Bài 10 quan niệm đạo đức
C1Phân biệt đạo đức với pháp luật và phong tụctập quán trong sự điều chỉnh hành vi củacon người .
I. Khái niệm:
Đạo đức: là hệ thống các quy tắc, chuẩn mực xã hội , mà nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình cho phùhơp với lợi ích của cộng đồng, của xã hội .
VD: Giúp đỡ mọi người trong công việc cần thiết, lễ phépchào hỏi người lớn tuổi …Các xã hội khác nhau thì quy tắc chuẩn mực đạo đứccũng khác nhau . Nó bị chi phối bởi quan điểm và lợi íchcủa giai cấp thống trị .VD: Tục chào hỏi xã hội phong kiến cúi lậy xã hội hiện naydơ tay chào , bắt tay ôm hôn …xã hội phong kiến trọngnam khinh nữ ngày nay thì nam, nữ bình đẳng …
II. Phân biệt đạo đức với pháp luật và phong tục tập quán trong sự điều chỉnh hành vi của con người .
Pháp luật :là hệ thống các quy tắc xử xự chung do nhà nước ban hành và được bảo đảm thực hiện bằng quyền lực nhànước .
VD: Pháp luật quy định khi tham gia giao thông người thamgia phải đi đúng phần đường quy định , chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên mô tô xemáy …..
Phong tục tập quán : là những tục lệ những thói quen đãthành nếp , ăn sâu vào đời sống xã hội , được mọi người côngnhận và làm theo .
VD: Ăn cơm thì mời , chúc tết nhau , thờ cúng tổ tiên …
CÂU 2 sgk/2
Ngày xưa người ta đốn củi, đốt than bằng rìu và mang vác thủ công nên mang được ít, đồng thời số người làm nghề đó cũng rất ít nên rừng có khả năng phục hồi được do đó vẫn đảm bảo cho rừng phát triển. Ngày nay con người vào rừng mang theo cưa máy to, ô tô tải cỡ lớn để cưa đi những cây cổ thụ phải mất hàng trăm năm mới có được, với những hành động đó thì rừng nào phục hồi cho kịp nên rừng ngày càng bị tàn phá nặng nề. Hơn nữa, việc khai thác đó lại không được quy hoạch, không được trồng mới để bổ xung nên việc rừng bị cạn kiệt và gây ra những hậu quả về môi trường là điều không cần phải bàn cãi.
CAAU4 sgk/75
Tự trọng: là tự mình tôn trọng mình theo các chuẩn mực do mình xây dựng ra hay tuân theo các chuẩn mực (đạo đức) xã hội định sẵn. Điều này xuất phát từ bên trong bản thân, được nghĩ theo nghĩa tích cực, được đánh giá cao. Tự trọng cũng dễ nhầm lẫn với tự cao, là tự cho mình tài giỏi.
Tự ái là tự yêu bản thân mình một cách cảm tính có khi bất chấp các chuẩn mực. Phản ứng này thường xuất phát từ các "công kích" từ bên ngoài. Tự ái thường bị xem là phản ứng tiêu cực, bị người khác đánh giá thấp
CÂU 3 sgk/75Khái niệm Nhân phẩm:
- Là toàn bộ phẩm chất mà mỗi con người có được nói cách khác nhân phẩm là giá trị làm người của mổi người
Khái niệm danh dự Danh dự:
- Là sự coi trọng, đánh giá cao của dư luận xã hội đối với một người dựa trên giá trị tinh thần đạo đức của người đó. Do vậy danh dự là nhân phẩm được đánh giá và công nhận.
Vai trò của NP-DD
- Nhân phẩm và danh dự có quan hệ lẫn nhau.
- Nhân phẩm và danh dự có ý nghĩa rất lớn đối với mỗi người, giữ gìn danh dự và nhân phẩm được xem là sức mạnh tinh thần.
- Giải thích vì sao người nghiện ma túy khó giữ được nhân phẩm, danh dự nhưng phải bảo đảm ý: Để thõa mãn cơn nghiện họ có thể làm bất cứ điều gì (kể cả vi phạm pháp luật) vì vậy họ đã đánh mất nhân phẩm và danh dự của mình
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro