gentoo 5
Gentoo Logo
[ << ] [ < ] [ Về đầu ] [ > ] [ >> ]
6. Cài đặt Hệ thống nền Gentoo
Nội dung:
* Chroot
* Cấu hình Porgage
6.a. Chroot
Tùy chọn: Chọn Mirror
Để tải mã nguồn về nhanh nhất, bạn nên chọn một mirror nhanh. Portage tìm biến GENTOO_MIRRORS trong tập tin make.conf và dùng những mirror liệt kê trong đó. Bạn có thể xem danh sách mirror và tìm mõt hoặc nhiều mirror gần mình nhất (và thường là cái nhanh nhất). Tuy nhiên chúng tôi cũng cung cấp một công cụ gọi là mirrorselect để chọn mirror cho bạn.
Mã 1.1: Dùng mirrorselect để đặt biến GENTOO_MIRRORS
# mirrorselect -i -o >> /mnt/gentoo/etc/make.conf
Cảnh báo: Đừng chọn mirror IPv6. Hiện thời chúng tôi không hỗ trợ IPv6.
Thiết lập quan trọng thứ hai là SYNC trong tập tin make.conf. Biến này xác định rsync server bạn muốn dùng khi cập nhật cây Portage (bao gồm các ebuild, script chứa những thông tin cần thiết để tải về và cài đặt phần mềm). Mặc dù bạn có thể đặt SYNC bằng tay, mirrorselect sẽ làm cho công việc dễ dàng hơn:
Mã 1.2: Đặt thiết lập rsync bằng mirrorselect
# mirrorselect -i -r -o >> /mnt/gentoo/etc/make.conf
Sau khi chạy mirrorselect, tốt nhất nên kiểm tra lại các thiết lập trong /mnt/gentoo/etc/make.conf !
Chép thông tin DNS
Còn một việc cần làm trước khi vào môi trường mới. Đó là chép thông tin DNS vào /etc/resolv.conf. Bạn cần làm điều này để đảm bảo mạng sẽ vẫn hoạt động kể cả khi đã vào môi trường mới. /etc/resolv.conf chứa nameserver của mạng bạn đang dùng.
Mã 1.3: Chép thông tin DNS
(Tùy chọn "-L" là cần thiết để đảm bảo bạn không chép symbolic link)
# cp -L /etc/resolv.conf /mnt/gentoo/etc/resolv.conf
Mount hệ tập tin /proc và /dev
Mount hệ tập tin /proc vào /mnt/gentoo/proc để bảo đảm những thông tin do kernel cung cấp vẫn có thể được dùng trong môi trường chroot, sau đó mount-bind hệ tập tin /dev.
Mã 1.4: Mount /proc và /dev
# mount -t proc none /mnt/gentoo/proc
# mount -o bind /dev /mnt/gentoo/dev
Chuyển sang môi trường mới
Giờ mọi phân vùng đã được khởi động và môi trường nền đã được cài đặt, đã đến lúc chuyển sang môi trường mới bằng cách chroot vào nó. Điều này nghĩa là bạn thay đổi từ môi trường cài đặt hiện thời (CD Cài đặt hoặc phương tiện cài đặt khác) sang hệ thống được cài đặt (gồm các phân vùng đã được khởi động).
Chroot được thực hiện qua ba bước. Đầu tiên chúng ta sẽ thay đổi thư mục gốc từ / (trên phương tiện cài đặt) sang /mnt/gentoo (phân vùng của bạn) bằng chroot. Sau đó chúng ta sẽ tạo môi trường mới bằng env-update (tạo các biến môi trường). Cuối cùng, chúng ta nạp các biến môi trường này vào bằng lệnh source.
Mã 1.5: Chroot vào môi trường mới
# chroot /mnt/gentoo /bin/bash
# env-update
* Caching service dependencies...
# source /etc/profile
# export PS1="(chroot) $PS1"
Chúc mừng bạn! Bạn đã vào trong môi trường Gentoo Linux của chính bạn. Dĩ nhiên nó vẫn chưa hoàn chỉnh. Đó là lý do tại sao vẫn còn vài phần để đọc trong tài liệu này :-)
6.b. Cấu hình Porgage
Cập nhật cây Portage
Bạn nên chạy emerge --sync ngay để cập nhật phiên bản cây Portage mới nhất.
Mã 2.1: Cập nhật cây Portage
# emerge --sync
(Nếu bạn dùng terminal chậm như một số framebuffer hoặc
serial console, bạn có thể thêm tùy chọn --quiet để tăng tốt:)
# emerge --sync --quiet
Nếu bạn bị firewall không cho phép truy cập rsync, bạn có thể dùng emerge-webrsync để tải về và cài đặt cây Portage.
Nếu bạn được cảnh báo rằng phiên bản Portage mới đã có và bạn nên cập nhật Portage, vậy thì hãy bỏ qua thông báo đó. Portage sẽ được cập nhật sau trong quá trình cài đặt này.
Chọn profile phù hợp
Trước hết là một định nghĩa nhỏ.
Profile là cơ sở hạ tầng cho bất kỳ hệ thống Gentoo nào. Nó không chỉ xác định giá trị CHOST, CFLAGS mặc định mà còn có nhiều biến quan trọng khác. Nó cũng ngăn không cho hệ thống sử dụng một số phiên bản phần mềm nhất định. Nó được quản lý bởi Gentoo developer.
Như đã nói, profile ít khi được người dùng chú ý. Tuy nhiên, người dùng x86, hppa và alpha có thể chọn một trong hai profile, một cho kernel 2.4 và một cho kernel 2.6. Điều này là bắt buộc để có thể tích hợp hệ thống với kernel 2.6. Kiến trúc ppc và ppc64 cũng có vài profile để chọn. Chúng ta sẽ nói về chúng sau.
Bạn có thể biết profile mình đang dùng bằng lệnh:
Mã 2.2: Kiểm tra profile hệ thống
# ls -FGg /etc/make.profile
lrwxrwxrwx 1 48 Apr 8 18:51 /etc/make.profile -> ../usr/portage/profiles/default-linux/x86/2005.1/
Nếu bạn dùng một trong ba kiến trúc máy tính đã đề cập, profile mặc định sẽ cung cấp cho bạn hệ thống Linux 2.6. Bạn được khuyến khích dùng hệ thống này, tuy nhiên vẫn có thể chọn sử dụng profile khác.
Vài người dùng sẽ muốn cài đặt hệ thống với profile Linux 2.4. Nếu bạn có lý do để làm như vậy, bạn nên kiểm tra lại các profile đang có. Trên x86, bạn có thể thực hiện lệnh sau để biết:
Mã 2.3: Tìm những profile hiện có
# ls -d /usr/portage/profiles/default-linux/x86/no-nptl/2.4
/usr/portage/profiles/default-linux/x86/no-nptl/2.4
Ví dụ trên cho thấy có profile 2.4 (vd, nó không than phiền thiếu tập tin hoặc thư mục). Bạn được khuyến khích dùng profile mặc định, nhưng nếu bạn muốn chuyển, bạn làm như sau:
Mã 2.4: Chuyển sang profile 2.4
(Nhớ dùng đúng kiến trúc máy tính, ví dụ sau dùng cho x86)
# ln -snf /usr/portage/profiles/default-linux/x86/no-nptl/2.4 /etc/make.profile
(Danh sách tập tin trong profile 2.4)
# ls -FGg /etc/make.profile/
total 12
-rw-r--r-- 1 939 Dec 10 14:06 packages
-rw-r--r-- 1 347 Dec 3 2004 parent
-rw-r--r-- 1 573 Dec 3 2004 virtuals
Cấu hình biến USE
USE là một trong những biến mạnh nhất mà Gentoo cung cấp cho người dùng. Vài chương trình có thể được biên dịch với một vài tính năng. Ví dụ, vài chương trình có thể được biên dịch để hỗ trợ gtk, hoặc qt. Vài chương trình khác có thể được biên dịch để hỗ trợ hoặc không hỗ trợ SSL. Vài chương trình có thể được biên dịch để hỗ trợ framebuffer (svgalib) thay vì X11 (X-server).
Hầu hết các bản phân phối tự biên dịch các phần mềm với nhiều tính năng nhất có thể, làm tăng kích thước chương trình và tăng thời gian khởi động, chưa kể bị phụ thuộc vào một lượng đáng kể các thư viện khác. Với Gentoo bạn có thể định nghĩa tùy chọn nào nên sử dụng. Đây chính là vai trò của USE.
Trong biến USE, bạn định nghĩa những từ khóa tương ứng với các tùy chọn biên dịch. Ví dụ, ssl sẽ biên dịch hỗ trợ ssl trong các chương trình có hỗ trợ ssl. -X sẽ loại bỏ hỗ trợ X-server (chú ý dấu trừ phía trước). gnome gtk -kde -qt sẽ biên dịch chương trình của bạn với hỗ trợ gnome (và gtk), không hỗ trợ kde (và qt), giúp hệ thống của bạn tùy biến riêng cho GNOME.
Thiết lập USE mặc định được đặt trong make.defaults của profile của bạn. Bạn sẽ tìm make.defaults trong thư mục mà /etc/make.profile trỏ đến và mọi thư mục cha của nó. Thiết lập USE mặc định là tổng hợp của mọi thiết lập USE trong mọi tập tin make.defaults. Những gì bạn lưu trong /etc/make.conf sẽ được tính toán dựa trên các thiết lập mặc định. Nếu bạn thêm vài thứ vào USE, nó sẽ được thêm vào danh sách mặc định. Nếu bạn loại bỏ vài thứ khỏi USE (bằng cách đặt dấu trừ trước từ khóa), nó sẽ bị loại bỏ khỏi danh sách mặc định (nếu nó có trong danh sách mặc định). Không bao giờ thay thế bất cứ gì bên trong thư mục /etc/make.profile; nội dung thư mục này luôn luôn được ghi đè khi cập nhật Portage!
Mô tả đầy đủ về USE nằm trong phần hai của tài liệu này, USE flag. Mô tả về các USE flag nằm trên hệ thống bạn, tại /usr/portage/profiles/use.desc.
Mã 2.5: Xem các USE flag hiện có
# less /usr/portage/profiles/use.desc
(Bạn có thể cuộn bằng phím mũi tên, thoát bằng cách nhấn 'q')
Trong ví dụ sau, chúng tôi hiển thị thiết lập USE cho hệ thống dựa trên KDE với DVD, ALSA, và hỗ trợ ghi CD:
Mã 2.6: Mở /etc/make.conf
# nano -w /etc/make.conf
Mã 2.7: Thiết lập USE
USE="-gtk -gnome qt kde dvd alsa cdr"
Tùy chọn: Locale của GLIBC
Bạn thường chỉ dùng một hoặc hai locale trên hệ thống. Cho đến giờ, khi biên dịch glibc, toàn bộ các locale sẽ được tạo. Bạn có thể kích hoạt cờ userlocales và xác định những locale bạn cần trong /etc/locales.build. Chỉ làm thế nếu bạn biết locale nào cần chọn.
Mã 2.8: Kích hoạt USE flag userlocales cho glibc
# mkdir -p /etc/portage
# echo "sys-libs/glibc userlocales" >> /etc/portage/package.use
Giờ hãy xác định locale bạn có thể sẽ dùng:
Mã 2.9: Mở /etc/locales.build
# nano -w /etc/locales.build
Locale English (United States) và tiếng Việt với dạng thức đi kèm (như UTF-8) sẽ được dùng trong ví dụ.
Mã 2.10: Xác định locale
en_US/ISO-8859-1
en_US.UTF-8/UTF-8
vi_VN.UTF-8/UTF-8
Giờ hãy tiếp tục với Cấu hình kernel.
[ << ] [ < ] [ Về đầu ] [ > ] [ >> ]
Tài liệu này sử dụng giấy phép Creative Commons - Attribution / Share Alike.
Bản in
View all
Cập nhật 16 Tháng hai 2006
The original version of this document was last updated July 7, 2008
Tóm tắt: Sau khi cài đặt và cấu hình stage3, kết quả sau cùng là bạn có được một hệ thống nền Gentoo để bạn sử dụng. Chương này mô tả cách đạt được việc đó.
Sven Vermeulen
Author
Roy Marples
Author
Daniel Robbins
Author
Chris Houser
Author
Jerry Alexandratos
Author
Seemant Kulleen
Gentoo x86 Developer
Tavis Ormandy
Gentoo Alpha Developer
Jason Huebel
Gentoo AMD64 Developer
Guy Martin
Gentoo HPPA developer
Pieter Van den Abeele
Gentoo PPC developer
Joe Kallar
Gentoo SPARC developer
John P. Davis
Editor
Pierre-Henri Jondot
Editor
Eric Stockbridge
Editor
Rajiv Manglani
Editor
Jungmin Seo
Editor
Stoyan Zhekov
Editor
Jared Hudson
Editor
Colin Morey
Editor
Jorge Paulo
Editor
Carl Anderson
Editor
Jon Portnoy
Editor
Zack Gilburd
Editor
Jack Morgan
Editor
Benny Chuang
Editor
Erwin
Editor
Joshua Kinard
Editor
Tobias Scherbaum
Editor
Xavier Neys
Editor
Grant Goodyear
Reviewer
Gerald J. Normandin Jr.
Reviewer
Donnie Berkholz
Reviewer
Ken Nowack
Reviewer
Lars Weiler
Contributor
Nguyễn Thái Ngọc Duy
Translator
Donate to support our development efforts.
Support OSL
Gentoo Centric Hosting: vr.org
Tek Alchemy
SevenL.net
Global Netoptex Inc.
Bytemark
Online Kredit Index
Copyright 2001-2009 Gentoo Foundation, Inc. Questions, Comments? Contact us.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro