gevish_de thi hoa
Câu 1. Mỗi chất và ion trong dãy sau vừa có tính khử, vừa có tính oxi hoá:
A. SO2, S, Fe3+.
B. Fe2+, Fe, Ca, KMnO4.
C. SO2, Fe2+, S, Cl2.
D. SO2, S, Fe2+, F2.
Câu 2.Kim loại nhôm bị oxi hoá trong dung dịch kiềm (dd NaOH). Trong quá trình đó chất oxi hoá là:
A. Al.
B. H2O.
C. NaOH.
D. H2O và NaOH.
Câu 3. Mỗi phân tử và ion trong dãy sau vừa có tính axit, vừa có tính bazơ
A. HSO4-, ZnO, Al2O3, HCO3-, H2O, CaO
B. NH4+, HCO3-, CH3COO-.
C. ZnO, Al2O3, HCO3-, H2O.
D. HCO3-, Al2O3, Al3+, BaO.
Câu 4.Dung dịch Y chứa Ca2+ 0,1 mol , Mg2+ 0,3 mol, Cl- 0,4 mol , HCO3- y mol. Khi cô cạn dung dịch Y
ta thu được muối khan có khối lượng là
A. 37,4g.
B. 49,8g.
C. 25,4g.
D. 30,5g.
Câu 5.Mỗi chất trong dãy sau chỉ phản ứng với dung dịch axit sunfuric đặc, nóng mà không phản ứng với dung dịch axit sunfuric loãng.
A. Al, Fe, FeS2, CuO.
B. NH4+, HCO3-, CH3COO-.
C. Al, Fe, FeS2, Cu,.
D. HCO3-, Al2O3, Al3+, BaO
Câu 6.Cho 8,00 gam canxi tan hoàn toàn trong 200 ml dung dịch hỗn hợp HCl 2M và H2SO4 0,75M thu
được khí H2 và dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được lượng muối khan là:
A. 22,2gam.
B. 25,95gam.
C. 22,2gam ≤ m ≤ 25,95gam.
D. 22,2gam ≤ m ≤ 27,2gam.
Câu 7. Cho 1,04 gam hỗn hợp 2 kim loại tan hoàn toàn trong H2SO4 loãng dư thấy có 0,672 lít khí thoát ra ở điều kiện tiêu chuẩn. Khối lượng hỗn hợp muối sunfat khan thu được là:
A. 3,92gam.
B. 1,68gam.
C. 0,46gam.
D. 2,08gam.
Câu 8. Để làm sạch muối ăn có lẫn tạp chất CaCl2, MgCl2, BaCl2 cần dùng 2 hoá chất là:
A. dd Na2CO3, dd HCl
B dd NaOH,dd H2SO4.
C dd Na2SO4, dd HCl.
D. dd AgNO3, dd NaOH.
Câu 9. Để phân biệt 3 dung dịch NaOH, HCl, H2SO4 chỉ cần dùng một thuốc thử là
A. Na2CO3.
B. Al.
C. BaCO3.
D. Quỳ tím
Câu 10. Một dung dịch hỗn hợp chứa a mol NaAlO2 và a mol NaOH tác dụng với một dung dịch chứa
b mol HCl. Điều kiện để thu được kết tủa sau phản ứng là
A. a=b.
B. a=2b.
C. b=5a.
D. a< b <5a.
Câu 11. Cho 11,1 gam hỗn hợp hai muối sunfít trung hoà của 2 kim loại kiềm ở hai chu kì liên tiếp tan hoàn
toàn trong dung dịch HCl dư thu được 2,24 lít khí SO2(đktc). Hai kim loại đó là:
A . Li,Na.
B. Na,K.
C. K,Cs.
D. Na, Cs.
Câu 12.Khi phản ứng với Fe2+ trong môi trường axit, lí do nào sau đây khiến MnO4- mất màu?
A. MnO4- tạo phức với Fe2+.
B. MnO4- bị khử cho tới Mn2+ không màu.
C. MnO4- bị oxi hoá.
D. MnO4- không màu trong dung dịch axit.
Câu 13. Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm hai anđehit no, đơn chức, mạch hở được 0,4 mol CO2. Mặt khác hiđro hoá hoàn toàn cùng lượng hỗn hợp X ở trên cần 0,2 mol H2 thu được hỗn hợp hai rượu. Đốt cháy hoàn toàn lượng hỗn hợp hai rượu trên thì số mol H2O thu được là:
A. 0,4 mol
B. 0,6mol
C.0,8 mol
D. 0,3mol
Câu 14.Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp gồm 1 ankan và 1 anken. Cho sản phẩm cháy lần lượt đi qua bình 1
đựng P2O5 dư và bình 2 đựng KOH rắn, dư, sau thí nghiệm thấy khối lượng bình 1 tăng 4,14 gam bình 2 tăng
6,16 gam. Số mol ankan có trong hỗn hợp là:
A. 0,06mol
B. 0,09mol
C. 0.03mol
D. 0,045mol
Câu 15.Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp 2 rượu đồng đẳng liên tiếp thu được 0,66 gam CO2 và 0,45
gam H2O. Nếu tiến hành oxi hóa m gam hỗn hợp rượu trên bằng CuO, sản phẩm tạo thành cho tác dụng với AgNO3/NH3 dư sẽ thu được lượng kết tủa Ag là:
A - 10,8gam
B - 3,24gam
C - 2,16gam
D - 1,62gam
Câu 16.Kết luận nào sau đây không đúng?
A. Các thiết bị máy móc bằng kim loại tiếp xúc với hơi nước ở nhiệt độ cao có khả năng bị ăn mòn hoá học.
B. Áp tấm kẽm vào mạn tàu thuỷ làm bằng thép (phần ngâm dưới nước) thì vỏ tàu thuỷ được bảo vệ.
C. Để đồ vật bằng thép ra ngoài không khí ẩm thì đồ vật đó bị ăn mòn điện hoá.
D. Đồ hộp làm bằng sắt tây(sắt tráng thiếc) bị xây xát, để trong không khí ẩm bị ăn mòn điện hoá thì thiếc sẽ bị ăn mòn trước.
Câu 17.Để làm sạch CO2 bị lẫn tạp khí HCl và hơi nước thì cho hỗn hợp lần lượt đi qua các bình đựng (lượng dư)
A. dd NaOH và dd H2SO4.
B. dd Na2CO3 và P2O5.
C. dd H2SO4 và dd KOH.
D. dd NaHCO3 và P2O5.
Câu 18.Để khử hoàn toàn 3,04 gam hỗn hợp Y (gồm FeO, Fe3O4, Fe2O3) thí cần 0,05 mol H2. Mặt khác hoà tan hoàn toàn 3,04 gam hỗn hợp Y trong dung dịch H2SO4 đặc thì thu được thể tích khí SO2 (sản phẩm khử
duy nhất) ở điều kiện tiêu chuẩn là:
A. 224ml.
B. 448ml.
C. 336ml.
D. 112ml.
Câu 19.Đốt cháy hoàn toàn 5,8 gam một axit cacboxylic mạch thẳng thu được 0,2 mol CO2 và 0,1mol H2O. Công thức phân tử của axit đó là:
A. C2H4O2.
B. C3H4O4.
C. C4H4O4.
D. C6H6O6.
Câu 20. Mỗi ankan có công thức trong dãy sau sẽ tồn tại một đồng phân tác dụng với Clo theo tỉ lệ 1:1 tạo ra monocloroankan duy nhất?
A. C2H6; C3H8; C4H10; C6H14.
B. C2H6; C5H12; C8H18.
C. C3H8; C6H14;C4H10.
D. C2H6; C5H12; C6H14.
21. Hỗn hợp A gồm FexOy và Zn. Đem hòa tan hết m gam hỗn hợp A bằng dung dịch HNO3
loãng vừa đủ có chứa 0,145 mol HNO3. Có 0,01 mol NO và 0,0025 mol N2O thoát ra.
Cho dung dịch thu được tác dụng với dung dịch KOH có dư, có 3,21 gam kết tủa màu
nâu đỏ. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Trị số của m và FexOy là:
a) m = 3,62; Fe3O4
b) m = 5,29; FeO
c) m = 3,62; Fe2O3
d) m = 4,15; Fe3O4
22. Hỗn hợp X dạng bột gồm sắt và nhôm. Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp X bằng dung
dịch HNO3 loãng dư, có 1,12 lít hỗn hợp hai khí NO và N2O thoát ra (đktc). Khối lượng
phân tử trung bình hỗn hợp khí này là 38,4 đvC. Cho dung dịch xút lượng dư vào dung
dịch sau khi hòa tan hai kim loại, thu được kết tủa màu nâu đỏ. Lọc lấy kết tủa này đem
nung ở nhiệt độ cao cho đến khối lượng không đổi, thu được một oxit kim loại có hóa trị
cao nhất cũng có màu nâu đỏ, oxit này có khối lượng 0,8 gam. Trị số của m là:
a) 5,31
b) 5,04
c) 2,99
d) Đáp số khác
23. Hỗn hợp A chứa x mol Fe và y mol Zn. Hòa tan hết lượng hỗn hợp A này bằng dung
dịch HNO3 loãng, thu được hỗn khí gồm 0,06 mol NO, 0,01 mol N2O và 0,01 mol N2.
Đem cô cạn dung dịch sau khi hòa tan, thu được 32,36 gam hỗn hợp hai muối nitrat
khan. Trị số của x, y là:
a) x = 0,07; y = 0,09
b) x = 0,04; y = 0,12
c) x = 0,1; y = 0,2
d) x = 0,03; y = 0,11
24. Rót nước (dư) vào hỗn hợp H gồm 5 kim loại: Al, Zn, Cu, Na, Ba. Có bao nhiêu phản
ứng có thể xảy ra:
a) 7
b) 6
c) 5
d) 4
25. Hỗn hợp A gồm Ba và Al. Cho lượng nước dư vào 4,63 gam hỗn hợp A, khuấy đều để
phản ứng xảy ra hoàn toàn. Sau khi kết thúc phản ứng, thấy còn lại 0,81 gam chất rắn.
Phần trăm khối lượng mỗi kim loại có trong hỗn hợp A là:
a) 59,18%; 40,82%
b) 58,12%; 41,88%
c) 62,56%; 37,44%
d) 65,10%; 34,90%
26. Cho 6,5 gam bột kim loại kẽm vào 100 mL dung dịch NaOH 2,5M. Đợi cho phản ứng
xong, sau đó cho tiếp vào 100 mL dung dịch HCl 2,9M. Sau khi kết thúc phản ứng, thấy
còn lại m gam chất rắn. Trị số của m là:
a) 5,94
b) 6,93
c) 7,92
d) 8,91
27. Cho 52,19 mL dung dịch NH3 12%, có khối lượng riêng 0,95 g/mL, vào 100 mL dung
dịch AlCl3 1M đựng trong một cốc. Khuấy đều để phản ứng xảy ra hoàn toàn. Sau khi
phản ứng kết thúc, cho tiếp 100 mL dung dịch HCl 1,1 M vào cốc. Sau khi kết thúc các phản ứng, thu được một kết tủa màu trắng. Lọc lấy kết tủa này rồi đem nung ở nhiệt độ cao cho đến khối lượng không đổi, thu được m gam một chất rắn. Trị số của m là:
a) 4,08
b) 0,68
c) 2,04
d) 1,02
28. Hòa tan hỗn hợp ba kim loại Zn, Fe, Cu bằng dung dịch HNO3 loãng. Sau khi phản ứng
xảy ra hoàn toàn, thu được chất không tan là Cu. Phần dung dịch sau phản ứng có chứa
chất tan nào?
a) Zn(NO3)2; Fe(NO3)3
b) Zn(NO3)2; Fe(NO3)2
c) Zn(NO3)2; Fe(NO3)3; Cu(NO3)2
d) Zn(NO3)2; Fe(NO3)2; Cu(NO3)2
29. Đem hòa tan 6,07 gam hỗn hợp A (gồm ba oxit: Fe2O3, Al2O3, ZnO) bằng dung dịch xút dư, sau khi phản ứng xong, còn lại một lượng chất rắn, để hòa hết lượng chất rắn này cần dùng 100 mL dung dịch HNO3 0,6M. Nếu đem khử 6,07 gam hỗn hợp A trên bằng H2 ở nhiệt độ cao nhằm tạo kim loại thì cần dùng 0,06 mol H2. Khối lượng mỗi oxit có trong
6,07 gam hỗn hợp A là:
a) 1,6 g; 1,53 g; 2,94 g
b) 1,6 g; 2,04 g; 2,43 g
c) 1,92 g; 2,04 g; 1,75 g
d) 3,2 g; 1,02 g; 1,67 g
30. Cho m gam một oxit sắt phản ứng hết với 0,2 mol CO ở nhiệt độ cao thì thu được 6,72
gam kim loại. Lượng khí sau phản ứng có tỉ khối so với metan bằng 2,55. Trị số của m và công thức của oxit sắt là:
a) 6,4; Fe2O3
b) 6,4; FeO
c) 9,28; Fe3O4
d) 9,28; Fe2O3
31. Cho m gam FexOy tác dụng với CO, đun nóng, chỉ có phản ứng CO khử oxit sắt, thu được 5,76 gam hỗn hợp các chất rắn và hỗn hợp hai khí gồm CO2 và CO. Cho hỗn hợp hai khí trên hấp thụ vào lượng nước vôi trong có dư thì thu được 4 gam kết tủa. Đem hòa tan hết 5,76 gam các chất rắn trên bằng dung dịch HNO3 loãng thì có khí NO thoát ra và thu được 19,36 gam một muối duy nhất. Trị số của m và công thức của FexOy là:
a) 6,4; Fe3O4
b) 9,28; Fe2O3
c) 9,28; FeO
d) 6,4; Fe2O3
32. Cho hỗn hợp khí gồm: CO, CO2, NO, NO2 tác dụng với lượng dư dung dịch xút thì dung dịch thu được có bao nhiêu chất tan?
a) 3
b) 4
c) 5
d) 6
33. Axit nitric đậm đặc, nóng oxi hóa pirit sắt tạo muối sắt, axit sunfuric. Hệ số nguyên nhỏ
nhất đứng trước chất khử, chất oxi hóa theo thứ tự của phản ứng này là:
a) 1; 15
b) 18; 1
c) 1; 17
d) Tất cả đều sai
34. Hỗn hợp A dạng bột có khối lượng 21,67 gam gồm Al và Fe2O3. Nung nóng hỗn hợp A
để Al khử Fe2O3 tạo kim loại, thu được hỗn hợp H. Cho hòa tan lượng hỗn hợp H trên bằng dung dịch NaOH dư, sau khi kết thúc phản ứng, có 1,68 lít H2 (đktc) và còn lại 12,16 gam chất rắn. Hiệu suất phản ứng nhiệt nhôm là:
a) 100%
b) 76,2%
c) 80%
d) 85%
35. X là một kim loại. Nhúng thanh kim loại X vào 100 mL dung dịch Cu(NO3)2 1,2M, một lúc lấy thanh kim loại ra khỏi dung dịch và thấy thanh kim loại có 5,76 gam kim loại đồng bám vào. Dung dịch còn lại có khối lượng giảm 0,72 gam so với dung dịch
Cu(NO)2 lúc đầu. Thể tích dung dịch thu được vẫn là 100 mL. Nồng độ mol/L của dung dịch sau phản ứng là:
a) 1,2 M
b) 0,3 M; 0,9 M
c) 0,9 M
d) 0,4 M; 0,8 M
36 Một dung dịch axit yếu nồng độ 0,02M, phân trăm phân ly ion (độ điện ly) của dung dịchaxit này là 1%. Hằng số phân ly ion Ka của axit yếu là:
a) 2.10-6
b) 2.10-4
c) 2,02.10-5
d) 4,04.10-6
37. Cho dung dịch muối đồng (II) vào dung dịch nào thì thu được chất rắn màu đen?
a) NaOH
b) Na2CO3
c) NH3
d) (NH4)2S
38. Một loại khoáng braunite chứa oxit của kim loại mangan. Hàm lượng mangan trong loại khoáng này là 69,62%. Công thức nào phù hợp với loại khoáng này?
a) MnO2
b) Mn2O3
c) MnO
d) Mn2O7
39. Ion đicromat (Cr2O72-) trong môi trường axit oxi hóa được muối sắt (II) tạo muối sắt (III), còn đicromat bị khử tạo muối crom (III). Thể tích dung dịch K2Cr2O7 0,1M cần dùng để oxi hóa hết 30 mL dung dịch FeSO4 0,2M trong môi trường axit là:
a) 10 ml
b) 15 ml
c) 20 ml
d) 25 ml
40. Trộn dung dịch HCl 0,1M với dung dịch H2SO4 0,1M theo tỉ lệ thể tích 1 : 1. Thu được
dung dịch A. Coi thể tích không thay đổi khi pha trộn và coi dung dịch H2SO4 phân ly
hoàn toàn tạo 2H+, SO42-. Trị số pH của dung dịch D là:
a) 0,71
b) 0,82
c) 1
d) 0,5
41. Để 10 gam vôi sống mới nung (CaO) để ngoài không khí một thời gian, thấy khối lượng tăng 0,8 gam do đã bị CO2 và hơi nước của không khí phản ứng. Sau đó đem hòa tan luợng CaO này trong lượng nước dư, thấy còn lại 1 gam chất không tan. Phần trăm khối lượng vôi sống đã tác dụng với hơi nước của không khí là:
a) 11,2%
b) 10%
c) 5%
d) 8,4%
42. Chọn các ý không đúng về hai oxit Mn2O7 và CrO3:
a) Đây là hai oxit axit, chúng tác dụng được với oxit bazơ như K2O để tạo muối tương
ứng.
b) Hai oxit này tác dụng được với dung dịch bazơ tạo muối và nước
c) Đây là hai oxit ứng với hóa trị cao nhất của mangan và crom
d) Đây là hai oxit của kim loại mangan và của crom, nên chúng không hòa tan được
trong nước.
43. Cho dung dịch I2 vào dung dịch Na2SO3. Sau đó cho tiếp dung dịch HCl và dung dịch BaCl2, thì thấy có kết tủa trắng xuất hiện. Chọn kết luận đúng:
a) Không có phản ứng giữa I2 với Na2SO3. Do đó kết tủa trắng là BaSO3
b) I2 đã oxi hóa Na2SO3 và kết tủa là BaS
c) I2 đã khử Na2SO3 tạo Na2SO4, nên I2 bị mất màu vàng và kết tủa trắng không tan trong HCl là BaSO4
d) Kết tủa là BaSO4
44. Trung hòa 160 mL dung dịch HCl 0,075M bằng dung dịch NaOH, thu được dung dịch muối có nồng độ 0,024M. Coi thể tích dung dịch muối bằng tổng thể tích dung dịch axit và bazơ đem dùng. Trị số pH của dung dịch NaOH đem dùng là:
.a) 12,55
b) 12,21
c) 11,80
d) 13,53
45. Khi nhỏ từ từ dung dịch nước vôi trong vào dung dịch kali bicacbonat thì có thể có bao
nhiêu phản ứng xảy ra?
a) 1
b) 2
c) 3
d) không xảy ra phản ứng
46. KMnO4 trong môi trường axit H2SO4 oxi hóa FeSO4 tạo Fe2(SO4)3, còn KMnO4 bị khử tạo muối MnSO4. Cần dùng V mL dung dịch KMnO4 0,1M trong môi trường axit H2SO4 để oxi hóa vừa đủ 2,78 gam tinh thể FeSO4.7H2O. Trị số của V là:
a) 40
b) 30
c) 20
d) 10
47. Dẫn 1,008 lít khí CO2 (đktc) vào một cốc có hòa tan 0,02 mol Ca(OH)2 và 0,02 mol
NaOH. Sau khi kết thúc phản ứng, trong cốc có tạo m gam kết tủa. Trị số của m là:
a) 3
b) 2
c) 1,2
d) 1,5
48. Cho kim loại M tác dụng với dung dịch HNO3, thu được muối A. Kim loại M tác dụng dung dịch Cu(NO)2 tạo chất B. M tác dụng dung dịch muối A, thu được chất B. B không phải là một bazơ. Kim loại M là:
a) Ba
b) Na
c) Al
d) Fe
49. Một dung dịch MgCl2 có chứa 15,1% khối lượng Cl. Dung dịch có khối lượng riêng
1,17g/ml. Có bao nhiêu mol Mg2+ trong 200 mL dung dịch này?
a) 0,52
b) 0,498
c) 0,465
d) 0,63
50. Với phản ứng: Cl2 + OH- -> Cl- + ClO3- + H2O
Tổng các hệ số nguyên nhỏ nhất đứng trước các chất của phản ứng trên là:
a) 18
b) 20
c) 22
d) 16
51. Muối nào không có màu Ag3PO4, AgCl, AgBr, AgI, BaSO4, PbS, CdS, BaCrO4, FeCl3,
FeCl2, AlCl3; CuS?
a) Ag3PO4, AgCl, AgBr, AgI, BaSO4, AlCl3
b) AgCl, AgBr, AgI, BaSO4, CdS, FeCl3, FeCl2; AlCl3
c) AgCl, BaSO4, AlCl3
d) AgCl, BaSO4, BaCrO4, AlCl3
52. Cho bột kẽm vào dung dịch muối FeCl3 thì sẽ thu được:
a) ZnCl2, FeCl3, Fe
b) ZnCl2, FeCl2, Zn
c) ZnCl2, FeCl2, FeCl3, Fe
d) ZnCl2, Fe, Zn
**********************************************************
Halogen
1.Khí hidroclorua có thể được điều chế bằng cách cho muối ăn tác dụng với
A. Xút B. Axit sunfuric đậm đặc
C. Nước D. H2SO4 loãng
2. Cho axit sunfuric đậm đặc tác dụng với 58.5g Natri clorua, đun nóng. Hòa tan khí tạo thành vào 146g nước. Tính nồng độ phần trăm dung dịch thu được
A. 25% B. 20% C. 0.2% D. kết quả khác
3. Nhận ra gốc clorua trong dung dịch bằng
A. Cu(NO3)2 B. Ba(NO3)2
C. AgNO3 D. Na2SO4
4. Hòa tan 58.5g NaCl vào nước để được 0.5 lít dung dịch NaCl. Dung dịch này có nồng độ mol/l
A. 1M B. 0.5M C. 2M . 0.4M
5. Trong dãy các halogen, khi đi từ F đến I
A. bán kính nguyên tử giảm dần
B. độ âm điện giảm dần
C. khả năng oxi hoá tăng dần
D. năng lượng liên kết trong phân tử đơn chất tăng dần
6. clo vừa là chất oxi hoá vừa là chất khử trong phản ứng với:
A. hiđro sunfua B. anhiđrit sunfurơ
C. dung dịch NaBr D. dung dịch NaOH
7. Cho các dung dịch axit: HF, HCl, HBr, HI. Thứ tự giảm dần tính axit là:
A. HBr > HCl >HF >HI B. HCl>HF >HBr >HI
C. HF>HCl>HBr>HI D. HI>HBr>HCl>HF
8. Sục khí O3 vào dung dịch KI có nhỏ sẵn vài giọt hồ tinh bột, hiện tượng quan sát được là:
A. dung dịch có màu vàng nhạt B. dung dịch có màu xanh
C. dung dịch không màu D. dung dịch có màu tím
9. Kim loại nào sau đây tác dụng được với axit HCl loãng và khí clo cho cùng loại muối clorua kim loại:
A. Fe B. Zn C. Cu D. Ag
10. Axit clohiđric có thể tham gia phản ứng oxi hoá - khử với vai trò là:
A. Chất oxi hoá B. chất khử
C. môi trường D. tất cả đều đúng
11. Cho các axit: HClO3 (1), HIO3 (2), HBrO3 (3). Sắp xếp theo chiều axit mạnh dần:
A. (1)<(2)<(3) B. (3)<(2)<(1) C. (1)<(3)<(2) D. (2)<(3)<(1)
12. Có thể dùng phản ứng nào sau đây để điều chế Br2:
A. HBr + MnO2 ®
B. Cl2 + KBr ®
C. KMnO4 + HBr ®
D. Tất cả đều đúng
13. Cho 4 hỗn hợp dưới đây, hỗn hợp nào là nước Javen?
A. NaCl, NaClO, H2O B. NaCl, H2O
C. NaClO, H2O D. NaCl, NaClO3, H2O
14. Để điều chế F2 ta có thể dùng phương pháp nào sau đây?
A. Đun KF với H2SO4 đặc ở nhiệt độ cao
B. Điện phân nóng chảy hỗn hợp KF và HF
C. Điện phân dung dịch hỗn hợp gồm KF và HF
D. Tất cả đều đúng
15. Trong các tính chất sau,những tính chất nào không phải là chung cho các đơn chất halogen?
A. Phân tử gồm 2 nguyên tử
B. Có số oxi hoá -1 trong hợp chất với kim loại và hiđro
C. Có tính oxi hoá
D. Tác dụng mạnh với nước
16. Từ 1 kg muối ăn (10,5% tạp chất) điều chế được 1250ml dung dịch HCl 36,5% ( d=1,2 g/ml). Tính hiệu suất của quá trình?
A. 98,55% B. 98,04% C. 80,75% D. 75,25%
17. Cho 25 gam KMnO4 có lẫn tạp chất tác dụng với dung dịch HCl dư thu được lượng khí clo đủ đẩy được iot ra khỏi dung dịch chứa 83 gam KI. Độ tinh khiết của KMnO4 đã dùng:
A. 80% B. 74% C. 59,25% D. 63,2%
18. Trong phản ứng: HCl + K2Cr2O7 ® CrCl3 + Cl2 + KCl + H2O
HCl có hệ số cân bằng là:
A. 7 B. 3 C. 14 D. 6
19. Hoà tan 7,8 gam hỗn hợp gồm Mg và Al bằng dung dịch HCl dư. Sau phản ứng thấy khối lượng dung dịch tăng thêm 7 gam so với ban đầu. Số mol axit HCl đã tham gia phản ứng là:
A. 0,4 mol B. 0,8 mol C. 0,04 mol D. 0,08 mol
20. Hoà tan hoàn toàn 20 gam hỗn hợp Mg và sắt bằng dung dịch HCl dư, sau phản ứng thu được 11,2 lit khí (đktc) và dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được bao nhiêu gam muối khan?
A. 71,0 gam B. 91,0 gam C. 90,0 gam D. 55,5 gam
21. Trong số các hiđro halogenua dưới đây, chất có tính khử mạnh nhất là:
A. HF B. HCl C. HBr D. HI
22. Dung dịch axit nào không nên chứa trong bình thuỷ tinh?
A. HF B. HCl C. HNO3 D. HBr
23. Cho các mệnh đề dưới đây, mệnh đề nào đúng?
(1) Các halogen (F, Cl, Br, I) có số oxi hoá từ -1 đến +7
(2) Flo là chất chỉ có tính oxi hoá
(3) Flo đẩy được clo ra khỏi dung dịch muối NaCl
(4) Tính axit tăng dần từ: HF<HCl<HBr<HI
A. 1,2,3 B. 2,3 C. 2,4 D. 1,2, 4
24. dung dịch nào dưới đây không tác dụng với dung dịch AgNO3?
A. NaF B. NaCl C. NaBr D. Na2SO4
25. Cho 31,84 gam hỗn hợp gồm NaX và NaY ( X, Y là 2 halogen ở 2 chu kì liên tiếp) vào dung dịch AgNO3 dư thu được 57,34 gam kết tủa. Công thức của 2 muối là:
A. NaCl và NaBr B. NaBr, NaI
C. NaF , NaCl D. NaF và NaCl hoặc NaBr và NaI
26. Sục khí clo dư vào dung dịch có chứa 104,25 gam hỗn hợp X gồm NaCl và NaI, phản ứng xong , cô cạn dung dịch thu được 58,5 gam muối khan. Khối lượng NaCl có trong hỗn hợp X là:
A. 29,25 gam B. 58,5 gam
C. 17,55 gam D. 23,4 gam
27. Cho 10,8 gam kim loại tác dụng với khí clo tạo ra 53,4 gam muối. Xác định tên kim loại?
A. Cu B. Al C. Fe D. Zn
28. Trộn lẫn 150 ml dung dịch HCl 10% ( D=1,047 g/ml) với 250 ml dung dịch HCl 2M. Tính nồng độ mol của dung dịch HCl sau khi trộn?
A. 3,27M B. 2,33M C. 1,66M D. kết quả khác
29. Xác định khối lượng hiđro clorua bị oxi hoá bởi mangan đioxit, biết rằng khí clo tạo thành trong phản ứng đó có thể đẩy được 12,7 gam iot từ dung dịch NaI? CHọn đáp án đúng.
A. 6,3 gam B. 7,3 gam C. 5,3 gam D. kết quả khác
30. Nếu 1,00 lit nước hoà tan 350 lit khí hiđro bromua (đktc) thì nồng độ phần trăm của dung dịch axit bromhiđric thu được là:
A. 55,86% B. 57% C. 15,625% D. kết quả khác
50 câu hỏi trắc nghiệm lý thuyết và bài tập chương 5 - Nhóm halogen
Câu 1: Đặc điểm nào dưới đây không phải là đặc điểm của các nguyên tố halogen (F, Cl, Br, I) ?
A. Nguyên tử chỉ có khả năng thu thêm 1 electron.
B. Tạo ra hợp chất lien kết cộng hóa trị có cực với hiđro.
C. Có số oxi hóa - trong mọi hợp chất.
D. Lớp electron ngoài cùng của nguyên tử có 7 electron.
Câu 2: Đặc điểm nào dưới đây là đặc điểm chung của các đơn chất halogen (F2, Cl2, Br2, I2) ?
A. Ở điều kiện thường là chất khí.
B. Có tính oxi hóa mạnh.
C. Vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử.
D. Tác dụng mạnh với nước.
Câu 3: Nhận xét nào sau đây về liên kết trong phân tử các halogen là không chính xác ?
A. Liện kết công hóa trị.
B. Liện kết phân cực.
C. Liện kết đơn.
D. Tạo thành bằng sử dụng chung một đôi electron.
Câu 4: Theo chiều từ F → Cl → Br →I, bán kính nguyên tử:
A. tăng dần.
B. giảm dần.
C. không đổi.
D. không có quy luật chung.
Câu 5: Theo chiều từ F → Cl → Br →I, nhiệt độ nóng chảy của các đơn chất:
A. giảm dần.
B. tăng dần.
C. không đổi.
D. không có quy luật chung.
Câu 6: Theo chiều từ F → Cl → Br →I, nhiệt độ sôi của các đơn chất:
A. không đổi.
B. tăng dần.
C. giảm dần.
D. không có quy luật chung.
Câu 7: Theo chiều từ F → Cl → Br →I, giá trị độ âm điện của các đơn chất:
A. không đổi.
B. tăng dần.
C. giảm dần.
D. không có quy luật chung.
Câu 8 : Nhận xét nào dưới đây là không đúng ?
A. F có số oxi hóa -1.
B. F có số oxi hóa -1 trong các hợp chất.
C. F có số oxi hóa 0 và -1.
D. F không có số oxi hóa dương.
Câu 9: Nhận xét nào sau đây về nhóm halogen là không đúng:
A. Tác dụng với kim loại tạo muối halogenua.
B. Tác dụng với hiđro tạo khí hiđro halogenua.
C. Có đơn chất ở dạng khí X2
D. Tồn tại chủ yếu ở dạng đơn chất.
Câu 10: Trong dung dịch nước clo có chứa các chất sau:
A. HCl, HClO, Cl2.
B. Cl2 và H2O.
C. HCl và Cl2.
D. HCl, HClO, Cl2 và H2O.
Câu 11: Kim loại nào sau đây tác dụng với dung dịch HCl loãng và khí Cl2 cho cùng loại muối clorua kim loại ?
A. Fe.
B. Zn.
C. Cu.
D. Ag.
Câu 12: Trong phòng thí nghiệm, khí clo thường được điều chế bằng cách oxi hóa hợp chất nào sau đây:
A. NaCl.
B. HCl.
C. KClO3.
D. KMnO4.
Câu 13: Phương pháp điều chế khí clo trong công nghiệp là:
A. cho HCl tác dụng với chất oxi hóa mạnh.
B. điện phân dung dịch NaCl.
C. điện phân dung dịch NaCl có màng ngăn xốp.
D. phương pháp khác.
Câu 14: Tính tẩy màu của dung dịch nước clo là do:
A. Cl2 có tính oxi hóa mạnh.
B. HClO có tính oxi hóa mạnh.
C. HCl là axit mạnh.
D. nguyên nhân khác.
Câu 15: Phản ứng giữa Cl2 và H2 có thể xảy ra ở điều kiện:
A. nhiệt độ thường và bong tối.
B. ánh sáng mặt trời.
C. ánh sang của magie cháy.
D. Cả A, B và C.
Câu 16: Để tránh phản ứng nổ giữa Cl2 và H2 người ta tiến hành biện pháp nào sau đây?
A. Lấy dư H2.
B. Lấy dư Cl2.
C. Làm lạnh hỗn hợp phản ứng.
D. Tách sản phẩm HCl ra khỏi hổn hợp phản ứng.
Câu 17: Trong thiên nhiên, clo chủ yếu tồn tại dưới dạng:
A. đơn chất Cl2.
B. muối NaCl có trong nước biển.
C. khoáng vật cacnalit (KCl.MgCl2.6H2O).
D. khoáng vật sinvinit (KCl.NaCl).
Câu 18: Để lôi khí HCl có lẫn trong khí Cl2, ta dẫn hỗn hợp khí qua:
A. nước.
B. dung dịch NaOH đặc.
C. dung dịch NaCl.
D. dung dich H2SO4 đặc.
Câu 19: Để điều chế clo trong công nghiệm ta phải dùng bình điện phân có màng ngăn cách hai điện cực để:
A. khí Cl2 không tiếp xúc với dung dịch NaOH.
B. thu được dung dịch nước Giaven.
C. bảo vệ các điện cực không bị ăn mòn.
D. Cả A, B và C đều đúng.
Câu 20: Các hệ số cân bằng trong phương trình phản ứng : HNO3 + HCl → NO2 + Cl2 + H2O theo thứ tự là:
A. 2;6;2;3;4.
B. 2;6;2;3;2.
C. 2;2;2;1;2.
D. 1;6;1;3;1.
Câu 21: Chất nào sau đây thường được dùng để điệt khuẩn và tẩy màu ?
A. O2.
B. N2.
C. Cl2.
D. CO2.
Câu 22: Để nhận ra khí hiđro clorua trong số các khí đựng riêng biệt : HCl, SO2, O2 và H2 ta làm như sau:
A. dẫn từng khí qua dung dịch phenolphthalein.
B. dẫn từng khí qua dung dịch AgNO3.
C. dẫn từng khí qua CuSO4 khan, nung nóng.
D. dẫn từng khí qua dung dịch KNO3.
Câu 23: Khi nung nóng, iot biến thành hơi không rua trạng thái lỏng. Hiện tượng này được gọi là:
A. sự chuyển trạng thái.
B. sự bay hơi.
C. sự thăng hoa.
D. sự phân hủy.
Câu 24: Dùng bình thủy tinh có thể chứa được tất cả các dung dịch axit trong dãy nào dưới đây :
A. HCl, H2SO4, HF, HNO3.
B. HCl, H2SO4, HF.
C. H2SO4, HF, HNO3.
D. HCl, H2SO4, HNO3.
Câu 25: Phương pháp để điều chế khí F2 trong công nghiệp là:
A. oxi hóa muối florua.
B. dùng halogen khác đẩy flo ra khỏi muối.
C. điện phân hỗn hợp KF và HF ở thể lỏng.
D. không có phương pháp nào.
Câu 26: Để chứng minh tính oxi hóa thay đổi theo chiều : F2 > Cl2 > Br2 > I2. ta có thể dùng phản ứng:
A. halogen tác dụng với hiđro.
B. halogen mạnh đẩy halogen yếu hơn ra khỏi muối.
C. halogen tác dụng với kim loại.
D. Cả A và B.
Câu 27: Axit nào được dùng để khắv lên thủy tinh ?
A. H2SO4.
B. HNO3.
C. HF.
D. HCl.
Câu 28: Axit có khả năng ăn mòn thủy tinh là:
A. HF.
B. HBr.
C. HCl.
D. HI.
Câu 29:Để thu được muối NaCl tinh khiết có lẫn tạp chất NaI ta tiến hành như sau:
A. sục khí F2 đến dư, sau đó nung nóng, cô cạn.
B. sục khí Cl2 đến dư, sau đó nung nóng, cô cạn.
C. sục khí Br2 đến dư, sau đó nung nóng, cô cạn.
D. Cách làm khác.
Câu 30: Để chứng minh trong muối NaCl có lẫn tạp chất NaI ta có thể dùng:
A. khí Cl2.
B. dung dịch hồ tinh bột.
C. giấy quỳ tím.
D. khí Cl2 và dung dịch hồ tinh bột.
Câu 31: dung dịch thủy tinh có thể chứa tất cả các dung dịch axit trong dãu nào sau đây ?
A. HCl, H2SO4, HF, HNO3..
B. HCl, H2SO4, HF.
C. H2SO4, HF, HNO3.
D. HCl, H2SO4, HNO3.
Câu 32: Phản ứng giữa I2 và H2 xảy ra ở điều kiện:
A. ánh sang.khuyếch tán.
B. Đun nóng.
C. 350 - 5000C.
D. 350 - 5000C, xúc tác Pt.
Câu 33: Nguồn chủ yếu để điều chế iot trong công công nghiệp là:
A. rong biển.
B. nước biển.
C. muối ăn.
D. nguồn khác.
Câu 34: Sẽ quan sát được hiện tượng gì khi ta thêm dần dần nước clo vào dung dịch KI có chứa sẵn một ít hồ tinh bột ?
A. không có hiện tượng gì.
B. Có hơi màu tím bay lên.
C. Dung dịch chuyển sang màu vàng.
D. Dung dịch có màu xanh đặc trưng.
Câu 35: Số oxi hóa của brom trong các hợp chất HBr, HBrO, KBrO3, BrF3 lần lượt là:
A. -1, +1, +1, +3.
B. -1, +1, +2, +3.
C. -1, +1, +5, +3.
D. +1, +1, +5, +3.
Câu 36: Có thể điều chế Br2 trong công nghiệp từ cách nào sau đây?
A. 2NaBr + Cl2 → 2NaCl + Br2.
B. 2H2SO4 + 4KBr + MnO2→ 2K2SO4 + MnBr2 + Br2 + H2O.
C. 2HBr + Cl2 → 2HCl + Br2.
D. 2AgBr → 2Ag + Br2.
Câu 37: Sục khí Cl2 qua dung dịch K2CO3 thấy có khí CO2 thoát ra. Các phương trình phản ứng hóa học xảy ra là:
A. Cl2 + H2O → HCl + HClO.
B. 2HCl +K2CO3 → 2KCl + CO2 + H2O.
C. 2HClO + K2CO3 → 2KCl + CO2 + H2O + O2.
D. Cả A và B.
Câu 38: Cho hai khí với thể tích là 1:1 ra ngoài ánh sang mặt trời thì có hiện tượng nổ, hai khí đó là :
A. N2 và H2.
B. H2 và O2.
C. Cl2 và H2.
D. H2S và Cl2.
Câu 39: Cho 2,24 lit halogen X2 tác dụng vừa đủ với magie thu được 9,5g MgX2. Nguyên tố halogen đó là:
A. flo.
B. clo.
C. brom.
D. iot.
Câu 40: Cho 16 gam hỗn hợp bột Fe và Mg tác dụng với dung dịch HCl dư thấy co 1 gam khí H2 bay ra. Hỏi lượng muối tạo ra trong dung dịch là bao nhiêu gam ?
A. 33,75 gam.
B. 51,5 gam.
C. 87 gam.
D. Kết quả khác.
Câu 41: Cho 44,5 gam hỗn hợp bột Zn và Mg tác dụng với dung dịch HCl dư thấy có 22,4 lit khí H2 bay ra (đktc). Khối lượng muối clorua tạo ra trong dung dịch là:
A. 80 gam.
B. 97,75 gam.
C. 115,5 gam.
D. Kết quả khác.
Câu 42: Cho hỗn hợp hai muối FeCO3 và CaCO3 tan trong dung dịch HCl vừa đủ, tạo ra 2,24 lit khí (đktc). Số mol HCl tiêu tốn hết là:
A. 0,1 mol.
B. 0,15 mol.
C. 0,2 mol.
D. 0,3 mol.
Câu 43: Cho 10 gam MnO2 tác dụng với axit HCl dư, đun nóng. Hãy chọn câu phát biểu đúng:
1) Thể tích khí thoát ra (đktc) là:
A. 2,57 lit.
B. 5,2 lit.
C. 1,53 lit.
D. 3,75 lit.
2) Khối lượng MnCl2 tạo thành là:
A. 8,4 gam.
B. 14,5 gam.
C. 12,2 gam.
D. 4,2 gam.
Câu 44: Hòa tan 2,24 lit khí hiđro clorua (đktc) vào 46,35 gam nước thu được dung dịch HCl có nồng độ là :
A. 7,3%.
B. 73%.
C. 7,87%.
D. 0,1M.
Câu 45: Hòa tan hoàn toàn 5,6 gam một lim loại M hóa trị II bằng dung dịch HCl dư, thu được 2,24 lit khí (đktc). Điều khẳng định nào sau đây là đúng:
A. M là Fe, khối lượng muối khan là 9,15 gam.
B. M là Si, khối lượng muối khan là 9,15 gam.
C. M là Fe, khối lượng muối khan là 12,7 gam.
D. M là Si, khối lượng muối khan là 12,7 gam.
Câu 46: Có 1 gam của mỗi khí sau trong cùng một điều kiện nhiệt độ và áp suất. Khí chiếm thể tích lớn nhất là :
A. flo.
B. clo.
C. brom.
D. iot.
Câu 47: Sục khí clo dư vào dung dịch chứa các muối NaBr và NaI đến phản ứng hoàn toàn ta thu được 1,17 gam NaCl. Số mol cua hỗn hợp muối ban đầu là:
A. 0,01 mol.
B. 0,015 mol.
C. 0,02 mol.
D. 0,025 mol.
Câu 48: Hòa tan 5,85 gam NaCl vào nước để được 500 ml dung dịch NaCl. Dung dịch này có nồng độ là :
A. 0,0002M.
B. 0,1M.
C. 0,2M.
D. Kết quả khác.
Câu 49: Cho lượng dư dung dịch AgNO3 tác dụng với hỗn hợp gồm 0,1 mol NaF và 0,1 mol NaCl. Khối lượng kết tủa tạo thành là:
A. 10,8 gam.
B. 14,35 gam.
C. 21,6 gam.
D. 27,05 gam.
Câu 50: Hòa tan 10 gam hỗn hợp hai muối cacbonat kim loại hóa trị II bằng dung dịch HCl dư ta thu được dung dịch A và 2,24 lit khí (đktc). Cô cạn dung dịch A, số gam muối thu được là:
A. 7,55 gam.
B. 11,1 gam.
C. 12,2 gam.
D. 13,55 gam.
***************************************************
CHƯƠNG 8: DẪN XUẤT HALOGEN - ANCOL - PHENOL
1. Số đồng phân là axit của chất có CTPT C5H10O2 là:
A.2. B.3.
C.4. D.5.
2. Khối lượng kim loại Na cần phải lấy để tác dụng đủ với 80g C2H5OH là:
A. 25g B. 35g
C. 40g D. 45g
3. Đốt cháy một lượng rược A thu được 4,4g CO2 và 3,6g H2O. CTPT của rượu là:
A. CH3OH B. C2H5OH
C. C3H7OH D. C4H9OH
4. Có các rượu: CH3OH, C2H5OH, C3H7OH. Dùng chất nào trong số các chất dưới đây để phân biệt các rượu?
A. Kim loại Na H2SO4 đặc, to
C. CuO, to D. Cu(OH)2, to
5. Rượu etylic có lẫn một ít nước, có thể dùng chất nào sau đây để làm khan rượu?
A. CaO B. CuSO4 khan
C. Một ít Na D. Tất cả đều được
6. Chất nào là dẫn xuất halogen của hiđrocacbon?
A. Cl - CH2 - COOH B. C6H5 - CH2 - Cl
C. CH3 - CH2 - Mg - Br D. CH3 - CO - Cl
7. Chất nào không phải là dẫn xuất halogen của hiđrocacbon?
A. CH2 = CH - CH2Br B. ClBrCH - CF3
C. Cl2CH - CF2 - O -CH3 D. C6H6Cl6
8. Bezyl bromua có công thức cấu tạo nào sau đây?
A. B.
C. D.
9. Chất có tên là gì ?
A. 1,1- đimetyletanol B. 1,1 -đimetyletan-1-ol
C. isobutan-2-ol D. 2-metylpropan-2-ol
10. Ancol isobutylic có công thức cấu tạo nào?
A. B.
C. D.
11. Chất nào không phải là phenol ?
A. B.
C. D.
12. Gọi tên hợp chất sau:
A. 4-metylphenol B. 2-metylphenol
C. 5-metylphenol D. 3-metylphenol
13. Công thức phân tử chung của rượu là:
A. CnH2n+2O B. CnH2nO
C. CnH2n-2O D. CnH2n+2-2aOz
14. Trong phòng thí nghiệm, người ta thường dùng phương pháp nào sau đây để điều chế rượu etylic?
A. Cho glucozơ lên men rượu
B. Thuỷ phân dẫn xuất halogen trong môi trường kiềm
C. Cho C2H4 tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng, nóng
D. Cho CH3CHO hợp H2 có xúc tác Ni, đun nóng.
15. Trong công nghiệp, phenol được điều chế bằng phương pháp nào sau đây?
A. Từ benzen điều chế ra phenol
B. Tách từ nhựa than đá
C. Oxi hoá cumen thu được là phenol.
D. Cả 3 phương pháp trên.
16. Ứng dụng nào sau đây không phải của rượu etylic?
A. Là nguyên liệu để sản xuất chất dẻo
B. Dùng làm dung môi hữu cơ
C. Dùng làm nhiên liệu
D. Dùng để sản xấut một số chất hữu cơ chẳng hạn như axit axetic
17. Phenol không được dùng trong công nghiệp nào?
A. Chất dẻo B. Dược phẩm
C. Cao su D. Tơ sợi
18. Cho các hợp chất:
(1) CH3 - CH2 - OH (2) CH3 - C6H4 - OH
(3) CH3 - C6H4 - CH2 - OH (4) C6H5 - OH
(5) C6H5 - CH2 - OH (6) C6H5 - CH2 - CH2 - OH
Những chất nào sau đây là rượu thơm?
A. (2) và (3) B. (3), (5) và (6)
C. (4), (5) và (6) D. (1), (3), (5) và (6)
19. Chất nào sau đây có nhiệt độ sôi cao nhất?
A. CH3 - CH2 - OH B. CH3 - CH2 - CH2 -OH
C. CH3 - CH2 -Cl D. CH3 - COOH
20. Chất hữu cơ nào sau đây là chất lỏng ở điều kiện thường
A. CH3Cl B. CH3OH
C. CH3 - O - CH3 D. Tất cả đều là chất lỏng
21. Nguyên nhân nào sau đây làm cho phenol tác dụng dễ dàng với dung dịch brom?
A. Chỉ do nhóm OH hút electron
B. Chỉ do nhân benzen hút electron
C. chỉ do nhân bezen đẩy electron
D. Do nhón -OH đẩy electron vào nhân bezen và nhân bezen hút electron làm tăng mật độ electron ở các vị trí o- và p-
22. Để phân biệt ancol etylic tinh khiết và ancol etylic có lẫn nứơc, có thể dùng chất nào sau đây?
A. Na kim loại B. CuO, to
C. CuSO4 khan D. H2SO4 đặc
23. Khi đốt cháy một rượu thu được tỉ lệ số mol nH2O : nCO2 = 1:1. kết luận nào sau đây về rượu đã cho là đúng?
A. Rượu no, đơn chức
B. Rượu có một liên kết đôi, đơn chức
C. Rượu có một liên kết ba, đơn chức
D. Rượu thơm
24. Cho sơ đồ chuyển hoá :
+ H2 dư - H2O Trùng hợp
X Y X caosu buna
to, Ni to
Công thức cấu tạo của X có thể là:
B. CH2OH - CH = CH - CHO
D. Cả A,B,C đều đúng
25. Dùng cách nào sau đây để phân biệt phenol lỏng và rượu etylic?
A. Cho cả 2 chất cùng tác dụng với Na
B. Cho cả 2 chất tác dụng với NaOH
C. Cho cả 2 chất thử với giấy quỳ
D. Cho cả 2 chất tác dụng với dung dịch nước brom
26. Thuốc thử duy nhất có thể dùng để phân biệt ba chất lỏng: phenol, stiren và rượu bezylic là:
A. Na B. Dung dịch NaOH
C. Dung dịch Br2 D. Quỳ tím
27. Đốt cháy hoàn toàn một rượu A thu được 4,4g CO2 và 3,6g H2O. A có CTPT là:
A. CH4O B. C2H5OH
C. C2H4(OH)2 D. C3H7OH
28. Gọi tên hợp chất có CTPT như sau theo danh pháp IUPAC:
A. 4-etyl-3-metyl metanol -1 B. 3-metyl-4-etyl bezylic
C. 4-etyl-3-metyl benzylic D. Cả A và B
29. Gọi tên hợp chất có CTCT như sau theo danh pháp IUPAC:
CH2 = CH - CH2 - OH
A. 1-hiđroxi prop-2-en B. Rượu alylic hay propen-1-ol-3
C. 3- hiđroxi prop-1-en D.Cả A,B,C
30. Cho phản ứng sau:
CH3CCl3 + NaOHdư (X) + NaCl + H2O
CTCT phù hợp của X là:
A. CH3C(OH)3 B. CH3CHO
C. CH3COONa D. CH3CHCl(OH)2
21. Xác định công thức cấu tạo đúng của C4H9OH biết khi tách nứơc ở điều kiện thích hợp thu được 3 anken:
A. Rượu n-butylic B. Rượu sec-butylic
C. Rượu Tert-butylic D. Không thể xác định
22. Sản phẩm chính của phản ứng sau đây là chất nào:
KOH/ Rượu
CH2 = CH - CHCl - CH3
A. CH2=C=CHCH3 B. CH2=CH - CH(OH)CH3
C. CH2=CH - CH=CH2 D. Cả A và B
33. Phản ứng nào sau đây dùng để điều chế rượu etylic trong công nghiệp bằng phương pháp tổng hợp:
D. Cả B và C
34. Phenol phản ứng được với dãy chất nào sau đây?
A. CH3COOH, Na2CO3, NaOH, Na, dung dịch Br2, HNO3
B. HCHO, Na2CO3, dung dịch Br2, NaOH, Na
C. HCHO, HNO3, dung dịch Br2, NaOH, Na
D. Cả A,B,C
35. Hãy chọn câu phát biểu sai:
A. Phenol là chất rắn kết tinh dễ bị oxi hoá trong không khí thành màu hồng nhạt
B. Phenol có tính axit yếu nhưng mạnh hợn H2CO3
C. Khác với bezen, phenol phản ứng dễ dàng với dung dịch Br2 ở nhiệt độ thường tạo thành kết tủa trắng.
D. Nhóm OH và gốc phenyl trong phân tử phenol có ảnh hưởng qua lại lẫn nhau.
36. Phản ứng nào sau đây nói lên ảnh hưởng của nhóm C6H5- đối với nhóm (-OH)?
(trắng)
A. Chỉ có (3) B. (2), (3)
C. (1), (2) D. (1), (3)
37. Gọi tên hợp chất có công thức cấu tạo như sau:
A. 3-metyl-4-hiđroxi phenol B. 4-hiđroxi-3-metyl-phenol
C. 3,5-đihiroxi toluen D. 2,5-đihidroxi-1-metyl bezen
38. Tên IUPAC của rượu iso amylic là:
A. 2-metyl butanol-1 B. 2-etyl propanol-1
C. 2-metyl butanol-4 D. 3-metyl butanol-1
39.
A trong dãy trên là:
A. 2,clo-propan B. 2,clo,-propan
C. 2-clopropan D. 2,clo propan
40. Khi cho metan tác dụng cới Cl2 (đk askt) với tỉ lệ 1:3 ta sẽ thu được sản phẩm nào sau đây:
A. clometan/ metyl clorua B. điclometan/ metylen clorua
C. triclometan/ clorofom D. cacbon tetraclorua/ tetraclometan
41. CTCT của hợp chất: 1-clo-2-metyl but-1,3-đien là (isopren)
A. B.
C. D.
42. Chọn câu đúng nhất
A. các dẫn xuất halogen có phân tử khối lớn thì ở thể rắn
B. Các dẫn xuất halogen không tan trong H2O
C. Các dẫn xuất polihalogen có phân tử khối lớn thì ở thể lỏng, nặng hơn nước hoặc ở thể rắn.
D. Các dẫn xuất halogen tan tốt trong các dung môi không phân cực.
43. Cho phản ứng:
Phản ứng này thuộc loại phản ứng hữu cơ nào?
A. Phản ứng cộng nhóm OH vào CH3CH2-
B. Phản ứng thế nguyên tử clo bằng nhóm -OH
C. Phản ứng tách nguyên tử clo
D. Không có đáp án nào đúng
44.
trắng
A, B lần lượt là chất gì?
A. Natriphenolat và phenol B. Natriphenolat và catechol
C. Natriclorua và phenol D. Phenol và natriphenolat
45. Theo quy tắc Zai-xep, sán phẩm chính của phản ứng tách HCl ra khỏi phân tử 2-clobutan?
A. But-2-en B. But-1-en
C. But-1,3-đien D. But-1-in
46. Etyl magie bromua được điều chết bằng cách nào?
47. Để tổng hợp PVC từ metan và các chất vô cơ cần thiết cần qua mấy giai đoạn?
A. 2 B. 3
C. 4 D. 5
48. CTTQ của ancol no, mạch hở, đơn chức là:
A. CnH2n+1OH B. CnH2n-2OH
C. CnH2n-2(OH)2 D. CnH2n+1O
49. CTCT của But-3-en-1-ol:
B. CH2 = CH - CH2 - CH2 - OH
50. Các ancol có tonc, tosôi, độ tan trong H2O của ancol đều cao hơn so với hiđrocacbon vì:
A. Các ancol có nguyên tử O trong phân tử
B. Các ancol có khối lượng phân tử lớn
C. Các ancol có khối lượng phân tử lớn hơn hiđrocacbon và có khả năng hình thành liên kết hiđro với H2O
D. Giữa các phân tử ancol tồn tại liện kết hiđro liên phân tử đồng thời có sự tương đồng với cấu tạo của H2O
*****************************************************************
1.Nhận xét nào sau đây không đúng với tính chất của kim loại kiềm Li :
A. Chỉ có Li mới có thể tác dụng trực tiếp với N2 hoặc C để tạo thành Li2C2 và Li3N.
B. LiOH có thể bị nhiệt phân tạo thành Li2O và H2O ở nhiệt độ cao.
C. Hòa tan LiOH vào nước thì LiOH sẽ thu nhiệt của môi trường ngoài.
D. Ion Li+ có bán kính nhỏ hơn các ion kim loại kiềm khác rất nhiều.
2.Tính chất nào sau đây đúng là của kim loại :
A. Để giải thích lí tính cơ bản của kim loại có thể dựa vào thuyết " khí electron " và " thuyết vùng năng lượng ".
B. Nhiệt độ sôi kim loại có thể hoặc không phụ thuộc vào độ bền liên kết và bán kính kim loại.
C. Nhiệt độ nóng chảy của kim loại không phụ thuộc vào mạng lưới tinh thể và lực tương tác tiểu phân trong mạng.
D. I kim loại > I phi kim ( Trong đó , I là năng lượng ion hóa thứ 1 ).
3.Khí NH3 có lẫn hơi nước . Dùng hóa chất nào sau đây để làm khô khí NH3 :
A. H2SO4 đậm đặc.
B. CuSO4 khan.
C. CaO.
D. C ( than cốc ở 900oC ).
4.Phương trình phản ứng nào dưới đây là không chính xác :
A. CuS + 2HCl CuCl2 + H2S.
B. 3AgNO3 + FeCl2 Fe(NO3)3 + 2AgCl + Ag.
C. Hg2Cl2 + Cl2 2HgCl2.
D. HgCl2 + SO2 + 2H2O Hg + H2SO4 + 2HCl.
5.Tên gọi nào sau đây là của muối Fe(OH)2Cl :
A. Sắt (III) đihiđroxit clorua.
B. Sắt (III) clorua hiđroxit.
C. Sắt (III) hiđroxit clorua.
D. Sắt (III) clorua đihiđroxit.
6. Phương pháp nào sau đây không điều chế CO trong công nghiệp :
A. HCOOH CO + H2O. ( P.P fomic ).
B. Phương pháp khí than.
C.Phương pháp than ướt.
D. Phương pháp khí hóa than tại mỏ.
7.Nhận xét nào sau đây không chính xác :
A. Kim cương có trạng thái lai hóa sp3.
B. Grafit có trạng thái lai hóa sp2, các phân tử nối kết thành phân tử khổng lồ cấu tạo từ các vòng 6 cạnh.
C. Cacbin cấu trúc mạch thẳng , có tính bán dẫn.
D. Cacbon có 3 dạng thù hình bền về phương diện nhiệt động (grafit , kim cương và cacbin ) có thể chuyển hóa qua lại với nhau.
8.Cho dung dịch NH3 nhỏ từ từ cho đến dư vào dung dịch CuSO4 sau 1 thời gian sẽ thấy :
A. Tạo kết tủa màu lam tươi dạng vô định hình.
B. Thoát ra khí có mùi khai làm xanh giấy quỳ.
C. Có kết tủa nhưng lại tan ra thành dung dịch.
D. Sủi bọt khí rất mạnh và kết tủa tạo ra.
9.Bài toán:Cho 0,2mol CuO tan trong H2SO4 20% đun nóng, sau đó làm nguội dung dịch đến 10oC.Khối lượng tinh thể CuSO4.5H2O đã tách ra khỏi dung dịch biết = 17,4g là :
A.19,3 gam. C.27,1875 gam.
B.30,7 gam. D.90,2125 gam.
Dùng giả thiết sau trả lời câu 10-11-12
Hỗn hợp A gồm Cu,CuO,Cu2O.Hòa tan m gam hỗn hợp A trong H2SO4 loãng nóng thấy khối lượng kim loại còn lại bằng gam . Mặt khác lấy m gam hỗn hợp A hòa tan bằng HCl đặc nóng nhận thấy có gam tham gia phản ứng, biết Cu2O trong HCl đặc tạo thành hợp chất X dễ tạo kết tủa khi pha loãng.
10.Tổng % hàm lượng Cu trong hỗn hợp A là :
A.75 %. C.85%.
B.95%. D.Đáp án khác.
11.Để có 42,5 gam Cu thì cần bao nhiêu gam hỗn hợp A biết H=100% :
A.50 gam. C.45 gam
B.55 gam. D. Đáp án khác.
12.Hợp chất X có thể là chất gì sau đây :
A. H[CuCl]. C. Cu[(H2O)4Cl2].
B. H[CuCl2]. D. Đáp án khác.
Dùng giả thiết sau để trả lời câu 13-14-15
Hòa tan a gam chất X vào b cm3 chất lỏng có khối lượng riêng D1 thành dung dịch có khối lượng riêng D2.
13.Biểu thức tính nồng độ % theo khối lượng :
A.C(%) = . B.C(%) = .
C.C(%) = . D.C(%) = .
14.Biểu thức tính nồng độ mol theo thể tích :
A. CM = (mol/lít).
B. CM = (mol/lít).
C. CM = (mol/lít).
D. CM = (mol/lít).
15.Trường hợp nào sau đây áp dụng được cho biểu thức nêu trên :
A. Chất X bắt buộc là kim loại kiềm.
B.Chất X là tinh thể ngậm nước.
C.Có sự tương tác của X với nước.
D. Đáp án khác.
Dùng giả thiết sau để trả lời câu 16-17
Hỗn hợp khí X gồm CO2,CO,H2 với phần trăm thể tích tương ứng là a,b,c và phần trăm khối lượng tương ứng a',b',c' .
Đặt x = ; y = và z = .
Các khí có cùng nhiệt độ , áp suất .
16.Trị số của x,y,z như sau :
A. x > 1 , z > 1 , y > 1.
B. x < 1 , z < 1 , y có thể lớn hoặc nhỏ hơn 1.
C. x < 1 , z > 1 , y < 1.
D. x > 1 , z <1 , y có thể lớn hoặc nhỏ hơn 1.
17.Để hỗn hợp = 28 gam thì bao nhiêu là thích hợp ?
A.13 : 8. B.16:3
C.8 : 13. D.Đáp án khác.
Dùng giả thiết sau trả lời câu 18-19-20
Hoà tan vừa đủ 6g hỗn hợp A gồm 2 kim loại X,Y có hóa trị tương ứng là I,II vào dung dịch hỗn hợp axit nitric và axit sunfuric thu được 2,688 lít hỗn hợp khí NO2 và D (đktc) nặng 5,88 gam trong bình kín . Có m gam muối khan .
18. Khí D ở trên có thể xác định được là :
A. Khí SO2. C. Khí N2O
B. Khí H2S. D. Đáp số khác
19. Khối lượng muối khan thu được :
A. 14,04 gam. C. 10,04 gam.
B. 14,40 gam. D. 10,40 gam.
20. Khối lượng muối khan thay đổi như thế nào nếu lượng khí sinh ra không cố định :
A. 12,27 gam ≤ m ≤ 14,68 gam.
B. 12,27 gam ≤ m ≤ 14,86 gam.
C. 12,72 gam ≤ m ≤ 14,86 gam.
D. 12,72 gam ≤ m ≤ 14,68 gam.
Dùng giả thiết sau trả lời câu 21-22
Hòa tan hoàn toàn 1,08 gam oxit kim loại có công thức X2Om trong dung dịch HNO3 thu được 0,112 lít khí NO(đktc) .
21. Nhận định nào sau đây là không đúng :
A. m có thế có giá trị từ 1 đến 4.
B. Trong phản ứng cân bằng thì hệ số của oxit kim loại luôn là 3 và muối được tạo luôn là 6.
C. Hệ số cân bằng của khí NO trong phương trình luôn là số chẵn .
D. m là số cố định trong phản ứng hóa học .
22. Kim loại X nằm trong oxit có thể là :
A. Cu C. Fe
B. Al D. Đáp số khác.
23.Nhận định nào sau đây là không đúng :
A. Không tồn tại một axit yếu có thể đẩy một axit axit mạnh ra khỏi muối trong dung dịch.
B. H2SO4 không phải axit mạnh hơn HCl và HNO3 nhưng lại đẩy được axit ra khỏi muối vì H2SO4 không bị bay hơi.
C. Người ta có thể điều chế thuốc diệt chuột từ 2 nguyên tố chính là Zn và P và để thuốc phát huy tác dụng cần có phản ứng thuỷ phân trong môi trường nước.
D. Hợp chất HNO2 vừa có tính khử và có tính oxi hóa còn NH3 tồn tại duy nhất có tính khử.
Dùng giả thiết sau trả lời câu 24-25-26
Hòa tan 8,48 gam hỗn hợp A bột xôđa và MgO với dung dịch H2SO4 loãng , dư thu được khí B và dung dịch C .Nếu cho toàn bộ khí B vào 225 ml dung dịch Ba(OH)2 0,2 M thu được 3,94 gam kết tủa .
24. Khối lượng BaCO3 tối đa tạo ra khi cho Ba(OH)2 và CO2 phản ứng với nhau thu được xác định là :
A. 8,865 gam. C. 8,6588 gam.
B. 8,685 gam. D. 8,5688 gam.
25. % khối lượng của Na2CO3 trong hỗn hợp A ban đầu xác định :
A. 25% hoặc 12,5%. C. 87,5%.
B. 25% hoặc 75%. D. Đáp số khác.
26. % khối lượng MgO trong hỗn hợp A ban đầu xác định :
A. 12,5% hoặc 87,5%. C. 25%.
B. 12,5% hoặc 75%. D. Đáp số khác.
27. Nhận định nào sau đây đúng về chỉ số octan :
A. Người ta đã chọn chất để đánh giá chỉ số octan là 100 là 2,4,4 - trimetyl pentan.
B. Isooctan được chọn để đánh giá chất lượng xăng vì có khả năng hòa tan và dễ gây nổ tốt các chất khác.
C. Chỉ số octan 83 thì chất lượng gồm có 83% n-heptan là thành phần chính.
D. Chỉ số octan để đánh giá chất lượng xăng thông qua thành phần mà người ta xác định.
28. Cho một hỗn hợp đẳng sôi ( thành phần lỏng hơi trùng nhau , nghĩa là x = y ) của hệ rượu etylic - benzen có thành phần là 44,8% mol benzen và 55,2% mol rượu . Thành phần % theo khối lượng của benzen và rượu là :
A. 41,2% - 57,9%. C. 57,9 - 42,1%
B. 42,1% - 57,9%. D. Đáp số khác.
29. Phản ứng nào sau đây của H2SO4 với chất cần tìm X để điều chế được 1,12 lít;2,24 lít;3,36 lít SO2 (đktc) từ 0,1 mol axit sunfuric theo thứ tự khí thoát ra ở các lọ khi thêm X là :
A. C , Cu , S. C. C , S , Cu.
B. Cu , S , C. D. Cu , C , S.
30. Điện phân nóng chảy Al2O3 với điện cực bằng than . Sản phẩm của quá trình là Al , CO2 và CO . Công thức nào sau đây biểu diễn quan hệ hiệu suất tạo thành Al (h %) và thành phần % thế tích khí CO (R %):
A. h% = (0,5 - R)100%.
B. h% = ( 0,5R - 1)100%.
C. h% = (1 - 0,5R)100%.
D. Đáp số khác.
31. Để tẩy trắng những bức tranh cổ làm bằng bột chì [ PbCO3,Pb(OH)2 ] để lâu ngày trong không khí bị đen thì người ta có thể dùng chất nào sau đây :
A. Nước ancol. C. Nước muối.
B. Nước hidropeoxit. D. Nước aceton.
32. Hỗn hợp khí nào sau đây có thể tồn tại trong bình kín :
A. H2S và NO2. C. H2S và F2.
B. HBr và Cl2. D. CO2 và HCl.
33. Sự kết hợp nào sau đây có tính chất tương xứng cho quá trình khử độc trong thực tế :
A. SO2 , NO2 , HF trong khí thải công nghiệp dùng NaOH để khử độc.
B. Cl2 thoát ra nhiều trong phòng thí nghiệm dùng khí amoniắc phun vào trong không khí.
C. Pb2+ và Cu2+ có nhiều trong nhà máy nên dùng Ba(OH)2 để kết tủa Pb2+ và Cu2+.
D. Cả ba đều có sự kết hợp tương xứng.
34. 1 gam oxit Uran tác dụng với halogen X được 1,254 gam UX6 và giải phóng khí O2 . Xác định công thức phân tử oxit biết rằng halogen X có độ âm điện bằng 3,98 :
A. U3O8. C. U2O2 .
B. UO3. D. Đáp số khác.
35. Trung bình một người dùng 17 kg không khí để thở . Không khí dùng để thở có chứ 1% CO2 và trong tàu vũ trụ có phản ứng tạo O2 để hô hấp như sau :
2CO2 + 4KO2 2K2CO3 + 3O2 .
Phải mang bao nhiêu lượng KO2 lên tàu cho chuyến bay 10 ngày :
A. 120 kg. C. 110,64 kg.
B. 110,46 kg. D. Đáp số khác.
36. Cho 356g hỗn hợp gồm NaBr và NaI tác dụng với 0,4 mol Cl2 . Cô cạn dung dịch thu được một chất rắn A có khối lượng 282,8 gam.
Điều kết luận nào sau đây là đúng :
A. Tính khử của I- kém hơn Br- .
B. Độ giảm khối lượng bằng 72,3 gam .
C. Sau hỗn hợp thu được ba muối là NaCl , NaBr và NaI do Cl2 chỉ phản ứng 1 phần .
D. Chỉ có NaI phản ứng với 0,4 mol Cl2 .
37. Xác định sản phẩm tạo thành ở phản ứng sau đây : CaI2 + H2SO4 (đặc,nóng)
A. CaSO4 và HI.
B. CaSO4 , I2 , H2S và H2O.
C. CaSO4 , S , HI và H2O.
D. CaSO4 , SO2 , HI.
38. Phương trình nào sau đây chưa chính xác :
A. NaOH +2HF NaHF2 + H2O.
B. Cl2 + 3KI 2KCl + KI3.
C. 2N2O5 4NO2 + O2.
D. 3FeCl3 + 2H2SO4 (đặc , nóng ) FeSO4 (khan) + 2FeCl3 + SO2 + 2H2O.
39. Cho hai phát biểu sau :
(I) Trong môi trường axit , Mn4+ oxi hóa được H2O2 giải phóng khí H2.
(II) Trong môi trường bazơ , H2O2 lại oxi hóa được Mn2+ thành Mn4+.
Kết luận nào sau đây là chính xác :
A. Phát biểu (I) chưa chính xác , (II) chính xác.
B. Phát biểu (I) chính xác , (II) chưa chính xác.
C. Phát biểu (I) và (II) chính xác và có mối quan hệ tương quan.
D. Phát biểu (I) và (II) chính xác nhưng không có mối tương quan.
40. Xác định thành phần các chất tham gia A,B,C cho ở phản ứng được xét sau :
(A) + (B) + (C) AlO2- + NH3.
A. Al,NO2-,H+ . C. Al,NO3-,H+.
B. Al,NO2-,OH-. D. Đáp án khác.
41. Cho hai thí nghiệm sau :
(I) : Trộn Al2(SO4)3 + K2S rồi lắc mạnh .
(II) : Trộn Al(NO3)3 + K2CO3 rồi lắc mạnh .
Điều kết luận nào sau đây chưa chính xác :
A.(I),(II) xảy ra phản ứng C. Chỉ tạo 1 khí (I).
B. Là phản ứng trao đổi D. Cả hai có kết tủa.
Dùng giả thiết sau trả lời câu 42-43
Cho x(mol) Fe phản ứng với y(mol) HNO3 tạo ra khí X và dung dịch D . Khí X có MX = 30 gam . Oxi hóa Fe trên thu được 1 mình oxit A có %Fe là 70% khối lượng.
42. Điều khẳng định nào sau đây không đúng :
A. Trong dung dịch D chỉ có tối đa là 1 cation Fe3+ và 1 cation H+.
B. Khí X dễ hóa nâu trong không khí .
C. Trong dung dịch D chỉ có 1 anion là NO3-.
D. Hòa tan lượng oxit sắt trên vào dung dịch HNO3 thì chỉ thu được 1 cation Fe3+ .
43. Nếu Fe hết , HNO3 dư thì dung dịch thu được gồm có :
A. x mol Fe3+ , x+y mol NO3- và y+4x mol H+.
B. y mol Fe3+ , x-y mol NO3- và y+4x mol H+.
C. x mol Fe3+ , x+4y mol NO3- và y+4x mol H+.
D. Đáp số khác.
44. Nhận xét nào sau đây là chính xác :
A. P và N2 có thể phản ứng với Cl2 tạo thành hợp chất có hóa trị là III và V.
B. Thuỷ phân PCl3 và PCl5 đều thu được H3PO4 và HCl.
C. Hợp chất NCl3 là hợp chất rất không bền , dễ nổ trái với hợp chất NF3 là chất bền nhiệt .
D. Người ta dùng hỗn hợp PCl3 và PCl5 làm thuốc diệt chuột.
45. Tính chất nào sau đây không đúng với tính chất của axit HNO3 ( axit nitric ) :
A. Có thể trộn lẫn vô hạn trong nước , chưng cất được ở điều kiện thường tạo hỗn hợp đẳng phí (68,4%).
B. Hỗn hợp HNO3 và HF rất hoạt động .
C. HNO3 dễ trở nên màu nâu khi để dưới ánh sáng và là chất không màu , hút ẩm .
D. HNO3 không phá huỷ được Silic Đioxit.
46. Có 3 chất sau bốc khói khi mở lọ đựng dung dịch . Biết khí thoát ra màu trắng và phân biệt được với hơi nước . 3 chất đó là :
A. AlCl3 , SiCl4 , TiCl4.
B. BaCl2.2H2O , CCl4 , NH4Cl.
C. TiCl4 , BaCl2.2H2O , N2H4.
D. A và C đúng.
47. Sự kết hợp giữa công thức thực nghiệm với tên gọi của hợp chất nào sau đây là đúng nguyên tắc :
A. H5NaPNO4 - natri-amoni photphat.
B. H5CaPO6 - canxi photphat đihidrat.
C. H12PbC4O7 - Chì axetat trihidrat - Chất đường chì.
D. Cả 3 chất trên đều đúng nguyên tắc.
Dùng giả thiết sau trả lời câu 48-49-50-51
Cho hai khí A và B tạo bởi hai phi kim ở chu kì 3 với hidro hòa tan vào HNO3 đặc được axit D,E và có khí C thoát ra . Cho B tác dụng với nước lo ta được axit F có thể chuyển thành B và D .
Nếu có khí C có tỉ khối so với H2 là 15 và khối lượng mol của A bằng khối lượng mol B .
48. Chất A và B có thành phần bao nhiêu nguyên tố và số nguyên tử H trong phân tử A,B thứ tự là :
A. 3 nguyên tố ; 2 nguyên tử H ở phân tử A và 3 nguyên tử H ở phân tử B .
B. 2 nguyên tố ; 2 nguyên tử H ở phân tử A và 3 nguyên tử H ở phân tử B .
C. 3 nguyên tố ; 3 nguyên tử H ở phân tử A và 2 nguyên tử H ở phân tử B .
D. 2 nguyên tố ; 3 nguyên tử H ở phân tử A và 2 nguyên tử H ở phân tử B .
49. Phân tử chất D có bao nhiêu nguyên tử H và phân tử chất F có bao nhiêu nguyên tử O :
A. 3 nguyên tử H và 4 nguyên tử O .
B. 2 nguyên tử H và 4 nguyên tử O .
C. 4 nguyên tử H và 3 nguyên tử O.
D. 5 nguyên tử H và 3 nguyên tử O.
50. Giả sử có phản ứng sau :
Chất B + HNO3 Chất D + Chất C + H2O .
Hệ số cân bằng phản ứng trên theo thứ tự là :
A. 8 - 3 - 8 - 3 - 4.
B. 3 - 3 - 8 - 4 - 3.
C. 8 - 3 - 3 - 8 - 4.
D. Đáp số khác .
51. Số nguyên tử H có trong phân tử chất C là :
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. Đáp số khác.
52. Nhận xét nào sau đây chưa chính xác :
A. Trạng thái electron trong nguyên tử được đặc trưng bằng 3 số lượng tử : n , l , và m.
B. Ái lực electron là khả năng kết hợp electron vào nguyên tử để tạo thành ion âm.
C. Trong nguyên tử các electron chiếm trước hết các AO có mức năng lượng thấp nhất.
D. Trong một phân lớp,các electron được sắp xếp sao cho tổng số spin là cực đại.
53. Giả sử có phản ứng oxi hóa khử sau :
C6H12O6 + KMnO4 + H2SO4
Sản phẩm sinh ra bao gồm những chất gì và tổng số electron trao đổi ( cho - nhận ) là :
A. CO2 , MnSO4 , K2SO4 và 24 e.
B. CO2 , MnO2 , K2SO4 , H2O và 25 e.
C. CO2 , MnSO4 , K2SO4 , H2O và 29 e.
D. CO2 , MnO2 , K2SO4 và 27 e.
54. Cách nào sau đây không phải là phương pháp chống ăn mòn kim loại :
A. Dùng Urotropin để bảo vệ Kim loại sắt trước tác dụng axit clohidric.
B. Dùng hexametylenhexaamin ( C6H12N4) cũng để bảo vệ sắt trước axit clohidric.
C. Phủ lên bề mặt kim loại lớp sơn,vecni,xi,mạ..
D. Dùng dòng điện bên ngoài.
55. Nhiều loại pin nhỏ dùng trong đồng hồ đeo tay, trò chơi là pin bạc oxit-kẽm. Phản ứng xảy ra như sau :
Zn + Ag2O + H2O 2Ag + Zn(OH)2.
Như vậy trong pin bạc oxit và kẽm :
A. Kẽm bị oxi hóa là anot .
B. Kẽm bị khử và là catot.
C. Bạc oxit bị khử và là anot.
D. Bạc oxit bị oxi hóa và là catot.
56. Mẫu pin điện nào dưới đây sẽ cho bóng đèn sáng nhất ?
A. Magie | Nước máy | Chì.
B. Magie | Nước mưa | Chì.
C. Magie | Nước biển | Chì.
D. Magie | Nước cất | Chì.
57. Axit clohidric tác dụng với vụn kẽm . yếu tố nào không làm tăng đáng kể tốc độ phản ứng :
A. Tăng nhiệt độ. C. Thêm axit.
B. Thêm chất xúc tác. D. Dùng bột kẽm.
58. Điều nào sau đây có ảnh hưởng lớn nhất đến độ điện li α :
A. Nhiệt độ. C. Nồng độ.
B. Bản chất chất tan. D. Dung môi.
59. Độ điện li xác định trong thực nghiệm luôn nhỏ hơn 100% xác định các giá trị ở nồng độ thích hợp được quy ước gọi là :
A. Độ điện li biểu kiến. C. Độ điện li biểu diện.
B. Độ điện li biểu định. D. Đáp án khác.
Dùng giả thiết sau trả lời câu 60-61-62
Cho mô hình pin liti rắn sau :
(-)
Liti
Anốt Li+
Polime điện giải (+)
MnO2
(Catốt)
60. Khi phóng điện , ở anot xảy ra quá trình :
A. Quá trình Ôxi hóa. C. Ôxi hóa - khử.
B. Quá trình Khử. D. Trao đổi ion.
61. Trong mô hình có nhắc đến polime điện giải là chất :
A. Điện giải cho elctron đi qua Anốt và Catốt.
B. Địên giải cho ion Li+ đi qua Anốt và Catốt.
C. Điện giải cho elctron đi từ anốt sang catốt mà không cho đi ngược lại.
D. Đáp án khác.
62. Phản ứng nào sau đây là phản ứng của pin:
A. Li + MnO2 Li+ + Mn + O2. Epin = 3V
B. Li + Mn + O2 Li + MnO2. Epin = 3V
C. Li + MnO2 LiMnO2. Epin = 3V
D. Li + MnO2 LiMn + O2. Epin = 3V
63. Hệ kín là :
A. Hệ không trao đổi năng lượng với môi trường ngoài chỉ có trao đổi chất.
B. Hệ không trao đổi chất mà chỉ trao đổi năng lượng với môi trường ngoài.
C. Hệ chỉ trao đổi năng lượng với môi trường ngoài.
D. Đáp án khác.
64. Khi thả 1 mẫu Mg vào 2 cốc là HCl và CH3COOH ( cùng V , cùng CM ) thì thể tích hidro và tốc độ khí thoác ra :
A. V chênh lệch , tốc độ chênh lệch.
B. Tốc độ bằng nhau , thể tích chênh lệch.
C. Thế tích bằng nhau , tốc độ chênh lệch.
D. Thể tích bằng nhau , tốc độ bằng nhau.
65. Điều nào sau đây đúng cho các nhận xét :
A. H2S rất dễ bay hơi hơn so với nước.
B. H2S hầu như vô hại chỉ có mùi trứng thối.
C. Không xảy ra phản ứng :
H2S + CuCl2 CuS + 2HCl vì CuS phản ứng lại với HCl .
D. Khi cho H2S phản ứng với Na2CO3 thì tạo muối Na2S , khí CO2 và H2O do axit H2S mạnh hơn H2CO3 .
Dùng giả thiết sau trả lời câu 66-67
Oxi hóa a(g) hỗn hợp A gồm Fe và Fe3O4 bằng nhau bằng một lượng oxi dư được chất B duy nhất , khi hòa tan hết trong 800ml HCl 5M thì dung dịch sau phản ứng có nồng độ giảm 75% so với dung dịch đầu.
Mặt khác nếu thổi 1 luồng khí H2 qua B thì được 1 kim loại có khối lượng bằng 4 lần lượng sắt trong A .
66. Trị số a bằng :
A. 27 gam. C. 27,72 gam.
B. 72 gam. D. Đáp số khác.
67. Nhận xét nào sau đây là chính xác :
A. Số mol của Fe và Fe3O4 bằng nhau trong hỗn hợp A ban đầu.
B. Khối lượng của Fe và Fe3O4 bằng nhau trong hỗn hợp A ban đầu.
C. Cả khối lượng và số mol của Fe và Fe3O4 trong hỗn hợp A đều bằng nhau.
D. Cả 3 đều sai.
68. Sự kết hợp nào sau đây là không chính xác cho tên gọi các hợp chất :
A. HClO : Axit hipocloric.
B. HClO2 : Axit clorơ.
C. HClO3 : Axit cloric.
D. HClO4 : Axit pecloric.
69. Điều nào sau đây là đúng :
A. Khi bị bỏng axit cần rửa ngay bằng nước vôi trong vì axit sẽ bị trung hòa bằng kiềm.
B. Khi bị bỏng axit cần rửa ngay bằng nước lạnh.
C. Khi bỏng axit cần rửa ngay bằng nước giấm hoặc nước chanh.
D. Phương án khác.
70. Cho 9,2 gam Na vào 200g dung dịch chứa Fe2(SO4)3 4% và Al2(SO4)3 6,84% . Sau phản ứng tách ra kết tủa và nung đến khối lượng không đổi . Tổng khối lượng chất rắn thu được sau khi nung là :
A. 5,24 gam. C. 5,42 gam.
B. 5,04 gam. D. Đáp số khác.
71. Để xác định KLNT của Clo ( x đvC ) và của Kali ( y đvC ) người ta nung 3,0642 gam kali clorat ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi chất rắn thu được có khối lượng là 1,8648 gam . Hòa tan lượng chất này vào nước rồi cho tác dụng với bạc nitrat dư . Kết tủa rửa được làm khô có khối lượng là 3,5838 gam.
Cho KLNT của O là 15,994 đvC và của Ag là 107,868 đvC . Trị số x,y lần lượt là :
A. 35,501 đvC và 39,10 đvC.
B. 35,510 đvC và 39,01 đvC.
C. 35,5001 đvC và 39,0109 đvC.
D. Không thể xác định được x,y vì thiếu dữ kiện.
72. Phương trình nào sau đây giải thích , Pb chỉ tan tốt trong dung dịch H2SO4 hoặc HCl đặc :
A. Pb + HCl PbCl2 + H2 .
B. Pb + 4HCl PbH2Cl4 + H2.
C. Pb + HCl PbCl + [H] ([H] là H nguyên tử).
D. Đáp án khác.
73. Công thức axit nào sau đây chưa chính xác:
A. HBeO2. C. HAlO2.H2O.
B. H2ZnO2. D. HCrO2.H2O.
74. Ở điều kiện bất kỳ xác định được pH=7 thì dung dịch đó có tính chất :
A. Chắc chắn là axit hoặc bazơ không thể là trung tính được.
B. Chắc chắn là trung tính hoặc bazơ mà không thế là axit được.
C. Có thể là axit hoặc trung tính mà không thể là bazơ được.
D. Đáp án khác.
75. Có bao nhiêu trường hợp cấu hình electron lớp ngoài cùng của chất A : 3s23p6
A. 1 nguyên tử , 2 cation , 2 anion.
B. 2 nguyên tử , 2 cation , 1 anion.
C. 2 nguyên tử , 3 cation , 3 anion.
D. 1 nguyên tử , 2 cation , 3 anion.
76. Cho dung dịch Br2 có màu nâu là dung dịch loãng của nước Brom đặc . Nhỏ vài giọt NaOH thấy hiện tượng A . Sau đó thêm vài giọt HCl thấy hiện tượng B . A,B lần lượt là :
A. Không đổi màu nâu - Mất màu nâu.
B. Không đổi màu nâu - Không đổi màu nâu.
C. Không đổi màu nâu - Sau đó đậm thêm.
D. Đáp án khác.
77. Cho a gam axit sunfuric x% nồng độ phản ứng hết 1 lượng 2 kim loại Na , Mg dư lượng H2 thu được là 0.05a (gam) . Tính x :
A. 18,5%. C. 15,8%
B. 51,8%. D. Đáp án khác.
78. Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp 6,4gam CuO và 16 gam Fe2O3 trong 320 ml dung dịch HCl 2M đến phản ứng hoàn toàn . Sau phản ứng m gam chất rắn không tan . m là :
A. 3,2 gam. C. 8 gam.
B. 4,8 gam. D. Đáp án khác.
Dùng giả thiết sau trả lời câu 79-80-81
Một dung dịch A có nồng độ axit là 30% không hoà tan chiếc đinh sắt ở điều kiện thường . Thêm nước cẩn thận thu được dung dịch A' có nồng độ cao 95% < A' < 100% và dung dịch này không hòa tan chiếc đinh sắt. Nếu thêm tiếp nước thì được dung dịch có nồng độ 30%.
79. Dung dịch thu được 30% có hòa tan được chiếc đinh sắt không ?
A. Hoàn toàn không. C. Tan hết.
B. Chỉ 1 phần nhỏ tan. D. Không tan.
80. Dung dịch sau 30% đó cho một mẫu kim loại cùng tính chất với Fe như Al,Cr vào thì :
A. Không có hiện tượng gì do kim loại hòa tan bị thụ động hóa.
B. Thoát khí không màu sau đó chuyển sang nâu đỏ trong không khí.
C. Thoát khí có mùi hắc hoặc có kết tủa vàng hay có khí mùi trứng thối.
D. Đáp án khác.
81. Bản chất của chất làm dung môi trong dung dịch A có nồng độ 30% ban đầu là loại hợp chất nào sau đây :
A. Axit. C. Bazơ.
B. Nước nguyên chất. D. Chất hữu cơ.
82. Lấy 7.78 gam hỗn hợp A gồm 2 kim loại X,Y hoạt động ổn định có hóa trị không đổi chia thành 2 phần . Phần 1 cho tác dụng với oxi dư thu 4,74 gam hỗn hợp oxit. Phần 2 cho phản ứng với ( H2SO4 và HCl ) loãng thu được thể tích khí là a . Vậy a có giá trị là :
A. 2,24 (lít). C. 1,12 ≤ m ≤4,48 (lít).
B. 4,48 (lít). D. 2,24 ≤ m ≤ 4,48 (lít).
83. Để chữa bỏng vôi tôi ở 150oC và pH=13,1 thì người ta dùng giấm ăn chứ không dùng nước mắm . Lí do nào sau đây không đúng cho nguyên tắc lí luận được nêu :
A. Vì nồng độ axit trong giấm khá phù hợp mới đủ trung hòa pH = 13,1 tránh gây bỏng.
B. Trong giấm ăn có hàm lượng muối cao nên gây rát không dùng.
C. Dùng giấm ăn có thể làm mát vết thương vì bị bỏng ở nhiệt độ cao.
D. A,B,C đều không chính xác.
84. Để giải thích tại sao băng phiến và iot dễ thăng hoa nhưng không dẫn điện còn muối ăn không thăng hoa nhưng dẫn diện là nhờ tính chất đặc trưng nào mô tả sau đây :
A. Cấu trúc tinh thể . C. Trạng thái thực.
B. Điện tích ion. D. Đáp án khác.
85. Thành phần chính của tinh thể kim loại :
A. Ion dương , Ion âm , electron tự do.
B. Nguyên tử kim loại , electron tự do.
C. Electron tự do.
D. Ion dương , Các electron tự do , nguyên tử kim loại.
86. Nhận xét nào sau đây là không chính xác:
A. Kim loại nhường electron thành cation.
B. Nối ion rất bền nên tinh thể các hợp chất ion rất bền , khá rắn , khó bay hơn và có độ nóng chảy cao.
C. Các hợp chất ion khó tan trong nước.
D. Các ion dương và âm hút nhau bằng lực hút tĩnh điện và tạo thành liên kết ion.
87. Người ta dùng chất nào sau đây để đựng dung dịch axit HF trong phòng thí nghiệm nhằm bảo quản hóa chất HF tinh khiết :
A. Bạch kim. C. Bình xốp.
B. Thuỷ tinh. D. Bình gỗ.
88. Khi clo hóa PVC ta được một loại tơ clorin chứa 66,77% clo. Vậy trung bình một phân tử Cl2 tác dụng với bao nhiêu mắt xích PVC :
A. Cứ 2 mắt xích có 1 nguyên tử H bị thay thế bởi một nguyên tử Cl.
B. Cứ 2 mắt xích có 2 nguyên tử H bị thay thế bởi một nguyên tử Cl.
C. Cứ 1 mắt xích có 2 nguyên tử H bị thay thế bởi một nguyên tử Cl.
D. Cứ 1 mắt xích có 1 nguyên tử H bị thay thế bởi hai nguyên tử Cl.
89. Theo phương pháp Kolbe , khi điện phân Natri axetat ta thu được ở Anốt những chất gì :
A. CO2 và H2. C. CO và H2.
B. CO2 và O2. D. Đáp án khác.
90. Khi clo hóa metan (ánh sáng khuếch tán) sản phẩm có chứa 1 ít :
A. propan. C. metan dư.
B. butan. D. Chỉ có sản phẩm chính.
91. Hàm lượng etanol của 1 người trong máu (mol.l-1) của 1 người sau khi uống rượu :
Thời gian
( Giờ ) Hàm lượng etanol trong máu ( mol.l-1)
0.25 0.02
0.5 0.028
0.75 0.027
1 0.025
2 0.022
3 0.017
4 0.012
5 0.007
I. Điều mô tả nào sau đây không đúng với đồ thị ứng với bảng trên :
A. Hàm lượng etanol trong máu biến đổi không đều.
B. Hàm lượng etanol trong máu biến đổi dần về không khi thời gian t tiến đến vô cùng.
C. Hàm lượng etanol lớn nhất sau 0.5 giờ.
D. Hàm lượng etanol biến thiên theo hướng không xác định.
II. Nếu hàm lượng etanol cho phép là 0.80 g.l-1 thì sau mấy giờ người lái xe tiếp tục lái:
A. 2,9 giờ. D. 4 giờ.
B. 3 giờ. D. Đáp án khác.
92. Có thể dùng 1 hóa chất duy nhất nào để phân biệt 3 dung dịch axit CH3COOH , HCOOH và CH2=CH-COOH :
A. Br2. C. AgNO3/NH3.
B. Cu(OH)2. D. Cả 3 đều sai.
92. Cho các bazơ sau :
CH3-NH2 (A) C6H5-NH2 (B) NH3 (C) (CH3)2NH (D) .
Hỏi cặp hằng số bazơ Kb sau nào sắp xếp sai :
10-4,75 (1) 10-3,34 (2) 10-9,4 (3) 10-3,27 (4) .
A. A(2) - B(3). C. D(4).
B. C(1). D. Đáp án khác.
93. Sự đề xuất công thức thực nghiệm tinh thể axit pecloric trong HClO4.2H2O có 4 liên kết đồng nhất nào là đúng :
A. [H3O]+[ClO4]. C. [H2O][H+ClO4].
B. [H]+[ClO4]. D. Đáp án khác.
94. Nung 1026 gam hỗn hợp X chứa 49,51% CaOCl2 , 28,85% Ca(ClO)2 và 21,64% CaCl2 thu được 1 chất rắn Y chỉ có canxi clorua và Canxi clorat . % CaCl2 trong Y :
A. 84.5%. C. 85.5%.
B. 85.45%. D. 88.85%.
95. Để biểu thị sự cân bằng khí CO2 và CO2 hòa tan ở 2 cực khí quyển cần bao nhiêu phản ứng :
A. 3 phản ứng. C. 2 phản ứng.
B. 4 phản ứng. D. Đáp án khác.
96. Nhận định nào sai :
A. Kim loại ở thể hơi và lỏng dẫn điện rất tốt do còn electron tự do.
B. Một trong những lí do phi kim không tạo liên kết kim loại là do nó có năng lượng ion hóa lớn.
C. Các electron hóa trị chỉ chiếm 1 phần vùng năng lượng và 1 phần trống ( thuyết vùng).
D. Fe là kim loại chuyển tiếp điển hình.
97*. Độ truyền quang của dung dịch KMnO4 với nồng độ 3,75 mg trong 100ml được đo trong 480 nm cuvet có bề dày 1,5 cm bằng 39,6% . Hệ số hấp thụ của phân tử các chất là :
A. 1,57.10-3 . C. Cả hai đều được.
B. 1,75.10-3. D. Cả hai đều sai.
98. Hệ thức độ truyền quang và mật độ quang được xác định là :
A. -lgT = A. C. -lgT = A-1.
B. lgA = T. D. A.T = lg2.
99. Chất nào là thành phần của men răng :
A. Ca5(PO4)3OH. C. Cả hai chất trên.
B. Ca3(PO4)2. D. A,B sai.
100. Phương pháp nào sau đây không phải phân tích vật lý :
A. Cộng hưởng từ hạt nhân NMR .
B. Cộng hưởng thuận từ electron.
C. Kích hoạt phóng xạ.
D. Cộng hưởng sắc kí , chiết.
101. Các trị số được ghép sau , trị số nào là chính xác :
A. NH3 - Góc liên kết : 107o.
B. PF3 - Góc liên kết : 67o.
C. PI3 - Góc liên kết : 122o.
D. SF2 - Góc liên kết : 60o.
102. Cơ sớ để xây dựng mô hình liên kết bị uốn cong dạng như C2H2 là :
A. Công nhận C có hóa trị 4 , định hướng C có hướng hóa trị tạo tứ diện vuông .
B. C có thể có lai hóa sp,sp2,sp3.
C. Công nhận C có hóa trị 4.
D. C chỉ có lai hóa sp2.
103. Định nghĩa nào là đúng:
A. Nhiệt độ nóng chảy của 1 chất là nhiệt độ ở đó pha rắn nằm cân bằng với pha lỏng ở áp suất bất định (ít khi là áp suất khí quyển).
B. Khối lượng riêng của một chất là khối lượng chất đó trên 1 đơn vị thế tích.
C. Nhiệt độ nóng chảy là nhiệt độ pha lỏng và rắn cân bằng ở nhiệt độ cùng 1 mol trong áp suất nước biển.
D. A,B đúng.
104. Tính chất nào sau không có ở kim loại :
A. Ở trạng thái rắn đặc trưng có liên kết kim loại.
B. Tất cả ở trạng thái rắn.
C. Dẫn điện tốt nhưng độ dẫn điện giảm khi nhiệt độ tăng.
D. Trong bảng tuần hoàn tính kim loại của nguyên tố tăng từ phải sang trái.
105. Có một kim loại có số oxi hóa như sau :
7,6,5,4,3,2,1 trong đó số in nghiêng là thường gặp Có thể là kim loại nào :
A. Cr B. Fe C. Ni D. Đáp án khác.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro