩu rau quả năm 2016 đạt khoảng 925 triệu USD, tăng khoảng 48,7% so với cùng kỳ.
Rau quả Việt Nam nhập khẩu từ khá nhiều thị trường trên thế giới nhưng tập trung kim ngạch lớn nhất ở khu vực thị trường châu Á. Thị trường nhập khẩu lớn nhất là Thái Lan, với kim ngạch nhập khẩu năm 2016 đạt khoảng 410 triệu USD, tăng 98,6% so với cùng kỳ. Thị trường nhập khẩu lớn thứ hai của Việt Nam là Trung Quốc, kim ngạch đạt 219,4 triệu USD, tăng 17,4%, tiếp theo là Hoa Kỳ, khoảng 85 triệu USD, tăng 16%.
Ngoài ra, Việt Nam còn nhập khẩu rau quả từ một số nước như Australia, Myanmar, New Zealand, Ấn Độ, Nam Phi, Hàn Quốc,..
5. Lúa mỳ
Lúa mỳ là sản phẩm Việt Nam không sản xuất được, tuy nhiên là nguyên liệu không thể thay thế trong nhiều ngành chế biến thực phẩm phục vụ đời sống như bánh kẹo, mỳ ăn liền, bánh mỳ cũng như là nguyên liệu phục vụ chế biến thức ăn gia súc. Ngành chăn nuôi và thủy sản Việt Nam trong những năm qua phát triển ổn định với tốc độ cao, kéo theo nhu cầu nhập khẩu nguyên liệu phục vụ chế biến thức ăn gia súc và thủy sản trong đó có lúa mỳ ngày càng tăng. Bên cạnh đó, ngành chế biến thực phẩm cũng phát triển mạnh để phục vụ nhu cầu nội địa cũng như xuất khẩu làm gia tăng nhu cầu nhập khẩu lúa mỳ. Đây là những nguyên nhân chính khiến lượng và kim ngạch nhập khẩu lúa mỳ tăng trong những năm qua.
Năm 2016 nhập khẩu lúa mỳ đạt 4,81 triệu tấn với kim ngạch 1,02 tỷ USD, tăng 105,2% về lượng và 69,6% về kim ngạch.
Các thị trường nhập khẩu lúa mỳ chính của Việt Nam là thị trường Australia (384,2 triệu USD, chiếm 38% tổng nhập khẩu mặt hàng này của cả nước, tăng 23,3% so với năm 2015); Brazil (63,8 triệu USD, chiếm 6,3%, giảm 24,6%); Hoa Kỳ (78,3 triệu USD, chiếm 7,7%, tăng 12,5%); Canada (16,1 triệu USD, chiếm
1,6%, giảm 79,0%)...
II. Nhập khẩu nhóm hàng nhiên liệu, khoáng sản
1. Than
1.1. Tình hình nhập khẩu
Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, trong năm 2016 nhập khẩu than của cả nước đạt 13,3 triệu tấn, trị giá đạt 927 triệu USD, so với năm 2015 tăng 92,4% về lượng và 69,4% về trị giá.Từ năm 2013 đến nay, nhập khẩu than luôn duy trì mức tăng trưởng cao hàng năm. Cụ thể, năm 2013 Việt Nam nhập 2,27 triệu tấn; năm 2014, sản lượng than nhập khẩu đạt gần 3,1 triệu tấn, tăng 36,3% so với năm 2013. Đến năm 2015, lượng than nhập khẩu đã lên đến gần 7 triệu tấn, tăng 124,8% so với năm 2014.
Về chủng loại than nhập khẩu: chủ yếu nhập khẩu than Antraxit và than Bitum.
Lượng nhập khẩu than năm 2016 có sự tăng mạnh do một số nguyên nhân:
- Nhu cầu về than của một số nhà máy nhiệt điện tăng.
- Giá than thế giới giảm sâu.
- Điều kiện khai thác trong nước ngày càng xuống sâu và xa hơn làm tăng giá thành sản xuất khiến than trong nước có giá thành cao hơn than nhập khẩu.
- Than hầm lò phải nộp 12%, than lộ thiên phải nộp 14% thuế tài nguyên để có quyền khai thác. Đây là mức thuế tài nguyên gần như cao nhất so với các nước trong khu vực trong khi than của Indonesia thuế tài nguyên 3-7%, than của Trung
Quốc có thuế tài nguyên 0-4%. Như vậy, chỉ tính riêng thuế tài nguyên của Việt
Bảng 8: Thị trường nhập khẩu than năm 2016
Số lượng: nghìn tấn. Trị giá: triệu USD
STT
Thị trường
Năm 2015
Năm 2016
Tỷ lệ so sánh (%)
Số lượng
Trị giá
Số lượng
Trị giá
Số lượng
Trị giá
1
Indonesia
1.914
110,8
2.945
141,7
53,8
27,9
2
Malaysia
198
10,9
163
7,4
-18
-32,1
3
Australia
1.441
127,3
4.002
310,5
177,8
143,8
4
Trung Quốc
1.743
178,5
1.655
164,5
-5
-7,9
5
Nga
1.400
101,3
3.687
247,1
163,3
143,8
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu của Tổng cục Hải quan
Nam đã cao hơn 7-10% so với các nước trong khu vực, trong khi thuế xuất khẩu than của nhiều nước ở mức 0%, thuế nhập khẩu than vào Việt Nam hiện là 0%.
1.2. Thị trường nhập khẩu
Năm 2016, Australia là thị trường xuất khẩu than lớn nhất sang Việt Nam với số lượng 4 triệu tấn, trị giá đạt 310 triệu USD, so với năm 2015 tăng 177% về lượng và 143,8% về trị giá. Đứng thứ 2 là thị trường Nga với số lượng 3,6 triệu tấn, trị giá đạt 247 triệu USD, so với năm 2015 tăng 163% về lượng và 143,8% về trị giá. Tiếp theo là thị trường Trung Quốc với số lượng 1,6 triệu tấn, trị giá 164 triệu USD, so với năm 2015 giảm 5% về lượng và 7,9% về trị giá.
2. Xăng dầu
2.1. Tình hình nhập khẩu
Xăng dầu là mặt hàng cần thiết nhập khẩu để đảm bảo an ninh năng lượng. Trước đây, Việt Nam phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn xăng dầu nhập khẩu, lượng xăng dầu nhập khẩu thường ở mức 12-13 triệu tấn/năm. Tuy nhiên, kể từ sau khi Nhà máy lọc dầu Dung Quất chính thức được đưa vào vận hành, đáp ứng khoảng 30-40% nhu cầu tiêu thụ của thị trường nội địa thì lượng xăng dầu nhập khẩu đã giảm đáng kể.
Năm 2016, tổng lượng xăng dầu nhập khẩu và tạm nhập để tái xuất là khoảng 11,8 triệu tấn, trị giá khoảng 4,94 tỷ USD, tăng 18% về lượng và giảm 7,3% về kim ngạch so với cùng kỳ.
Nhập khẩu xăng dầu năm 2016 tiếp tục có mức tăng trưởng khá về lượng do tình hình thị trường, giá cả xăng dầu thuận lợi, trong đó có việc thuế nhập khẩu xăng dầu ưu đãi đặc biệt theo một số Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam tham gia tiếp tục được cắt giảm theo lộ trình. Mặc dù vậy, do giá xăng dầu có mức giảm mạnh trong năm 2016 (bình quân giá xăng dầu cả năm 2016 đã giảm khoảng 22% so với năm 2015 và giảm khoảng 49% so với giá bình quân năm 2014) nên kim ngạch nhập khẩu xăng dầu năm 2016 vẫn giảm so với cùng kỳ.
Về cơ cấu mặt hàng nhập khẩu, trong năm 2016, cả nước nhập khẩu gần 2,6 triệu tấn xăng, trị giá 1,23 tỷ USD, nhập khẩu dầu diesel đạt 6,8 triệu tấn, trị giá 2,76 tỷ USD, dầu ma-dút đạt 884 nghìn tấn, trị giá 197 triệu USD, nhiên liệu bay 1,54 triệu tấn, trị giá 688 ngàn USD.
Theo quy định hiện hành, xăng dầu chỉ được nhập khẩu bởi các doanh nghiệp có Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu. Tính đến nay, có 30 doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu (trong đó 3 doanh nghiệp chỉ kinh doanh mặt hàng nhiên liệu hàng không).
Nhìn chung trong năm 2016, thị trường đã có nhiều yếu tố thuận lợi đối với hoạt động nhập khẩu xăng dầu. Do vậy, song song với việc tiêu thụ sản phẩm sản xuất trong nước, các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu đã đẩy nhanh lượng nhập khẩu xăng dầu.
Xét về tổng kim ngạch, do yếu tố giá giảm nên tổng kim ngạch nhập khẩu xăng dầu vẫn giảm so với cùng kỳ. Tuy nhiên, xét về tổng lượng, hoạt động nhập khẩu xăng dầu năm 2016 đã đáp ứng đủ nhu cầu xăng dầu phục vụ sản xuất và tiêu thụ của thị trường nội địa.
2.2. Thị trường nhập khẩu
Xăng dầu chủ yếu được nhập khẩu từ thị trường ASEAN (Singapore, Malaysia, Thái Lan), Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan, Nga,...
Cơ cấu thị trường nhập khẩu xăng dầu trong năm 2016 có sự biến động so với thời gian trước do tác động của việc giảm thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo các Hiệp định thương mại tự do. Cụ thể, nhập khẩu từ khu vực ASEAN chiếm tới 70% tổng kim ngạch nhập khẩu xăng dầu. Singapore tiếp tục giữ vị trí thứ nhất trong số các thị trường mà Việt Nam nhập khẩu xăng dầu (kim ngạch đạt 1,58 tỷ USD), tuy nhiên mức kim ngạch này giảm 22,6% so với năm 2015, cao hơn nhiều so với mức giảm kim ngạch chung của mặt hàng này (giảm 7,3%). Trong khi đó, Malaysia là thị trường có kim ngạch nhập khẩu tăng đáng kể, đạt 1,18 tỷ USD, tăng 211% so với năm trước và vươn lên là thị trường nhập khẩu xăng dầu lớn thứ hai của Việt Nam.
Tương tự như vậy, với việc Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Hàn Quốc được ký kết, nhập khẩu xăng dầu từ thị trường Hàn Quốc tăng đáng kể do doanh nghiệp được hưởng thuế suất thuế nhập khẩu xăng dầu ưu đãi đặc biệt theo Hiệp định này (đặc biệt là đối với mặt hàng xăng có mức thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo Hiệp định là 10%, thấp hơn mức thuế MFN và mức thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo các Hiệp định khác như ATIGA, ACFTA). Kim ngạch nhập khẩu từ thị trường Hàn Quốc trong năm 2016 đạt 940 triệu USD, tăng tới 426% so với năm 2016 và vươn lên là thị trường nhập khẩu lớn thứ ba của Việt Nam.
Trong khi đó, nhập khẩu từ các thị trường Trung Quốc, Đài Loan,... đều ghi nhận kim ngạch giảm mạnh so với năm trước. Cụ thể, nhập khẩu từ Trung Quốc đạt 451 triệu USD, giảm 51% so với năm 2015. Nhập khẩu từ Đài Loan đạt 51,8 triệu USD, giảm 88,6%. Nhập khẩu từ Nga đạt 47,6 triệu USD, giảm 22,9%.
III. Nhập khẩu nhóm hàng công nghiệp
1. Phân bón
1.1. Tình hình nhập khẩu
Năm 2016, nhập khẩu phân bón đạt 4,2 triệu tấn, trị giá hơn 1,125 tỷ USD giảm 7% về lượng và giảm 21% về trị giá so với năm 2015.
Về chủng loại phân bón nhập khẩu, Việt Nam nhập khẩu chủ yếu 5 loại sau:
+ Phân Ure: nhập khẩu đạt 610,3 nghìn tấn với giá trị đạt 138,7 triệu USD, tăng 1,5% về khối lượng nhưng lại giảm 21,7% về giá trị so với cùng kỳ năm 2015.
+ Phân NPK: nhập khẩu đạt 317,8 nghìn tấn, trị giá 128,95 triệu USD, giảm
16% về lượng và giảm 20,7% so với cùng kỳ năm 2015.
+ Phân SA đạt 1,037 triệu tấn với giá trị nhập khẩu đạt 121,56 triệu USD, giảm 0,7% về khối lượng và giảm 17,3% về giá trị so với năm 2015.
+ Phân DAP: đạt 805,6 nghìn tấn với giá trị nhập khẩu đạt 295,9 triệu USD, giảm 17,3% về khối lượng và giảm 37,7% về giá trị so với năm 2015.
+ Phân Kali: đạt 1,009 triệu tấn với giá trị nhập khẩu đạt 288,05 triệu USD, tăng 2,9% về khối lượng nhưng giảm 12,5% về giá trị so với năm 2015.
Nhập khẩu phân Ure tăng để đáp ứng nhu cầu trong nước và giá nhập khẩu cạnh tranh hơn. Từ tháng 3/2016 Nhà máy Đạm Ninh Bình với sản lượng cung cấp ra thị trường 560 nghìn tấn phân đạm đã dừng hoạt động khiến nguồn cung trong nước bị giảm và thiếu hụt. Hơn nữa, chính sách thuế xuất khẩu là 0% mà Trung Quốc áp dụng đã đẩy mạnh xuất khẩu phân bón ra thị trường thế giới, trong đó có Việt Nam. Ngoài ra, giá phân bón thế giới xuống đến mức thấp nhấp từ trước đến nay, khoảng 200 USD/tấn cũng là nguyên nhân gia tăng nhập khẩu phân Ure vào Việt Nam.
1.2. Thị trường nhập khẩu
Việt Nam chủ yếu nhập khẩu phân bón từ Trung Quốc, Nga, Indonesia. Nhập khẩu phân bón từ thị trường Trung Quốc năm 2016 giảm 29,2% về giá trị so với năm 2015, tuy nhiên Trung Quốc là thị trường chủ lực cung cấp phân bón cho Việt Nam, với số lượng là 1,919 triệu tấn, trị giá 467,7 nghìn USD, chiếm tỷ trọng 45,72% tổng lượng phân bón nhập khẩu. Đứng thứ hai là Nga với số lượng 359,5 nghìn tấn, trị giá 118,65 USD chiếm tỷ trọng 6,56%, tiếp theo là Indonesia, Canada, Nhật Bản và một số nước khác.
Bảng 9: Nhập khẩu phân bón năm 2016
STT
Các loại phân bón
Nhập khẩu năm
2015
Nhập khẩu năm
2016
Tăng trưởng
(%)
Số lượng
(tấn)
Trị giá
(nghìn
USD)
Số lượng
(tấn)
Trị giá
(nghìn
USD)
Số lượng
Trị giá
1
Urea
601.284
177.105
610.229
138.722
1,5
-21,7
2
SA
1.043.741
146.904
1.037.027
121.564
-0,7
-17,3
3
Kali
981.284
329.061
1.009.707
288.055
2,9
-12,5
4
DAP
978.836
452.998
805.603
295.923
- 17,3
-34,7
5
NPK
377.932
162.532
317.799
128.950
-16,0
-20,7
Khác
...
...
Tổng cộng
4.505.383
1.420.436
4.196.588
1.125.257
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu của Tổng cục Hải quan
Bảng 10: Thị trường chính nhập khẩu phân bón năm 2016
Thị trường
Lượng (tấn)
Tăng, giảm so
với năm
2015 (%)
Trị giá (USD)
Tăng, giảm so
với năm
2015 (%)
Tỷ trọng
(%)
Tổng
4.196.588
-6,85
1.125.257.041
-20,78
100,00
Trung
Quốc
1.919.010
-16,40
467.705.846
-29,8
41,56
Nga
359.517
-12,17
118.658.403
-24,34
10,55
Indonesia
304.107
39,47
69.405.961
4,70
6,17
Belarus
231.229
-14,60
69.019.414
-25,51
6,13
Hàn Quốc
140.861
-17,12
58.676.566
-22,2
5,21
Canada
177.246
10,78
52.689.521
-4,52
4,68
Israel
146.238
103,90
46.055.842
72,9
4,09
Lào
168.904
2,24
38.827.596
-6,1
3,45
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu của Tổng cục Hải quan
2. Nguyên phụ liệu ngành dệt may, da giày
2.1. Tình hình nhập khẩu
- Bông: Việt Nam phụ thuộc 99% nguồn nhập khẩu bông. Năm 2016 nhập khẩu bông đạt 1,03 triệu tấn trị giá khoảng 1,7 tỷ USD, tăng 2,0% về lượng và tăng 2,5% về giá trị so với năm 2015.
Giá nhập khẩu trung bình mặt hàng bông các loại năm 2016 đạt mức 1.608 USD/tấn, tăng không đáng kể so với năm 2015.
- Xơ sợi: Nhập khẩu đạt 861 nghìn tấn, trị giá 1,6 tỷ USD, tăng 8,8% về lượng và tăng 5,9% về trị giá so với năm 2015. Giá xơ sợi nhập khẩu trung bình năm 2016 khoảng 1.867 USD/tấn, giảm 2,7% so với năm 2015.
- Vải: Nhập khẩu năm 2016 đạt 10,5 tỷ USD, tăng 3,2% so với năm 2015 và chiếm khoảng gần 40% giá trị xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam.
- Nguyên phụ liệu dệt may, da giày: nhập khẩu năm 2016 đạt 5,1 tỷ USD tăng 1,3% so với năm 2015.
Chuỗi cung ứng ngành dệt may Việt Nam còn tồn tại một số bất cập. Sự yếu kém trong khâu sản xuất nguyên, phụ liệu đầu vào đã ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành dệt may Việt Nam, đặc biệt là trước những cơ hội từ các Hiệp định thương mại tự do. Hiện nay, Việt Nam mới chỉ cung cấp được 0,3% nhu cầu về bông, 40% nhu cầu xơ, còn lại là phải nhập khẩu từ Hoa Kỳ, Trung Quốc và Đài Loan,.... Sản lượng sợi đạt 1,4 triệu tấn một năm nhưng hơn 70% trong đó là xuất khẩu; mặt khác lại phải nhập khẩu gần 0,1 triệu tấn sợi chỉ số cao từ Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan,... Khâu dệt vải tạo ra khoảng 2,8 tỉ mét vải/năm (chiếm 30% nhu cầu), vẫn phải nhập khẩu 6,1 tỷ mét vải từ các nước như Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan là những nước không tham gia các Hiệp định thương mại tự do lớn như TPP, EVFTA, VJEPA (chiếm hơn 70%).
Về phụ liệu may, trong nước hiện đã có các cơ sở sản xuất một số chủng loại phụ liệu chính như chỉ may, bông tấm, mex dính, cúc nhựa, khóa kéo, băng chun, nhãn mác, bao bì... nhưng cũng chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu của thị trường trong nước, phần còn lại vẫn phải nhập khẩu.
Như vậy, dệt may xuất khẩu lệ thuộc lớn vào nguồn nguyên, phụ liệu nhập khẩu, mà chủ yếu không phải từ các nước ký các FTA với các thị trường xuất khẩu chủ lực của ngành dệt may Việt Nam. Việc không chủ động được nguyên, phụ liệu trong nước, phải phụ thuộc vào các nhà cung cấp nước ngoài đã làm hạn chế khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam, khiến giá trị gia tăng trong sản phẩm dệt may còn thấp.
Trong năm 2015 và năm 2016 nhiều dự án đầu tư vào lĩnh vực xơ sợi và dệt vải đã được cấp phép và triển khai thực hiện đón đầu các FTA đã góp phần giảm bớt áp lực nhập khẩu nguyên phụ liệu cho ngành.
2.2. Thị trường nhập khẩu
- Bông: Nhập khẩu bông từ 11 thị trường, 4 thị trường chủ yếu là Hoa Kỳ, Australia, Brazil và Ấn Độ chiếm đến 83,8% kim ngạch nhập khẩu bông của cả nước. Nhập khẩu năm 2016 tăng từ các thị trường Hoa Kỳ, Brazil và Australia.
- Xơ sợi: Xơ sợi nhập khẩu từ 11 thị trường, chủ yếu từ Trung Quốc, Đài Loan và Hàn Quốc. 3 thị trường này chiếm 72,6% kim ngạch nhập khẩu của mặt hàng xơ sợi.
Trong đó nhập khẩu xơ sợi từ Trung Quốc đạt 698 triệu USD, từ Đài Loan là 302 triệu USD và Hàn Quốc là 164 triệu USD.
- Vải: Nhập khẩu từ hơn 20 thị trường, chủ yếu từ Trung Quốc, Đài Loan và Hàn Quốc. Ba thị trường này chiếm đến 85% kim ngạch nhập khẩu vải cả nước, trong đó vải nhập khẩu từ Trung Quốc đạt 5,45 tỷ USD tăng 4,3% so với năm 2015, chiếm đến 52% kim ngạch nhập khẩu vải của cả nước, nhập khẩu vải từ Hàn Quốc đạt 1,96 tỷ USD, tăng 5,5%, vải nhập khẩu từ Đài Loan đạt 1,5 tỷ USD, giảm khoảng 2,2% so với năm 2015.
Bảng 11: Nhập khẩu bông từ một số thị trường năm 2016
Thị trường
Năm 2016
Tăng, giảm so với năm 2015 (%)
Lượng (tấn)
Trị giá
(nghìn USD)
Lượng
Trị giá
Tổng
1.034.046
1.662.655
2,0
2,5
Hoa Kỳ
499.031
810.153
12,9
10,0
Brazil
132.283
214.909
10,5
12,6
Ấn Độ
107.099
155.791
-21,6
-23,3
Australia
100.620
179.403
110,7
106,0
Pakistan
5.133
8.091
-69,4
-63,1
Indonesia
4.595
4.569
43,6
52,8
Argentina
3.355
5.019
35,0
50,8
Trung Quốc
2.045
3.017
-40,7
-51,4
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu của Tổng cục Hải quan
Bảng 12: Một số thị trường cung cấp xơ, sợi năm 2016
Thị trường
Năm 2016
Tăng, giảm so với năm 2015 (%)
Lượng (tấn)
Trị giá (triệu USD)
Lượng (tấn)
Trị giá (triệu USD)
Tổng
861.380
1.608
8,8
5,9
Trung Quốc
358.754
697,5
19,1
14,0
Đài Loan
195.446
302,1
1,4
-6,0
Hàn Quốc
77.776
163,7
-2,2
-7,2
Thái Lan
78.550
102,5
-5,1
-4,3
Indonesia
60.052
104,4
12,4
18,7
Ấn Độ
30.814
76,5
-4,8
-2,7
Malaysia
23.250
23,8
8,4
7,6
Nhật Bản
11.456
60,9
16,8
26,1
Pakistan
3.438
9,7
-36,5
-34,7
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu của Tổng cục Hải quan
3. Thép
3.1. Tình hình nhập khẩu
Do ngành thép Việt Nam chưa sản xuất được thép cuộn cán nóng và các loại thép hợp kim nên hàng năm vẫn phải nhập khẩu một số lượng rất lớn nguyên liệu và bán thành phẩm phục vụ cho sản xuất.
Năm 2016, tổng lượng thép nhập khẩu đạt 18,37 triệu tấn, tăng 18,4% so với năm 2015. Nhập khẩu phôi thép đạt 1,08 triệu tấn, giảm 41,5%. Nhập khẩu thép phế liệu đạt 3,72 triệu tấn, tăng 18,8%. Nhập khẩu thép tăng mạnh, tập trung chủ yếu vào nửa đầu năm 2016, đặc biệt từ thị trường Trung Quốc. Từ giữa năm, tốc độ tăng nhập khẩu thép đã giảm do Chính phủ áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại.
Giá thép nhập khẩu năm 2016 đạt trung bình 436,5 USD/ tấn, giảm 9,4% so với cùng kỳ năm 2015. Tuy nhiên, dự kiến, giá nhập khẩu sẽ tăng do giá thế giới đã tăng mạnh trong thời gian gần đây.
3.2. Thị trường nhập khẩu
Năm 2016, Việt Nam nhập khẩu thép chủ yếu từ một số thị trường lớn như Trung Quốc (10,85 triệu tấn với trị giá 4,45 tỷ USD), Nhật Bản (2,64 triệu tấn với trị giá 1,19 tỷ USD), Hàn Quốc (1,8 triệu tấn với trị giá 1 tỷ USD), Đài Loan (1,74 triệu tấn với trị giá 723,9 triệu USD), Nga (0,514 triệu tấn với trị giá 161,25 triệu
Bảng 13: Nhập khẩu thép năm 2016
Chủng loại
Năm 2015
(tấn)
Năm 2016
(tấn)
2016 so với
2015 (%)
A
Phôi thép
1.879.044
1.204.513
64,1%
B
Thép các loại
14.006.132
17.527.389
125,1%
1
Thép tấm lá đen
4.265.565
5.597.265
31,2%
2
Tôn mạ và sơn phủ màu
1.423.673
1.842.589
29,4%
3
Thép không gỉ
610.135
701.606
15,0%
4
Thép hợp kim
7.061.070
8.095.448
14,6%
5
Các loại thép khác
954.196
1.592.373
66,9%
C
Thép phế
3.229.976
3.989.939
23,5%
D
Hợp kim Ferro
356.412
110.491
31,0%
E
Gang
53.070
82.058
54,6%
Tổng cộng
19.833.140
23.216.283
17,1%
USD) và một số nước ASEAN, như Thái Lan, Malaysia và Indonesia (0,29 triệu tấn với trị giá 180,8 triệu USD).
Với thị trường Trung Quốc, năm 2016, nhập khẩu thép đạt 10,85 triệu tấn với trị giá 4,45 tỷ USD, tăng 13% về lượng và 6,7% về trị giá so với năm 2015, chiếm tỷ trọng 59,1% tổng lượng và 55,5% về trị giá nhập khẩu thép của Việt Nam.
Lượng thép nhập khẩu từ Nga đạt tốc độ tăng mạnh nhất, tăng 14,96% so với năm 2015, đạt 514,5 nghìn tấn. Dự báo, nhập khẩu thép từ thị trường Nga sẽ còn tăng mạnh trong thời gian tới nhờ những ưu đãi về thuế. Theo cam kết mà Việt Nam đạt được trong Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh Kinh tế Á Âu, cam kết với mặt hàng sắt thép được xây dựng với 4 lộ trình khác nhau: Ngay khi hiệp định có hiệu lực lập tức xóa bỏ thuế nhập khẩu với nguyên liệu thô, thép cuộc cán nóng, ống thép hàn là các các mặt hàng không sản xuất nhiều ở trong nước; các sản phẩm như phôi thép, phôi vuông, thép xây dựng cắt giảm thuế có lộ trình 10 năm; các sản phẩm thép cán nguội, thép mạ 7 năm.
4. Chất dẻo nguyên liệu và sản phẩm nhựa
4.1. Chất dẻo nguyên liệu
Tổng kim ngạch nhập khẩu chất dẻo nguyên liệu 2016 của Việt Nam đạt 6,3 tỷ USD, tăng 5% so với năm 2015.
Sở dĩ mức tăng trưởng về trị giá thấp hơn tăng trưởng về lượng là do giá nhập khẩu chất dẻo nguyên liệu giảm theo mức giảm chung của thế giới do giá dầu thô giảm. Cụ thể, trong năm 2016, giá nhập khẩu chất dẻo nguyên liệu đã giảm 9.2 % so với năm 2015, giá bình quân của chất dẻo nguyên liệu nhập khẩu ở mức 1.378 USD/tấn.
Trong đó, nhập khẩu của khối doanh nghiệp FDI đạt 3,09 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 55,6% tổng kim ngạch nhập khẩu toàn ngành, tương ứng với tỷ trọng trong kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nhựa của khối này.
Ngành nhựa chủ yếu vẫn chỉ được biết đến như một ngành kinh tế kỹ thuật về gia công chất dẻo, vì phải nhập khẩu đến 80% nguyên liệu, chủ yếu từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và Trung Quốc. Hiện mỗi năm ngành nhựa cần 3,5 triệu tấn các loại nguyên liệu đầu vào chưa kể hàng trăm hóa chất phụ trợ khác trong khi khả năng trong nước chỉ đáp ứng gần 900.000 tấn nguyên liệu và hóa chất phụ gia cho nhu cầu.
Riêng tại Thành phố Hồ Chí Minh, Hiệp hội Nhựa Thành phố Hồ Chí Minh đã xây dựng hoàn thiện chuỗi cung ứng nguyên liệu và xuất khẩu sản phẩm nhựa. Chuỗi cung ứng là sự liên kết bốn bên gồm doanh nghiệp (doanh nghiệp sản xuất,
doanh nghiệp cung ứng nguyên liệu); ngân hàng cho vay nhập nguyên liệu; cảng ưu tiên cho doanh nghiệp nhựa xuất khẩu; và doanh nghiệp nhựa tham gia chuỗi cung ứng.
Thị trường nhập khẩu
Năm 2016, có 31 thị trường cung cấp chất dẻo nguyên liệu vào Việt Nam, trong đó Hàn Quốc là thị trường cung cấp nhiều nhất với kim ngạch 1,2 tỷ USD, tăng 4,3%, chiếm tỷ trọng 19,1%; Ả-rập Xê-út là thị trường cung cấp lớn thứ hai với kim ngạch 1,02 tỷ USD, tăng 5,3% so với cùng kỳ năm 2015, chiếm tỷ trọng 16,3%; Đài Loan ở vị trí thứ ba với kim ngạch 941,1 triệu USD, tăng 0,9% và chiếm tỷ trọng 15%.
4.2. Sản phẩm nhựa
Kim ngạch nhập khẩu:
Tổng kim ngạch nhập khẩu sản phẩm nhựa năm 2016 đạt 4,4 tỷ USD, tăng 17% so với cùng kỳ năm 2015.
Tăng trưởng kim ngạch nhập khẩu sản phẩm nhựa chủ yếu thuộc về khối doanh nghiệp FDI, cụ thể, các doanh nghiệp FDI đã nhập khẩu 3,45 tỷ USD sản phẩm nhựa, tăng trưởng 112%, chiếm tỷ trọng 78,6%. Các sản phẩm được nhập khẩu chủ yếu là linh kiện, khuôn mẫu, nguyên liệu phục vụ hoạt động sản xuất, đầu tư. Ngoài ra cũng có sản phẩm nhựa tiêu dùng nhập khẩu để phân phối trong thị trường tiêu dùng nội địa, cạnh tranh trực tiếp với sản phẩm sản xuất trong nước của Việt Nam.
Bảng 14: Thị trường nhập khẩu sản phẩm nhựa năm 2016
Thị trường nhập khẩu
Năm 2016
(USD)
Thay đổi so với năm 2015 (%)
Tỷ trọng năm 2016 (%)
Tổng
4.396.645.328
17
100
Trung Quốc
1.491.531.620
29,6
34
Hàn Quốc
1.299.908.735
21,8
29,6
Nhật Bản
660.279.117
4
15,0
ASEAN
386.826.876
8,3
8,8
Đài Loan
209.159.780
-7,5
4,8
Hoa Kỳ
83.746.926
17,8
1,9
Hồng Kông
35.205.347
1,1
0,8
EU
83.280.580
-11,4
1,9
Trong năm 2016, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản vẫn là các thị trường chính cung cấp sản phẩm nhựa cho Việt Nam, trong đó: Trung Quốc đạt kim ngạch cao nhất 1,491 tỷ USD, tăng 29,6% so với cùng kỳ, chiếm tỷ trọng cao nhất 34%; tiếp đến là Hàn Quốc với kim ngạch 1,29 tỷ USD tăng 21,8%, tỷ trọng 29,6%; Nhật Bản cung cấp 660 triệu USD, tăng 4% so với cùng kỳ, chiếm tỷ trọng 15%.
Riêng 3 thị trường Trung
Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản đã chiếm 78% tổng kim ngạch nhập khẩu sản phẩm nhựa của Việt Nam.
5. Ôtô và linh kiện
Năm 2016, có 113.567 chiếc ô tô nhập khẩu về Việt Nam với tổng giá trị xấp xỉ 2,3 tỷ USD, giảm 9,5% về lượng và giảm 21,7% về giá trị so với năm 2015.
Ô tô nhập khẩu tập trung chủ yếu là mặt hàng xe dưới 9 chỗ ngồi và xe tải, trong đó, nhập khẩu ô tô dưới 9 chỗ ngồi đạt 51.623 chiếc trị giá 685,67 triệu USD tăng 0,35% về lượng nhưng tăng 28,04% về giá trị so với năm 2015, chiếm 45,45% về lượng và 29,36% về giá trị trong tổng kim ngạch nhập khẩu ô tô.
Xe tải nhập khẩu đạt 47.515 chiếc trị giá 974 triệu USD, tăng 2,94% về lượng
Biểu đồ 1: Lượng và kim ngạch ô tô nguyên chiếc nhập khẩu
và giảm 25% về giá trị so với năm trước.
Thị trường nhập khẩu:
Trong năm 2016, có rất nhiều thị trường cung cấp ô tô cho Việt Nam, trong đó các thị trường cung cấp chính vẫn là Ấn Độ, Thái Lan, Hàn Quốc, Trung Quốc.
Thái Lan ở vị trí dẫn đầu về lượng cung cấp ô tô vào Việt Nam trong năm 2016 với 34.336 chiếc, trị giá 640,8 triệu USD, tăng 36,6% về lượng và tăng 45,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2015. Ở vị trí thứ hai là Ấn Độ với tổng lượng cung cấp vào nước ta là 22.000 chiếc, trị giá 119,6 triệu USD, giảm 12,5% về lượng và giảm 7% trị giá so với cùng kỳ. Hàn Quốc đứng ở vị trí thứ ba với 20.204 xe tương đương với trị giá 295,9 triệu USD, giảm 24% về lượng và giảm 51,5% về trị giá.
Sản xuất trong nước:
Đến năm 2015, ngành sản xuất ô tô có trên 400 doanh nghiệp, tập trung chủ yếu ở khu vực Đông Nam Bộ và vùng Đồng bằng Sông Hồng. Đa số doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ. Tổng công suất lắp ráp thiết kế khoảng 460.000 xe/năm, trong đó khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm khoảng 47%, doanh nghiệp trong nước khoảng 53%. Giai đoạn 2001-2014, tốc độ tăng trưởng bình quân của sản xuất lắp ráp ô tô khoảng 17%/năm. Biến động của nền kinh tế và sự thay đổi của chính sách, đặc biệt các chính sách về thuế, phí là các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến sản xuất cũng như tiêu thụ xe ô tô. Tổng số lượng xe tiêu thụ năm 2010 là 184.813 xe, năm 2011 là 181.545 xe, năm 2012 là 124.815 xe và năm 2013 là 153.199 xe, năm 2014 là 241.178 xe, năm 2015 là khoảng 380.000 xe.
Ngành công nghiệp hỗ trợ công nghiệp ô tô đã hình thành, nhưng mới chỉ sản xuất được một số ít chủng loại phụ tùng đơn giản, có hàm lượng công nghệ thấp
Bảng 15: Cơ cấu nhập khẩu ô tô năm 2016
Loại xe
Năm 2016
Tăng giảm năm 2016 so với năm 2015 (%)
Lượng
(Chiếc)
Trị giá
(Nghìn USD)
Lượng
Trị giá
Tổng
113.567
2.335.122.553
-9,53
-21,71
Xe 9 chỗ ngồi trở xuống
51.623
685.670.974
0,35
28,04
Xe trên 9 chỗ
867
24.556.590
-30,69
-31,27
Xe tải
47.515
973.992.113
2,94
-25,00
Loại khác
13.562
650.902.876
-43,22
-41,50
như gương, kính, ghế ngồi, bộ dây điện, ắc quy, săm-lốp, sản phẩm nhựa, v.v... Chỉ một số ít doanh nghiệp đầu tư dây chuyền dập thân, vỏ xe.
Các loại xe tải, xe khách từ 10 chỗ ngồi trở lên, xe chuyên dụng, tỷ lệ nội địa hóa đạt từ 45% đến 55%. Xe chở người dưới 9 chỗ ngồi (xe con) đạt tỷ lệ nội địa hóa khoảng 12% riêng dòng xe Innova của Toyota Việt Nam đạt 37%.
5.1. Ôtô
Nhập khẩu ô tô nguyên chiếc năm 2016 có thể chia thành 3 giai đoạn:
- Trước 1/7/2016: Các doanh nghiệp đẩy mạnh nhập khẩu ô tô, đặc biệt là dòng ô tô dung tích lớn, giá trị cao do đây là thời điểm áp dụng cách tính thuế tiêu thụ đặc biệt mới.
- Từ 1/7/2016: Lượng xe ô tô nhập khẩu về Việt Nam giảm.
- Giai đoạn cuối năm 2016: Nhập khẩu ô tô tăng trở lại để phục vụ nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng trước Tết.
Bước sang năm 2017, lượng xe ô tô nhập khẩu có thể tăng khi thuế nhập khẩu từ ASEAN giảm xuống còn 30% cũng như các quy định của Thông tư số 20/2011/ TT-BCT ngày 12/5/2011 có khả năng bị bãi bỏ và được thay thế bằng các điều kiện đầu tư kinh doanh như Luật Đầu tư đã quy định.
5.2. Linh kiện, phụ tùng ô tô
Trong năm 2016, Việt Nam nhập khẩu linh kiện và phụ tùng ô tô các loại đạt hơn 3,5 tỷ USD, tăng 17,2% so với cùng kỳ năm 2015.
Thị trường nhập khẩu linh kiện, phụ tùng ô tô:
Trong năm 2016, Hàn Quốc là nước dẫn đầu về cung cấp linh kiện, phụ tùng ô tô cho Việt Nam đạt 856,2 triệu USD, tăng 48% so với cùng kỳ năm 2015. Nhật Bản ở vị trí thứ hai với kim ngạch đạt 788,1 triệu USD, tăng 6,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Trung Quốc ở vị trí thứ ba với kim ngạch đạt 674,6 triệu USD, tăng 0,9% so với cùng kỳ năm 2015.
Bảng 2: Thị trường Việt Nam nhập khẩu ô tô năm 2015-2016 (số lượng)
6. Máy móc, thiết bị
Tình hình nhập khẩu
Năm 2016 kim ngạch nhập khẩu mặt hàng máy móc, thiết bị của cả nước đạt trên 28,37 tỷ USD, tăng 2,9% so với cùng kỳ năm 2015. Trong đó nhập khẩu máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng của khối doanh nghiệp FDI đạt 15,49 tỷ USD, giảm 9,1% so với năm 2015, chiếm trên 54,6% tổng kim ngạch.
Thị trường nhập khẩu
Trung Quốc là thị trường cung cấp máy móc thiết bị, dụng cụ, phụ tùng lớn nhất của Việt Nam, năm 2016 kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này từ quốc gia này đạt 9,27 tỷ USD, tăng 2,8% so với năm 2015 và chiếm 32,7% tổng kim ngạch. Ngoài Trung Quốc, máy móc thiết bị, dụng cụ, phụ tùng còn được nhập khẩu từ Hàn Quốc với trị giá nhập khẩu đạt 5,84 tỷ USD, tăng 14,1% so với năm 2015, chiếm trên 20,5% kim ngạch nhập khẩu; từ Nhật Bản với trị giá nhập khẩu đạt trên 4,16 tỷ USD, giảm 7,5% so với cùng kỳ năm 2015, và chiếm gần 15% tổng kim ngạch. Trị giá nhập khẩu từ thị trường EU đạt 3,24 tỷ USD, giảm 3,3% so với năm 2015 và chiếm 11,4% tổng kim ngạch.
Sản xuất trong nước
Về năng lực, hiện công nghiệp cơ khí chế tạo đạt trình độ trung bình. Do nhanh chóng nâng cao được năng lực tư vấn thiết kế, nên một số doanh nghiệp cơ khí đủ năng lực thiết kế, chế tạo, tích hợp một số dây chuyền thiết bị đồng bộ (kể cả phần tự động hóa), làm chủ thiết kế, chế tạo một số phương tiện giao thông bộ, phương tiện vận tải thủy, một số máy công cụ, máy động lực, máy canh tác và máy chế biến nông sản cỡ nhỏ. Năng lực đúc và nhiệt luyện đã có những tiến bộ đáng kể, cơ bản đúc được các mác hợp kim gang, thép. Nhiệt luyện đáp ứng cơ bản yêu cầu chế tạo cơ khí thông dụng. Một số doanh nghiệp đã đầu tư và tiếp cận các công nghệ nhiệt luyện hiện đại. Tuy nhiên, đầu tư sản xuất cơ khí vẫn ở mức thấp, chủ yếu là đầu tư bổ sung năng lực chế tạo một số khâu đòi hỏi độ chính xác cao. Thu hút FDI vào sản xuất cơ khí thấp hơn các lĩnh vực khác.
- Sản xuất - lắp ráp ô tô: Tổng năng lực sản xuất - lắp ráp ô tô đạt khoảng 460 ngàn xe/năm, gồm hầu hết các chủng loại xe con (công suất khoảng 200 ngàn xe/năm), xe tải và xe khách (công suất khoảng 215 ngàn xe/năm). Bước đầu đã hình thành nên một ngành công nghiệp hỗ trợ, cung cấp một số phụ tùng cho sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước.
- Sản xuất xe gắn máy: Không những thỏa mãn nhu cầu trong nước mà còn xuất khẩu khoảng 150.000 xe/năm (chủ yếu là các doanh nghiệp FDI). Tỷ lệ nội địa hoá các loại xe gắn máy do trong nước sản xuất đạt khoảng 85 - 95%.
- Thiết bị cơ khí thuỷ công: Đối với các nhà máy thuỷ điện, trước đây Việt Nam vẫn phải nhập khẩu các thiết bị cơ khí thuỷ công thì đến nay toàn bộ phần này có thể do các doanh nghiệp cơ khí trong nước đảm nhận, kể cả đối với các nhà máy thuỷ điện lớn như Thuỷ điện Sơn La có công suất đến 2.400MW.
- Xi măng: Cơ khí trong nước đã thiết chế tạo toàn bộ dây chuyền thiết bị đồng bộ cho nhà máy xi măng có công suất đến 1.500.000 tấn/năm.
- Vật liệu xây dựng: Cơ khí trong nước đã thiết kế, chế tạo dây chuyền thiết bị cán thép xây dựng công suất đến 30.000 tấn/năm, sản xuất các loại vật liệu xây dựng không nung với 8 dòng sản phẩm gạch, ngói mang thương hiệu Secoin không chỉ chiếm lĩnh thị trường trong nước còn được tiêu thụ trên 37 quốc gia.
- Thiết bị điện: Việt Nam trở thành quốc gia đầu tiên trong các quốc gia ở Đông Nam Á chế tạo được máy biến áp 500 kV. Việc chế tạo thành công đã khẳng định sự trưởng thành vượt bậc của ngành cơ khí điện, làm các hãng nước ngoài bán sản phẩm vào Việt Nam phải giảm giá từ 20 - 30% khi đấu thầu tại Việt Nam, góp phần làm giảm nhập siêu.
- Cơ khí tàu thủy: Đã đóng mới các loại tàu chở hàng rời đến 53.000 tấn; tàu chở container; tàu chở dầu đến 104.000 tấn, kho nổi chứa xuất dầu FS05 trọng tải 150.000 tấn, các loại tàu chuyên dụng như: tàu kéo đẩy; tàu hút xén; tàu đánh cá, tàu tuần tra ven biển công suất từ 500 HP đến 4.500 HP, tàu cao tốc cung cấp cho hải quân.
- Máy nông nghiệp: Cơ khí trong nước đã thiết kế, chế tạo thành công nhiều loại thiết bị bao gồm máy canh tác, máy chế biến và thiết bị bảo quản các sản phẩm nông nghiệp, đáp ứng nhu cầu trong nước và từng bước xuất khẩu.
7. Hàng tiêu dùng
Tổng kim ngạch nhập khẩu hàng tiêu dùng năm 2016 đạt khoảng 6,9 tỷ USD, tăng 4,5% so với năm 2016. Đây là mức tăng thấp hơn so với mức tăng chung của tổng kim ngạch nhập khẩu cả nước năm 2016 (5,2%) và giảm mạnh so với tốc độ tăng kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này năm 2015 (11,1%).
Tốc độ tăng giảm trong năm 2016 do một số mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu lớn trong nhóm đã giảm nhập khẩu như: điện thoại di động đạt 930,4 triệu USD, giảm 25% so với năm 2015; máy móc, thiết bị điện sử dụng trong gia đình đạt 658 triệu USD, giảm 12,5%. Nhập khẩu những mặt hàng này giảm do sản xuất trong nước đã được nâng cao về chất lượng, dần thay thế nhu cầu nhập khẩu.
Ngoài ra, một số mặt hàng tiêu dùng khác có kim ngạch nhập khẩu giảm là đồ uống, rượu và giấm; gia cầm, động vật sống; sản phẩm bằng cao su; cành hoa rời và các loại cành lá trang trí; nhạc cụ và bộ phận, phụ tùng...
Các mặt hàng tiêu dùng có kim ngạch nhập khẩu tăng trong năm 2016 là quần áo và các sản phẩm may mặc khác; đồ chơi, dụng cụ thể thao, đồ nội thất. Với việc thuế nhập khẩu được giảm dần theo cam kết tại các FTA, các sản phẩm nông nghiệp như rau quả, thủy sản, các sản phẩm từ thịt, dầu mỡ động thực vật, bánh kẹo đều có kim ngạch nhập khẩu trong năm 2016 tăng so với năm 2015.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro