Đề cương
1. Khái niệm
➢ Sức khỏe sinh sản là trạng thái khỏe mạnh về thể chất, tinh thần và xã hội của tất cả những gì liên quan đến hoạt động và chức năng của bộ máy sinh sản, chứ không chỉ đơn thuần là không có bệnh hay khuyết tật ở bộ máy sinh sản đó.
➢ Giáo dục SKSS là một chương trình GD về các vấn đề liên quan sức khỏe sinh sản như tình yêu, quan hệ tình dục, nạo phá thai, sự mang thai và sinh con, các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục, sử dụng các biện pháp tránh thai....nhằm làm cho đối tượng được GD có nhận thức, hiểu biết và thực hành đúng theo quy định mà mục tiêu chương trình đề ra.
➢ Yếu tố ảnh hưởng: dịch vụ y tế, cuộc sống công việc, điều kiện kinh tế, dinh dưỡng, hành vi tình dục.
➢ Có 2 loại quan hệ tình dục: có giao hợp và không có giao hợp.
➢ QRTD: chạm, nhìn, nói...
2. Mục tiêu GD SKSS
➢ Mục tiêu chung của GD SKSS
- Tăng cường hiểu biết cụ thể về GD SKSS làm giảm hành vi nguy hại.
- Rèn luyện kĩ năng sống, kĩ năng tự bảo vệ bản thân nhằm làm cho giống nòi phát triển với chất lượng ngày càng cao hơn.
- Hình thành thái độ và hành vi đúng đắn liên quan đến đời sống sinh sản, người học chủ động tự tin, biết kìm chế, tránh những hậu quả đáng tiếc.
➢ Mục tiêu cụ thể về GD SKSS
- Người học phân tích được các khái niệm về SKSS và GD SKSS.
- Thực hiện tình dục an toàn.
- Tích cực tuyên truyền, vận động.
3. Cấu tạo và chức năng cơ quan sinh sản ở người
➢ Hệ thống cơ quan sinh dục nam
- Dương vật
+ Có 2 chức năng chính là bài tiết nước tiểu và giao hợp, chuyển tinh dịch ra ngoài khi phóng tinh.
+ cấu tạo gồm 1 ống ở giữa gọi là niệu đạo (chung cho dẫn nước tiểu và tinh dịch ra ngoài). Niệu đạo được lót bởi 1 lớp mô giống bọt biển (xốp và thể hang). Dương vật có bao quy đầu.
- Tinh hoàn
+ Là một đôi cơ quan sinh sản nằm trong 1 bao da gọi là bìu ở 2 bên dương vật.
+ Mỗi tinh hoàn là nơi sản xuất tinh trùng.
+ Tinh hoàn là các tuyến nội tiết, tiết ra testosteron là hormon sinh dục nam.
- Hệ thống ống và tuyến hỗ trợ
+ Ống dẫn tinh kết nối hai tinh hoàn với túi tinh, sau đó nhập làm một và tiếp nối với niệu đạo từ bàng quang đi ra.
+ Túi tinh là nơi sản xuất tinh dịch và chứa tinh trùng từ tinh hoàn chuyển tới.
+ Tuyến tiền liệt: Nằm bao quanh ống dẫn tinh có tác dụng tiết dịch thêm cho tinh trùng có thể di chuyển.
+ Tuyến niệu – sinh dục: là tuyến nhỏ nằm dưới tuyến tiền liệt, có chức năng tiết thêm dịch và dọn sạch nước tiểu trong niệu đạo khi phóng tinh.
➢ Hệ thống cơ quan sinh dục nữ
✓ Hệ thống cơ quan sinh dục nữ bao gồm:
• Cơ quan sinh dục ngoài: âm hộ, âm đạo, tầng sinh môn
• Cơ quan sinh dục trong: tử cung, vòi tử cung và buồng trứng
• Vú: tuyến phụ của hệ thống sinh sản nữ
- Cơ quan sinh dục ngoài
+ Âm hộ: là vùng phủ đến tầng sinh môn gồm đồi vệ nữ, môi lớn và môi nhỏ, âm vật.
• Đồi vệ nữ là phần lớp đệm bằng mỡ trùm lên xương mu
• Môi lớn và môi nhỏ: là nếp da hình vòng cung bắt đầu từ lớp đệm tạo thành, ngăn cách hậu môn bằng tầng sinh môn.
• Âm vật là nếp mô ở chỗ 2 môi nhỏ gặp nhau
+ Âm đạo: là ống cơ trơn nối âm hộ đến tử cung bên trong. Có kích thước trung bình
khoảng 8 – 10cm
- Cơ quan sinh dục ngoài
+ Tử cung
• là nơi phôi thai làm tổ và phát triển trong quá trình thai nghén.
• Tử cung có hình quả lê nằm giữa bàng quang và trực tràng
• Kích thước thay đổi khi mang thai.
• Cấu tạo gồm 3 phần: thân, eo và cổ tử cung.
• Hướng tử cung khác nhau tùy từng người.
+ Vòi tử cung
▪ là ống dẫn trứng từ buồng trứng đến tử cung. Dài khoảng 10-12cm, thông tử cung với ổ bụng.
▪ Vòi tử cung gồm 4 đoạn: đoạn kẽ, đoạn eo, đoạn bóng và đoạn loa vòi.
+ Buồng trứng: có 2 buồng trứng nằm 2 bên tử cung. Buồng trứng được nối với tử cung thông qua vòi trứng. Buồng trứng có chức năng nội tiết (tiết hormon) và ngoại tiết (tạo noãn).
+ Các nội tiết tố sinh dục nữ:
▪ Estrogen là nội tiết tố chủ đạo trong việc điều khiển sự trưởng thành và phát dục của cơ thể phụ nữ.
▪ Progesteron, estrogen có tác dụng điều chỉnh những thay đổi trong tử cung vào thời kỳ mang thai.
- Vú
+ Là tuyến sinh dục phụ của hệ thống sinh sản nữ.
+ Phát triển khi cơ thể dậy thì, có hình nửa khối cầu nằm ở thành trước ngực.
+ Bên ngoài gồm có: Núm vú và quầng vú.
+ Bên trong gồm nhiều thùy mô tuyến tạo từ các nang tuyến sữa và các mô mỡ.
+ Vú thay đổi kích thước dưới ảnh hưởng của progesteron và estrogen từ tuổi dậy thì.
+ Vú có chức năng tạo sữa trong thời kì nuôi con.
4. Quá trình sinh sản ở nam và nữ
+ NAM:
- Tinh trùng được sản xuất từ hai tinh hoàn.
- Bìu có chức năng co giãn để điều hòa nhiệt độ.
- Tinh trùng di chuyển lên mào tinh hoàn để tiếp tục hoàn thiện, sau đó tinh trùng di chuyển về túi tinh và nằm chờ ở túi tinh.
- Khi phóng tinh chất từ 2 túi là tuyến tiền liệt và tinh trùng ở túi tinh hòa lẫn vào nhau tạo thành tinh dịch (có màu trắng sữa).
- Tinh dịch được chuyển qua ống phóng tinh thông qua niệu đạo đi ra ngoài. Kết thúc quá trình xuất tinh.
- Lượng tinh khi phóng: 90-100 triệu con/mm3.
- Chỉ có một con chui được vào trứng sau đó nó tạo lớp rào cản không cho con khác tiến vào. Số còn lại bị môi trường axit có trong âm đạo tiêu diệt.
- Tinh trùng sản sinh liên tục: cứ khoảng 2 tháng có 10 – 30 tỷ con.
- Khả năng thụ tinh: Tb từ 2 – 3 ngày số khác lên đến 5 ngày.
+ NỮ:
+KINH NGUYỆT:
- Hiện tượng kinh nguyệt ( hành kinh) đánh dấu sự thay đổi đầu tiên của nữ ở tuổi dậy thì mà mọi con gái đều phải trải qua, biểu thị con gái đã đến thời kỳ trưởng thành về mặt tình dục và có khả năng sinh con.
- Bắt đầu hành kinh không có nghĩa là đã sẵn sàng có con ngay.
- Kinh nguyệt là do lớp màng tử cung bong ra và trôi ra ngoài cùng với máu theo định kỳ.
- Buồng trứng rụng trứng, niêm mạc tử cung dày lên chuẩn bị ổ trứng.
- Nếu trứng không gặp được tinh trùng thì ổ sẽ tự thải, tức niêm mạc tử cung sẽ bong ra. (Máu kinh nguyệt là máu không đông).
- ngày thứ 5 của chu kỳ kinh, tuyến yên tiết ra hormon FSH làm trứng chín, trong thời gian trứng phát triển. nang chưa trứng tiết ra hormon estrogen để ra lệnh cho niêm mạc tử cung dày lên, chuẩn bị đón trứng.
- Ngày thứ 14 tuyến yên tiết ra hormon LH phát tín hiệu cho trứng thoát khỏi nang, ra khỏi buồng trứng(hiện tượng rụng trứng).
- Trứng rụng được loa vòi hứng, đưa vào ống dẫn trứng.
- Sau khi trứng rụng, các nang còn lại tiết hormon progesteron làm cho niêm mạc tử cung dày lên thêm và tăng tiết dịch.
- Nếu trứng không thụ tinh, các tín hiệu hormon giảm dần, đến ngày thứ 4 thì mất hẳn. Niêm mạc tử cung bắt đầu mỏng dần đi.
- Khoảng ngày 28 niêm mạc bắt đầu bong ra, kết thúc chu kỳ cũ và mở đầu một chu kỳ kinh mới.
- Chu kỳ kinh là khoảng thời gian bắt đầu thấy kinh lần này đến ngày thấy kinh lần sau.(Khoảng 21 – 35 ngày).
5. Sự thụ tinh, làm tổ và phát triển của thai nhi
➢ Sự thụ tinh
- Là sự kết hợp của tinh trùng và trứng để thành một tế bào mới.
- Vào ngày thứ 14 của vòng kinh, trứng từ buồng trứng được phóng ra ngoài và được loa vòi đón vào trong vòi tử cung. Nếu có tinh trùng ở âm đạo, tinh trùng di chuyển nhanh về phía cổ tử cung, lên buồng trứng và vòi tử cung gặp trứng để thụ tinh.
- Hiện tượng thụ tinh bình thường diễn ra ở 1/3 ngoài vòi tử cung.
➢ Sự di chuyển của trứng
- Sau khi được thụ tinh, trứng tiếp tục di chuyển vào trong vòi tử cung để đến làm tổ tại buồng tử cung.
➢ Sự làm tổ của trứng
- Trứng bắt đầu làm tổ vào ngày thứ 6 – 8 sau khi thụ tinh.
- Quá trình làm tổ gồm: dính, bám rễ qua lớp biểu mô và nằm sâu trong lớp đệm.
➢ Sự phát triển của thai nhi
- Sau khi thụ tinh, trứng phân chia rất nhanh để cấu tạo thành thai nhi và phần phụ của thai nhi.
- Quá trình phát triển của thai nhi được chia làm 2 thời kỳ:
+ Thời kỳ sắp xếp tổ chức: Bắt đầu từ thụ tinh cho đến hết tháng thứ hai. Nếu có sự rối loạn phát triển sẽ gây ra hiện tượng dị dạng thai nhi về sau.
+ Thời kỳ hoàn chỉnh tổ chức: Bắt đầu từ tháng thứ 3 cho đến khi phát triển đủ tháng. Nếu có sự rối loạn phát triển sẽ chỉ gây biến dạng thai nhi.
- Trong suốt thời gian mang thai (38 – 42 tuần), thai nhi sống phụ thuộc hoàn toàn vào người mẹ.
6. Cơ chế của việc tránh thai
➢ Muốn tránh thai, cần không để sự thụ tinh xảy ra, nghĩa là cần tìm các biện pháp thích hợp để ngăn không cho tinh trùng và trứng gặp nhau.
➢ Một số cách để ngăn cản sự thụ tinh:
- Không cho tinh trùng vào âm đạo
- Không cho tinh trùng vào cổ tử cung
- Không cho tinh trùng qua vòi trứng.
- Không cho phóng noãn khi tinh trùng còn sống sau khi giao hợp.
- Ngăn cản không cho trứng làm tổ.
7. Kế hoạch hóa gia đình
➢ Khái niệm
- Là việc vợ chồng hoặc cá nhân chủ động về số con, thời gian sinh con và khoảng cách sinh con theo ý muốn.
- Chủ động bằng cách sử dụng các biện pháp tránh thai một cách có hiệu quả.
➢ Mục tiêu của KHHGĐ
- Nhanh chóng đạt mức sinh thay thế
- Giúp đạt mức độ sinh sản mà vẫn đảm bảo trách nhiệm và hài hòa gia đình.
- Phòng ngừa có thai ngoài ý muốn
- Đảm bảo cung cấp các dịch vụ KHHGĐ phù hợp và bảo đảm bí mật cho khách hàng.
- Cải thiện chất lượng thông tin, GD, truyền thông, tư vấn, dịch vụ..
- Tăng cường trách nhiệm của nam giới trong KHHGĐ
- Khuyến khích nuôi con bằng sữa mẹ để giảm khoảng cách giữa mỗi lần sinh.
- Không sinh con trước 22 tuổi, không sinh con thứ 3
- Khoảng cách giữa các lần sinh từ 3 – 5 năm là phù hợp.
➢ ND KHHGĐ
- Chọn được khoảng cách thích hợp giữa các lần sinh
- Xét nghiệm, chẩn đoán thai nghén
- Chuẩn bị cho các cặp vợ chồng có con lần đầu.
- Cung cấp dịch vụ cho các bà mẹ không có chồng.
- Giáo dục về kinh tế GĐ và dinh dưỡng
- Hướng dẫn sử dụng các biện pháp tránh thai để thực hiện KHHGĐ.
➢ Ý nghĩa KHHGĐ
- Tránh được việc sinh đẻ quá dày
- Tránh được việc sinh đẻ quá nhiều
- Lường trước được các tai biến trong các trường hợp sinh khó hoặc có nguy cơ
- Chủ động tránh sinh đẻ ngoài ý muốn, giảm thiểu tình trạng nạo phá thai.
- Có ý nghĩa quan trọng đối với các vấn đề dân số và phát triển.
8. Các biện pháp tránh thai
➢ Khái niệm
- Là các biện pháp can thiệp tác động lên cá nhân nhằm ngăn cản việc thụ thai ở người phụ nữ.
- Các biện pháp tránh thai thường áp dụng là thuốc, hóa chất, thiết bị đưa vào cơ thể, các thủ thuật ngoại khoa cắt đứt đường đi, ngăn cản tinh trùng gặp trứng, hoặc các nỗ lực của cá nhân nhằm tránh thụ thai.
➢ Các biện pháp tránh thai
- Các biện pháp tránh thai an toàn:
• Bao cao su dành cho nam giới
• Bao cao su dành cho nữ giới
• Vòng tránh thai
• Thuốc tránh thai
• Triệt sản
• Một số biện pháp khác
- Các biện pháp tránh thai không an toàn:
• Xuất tinh ngoài âm đạo
• Tính vòng kinh
• Một số biện pháp khác
9. Nạo phá thai
➢ Khái niệm
- Là việc áp dụng các kỹ thuật nhằm chấm dứt thai nghén mà kết quả làm cho thai nhi bị đưa ra ngoài trước 22 tuần tuổi.
- Lưu ý: Không được coi là một biện pháp KHHGĐ.
- Các kỹ thuật nạo phá thai:
+ Hút nạo thai
+ Phá thai to
➢ Nguyên nhân nạo phá thai
- Do bản thân:
• Thiếu kiến thức, kĩ năng về tình dục, tình dục an toàn, các biện pháp tránh thai và các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục
• Lối sống buông thả, quan niệm dễ dãi về tình dục
• Thiếu trách nhiệm với bản thân
• Chọn giới tính
- Do gia đình
• Lối sống buông thả, thiếu tế nhị của bố mẹ
• Thiếu trách nhiệm với con cái
• Thiếu kiến thức và kĩ năng để dạy con
- Do nhà trường
• Chưa thực sự sâu sát về vấn đề giáo dục SKSS, giới tính cho học sinh.
- Do xã hội
• Các phim ảnh, sách báo có ND không lành mạnh
• Ảnh hưởng lối sống thực dụng, tự do của phương tây
• Sự quản lý lỏng lẻo hệ thống các nhà nghỉ, phòng trọ.
➢ Hậu quả của việc nạo phá thai
- Về sức khỏe
• Trước mắt: đau đớn, mất máu, băng huyết, nhiễm trùng, xót rau, thủng tử cung, tắc ống dẫn trứng, nhiễm trùng máu.
• Nếu phá thai muộn (trên 3 tháng tuổi) sẽ rất nguy hiểm tới tính mạng
• Về sau: Nguy cơ bị nhiễm độc thai nghén, sẩy thai, sản giật, viêm tắc vòi trứng, dính buồng trứng, viêm buồng trứng, mang thai ngoài tử cung và có thể dẫn đến vô sinh.
- Về tinh thần
• Căng thẳng, sợ hãi, mất ngủ, rối loạn tình dục, di chứng thần kinh và giảm ham muốn tình dục sau này
• Lương tâm cắn dứt, dư luận lên án, luôn bị cảm giác tội lỗi ám ảnh
• Tự ti, chán nản, học tập sa sút, thậm chí bỏ học và dễ rơi vào con đường tội lỗi.
10. GDSKSS cho vị thành niên Việt Nam
➢ Khái niệm
- Khái niệm tuổi vị thành niên: là tuổi từ 10 – 19, là giai đoạn phát triển đặc biệt và mạnh mẽ về thể chất, tinh thần, tình cảm và khả năng hòa nhập, là giai đoạn chuyển tiếp từ trẻ con lên người lớn.
- Tuổi VTN được chia làm 3 giai đoạn:
+ GĐ đầu VTN: từ 10 – 13 tuổi
+ GĐ giữa VTN: từ 14 – 16 tuổi
+ GĐ cuối VTN: Từ 17 – 19 tuổi
- Khái niệm GD SKSS cho VTN: là chương trình GD VTN về tình bạn, tình yêu, quan hệ tình dục, mang thai và sinh con ở tuổi VTN, các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục.
➢ ND GDSKSS cho vị thành niên ở Việt Nam
- Đối với các em đầu VTN (lớp 5,6)
+ Những biến đổi về thể chất, tình cảm, tâm lý
+ Cấu tạo, chức năng của cơ quan sinh sản ở người
+ Cách chăm sóc sức khỏe, giữ gìn vệ sinh cơ thể
+ Cách xây dựng quan hệ tốt đẹp với cha mẹ, bạn bè và bạn khác giới
- Đối với các em ở giữa và cuối VTN ( lớp 9 – lớp 12)
+ Tình bạn, tình yêu, tình dục ở lứa tuổi VTN
+ Nạo phá thai ở tuổi VTN: Nguyên nhân và hậu quả
+ Các biện pháp tránh thai
+ Các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục
+ GD KNS để tự bảo vệ sức khỏe bản thân, sống lành mạnh.
➢ Tâm sinh lý tuổi dậy thì
- Tuổi dậy thì có thể xảy ra sớm hay muộn phụ thuộc vào điều kiện sống, chế độ dinh dưỡng, thể trạng sức khỏe, điều kiện địa lý...
- Ở VN, tuổi dậy thì kéo dài từ 3 – 5 năm và có thể chia làm 2 giai đoạn:
+ Giai đoạn trước dậy thì: từ 11 – 13 tuổi ở nữ và từ 13 – 15 tuổi ở nam
+ Giai đoạn dậy thì: từ 13 – 15 tuổi ở nữ và từ 15 – 17 tuổi ở nam
- Được đánh dấu bằng hiện tượng "hành kinh lần đầu" ở em gái và "xuất tinh lần đầu" ở em trai cùng với sự thay đổi cảm xúc đối với các bạn khác giới.
- Cơ thể các em có nhiều thay đổi về hình dạng, tâm sinh lý, cơ quan sinh dục, có khả năng tình dục, khả năng sinh sản là do tác dụng sinh lý của tuyến yên và tuyến sinh dục.
- Thường được gọi là tuổi khó bảo, tuổi nổi loạn, có lớn mà chưa có khôn.
- Đặc điểm tuổi dậy thì ở nam và nữ
+ Đặc điểm tuổi dậy thì ở nam
• Đặc điểm cơ thể:
✓ Lớn nhanh
✓ Mái tóc bắt đầu dầy thêm và lật ra sau
✓ Có đủ răng vĩnh viễn
✓ Giọng ồm, vỡ giọng
✓ Lông mặt xuất hiện
✓ Vai rộng hơn
✓ Các xương dài ngừng phát triển
✓ Các cơ bắp phát triển
✓ Mọc lông lách, lông ngực, lông mu
✓ Cơ quan sinh dục ngoài phát triển
✓ Mộng tinh
✓ Tinh hoàn bắt đầu có khả năng sản xuất tinh trùng, có khả năng sinh con.
• Đặc điểm tâm lý
✓ Muốn làm người lớn, muốn tự khẳng định mình
✓ Có sự xáo trộn trong trạng thái tâm lý
✓ Nhu cầu tình bạn (kể cả tình bạn khác giới)
+ Đặc điểm tuổi dậy thì ở nữ
• Đặc điểm cơ thể:
✓ Lớn nhanh
✓ Da dẻ trở nên mỡ màng
✓ Có đủ răng vĩnh viên
✓ Các xương dài ngừng phát triển
✓ Vú phát triển
✓ Vòng eo thu hẹp
✓ Hông mở rộng hơn
✓ Mọc lông lách, lông mu
✓ Tử cung và buồng trứng phát triển
✓ Bộ phận sinh dục ngoài phát triển
✓ Bắt đầu có kinh nguyệt
✓ Cơ quan sinh dục phát triển mạnh
✓ Trứng trưởng thành, chín, rụng do các hormone sinh dục nữ được bài tiết, có khả năng thụ thai.
• Đặc điểm tâm lý
✓ Muốn làm người lớn, muốn tự khẳng định mình
✓ Mơ mộng, thích làm dáng, thích giao lưu với bạn bè, nhất là bạn khác giới
✓ Bắt đầu có suy nghĩ về tình yêu, về hạnh phúc lứa đôi
✓ Có sự xáo trộn trong trạng thái tâm lý
✓ Tôn sùng thần tượng
- Chăm sóc VTN ở giai đoạn dậy thì
+ Về dinh dưỡng: Do ở giai đoạn này, cơ thể phát triển nhanh về mọi mặt nên nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể các em rất cao. Vì vậy cần cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng như protein, các loại vitamin và khoáng chất...
+ Về tinh thần:
✓ Luôn cần sự quan tâm,kèm cặp, giáo dục, cảm thông và giúp đỡ của cha mẹ
✓ Cha mẹ cần thể hiện tình thương yêu con cái qua các hành vi, cử chỉ, ngôn ngữ
✓ Luôn thể hiện sự tôn trọng, thông cảm và chia sẻ với con cái
✓ Luôn đặt mình vào vị trí của con
✓ Luôn thể hiện sự tin tưởng vào con cái
✓ Kèm cặp, hướng dẫn, giúp đỡ khi các con gặp khó khăn
✓ Tôn trọng các quyết định của con khi nó phù hợp với yêu cầu xã hội và bản thân các con
+ Về việc hướng nghiêp cho VTN: Căn cứ vào nhu cầu, hứng thú năng lực của
VTN và nhu cầu của xã hội đối với các ngành nghề để hướng nghiệp cho các em.
+ Hướng dẫn VTN vệ sinh cá nhân hằng ngày:
• Đối với các em nữ:
✓ Cần vệ sinh cơ quan sinh dục hàng ngày, nhất là những ngày có kinh nguyệt và phải thực hiện theo trình tự.
✓ Trước hết là vệ sinh cơ quan sinh dục, sau đó vệ sinh đến hậu môn và thấm khô.
✓ Cần sử dụng các loại thuốc rửa chuyên dùng cho vệ sinh phụ nữ và nếu không có các loại thuốc chuyên dùng thì có thể dùng nước sạch.
✓ Tránh vệ sinh bằng nước muối và xà phòng thông thường.
• Đối với các em trai
✓ Cần vệ sinh dương vật, bao quy đầu, bao tinh hoàn bằng nước sạch và xà phòng
✓ Nên mặc quần lót bằng các loại vải thấm ẩm tốt, thoáng mát, tạo cảm giác dễ chịu.
✓ Không nên mặc các loại quần lót quá bó
➢ Tình bạn tuổi vị thành niên
- Tình bạn
• Tình bạn là loại tình cảm gắn bó hai hay nhiều người với nhau trên cơ sở hợp nhau về tính tình, giống nhau về sở thích, có sự phù hợp về xu hướng và một số nét nhân cách khác mà qua đó mỗi người đều tìm thấy ở bạn mình một cái tôi thứ hai ít nhiều có tính chất lý tưởng.
• Nhu cầu tình bạn phát triển mạnh mẽ
• Có nhiều nhóm bạn khác nhau: nhóm học tập, nhóm đá bóng, nhóm yêu âm nhạc, nhóm bạn sống cùng địa dư, nhóm bạn lớp hay nhóm bạn cùng trường...
• Có những quan điểm khác nhau về tình bạn.
- Đặc điểm tình bạn tuổi VTN
• Tình bạn VTN trong sáng, chân chính
• Khi kết bạn, VTN bị chi phối bởi nhiều yếu tố cảm xúc, sự can thiệp của lý tính khi chọn bạn chưa cao.
• Dấu hiệu của tình bạn tốt:
+ Có trách nhiệm giúp đỡ nhau trong học tập, rèn luyện đạo đức, lao động
+ Có cùng chí hướng, lý tưởng, quan điểm, hứng thú, sở thích phù hợp với chuẩn mực xã hội
+ Bình đẳng và tôn trọng nhau
+ Có thể kết bạn đồng thời với nhiều người
+ Chân thành, tin cậy, thông cảm sâu sắc với nhau.
• Dấu hiệu của tình bạn không tốt
+ Luôn đố kỵ, ghen ghét, nói xấu nhau
+ Thiếu sự chân thành, có thái độ trịch thượng, thiếu bình đẳng
+ Luôn tìm cớ trốn học, bè phái, tụ tập nhau, lôi kéo nhau tham gia các tệ nạn xã hội
+ Bao che khuyết điểm cho nhau
+ Lấy cắp tiền của cha mẹ, bạn bè... để chiêu đãi nhau chơi bời lêu lổng.
- Tình bạn khác giới ở VTN
• Nên và cần kết bạn khác giới
• Cả 2 giai đoạn của tuổi VTN đều xuất hiện tình bạn khác giới
+ Ở tuổi THCS mang nặng màu sắc cảm tính nên không bền vững
+ Ở tuổi THPT có sự can thiệp của lý trí rõ rệt nên bền vững và phát triển
• Đặc điểm của tình bạn khác giới
+ Mỗi bên đều coi giới kia như một điều kiện để tự hoàn thiện mình
+ Có một "khoảng cách" tế nhị hơn so với bạn cùng giới, không dễ dàng gần gũi.
+ Ở điều kiện nhất định của sự phát triển, tình bạn khác giới có thể chuyển thành tình yêu
• Những yêu cầu lưu ý:
+ Tránh đối xử với nhau suồng sã, thiếu tế nhị
+ Tránh gán ghép lẫn nhau trong quan hệ bạn bè khác giới nhất là tuổi THCS
+ Tránh ghen ghét, nói xấu lẫn nhau hay đối xử thô bạo với nhau
+ Tránh ngộ nhận tình bạn khác giới là tình yêu
+ Tránh thái độ lấp lửng, mập mờ gây hiểu nhầm cho bạn khác giới là tình yêu đang đến.
- Vai trò của tình bạn ở tuổi VTN
• Cùng nhau tâm tình, tham gia các hoạt động, giải trí...
• Quan tâm giúp đỡ nhau, cùng nhau tâm tình, chia sẻ vui buồn, kể cả những chuyện thầm kín của bản thân.
• Cùng nhau trao đổi tâm tư tình cảm hoài bão ước mơ và dự định trong cuộc sống..
➢ Tình yêu tuổi VTN
- Quan niệm về tình yêu
• Yêu có nghĩa là có rung động sâu sắc, mạnh mẽ với một hay nhiều người nào đó.
• Tình yêu nam nữ là một loại tình cảm đặc biệt mà ở đó có sự hòa quyện giữa hai người cả về tâm hồn lẫn thể xác, ở đó mỗi bên thấy mình phong phú hơn nhờ bên kia.
• Có nhiều loại tình yêu: yêu cha mẹ, yêu bạn bè, yêu những thành viên trong gia đình và yêu những gì gần gũi với mình.
- Đặc điểm của tình yêu tuổi VTN
• Sôi nổi, buồng bột, thuần khiết, trong sáng, lý tưởng
• Có tính không rõ rệt, dứt khoát, lẫn lộn giữa tình yêu và tình bạn
• Thường xuất phát từ những rung động cảm tính
• Có thể chuyển thành tình yêu
• Có nhiều tên gọi như: tình yêu học trò, tình yêu mực tím, tình yêu bạn bè
• Tâm sinh lý đang trong thời kỳ biến đổi nhanh chóng nên dẫn đến sự biến đổi tình cảm
• Tình yêu ngộ nhận
• Thường đón nhận với tất cả tâm hồn thơ mộng, trong sáng.
• Ở một số trường hợp, tình yêu thúc đẩy VTN khắc phục khó khăn, giúp đỡ nhau trong học tập, lao động, rèn luyện.
- Những rung cảm đầu đời ở tuổi VTN
• Cơ thể phát triển đột biến, những đặc điểm tâm sinh lý thay đổi, đặc biệt là sự bài tiết hormone sinh dục.
• Do sự giao tiếp trong quan hệ bạn bè được mở rộng và phát triển.
- Tuổi VTN có nên yêu không?
• Chỉ nên yêu khi
+ Hai người đã có cơ sở tình bạn khác giới từ trước.
+ Hai người cùng tôn trọng và biết giữ gìn cho nhau.
• Không nên yêu vì:
+ Tuổi VTN hay bị lẫn lộn tình yêu đích thực và thứ tình cảm giống tình yêu
+ Bị chi phối nhiều về thời gian, phân tán tư tưởng cho những cảm xúc yêu đương lãng mạn.
+ Chưa độc lập về kinh tế và chưa có việc làm ổn định
+ Khi yêu, VTN mới chỉ dừng lại ở sự rung cảm mang tính cảm tính, chưa có suy nghĩ chín chắn, chưa có kinh nghiệm.
+ Khi yêu, VTN chưa kiềm chế được cảm xúc và sự đam mê.
- Vai trò của tình yêu
• Là điều kiện quan trọng nhất để phát triển nhân cách
• Tình yêu lành mạnh làm cho con người trở nên thanh cao hơn, đẹp đẽ hơn, giàu lòng nhân ái và giàu sức sáng tạo hơn.
• Tạo cho con người một nguồn sức mạnh lớn lao tác động đếntoàn bộ cuộc sống hoạt động và sức sáng tạo của mỗi con người
• Con người sống không thể thiếu tình yêu vì:
+ Là một trong những cơ sở vững chắc cho hôn nhân và hạnh phúc gia đình
+ Giúp cho con người hoàn thiện hơn, vị tha, nhân ái và giàu sức sống hơn.
• Tình yêu lành mạnh có những đặc điểm
+ Có sự hiểu biết cảm thông, chia sẻ và luôn có trách nhiệm với nhau
+ Luôn trung thực, tin cậy và cởi mở với nhau
+ Có lòng tự trọng và luôn tôn trọng nhau.
+ Không vụ lợi, luôn lương thiện
+ Không coi trọng quan hệ tình dục là thước đo mức độ tình cảm
+ Trong quan hệ, cả hai cảm thấy mãn nguyện, hạnh phúc.
+ Không có sự ghen tuông một cách vô lý.
11. Các bệnh lây truyền qua đường tình dục
➢ Liệt kê các bệnh
- Nhiễm trùng roi
- Lậu và Chlamydia
- Giang mai
- Sùi mào gà
- Mụn rộp sinh dục (hay còn gọi là Ecpet sinh dục)
- Bệnh hạ cam
- Rận mu
- Ghẻ
- Viêm gan B
- HIV/AIDS
- Nội dung các bệnh: Giang mai, sùi mào gà, mụn rộp sinh dục, viêm gan B
1. Giang mai.
➢ Là BLTQDTD nguy hiểm có các triệu chứng sau:
➢ 1 vết loét ở bộ phận sinh dục sau khi có quan hệ với người bệnh từ 7-90 ngày.
➢ Vết loét thường đỏ, không đau, không chảy máu, có bờ nhẵn nhụi, cứng giống như sụn.
➢ Vết loét có thể mất sau vài tuần nhưng thực tế vi khuẩn đã ăn vào máu. Thời kỳ này bệnh dễ lây.
➢ Sau nhiều tuần or nhiều tháng có các triệu chứng: sốt, đau họng, đau miệng, rụng tóc, sưng hạch, mệt mỏi suy nhược cơ thể, nổi đào ban
➢ Các sần đỏ nổi cao trên mặt da, các sẩn trợt, sẩn phì đại ở cơ quan sinh dục, hậu môn và miệng chứa rất nhiều vi trùng
➢ Hậu quả: nếu không chưa trị, có thể bị bệnh tim, mù, điếc, liệt... tử vong.
➢ Ngoài lây qua đường tình dục, giang mai còn lây từ mẹ sang con.
2. Sùi mào gà.
❖ Do virus papilloma gây ra.
❖ Sau khi nhiễm virus từ 1-6 tháng, cơ quan sinh dục xuất hiện các nốt sùi, nếu lớn thì trông như mào gà.
❖ Điều trị: bôi hóa chất, áp ni tơ lỏng, cắt... không có thuốc đặc trị, nên bệnh có thể tái phát
❖ Một số chủng loại virus có thể gây ra ung thư cổ tử cung, ung thư dương vật.
❖ Cả nam và nữ trên 25 tuổi nên đi khám định kỳ.
3. Mụn rộp sinh dục (écpét sinh dục)
✓ Do vi khuẩn éc pét (herpes) gây ra. Có nhiều chủng khác nhau.
✓ Triệu chứng: sốt, đau đầu, mệt mỏi, tiểu đau, âm đạo hay đường tiết niệu tiết ra dịch nhiều, sưng hạch ở háng; cơ quan sinh dục lên các nốt mụn tự lành.
✓ Virus tồn tại trong người bệnh cả đời.
✓ Thỉnh thoảng lên mụn sau đó lành, sau đó lại lên mụn mới rồi tự lành.
✓ Khi làm việc quá căng thẳng, suy nghĩ nhiều, ốm đau, virus có thể bị kích thích mà tái hoạt động, làm phát sinh các mụn rộp.
✓ Virus có thể lây sang người khác khi đang có mụn trong thời gian một, hai ngày trước và sau khi có mụn.
✓ Bênh này chỉ khó chịu chứ không gây tác hại lớn. đối với nữ giới đang khi mang thai thì vô cùng nguy hiểm.
✓ Bệnh này cũng không có thuốc đặc trị.
4. Viêm gan B.
▪ Virus viêm gan B gây bệnh ở gan, lây qua đường tình dục, lây qua máu, lây từ mẹ sang con.
▪ Sau khi nhiễm từ 6 tuần – sáu tháng triệu chứng: mệt mỏi, đau đầu, tiểu sẫm màu, đau bụng, vàng da, vàng mắt.
▪ Ở nhiều người bệnh tự khỏi, nhưng cũng có thể trở thành mãn tính, gan yếu dần, có thể bị xơ gan, ung thư gan, tử vong.
▪ Nhận biết: thử máu, nhìn biểu hiện bên ngoài, nếu không bị nhiễm cần đi tiêm phòng ngay.
▪ Cách phòng tránh: không quan hệ tình dục, khi cả 2 biết mình không mắc bệnh, dùng bao cao su, hạn chế dùng chung đồ cá nhân.
12. Tóm tắt ND, ý nghĩa bài thực hành tuyên truyền GD SKSS cho HS phổ thông.
13. Các phương pháp GD SKSS.
- PP động não.
- PP thảo luận nhóm.
- PP đóng vai.
- PP nghiên cứu tình huống.
- PP dự án.
+ 1 số pp truyền thống
-PP thuyết trình.
- PP vấn đáp.
- PP quan sát.
- PP minh họa.
- PP thực hành.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro