Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

B. TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU CÁC MẶT HÀNG

A. TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU CÁC MẶT HÀNG 15

I. Xuất khẩu các mặt hàng nông sản, thủy sản 15

1. Tình hình xuất khẩu chung 15

1.1. Về kim ngạch 15

1.2. Về mặt hàng 15

1.3. Về thị trường 15

2. Tình hình xuất khẩu một số mặt hàng nông sản, thủy sản 17

2.1. Thủy sản 17

2.2. Gạo 18

2.3. Cà phê 20

2.4. Chè 21

2.5. Cao su 22

2.6. Hạt tiêu 23

2.7. Hạt điều 24

2.8. Rau quả 25

2.9. Sắn và các sản phẩm từ sắn 26

II. Xuất khẩu các mặt hàng công nghiệp chế biến 27

1. Tình hình xuất khẩu chung 27

1.1. Về kim ngạch 27

1.2. Về mặt hàng 28

1.3. Về thị trường 28

2. Tình hình xuất khẩu một số mặt hàng công nghiệp 29

2.1. Dệt may 29

2.2. Giày dép 30

2.3. Túi xách, vali, mũ, ô, dù 31

2.4. Điện thoại và linh kiện 32

2.5. Máy vi tính, linh kiện điện tử 33

2.6. Thép 34

2.7. Nhựa 35

2.8. Máy móc, thiết bị 37

2.9. Gỗ và sản phẩm gỗ 37

B. TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU CÁC MẶT HÀNG

I. XUẤT KHẨU CÁC MẶT HÀNG NÔNG SẢN, THỦY SẢN

1. Tình hình xuất khẩu chung

1.1. Về kim ngạch

Mặc dù năm 2016 với bối cảnh kinh tế thế giới hồi phục chậm, mặt bằng giá cả hàng hóa ở mức thấp, sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn do tình hình khô hạn, xâm nhập mặn nặng nề... nhưng hầu hết các loại nông sản, thủy sản đều được tiêu thụ kịp thời, không xảy ra tình trạng ứ đọng, dư thừa. Năm 2016, kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng nông sản, thủy sản đạt hơn 22 tỷ USD, tăng 7,7% so với năm 2015, chiếm 12,6% tỷ trọng xuất khẩu cả nước. Đây là kết quả tích cực của xuất khẩu nông sản, thủy sản sau năm 2015 tăng trưởng âm (giảm 7% so với năm 2014). Xét về giá trị tuyệt đối, kim ngạch xuất khẩu của nhóm hàng đã tăng 1,58 tỷ USD so với năm 2015. Mức tăng này có ý nghĩa trong việc đóng góp vào tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu chung và cho thấy năng lực khai thác thị trường của doanh nghiệp vẫn đang rất tích cực trong bối cảnh sụt giảm về cầu trên thế giới.

1.2. Về mặt hàng

Năm 2016 phần lớn các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nhóm nông sản, thủy sản đều đạt mức tăng trưởng dương so với năm 2015, cụ thể thủy sản đạt 7,05 tỷ USD, tăng 7,4%; cà phê đạt 3,34 tỷ USD, tăng 24,9%; hạt điều đạt 2,84 tỷ USD, tăng 18,5%; rau quả đạt 2,5 tỷ USD, tăng 33,6%; hạt tiêu đạt 1,43 tỷ USD, tăng 13,5%; cao su đạt 1,67 tỷ USD, tăng 9,2%; chè đạt 217 triệu USD, tăng 2,1%;...; một số mặt hàng sụt giảm là gạo đạt 2,17 tỷ USD, giảm 22,4%; sắn và các sản phẩm từ sắn đạt 999 triệu USD, giảm 24,2%.

Lượng xuất khẩu (trừ thủy sản, rau quả) tăng giúp tăng kim ngạch xuất khẩu của nhóm hàng này là 750 triệu USD. Trong khi đó, giá xuất khẩu của hầu hết các mặt hàng có thống kê lượng đều giảm so với cùng kỳ (trừ gạo và nhân điều) do nhu cầu thị trường thế giới giảm trong khi nguồn cung dồi dào dẫn đến cạnh tranh tăng mạnh. Tác động do giá giảm làm giảm kim ngạch xuất khẩu năm 2016 của nhóm hàng này khoảng 271 triệu USD.

1.3. Về thị trường

Các thị trường xuất khẩu chủ lực của nhóm nông sản, thủy sản vẫn giữ được tốc độ tăng trưởng dương với kết quả xuất khẩu cụ thể như sau:

1.3.1. Thị trường Trung Quốc

Đây là thị trường xuất khẩu lớn nhất của nông sản, thủy sản Việt Nam (chiếm 25,4%), là thị trường đứng thứ 1 trong xuất khẩu của Việt Nam về cao su, rau quả và sắn các loại, đứng thứ 4 về chè, đứng thứ 5 về thủy sản, đứng thứ 9 về cà phê và là thị trường tiềm năng đối với một số mặt hàng nông sản khác...

Xuất khẩu nông sản, thủy sản năm 2016 sang Trung Quốc đạt 5,62 tỷ USD, tăng 15,5% so với năm 2015. Các mặt hàng đạt tăng trưởng dương gồm rau quả đạt 1,74 tỷ USD, tăng 45,5%; thủy sản đạt 685 triệu USD, tăng 52%; hạt điều đạt 422,6 triệu USD, tăng 20,4%; cà phê đạt 106,7 triệu USD, tăng 45%; chè đạt 25,9 triệu USD, tăng 122,6%; cao su đạt 994 triệu USD, tăng 30,2%; riêng gạo và sắn là 2 mặt hàng có sự sụt giảm lần lượt là 8,6% (đạt 782,3 triệu USD) và 25,7% (đạt 868,4 triệu USD).

1.3.2. Thị trường EU

EU là thị trường xuất khẩu nông sản, thủy sản lớn thứ hai của Việt Nam (chiếm 16,7%). Xuất khẩu nông sản, thủy sản sang EU năm 2016 đạt 3,71 tỷ USD, tăng 12% chủ yếu do một số mặt hàng tăng trưởng dương như cà phê tăng 20%, đạt 1,04 tỷ USD; rau quả tăng mạnh 22,1%, đạt 93,2 triệu USD; thủy sản tăng 3,6%, đạt 1,17 tỷ USD; hạt điều tăng 24,5%, đạt 705,6 triệu USD;... Một số mặt hàng có kim ngạch giảm là chè giảm mạnh 44,6%, đạt 3,76 triệu USD, hạt tiêu giảm 9,3%, đạt 240 triệu USD.

1.3.3. Thị trường Hoa Kỳ

Đây là thị trường xuất khẩu nông sản, thủy sản lớn thứ ba của Việt Nam (chiếm khoảng 15%), trong đó là thị trường đứng thứ 1 trong xuất khẩu của Việt Nam về hạt tiêu, đứng thứ 2 về cà phê.

Xuất khẩu nông sản, thủy sản sang Hoa Kỳ năm 2016 đạt 3,35 tỷ USD, tăng 17,5%, trong đó những mặt hàng đạt tăng trưởng dương là thủy sản đạt 1,44 tỷ USD, tăng 9,7%, hạt điều đạt 970 triệu USD, tăng 17,6% (do tăng sản phẩm chế biến làm giá tăng), cà phê và hạt tiêu đạt lần lượt 450 triệu USD và 342,4 triệu USD, tăng 43,6% và 30,5%,... Một số mặt hàng sụt giảm như chè đạt 7,5 triệu USD, giảm 19,7%; cao su đạt 45,4 triệu USD, giảm 6,8%; gạo đạt 18,4 triệu USD, giảm 34,0% chủ yếu do giá và lượng giảm vì nhu cầu thấp.

1.3.4. Thị trường ASEAN

Xuất khẩu nông sản, thủy sản sang ASEAN năm 2016 đạt 1,78 tỷ USD, giảm 23,8% trong đó các mặt hàng có tăng trưởng dương là thủy sản đạt 515 triệu USD, tăng 6,1%; cà phê đạt 281,5 triệu USD, tăng 36,5%; rau quả đạt 133,7 triệu USD, tăng 14,3%; chè đạt 19 triệu USD, tăng 46%,... Một số mặt hàng có kim ngạch giảm như hạt tiêu giảm 24%, đạt 111,3 triệu USD, sắn giảm 19,8%, đạt 29,1 triệu USD, gạo giảm 53,9%, đạt 469 triệu USD,...

Cơ cấu xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam sang thị trường này đang chuyển dịch theo hướng vừa tăng chủng loại mặt hàng, vừa tăng khối lượng và chú trọng vào việc nâng cao giá trị gia tăng của hàng hóa khi đưa vào tiêu thụ.

1.3.5. Thị trường Nhật Bản

Nhật Bản là thị trường xuất khẩu nông sản, thủy sản đứng thứ 5 của Việt Nam (chiếm 6,6%), trong đó là thị trường thứ 2 về rau quả, đứng thứ 3 về thủy sản. Đây cũng là thị trường tiềm năng cho một số mặt hàng nông sản khác như điều, chè, thủ công mỹ nghệ... nếu hàng hóa xuất khẩu đảm bảo các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật.

Xuất khẩu nông sản, thủy sản sang Nhật Bản năm 2016 đạt 1,46 tỷ USD, tăng 6,6%. Trong đó, thủy sản tăng 6,2%, đạt 1,1 tỷ USD; rau quả tăng 1,5%, đạt 75,1 triệu USD; cà phê tăng 19,7%, đạt 202,9 triệu USD... các mặt hàng có tăng trưởng âm là: hạt tiêu giảm 13,8%, đạt 28,3 triệu USD; sắn và các sản phẩm từ sắn giảm 16,7%, đạt 15,6 triệu USD, cao su giảm 0,7%, đạt 17,1 triệu USD. Nguyên nhân sụt giảm là do nhu cầu của thị trường vẫn chưa hồi phục, đồng thời đồng Yên Nhật tiếp tục giảm so với đồng đô la Mỹ làm giá xuất khẩu bằng đô la Mỹ của hàng Việt Nam gặp bất lợi tại thị trường này.

Việc thực hiện Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản (VJEPA) đang bước vào giai đoạn mới, mở ra cơ hội lớn cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam thâm nhập vào thị trường Nhật Bản, theo đó các sản phẩm của Việt Nam được hưởng ưu đãi thuế quan nhiều nhất của Nhật Bản là các sản phẩm nông sản, thủy sản. Trong lĩnh vực thủy sản, Nhật Bản giảm thuế từ mức bình quân 5,4% năm 2008 xuống còn 1,31% năm 2019. Tuy nhiên, Nhật Bản là thị trường yêu cầu cao về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm và đặt nhiều biện pháp và rào cản kỹ thuật đối với nông sản nhập khẩu, do vậy việc thâm nhập mặt hàng hàng nông sản, thủy sản của Việt Nam vào Nhật Bản thường gặp nhiều khó khăn.

2. Tình hình xuất khẩu một số mặt hàng nông sản, thủy sản

2.1. Thủy sản

Tình hình xuất khẩu:

Năm 2016, xuất khẩu thủy sản đạt 7,05 tỷ USD, tăng 7,4% so với năm 2015; cơ cấu sản phẩm xuất khẩu không thay đổi so với năm trước về tỷ trọng với tôm (44%), cá tra (24%), cá ngừ (7%). Cụ thể xuất khẩu tôm đạt 3,15 tỷ USD, tăng 7% (nguồn nguyên liệu giảm ở các nước sản xuất trong khi nhu cầu tăng đã giúp xuất khẩu tôm của Việt Nam sang thị trường EU, Hoa Kỳ, Trung Quốc tăng); xuất khẩu cá tra đạt 1,66 tỷ USD, tăng 7% (trong đó xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc có tăng trưởng mạnh); xuất khẩu cá ngừ đã phục hồi sau 3 năm có sụt giảm, đạt 485 triệu USD, tăng 7%.

Các thị trường xuất khẩu chủ lực đã hồi phục dần và tăng trưởng dương so với năm 2015, cụ thể là Hoa Kỳ đạt 1,44 tỷ USD, tăng 9,7%; EU tăng 3,6%, đạt 1,17 tỷ USD; Nhật Bản đạt 1,1 tỷ USD, tăng 6,1%; Hàn Quốc đạt 608 triệu USD, tăng 6,3%; Trung Quốc đạt 685 triệu USD, tăng mạnh 52%; ASEAN đạt 515 triệu USD, tăng 6,1%...

Tuy vậy, xuất khẩu thủy sản năm 2016 vẫn còn gặp một số khó khăn về thị trường như: (i) nhu cầu thấp, cạnh tranh gay gắt từ các nước xuất khẩu khác và rào cản kỹ thuật, thương mại tại các thị trường nhập khẩu như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Đài Loan, Trung Quốc; (ii) sản phẩm thủy sản Việt Nam nói chung và các sản phẩm thế mạnh như tôm và cá tra nói riêng chưa xây dựng được thương hiệu tại các thị trường xuất khẩu, chưa có chiến lược tuyên truyền quảng bá dài hạn nên dễ bị yếu thế bởi hoạt động tuyên truyền thiếu thiện chí của đối thủ cạnh tranh.

Sản xuất, nguyên liệu:

Việt Nam hiện đứng thứ 3 thế giới về sản lượng nuôi trồng thủy sản sau Trung Quốc, Ấn Độ và giữ vai trò quan trọng trong cung cấp nguồn thủy sản nuôi toàn cầu.

Trong năm 2016, hạn hán và xâm nhập mặn tại các tỉnh Nam Trung Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long, sự cố ô nhiễm môi trường biển tại 4 tỉnh miền Trung đã làm cho hoạt động nuôi trồng và khai thác thủy sản bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, nhờ các chính sách hỗ trợ được thực hiện kịp thời, nghiêm túc nên sản xuất thủy sản cả khai thác và nuôi được duy trì, sản lượng đạt 6,7 triệu tấn, tăng 2,5% so với năm 2015, riêng tôm nước lợ đạt 650 nghìn tấn, tăng 9,1%. Giá trị sản xuất thủy sản cả năm tăng 2,91% so với năm 2015.

Nguồn nguyên liệu đang chưa đáp ứng đủ nhu cầu sản xuất phục vụ xuất khẩu (hiện chỉ đủ 40 - 45% công suất chế biến) nên phải nhập khẩu nguyên liệu để duy trì đơn hàng, đặc biệt là sau hiện tượng xâm nhập mặn từ đầu năm, dẫn đến giá nguyên liệu bấp bênh, tác động không thuận đến giá xuất khẩu.

2.2. Gạo

Tình hình xuất khẩu:

Năm 2016, thị trường gạo thế giới và khu vực tiếp tục cạnh tranh gay gắt, có nhiều diễn biến bất lợi cho xuất khẩu gạo của Việt Nam. Đầu năm 2016, xuất khẩu gạo của Việt Nam có tác động tương đối thuận lợi của hợp đồng tập trung với Philippines nhưng sau đó, áp lực dư cung, nhu cầu thị trường yếu đã làm cho kết quả xuất khẩu gạo của Việt Nam năm 2016 bị sụt giảm, chỉ đạt mức gần 4,9 triệu tấn, trị giá đạt gần 2,2 tỷ USD, giảm tới gần 26,5% về số lượng và giảm 22,4% về trị giá so với năm 2015.

Trong cơ cấu gạo xuất khẩu, gạo cao cấp chiếm 21,6%; gạo cấp trung bình chiếm 13,4%; gạo cấp thấp chiếm 7,2%; gạo thơm các loại chiếm 28,5%; gạo Japonica chiếm 3,2%; gạo nếp chiếm 20,8%; gạo tấm chiếm 3,58%; gạo đồ chiếm 0,8%.

Năm 2016, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam có nhiều biến động. Giá chào xuất khẩu gạo 5% đạt mức cao nhất khoảng 385 USD/tấn, mức thấp nhất khoảng 345 USD/tấn. So với giá gạo các nước trong khu vực, giá gạo xuất khẩu Việt Nam thấp hơn của Thái Lan khoảng 5-10 USD/tấn nhưng cao hơn giá gạo của Ấn Độ, Pakistan khoảng 5 USD/tấn (cùng chủng loại gạo).

Thị trường xuất khẩu:

Thị trường khu vực châu Á (trừ Trung Đông) chiếm 65,3% tổng lượng gạo xuất khẩu, kim ngạch giảm 34,7% so với năm 2015; châu Phi chiếm 16,8%, kim ngạch giảm 9%, châu Mỹ chiếm 9,66%, kim ngạch tăng 7,1%, châu Đại Dương chiếm 4,5%, kim ngạch tăng 50%, châu Âu chiếm 1,7%, kim ngạch giảm 25,6%, thị trường Trung Đông chiếm gần 2% (tăng 36%) so với năm 2015.

Xuất khẩu gạo sụt giảm đáng kể tại các thị trường truyền thống trọng điểm (thị trường Trung Quốc giảm 8,6%, Philippines giảm 64,1%, Malaysia giảm 45, 5%, Indonesia giảm 51,8%, Bờ biển Ngà giảm 21,1%). Tuy nhiên, sụt giảm là bức tranh chung của thương mại gạo thế giới trong năm 2016, không riêng Việt Nam. Năm 2016, các nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới đều bị sụt giảm kim ngạch xuất khẩu gạo như Thái Lan giảm 1,73% (đạt 9,63 triệu tấn), Ấn Độ giảm 6,76% (đạt 10,20 triệu tấn) so với năm 2015. Riêng Pakistan đạt 4,2 triệu tấn (tăng 6,06%), Campuchia đạt 0,54 triệu tấn, tăng 0,7% so với năm 2015, song cũng không đạt kế hoạch đề ra.

Sản xuất trong nước:

Do mùa mưa năm 2015 đến muộn và kết thúc sớm nên xâm nhập mặn đã xuất hiện sớm hơn so với mọi năm gần 2 tháng, gây ảnh hưởng đến sản xuất của vùng Đồng bằng sông Cửu Long nói chung và của cả nước nói riêng. Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, diện tích xuống giống cả năm 2016 là 7,789 triệu ha (giảm 38.000 ha so với năm 2015), sản lượng ước đạt 43,727 triệu tấn lúa (giảm 1,480 triệu tấn lúa so với năm 2015). Cụ thể: Vụ Đông Xuân sản lượng đạt 19,409 triệu tấn lúa, giảm 1,588 triệu tấn so với năm 2015; Vụ Hè Thu, sản lượng đạt 11,590 triệu tấn lúa, giảm 0,67 triệu tấn so với năm 2015; Vụ Mùa sản lượng đạt 8,435 triệu tấn lúa, tăng 0,41 triệu tấn so với năm 2015; Vụ Thu Đông (chỉ sản xuất tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long), sản lượng đạt 4,294 triệu tấn lúa, giảm 0,166 triệu tấn so với năm 2015.

Xuất khẩu gạo trong năm 2016 sụt giảm do một số nguyên nhân:

(i) Nguồn cung gạo thế giới dư thừa, áp lực kế hoạch giải phóng lượng gạo tồn kho hàng chục triệu tấn của Thái Lan đã tạo tâm lý thị trường bất lợi lên thị trường thương mại gạo thế giới cả năm 2016.

(ii) Các thị trường trọng điểm truyển thống của Việt Nam tiếp tục tăng cường chính sách tự cung cấp lương thực, giảm nhập khẩu (Philippines), đẩy mạnh nhập khẩu theo kênh thương mại để đa dạng hóa nguồn cung, tận dụng cạnh tranh về giá.

(iii) Thị trường Trung Quốc tiếp tục diễn biến không thuận lợi do Trung Quốc tăng cường quan hệ thương mại gạo với các nước xuất khẩu khác (Campuchia, Thái Lan, Myanmar, Lào) để tìm cách đa dạng hóa nguồn cung cấp.

- Tác động ảnh hưởng của hạn hán, xâm nhập mặn đã ảnh hưởng đến nguồn gạo hàng hóa xuất khẩu.

Tuy vậy, xuất khẩu gạo năm 2016 cũng đã đạt được những kết quả quan trọng đã góp phần quan trọng tiêu thụ kịp thời thóc, gạo hàng hóa với giá tương đối ổn định, có lợi cho người nông dân, cụ thể là:

(i) Giá xuất khẩu gạo tăng

Theo số liệu thống kê của VFA, so với cùng kỳ năm 2015, giá FOB gạo xuất khẩu bình quân tăng 17,68 USD/tấn; giúp bảo đảm ổn định giá cả trong nước có lợi cho người nông dân.

(ii)Xuất khẩu tăng trưởng tại nhiều thị trường

Thị trường châu Mỹ đạt 351.645 tấn, tăng 2,36%; Trung Đông đạt 73.436 tấn, tăng 30,48% và châu Đại Dương đạt 133.951 tấn, tăng 40,36%. Thị trường Indonesia đạt 413.122 tấn, tăng 2.408%; Cuba đạt 314.517 tấn, tăng 9,44%; Ghana đạt 338.401 tấn, tăng 23,1% so với cùng kỳ năm trước.

(iii) Cơ cấu chủng loại gạo xuất khẩu tiếp tục chuyển biến theo hướng tích cực, tăng tỷ trọng gạo nếp, thơm, giảm tỷ trong gạo cấp thấp: Gạo thơm các loại đạt 1,096 triệu tấn (chiếm 29,36%, tăng 1,12%); gạo nếp đạt 718.938 tấn (chiếm 19,27%, tăng 91,18%); gạo cấp thấp đạt 299.490 tấn (chiếm 8,03%, giảm 39,27%).

(iv) Các doanh nghiệp xuất khẩu gạo nỗ lực đầu tư hoàn thiện cơ sở vật chất

Các doanh nghiệp đầu tư hoàn thiện kho chứa, cơ sở xay xát, áp dụng công nghệ xay xát, bảo quản, chế biến thóc, gạo, vừa góp phần nâng cao chất lượng, bảo đảm an toàn thực phẩm cho sản phẩm gạo, từng bước xây dựng các sản phẩm thương hiệu gạo của doanh nghiệp tại thị trường nội địa và thị trường quốc tế, đồng thời đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi của các nước nhập khẩu.

2.3. Cà phê

Tình hình xuất khẩu:

Năm 2016 xuất khẩu cà phê đạt 1,78 triệu tấn với kim ngạch 3,34 tỷ USD, tăng 32,8% về lượng và 24,9% về trị giá so với năm 2015. Giá cà phê xuất khẩu bình quân năm 2016 đạt 1.872 USD/tấn, giảm 6% so với năm 2015.

Xuất khẩu cà phê sang hầu hết các thị trường trong năm 2016 đều có mức tăng trưởng cao so với năm 2015. Đức và Hoa Kỳ tiếp tục là hai thị trường tiêu thụ cà phê lớn nhất của Việt Nam, cụ thể là thị trường Đức dẫn đầu với kim ngạch 493,8 triệu USD, tăng 37,6%; tiếp theo là Hoa Kỳ đạt 450 triệu USD, tăng 43,6%; Italia đạt 245,4 triệu USD, tăng 23,6%; Nhật Bản đạt 203 triệu USD, tăng 19,8%; Bỉ đạt 165,4 triệu USD, tăng 33,1%; Pháp đạt 70,6 triệu USD, tăng 15%; Nga đạt 118,5 triệu USD, tăng 14%. Như vậy, trong nhóm 10 thị trường nhập khẩu cà phê lớn nhất của Việt Nam thì Hoa Kỳ là thị trường nhập khẩu có tỷ lệ tăng trưởng cao nhất cả về kim ngạch và số lượng cho thấy tiềm năng mở rộng thị phần cà phê Việt Nam tại Hoa Kỳ vẫn còn nhiều.

Tuy nhiên, vẫn còn một số khó khăn do sự giảm giá đồng tiền nội tệ của các nước sản xuất và xuất khẩu cà phê lớn trên thế giới như Brazil, Indonesia và Colombia đã làm giảm tính cạnh tranh của cà phê Việt Nam. Tỷ trọng cà phê chế biến sâu trong tổng lượng xuất khẩu cà phê còn thấp (khoảng 10% sản lượng cà phê hàng năm) dẫn đến giá trị cà phê xuất khẩu chưa cao.

Tình hình sản xuất:

Các nước sản xuất và xuất khẩu cà phê chính trên thế giới hiện nay gồm Brazil, Việt Nam, Colombia, Indonesia, Ethiopia, Ấn Độ, Bờ biển Ngà, Honduras, Peru, Uganda, Guatemala, Mexico... Tổng sản lượng của 5 quốc gia sản xuất cà phê lớn nhất thế giới (Brazil, Việt Nam, Indonesia, Colombia, Ethiopia) niên vụ 2015/2016 chiếm 70,3% tổng sản lượng cà phê toàn cầu và niên vụ 2016/2017 chiếm 71,1%. Các nước sản xuất cà phê lớn trên thế giới đều là những nước vừa sản xuất vừa xuất khẩu.

Diện tích cà phê năm 2016 của Việt Nam tăng nhẹ 0,3% so với năm 2015, đạt 645,4 nghìn ha; sản lượng đạt 1,47 triệu tấn, vẫn tăng 1% mặc dù năng suất cà phê giảm 0,4% do ảnh hưởng của hạn hán tại Tây Nguyên đầu năm 2016 nhưng diện tích cho sản phẩm tăng lên. Nhằm cải tạo diện tích cây cà phê già cỗi và vườn cà phê có năng suất thấp 1,5 tấn/ha, theo Đề án tái canh của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn từ năm 2014 đến năm 2020 diện tích tái canh cây cà phê của 5 tỉnh Tây Nguyên là 120 ngàn ha, tuy nhiên cho đến nay công tác tái canh tại các địa phương trên diễn ra rất chậm chưa đáp ứng được kế hoạch đề ra tại Đề án. Nếu công tác tái canh vẫn tiếp tục diễn ra chậm sẽ ảnh hưởng đến nguồn cung và chất lượng cà phê của Việt Nam trong những năm tới.

2.4. Chè

Tình hình xuất khẩu:

Khối lượng xuất khẩu chè năm 2016 đạt 131 nghìn tấn, kim ngạch 217 triệu USD, tăng 5,1% về khối lượng và tăng 2,1% về trị giá so với năm 2015. Giá chè xuất khẩu bình quân năm 2016 đạt 1.659 USD/tấn, giảm 2,8% so với năm 2015.

Về thị trường xuất khẩu, trong năm 2016 chè xuất khẩu sang Pakistan (thị trường lớn nhất của Việt Nam, chiếm 36,2%), tăng 7% về khối lượng nhưng giảm 4% về kim ngạch so với năm 2015. Các thị trường có kim ngạch xuất khẩu chè tăng mạnh là Ấn Độ tăng gấp hơn 10 lần, Trung Quốc tăng 122,6%, Indonesia tăng 46,2%, Malaysia tăng 41,4% và Philippines tăng 51,5%.

Tình hình sản xuất:

Các nước Trung Quốc, Kenya, Ấn Độ và Sri Lanka hiện chiếm tới gần 70% nguồn cung chè trên thế giới, chỉ riêng Trung Quốc và Ấn Độ đã đóng góp hơn một nửa sản lượng chè toàn cầu; một số nước sản xuất chè lớn khác là Indonesia, Thổ Nhĩ Kỳ và Việt Nam. Việt Nam là nước xuất khẩu chè đứng thứ 5 trên thế giới, sau Trung Quốc, Ấn Độ, Kenya và Sri Lanka, tuy nhiên thị phần chè của Việt Nam tại các nước nhập khẩu chỉ mới chiếm tỷ lệ thấp so với các đối thủ cạnh tranh (chẳng hạn như tại Pakistan, Việt Nam mới chỉ chiếm 17,8% thị phần, trong khi Kenya chiếm đến 65% thị phần). Nguyên nhân chủ yếu là do sản phẩm chè của Việt Nam còn chưa cạnh tranh được về chủng loại, chất lượng, mẫu mã.

Hiện nay chè được trồng ở 34 tỉnh thành cả nước với diện tích khoảng 133.300 ha, thu hút khoảng 3 triệu lao động tham gia, trong đó diện tích chè đang cho thu hoạch là 113.000 ha, năng suất bình quân đạt 8 tấn búp tươi/ha. Trong năm 2016, tổng sản lượng chè lá đạt 875.000 tấn, tương đương 175.000 tấn nguyên liệu chè khô, trong đó chè xanh chiếm 40% tổng sản lượng, chè đen chiếm 50% và 10% còn lại là của các loại chè khác.

2.5. Cao su

Tình hình xuất khẩu:

Lượng cao su xuất khẩu đạt 1,25 triệu tấn với kim ngạch 1,67 tỷ USD, tăng 10,3% về lượng và 9,2% về trị giá so với năm 2015. Đây là kết quả tích cực đối với ngành cao su Việt Nam sau một thời gian dài sụt giảm cả về lượng và về giá.

Mức tăng trưởng về lượng và kim ngạch khá gần nhau do đà suy giảm của giá xuất khẩu cao su đã chững lại, đặc biệt trong quý III và quý IV. Giá cao su đã tăng trong những tháng cuối năm 2016 nhờ một số yếu tố: nhu cầu tiếp tục tăng, giá dầu tăng, nguồn cung thu hẹp do thời tiết không thuận lợi. Nhờ vậy, giá xuất khẩu cao su trung bình cả năm 2016 đạt 1.333 USD/tấn, giảm nhẹ 1,0% so với năm 2015, tuy vẫn sụt giảm nhưng đã hồi phục hơn so với sự sụt giảm của cùng kỳ các năm trước.

Ba thị trường lớn nhất của xuất khẩu cao su Việt Nam là Trung Quốc, Malaysia và Ấn Độ, chiếm gần 75% tổng kim ngạch xuất khẩu cao su Việt Nam trong năm 2016. Trong đó Trung Quốc là thị trường xuất khẩu lớn nhất của cao su Việt Nam với kim ngạch đạt 994 triệu USD, tăng 30,2%. Xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc tăng mạnh, đặc biệt trong 4 tháng cuối năm do: (i) tình trạng lũ lụt ở Thái Lan khiến nguồn cung cao su của nước này năm 2017 dự đoán giảm 7,6% và giai đoạn từ tháng 2 đến tháng 5 hàng năm không phải là mùa cạo mủ nên các nhà đầu tư Trung Quốc tăng cường đầu cơ, dự trữ cao su trong giai đoạn 4 tháng cuối năm 2016 để phục vụ nền sản xuất ô tô của nước này; (ii) ngành ô tô Trung Quốc hồi phục do tác động của các chính sách mới của Trung Quốc nhằm kích thích ngành hàng này như chính sách hỗ trợ cho dòng ô tô cơ nhỏ thân thiện với môi trường (năm 2016, dự án này đã tung ra 560.000 xe loại này ra thị trường) và chính sách kiểm soát tải trọng xe lưu hành (làm tăng lượng xe tải cung ứng ra thị trường) cũng như cấm lưu hành những xe có mức khí thải cao (dự báo sẽ có khoảng 300.000 chiếc bị cấm lưu hành trong năm 2017)... Đây là những yếu tố tích cực làm ngành sản xuất ô tô Trung Quốc hồi phục kéo theo nhu cầu cao su gia tăng.

Kim ngạch xuất khẩu cao su năm 2016 sang Ấn Độ đạt 116,7 triệu USD, giảm 8,2%. Đối với Malaysia - thị trường lớn thứ 3, đặc thù nhập khẩu lại khác biệt so với Trung Quốc và Ấn Độ, chủ yếu nhập khẩu cao su để chế biến lại phục vụ sản xuất dòng lốp cao cấp hoặc xuất khẩu tiếp sang các thị trường khác như Nhật Bản, Trung Quốc... Trong bối cảnh cung vượt cầu diễn ra trong thời gian dài (20112016) và nhu cầu sản phẩm phẩm cấp cao chưa hồi phục, Malaysia giảm dần nhập khẩu cao su từ Việt Nam. Kim ngạch xuất khẩu cao su năm 2016 sang Malaysia giảm mạnh 42,5%, đạt 128,9 triệu USD.

Tình hình sản xuất:

Nguồn cung cao su tự nhiên hầu hết đến từ các nước Đông Nam Á với tỷ trọng hơn 92,0%, còn lại là các nước châu Phi (4-5%), châu Mỹ Latinh (khoảng 2,5-3%). Các nước Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Việt Nam là những nước sản xuất cao su tự nhiên hàng đầu, chiếm hơn 80% nguồn cung cao su toàn cầu.

Tại Việt Nam, do ảnh hưởng bởi giá xuất khẩu giảm trong những năm gần đây nên mặc dù diện tích cao su đã đi vào khai thác tăng 3% (đây là diện tích cao su đã trồng trong thời kỳ cao su được giá từ 2008 - 2012) nhưng người trồng chỉ tiến hành khai thác cầm chừng, sản lượng cao su đạt 1,03 triệu tấn, tăng 1,9% so với năm 2015. Tổng diện tích trồng cao su năm 2016 tiếp tục giảm 0,8%, đạt 976,4 ngàn ha. Diện tích trồng mới chủ yếu là trồng thay thế diện tích già cỗi. Năng suất cao su cũng giảm nhẹ 1% so với những năm trước.

Sản xuất cao su hiện nay còn một số khó khăn cho xuất khẩu như: (i) hệ thống quản lý chất lượng chưa chặt chẽ và đồng bộ nên chất lượng cao su xuất khẩu chưa đồng đều, chưa đảm bảo với yêu cầu của thị trường; (ii) chủng loại sản phẩm chưa phù hợp với nhu cầu thị trường (phần lớn các nước có nhu cầu nhập khẩu các chủng loại cao su thiên nhiên là RSS 3, TSR 10, TSR 20 để phục vụ cho ngành sản xuất lốp xe và linh kiện cao su kỹ thuật, tuy nhiên, những loại cao su này chiếm tỷ lệ không lớn tại Việt Nam mà chủ lực là SVR 3L, SVR CV60, cao su ly tâm là những sản phẩm chất lượng cao nhưng thị trường không rộng).

2.6. Hạt tiêu

Tình hình xuất khẩu:

Lượng hạt tiêu xuất khẩu năm 2016 đạt 178 nghìn tấn với kim ngạch 1,43 tỷ USD, tăng 35,3% về lượng và 13,5% về giá trị.

Giá xuất khẩu năm 2016 có sụt giảm so với năm 2015 và thấp hơn giá các nước khác do: (i) Hạt tiêu Việt Nam xuất khẩu chủ yếu là tiêu đen trong khi các nước khác xuất khẩu nhiều tiêu trắng (giá tiêu trắng cao hơn), bên cạnh đó giá tiêu Việt Nam (được khử trùng bằng hơi nước) thường thấp hơn 200-300 USD/ tấn so với giá tiêu các nước khác (được khử trùng theo tiêu chuẩn ASTA); (ii) một số thông tin chưa chính thống về việc tiêu Việt Nam có chứa chất bảo vệ thực vật vượt quá quy định tại nước nhập khẩu đã tác động nhất định làm giảm giá tiêu xuất khẩu của Việt Nam.

Các thị trường xuất khẩu chính tăng trưởng dương như Hoa Kỳ đạt 342,4 triệu USD, tăng 30,5%, Ấn Độ đạt 84,2 triệu USD, tăng 12,2%, Các Tiểu Vương quốc Ả-rập Thống Nhất đạt 92,6 triệu USD, giảm 4,8%... Thị trường xuất khẩu lớn là Singapore sụt giảm do một số nhà đầu cơ tại Singapore bị phá sản sau khi các doanh nghiệp nhập khẩu tại Các Tiểu Vương quốc Ả-rập Thống Nhất bị thắt chặt tín dụng, tuy nhiên việc sụt giảm xuất khẩu qua thị trường trung chuyển này lại mở rộng cơ hội xuất khẩu trực tiếp của Việt Nam tới các đối tác khác.

Tình hình sản xuất:

Các nước sản xuất, xuất khẩu hạt tiêu chính trên thế giới gồm có Việt Nam, Ấn Độ, Indonesia, Brazil... trong đó Việt Nam là nước cung cấp hạt tiêu lớn nhất trên thế giới, chiếm khoảng 30,4% tổng sản lượng hạt tiêu toàn cầu. Tiếp theo là Ấn Độ chiếm 17,7%, Indonesia chiếm 17,7%, Brazil chiếm 9,4%, Trung Quốc chiếm 7,6%, Sri Lanka chiếm 6,3%, Malaysia chiếm 5,7%...

Do ảnh hưởng của hạn hán đầu năm tại Tây Nguyên nên năng suất cây hạt tiêu vùng này giảm 6,4% so với năm 2015, nhưng do diện tích tăng mạnh (diện tích gieo trồng tăng 22,5%, diện tích cho sản phẩm tăng 30,7%) nên sản lượng hạt tiêu tăng 9,4% so cùng kỳ. Hạt tiêu đang có thị trường tiêu thụ tốt trong những năm gần đây và giá cả luôn giữ ở mức ổn định nên các nông, lâm trường và các hộ cá thể, tư nhân mở rộng trồng tiêu và đầu tư vào khâu chăm sóc, nuôi dưỡng.

Sản xuất, xuất khẩu hạt tiêu vẫn còn một số yếu tố khó khăn: (i) thời tiết có nhiều bất lợi (hạn hán, mất mùa) và do nhiều vườn tiêu khai thác trên 10 năm đã già cỗi và cho năng suất thấp ảnh hưởng đến chất lượng, làm giảm sức cạnh tranh so với các nước khác; (ii) xuất khẩu thô chiếm tỷ trọng cao nên giá trị gia tăng thấp; (iii) vấn đề thương hiệu chưa được chú trọng nên mặc dù chiếm tỷ trọng 50% lượng tiêu xuất khẩu toàn cầu nhưng tiêu Việt Nam vẫn phải qua khâu trung gian nên chưa được nhiều người tiêu dùng trên thế giới biết đến.

2.7. Hạt điều

Tình hình xuất khẩu:

Lượng hạt điều xuất khẩu năm 2016 đạt 347 nghìn tấn với kim ngạch 2,84 tỷ USD, tăng 5,7% về lượng và 18,5% về giá trị. Nếu tính cả các sản phẩm chế biến sâu và sản phẩm phụ (dầu vỏ hạt điều, cardanol...), kim ngạch xuất khẩu toàn ngành đạt trên 3,1 tỷ USD, cao nhất từ trước đến nay. Kể từ năm 2006, Việt Nam là nước chế biến xuất khẩu điều lớn nhất thế giới, chiếm 28% lượng điều thô chế biến và 42% lượng điều nhân xuất khẩu toàn cầu năm 2016.

Khác với các mặt hàng khác trong nhóm nông sản phần lớn đều sụt giảm giá, giá xuất khẩu bình quân của điều năm 2016 ở mức cao và liên tục tăng, giá bình quân năm 2016 đạt 8.196 USD/tấn, tăng 12,2% so với năm 2015. Hạt điều Việt Nam được xuất khẩu đến 90 thị trường, trong đó Hoa Kỳ chiếm thị phần cao nhất (35%), EU (25%) và Trung Quốc (18%). Các thị trường xuất khẩu chủ lực đều đạt tăng trưởng dương như Hoa Kỳ, Trung Quốc, Hà Lan với mức tăng trưởng lần lượt là 17,6%, 20,4% và 24,1%. Giá xuất khẩu tại tất cả các thị trường đều có sự tăng trưởng so với cùng kỳ, trung bình khoảng 7,5 - 8,5%.

Tình hình sản xuất:

Ấn Độ hiện là quốc gia có sản lượng điều lớn nhất thế giới (chiếm 27%), tiếp theo là Bờ biển Ngà (chiếm 17%), thứ 3 là Việt Nam (chiếm 14%), còn lại là các quốc gia khác (Guinea Bissau, Brazil, Tanzania, Benin, Nigeria, Indonesia, Campuchia...).

Từ năm 2006 đến nay, Việt Nam đã trở thành nước đứng đầu thế giới về xuất khẩu nhân điều, Ấn Độ tuy là nước cung cấp điều lớn nhất thế giới nhưng chỉ đứng thứ 2 về xuất khẩu do phần lớn sản phẩm được tiêu thụ ở thị trường nội địa.

Diện tích trồng điều năm 2016 đạt 293 nghìn ha, tăng nhẹ 0,9% so cùng kỳ, nhưng do ảnh hưởng thời tiết khô hạn kéo dài, một số ít khu vực có sương mù nên đợt ra bông điều đầu tiên năm nay bị mất trắng. Sản lượng điều đạt 303,9 nghìn tấn, giảm 13,7% so năm 2015 và tiếp tục xu hướng giảm cả về diện tích và năng suất. Do vậy, nguồn nguyên liệu đang chưa đáp ứng đủ nhu cầu sản xuất phục vụ xuất khẩu, phải nhập khẩu khoảng 50% chủ yếu là từ các nước châu Phi. Chất lượng nguyên liệu điều nhập khẩu không đồng đều, chưa ổn định làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm điều xuất khẩu.

2.8. Rau quả

Tình hình xuất khẩu:

Rau quả là mặt hàng nông sản có kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh trong năm 2016 và cũng là mặt hàng mà ta đã gặt hái được nhiều thành công trong công tác mở rộng thị trường.

Kim ngạch xuất khẩu rau quả năm 2016 đạt 2,46 tỷ USD, tăng mạnh 33,6% so với năm 2015. Đây là ngành hàng có tăng trưởng nổi bật nhất trong nhóm, trong khi các ngành hàng khác gặp khó khăn do sụt giảm lượng và giá xuất khẩu thì ngành hàng này liên tục tăng trưởng mạnh trong 3 năm gần đây (cụ thể, năm 2014 tăng 28,4%, năm 2015 tăng 23,7%).

Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất các loại rau quả của Việt Nam với mức tăng trưởng cao 45,8% đạt kim ngạch 1,74 tỷ USD; tiếp theo là Hoa Kỳ tăng 44,2% đạt 84,5 triệu USD, EU tăng 22,1% đạt 93,2 triệu USD; Hàn Quốc tăng 23,4% đạt 82,6 triệu USD; ASEAN tăng 14,3% đạt 133,7 triệu USD... Trong thời gian qua, nhiều loại trái cây Việt Nam đã được thâm nhập và mở rộng xuất khẩu vào các thị trường "có yêu cầu cao về tiêu chuẩn, chất lượng" như nhãn, vải thiều, thanh long vào thị trường Hoa Kỳ; vải thiều vào thị trường Australia, Malaysia, EU (Pháp, Đức, Anh, Hà Lan); thanh long, xoài vào thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc; cam, quýt, thanh long vào thị trường Singapore...

Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên hợp quốc (FAO) đánh giá nhu cầu tiêu thụ rau quả các loại trên thị trường thế giới trong giai đoạn 2011-2015 bình quân tăng khoảng 3,6%/năm trong khi khả năng tăng trưởng sản xuất toàn cầu chỉ ở mức 2,6%/năm. Dân số thế giới gia tăng, mức thu nhập của người dân trên toàn cầu ngày càng được cải thiện nên nhu cầu rau quả tươi và giá rau quả ngày càng cao. Việt Nam tuy chỉ đứng thứ 12 trong các nước xuất khẩu rau quả lớn nhưng đã tăng từ 1-3 bậc so với vài năm trước (thị phần toàn cầu tăng từ 2,1% lên 2,4%), đứng trên nhiều nước khác như Pháp, Đức, Philippines, Ấn Độ,... Đối thủ cạnh tranh về rau quả của Việt Nam chủ yếu hiện nay tập trung vẫn là Trung Quốc, Ấn Độ và một số quốc gia ASEAN như Thái Lan, Malaysia, Indonesia.

Tuy vậy, xuất khẩu rau quả vẫn đối mặt với một số khó khăn, thách thức, cụ thể như: (i) Biến động thời tiết bất thường ngày càng nhiều tác động mạnh đến sản xuất rau quả của Việt Nam; (ii) sức ép cạnh tranh ngày càng cao từ các nước đối thủ như Thái Lan, Indonesia, Myanmar,... kể cả về chủng loại, mẫu mã, chất lượng; (iii) tình trạng sản xuất manh mún, các công nghệ chế biến sau bảo quản còn hạn chế gây ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm xuất khẩu, nhất là các loại rau quả có đặc tính thời vụ cao; (iv) thường xuyên gặp các rào cản kỹ thuật tại thị trường xuất khẩu và gặp khó khăn trong việc mở cửa thị trường,...

Tình hình sản xuất:

Với điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng thuận lợi, trên 70% dân số làm nghề nông và diện tích canh tác rau quả trên 1,5 triệu ha, Việt Nam có nhiều tiềm năng để phát triển ổn định, lâu dài trong sản xuất rau quả. Mặt khác, xuất khẩu rau quả của Việt Nam đến nay mới đạt trên 2,4 tỷ USD, chiếm tỷ phần rất nhỏ trong tổng thương mại rau quả toàn cầu là gần 1.000 tỷ USD, chưa kể đến thị trường nội địa hơn 90 triệu dân có nhu cầu ngày càng gia tăng. Hơn nữa, xu hướng đầu tư công nghệ cao trong lĩnh vực nông nghiệp ngày càng phát triển mạnh.

Diện tích trồng rau cả nước năm 2016 đạt 908 nghìn ha, sản lượng đạt 16 triệu tấn, tăng 4,8%, năng suất khoảng 172,2 tạ/ha. Cơ cấu rau của nước ta đa dạng, phong phú. Các loại rau có sản lượng lớn hiện nay là cải ngọt, cải bắp, dưa chuột, ngô, rau muống và một số loại rau gia vị như hành, tỏi,... Về quả, diện tích trồng quả của cả nước năm 2016 đạt 863,2 nghìn ha, tăng 4,4% so với năm 2015, chủ yếu tăng ở nhóm cây ăn quả như cam, bưởi, thanh long, đu đủ... Những năm gần đây, diện tích cây ăn quả có tốc độ phát triển chậm (chỉ hơn 1% năm) nhưng nhờ tác động của tiến bộ khoa học kỹ thuật, chuyển đổi giống cây trồng, sản xuất chuyên canh và trình độ canh tác của các nhà vườn được nâng cao nên năng suất và sản lượng cây ăn quả tăng trưởng mạnh (khoảng 3-4%/năm). Cơ cấu quả của nước ta gồm 3 nhóm chính: (i) nhiệt đới như chuối, dừa, xoài, thanh long, chôm chôm,... (ii) cận nhiệt đới như cam, quýt, vải, nhãn,... (iii) ôn đới như mận, đào, lê, nho,...

Nhiều năm qua, nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp trên cơ sở liên kết giữa doanh nghiệp tư nhân và các hộ nông dân (doanh nghiệp bỏ vốn và xây dựng quy trình, người nông dân tập trung đất đai và lao động hình thành nên những hình thức hợp tác xã kiểu mới). Những mô hình này đã tạo điều kiện cho sản xuất tập trung, áp dụng công nghệ cao, xây dựng thương hiệu và thực tế đã mang lại hiệu quả cao. 2.9. Sắn và sản phẩm từ sắn Tình hình xuất khẩu:

Lượng xuất khẩu sắn và sản phẩm từ sắn đạt 3,7 triệu tấn với kim ngạch 999 triệu USD, giảm 10,3% về lượng và 24,2% về kim ngạch do giá giảm 15,5%.

Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu chính trong năm 2016 chiếm tới 87% thị phần, giảm 12% về khối lượng và giảm 25,7% về giá trị so với cùng kỳ năm 2015. Trong năm 2016, các thị trường có giá trị nhập khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn của Việt Nam giảm mạnh là Philippines (giảm 36%); Đài Loan (giảm 25,4%) và Trung Quốc (giảm 25,7%).

Thái Lan hiện là nước đứng đầu thế giới về xuất khẩu sắn và là đối thủ cạnh tranh lớn của Việt Nam. Trung Quốc là thị trường tiêu thụ sắn lát khô và tinh bột sắn lớn nhất của Việt Nam (chiếm 87%), tuy nhiên thị phần sắn và sản phẩm từ sắn tại thị trường này chưa cao. Thị phần của Việt Nam về sắn lát tươi tại Trung Quốc đạt 98,5%, sắn lát khô đạt 17,8% (đứng thứ 2, sau Thái Lan 80,8%), tinh bột sắn đạt 23,4% (đứng thứ 2, sau Thái Lan 67,3%).

Tình hình sản xuất:

Từ năm 2011-2015, diện tích và sản lượng sắn tăng dần và ổn định xung quanh mức 550 nghìn ha, sản lượng 9,7-10 triệu tấn củ tươi/năm. Năng suất sắn trung bình của Việt Nam tương đương 50% năng suất sắn của Ấn Độ, thấp hơn Indonesia 15% và thấp hơn Thái Lan 9%. Như vậy, Việt Nam có khả năng tăng mạnh về sản lượng trong thời gian tới nếu đầu tư giống tốt và kỹ thuật canh tác tiên tiến mà không cần tăng diện tích trồng sắn. Do thị trường tiêu thụ bắt đầu khởi sắc và do đây là cây trồng cạn dễ trồng, dễ chăm sóc nên diện tích cây sắn năm nay tiếp tục tăng, đạt 570 nghìn ha, tăng 0,4%; năng suất đạt 191,8 tạ/ha, tăng 1,4% do các địa phương đã lựa chọn được các giống sắn có năng suất cao, tăng đầu tư thâm canh, canh tác sắn trên đất dốc được chú trọng; sản lượng đạt 10,9 triệu tấn, tăng 1,8% so với năm 2015.

II. XUẤT KHẨU CÁC MẶT HÀNG CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN

1. Tình hình xuất khẩu chung

1.1. Về kim ngạch

Kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng công nghiệp tiếp tục đóng góp cao vào tổng kim ngạch xuất khẩu trong năm 2016, đạt 141,8 tỷ USD, tăng 11% so với năm 2015. Xét về giá trị tuyệt đối, kim ngạch xuất khẩu cả nhóm đã tăng khoảng 14,1 tỷ USD so với năm 2015.

Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng công nghiệp tiếp tục cao hơn tốc độ tăng xuất khẩu chung của cả nước, là đầu tàu kéo xuất khẩu chung của cả nước tăng trưởng cao. Đây là năm thứ năm liên tiếp kể từ năm 2012, tăng trưởng xuất khẩu nhóm hàng này cao hơn tăng trưởng xuất khẩu chung.

Xuất khẩu nhóm hàng công nghiệp chiếm tỷ trọng ngày càng tăng trong tổng kim ngạch xuất khẩu. Năm 2016, xuất khẩu nhóm này chiếm 80,3% tổng kim ngạch xuất khẩu, tăng thêm 1,4% về tỷ trọng so với năm 2015 (chiếm 78,9%). Sự chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu này theo đúng mục tiêu tại Chiến lược Xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011-2020, định hướng đến năm 2030 là tăng tỷ trọng hàng công nghiệp chế biến và giảm dần nhóm hàng nông sản, thủy sản và nhiên liệu, khoáng sản.

Xuất khẩu các mặt hàng công nghiệp chế biến đạt kim ngạch cao, có mức tăng trưởng cao và ổn định, đặc biệt là các mặt hàng công nghệ cao như điện thoại di động, máy vi tính, điện tử và linh kiện thể hiện thành công trong chính sách thu hút đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao.

1.2. Về mặt hàng

Năm 2016, hầu hết các mặt hàng trong nhóm công nghiệp chế biến đều đạt mức tăng trưởng dương so với năm 2016.

Những mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu cao nhất là: điện thoại các loại và linh kiện đạt 34,3 tỷ USD, tăng 13,8%; dệt may đạt 23,8 tỷ USD, tăng 4,6%; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 19 tỷ USD, tăng 21,5%; giày dép đạt 13 tỷ USD, tăng 8,3%; máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng đạt 10,14 tỷ USD, tăng 24,3%; túi xách, vali, mũ, ô, dù đạt 3,17 tỷ USD, tăng 10,2%; sắt thép đạt 2 tỷ USD, tăng 20,6%; sản phẩm từ sắt thép đạt khoảng 2 tỷ USD, tăng 12%; sản phẩm từ chất dẻo đạt 2,2 tỷ USD, tăng 6,7%.

Trong đó, điện thoại di động là mặt hàng có đóng góp lớn nhất vào tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu của cả nước (34,3 tỷ USD). Xuất khẩu điện thoại sang hầu hết các thị trường đều tăng, trong đó có tới 10 thị trường có kim ngạch xuất khẩu đạt trên 1 tỷ USD.

Các mặt hàng có kim ngạch tăng nhẹ so với năm 2015 là: hóa chất đạt 944 triệu USD (tăng 2,7%); sản phẩm hóa chất đạt 769 triệu USD (tăng 1%); gỗ và sản phẩm từ gỗ đạt 7 tỷ USD (tăng 1,1%); phương tiện vận tải và phụ tùng đạt 6,06 tỷ USD (tăng 3,7%).

Các mặt hàng có kim ngạch giảm so với năm 2015 là: phân bón đạt 210 triệu USD (giảm 24,9%); clanhke và xi măng đạt 561 triệu USD (giảm 16%); chất dẻo nguyên liệu đạt 357 triệu USD (giảm 10,7%); vải mành, vải kỹ thuật khác đạt 415 triệu USD (giảm 4,6%); thủy tinh và các sản phẩm đạt 839 triệu USD (giảm 7,6%).

1.3. Về thị trường

Các thị trường xuất khẩu chính của nhóm hàng công nghiệp chế biến vẫn giữ được tốc độ tăng trưởng cao. Các thị trường xuất khẩu chính lần lượt là Hoa Kỳ, EU, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc.

- Thị trường Hoa Kỳ: Kim ngạch xuất khẩu hàng công nghiệp chế biến của Việt Nam đạt khoảng 33,1 tỷ USD, tăng 13,7% so với năm 2015. Mười mặt hàng công nghiệp chế biến có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam sang thị trường này đều có tăng trưởng mạnh. Trong đó, tăng mạnh nhất là mặt hàng điện thoại, đạt 4,3 tỷ USD, tăng 55,5% so với năm 2015.

- Thị trường EU: Kim ngạch xuất khẩu đạt 27,1 tỷ USD, tăng 10,1% so với năm 2015. Trong đó tăng mạnh nhất là mặt hàng máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng đạt 1,16 tỷ USD, tăng 29,3%.

- Thị trường Trung Quốc: Kim ngạch xuất khẩu đạt 13,9 tỷ USD, tăng 34,5% so với năm 2015. Trong đó tăng mạnh nhất là máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 4,1 tỷ USD, tăng 53,3%.

- Thị trường Nhật Bản: Kim ngạch xuất khẩu hàng công nghiệp chế biến của Việt Nam đạt khoảng 12 tỷ USD, tăng 8,9% so với năm 2015. Trong đó, mặt hàng có kim ngạch lớn nhất là hàng dệt may đạt khoảng 2,9 tỷ USD, tăng 4,2%.

- Thị trường Hàn Quốc: Kim ngạch xuất khẩu đạt 9,7 tỷ USD, tăng 35,1% so với năm 2015. Trong đó tăng mạnh nhất là điện thoại các loại và linh kiện đạt 2,7 tỷ USD, tăng 86,7%.

2. Tình hình xuất khẩu một số mặt hàng công nghiệp

2.1. Dệt may

Tình hình xuất khẩu:

Năm 2016 kim ngạch xuất khẩu đạt 28,1 tỷ USD tăng 3,3% so với năm 2015, chiếm 16% kim ngạch xuất khẩu cả nước. Trong đó, xuất khẩu hàng may mặc đạt 23,8 tỷ USD, tăng 4,6% so với năm 2015, xuất khẩu xơ sợi đạt 2,9 tỷ USD, tăng khoảng 15,3%. Xuất khẩu xơ sợi tăng trưởng khá nhờ có sự bứt phá mạnh (ở mức hai con số) sang các thị trường Hàn Quốc, Trung Quốc, Hồng Kông, Ấn Độ, Thái Lan, Bangladesh.

Trong số các sản phẩm may mặc xuất khẩu, áo jacket, áo thun là dòng sản phẩm chiếm tỷ trọng cao nhất. Tổng kim ngạch xuất khẩu của 2 nhóm sản phẩm này chiếm khoảng trên 40% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc (mỗi loại trên 20%).

Từ năm 2010 đến nay, tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu của khối doanh nghiệp FDI luôn duy trì ở mức cao. Năm 2016, khối doanh nghiệp FDI xuất khẩu đạt 16,6 tỷ USD, chiếm 57,7% kim ngạch xuất khẩu cả nước.

Thị trường xuất khẩu:

Xuất khẩu dệt may vẫn chủ yếu dựa vào 5 thị trường lớn là Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc. Kim ngạch xuất khẩu sang cả 5 thị trường này đều ghi nhận tăng trưởng dương trong năm 2016. Trong đó, Hoa Kỳ đạt 11,7 tỷ USD tăng 4,1% so với năm 2015, chiếm khoảng 41% kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam; xuất khẩu sang EU đạt 3,8 tỷ USD tăng 3,2%; sang Nhật Bản đạt 3,1 tỷ USD tăng 6,9%; sang Trung Quốc đạt gần 2,8 tỷ USD tăng 19,3% và sang Hàn Quốc đạt 2,7 tỷ USD tăng 14,3%.

Năm 2016 được đánh giá là năm khó khăn nhất kể từ năm 2008 đến nay trong việc xuất khẩu của ngành dệt may Việt Nam. Những khó khăn có thể kể đến:

- Do các thị trường xuất khẩu chủ chốt của Việt Nam là Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Nga... đang gặp khó khăn, đặc biệt là EU với những bất ổn về chính trị, khủng bố tại Pháp, Bỉ, vấn đề Brexit ở Anh... nên nhu cầu tiêu dùng của người dân giảm xuống, khách hàng đặt hàng với số lượng nhỏ, không đặt dư hàng như giai đoạn trước. Thị trường châu Á duy trì ổn định hơn nhưng lượng đơn hàng lại nhỏ lẻ.

- Một số sản phẩm may mặc đang trong thời kỳ chuyển đổi hàng từ nguyên liệu thông thường sang nguyên liệu mới thân thiện môi trường (chất liệu spandex, bamboo, chất liệu vải nhân tạo nhưng giống cotton,...) nên lượng hàng đặt đang trong giai đoạn thăm dò thị trường, không đặt hàng với số lượng lớn.

- Việc Trung Quốc thay đổi chính sách từ trợ giá cho người sản xuất bông để dự trữ bông quốc gia chuyển sang bán bông dự trữ quốc gia với giá thấp sát giá thị trường khiến doanh nghiệp Trung Quốc giảm nhập khẩu sợi của Việt Nam để mua bông nội địa sản xuất sợi.

- Các nước sản xuất hàng dệt may khác đang đưa ra các chính sách tích cực để giảm chi phí đầu vào cho doanh nghiệp, từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh và thu hút đơn hàng từ Việt Nam.

- Các nước tăng cường sử dụng biện pháp phòng vệ thương mại với Việt Nam. Từ năm 2007 đến nay hàng xơ sợi xuất khẩu của Việt Nam bị kiện đến 7 vụ, trong đó có 5 vụ kiện chống bán phá giá, 1 vụ kiện chống trợ cấp và 1 vụ kiện áp dụng biện pháp tự vệ từ Thổ Nhĩ Kỳ, EU, Ấn Độ và Brazil. Hiện tại Việt Nam đang bị Thổ Nhĩ Kỳ áp thuế chống bán phá giá đối với mặt hàng sợi dún polyester và sợi nhân tạo tổng hợp; bị Ấn Độ điều tra chống bán phá giá đối với sợi spandex từ tháng 1/2016.

- Phí, phụ phí của các hãng vận tải nước ngoài áp dụng cao, nhiều loại phí khác nhau (15-20 loại phí) như phí CIC, CIS (phí mất cân bằng container), phí vệ sinh container, phụ phí xăng dầu, phí niêm chì (100-150.000 đồng/cont), phí tắc nghẽn tại cảng PCS (50 USD/cont 20'và 100 USD/cont 40'),...

2.2. Giày dép

Tình hình xuất khẩu:

Kim ngạch xuất khẩu giày dép của Việt Nam năm 2016 đạt 13 tỷ USD tăng 8,3% so với năm 2015.

Bảng 1: Kim ngạch xuất khẩu giày dép năm 2016

Mặt hàng

Năm 2016 (triệu USD)

Thay đổi so 2015 (%)

Tỷ trọng 2016 (%)

Tổng xuất khẩu

13.000,0

8,3

100,0

Giày thể thao mũ nguyên liệu dệt

4.950,1

13,9

38,1

Giày thể thao mũ da thuộc hoặc da tổng hợp

2.367,0

-16,2

18,2

Giày mũ da thuộc hoặc da tổng hợp

1.993,8

-3,5

15,3

Giày thể thao mũ cao su hoặc plastic

1.398,6

-17,6

10,8

Giày mũ nguyên liệu dệt

943,2

17,0

7,3

Xăng đan và dép

545,3

1,4

4,2

Giày mũ cao su hoặc plastic

375,3

21,6

2,9

Giày dép trẻ em

318,6

7,5

2,5

Giày không thấm nước

36,0

-54,9

0,3

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu của Tổng cục Hải quan

Trong năm 2016, các chủng loại giày dép xuất khẩu chủ lực của Việt Nam vẫn là giày thể thao mũ nguyên liệu dệt đạt 4,95 tỷ USD, tăng 13,9% so với năm 2015, chiếm tỷ trọng 38,1% trong tổng kim ngạch xuất khẩu giày dép. Tiếp đến là giày thể thao mũ da thuộc hoặc da tổng hợp đạt 2,37 tỷ USD, giảm 16,2% so với năm 2015, chiếm tỷ trọng 18,2%. Giày mũ da thuộc hoặc da tổng hợp tăng 1,99 tỷ USD, giảm 3,5% so với năm 2015, chiếm tỷ trọng 15,3%.

Giày thể thao mũ cao su hoặc plastics đạt 1,39 tỷ USD, giảm 17,6% so với năm 2015, chiếm tỷ trọng 10,8%.

Thị trường xuất khẩu:

Xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu sang các thị trường lớn như Hoa Kỳ, EU, Trung Quốc, Nhật Bản và ASEAN. Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất, đạt 4,5 tỷ USD, tăng khoảng 10% so với năm 2015 chiếm 34,6% kim ngạch xuất khẩu giày dép; xuất khẩu sang EU đạt 4,2 tỷ USD, tăng 3,6% so với năm 2015 chiếm 32,3%. Tại EU, các thị trường trọng điểm là Bỉ, Đức, Hà Lan, Anh, Pháp và Italia.

Đối với năm 2017, các chuyên gia quốc tế dự báo kinh tế thế giới có xu hướng khởi sắc hơn năm 2016 và Trung Quốc tiếp tục chủ trương cắt giảm ưu đãi đầu tư trong lĩnh vực dệt may và da giày để tập trung cho các ngành có công nghệ cao hơn, nên có khả năng một số đơn hàng gia công giày dép, túi xách sẽ dịch chuyển từ Trung Quốc sang Việt Nam, tận dụng cơ hội từ Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) dự kiến có hiệu lực trong năm 2018.

Căn cứ xu hướng thị trường thế giới và tại Việt Nam như nêu trên, dự kiến sản xuất và xuất khẩu ngành da giày năm 2017 sẽ có tốc độ tăng trưởng cao hơn so với năm 2016, cụ thể chỉ số sản xuất công nghiệp ngành công nghiệp da giày có thể đạt khoảng 5% và kim ngạch xuất khẩu của ngành giày dép tăng 10%, túi xách các loại tăng 12% so với năm 2016, tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành đạt gần 18 tỷ USD, tăng 10% so với năm 2016.

2.3. Túi xách, vali, mũ, ô, dù Tình hình xuất khẩu:

Năm 2016, kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng túi xách, vali, mũ, ô, dù đạt 3,2 tỷ USD, tăng 10,2% so với năm 2015.

Bảng 2: Thị trường xuất khẩu túi xách, vali, mũ, ô, dù năm 2016

Thị trường

Năm 2016

(triệu USD)

Tỷ trọng

(%)

Tăng/giảm so với năm 2015 (%)

Tổng

3.168,6

100,0

10,2

Hoa Kỳ

1.320,2

41,7

11,5

EU

792,1

25,0

8,8

Nhật Bản

356,5

11,3

12

Trung Quốc

152,8

4,8

14,2

Hàn Quốc

118,6

3,7

5,1

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu của Tổng cục Hải quan

Thị trường xuất khẩu:

Tương tự như sản phẩm giày dép, các sản phẩm túi xách, vali, ô dù cũng được xuất khẩu chủ yếu sang một số thị trường lớn như Hoa Kỳ, EU và Nhật Bản.

Từ 01/01/2016 thuế nhập khẩu về 0% đối với sản phẩm da giày, túi xách lưu thông nội khối ASEAN, đi kèm với các hàng rào phòng vệ thương mại đang có xu hướng gia tăng; một số chính sách tạo thuận lợi thương mại và loại bỏ các rào cản phi thuế quan và hỗ trợ thông tin cho các doanh nghiệp tư nhân về các rào cản phi thuế quan được triển khai.

Đối với thị trường các nước Liên minh Kinh tế Á - Âu, mặc dù FTA đã có hiệu lực, nhưng còn nhiều khó khăn và lộ trình cắt giảm thuế dài. Các thị trường Tây Nam Á, Trung Đông, Nam Mỹ, châu Phi có nhiều tiềm năng phát triển, nhưng xa về địa lý, khó khăn về tiếp cận thị trường và phương thức thanh toán thanh toán... các thị trường mới này chưa có nhiều tác động tới tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2017. 2.4. Điện thoại và linh kiện Tình hình xuất khẩu:

Kim ngạch xuất khẩu điện thoại và linh kiện năm 2016 đạt 34,3 tỷ USD, tăng 13,8% so với năm 2015, trong đó, khối doanh nghiệp FDI đạt 34,2 tỷ USD, chiếm đến 99,8% tổng kim ngạch xuất khẩu điện thoại và linh kiện của cả nước.

Việc xuất khẩu mặt hàng điện thoại và linh kiện liên tục gia tăng về kim ngạch và chiếm tỷ trọng cao trong xuất khẩu hàng hóa đã và đang có đóng góp quan trọng vào cân bằng cán cân thương mại của Việt Nam, góp phần hạn chế việc nhập siêu.

+ Điện thoại di động nguyên chiếc: năm 2016 Việt Nam đã xuất khẩu điện thoại di động đạt 27,42 tỷ USD, so với năm ngoái tăng 8,4%, chiếm đến 80% kim ngạch xuất khẩu của nhóm hàng này.

+ Linh kiện, phụ kiện điện thoại: kim ngạch xuất khẩu linh kiện, phụ kiện điện thoại đạt 6,87 tỷ USD, so với năm 2015 tăng 53,2%.

Thị trường xuất khẩu:

Bảng 3: Thị trường xuất khẩu điện thoại và linh kiện năm 2016

Thị trường

Năm 2016 (Nghìn USD)

Tăng/giảm so với năm 2015 (%)

Tỷ trọng

(%)

Tổng kim ngạch

34.317.372

13,8

100,0

Khu vực EU

10.999.408

12,7

32,1

Hoa Kỳ

4.303.354

55,5

12,6

Các Tiểu vương quốc Ả-rập Thống Nhất

3.831.540

-14,5

11,2

Hàn Quốc

2.729.898

86,7

8,0

Khu vực ASEAN

2.264.636

6,1

6,6

Hồng Kông

1.561.596

7,9

4,6

Trung Quốc

800.378

51

2,3

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu của Tổng cục Hải quan

Ấn Độ đang và sẽ là đối thủ cạnh tranh lớn nhất của Việt Nam trong thu hút đầu tư nước ngoài vì Ấn Độ là quốc gia áp dụng cơ chế 2 cấp ưu đãi Trung ương và tiểu bang, có lợi thế về lao động có mức lương nhân công thấp - chỉ bằng khoảng 50% so với lương lao động của Việt Nam và những ngành công nghệ cao, Ấn Độ được mệnh danh là "thung lũng Silicon" của khu vực châu Á. 2.5. Máy vi tính, linh kiện điện tử Tình hình xuất khẩu:

Tổng kim ngạch xuất khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 18,9 tỷ USD, so với năm 2015 tăng 21,5%. Trong đó tổng kim ngạch xuất khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện của khối doanh nghiệp FDI đạt 18,4 tỷ USD, so với năm 2015 tăng 20,6% và chiếm 97,4% tổng kim ngạch xuất năm 2016.

- Thị trường xuất khẩu:

Bảng 4: Thị trường xuất khẩu máy vi tính, linh kiện điện tử năm 2016

Thị trường

Năm 2016 (Triệu USD)

Tăng/giảm so với năm 2015 (%)

Tỷ trọng 2016

(%)

Tổng

18.959,1

21,5

100,0

Trung Quốc

4.058,5

53,3

21,4

EU

3.377,3

21,3

17,8

ASEAN

2.034,3

46,9

10,7

Hoa Kỳ

2.896,1

2,2

15,3

Hồng Kông

1.568,7

-8,3

8,3

Hàn Quốc

1.253,4

61,5

6,6

Nhật Bản

654,2

25,1

3,5

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu của Tổng cục Hải quan

2.6. Thép

Tình hình xuất khẩu:

Năm 2016, ngành thép gặp khó khăn trước các vụ kiện phòng vệ thương mại tại các thị trường nhập khẩu chính nhưng sản lượng xuất khẩu thép vẫn tăng 36% so với năm 2015, đạt 3,48 triệu tấn, trị giá 2,03 tỷ USD.

Tính trung bình cả năm 2016, giá thép xuất khẩu của Việt Nam đạt trung bình 580 USD/tấn, giảm 12% so với năm 2015.

Thị trường xuất khẩu:

Trong vài năm gần đây, xuất khẩu thép của Việt Nam chủ yếu sang các quốc gia khu vực ASEAN do nhu cầu lớn về số lượng cũng như không quá khắt khe về chất lượng. Tuy nhiên, trong bối cảnh các quốc gia ASEAN đang áp dụng nhiều biện pháp phòng vệ thương mại, xuất khẩu sang khu vực có xu hướng giảm.

Năm 2016, xuất khẩu thép sang khu vực này chỉ đạt 1,81 triệu tấn, giảm 7,3% về lượng và 18% về trị giá so với năm 2015. Tỷ trọng xuất khẩu sang ASEAN năm 2016 là 52%, giảm so với mức 76% của năm 2015.

Ngược lại với thị trường ASEAN, xuất khẩu thép sang nhiều nước khác lại tăng rất mạnh so với năm 2015: sang Hoa Kỳ đạt 568,5 triệu USD (tăng 328%); sang Hàn Quốc đạt 121,4 triệu USD (tăng 147,7%); sang Đài Loan đạt 33,3 triệu USD (tăng 269,7%), sang Pakistan đạt 37,5 triệu USD (tăng 221,5%). Tăng trưởng xuất khẩu sang các thị trường này đã góp phần bù đắp sự sụt giảm xuất khẩu sang ASEAN.

Bảng 5: Xuất khẩu các loại thép năm 2016

Chủng loại

Năm 2015

(tấn)

Năm 2016

(tấn)

So sánh 2016 với 2015 (%)

A

Phôi thép

46.195

26.743

57,9%

B

Thép các loại

2.668.642

3.677.202

137,8%

1

Thép tấm lá đen

504.878

727.149

144,0%

2

Tôn mạ và sơn phủ màu

1.060.727

1.412.121

133,1%

3

Thép không gỉ

82.221

86.006

104,6%

4

Thép hợp kim

173.130

221.803

128,1%

5

Các loại thép khác

1.091.661

1.479.089

135,5%

C

Thép phế

51.256

78.695

153,5%

D

Hợp kim Ferro

409.419

166.126

40,6%

E

Gang

71.210

87.668

123,1%

Tổng

3.490.696

4.285.399

122,7%

Triển vọng cho xuất khẩu thép của Việt Nam trong năm 2017 là khả quan, khi dự báo xuất khẩu thép của Trung Quốc trong năm 2017 có thể giảm do nhu cầu nội địa đang tăng mạnh để phục vụ các dự án xây dựng cầu đường, thủy điện và giao thông....

Tuy vậy, xuất khẩu thép vẫn còn đối mặt với nhiều khó khăn, cụ thể:

- Thép Việt Nam xuất khẩu bị cạnh tranh gay gắt với sản phẩm thép giá rẻ từ một số quốc gia, đặc biệt từ Trung Quốc. Sản lượng thép của Trung Quốc tăng hơn 12 lần trong 25 năm, đạt 803,83 triệu tấn trong năm 2015 (giảm 23% so với năm 2014) nhưng nhu cầu thép của nước này chỉ khoảng 672 triệu tấn. Do đó, với lượng dư cung thép lớn, Trung Quốc đã buộc nhiều nước sản xuất thép vào thế phải cạnh tranh.

- Ngành thép là ngành phải đối mặt nhiều nhất với các vụ kiện chống bán phá giá, chống trợ cấp từ các nước nhập khẩu và hiện bị áp thuế chống bán phá giá từ nhiều quốc gia như Hoa Kỳ, Canada, Thổ Nhĩ Kỳ, Malaysia, Thái Lan, Indonesia. Từ năm 2007 đến nay thép Việt Nam xuất khẩu phải đối mặt với 29 vụ kiện, trong đó, có 18 vụ kiện chống bán phá giá, 4 vụ kiện chống trợ cấp và 4 vụ kiện áp dụng biện pháp tự vệ từ rất nhiều nước ở khác các châu lục: Hoa Kỳ, Canada, EU, Australia, Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ.

2.7. Nhựa

Tình hình xuất khẩu:

Năm 2016, kim ngạch xuất khẩu nhựa của nước ta đạt 2,214 tỷ USD, tăng 6,7% so với năm 2015, chiếm tỷ trọng 1,3% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.

Sản phẩm xuất khẩu chủ yếu là túi nhựa; tấm, phiến, màng nhựa; vải bạt; các sản phẩm dùng trong vận chuyển, đóng gói; sản phẩm nhựa gia dụng và sản phẩm nhựa công nghiệp.

Trong đó, sản phẩm có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất là túi nhựa, chủ yếu xuất sang Nhật Bản, Anh, Đức với mức tăng trưởng dương liên tục. Sản phẩm xuất khẩu tiềm năng và tăng đột biến trong năm 2016 là vải bạt, xuất chủ yếu sang Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hà Lan.

Giá hàng hóa xuất khẩu bình quân giảm khoảng 1,8% so với giá xuất khẩu trung bình năm 2015.

Biến động về tỷ giá, cụ thể là giảm giá sâu của đồng Euro khiến hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam giảm sức cạnh tranh về giá so với hàng hóa sản xuất nội khối.

Thị trường xuất khẩu:

Nhìn chung trong năm 2016, thị trường xuất khẩu sản phẩm nhựa của Việt Nam không có nhiều thay đổi so với năm 2015, thị trường xuất khẩu lớn nhất vẫn là Nhật Bản (kim ngạch đạt 515 triệu USD, tăng 10,6% so với cùng kỳ năm 2015, chiếm tỷ trọng 23,3%), thứ hai là thị trường ASEAN (đạt 379 triệu USD, tăng 8,2 %, chiếm tỷ trọng 17%), sau đó là thị trường EU (đạt 416 triệu USD, giảm nhẹ 0,2%, chiếm tỷ trọng 18,8%), thị trường Hoa Kỳ (đạt 332,6 triệu USD, tăng 9,7%, chiếm tỷ trọng 15%).

So với cùng kỳ năm trước, xuất khẩu sản phẩm nhựa tăng mạnh nhất ở các thị trường Hàn Quốc 48%, Ấn Độ 38,6%, Indonesia 32,6%, Myanmar 30,4%, ngược lại nhiều thị trường xuất khẩu giảm mạnh như: Thổ Nhĩ Kỳ giảm 25%, Lào 22,3%, Mexico giảm 18,7%, Trung Quốc giảm 5,1%.

Tăng trưởng xuất khẩu nhựa thấp hơn so với mức tăng của năm 2015 do những nguyên nhân sau:

- Sự sụt giảm nhu cầu nhập khẩu trên thế giới, đặc biệt là sự sụt giảm của thị trường EU - một trong những thị trường xuất khẩu chính của ngành nhựa nước ta.

- Sự cạnh tranh gay gắt từ các các đối thủ như Thái Lan, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản.

- Chính sách về hạn chế sử dụng túi nhựa chuyển sang sử dụng sản phẩm bao bì tự phân hủy của Chính phủ nhiều nước EU cũng là một nguyên nhân làm giảm đơn hàng xuất khẩu mặt hàng túi nhựa.

Về chủ thể xuất khẩu, số lượng doanh nghiệp FDI chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu ngành nhựa nhưng kim ngạch xuất khẩu của khối doanh nghiệp này luôn chiếm tỷ trọng cao đến trên 60% tổng kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành. Trong năm 2016, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nhựa của khối này đạt 1,472 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 66,5% giá trị xuất khẩu của cả ngành nhựa và tăng 7,8% so với năm 2015.

Bảng 6: Thị trường xuất khẩu sản phẩm nhựa năm 2016

Thị trường xuất khẩu

Năm 2015 (triệu USD)

Năm 2016 (triệu USD)

Tăng/giảm so với năm 2015 (%)

Tỷ trọng năm

2016 (%)

Tổng cộng

2.075

2.214

5,2

Nhật Bản

465,8

515

10,6

23,3%

EU

511,7

416

-0,2

18,8%

ASEAN

350

379

8,2

17,0%

Hoa Kỳ

303,3

332,6

9,7

15,0%

Hàn Quốc

83,1

123

48,0

6,0%

Anh

96,2

91

-5,4

4,1%

Trung Quốc

48,1

45,6

-5,1

1,9%

Australia

43,1

42,6

-3,2

1,9%

Đài Loan

38,7

38,2

-1,3

2,0%

Canada

25,3

27

6,7

1,2%

Hồng Kông

24

26

6,4

1,2%

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu của Tổng cục Hải quan

Ngành nhựa là một trong những ngành năng động, có mức tăng trưởng cao, nhưng đang phải chịu áp lực khá lớn trước các sản phẩm của các nước đối thủ cạnh tranh như Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Trung Quốc được đánh giá là mạnh hơn cả về công nghệ, mẫu mã, giá cả. Ðồng thời ngành nhựa phải đối mặt với nhiều khó khăn trong nâng cao năng lực cạnh tranh như giải quyết vấn đề phụ thuộc chủ yếu vào nguyên liệu nhập khẩu, thiếu lao động tay nghề cao, rào cản tiếp cận nguồn vốn đầu tư nâng cao trình độ công nghệ sản xuất.

2.8. Máy móc, thiết bị

Năm 2016, xuất khẩu máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng của Việt Nam đạt 10,14 tỷ USD, tăng 24,3% so với năm 2015. Trong đó kim ngạch xuất khẩu của khối doanh nghiệp FDI đạt 9,11 tỷ USD tăng 24,6% so với cùng kỳ năm trước và chiếm gần 90% tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này trong năm 2016.

Năm 2016, xuất khẩu máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng sang Hoa Kỳ đạt trên 2,12 tỷ USD, tăng 27,2% so với năm 2015 và chiếm gần 21% tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam.

Kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản đạt trên 1,56 tỷ USD, tăng 10,9% so với năm 2015 và chiếm 15,4% tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam.

Xuất khẩu sang khu vực ASEAN đạt 1,44 tỷ USD, tăng 18% so với cùng kỳ năm trước và chiếm trên 14%. Xuất khẩu sang khu vực EU đạt 1,16 tỷ USD, tăng 28,8% so với năm 2015 và chiếm gần 11,5% tổng kim ngạch. 2.9. Gỗ và sản phẩm từ gỗ Tình hình xuất khẩu:

Kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm từ gỗ năm 2016 đạt gần 7 tỷ USD, tăng 1,1% so với năm 2015.

Các thị trường xuất khẩu lớn nhất mặt hàng gỗ của Việt Nam trong năm 2016 vẫn là Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc, EU. Các thị trường này chiếm tới hơn 80% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước; trong đó Hoa Kỳ chiếm 40%, EU, Nhật Bản và Trung Quốc đều chiếm tỷ trọng trung bình khoảng từ 10-15%, tiếp đến là các thị trường như Hàn Quốc, Australia, Canada,...

Tăng trưởng xuất khẩu của các thị trường chính chững lại so với năm 2015. Thị trường Hoa Kỳ đạt hơn 2,8 tỷ USD, tăng 7% so với năm 2015; Trung Quốc đạt 1 tỷ USD, tăng 4,7%; thị trường EU đang chuyển hướng về nhu cầu từ đồ gỗ ngoài trời sang đồ nội thất trong khi doanh nghiệp Việt Nam chưa kịp đầu tư dây chuyền công nghệ để đáp ứng đơn hàng đối với nhóm hàng này, do vậy kim ngạch chỉ đạt khoảng 720 triệu USD, tăng 1,6% (trong đó riêng Anh đạt 307 triệu USD, tăng 7,1%). Một số thị trường khác như: Nhật Bản đạt 980 triệu USD, giảm 5,9% (chủ yếu do giảm sút xuất khẩu mặt hàng viên nén làm chất đốt bị ảnh hưởng bởi thị trường dầu mỏ sút giảm); riêng thị trường Hàn Quốc tiếp tục có tăng trưởng khả quan, đạt kim ngạch 575 triệu USD, tăng 15,4%.

Xuất khẩu gỗ và sản phẩm từ gỗ thời gian qua gặp phải cạnh tranh của các nước ASEAN trong việc tăng đầu tư công nghệ tiên tiến để chế biến gỗ cũng như cả về giá cả, mẫu mã, chất lượng,... Bên cạnh đó, các nước nhập khẩu có xu hướng gia tăng bảo hộ sản xuất trong nước thông qua các rào cản phi thuế quan, đặc biệt là vấn đề đảm bảo nguồn gốc gỗ hợp pháp đối với nguồn nguyên liệu gỗ nhập khẩu.

Tình hình sản xuất:

(i) Về nguyên liệu: Nguồn nguyên liệu sản xuất bao gồm nguồn gỗ rừng trồng trong nước (bình quân khoảng 13-14 triệu m3/năm) và nguồn gỗ nhập khẩu (đang có xu hướng giảm dần từ năm 2015 đến nay).

(ii) Về quy mô, loại hình doanh nghiệp: Hiện có khoảng 4.000 cơ sở sản xuất, chế biến gỗ tập trung ở các tỉnh phía Nam (không phải vùng có rừng trồng tập trung), trong đó các doanh nghiệp FDI chiếm 15% (chủ yếu là Đài Loan, Hàn Quốc, Anh, Nhật Bản, Trung Quốc), còn lại các doanh nghiệp trong nước chiếm 85% (có quy mô nhỏ, năng lực tài chính yếu, phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn vay);

(iii) Về lao động: Hiện có 250.000-300.000 lao động, trong đó lao động trực tiếp được đào tạo chiếm 45-50%, lao động giản đơn theo mùa vụ chiếm 35-40%.

(iv) Về công nghệ: 50% cơ sở chế biến có thiết bị đơn giản phục vụ sơ chế và sản xuất sản phẩm hoàn chỉnh, phục vụ tiêu thụ nội địa hoặc gia công (sơ chế) nguyên liệu cho các doanh nghiệp lớn; 50% còn lại có công nghệ, thiết bị ở mức trung bình khá của thế giới (nhập khẩu đồng bộ từ Nhật Bản, Đức, Italia, Hoa Kỳ...), dần chuyển hướng sử dụng từ 100% nguyên liệu gỗ sang nguyên liệu chế biến khác như ván ép, ván dăm, ván lạng, ván MDF... có thể sản xuất sản phẩm chất lượng đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế.

(v) Về công nghiệp hỗ trợ: chủ yếu phải nhập khẩu các loại phụ kiện phục vụ chế biến thành phẩm (khoảng 300 triệu USD/năm) như keo gắn gỗ, dao cắt, giấy nhám, bản lề, ốc vít, đinh ke..., chiếm 80% về số lượng và chiếm hơn 30% giá trị của sản phẩm; còn lại phụ kiện trong nước chiếm 20%. 

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: #fdgdg