Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

GDH

Chương 1 GIÁO DỤC HỌC LÀ MỘT KHOA HỌC   I. GIÁO DỤC LÀ MỘT HIỆN TƯỢNG XÃ HỘI  ĐẶC BIỆT

1. Giáo dục là nhu cầu tồn tại và phát triển của xã hội loài người Ngay từ khi xuất hiện trên trái đất, để tồn tại con người phải tiến hành hoạt động lao động. Trong lao động và trong cuộc sống hàng ngày con người tiến hành nhận thức thế giới xung quanh, dần dần  tích luỹ được một kho tàng kinh nghiệm phong phú bao gồm các tri thức, kỹ năng, kỹ xảo cùng những giá trị văn hóa xã hội như các chuẩn mực về đạo đức, niềm tin, các dạng hoạt động giao lưu của con người trong xã hội… Để duy trì sự tồn tại và phát triển của xã hội lòai người, con người có nhu cầu trao đổi và truyền thụ lại những kinh nghiệm đã tích lũy ấy cho nhau. Sự truyền thụ và tiếp thu hệ thống kinh nghiệm đó chính là hiện tựơng giáo dục. Giáo dục là một hiện tượng xã hội đặc biệt vì chỉ có trong xã hội loài người giáo dục mới nảy sinh, phát triển và tồn tại vĩnh hằng. Lúc đầu giáo dục xuất hiện như một hiện tượng tự phát, diễn ra theo lối quan sát, bắt chước ngay trong qúa trình lao động (săn bắt, hái lượm, chăn nuôi, trồng trọt…). Về sau giáo dục trở thành một hoạt động tự giác có tổ chức, có mục đích, nội dung và phương pháp…  của con người. Xã hội loài người ngày càng biến đổi, phát triển, giáo dục cũng phát triển và trở thành một hoạt động được tổ chức chuyên biệt: có chương trình, kế hoạch, có nội dung, phương pháp khoa học… Như vậy, giáo dục là họat động truyền thụ và lĩnh hội kinh nghiệm lịch sử – xã hội từ thế hệ trước cho thế hệ sau nhằm chuẩn bị cho thế hệ sau tham gia lao động sản xuất và đời  sống xã hội.  

Một quy luật của sự tiến bộ xã hội là thế hệ trước phải truyền lại cho thế hệ sau những hiểu biết, năng lực, phẩm chất cần thiết cho cuộc sống của mỗi cá nhân, gia đình, cộng đồng. Thế hệ sau không chỉ lĩnh hội, kế thừa các tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, giá trị… mà còn phải tìm tòi, sáng tạo và làm phong phú hơn những giá trị đó. Nhờ lĩnh hội, tiếp thu, phát triển những kinh nghiệm mà mỗi cá nhân hình thành và phát triển nhân cách của mình. Nhân cách mỗi người được phát triển ngày càng đầy đủ, phong phú, đa dạng, sức mạnh về tinh thần và thể chất của mỗi con ngừơi được phát huy sẽ tạo nên nguồn lực cơ bản đáp ứng các yêu cầu phát triển xã hội trong những giai đọan lịch sử cụ thể. Như vậy, sự truyền thụ và lĩnh hội những kinh nghiệm được tích lũy trong quá trình phát triển xã hội lòai người chính là nét đặc trưng cơ bản của giáo dục với tư cách là một hiện tượng xã hội đặc biệt. Giáo dục là họat động có ý thức, có mục đích của con người, là hệ thống các tác động nhằm làm cho người học nắm được hệ thống các giá trị văn hoá của loài người và tổ chức cho người học sáng tạo thêm những giá trị văn hoá đó. Giáo dục làm nhiệm vụ chuyển giao những tinh hoa văn hoá, đạo đức, thẩm mỹ… của nhân loại cho thế hệ sau, là cơ sở giúp các thế hệ sau nối tiếp nhau sáng tạo, nâng cao những gì mà nhân loại đã học được. Cho nên có thể coi giáo dục như một kiểu di truyền xã hội – giáo dục thực hiện cơ chế di sản xã hội: là cơ chế truyền đạt và lĩnh hội kinh nghiệm đã được tích lũy trong quá trình phát triển của xã hội loài người. Chúng ta có thể thấy nếu không có cơ chế di sản xã hội - không có giáo dục thì loài người không tồn tại với tư cách loài người, không có tiến bộ xã hội, không có học vấn, không có văn hoá, văn minh. Vì vậy, bất kỳ xã hội nào muốn tồn tại và phát triển được đều phải tổ chức và thực hiện họat động giáo dục liên tục đối với các thế hệ con người. Giáo dục là nhu cầu tất yếu của xã hội lòai người và sự xuất hiện hiện tượng giáo dục trong xã hội là một tất yếu lịch sử.

Tóm lại, giáo dục là một hiện tượng xã hội đặc biệt chỉ có trong xã hội loài người, giáo dục nảy sinh, biến đổi và phát triển cùng với sự này sinh, biến đổi và phát triển của xã hội lòai người. Bản chất của hiện tượng giáo dục là sự truyền thụ và lĩnh hội kinh nghiệm lịch sử – xã hội của các thế hệ loài người, chức năng trọng yếu của giáo dục  đối với xã hội là hình thành và phát triển nhân cách con người. Với ý nghĩa đó giáo dục là nhu cầu không thể thiếu được cho sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người.

III. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN CỦA GIÁO DỤC HỌC 1. Giáo dục 1.1. Giáo dục (theo nghĩa rộng)  Giáo dục (theo nghĩa rộng) là hoạt động giáo dục tổng thể  hình thành và phát triển nhân cách được tổ chức một cách có mục đích, có kế hoạch  nhằm phát triển tối đa những tiềm năng (sức mạnh thể chất và tinh thần) của con người. Như vậy, giáo dục là một bộ phận của quá trình xã hội hình thành cá nhân con người, bao gồm những nhân tố tác động có mục đích, có tổ chức của xã hội, do những người có kinh nghiệm, có chuyên môn  gọi là nhà giáo dục, nhà sư phạm đảm nhận. Nơi tổ chức hoạt động giáo dục một cách có hệ thống có kế hoạch chặt chẽ nhất là nhà trường. Với nghĩa rộng như trên, giáo dục là một hoạt động tổng thể bao gồm giáo dục trí tuệ, giáo dục đạo đức, giáo dục thể chất, giáo dục thẩm mỹ, giáo dục lao động do nhà trường phụ trách trước xã hội.

1.2. Giáo dục (nghĩa hẹp) Giáo dục (nghĩa hẹp) là một bộ phận của hoạt động giáo dục (nghĩa rộng), là hoạt động giáo dục nhằm hình thành thế giới quan khoa học, tư tưởng chính trị, đạo đức, thẩm mỹ, lao động, phát triển thể lực, những hành vi và thói quen ứng xử đúng đắn của cá nhân trong các mối quan hệ xã hội. Theo nghĩa này giáo dục (nghĩa hẹp) bao gồm các bộ phận: đức dục, mỹ dục, thể dục, giáo dục lao động.

Di truyền tạo tiền đề vật chất cho sự phát triển nhân cách. - Đề cao ảnh hưởng của yếu tố di truyền đến mức cho nhân cách là bẩm sinh và phủ nhận khả năng biến đổi bản chất con người

Vai trò chủ đạo của giáo dục đối với sự phát triển nhân cách

Giáo dục chỉ là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách, giáo dục không có tính “vạn năng”, không có tính quyết định mà chỉ đóng vai trò chủ đạo đối với sự phát triển nhân cách.

1. Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

2. Giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học trung học cơ sở.

3. Giáo dục trung học cơ sở nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục tiểu học; có học vấn phổ thông ở trình độ cơ sở và những hiểu biết ban đầu về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học trung học phổ thông, trung cấp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động.

4. Giáo dục trung học phổ thông nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục trung học cơ sở, hoàn thiện học vấn phổ thông và có những hiểu biết thông thường về kỹ thuật và hướng nghiệp, có điều kiện phát huy năng lực cá nhân để lựa chọn hướng phát triển, tiếp tục học đại học, cao đẳng, trung cấp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động.

Điều 33 của Luật Giáo dục 2005 nêu mục tiêu của giáo dục nghề nghiệp: 

« Mục tiêu của giáo dục nghề nghiệp là đào tạo người lao động có kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp ở các trình độ khác nhau, có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, có sức khoẻ nhằm tạo điều kiện cho người lao động có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh. Trung cấp chuyên nghiệp nhằm đào tạo người lao động có kiến thức, kỹ năng thực hành cơ bản của một nghề, có khả năng làm việc độc lập và có tính sáng tạo, ứng dụng công nghệ vào công việc. Dạy nghề nhằm đào tạo nhân lực kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất, dịch vụ có năng lực thực hành nghề tương xứng với trình độ đào tạo ».   

Điều 39 của Luật Giáo dục 2005 nêu mục tiêu của giáo dục đại học:   

1. Mục tiêu của giáo dục đại học là đào tạo người học có phẩm chất chính trị, đạo đức, có ý thức phục vụ nhân dân, có kiến thức và năng lực thực hành nghề nghiệp tương xứng với trình độ đào tạo, có sức khoẻ, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

2. Đào tạo trình độ cao đẳng giúp sinh viên có kiến thức chuyên môn và kỹ năng thực hành cơ bản để giải quyết những vấn đề thông thường thuộc chuyên ngành được đào tạo.

3. Đào tạo trình độ đại học giúp sinh viên nắm vững kiến thức chuyên môn và có kỹ năng thực hành thành thạo, có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo và giải quyết những vấn đề thuộc chuyên ngành được đào tạo. 

4. Đào tạo trình độ thạc sĩ giúp học viên nắm vững lý thuyết, có trình độ cao về thực hành, có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo và có năng lực phát hiện, giải quyết những vấn đề thuộc chuyên ngành được đào tạo.

5. Đào tạo trình độ tiến sĩ giúp nghiên cứu sinh có trình độ cao về lý thuyết và thực hành, có năng lực nghiên cứu độc lập, sáng tạo, phát hiện và giải quyết những vấn đề mới về khoa học, công nghệ, hướng dẫn nghiên cứu khoa học và hoạt động chuyên môn.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: