GA Van 11 hk2
Lớp 11B1: Tổng số: Vắng:
Tiết 73
LƯU BIỆT KHI XUẤT DƯƠNG
- Phan Bội Châu –
I. Mục tiêu cần đạt:
- Kiến thức: Giúp học sinh cảm nhận được:
+ Vẻ đẹp hào hùng, lãng mạn của nhà chí sĩ cách mạng trong buổi ra đi tìm đường cứu nước.
+ Giọng thơ tâm huyết, sục sôi, đầy sức lôi cuốn.
- Kĩ năng: Đọc – hiểu thơ thất ngôn Đường luật theo đặc trưng thể loại.
- Thái độ: Giáo dục lòng yêu nước, ý thức tự cường dân tộc.
II. Chuẩn bị của thầy và trò:
- GV: SGK, SGV, bài soạn , chuẩn kiến thức kĩ năng Ngữ văn 11
- HS: Vở soạn, sgk, tài liệu về Phan Bội Châu.
III. Tiến trình bài giảng:
1. Kiểm tra bài cũ:
2. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Kiến thức cơ bản
HĐI. Hướng dẫn HS tìm hiểu phần tiểu dẫn:
- Nội dung chính của phần tiểu dẫn ? Tóm tắt từng ý?
GV chuẩn kiến thức và cung cấp thêm những tư liệu về PBC cho HS
Ngay từ năm 1925, BH đã suy tôn ông là " vị anh hùng, vị thiên sứ, đấng xả thân vì độc lập, được hai mươi triệu con người trong vòng nô lệ tôn sùng " - Những trò lố hay là ....
- Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm?
Cuối TK XIX, phong trào Cần Vương thất bại , thực dân Pháp độc chiếm hoàn toàn Đông Dương. Tình hình chính trị đất nước vô cùng đen tối. Đầu thế kỉ XX, tư tưởng dân chủ tư sản từ nước ngoài tràn vào VN, người ta tìm thấy ở đó những gợi ý hấp dẫn về con đường cứu nước mới, vì thế các nhà nho tiên tiến như PBC đã say sưa dấn bước, bất chấp cả nguy hiểm
I.Tìm hiểu chung:
1. Tác giả:
- PBC là một trong những con người khai sáng con đường đấu tranh giải phóng dân tộc theo khuynh hướng dân chủ tư sản.Sự nghiệp cuả ông ko thành nhưng đối với dt VN ông mãi là tấm gương sáng chói về lòng nhiệt thành với lí tưởng cứu nước, về tinh thần đấu tranh bền bỉ, kiên cường, về lòng tin vào sự nghiệp giải phóng dt.
- Phong trào Đông Du từ năm 1905 - 1908 tuy tan rã nhưng tên tuổi của PBC - linh hồn của phong trào thì vẫn sống mãi trong lòng bạn bè, đồng chí.
- PBC không xem văn chương là mục đích của cuộc đời mình. Ông sáng tác văn chương là để phục vụ cho công cuộc cm. Với năng khiếu văn chương, trái tim đa cảm luôn sôi sục bầu máu nóng lại thêm sự từng trải và thử thách qua bước đường cm đầy gian lao, ông trở thành một nhà văn, nhà thơ lớn để lại cho đời nhiều tp xuất sắc.
- PBC là người khơi dòng cho loại văn chương trữ tình - chính trị
2. Văn bản:
- Năm 1905 sau khi vận động thành lập hội Duy Tân, Phan Bội Châu ra nước ngoài mở đầu phong trào Đông Du với mục đích đào tạo cốt cán cho cách mạng.
- Trước lúc lên đường sang Nhật Bản, ông làm bài thơ này để chia tay bạn bè, đồng chí.
HĐII. Hướng dẫn HS đọc hiểu văn bản
- Cách nói về chí làm trai của Phan Bội Châu gợi liên hệ đến những câu thơ nào, của ai?
- Công danh nam tử còn vương nợ
Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu
( Phạm Ngũ Lão )
- Chí làm trai Nam Bắc Đông Tây
Cho phỉ sức vẫy vùng trong bốn bể
- Làm trai đứng ở trong trời dất
Phải có danh gì với núi sông
( Nguyễn Công trứ )
- Quan niệm về chí làm trai của PBC mới mẻ và táo bạo so với các bậc tiền nhân ở điểm nào?
II. Đọc hiểu văn bản:
1. Hai câu đề:
- Hi kì ( phải lạ): biết sống cho phi thường, hiển hách dám làm những việc kinh thiên động địa, xoay trời chuyển đất, chứ không sống tầm thường, tẻ nhạt, buông xuôi theo số phận -> khát vọng sống mãnh liệt của một con người đầy nhiệt huyết gần với lí tưởng nhân sinh của các nhà nho truyền thống nhưng táo bạo và mạnh mẽ hơn.
- Con người đối mặt với cả đất trời, vũ trụ để khẳng định mình
- PBC ôm ấp khát vọng có thể xoay chuyển trời đất, không để nó tự chuyển vần, không chịu khuất phục trước thực tại, trước số phận, trước hoàn cảnh.
=> Lí tưởng ấy tạo cho con người tư thế mới, khoẻ khoắn, ngang tàng, ngạo nghễ, chứ không tầm thường, buông xuôi theo số phận.
ý thức trách nhiệm cá nhân của tác giả được bộc lộ như thế nào?
Trong khoảng trăm năm cần có tớ
Khẳng định đầy tự hào, đầy trách nhiệm: dành trọn cuộc đời mình cho sự nghiệp cứu nước.Tự nhận gánh vác việc giang sơn một cách tự giác, Nói bằng cả tâm huyết, bằng tấm lòng sục sôi của mình. Phá vỡ tính quy phạm của văn học trung đại (Tính phi ngã).
Gv: nghệ thuật tuyên truyền chỉ đạt được hiệu quả, khi tác phẩm được viết bằng cả tấm lòng, tâm huyết, niềm tin chân thật!
2. Hai câu thực:
- Tác giả tự ý thức về cái tôi – tự hào về vai trò của mình trong cuộc đời và trong lịch sử.
- Chí làm trai gắn với cái tôi trách nhiệm đáng kính. Giữa cuộc sống tối tăm mà có được cái tôi ấy quả là cứng cỏi và đẹp đẽ vô cùng.
- Câu hỏi tu từ có tính chất khẳng định, giục giã.
=> Thể hiện tinh thần, trách nhiệm trước cộng đồng: cuộc thế gian nan này cần phải có ta. Giọng thơ khẳng định, khuyến khích, giục giã.
Tìm những từ trái nghĩa ở hai câu thơ này? Giải thích câu “hiền thánh còn đâu học cũng hoài”. Lí do nào khiến tg nói như vậy? Sự phủ định ở đây phải chăng có điều gì chưa đúng?
Lẽ vinh- nhục được đặt ra gắn với sự tồn vong của dt. ở các tp khác PBC đã từng viết " Bôi mặt thờ kẻ thù sẽ là một vật bẩn thỉu trong vũ trụ" "Sao bằng ngẩng đầu lên làm một người lỗi lạc của tổ quốc" đó là cội nguồn cảm xúc của tg trong toàn bài thơ nó gần giũ với tư tưởng yêu nước từng thấy trong thơ văn NĐC
3. Hai câu luận.
- Nêu bật một quan niệm sống đẹp đẽ của kẻ sĩ trước thời cuộc và lịch sử dân tộc: Đau về nỗi nhục mất nước, phủ nhận cách học cũ kỹ, lạc hậu
( đọc sách thánh hiền - đạo Nho ) không hợp thời, vô nghĩa trong buổi nước mất nhà tan.
=> Tư tưởng sâu sắc, tiến bộ nhất, thể hiện khí phách ngang tàng, táo bạo, của nhà cách mạng tiên phong, có tinh thần trách nhiệm cao độ trong thời đại mới.
( nhưng ở câu thứ 6 thì tư tưởng của PBC đã khác hẳn. Nếu ở NĐC vẫn còn vương vẫn với hai chữ trung, hiếu "Quân thần một gánh nặng hai vai" thì PBC đã dám đối mặt với nền học vấn cũ để nhận thức một chân lí: sách thánh hiền không giúp ích được gì trong cảnh nớc mất nhà tan ...)
Hình ảnh, từ ngữ trong hai câu cuối để lại cho em ấn tượng gì? Qua đó em cò suy nghĩ, đánh giá gì về PBC?
“Muốn vượt… khơi” à Điệp từ, động từ mạnh, hình ảnh chọn lọc, giọng thơ rắn rỏi à Khát vọng sôi nổi, tư thế hăm hở ra đi à nhiệt tình cứu nước tuôn trào.
4. Hai câu kết.
- Tư thế hăm hở ra đi tìm đường cứu nước. Thể hiện một khát vọng lớn, một sự hoà nhập với vũ trụ bao la.
- Con người là trung tâm lồng lộng giữa trời biển mênh mông, như đang bay lên cùng muôn ngàn con sóng
- Hình ảnh lãng mạn, hào hùng, giàu chất sử thi.
HĐIII. GV hướng dẫn HS tổng kết.
Đọc ghi nhớ SGK.
III. Tổng kết
Bằng giọng thơ tâm huyết có sức lay động mạnh mẽ, Lưu biệt khi xuất dương đã khắc họa vẻ đẹp lãng mạn hào hùng của nhà chí sĩ cách mạng những năm đầu thế kỉ XX, với tư tưởng mới mẻ, táo bạo, bầu nhiệt huyết sôi trào và khát vọng cháy bỏng trong buổi ra đi tìm đường cứu nước.
3. Củng cố: Bài thơ thể hiện lí tươngcướu nước cao cả, nhiệt huyết sục sôi, tư thế đẹp đẽ và khát vọng lên đường cháy bỏng của nhà chí sĩ cách mạng trong buổi ra đi tìm đường cứu nước.
4. Hướng dẫn tự học:
- Học thuộc lòng bản dịch thơ
- Bình giảng hai câu thơ cuối.
Lớp 11B1: Tổng số: Vắng:
Tiết 74
NGHĨA CỦA CÂU
I. Mục tiêu cần đạt:
- Kiến thức: Giúp học sinh hiểu được:
+ Nắm được những nội dung cơ bản về hai thành phần nghĩa của câu.
+ Nhận dạng và phân tích đựơc hai thành phần nghĩa của câu, biết diễn đạt được nghĩa sự việc và nghĩa tình thái bằng câu thích hợp ngữ cảnh.
- Kĩ năng:
+ Nhận biết và phân tích hai thành phần nghĩa trong câu
+ Tạo câu thể hiện hai thành phần nghĩa thích hợp
+ Phát hiện và sửa lỗi về nội dung ý nghĩa của câu.
- Thái độ: Rèn kĩ năng đặt câu và diễn đạt được nội dung cần thiết của câu phù hợp với ngữ cảnh.
II. Chuẩn bị của thầy và trò:
- GV: SGK, SGV, bài soạn , chuẩn kiến thức kĩ năng Ngữ văn 11
- HS: Vở soạn, sgk .
III. Tiến trình bài giảng:
1. Kiểm tra bài cũ:
2. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Kiến thức cơ bản
HĐI. Hướng dẫn tìm hiểu hai thành phần nghĩa của câu.
HS đọc mục 1 SGK và trả lời câu hỏi. GV định hướng và chuẩn xác kiến thức.
- So sánh các cặp câu ?
- Từ sự so sánh trên em rút ra nhận định gì?Mỗi câu có mấy thành phần nghĩa?
- Các thành phần nghĩa của câu thường có quan hệ với nhau ntn?
VD: Dạ bẩm, thế ra y văn võ đều tài cả. Chà chà! (NT)
I. Hai thành phần nghĩa của câu:
1. Khảo sát bài tập.
+ cặp câu a1/ a2 đều nói đến một sự việc: CP từng có một thời ao ước có một gđ nho nhỏ. Câu a1 có từ hình như: Chưa chắc chắn, độ tin cậy chưa cao. Câu a2 không có từ hình như: thể hiện độ tin cậy cao.
+ cặp câu b1/ b2 đều đề cập đến một sự việc: người ta cũng bằng lòng. Câu b1 bộc lộ sự tin cậy (dùng từ chắc). Câu b2 chỉ đề cập đến sự việc, thể hiện thái độ khách quan.
2. Kết luận.
- Mỗi câu thường có hai thành phần nghĩa: Thành phần nghĩa sự việc và thành phần nghĩa tình thái.
- Các thành phần nghĩa của câu thường có quan hệ gắn bó mật thiết. Trừ trường hợp câu chỉ có cấu tạo bằng từ ngữ cảm thán.
HĐII. Tìm hiểu nghĩa sự việc
HS: tìm hiểu mục II trong SGK và trả lời các câu hỏi.
- Nghĩa sự việc của câu là gì?
- Cho biết một số biểu hiện của nghĩa sv?
- Nghĩa sv thường biểu hiện ở tp ngữ pháp nào của câu?
II. Nghĩa sự việc:
- Nghĩa sự việc của câu là thành phần nghĩa ứng với sự việc mà câu đề cập đến.
- Một số biểu hiện của nghĩa sự việc:
+ Biểu hiện hành động.
+ Biểu hiện trạng thái, tính chất, đặc điểm.
+ Biểu hiện quá trình.
+ Biểu hiện tư thế.
+Biểu hiện sự tồn tại.
+ Biểu hiện quan hệ.
- Nghĩa sự việc của câu thường được biểu hiện nhờ những thành phần như chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ, khởi ngữ và một số thành phần phụ khác.
HĐIII. Hướng dẫn HS làm BT
HS thảo luận nhóm theo bàn
- Hãy phân tích nghĩa sự việc trong từng câu thơ trong bài thơ Câu cá mùa thu - Nguyễn Khuyến?
HS thảo luận cặp đôi
- Tách nghĩa tình thái và nghĩa sự việc trong các câu?
a. Có một ông rể quý như Xuân kể cũng đáng giá thực, nhưng cũng đáng sợ lắm - SĐ VTP
b. Có lẽ hắn cũng như mình, chọn nhầm nghề mất rồi - CNTT - NT
c. Dễ họ cũng phân vân như mình, vì đến ngay chính mình, mình cũng không biết rõ con gái mình có hư hay là không! SSĐ - VTP
III. Luyện tập:
Bài 1.
Câu 1 diễn tả hai trạng thái:ao thu lạnh. nước thu trong.
Câu 2 nêu một sự việc(đặc điểm):thuyền bé.
Câu 3 nêu một sự việc(quá trình): sóng gợn.
Câu 4 nêu một sự việc(quá trình):lá đưa vèo
Câu 5 nêu 2 sv, trong đó có một sv (trạng thái):tầng mây lơ lửng, một sv: trời xanh ngắt
Câu 6 nêu 2 sv, trong đó có một sv (đặc điểm):ngõ trúc quanh co, một sv (trạng thái):khách vắng teo.
Câu 7 nêu hai sự việc(tư thế):tựa gối. buông cần.
Câu 8 nêu một sự việc(hành động): cá đớp.
Bài 2.
a. Nghĩa tình thái thể hiện ở các từ: kể thực đáng.các từ còn lại biểu hiện nghĩa sự việc:có một ông rể quý như Xuân. danh giá. đáng sợ.Nghĩa tình thái thừa nhận sự việc “danh giá”,nhưng cũng nêu mặt trái của nó là “ đáng sợ”.
b. Từ tình thái có lẽ thể hiện sự phỏng đoán về sự việc chọn nhầm nghề.
c. Có hai sự việc và hai nghĩa tình thái:
sv1 : “họ cũng phân vân như mình”.Sv mới chỉ là phỏng đoán (từ dễ,có lẽ, hình như)
Sv 2: “mình cũng ko biết rõ con gán mình có hư hay ko”(nhấn mạnh bằng ba từ: đến chính ngay
3. Củng cố: HS đọc ghi nhớ SGK
4. Hướng dẫn tự học:
- Liên hệ so sánh với nghĩa của từ(nghĩa biểu hiện sự vật, khái niệm, biểu cảm ) để thấy sự tương ứng hai thành phần nghĩa của từ và câu
- Dùng một câu cốt lõi rồi thêm vào các từ tình thái để dễ nhận ra hai thành phần nghĩa (hình nhơ; chắc chắn; + Mọi người đã đến )
Lớp 11B1: Tổng số: Vắng:
Tiết 75
HẦU TRỜI
- Tản Đà -
I. Mục tiêu cần đạt:
- Kiến thức: Giúp học sinh hiểu được:
+ Ý thức cá nhân, ý thức nghệ sĩ và quan niệm mới về nghề văn Tản Đà
+ Những sáng tạo trong hình thức nghệ thuật: thể thơ thất ngôn trường thiên khá tự do; giọng điệu thoải mái, tự nhiên; ngôn ngữ sinh động
- Kĩ năng:
+ Đọc – hiểu bài thơ trữ tình theo đặc trưng thể loại
+ Bình giảng những câu thơ hay.
- Thái độ: Trân trọng và yêu thơ văn Tiếng Việt
II. Chuẩn bị của thầy và trò:
- GV: SGK, SGV, bài soạn , chuẩn kiến thức kĩ năng Ngữ văn 11
- HS: Vở soạn, sgk .
III. Tiến trình bài giảng:
1. Kiểm tra bài cũ: Đọc bài thơ và phân tích hai câu thơ cuối trong bài thơ "Lưu biệt khi xuất dương"
2. Bài mới: Thơ TĐ thường hay nói đến cảnh trời. Đièu đó trở thành một môtip nghệ thuật có tính hệ thống trong thơ ông. Ông tự coi mình là một trích tiênbị dày xuống hạ giới vì tội ngông. Có lúc chán đời ông đã muốn làm thằng cuội để cùng chơi với chị Hằng. Có lúc mơ màng ông muốn theo gót Lưu Thần, Nguyễn Triệu lạc vào chốn Thiên Thai. Táo bạo hơn, ông còn mơ thấy mình được lên Thiên đình, hội ngộ với những mĩ nhân Tây Thi, Chiêu Quân, Dương Quý Phi, cùng đàm đạo chuyện văn chương, chuyện thế sự với Nguyễn trãi, Hàn tHuyên, Đoàn Thị Điểm, hồ Xuân Hương...ông còn viết thư hỏi Giời và bị Giời mắng. Bài "Hầu trời" là một khoảng khắc trong cả chuỗi cảm hững lãng mạn đó.
Hoạt động của thầy và trò
Kiến thức cơ bản
HĐI. Hướng dẫn tìm hiểu chung
- Tóm tắt vài nét về tác giả Tản Đà?
Học vấn? Lối sống? Sự nghiệp văn chương
HS đọc diễn cảm: phân biệt lời kể và lời thoại, lột tả được tinh thần phóng túng, ngông pha chút hài hước, dí dỏm của TĐ
HS tóm tắt và kể lại nội dung bài thơ
I. Tìm hiểu chung:
1. Tác giả: 1889_ 1940, quê: Hà Tây.
- TĐ mang đầy đủ tính chất "con người của hai thế kỉ" về cả học vấn, lối sống và sự nghiệp văn chương.
- Thơ văn ông như là một gạch nối giữa hai thời đại văn học của dân tộc : trung đại và hiện đại
=> Tất cả ảnh hưởng không nhỏ đến cá tính sáng tạo của thi sĩ.
2. Tác phẩm.
In trong tập Còn chơi, xuất bản năm 1921.
- (sáng tác những năm đầu của tk 20, khuynh hướng lãng mạn khá đậm nét trong các tp văn chương. XH thực dân pk ngột ngạt, tù hãm, u uất, đầy rẫy những cảnh ngang trái, xót đau. Bất bình nhưng bất lực, người ta chỉ có thể làm thơ để thoát li, để giảu sầu nhưng TĐ khác người ở chỗ đã dám mạnh dạn thể hiện cái tôi của mình với cái buồn mơ màng, cảm xúc chơi vơi, khát vọng thiết tha đi tìm một cõi tri âmđể có thể khẳng định khả năng, phẩm giá của mình bời ko thể nào trông đợi ở "cõi trần nhem nhuốc bao nhiêu sự" này
HĐII. Hướng dẫn đọc - hiểu văn bản
- Cách vào dề bài thơ gợi cho người dọc có cảm giác như thế nào về câu chuyện mà tg sắp kể?
HS đọc đoạn "Chư tiên ngồi ...vỗ tay"
- Tác giả có thái độ như thế nào khi đọc thơ?
- Nghe tg đọc thơ, Trời và chư tiên có những biểu hiện gì?
- Qua đoạn thơ em cảm nhận được gì về cá tính của nhà thơ và niềm khao khát chân thành của thi sĩ?
- Cái ngông của thi sĩ hiện ra như nào khi xưng danh tính?
Sự hiện diện của tên thật chứ không phải tên hiệu nó có ý nghĩa hiển hiện giữa sông núi á châu của địa cầu chứ không “mờ mờ nhân ảnh như người đi đêm”. Trong bối cảnh địa đồ sông núi rách tả tơi, đất nước mất chủ quyền, niềm kiêu hãnh là người con đích thực của “ Sông Đà Núi Tản nước VN thể hiện thái độ tự tôn dân tộc.
Cảm hứng chủ đạo của bài thơ là cảm hứng lãng mạn, nhưng trong bài thơ lại có một đoạn rất hiện thực. Đó là đoạn thơ nào? Tìm hiểu ý nghĩa đoạn thơ đó. Theo anh / chị, hai nguồn cảm hứng này ở thi sĩ Tản Đà có mối liên hệ với nhau như thế nào?
II. Đọc - hiểu văn bản:
1. Cách vào đề bài thơ
- "chẳng biết có hay không" - gây nghi vấn, gơi tò mò cho người đọc.
- Điệp từ "thật" - câu cảm thán nhịp 2/2/3: khẳng định chắc chắn, củng cố niềm tin gây ấn tượng là chuyện có thật
-> lối vào đề hấp dẫn, gây ấn tượng mạnh, gợi trí tò mò
2. Chuyện đọc thơ cho Trời và các chư tiên nghe
- Thái độ của tg khi đọc thơ:
+ Đương cơn đắc ý, đọc thơ ran cung mây - cao hứng
+ Văn đã giàu thay lại lắm lối - tự đắc, tự khen
- Thái độ của chư tiên: xúc động, tán thưởng và hâm mộ
- Thái độ của Trời: Đánh giá cao, không tiếc lời tán dương "văn thật tuyệt, ..."
- Tâm hồn thi sĩ:
+ Ý thức rõ về tài năng của mình, tự giới thiệu rất cụ thể.
+ Táo bạo, đường hoàng bộc lộ "cái tôi"
+ Ông cũng rất “ngông” khi tìm đến trời để khẳng dịnh tài năng
- Giọng kể: đa dạng, hóm hỉnh, có phần ngông nghênh, tự đắc.
3. Chuyện đối thoại giữa trời và tác giả
* Kể về hoàn cảnh của mình:
- Thi nhân kể họ tên, quê quán:
“ Con tên Khắc Hiếu họ Nguyễn
Quê ở Á châu về địa cầu
Sông Đà núi Tản nước Việt Nam”
Trong văn chương việc thể hiện họ tên trong tác phẩm chính là một cách để khẳng định cái tôi cá nhân của mình.
- Thi nhân kể về cuộc sống: Đó là môt cuộc sống nghèo khó, túng thiếu, thân phận nhà văn bị rẻ rúng, coi thường. Ở trần gian ông không tìm được tri âm, nên phải lên tận cỏi trời để thoả nguyện nỗi lòng.
+ “Bẩm trời hoàng cảnh con thực nghèo khó”
+ “Trần gian thước đất cũng không có”
+ “Văn chương hạ giới rẻ như bèo”
+ “Làm mãi quanh năm chẳng đủ tiêu’
Đó cũng chính là hiện thực cuộc sống của người nghệ sĩ trong xã hội lúc bấy giờ, một cuộc sống cơ cực không tấc đất cắm dùi, thân phận bị rẻ rúng, làm chẳng đủ ăn.
=>Qua đoạn thơ tác giả đã cho người đọc thấy một bức tranh chân thực và cảm động về chính cuộc đời mình và cuộc đời nhiều nhà văn nhà thơ khác.
=> Cảm hứng hiện thực bao trùm cả đoạn thơ này.
* Trách nhiệm và khát vọng của thi nhân:
- Nhiệm vụ trời giao: Truyền bá thiên lương.
Nhiệm vụ trên chứng tỏ Tản Đà lãng mạn chứ không hoàn toàn thoát li cuộc sống. Ông vẫn ý thức về nghĩa vụ, trách nhiệm đối với đời để đem lại cuộc sống ấm no hành phúc hơn.
đó cũng là một cách tự khẳng định mình trước thời cuộc.
- Thi nhân khát khao được gánh vác việc đời
=>Như vậy có thể nói trong thơ Tản đà cảm hứng lãng mạng và cảm hứng hiện thực đan xen khăng khít
- Học sinh thảo luận theo nhóm về một mặt trong các mặt nghệ thuật của bài thơ: nhóm 1: thể loại; nhóm 2: ngôn từ, nhóm 3: giọng thơ, nhóm 4: cách biểu hiện cảm xúc.
4) Đặc sắc nghệ thuật:Bài thơ có nhiều yếu tố nghệ thuật mới mẻ:
- Thể thơ thất ngôn trường thiên khá tự do, không bị trói buộc bởi khuôn mẫu;
- Ngôn ngữ thơ: ít tính cách điệu, ước lệ mà gần với tiếng nói đời thường;
- Giọng thơ: tự sự hóm hỉnh, có duyên, lôi cuốn người đọc;
- Biểu hiện cảm xúc: phóng túng, tự do, không bị gò ép.
- Tác giả hiện diện trong bài thơ với tư cách người kể chuyện, đồng thời là nhân vật chính.
- Giáo viên nâng cao: Tác giả tưởng tượng, hư cấu nên cả một câu chuyện như muốn đưa thơ trữ tình thoát dần sứ mênh “thi dĩ ngôn chí” của thơ xưa.
ð Những dấu hiệu đổi mới của thơ ca Việt Nam theo hướng hiện đại hoá. Đó là lý do khiến Tản Đà được đánh giá là “dấu gạch nối giữa hai thời đại thi ca” (Hoài Thanh)
HĐIII. Hướng dẫn HS tổng kết
- Những biểu hiện của cái tôi ngông trong tp là gì?
Về nghệ thuật, tp có những điểm gì nổi bật?( giọng thơ, nhịp điệu, thể loại…)
III. TỔNG KẾT
1. Cái “tôi” cá nhân tự biểu hiện: cái tôi ngông phóng túng; tự ý thức về tài năng và giá trị đích thực của mình;khao khát được khẳng định bản thân giữa cuộc đời.
2. Thể thơ thất ngôn trường thiên, vần nhịp, khổ thơ khá tự do;giọng điệu thoải mái tự nhiên, hóm hỉnh; lời kể tả giản dị, sống động.
3. Củng cố: Thử liên hệ so sánh những việc làm biểu hiện cái ngông của các nho sĩ thể hiện trong các tp : Bài ca ngất ngưởng, Chữ người tử tù, Hầu trời?
Ngông trong Bài ca ngất ngưởng là những việc làm khác người(đeo đạc ngựa cho bò, dẫn lên chùa đôi dì);
Trong Chữ người tử tù là một Huấn Cao :tính khoảnh, ít chịu cho chữ ai , coi thường quản ngục, cái chết, nhận ra người chết sẵn sàng cho chữ;
Trong Hầu Trời: đọc thơ cho trời và tiên nghe, tự hào về tài thơ văn của mình, về nguồn gốc quê hương đất nước của mình, về sứ mạng vẻ vang đi khơi dậy cái thiên lương của mọi người bằng thơ.
4. Hướng dẫn tự học:
- Học thuộc lòng bài thơ
- Anh/chị hiểu như thế nào là ngông? Cái ngông của Tản Đà trong bài thơ được biểu hiện như thế nào?
Lớp 11B1: Tổng số: Vắng:
Tiết 76 - 77
VIẾT BÀI VIẾT SỐ 5: NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
I. Mục tiêu cần đạt:
- Kiến thức: Vận dụng kiến thức và kĩ năng về văn nghị luận đã học để viết được bài nghị luận xã hội
- Kĩ năng: Tiếp tục rèn luyện các kĩ năng tìm hiểu đề và các thao tác lập luận trong bài nghị luận xã hội như giải thích, phân tích, so sánh, ...
- Thái độ: Nhạy bén với những vấn đề xã hội đặt ra, có quan điểm và cách giải quyết đúng đắn.
II. Chuẩn bị của thầy và trò:
- GV: SGK, SGV, bài soạn , chuẩn kiến thức kĩ năng Ngữ văn 11
- HS: Vở soạn, sgk .
III. Tiến trình bài giảng:
1. Kiểm tra bài cũ: Không thực hiện
2. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Kiến thức cơ bản
HĐI. GV phát đề cho HS
I. Đề bài:
Hãy bày tỏ suy nghĩ của anh/chị về lời tâm sự của Helen Killer: "Tôi đã khóc khi không có giày để đi cho đến khi tôi nhìn thấy một người không có chân để đi giày"
II. Đáp án - thang điểm:
1. Yêu cầu về kĩ năng:
Trên cơ sở hiểu rõ yêu cầu của đề, HS biết cách làm bài văn nghị luận xã hội. Bài viết cần tỏ ra có vốn sống thực tế, các dẫn chứng làm rõ luận điểm cần tiêu biểu, cụ thể, có sức thuyết phục.
2. Yêu cầu kiến thức:
HS có thể trình bày bằng nhiều cách khác nhau, các ý cần có lập luận chặt chẽ, có cơ sở, có sức thuyết phục.
* Giải thích câu nói:
- Tôi đã khóc: tuyệt vọng, buông xuôi
- Không có giày để đi: những bất hạnh, những khó khăn, những thất bại mà con người gặp phải trên đường đời.
- Không có chân để đi giày: những bất hạnh, những khó khăn, những thất bại của người khác còn lớn hơn những gì mình gặp phải.
* Ý nghĩa của câu nói: Thông điệp muốn gửi tới mọi người: không bao giờ được cúi đầu tuyệt vọng trước những bất hạnh, chông gai trong cuộc sống bởi:
- Cuộc sống quanh ta có rất nhiều những mảnh đời bất hạnh còn lớn hơn những khó khăn mà ta gặp phải
- Cuộc sống không bao giờ chỉ rải đầy hoa hồng mà luôn có nhiều chông gai, chông gai ấy là nơi thử thách tôi luyện con người.
- Con người không thể quyết định hoàn cảnh của mình nhưng cần có nghị lực để vượt lên hoàn cảnh đó.
- Tương lai của mỗi người phụ thuộc vào sự nỗ lực của bản thân.
3. Thang điểm:
- Điểm 9 - 10: Đáp ứng tất cả các yêu cầu trên. Bài viết còn mắc một số lỗi nhỏ về diễn đạt.
- Điểm 7 - 8 Đáp ứng được 2/3 các yêu cầu trên. Bài viết còn mắc một số lỗi chính tả, diễn đạt.
- Điểm 5 - 6 : Đáp ứng được 1-2 nội dung yêu cầu trên. Bài mắc quá nhiều lỗi chính tả, diễn đạt.
- Điểm 3- 4 Trình bày thiếu ý hoặc còn sơ sài ý, mắc quá nhiều lỗi diễn đạt, ngữ pháp, chính tả.
- Điểm 1 - 2 : Thiếu ý, sơ sài chưa đáp ứng được 3 ý trên
- Điểm 0: Hoàn toàn lạc đề.
HĐIII. Thu bài sau 90p
3. Hướng dẫn học bài:
Chuẩn bị bài "Nghĩa của câu T2"
Lớp 11B1: Tổng số: Vắng:
Tiết 78
NGHĨA CỦA CÂU (TIẾP)
I. Mục tiêu cần đạt
- Kiến thức: Nắm được những nội dung cơ bản về hai thành phần nghĩa của câu.
- Kỹ năng : Nhận dạng và phân tích đựơc hai thành phần nghĩa của câu.
- Thái độ: Rèn kĩ năng đặt câu và diễn đạt được nội dung cần thiết của câu phù hợp với ngữ cảnh
II. Chuẩn bị của thầy và trò:
- GV: SGK, SGV, bài soạn , chuẩn kiến thức kĩ năng Ngữ văn 11
- HS: Vở soạn, sgk .
III. Tiến trình bài giảng:
1. Kiểm tra bài cũ:
Nghĩa sự việc của câu là gì?Cho biết một số biểu hiện của nghĩa sv?
- Nghĩa sự việc của câu là thành phần nghĩa ứng với sự việc mà câu đề cập đến.
- Một số biểu hiện của nghĩa sự việc:
+ Biểu hiện hành động.
+ Biểu hiện trạng thái, tính chất, đặc điểm.
+ Biểu hiện quá trình.
+ Biểu hiện tư thế.
+Biểu hiện sự tồn tại.
+ Biểu hiện quan hệ.
2. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Kiến thức cơ bản
HĐI. Hướng dẫn tìm hiểu về nghĩa tình thái
- Nghĩa tình thái là gì?
- Các trường hợp biểu hiện của nghĩa tình thái?
Phân tích VD trong SGK, chú ý những từ ngữ tình thái in đậm. Nếu bỏ hoặc thay thế-> nghĩa tình thái khác nhau.
"Biết đâu cô chả nói chòng
Làng mình khối đứa phải lòng mình đây.
" Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về....
Cho một câu có thông tin sự kiện. "Nam học bài". Dùng từ tình thái để thay đổi sắc thái ý nghĩa của câu trên.
- Nam học bài à?
- Nam học bài đi!
- Nam học bài hả?
- Nam học bài ư?
III. Nghĩa tình thái:
1. Nghĩa tình thái là gì?
- Nghĩa tình thái biểu hiện thái độ, sự đánh giá của người nói đối với sự việc hoặc đối với người nghe.
2. Các trường hợp biểu hiện của nghĩa tình thái.
a. Sự nhìn nhận đánh giá và thái độ của người nói đối với sự việc được đề cập đến trong câu.
- Khẳng định tính chân thực của sự việc
- Phỏng đoán sự việc với độ tin cậy cao hoặc thấp.
- Đánh giá về mức độ hay số lượng đối với một phương diện nào đó của sự việc.
- Đánh giá sự việc có thực hay không có thực đã xảy ra hay chưa xảy ra.
- Khẳng định tính tất yếu, sự cần thiết hay khả năng của sự việc.
b. Tình cảm, thái độ của người nói đối với người nghe.
- Tình cảm thân mật, gần gũi.
- Thái độ bực tức, hách dịch.
- Thái độ kính cẩn.
HĐII. Hướng dẫn HS làm bài tập
- HS làm việc cá nhân
- HS làm việc theo nhóm lớn. Chia lớp thành 4 nhóm
HS làm việc cá nhân
II. Luyện tập
Bài tập 1
Nghĩa sự việc
Nghĩa tình thái
a. Nắng
Chắc: Phỏng đoán độ tin cậy cao
b. ảnh của mợ Du và thằng Dũng
Rõ ràng là: Khẳng định sự việc ở mức độ cao
c. cái gông
Thật là: Thái độ mỉa mai
d. Giật cướp, mạnh vì liều
Chỉ: nhấn mạnh; đã đành: Miễn cưỡng.
Bài tập 2:
- Nói của đáng tội: Rào đón đưa đẩy.
- Có thể: Phóng đoán khả năng
- Những: Đánh giá mắc độ( tỏ ý chê đắt).
- Kia mà: Trách móc( trách yêu, nũng nịu )
Bài tập 3:
- câu a: Hình như - sự phỏng đoán chưa chắc chắn
- câu b: Dễ - sự phỏng đoán chưa chắc chắn
- câu c: Tận - đánh giá khoảng cách là xa
3. Củng cố: HS làm bài tập trắc nghiệm:
Câu 1: Đọc câu văn sau đây:"Nếu làm con cháu mà quên gia phổ, thời chắc là con cháu bất hiếu". Từ "nếu" trong câu giúp chúng ta hiểu điều gì?
A. Các sự việc liên quan đã xảy ra
B. Các sự việc liên quan chưa xảy ra
C. Các sự việc liên quan sắp xảy ra
D. Các sự việc liên quan chỉ là giả thuyết chứ chưa là hiện thực
Câu 2: Đọc câu văn sau và cho biết thuộc loại nghĩa tình thái nào "Tôi sống với Cửu Trùng Đài, chết cũng với Cửu Trùng Đài. Tôi không thể xa Cửu Trùng Đài một bước" (Nguyễn Huy Tưởng – Vũ Như Tô)
A. Nghĩa tình thái chỉ sự việc đã xảy ra
B. Nghĩa tình thái chỉ sự việc chưa xảy ra
C. Nghĩa tình thái chỉ sự việc được nhận thức như là một đạo lý
D. Nghĩa tình thái chỉ khả năng xảy ra của sự việc
4. Hướng dẫn học bài:
- Nắm vững kiến thức bài học
- Soạn "Vội vàng" Xuân Diệu
Lớp 11B1: Tổng số: Vắng:
Tiết 79 - 80
VỘI VÀNG
- Xuân Diệu -
TIẾT THỨ NHẤT:
I. Mục tiêu cần đạt:
- Kiến thức:
+ Niềm khát khao giao cảm với đời và quan niệm nhân sinh, thẩm mĩ mới mẻ của Xuân Diệu.
+ Đặc sắc của phong cách nghệ thuật thơ Xuân Diệu trước Cách mạng tháng Tám.
- Kĩ năng: Đọc - hiểu một tác phẩm trữ tình theo đặc trưng thể loại
- Thái độ: Giáo dục một thái độ sống, một nhân cách sống trong sáng, yêu đời, biết cống hiến tuổi trẻ cho lý tưởng và xã hội.
II. Chuẩn bị của thầy và trò:
- GV: SGK, SGV, bài soạn , chuẩn kiến thức kĩ năng Ngữ văn 11
- HS: Vở soạn, sgk .
III. Tiến trình bài giảng:
1. Kiểm tra bài cũ: Không thực hiện
2. Bài mới: Trong Thi nhân Việt Nam - Hoài Thanh có viết: Thơ Xuân Diệu là một nguồn sống dào dạt chưa từng thấy ở chốn non nước này. XD say đắm tình yêu, say đắm cảnh trời, sống vội vàng, sống cuống quýt, muốn tận hưởng cuộc đời ngắn ngủi của mình. Khi vui cũng như khi buồn người đều nồng nàn tha thiết
Hoạt động của thầy và trò
Kiến thức cơ bản
HĐI. Hướng dẫn tìm hiểu chung:
HS đọc tiểu dẫn SGK và trả lời câu hỏi:
- Trình bày vài nét về XD?
HS đọc bài thơ
Yêu cầu: đọc diễn cảm: 4 câu đầu - chậm rãi; đoạn 2: nhanh, sung sướng, hân hoan, háo hưc; đoạn 3 ; nuối tiếc; đoạn 4: nồng nàn, nhanh khỏe
- Có thể chia bài thơ theo mấy đoạn ? Nội dung từng đoạn?
I. Tìm hiểu chung:
1. Tác giả: Xuân Diệu (1916-1985), tên khai sinh là Ngô Xuân Diệu, bút danh: Trảo Nha.
- Quê cha ở Hà Tĩnh, quê mẹ ở Bình Định, lớn lên ở Quy
Nhơn. Xa gia đình từ nhỏ và sống ở nhiều nơi. Mỗi miền đất có ảnh hưởng nhất định đến hồn thơ ông.
- Trước cách mạng, Xuân Diệu là một nhà thơ “mới nhất trong các nhà thơ mới” (Hoài Thanh). Sau cách mạng, Xuân Diệu hoà nhập, gắn bó với đất nước, nhân dân và nền văn học dân tộc.
- Xuân Diệu để lại một sự nghiệp văn học lớn, ông là một cây bút có sức sáng tạo dồi dào, mãnh liệt, bền bĩ.
- Phong cách thơ:
+ Xuân Diệu là một nhà thơ lớn của nền văn học hiện đại, một nhà thơ “mới nhất trong các nhà thơ mới”.
+ Thơ Xuân Diệu thể hiện một hồn thơ khao khát giao cảm với đời.
+ Hồn thơ Xuân Diệu rất nhạy cảm với thời cuộc
2. Bài thơ:
* Xuất xứ:
- “Vội vàng” được in trong tập Thơ Thơ, xuất bản 1938.
- Đây là một trong những bài thơ tiêu biểu thể hiện cho sự bùng nổ mãnh liệt của cái tôi trong thơ mới nói chung, thơ Xuân Diệu nói rêng, đồng thời in dấu khá đậm hồn thơ Xuân Diệu (“Thiết tha, rạo rực, băn khoăn”- Hoài Thanh), tiêu biểu cho sự cách tân táo bạo, độc đáo trong nghệ thuật thơ ông.
* bố cục:
+ Đoạn 1: 4 câu đầu: Ước muốn kì lạ
+ Đoạn 2: 9 câu tiếp theo: Cảm nhận thiên đường trên mặt đất.
+ Đoạn 3: 17 câu tiếp theo: Lý lẽ về tình yêu, tuổi trẻ, mùa xuân, hạnh phúc.
+ Đoạn 4: còn lại: Sự đắm say đến cuồng nhiệt khi tận hưởng hạnh phúc của tuổi trẻ, tình yêu nơi trần thế.
HĐII. Hướng dẫn đọc - hiểu văn bản
- Em có nhận xét gì về niềm ước muốn của tác giả qua 4 câu thơ đầu?
- Mục đích và thực chất trong cách nói bộc lộ niềm ước muốn ấy là gì?
- Tại sao tác giả lại mở đầu bằng 4 câu thơ ngũ ngôn?
- Nhận biết các giá trị nghệ thuật có trong 4 câu thơ đầu?
- Cảm nhận chung của em khi đọc đoạn thơ? Nhận xét hình thức, kết cấu so với đoạn 1?
- Những hình ảnh, màu sắc, âm thanh trong đoạn thơ đều có đặc điểm gì?
- Tìm các giá trị nghệ thuật có trong đoạn thơ? Câu thơ nào theo em là mới mẻ và hiện đại nhất? Vì sao?
- Quan niệm sống của Xuân Diệu là gì qua đoạn thơ đó? Hiểu 2 câu cuối đoạn như thế nào?
II. Đọc hiểu văn bản.
1. Đoạn 1. Bốn câu thơ đầu.
- Niềm ước muốn kì lạ, vô lí:
+ tắt nắng
+ buộc gió
à Mục đích : Giữ lại sắc màu, mùi hương.
àThực chất: Sợ thời gian trôi chảy, muốn níu kéo thời gian, muốn tận hưởng mãi hương vị của cuộc sống
- Thể thơ ngũ ngôn ngắn gọn, rõ ràng như lời khẳng định, cố nén cảm xúc và ý tưởng.
- Điệp ngữ: Tôi muốn / tôi muốn àmột cái tôi cá nhân khao khát giao cảm và yêu đời đến tha thiết.
2. Đoạn 2. Chín câu thơ tiếp theo.
- Các câu thơ kéo dài thành 8 chữ để dễ dàng vẽ bức tranh cuộc sống thiên đường chính ngay trên mặt đất, ngay trong tầm tay của mỗi chúng ta.
- Hình ảnh đẹp đẽ, tươi non, trẻ trung:
+ đồng nội xanh rì
+ cành tơ phơ phất
+ong bướm
+ hoa lá
+yến anh.
+ hàng mi chớp sáng
+ thần Vui gõ cửa.
à Cảnh vật quen thuộc của cuộc sống, thiên nhiên qua con mắt yêu đời của nhà thơ đã biến thành chốn thiên đường, thần tiên.
- Nhịp thơ nhanh, gấp. Điệp từ: Ngạc nhiên, vui sướng, như trình bày, mời gọi chúng ta hãy thưởng thức.
- So sánh cuộc sống thiên nhiên như người đang yêu, như tình yêu đôi lứa đắm say, tràn trề hạnh phúc.
- Tháng giêng ngon như một cặp môi gần: So sánh mới mẻ, độc đáo và táo bạo à . Gợi cảm giác liên tưởng, tưởng tượng rất mạnh về tình yêu đôi lứa, hạnh phúc tuổi trẻ.
- Thiên đường đẹp nhất là mùa xuân và tuổi trẻ.Yêu cuộc sống đến cuồng nhiệt bởi cảm nhận được cuộc sống trần thế cái gì cũng đẹp, cũng mê say, đầy sức sống. à lí do muốn níu kéo sự trôi chảy của thời gian.
- Tâm trạng đầy mâu thuẫn nhưng thống nhất: Sung sướng >< vội vàng: Muốn sống gấp, sống nhanh, sống vội tranh thủ thời gian.
3. Củng cố:
- Ước muốn kì lạ của XD
- XD cảm nhận một thiên đường ngay trên mặt đất này.
4. Hướng dẫn học bài:
- Soạn phần còn lại
- Học thuộc lòng bài thơ
Lớp 11B1: Tổng số: Vắng:
Tiết 79 - 80
VỘI VÀNG
- Xuân Diệu -
TIẾT THỨ HAI:
I. Mục tiêu cần đạt:
- Kiến thức:
+ Niềm khát khao giao cảm với đời và quan niệm nhân sinh, thẩm mĩ mới mẻ của Xuân Diệu.
+ Đặc sắc của phong cách nghệ thuật thơ Xuân Diệu trước Cách mạng tháng Tám.
- Kĩ năng: Đọc - hiểu một tác phẩm trữ tình theo đặc trưng thể loại
- Thái độ: Giáo dục một thái độ sống, một nhân cách sống trong sáng, yêu đời, biết cống hiến tuổi trẻ cho lý tưởng và xã hội.
II. Chuẩn bị của thầy và trò:
- GV: SGK, SGV, bài soạn , chuẩn kiến thức kĩ năng Ngữ văn 11
- HS: Vở soạn, sgk .
III. Tiến trình bài giảng:
1. Kiểm tra bài cũ: Đọc thuộc bài thơ và phân tích bốn câu thơ đầu tiên?
2. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Kiến thức cơ bản
HĐI. Hướng dẫn tìm hiểu khổ thơ thứ 3
- Tìm hệ thống tương phản thể hiện tâm trạng tiếc nuối của tác giả về thời gian, tuổi trẻ, tình yêu?
- Hình ảnh thiên nhiên được miêu tả như thế nào? có gì khác với cảm nhận trong khổ thơ trên?
- Giải thích ý nghĩa của những điệp từ và những quan hệ từ có trong đoạn thơ?
3. Đoạn 3. Mười bảy câu thơ tiếp theo.
- Xuân Diệu đưa tiêu chuẩn: Con người hồng hào mơn mởn là vẻ đẹp chuẩn mực trên thế gian. Nhưng đời người có hạn, thời gian một đi không trở lại, thế giới luôn luôn vận động:
+ Xuân tới - xuân qua
+ Xuân non - xuân già
+ Xuân hết - tôi mất.
+ lòng rộng - đời chật.
à Một hệ thống tương phản để khẳng định một chân lý: tuổi xuân không bao giờ trở lại, phải biết qúi trọng tuổi xuân.
- Người buồn à cảnh buồn :
+ Năm tháng ….chia phôi
+ Sông núi…tiễn bịêt.
+ Gió…hờn
+ Chim…sợ
à Nói thiên nhiên nhưng là nói lòng người: tâm trạng lo lắng, buồn bã, tiếc nuối khi xuân qua.
+ Mau đi thôi! Mùa chưa ngả chiều hôm : vẫn trẻ trung, vẫn đủ sức sống cống hiến tuổi xuân cho cuộc đời.
- Điệp từ : Nghĩa là…: Định nghĩa, giải thích, mang tính khẳng định tính tất yếu qui luật của thiên nhiên
- Kết cấu: Nói làm chi…nếu..còn…nhưng chẳng còn…nên…; điệp ngữ: phải chăng…: Sự lí lẽ, biện minh về chân lí mà nhà thơ đã phát hiện ra.
à Muốn níu kéo thời gian nhưng không được. Vậy chỉ còn một cách là hãy sống cao độ giây phút của tuổi xuân.
HĐII. Hướng dẫn tìm hiểu phần còn lại
- Tâm trạng Xuân Diệu được bộc lộ qua hình ảnh, ngôn từ, giọng điệu trong đoạn thơ ?
- Phân tích tác dụng của các điệp từ ? điệp ngữ ?
- Phân tích ý nghĩa của các động từ ? từ chỉ mức độ tình cảm ?
4. Đoạn 4. Chín câu thơ cuối.
- Lời giục giã hãy sống vội vàng, hãy ra sức tận hưởng tuổi trẻ, mùa xuân, ty đắm say, cuồng nhiệt, hết mình.
- Bộc lộ sự yêu đời, khao khát hòa nhập của tác giả với thiên nhiên và tình yêu tuổi trẻ.
- Điệp từ: và… cho..: cảm xúc ào ạt, dâng trào.
- Điệp ngữ: Ta muốn: bộc lộ sự ham hố, yêu đời, khao khát hòa nhập của tg với thiên nhiên và tình yêu tuổi trẻ.
- Tôi à Ta : Sự hòa nhập đồng điệu trong tâm hồn nhà thơ, mang tính phổ quát.
- Nghệ thuật vắt dòng với 3 từ và: Sự mê say vồ vập trước cảnh đẹp, tình đẹp.
- Động từ: ôm…riết…say…thâu…hôn...cắn… à Mức độ tăng dần – càng mạnh càng mê đắm, cuồng nhiệt.
- Từ chỉ mức độ: Chếnh choáng…đã đầy…no nê…: Sự hòa nhập của một sức sống nồng nàn, mê say.
à Sống vội vàng, cuống quít không có nghĩa là ích kỷ, tầm thường, thụ động, mà đó là cách sống biết cống hiến, biết hưởng thụ. Quan niệm nhân sinh của thi sĩ.
HĐII. Hướng dẫn HS tổng kết
III. Tổng kết:
- Bài thơ thể hiện tư tưởng nhân sinh quan tích cực của tác giả, lòng yêu cuộc sống, yêu đời, yêu tuổi trẻ một cách mạnh liệt, cuống nhiệt.
- Bài thơ tiêu biểu cho phong cách thơ Xuân Diệu: Cảm nhận thiên nhiên tinh tế, sử dụng điệp ngữ so sánh độc đáo, hình ảnh thơ khoẻ khoắn, nồng nàng, từ ngữ gợi cảm, táo bạo.
3. Củng cố:
Cái tôi của Xuân Diệu điển hình cho thời đại mới:
+Cách cảm nhận cái đẹp của cuộc đời
+Quan niệm về thời gian, tuổi trẻ
+Thể hiện cách sống cuồng nhiệt, say sưa
4. Hướng dẫn học bài:
- Học thuộc lòng bài thơ
- Xuân Diệu giãi bày về tập “Thơ thơ”: “ Đây là hồn tôi vừa lúc vang ngân; đây là lòng tôi đương thời sôi nổi; đây là tuổi xuân của tôi và đây là sự sống của tôi nữa”
Theo anh/chị những ý tưởng thi ca đó in dấu ấn như thế nào trong bài thơ “Vội vàng”
Lớp 11B1: Tổng số: Vắng:
Tiết 81
THAO TÁC LẬP LUẬN BÁC BỎ
I. Mục tiêu cần đạt:
- Kiến thức:
+ Nắm được mục đích, yêu cầu của thao tác lập luận bác bỏ
+ Biết cách lập luận bác bỏ trong bài văn nghị luận
- Kĩ năng:
+ Nhận diện và chỉ ra tính hợp lí, nét đặc sắc của các cách bác bỏ trong văn bản.
+ Viết đoạn văn, bài văn bác bỏ một ý kiến ( về vấn đề xã hội hoặc văn học) với cách bác bỏ phù hợp.
- Thái độ: Có ý thức và biết cách bác bỏ những ý kiến, những lời nói sai trái hoặc thiếu chính xác. Nâng cao ý thức vận dụng thao tác này trong giao tiếp và ứng xử.
II. Chuẩn bị của thầy và trò:
- GV: SGK, SGV, bài soạn , phiếu học tập, chuẩn kiến thức kĩ năng Ngữ văn 11
- HS: Vở soạn, sgk .
III. Tiến trình bài giảng:
1. Kiểm tra bài cũ: Qua bài thơ có thể hình dung cái tôi của Xuân Diệu như thế nào ?
Trả lời :
Từ những phân tích quan niệm mới về thời gian – tuổi trẻ – hạnh phúc trong toàn bài, có thể hình dung cái tôi Xuân Diệu thật điển hình cho thời đại thơ mới :
- Một ý thức ráo tiết về giá trị đời sống của cá thể. Nghĩa là một ý htức nhân bản, nhân văn rất cao.
- Một quan niệm táo bạo đầy tính cách mạng trước những quan niệm cú kĩ vốn cản trở việc giải phóng con người cá thể.
- Một niềm thiết tha với cuộc sống trần thế.
- Một khát khao sống mãnh liệt và một tâm thế sống cuồng nhiệt tích cực
2. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Kiến thức cơ bản
HĐI. Hướng dẫn tìm hiểu chung
- Thế nào là bác bỏ?
- Trong cs cũng như viết bài NL, ta dùng thao tác bác bỏ nhằm mục đích gì?
- Để bác bỏ thành công, cần nắm vững những yêu cầu nào?
I. Tìm hiểu chung
1. Khái niệm
Thao tác lập luận bác bỏ là dùng lí lẽ, dẫn chứng đúng đắn, khoa học để chỉ rõ những sai lầm lệch lạc thiếu khao học của một quan điểm, ý kiến nào đó.
2. Mục đích.
- Dùng lí lẽ và dẫn chứng để phủ nhận những ý kiến, những nhận định sai trái, nhằm bảo vệ ý kiến, nhận định dúng đắn.
3. Yêu cầu.
- Cần phải chỉ ra được cái sai hiển nhiên của các chủ thể phát ngôn, phải có hiểu biết sâu sắc.
- Dùng lí lẽ và dẫn chứng khách quan, trung thực để bác bỏ các ý kiến, nhận định sai trái.
- Có thái độ thẳng thắn, có văn hoá tranh luận và có sự tôn trọng người đối thoại, tôn trọng bạn đọc.
HĐII. Tìm hiểu cách bác bỏ.
HS:đọc các đoạn trích ở mục II.1 trong SGK.
HS: trao đổi, thảo luận và trả lời các câu hỏi:
Cho biết trong ba đoạn trích trên, luận điểm(ý kiến,nhận định,quan niệm…) nào bị bb? Bác bỏ bằng cách nào?
II. Cách bác bỏ :
1. Tìm hiểu một số đoạn văn có dùng TTLLBB.
- Đoạn a: ông Đinh Gia Trinh bác bỏ ý kiến của ông Nguyễn Bách Khoa cho rằng:”Nguyễn Du là một con bệnh thần kinh”.
Bb bằng cách dùng phối hợp nhiều loại câu, nhất là câu hỏi tu từ và bằng cách so sánh trí tưởng tượng của Ng.Du với trí tưởng tượng của các thi sĩ nước ngoài.
- Đoạn b: ông Nguyễn An Ninh bb ý kiến sai trái cho rằng” tiếng nước mình nghèo nàn”.
Bb bằng cách khẳng định ý kiến sai trái ấy không có cơ sở nào cả và bằng cách so sánh hai nền vh Việt- Trung để nêu câu hỏi tu từ: “phải quy lỗi cho sự nghèo nàn của ngôn ngữ hay sự bất tài của con người?”
- Đoạn c: ông Nguyễn Khắc Viện bác bỏ quan niệm sai trái: “tôi hút, tôi bị bệnh, mặc tôi!”
Bb bằng cách phân tích tác hại đầu độc môi trường của những người hút thuốc lá gây ra cho những người xung quanh.
2. Cách bác bỏ
- Có thể bb một luận điểm, luận cứ hoặc cách lập luận bằng cách nêu tác hại, chỉ ra nguyên nhân hoặc phân tích những khía cạnh sai lệch, thiếu chính xác,…của luận cứ, cách lập luận ấy.
- Khi bb, cần tỏ thái độ khách quan, đúng mực.
HĐIII. Hướng dẫn luyện tập
Thảo luận nhóm: Đọc đoạn trích trong sgk trang 26, 27 và trả lời câu hỏi:
- Chỉ ra ý kiến, quan điểm mà Nguyễn Dữ và Nguyễn Đình Thi đã bác bỏ ở hai đoạn trích trên?
- Cách bác bỏ và giọng văn của hai tác giả có gì khác nhau?
- Anh/chị rút ra được bài học gì về cách bác bỏ?
HĐ cá nhân: Trong lớp có bạn cho rằng: Không kết bạn với những người học yếu. Anh/chị hãy bác bỏ quan niệm đó,
III. Luyện tập
Bài tập 1:
- Nguyễn Dữ bác bỏ một ý kiên sai lệch: cứng quá thì gãy, từ đó mà đổi cứng ra mềm. Nguyễn Đình Thi bác bỏ một quan niệm sai lầm: thơ là những lời đẹp.
- Cách bác bỏ và giọng văn:
+ ND: dùng lí lẽ và dẫn chứng để trực tiếp bác bỏ với giọng văn dứt khoát, chắc nịch.
+ NĐT: dùng dẫn chứng để bác bỏ luận điểm với giọng văn nhẹ nhàng, tế nhị.
- Rút ra bài học: Khi bác bỏ cần lựa chọn mức độ bác bỏ và giọng văn sát hợp.
Bài tập 2:
- Khẳng định đây là một quan niệm sai về việc kết bạn trong lứa tuổi học trò.
Phận tích “học yếu” ko phải là một “thói xấu”, mà là một nhược điểm chủ quan hoặc do những điều kiện khách quan chi phối( sức khỏe, khả năng, hoàn cảnh gia đình..); từ đó phân tích nguyên nhân và tác hại của qn trên.
Khẳng định qn đúng đắn là kết bạn với những người học yếu là trách nhiệm và tình cảm bạn bè nhằm giúp đỡ nhau tiến bộ về mọi mặt,trong đó có học tập
- Nên dùng giọng văn nhẹ nhàng, tế nhị để thuyết phục bạn có quan niệm sai lầm.
3. Củng cố: HS trả lời câu hỏi TN
Câu 1: Thế nào là bác bỏ luận cứ?
A. Vạch ra tính chất sai lầm, giả tạo trong lí lẽ và dẫn chứng được sử dụng
B. Vạch ra tính chất sai lầm đã được sử dụng
C. Vạch ra những thiếu sót trong lí lẽ đã được sử dụng
D. Vạch ra tính chất giả tạo trong dẫn chứng
Câu 2: Thế nào là bác bỏ lập luận?
A. Vạch ra sự mâu thuẫn, không nhất quán, phi lô gic của đối phương
B. Vạch ra sự mâu thuẫn, không nhất quán, phi lô gic trong lập luận của đối phương
C. Vạch ra sự mâu thuẫn, không nhất quán, phi lô gic trong lập luận của đối phương, chỉ ra sự đổi thay, đánh tráo khái niệm trong quá trình lập luận
D. Vạch ra sự đổi thay, đánh tráo khái niệm trong quá trình lập luận
Câu 3: Nhất Chi Mai phê bình Vũ Trọng Phụng khi đọc văn của Vũ Trọng Phụng: "phẫn uất, khó chịu...vì cảm thấy tư tưởng hắc ám, căm hờn, nhỏ nhen ẩn trong đó!", sự chỉ trích của Nhất Chi Mai bao gồm những luận cứ nào?
A. Thấy hắc ám B. Thấy căm hờn
C. Thấy nhỏ nhen D. Cả ba luận cứ trên
4. Hướng dẫn tự học:
Vận dụng kiến thức, kĩ năng để bác bỏ: cho hai vấn đề sau:
- Phải chắng bài thơ “Vội vàng” của Xuân Diệu chỉ là sự thể hiện quan điểm sống gấp bồng bột của tuổi trẻ.
- Lập luận để phản bác sai lầm trong ý kiến: “Có tiền mua tiên cũng được”
Lớp 11B1: Tổng số: Vắng:
Tiết 82
TRÀNG GIANG
- Huy Cận -
I. Mục tiêu cần đạt:
- Kiến thức:
+ Cảm nhận được nỗi sầu của cái tôi cô đơn trước vũ trụ rộng lớn, niềm khát khao hoà nhập với cuộc đời và lòng yêu quê hương tha thiết của tác giả.
+ Thấy được việc sử dụng nhuần nhuyễn những yếu tố thơ cổ điển trong một bài thơ mới.
- Kĩ năng:
+ Đọc – hiểu một bài thơ trữ tình theo đặc trưng thể loại
+ Phân tích, bình giảng tác phẩm thơ trữ tình.
- Thái độ: Giáo dục tình yêu quê hương đất nước
II. Chuẩn bị của thầy và trò:
- GV: SGK, SGV, bài soạn, chuẩn kiến thức kĩ năng Ngữ văn 11
- HS: Vở soạn, sgk .
III. Tiến trình bài giảng:
1. Kiểm tra bài cũ: không thực hiện
2. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Kiến thức cơ bản
HĐI. Hướng dẫn tìm hiểu chung:
HS đọc tiểu dẫn trong SGK và trình bày tóm tắt về Huy Cận.
Cảm xúc của bài thơ được gợi từ cảnh sóng nước mênh mang của sông Hồng (lúc này nhà thơ đang học tại trường canh nông Hà Nội); Một thoáng nhớ nhà, nhớ quê cộng với thân phận người dân mất nước tạo đã tạo cảm hứng để Huy Cận viết bài thơ này! Đây là bài thơ tiêu biểu của Huy Cận trước cách mạng.
Bài thơ lúc đầu có tên là "Chiều trên sông" viết theo thể lục bát sau đỏi thành thơ thất ngôn với 4 khổ với nhan đề "tràng giang"
I. Tìm hiểu chung:
1. Tác giả:
- Thơ Huy Cận luôn thấm đẫm một nỗi buồn, mang một sắc thái riêng đó là " Cái buồn tỏa ra từ đáy hồn một người cơ hồ không biết tới ngoại cảnh" (Hoài Thanh). Thơ Huy Cận thường khắc họa những cảnh lụi tàn, bơ vơ, hoang vắng, chia lìa dường như nhà thơ " lượm lặt những chút buồn rải rác để sáng tạo nên hững vần thơ ảo não" - Hoài Thanh.
2. Tác phẩm:
- Bài thơ viết mùa thu 1939, được in trong tập “Lửa thiêng” tập thơ tiêu biểu và nổi tiếng của ông trước cách mạng tháng tám 1945.
HĐII. Hướng dẫn đọc - hiểu văn bản.
- Em có suy nghĩ gì về nhan đề và lời đề từ bài thơ?
GV:
+ Một thiên nhiên bao la, rợn ngợp
+ Một dòng sông dài, rộng mênh mông.
+ Một nỗi niềm bâng khuâng, tha thiết nhớ khi đứng trước trời rộng sông dài
Trời rộng bâng khuâng nhớ sông dài hay nv ttình đang trong tâm trạng bâng khuâng nhớ ...Con người đang nặng lòng thương nhớ mà tạo vật cũng tràn ngập nỗi nhớ đến mênh mông. Tâm trạng nv ttình đã hòa cảm với nỗi sầu của sông núi
II. Đọc - hiểu văn bản:
1. Nhan đề và lời đề từ.
- Nhan đề.
+Tràng giang: gợi ra ấn tượng khái quát, trang trọng cổ điển.
+ Vần "ang" - gợi âm hưởng dài rộng, lan tỏa, ngân vang (gợi đến một con sông của thủa hồng hoang xa xưa nào đó.)
- Lời đề từ: nỗi buồn - sầu lan tỏa, nhẹ nhàng mà lắng sâu trước cảnh sông dài, trời rộng. Cảm hứng chủ đạo được tác giả nói rõ: "bâng khuâng"
=> Toàn bộ cảm xúc chi phối cảm hứng sáng tác của tác giả à chìa khoá để hiểu bài thơ.
Mở đầu bài thơ là cảnh sông nước mânh mông, bất tận
- Khổ thơ đầu vẽ ra những cảnh gì trên sông? Các cảnh ấy có điểm gì chung? Có liên hệ với nhau không?
(điệp điệp: láy âm gợi nỗi buồn liên tiếp, trùng điệp; lại vừa như đóng lại bởi phụ âm tắc / p / vô thanh, nỗi buồn như ủ kín trong lòng không nói được thành lời!
Hả con thuyền cùng cành củi khô cùng trôi trên dòng sông rộng.
- Vẻ đẹp cổ điển và hiện đại trong khổ thơ được biểu hiện như thế nào?
Nỗi buồn riêng của thế hệ những người cầm bút lúc bấy giờ, nỗi buồn của Thơ mới hoà nhập với nỗi sầu nhân thế để tạo ra âm hưởng buồn da diết
“Mang mang thiên cổ sầu”, nỗi buồn của những con người gắn bó với đất nước nhưng cô đơn, bất lực
2. Khổ thơ 1:
+ Sóng gợn: Nhẹ, từng lớp một như lan toả.
+ Tràng giang: sông rộng, dài, lớn…
+ Điệp điệp: Liên tục, nhiều lần.
+ Thuyền về nước lại: Buồn, chia ly, xa cách
+ Củi một cành khô.. lạc dòng: Trôi nổi trên sông, cảnh chia lìa trống vắng, gợi sự chết chóc - hình ảnh biểu trưng của kiếp người nhỏ nhoi, lạc lõng, cô đơn, vô định
-> Cảnh sông nước bao la, vô định, rời rạc, hờ hững
à Cảnh cô đơn, buồn vắng vô tận, nỗi buồn như ngấm vào tận da thịt.
- Cần chú ý những từ nào trong khổ thơ thứ 2?lơ thơ, cồn nhỏ, đìu hiu, làng xa, vãn chợ chiều, cô liêu - những từ đó gợi lên một không gian như thế nào?
Sâu chót vót: cách viét sáng tạo mới mẻ - Xuất phát từ thực tế điểm nhìn của tg đứng trên đê cao nhìn lên trời, nhìn xuóng mặt sông, ánh nắng chiều từ phương tây rọi lại và gợi ra cảm giác này.
2. Khổ thơ thứ 2:
- Từ ngữ: lơ thơ, cồn nhỏ, đìu hiu, làng xa, vãn chợ chiều, cô liêu
à Không gian buồn vắng. Nghệ thuật dùng từ láy gợi tả sự hắt hiu, thê thảm...
- Không một âm thanh, không một tiếng động, có vẳng hơi tiếng con người ở một phiên chợ chiều đã vãn nhưng mơ hồ - càng gợi sự tàn tạ, vắng vẻ, cô đơn.
- Không gian ba chiều:
+ nắng xuống/ trời lên/ sâu chót vót
+ sông dài/ trời rộng/ bến cô liêu
à Nghệ thuật đối, sự đối lập giữa con người với vũ trụ: con người càng nhỏ bé, rợn ngợp trước không gian rộng lớn và vĩnh hằng ấy. Hình ảnh thơ mang màu sắc cổ điển.
- Đọc khổ thơ 3 và nhận xét cảnh vật ở thổ thơ có gì đáng chú ý?
? Hình ảnh "Bèo dạt" gợi cho em suy nghĩ gì? Ý nghĩa dùng từ phủ định hai lần
4. Khổ thơ 3.
- Cảnh cô đơn, buồn, trống vắng được nhấn mạnh hơn bởi hai lần phủ định:
+ không cầu.
+ không đò
à Không bóng người, không sự giao lưu.
+ Bèo dạt: hình ảnh chia lìa, tan tác.
à gợi hình ảnh con người mất quyền lợi, mất tự do, mất chủ quyền, kiếp sống lưu lạc trên dòng đời, thân phận bèo bọt, vô nghĩa, cô đơn trước đất trời.
-> Nỗi buồn trước cảnh vật của nhà thơ luôn song hành và gắn chặt với nỗi buồn nhân thế, nỗi buồn quê hương đất nước được thể hiện một cách kín đáo.
- Đọc khổ thơ 4 và cho biết cảnh vật và cảm xúc của nhà thơ trong khổ thơ có gì đặc biệt?
Cánh chim nhỏ nhoi đến tội nghiệp, sức nặng của bóng chiều như đang đè nặng cánh chim nhỏ bé ấy
Bản thảo Huy Cận viết: Dờn dợn. Do sự vô tình của người sắp chữ in mà thành dợn dợn. Tác giả cảm ơn sự vô tình đó của anh thợ sắp chữ máy in.
Câu thơ được gợi ra từ hai câu thơ trong Hoàng Hạc lâu của Thôi Hiệu: Quê hương khuất bóng hoàng hôn/ Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai.
5. Khổ thơ 4:
- Từ ngữ : lớp lớp, đùn, nghiêng, sa
à Cảnh hoàng hôn u ám, nặng nề, tưởng chừng như đặc quánh lại.
+Dợn dợn: Gợi cảm giác bên trong, buồn vô hạn, nhớ quê hương.
+ Không khói …nhớ nhà: nét cổ điển mà hiện đại trong thơ Huy Cận. Nỗi nhớ da diết của một cái tôi lãng mạn. Đó chính là lòng yêu nước thầm kín của Huy Cận trước cảnh ngộ đất nước mất chủ quyền.
HĐIII. Hướng dẫn HS tổng kết.
III. Tổng kết:
Tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bài thơ là nỗi buồn non nước thể hiện lòng yêu quê hương đất nước thầm kín của một lớp thanh niên trong chế độ cũ. Xuyên suốt bức tranh Tràng Giang là nỗi buồn triền miên vô tận, là nỗi sầu nhân thế. Bài thơ không chỉ cho ta thấy rõ hồn thơ rung cảm tinh tế trước cảnh đẹp của thiên nhiên mà còn cho thấy một tình yêu quê hương đất nước tha thiết lắng sâu của Huy Cận. Có lẽ vì thế mà Xuân Diệu đã khẳng định "Tràng Giang là một bài thơ ca hát non sông đất nước ... dọn đường cho lòng yêu giang sơn Tổ quốc sau này".
3. Củng cố:
- Bài thơ ghi lại hình ảnh tạo vật thiên nhiên, vừa mênh mông, vô biên; vừa hiu quạnh hoang vắng!
- Cái tôi cô đơn, bơ vơ trước thiên nhiên trời rộng, sông dài, không biêt trôi dạt vào đâu giữa dòng sông vô định của cuộc đời!
- Cảm xúc chủ đạo của bài thơ: tình cảm thiết tha yêu thiên nhiên, đất nước quê hương!
- Bài thơ mang đậm phong cách Đường thi cổ kính.
4. Hướng dẫn học bài:
- Thuộc lòng bài thơ.
- Theo Xuân Diệu, “Tràng giang” là bài thơ “ca hát non sông đất nước; do đó dọn đường cho lòng yêu giang sơn, Tổ quốc”
Hãy làm rõ nhận định trên.
- Soạn bài : Luyện tập thao tác lập luận bác bỏ
Lớp 11B1: Tổng số: Vắng:
Tiết 83
LUYỆN TẬP THAO TÁC LẬP LUẬN BÁC BỎ
I. Mục tiêu cần đạt:
- Kiến thức: Củng cố và nâng cao hiểu biết về thao tác lập luận bác bỏ.
- Kĩ năng: Sử dụng thao tác bác bỏ một cách thuần thục nhất
- Thái độ: Có ý thức vận dụng thao tác bác bỏ trong bài văn nghị luận cũng như trong cuộc sống.
II. Chuẩn bị của thầy và trò:
- GV: SGK, SGV, bài soạn, chuẩn kiến thức kĩ năng Ngữ văn 11
- HS: Vở soạn, sgk .
III. Tiến trình bài giảng:
1. Kiểm tra bài cũ:
2. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Kiến thức cơ bản
HĐI.
GV hướng dẫn HS giải bài tập.
Trao đổi nhóm. Đại diện nhóm trình bày.
GV chuẩn xác kiến thức, cho điểm.
Bài tập 1:
- Nhóm 1. Bài tập 1(a)
- Nhóm 2. Bài tập 1(b)
Bài tập 1.
Vấn đề bác bỏ
Cách bác bỏ
Đoạn văn
a/
Đoạn văn
b/
Quan niệm sống quẩn quanh, nghèo nàn của những người trở thành nô lệ của tiện nghi.
Thái độ dè dặt, né tránh của những người hiền tài trước vương triều mới.
Dùng lí lẽ và hình ảnh so sánh
Dùng lí lẽ phân tích dể nhắc nhở, kêu gọi những người hiền tài ra giúp nước.
Bài tập 2:
- Nhóm 3. Bài tập 2.
- Nhóm 4. Đưa ra quan niệm đúng đắn về cách học môn ngữ văn?
Bài tập 2.
Vấn đề bác bỏ
Cách bác bỏ
Đoạn văn
a/
Đoạn văn
b/
- Quan niệm phiến diện.
- Quan niệm phiến diện:
- Dùng lí lẽ và dẫn chứng thực tế.
- Dùng lí lẽ và dẫn chứng thực tế.
Quan niệm đúng đắn.
Muốn học tốt môn ngữ văn cần phải:
- Sống sâu sắc và có ý thức tích luỹ vốn sống thực tế.
- Có động cơ và thái độ học tập đúng đắn.
- Có phương pháp học tập phù hợp để nắm kiến thức cơ bản và hệ thống.
- Thường xuyên trau dồi kiến thức qua sách, báo, tạp chí và thu thập thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng.
HĐII. Hướng dẫn làm bài tập 3:
Có quan niệm cho rằng: "Thanh niên, học sinh thời nay phải biết nhuộm tóc, hút thuốc lá, uống rượu, vào các vũ trường ... thế mới là cách sống "sành điệu" của tuổi trẻ thời hội nhập" .
Anh / chị hãy lập dàn ý và viết bài nghị luận bác bỏ quan niệm trên.
Bài tập 3
a. Mở bài: Giới thiệu ít nhất 2 quan niệm sống khác nhau:
- Quan niệm trong SGK
- Quan niệm khác: cách sống của tuổi trẻ thời hội nhập là phải có trí tuệ, khát vọng làm giàu ....
b.Thân bài:
- Thừa nhận đây cũng là một trong những quan niệm về cách sống hiện nay đang tồn tại. Phân tích ngắn gọn nguyên nhân phát sinh ra quan niệm ấy.
- Bác bỏ quan niệm về cách sống ấy:
+ Vấn đề cần bác bỏ: Bản chất cái gọi là "sành điệu" chính là lối sống buông thả, hưởng thụ và vô trách nhiệm.
+ Cách bác bỏ: Dùng lí lẽ và dẫn chứng thực tế.
- Khẳng định một quan niệm về cách sống đúng đắn.
c. Kết bài: Phê phán và nêu tác hại của quan niệm về cách sống sai trái.
3. Củng cố:
- Có thể bb một luận điểm, luận cứ hoặc cách lập luận bằng cách nêu tác hại, chỉ ra nguyên nhân hoặc phân tích những khía cạnh sai lệch, thiếu chính xác,…của luận cứ, cách lập luận ấy.
- Khi bb, cần tỏ thái độ khách quan, đúng mực.
4. Hướng dẫn học bài:
- Hoàn thiện bài tập 3.
- Soạn " Đây thôn Vĩ Dạ " Hàn Mạc Tử
Lớp 11B1: Tổng số: Vắng:
Tiết 84
TRẢ BÀI VIẾT SỐ 5
RA ĐỀ BÀI VIẾT SỐ 6 – NGHỊ
I. Mục tiêu cần đạt:
- Kiến thức:
+ Hiểu các yêu cầu cơ bản của đề văn về kiểu bài, đề tài, tư liệu
+ Biết cách phân tích đề văn nghị luận phân tích, đánh giá được những chỗ mạnh, chỗ yếu khi viết loại bài này và có hướng sửa chữa, khắc phục những lỗi trong bài viết
- Kĩ năng: Tiếp tục rèn luyện các kĩ năng tìm hiểu đề và các thao tác lập luận trong bài nghị luận xã hội như giải thích, phân tích, so sánh, ...
- Thái độ: Nhạy bén với những vấn đề xã hội đặt ra, có quan điểm và cách giải quyết đúng đắn.
II. Chuẩn bị của thầy và trò:
- GV: SGK, SGV, bài soạn , chuẩn kiến thức kĩ năng Ngữ văn 11
- HS: Vở soạn, sgk , bài viết.
III. Tiến trình bài giảng:
1. Kiểm tra bài cũ: Không thực hiện
2. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Kiến thức cơ bản
HĐI. GV phát đề cho HS
I. Tìm hiểu đề:
- Yều cầu về nội dung: Làm rõ ý nghĩa câu nói của Helen Killer: "Tôi đã khóc khi không có giày để đi cho đến khi tôi nhìn thấy một người không có chân để đi giày"
- Yêu cầu về hình thức: Giải thích, chứng minh, bình luận, cảm nghĩ.
- Yêu cầu phạm vi dẫn chứng: Đời sống xã hội, trong tác phẩm văn học
HĐII. Hướng dẫn lập dàn ý:
II. Đáp án - thang điểm:
Cần đáp ứng được các luận điểm:
* Giải thích câu nói:
- Tôi đã khóc: tuyệt vọng, buông xuôi
- Không có giày để đi: những bất hạnh, những khó khăn, những thất bại mà con người gặp phải trên đường đời.
- Không có chân để đi giày: những bất hạnh, những khó khăn, những thất bại của người khác còn lớn hơn những gì mình gặp phải.
* Ý nghĩa của câu nói: Thông điệp muốn gửi tới mọi người: không bao giờ được cúi đầu tuyệt vọng trước những bất hạnh, chông gai trong cuộc sống bởi:
- Cuộc sống quanh ta có rất nhiều những mảnh đời bất hạnh còn lớn hơn những khó khăn mà ta gặp phải
- Cuộc sống không bao giờ chỉ rải đầy hoa hồng mà luôn có nhiều chông gai, chông gai ấy là nơi thử thách tôi luyện con người.
- Con người không thể quyết định hoàn cảnh của mình nhưng cần có nghị lực để vượt lên hoàn cảnh đó.
- Tương lai của mỗi người phụ thuộc vào sự nỗ lực của bản thân.
HĐIII. GV nhận xét, đánh giá, trả bài viết cho HS
III. Nhận xét, đánh giá, trả bài
* Nhận xét, đánh giá.
a. Ưu điểm
- Về kĩ năng : đa phần HS nhận diện đúng và hiểu chủ ý của đề.
Bố cục bài viết rõ ràng, dùng từ, đặt câu, dựng đoạn đa phần đạt yêu cầu.
- Về nội dung: Các bài viết đã cố gắng làm rõ luận đề. (GV: minh họa bằng một bài viết có chất lượng)
b. Khuyết điểm
- Về kĩ năng :một số bài viết còn mắc những lỗi khá sơ đẳng về chính tả. Nguyên nhân là do chưa rèn kĩ và để ý khi viết bài.
- Về nội dung: một số bài viết chưa làm rõ được luận đề do thiếu kiến thức, chưa nhìn nhận vấn đề trên các phương diện.
* Trả bài:
Đề bài viết số 6: Hình ảnh thiên nhiên, sự sống quen thuộc quanh ta được Xuân Diệu cảm nhận và diễn tả một cách hấp dẫn như thế nào trong bài thơ “Vội vàng”? Điều ấy thể hiện quan niệm gì của Xuân Diệu về cuộc sống, tuổi trẻ và hạnh phúc? (TN TL trang 22)
3. Hướng dẫn học bài:
Chuẩn bị bài "Nghĩa của câu T2"
Lớp 11B1: Tổng số: Vắng:
Tiết 85 – 86
ĐÂY THÔN VĨ DẠ
- Hàn Mặc Tử -
TIẾT THỨ NHÂT:
I. Mục tiêu cần đạt:
- Kiến thức:
+ Cảm nhận được tình yêu đời, lòng ham sống mãnh liệt mà đầy uần khúc qua bức tranh phong cảnh xứ Huế.
+ Nhận biết được sự vận động của tứ thơ; của tâm trạng chủ thể trữ tình và bút pháp tài hoa, độc đáo của Hàn Mặc Tử.
- Kĩ năng:
+ Đọc – hiểu bài thơ trữ tình theo đặc trưng thể loại
+ Cảm thụ, phân tích tác phẩm thơ.
- Thái độ: Giáo dục tình yêu thiên nhiên, với cuộc sống và con người.
II. Chuẩn bị của thầy và trò:
- GV: SGK, SGV, bài soạn , chuẩn kiến thức kĩ năng Ngữ văn 11
- HS: Vở soạn, sgk , vở ghi
III. Tiến trình bài giảng:
1. Kiểm tra bài cũ: Không thực hiện
2. Bài mới: Trong phong trào thơ Mới 1932 - 1942 có một nhà thơ hết sức đặc biệt. Đặc biệt về tài thơ trác tuyệt, đặc biệt về cuộc đời ngắn ngủi, về cái chết trong đau đớnvà về cả những mối tình đơn phương vô vọng. Nhưng chính đó lại là một trong những nguồn cảm hứng để thi nhân việt được hững tuyệt tác. Hàn Mặc Tử với "Đây thôn Vĩ Dạ" là một trường hợp như thế.
Hoạt động của thầy và trò
Kiến thức cơ bản
HĐI. Hướng dẫn HS tìm hiểu chung
Trình bày những nét chính về cuộc đời và đặc điểm sáng tác của nhà thơ Hàn Mặc Tử?
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả:
* Cuộc đời:
- Hàn Mặc Tử (1912 - 1940), tên khai sinh là Nguyễn Trọng Trí, quê ở Lệ Mĩ, Đồng Hới, Quảng Bình
- Ông đã từng sống ở Huế
- Năm 1936 mắc bệnh phong và mất tại trại phong Quy Hoà (1940)
* Sự nghiệp sáng tác
- Ông làm thơ từ năm 14 tuổi với các bút danh: Minh Duệ Thị, Phong Trần, Lệ Thanh …
- Bắt đầu bằng thơ cổ điển Đường luật
- Diện mạo thơ phức tạp và đầy bí ẩn nhưng lại chứa đựng một tình yêu đến đau đớn hướng về cuộc đời trần thế.
- Tác phẩm chính: (SGK)
Vị trí và cảm hứng sáng tác của bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ?
GV: Bài thơ được gợi cảm hứng từ bức ảnh (kèm theo lời thăm hỏi) do Hoàng Thị Kim Cúc gửi cho - người mà ông vẫn thầm yêu trộm nhớ bằng một tình yêu đơn phương, vô vọng, qua một khoảng cách thời gian và không gian xa vời.
2. Về bài thơ:
- Đây thôn Vĩ Dạ lúc đầu có tên là Ở đây thôn Vĩ Dạ. In trong tập Thơ Điên (1938)
- Cảm hứng sáng tác: Bài thơ được gợi cảm hứng từ một mối tình của Hàn Mặc Tử với một cô gái vốn quê ở Vĩ Dạ
THƠ “ĐIÊN” (1938)
Điên không phải trạng thái bệnh thần kinh, mà là một trạng thái tinh thần sáng tạo: miên man, mãnh liệt, một quan niệm thẩm mĩ của Hàn Mặc Tử với những đặc trưng cơ bản sau:
+Cảm xúc chính của tập thơ là đau thương
+Nhân vật trữ tình tự phân thân thành nhiều nhân vật khác
+Tạo nhiều hình ảnh kì dị
+Mạch thơ đứt, nối đầy bất ngờ
+Từ ngữ đặc tả
( Bài Đây thôn Vĩ Dạ tiêu biểu cho những đặc trưng trên của tập thơ điên)
HĐII. Hướng dẫn đọc bài:
Giọng đọc tình cảm, lúc hân hoan bồi hồi, lúc sâu lắng, trầm ngâm, lúc trách móc, nghi ngờ tùy theo từng câu, từng đoạn. Chú ý các đại từ "ai" và các câu hỏi tu từ.
HĐIII. Tìm hiểu bài thơ
- Em có nhận xét gì về khổ thơ đầu? Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì ở câu đầu? Tác dụng và ý nghĩa của biện pháp nghệ thuật đó?
-Thôn Vĩ được hiện lên qua những chi tiết nào?
- Hai chữ mướt xanh gợi cho em ấn tượng gì? Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì ở câu thơ này?
- Em có suy nghĩ gì về hai nét vẽ lá trúc - mặt chữ điền ?
- Khuôn mặt chữ điền đó xuất hiện với tư thế như thế nào?
- Em có nhận xét chung gì về bức tranh thôn Vĩ được miêu tả ở khổ thơ này?
II. Đọc - hiểu văn bản
1. Khổ một:
- Sao anh không về chơi thôn Vĩ?→ câu hỏi tu từ:
+ Vừa như một lời trách móc dịu dàng
+ Hàm ý tiếc nuối nhẹ nhàng
→ Gợi sự tò mò ám ảnh về thôn Vĩ
- Thôn Vĩ Dạ hiện lên:
+ Nắng hàng cau - nắng mới lên: Cái nắng ấm áp, rực rỡ, tinh khôi.
àánh nắng ban mai tinh khiết trong lành chiếu lên những hàng cau còn ớt đẫm sương đêm.
àNắng có linh hồn riêng. Nắng mang hồn xứ Huế.
- Sự lặp lại 2 lần từ “nắng” khiến câu thơ tràn ngập ánh sáng.
àThiên nhiên sống động rạng ngời , gợi cảm giác khoẻ khoắn, ấm áp.
+ Vườn: Mướt xanh → là xanh trong, xanh lọc, một màu xanh mỡ màng, non tơ, óng mượt. Màu xanh = màu ngọc → cách so sánh lạ. → Gợi ấn tượng về một vườn cây lá còn ướt đẫm sương đêm dưới sắc nắng tinh nguyên của buổi sáng tạo nên một màu cho vườn cây là màu ngọc.
+ Lá trúc che ngang mặt chữ điền
Lá trúc: thanh mảnh, mềm mại
Mặt chữ điền: khoẻ mạnh, chất phác, phúc hậu
→ Hai nét vẽ tưởng là tương phản nhau nhưng lại kết hợp hài hoà với nhau để tạo nên một nét duyên ngầm
⇒Cái đẹp của Vĩ Dạ là cái đẹp thơ mộng, trong sáng, trinh nguyên. Đó còn là cái đẹp của một tâm hồn trong sáng, thánh thiện, một trái tim tha thiết với tình người, tình đời. Trong trái tim ấy không thể thiếu vắng hình bóng của người con gái Vĩ Dạ mà hơn một lần Hàn Mặc Tử đã yêu thầm lặng lẽ.
=> Đằng sau bức tranh cảnh là tâm hồn nhạy cảm, yêu thiên nhiên, con người tha thiết cùng niềm băn khoăn day dứt của tác giả.
3. Củng cố: Khổ thơ 1: Bức tranh thiên nhiên trinh nguyên, đầy ắp ánh sáng, có màu sắc, có đường nét.Hình ảnh con người: dịu dàng e ấp.
àTiếng nói bâng khuâng rạo rực của một tâm hồn yêu đời, khát sống, hướng về cái trong trẻo, thánh thiện.
4. Hướng dẫn học bài:
- Học thuộc bài thơ.
- Soạn phần còn lại theo những câu hỏi trong SGK
Lớp 11B1: Tổng số: Vắng:
Tiết 85 – 86
ĐÂY THÔN VĨ DẠ
- Hàn Mặc Tử -
TIẾT THỨ HAI:
I. Mục tiêu cần đạt:
- Kiến thức:
+ Cảm nhận được tình yêu đời, lòng ham sống mãnh liệt mà đầy uần khúc qua bức tranh phong cảnh xứ Huế.
+ Nhận biết được sự vận động của tứ thơ; của tâm trạng chủ thể trữ tình và bút pháp tài hoa, độc đáo của Hàn Mặc Tử.
- Kĩ năng:
+ Đọc – hiểu bài thơ trữ tình theo đặc trưng thể loại
+ Cảm thụ, phân tích tác phẩm thơ.
- Thái độ: Giáo dục tình yêu thiên nhiên, với cuộc sống và con người.
II. Chuẩn bị của thầy và trò:
- GV: SGK, SGV, bài soạn , chuẩn kiến thức kĩ năng Ngữ văn 11
- HS: Vở soạn, sgk , vở ghi
III.Tiến trình dạy học
1. Kiểm tra bài cũ: Đọc thuộc bài thơ "Đây thôn Vĩ Dạ " và phân tích khổ thơ 1?
2. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Kiến thức cơ bản
HĐI. Hướng dẫn tìm hiểu khổ thơ thứ 2
Đến khổ thơ thứ hai mạch cảm xúc của nhà thơ bỗng chuyển đột ngột, cũng là Vĩ Dạ nhưng như một thế giới hoàn toàn khác - một thế giới buồn vắng đến dễ sợ. Buồn từ nhịp thơ cho đến hình ảnh thơ
- Những hình ảnh được hiện lên trong khổ thơ như thế nào?
- Hai chữ "buồn thiu" gợi cho em ấn tượng gì?
- Hình ảnh "hoa bắp lay" gợi lên điều gì?
Thông thường gió, mây và dòng sông vẫn đi với nhau: gió thổi mây bay và nhờ gió mà dòng sông mới có sóng. Còn ở đây đã có sự chia lìa đôi ngã. Sự chuyển động ngược chiều của gió mây làm tăng thêm cái trống vắng của không gian. Hay đúng hơn, rất ít mây và gió, nên dòng sông lặng lẽ buồn thiu và cây cỏ bên bờ chỉ lay động rất nhẹ
- Em hiểu như thế nào về hình ảnh "Sông trăng"? Ở đây tác giả dùng nghệ thuật gì?
-Biện pháp này có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện tâm trạng của Hàn Mặc Tử?
GV: Tâm hồn nhà thơ cảm thấy cô đơn, lạc lõng trước cuộc đời thực nên ông tìm về với cõi mộng, tìm đến vầng trăng – là người bạn tri kỉ của ông trong những ngày bệnh tật, là nơi trú ngụ cuối cùng của linh hồn ông để ông trốn tránh sự truy đuổi của đau thương và cái chết.
II. Đọc - hiểu văn bản:
2. Khổ thơ thứ 2:
- Hình ảnh buồn, hiu quạnh
+ Gió, mây, sông nước, hoa được nhân cách hoá để nói tâm trạng.
- Cái ngược đường của gió, mây gợi sự chia ly đôi ngả -> nỗi đau thân phận xa cách, chia lìa.
à Không gian trống vắng, thời gian như ngừng lại, cảnh vật hờ hững với con người.
+ Dòng nước - buồn thiu: Dòng sông như bất động, không muốn trôi chảy, như đánh mất đi sự sống của mình.
+ Hoa bắp lay: Sự lay động rất nhẹ
→ Không chỉ là cái buồn của cảnh mà còn là cái buồn của lòng người.
- Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay?
+ Sông trăng: lấp lánh ánh trăng vàng → Cõi mộng
+ Hai câu thơ là một loạt những câu hỏi không có câu trả lời:
∙ Thuyền ai?
∙ Thuyền có chở trăng không?
∙ Có chở trăng về kịp tối nay không?
→ Trăng là người bạn thân thiết của nhà thơ → Tâm hồn day dứt chới với trước cuộc đời.
⇒ Một thế giới hư hư thực thực, đằng sau cái buồn của cảnh vật là tâm trạng vừa đau đớn, khắc khoải, vừa khát khao cháy bỏng của nhà thơ
HĐII. Hướng dẫn tìm hiểu khổ thơ thứ 3
- So sánh với hai khổ thơ đầu, ở khổ thơ cuối em có nhận xét gì về trạng thái tâm hồn của tác giả? Thể hiện ở những hình ảnh nào?
- Để diễn tả tâm trạng này tác giả một lần nữa sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Tác dụng và ý nghĩa của nó?
3. Khổ ba:
- Tâm trí của tác giả hoàn toàn chìm vào cõi mộng
+ Mơ khách đường xa: càng mơ bao nhiêu, càng xa bấy nhiêu.
+…trắng quá nhìn không ra:
+ … mờ nhân ảnh
→ Tất cả đều mờ mờ, ảo ảo giữa người và cảnh
- Dùng đại từ phiếm chỉ Ai biết tình ai và câu hỏi tu từ → làm tăng thêm nỗi cô đơn, trống vắng, chơi vơi trong tâm hồn tha thiết yêu thương con người và cuộc đời. tâm trạng bâng khuâng, xót xa, có gì như mong cầu, tự an ủi.
+ Băn khoăn, trăn trở sự tồn tại của mình và mối tình của ai.
+ Trả lời cho câu hỏi đầu bài thơ.
⇒ Khát khao một tình yêu chân thành để hoá giải nỗi cô đơn..
⇒ Người và cảnh đều chìm vào cõi ảo
Hoạt động III: Tổng kết bài thơ
- Từ việc tìm hiểu bài thơ em hãy khái quát ngắn gọn nội dung và nghệ thuật của bài thơ?
( HS thảo luận và trình bày trước lớp, sau đó giáo viên củng cố lại)
III. Tổng kết
- Bài thơ bắt đầu với cảnh đẹp thôn Vĩ bên dòng sông Hương, từ đó khơi gợi liên tưởng thực - ảo và mở ra bao nỗi niềm cảm xúc, suy tư về cảnh và người xứ Huế với phấp phỏng với những mặc cảm, uẩn khúc, niềm hi vọng, niềm tin yêu.
- Bút pháp của bài thơ có sự hoà điệu tả thực, tượng trưng, lãng mạn, trữ tình.
3. Củng cố:
Khổ 1.
Khổ 2
Thế giới thực
-Thời gian: bình minh
Không gian: Miệt vườnàkhung cảnh tươi sáng, ấm áp, hài hoà giữa con
người và thiên nhiên.
Thế giới mộng
- Thời gian: đêm trăng
- Không gian: trời, mây, sông, nước àkhung cảnh u buồn, hoang vắng, chia lìa…
Thế giới ảo.
Thời gian: không xác định.
- Không gian: đường xa, sương khói. àkhung cảnh hư ảo…
Khổ
3
à Khát vọng yêu thương, đồng cảm!
4. Hướng dẫn học bài:
- Đọc thuộc lòng bài thơ
Lớp 11B1: Tổng số: Vắng:
Tiết 87
CHIỀU TỐI
- Hồ Chí Minh -
I. Mục tiêu cần đạt:
- Kiến thức:
+ Lòng yêu thiên nhiên, yêu con người, yêu cuộc sống ; nghị lực kiên cường vượt lên hoàn cảnh, phong thái tự tại và niềm lạc quan của Hồ Chí Minh
+ Vẻ đẹp của bài thơ trữ tình Hồ Chí Minh : sự kết hợp hài hoà giữa màu sắc cổ điển và hiện đại, giữa chất thép và chất tình.
- Kĩ năng:
+ Đọc - hiểu tác phẩm trữ tình.
+ Phân tích một bài thơ thất ngôn tứ tuyệt theo đặc trưng thể loại.
- Thái độ: Bồi dưỡng lòng yêu văn học.
II. Chuẩn bị của thầy và trò:
- GV: SGK, SGV, bài soạn , chuẩn kiến thức kĩ năng Ngữ văn 11
- HS: Vở soạn, sgk , vở ghi
III.Tiến trình dạy học
1. Kiểm tra bài cũ: Đọc thuộc bài thơ "Đây thôn Vĩ Dạ " và phân tích khổ thơ 3?
2. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Kiến thức cơ bản
HĐI. Hướng dẫn HS tìm hiểu chung
- Dựa vào phần tiểu dẫn trong SGK, em hãy trình bày những nét cơ bản nhất về tg và bài thơ?
I. Tìm hiểu chung
1. Hoàn cảnh ra đời tập thơ " Nhật kí trong tù".
- Là tập nhật kí viết bằng thơ, được Bác sáng tác trong thời gian bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam từ mùa thu 1942 - 1943 tại tỉnh Quảng Tây.
- Tập thơ gồm 134 bài bằng chữ Hán.
2. Xuất xứ bài " Chiều tối".
- Là bài thơ thứ 31, được sáng tác mùa thu 1942 trên đường Bác đi đày từ Tĩnh Tây đến Thiên Bảo.
Hoạt động 2
HS đọc diễn cảm toàn văn phần phiên âm, dịch nghĩa, dịch thơ.
- Đọc đúng nhịp thơ, giọng chậm rãi, bình tĩnh, thoáng chút vui, ấm ở câu cuối. Từ " hồng" đọc hơi to và kéo dài hơn.
HĐIII. Hướng dẫn đọc – hiểu văn bản
- Theo em, bài thơ có chỗ nào dịch chưa sát với nguyên tác?
- Phân tích bức tranh thiên nhiên ở 2 câu thơ đầu?
- So sánh sự tương đồng và khác biệt giữa thiên nhiên và con người?
+Bức tranh thiên nhiên đâỳ tính ước lệ của thi ca cổ điển: miêu tả thiên nhiên thường chú ý tới bầu trời, chòm mây (chùm thơ thu của Nguyễn Khuyến, thu hứng của Đỗ Phủ, Hoàng Hạc lâu của Thôi Hiệu)
+ Miêu tả cảnh chiều muộn thường có hình ảnh của cánh chim về rừng:
II. Đọc - hiểu văn bản.
1. Hai câu thơ đầu.
- Bức tranh thiên nhiên với hình ảnh:
+ Cánh chim sau một ngày rong ruổi, trong giờ khắc của ngày tàn đang về rừng tìm nơi tổ ấm. Đây là cánh chim " mỏi"( cảm nhận rất sâu trạng thái bên trong của sự vật).
+ Áng mây cô đơn, lẻ loi đang trôi chầm chậm giữa bầu trời cao rộng. Đây là chòm mây mang tâm trạng, có hồn người, cô đơn, lẻ loi và lặng lẽ.
- So sánh thiên nhiên và con người:
+ Tương đồng về hình thức: đều cô đơn, mệt mỏi, mong muốn tìm được tổ ấm.
+ Khác biệt về bản chất: thiên nhiên tự do còn con người mất tự do, đang bị áp giải.
àHai câu thơ mang vẻ đẹp cổ điển, tả ít mà gợi nhiều, chỉ hai nét phác họa mà gợi lên hồn cảnh vật. Qua đó, thể hiện bản lĩnh kiên cường của người chiến sĩ.
(Bởi vì nếu không có ý chí và nghị lực, không có phong thái ung dung tự chủ và sự tự do hoàn toàn về tinh thần thì không thể có những câu thơ cảm nhận thiên nhiên thật sâu sắc và tinh tế như thế trong hoàn cảnh khắc nghiệt của tù đày)
- Bức tranh được miêu tả trong câu 3,4 là gì?
- Quy tụ điểm sáng trong 2 câu thơ cuối là chi tiết nào? Ý nghĩa của chi tiết đó?
-Thơ xưa con người cũng thường xuất hiện trước cảnh thiên nhiên (Lom khom dưới núi tiều vài chú/
Gác mái ngư ông về viễn phố) nhưng chỉ làm tăng thêm cái vẻ hoang sơ của cảnh vật.
Con người trong thơ Bác xuất hiện một cách khoẻ khoắn, làm dịu đi nỗi cô đơn của người tù.
2. Hai câu thơ sau
- Từ bức tranh thiên nhiên trở thành bức tranh đời sống, từ mây, trời, chim muông trở thành bức tranh con người lao động.
- Hình ảnh con người lao động trẻ trung
( thiếu nữ), nhịp điệu của cuộc sống lao động( xay ngô), đã đưa lại cho người đi đường lúc chiều hôm chút hơi ấm của sự sống, chút niềm vui và hạnh phúc trong lao động của con người, con người ấy tuy vất vả mà tự do.
- Bài thơ quy tụ trong một điểm sáng rực rỡ" rực hồng" - " nhãn tự".
- Ý nghĩa:
+ Gợi cuộc sống sum vầy, ấm áp, làm vợi đi ít nhiều nỗi đau khổ của người đi đày, mang lại niềm vui, sức mạnh, sưởi ấm lòng người tù.
+ Sự luân chuyển về thời gian: buổi chiều kết thúc, thời gian chuyển sang đêm tối nhưng là đêm tối ấm áp, bừng sáng.
+ Sự vận động từ nỗi buồn đến niềm vui, từ bóng tối đến ánh sáng.
+ Niềm tin, niềm lạc quan.
à Thông qua bức tranh cuộc sống lao động, thể hiện vẻ đẹp trong tâm hồn người tù: lạc quan, tin tưởng vào tương lai tươi sáng.
HĐIV. Hướng dẫn HS tổng kết
III. Tổng kết :
HS đọc ghi nhớ SGK
3. Củng cố: Bài thơ có sự vận động của thời gian, không gian (từ không gian hiu quạnh của rừng núi đến không khí đầm ấm của gia đình). Có sự vận động của tư tưởng (chữ hồng-nhãn tự như ánh lên niềm vui)
Sự vận động của cảnh (thơ xưa cảnh thường tĩnh). Sự vận động ấy hướng về sự sống, nhân vật trữ tình Là chủ thể của bức tranh phong cảnh (thơ xưa, nhân vật trữ tình thường ẩn vào cảnh vật)
4. Hướng dẫn học bài:
- Học thuộc bản dịch thơ
- Có ý kiến cho rằng: thơ Hồ Chí Minh đậm chất Đường thi mà lại rất hiện đại. Có thể nhận thấy điều này trong bài “Chiều tối” như thế nào?
- Tìm đọc thơ Tố Hữu và soạn bài thơ “Từ ấy”
Lớp 11B1: Tổng số: Vắng:
Tiết 88
TỪ ẤY
- Tố Hữu -
I. Mục tiêu cần đạt:
- Kiến thức:
+ Cảm nhận được niềm vui lớn, lẽ sống lớn, tình cảm lớn của Tố Hữu trong buổi đầu gặp gỡ lí tưởng cộng sản ;
+ Hiểu được sự vận động của tứ thơ và những đặc sắc trong hình ảnh, ngôn ngữ, nhịp điệu,...
- Kĩ năng: Phân tích thơ trữ tình theo đặc trưng thể loại.
- Thái độ: Bồi dưỡng lòng yêu văn học.
II. Chuẩn bị của thầy và trò:
- GV: SGK, SGV, bài soạn , chuẩn kiến thức kĩ năng Ngữ văn 11
- HS: Vở soạn, sgk , vở ghi
III.Tiến trình dạy học
1. Kiểm tra bài cũ: Đọc thuộc bài thơ "Đây thôn Vĩ Dạ " và phân tích khổ thơ 3?
2. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Kiến thức cơ bản
HĐI. Hướng dẫn tìm hiểu chung
HS đọc tiểu dẫn, nêu những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của TH.
Tập thơ Từ ấy gồm 3 phần: Máu lửa, Xiềng xích và Giải Phóng, phản ánh ba chặng đường đấu tranh và trưởng thành của nhà thơ từ khi giác ngộ lí tưởng đến CMTT năm 1945.
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
- Tố Hữu (1920 – 2002), tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành, quê Thừa Thiên – Huế.
- Sớm giác ngộ CM. Năm 1938 được kết nạp vào Đảng Cộng sản.
- Sự nghiệp thơ ca gắn liền với sự nghiệp cách mạng (Từ ấy – Việt Bắc – Gió lộng – Ra trận – Máu và hoa).
2. Bài thơ
- Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ được sáng tác khi nhà thơ được kết nạp vào Đảng CS (7/1938).
- Xuất xứ: Bài thơ nằm trong phần “Máu lửa” của tập “Từ ấy”.
HĐII. Hướng dẫn đọc – hiểu văn bản
GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm bài thơ. Tìm ý chính trong từng khổ thơ.
Cảm nhận chung về bài thơ.
Từ ấy là thời điểm nào? Thời điểm này có ý nghĩa gì trong cuộc đời nhà thơ?
Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lý chói qua tim
II. Đọc – hiểu
* Cảm nhận chung: Bài thơ thể hiện mối duyên đầu của một thanh niên say mê lí tưởng đối với CM: một sự bừng sáng, một tiếng reo vui, một vườn xuân đầy hương sắc và rộn ràng tiếng chim ca… Tất cả chan hoà trong cảm xúc trẻ trung, sôi nổi, say đắm, cảm hứng lãng mạn tràn đầy…
1. Khổ 1 (Niềm vui sướng say mê khi gặp lí tưởng của Đảng)
- Từ ấy: năm 1938, Tố Hữu 18 tuổi. Tuổi trẻ giàu ước mơ, khát khao lí tưởng đang “băn khoăn đi kiếm lẽ yêu đời” thì được giác ngộ lí tưởng CS, được kết nạp vào Đảng. Đây là sự gặp gỡ của hai mùa xuân: mùa xuân của tuổi trẻ và mùa xuân của lý tưởng, của tương lai ® đó là mốc thời gian có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong đời cách mạng và đời thơ của TH.
Nhà thơ đã sử dụng hình ảnh nào để chỉ lí tưởng và biểu hiện niềm vui sướng say mê khi bắt gặp lí tưởng ? Hiệu quả của các hình ảnh ẩn dụ và cách dùng động từ mạnh?
Phân tích hình ảnh so sánh trong hai câu thơ ?
- Hình ảnh ẩn dụ “nắng hạ”, “mặt trời chân lí…” + động từ mạnh “bừng”, “chói” ® Khẳng định, nhấn mạnh lí tưởng CS như một nguồn sáng mới, nguồn sáng vĩ đại làm bừng sáng cả trí tuệ và tâm hồn nhà thơ, mở ra một chân trời mới của nhận thức, tư tưởng và tình cảm.
Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đẫm hương và rộn tiếng chim …
® Bút pháp trữ tình lãng mạn + hình ảnh so sánh gợi tả một thế giới tràn đầy sức sống với màu sắc, hương thơm, âm thanh…, diễn tả cụ thể niềm vui sướng vô hạn của nhà thơ trong buổi đầu đến với lí tưởng CS. Chính lí tưởng CS đã làm cho tâm hồn con người tràn đầy sức sống và niềm yêu đời, khơi dậy cảm hứng sáng tạo mới cho hồn thơ, làm cho cuộc sống có ý nghĩa hơn.
Đi, bạn ơi, đi! Biệt tháng ngày
Hoang mang không định hướng tương lai
Buồn thiu như dưới chiều quê lặng
Dải nước mương lê xuống vũng lầy.
Đi, bạn ơi, đi! Sống đủ đầy
Sống trào sinh lực, bốc men say
Sống tung sóng gió thanh cao mới
Sống mạnh, dù trong một phút giây.
Đi
Khi được ánh sáng của lí tưởng soi rọi, nhà thơ đã có những nhận thức mới về lẽ sống như thế nào?
TH còn nhận thức được điều gì với tư cách nhà thơ? (nhà thơ không thể chỉ là khách tình si…(Thế Lũ), ru với gió, mơ theo…(XD))
2. Khổ 2 (biểu hiện những nhận thức mới về lẽ sống)
Tôi buộc lòng tôi với mọi người
ý thức tự nguyện sâu sắc và quyết tâm cao độ muốn vượt qua giới hạn của “cái tôi” cá nhân để sống chan hoà với mọi người, đồng cảm sâu xa với từng hoàn cảnh con người cụ thể.
® Quan niệm mới về lẽ sống là sự gắn bó hài hoà giữa “cái tôi” cá nhân và “cái ta” chung của mọi người.
Để hồn trang trải … trăm nơi
hồn tôi … bao hồn khổ… mạnh khối đời.
Điệp từ “để” tạo nhịp thơ dồn dập, thôi thúc, hăm hở. Sự đồng cảm, chia sẻ, yêu thương - tình hữu ái giai cấp ® Sức mạnh của tình đoàn kết
Þ Tố Hữu đã đặt mình giữa dòng đời và trong môi trường rộng lớn của quần chúng lao khổ, ở đấy nhà thơ đã tìm thấy niềm vui và sức mạnh mới bằng nhận thức, bằng tình cảm mến yêu, bằng sự giao cảm của những trái tim.
Qua đó, nhà thơ cũng khẳng định mối liên hệ sâu sắc giữa văn học và cuộc sống mà chủ yếu là cuộc sống của quần chúng nhân dân.
Quan niệm sống đó có gì khác với quan niệm của tầng lớp tư sản, tiểu tư sản ? (Liên hệ Thơ mới)
Một chiếc … thiên cổ sầu – HC
Ta là Một… cùng ta - XD
Con nai vàng… vàng khô - LTL
Gắn cái tôi với cái ta để được làm gì? Khi chia sẻ yêu thương người khác, ta được điều gì? (sự cộng hưởng trái tim ® sức mạnh)
Với TH, giác ngộ lý tưởng cộng sản có nghĩa là giác ngộ lập trường giai cấp, từ bỏ cái tôi cá nhân tiểu tư sản để nhập vào khối đời chung của nhân dân lao khổ. Thoát ra khỏi cái tôi cô đơn bế tắc, gắn bó với các giai cấp cần lao, người thanh niên cộng sản cảm thấy niềm vui và sức mạnh.
Đâu những ngày xưa, tôi nhớ tôi/ Băn khoăn đi kiếm lẽ yêu đời/Vẩn vơ theo mãi vòng quanh quẩn/ Muốn thoát, than ôi, bước chẳng rời/ Rồi một hôm nào, tôi thấy tôi/ Nhẹ nhàng như con chim cà lơi/ Say đồng hương nắng vui ca hát /Trên chín tầng cao bát ngát trời…Nhớ đồng
Chẳng có thơ đâu giữa lòng đóng khép – Tâm hồn anh chờ gặp anh trên kia (Tiếng hát con tàu – CLV)
Sự chuyển biến sâu sắc trong tâm hồn nhà thơ được biểu hiện ra sao ?
Lí tưởng CS đã giúp cho nhà thơ vượt qua tình cảm hẹp hòi, ích kỉ của giai cấp tiểu tư sản để có được tình thân yêu ruột thịt với quần chúng lao khổ ® Nhà thơ càng hăng say hoạt động CM + xác định đối tượng sáng tác chủ yếu.
(Lão đầy tớ, Cô gái Sông Hương, Một tiếng rao đêm…)
Qua bài thơ, em thấy nhà thơ đứng trên quan điểm nào ? nhận thức được điều gì ?
3. Khổ 3 (sự chuyển biến sâu sắc trong tình cảm TH)
· con nhà
Tôi đã là · em kiếp phôi pha
· anh em nhỏ – không áo cơm…
Cách xưng hô ruột thịt + số từ ước lệ “vạn” nhấn mạnh, khẳng định tình cảm gia đình nồng ấm, thân thiết. Nhà thơ đã cảm nhận sâu sắc mối quan hệ giữa bản thân với quần chúng lao khổ.
® Tấm lòng đồng cảm xót thương của nhà thơ đối với những cuộc đời bất hạnh + Lòng căm giận trước những bất công ngang trái của cuộc đời cũ.
Þ Nhà thơ đã đứng trên quan điểm của giai cấp vô sản, nhận thức sâu sắc về mối liên hệ giữa cá nhân với quần chúng lao khổ, với nhân loại cần lao. ® Bài thơ là tuyên ngôn cho tập Từ ấy nói riêng và cho toàn bộ tác phẩm của TH nói chung.
HĐIII. Hướng dẫn tổng kết
Nhận xét về các biện pháp tu từ được dùng trong bài thơ ?
Có gì đáng chú ý trong nhịp điệu các câu thơ
III. Tổng kết
1. Nội dung:Bài thơ diễn tả niềm vui sướng, say mê mãnh liệt của Tố Hữu trong buổi đầu gặp gỡ lý tưởng cộng sản, tác dụng kì diệu của lí tưởng với cuộc đời nhà thơ ® Bài thơ là tuyên ngôn của tập Từ ấy nói riêng và toàn bộ tác phẩm của TH nói chung.
2. Nghệ thuật: Hình ảnh tươi sáng, các biện pháp tu từ ẩn dụ, so sánh… gợi cảm, ngôn ngữ giàu nhạc điệu, giọng thơ, nhịp điệu say sưa, dồn dập, hăm hở, hệ thống vần cuối phong phú có sức ngân vang ® Sự vận động trong tâm trạng nhà thơ Þ Từ ấy rất tiêu biểu cho hồn thơ TH: nhà thơ của lý tưởng cộng sản, của niềm vui lớn đối với cách mạng và của cảm hứng lãng mạn say sưa, sôi nổi
3. Củng cố:
- Học sinh đọc phần ghi nhớ trong sách giáo khoa.
- Viết một đoạn văn ngắn nói lên lý tưởng sống của bản thân trong thời đại ngày nay
4. Hướng dẫn tự học
- Học thuộc lòng bài thơ.
- Theo Đặng Thai Mai, tập thơ Từ ấy là "bó hoa lửa lộng lẫy, nồng nàn". Hãy tìm vẻ đẹp đó trong bài thơ Từ ấy.
Dặn dò: - Chuẩn bị bài: Viết tóm tắt tiểu sử.
- Học thuộc bài thơ
- Xem các bài đọc thêm: Lai Tân, Nhớ đồng, Tương tư, Chiều xuân.
Lớp 11B1: Tổng số: Vắng:
Tiết 89 : Hướng dẫn đọc thêm
LAI TÂN - Hồ Chí Minh -
NHỚ ĐỒNG – Tố Hữu
TƯƠNG TƯ – Nguyễn Bính
CHIỀU XUÂN- Anh Thơ
I. Mục tiêu bài học: Giúp hs:
* Kiến thức:
Lai Tân – Hồ Chí Minh
- Thấy được hiện thực nhà tù Tưởng Giới Thạch và tính chiến đấu của bài thơ ;
- Nhận thức được đặc sắc của bút pháp trào phúng trong thơ Hồ Chí Minh.
Nhớ đồng – Tố Hữu
- Cảm nhận được nỗi nhớ da diết của người tù cộng sản với cuộc sống ngoài xã hội ;
- Thấy được cách tạo hình ảnh thể hiện diễn biến tâm tư.
Tương tư – Nguyễn Bính
- Cảm nhận được tâm trạng của chàng trai quê trong một tình yêu đơn phương ;
- Thấy được truyền thống thơ ca dân gian trong sáng tạo nghệ thuật của Nguyễn Bính.
Chiều xuân – Anh Thơ
- Cảm nhận được bức tranh quê vào mùa xuân ở vùng đồng bằng Bắc Bộ qua không khí, nhịp sống và những hình ảnh tiêu biểu gần gũi;
- Thấy được một vài đặc sắc nghệ thuật thơ Anh Thơ.
* Kĩ năng: Đọc - hiểu bài thơ theo đặc trưng thể loại.
* Thái độ: Bồi dưỡng lòng yêu văn học, trân trọng, đồng cảm với tài năng của các tác giả
Hoạt động của thầy và trò
Kiến thức cơ bản
HĐI: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài thơ Lai Tân
- Giới thiệu xuất xứ bài thơ?
- Nhận xét về kết cấu và bút pháp của bài thơ?
- Trong 3 câu đầu bộ máy quan lại ở Lai Tân được miêu tả ntn? Ban trưởng, cảnh trưởng, huyện trưởng có làm đúng chức năng của những người đại diện pháp luật không?
- Phân tích sắc thái châm biếm, mỉa mai ở câu thơ cuối?
HĐII: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài thơ Nhớ đồng
- Bài thơ Nhớ đồng ra đời trong hoàn cảnh nào?
- Cảm hứng của bài thơ được gợi lên từ yếu tố nào? Vì sao nó lại có sức gợi đến như vậy?
- Chỉ ra điệp khúc của bài thơ? Hiệu quả nghệ thuật của chúng trong việc thể hiện nỗi nhớ?
- Niềm yêu quý tha thiết và nỗi nhớ da diết của nhà thơ đối với quê hương, đồng bào được diễn tả
bằng những hình ảnh nào? Giọng điệu, từ ngữ?
- Nêu cảm nghĩ về niềm say mê lí tưởng, khao khát tự do và hành động của nhà thơ qua đoạn thơ từ câu “Đâu những ngày...” đến hết?
- Nhận xét chung về sự vận động của tâm trạng tác giả trong bài thơ?
HĐIII: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài thơ Tương tư.
- Giới thiệu về tác giả và bài thơ? Chỉ với một bài thơ “ Chân quê”, NBính đã có một vị trí đặc biệt trong lòng người. Vậy mà thi sĩ “chân quê” ấy còn để lại cho chúng ta rất nhiều những vần thơ đẹp và thấm đượm hồn quê như thế.“Tương tư” là một thi phẩm trong trẻo đã trở thành tiếng lòng chung của bao người đang yêu nhưng mãi mãi sẽ là một“ Tương tư” của riêng NBính, chỉ NBính mới có thể làm nên nó bằng cả tấm chân tình của mình.
Đọc diễn cảm bài thơ.
- Cảm hứng chủ đạo của bài thơ là gì? Tương Tư phải chăng chỉ là “nhớ”? Ở bài thơ này, nỗi tương tư của chàng trai là sự bộc lộ của những sắc thái cảm xúc nào?
- Em cảm nhận ntn về nỗi nhớ mong và những lời kể lể, trách móc của chàng trai trong bài thơ? Những trách cứ, giận hờn của chàng trai là có lí hay vô lí? Nó giúp ta hiểu gì về quy luật tình yêu và về tình yêu của chàng trai?
- Tương tư là nỗi niềm không của riêng ai nhưng với bài thơ này, NB đã dệt nên một “Tương tư” mang phong vị rất riêng. Những yếu tố nào từ hình thức đến nội dung đã làm nên vẻ đẹp riêng đó?
- Mối tương tư của con người được bao bọc trong không gian nào? Không gian ấy được tạo nên bởi những yếu tố nào? Chức năng của chúng?
HĐIV: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài thơ Chiều xuân
- Giới thiệu vai nét về tác giả. Tác phẩm.
Đọc diễn cảm bài thơ
- Bức tranh chiều xuân qua ngòi bút của anh thơ hiện lên ntn? Hãy chỉ ra nét riêng của bức tranh đó?
- Nhận xét không khí và nhịp sống thôn quê trong bài thơ? Được gợi tả bằng những từ ngữ, chi tiết và bút pháp nghệ thuật nào?
I. Bài thơ Lai tân (Hồ Chí Minh):
1. Xuất xứ: rút trong tập Nhật kí trong tù, sáng tác khi Hồ Chí Minh bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam.
2. Kết cấu:
- 3 câu đầu:
+ Ban trưởng: người trông coi, cải huấn các loại tội phạm >< đánh bạc.
+ Cảnh trưởng: người tổ chức, điều hành thực thi pháp luật >< giải tù, ăn hối lộ.
+ Huyện trưởng: Người cai quản công việc của huyện >< chong đèn làm việc
→ Phác họa bộ mặt thật của bọn quan lại thời Tưởng Giới Thạch khi bị phát xít Nhật chiếm đóng: thối nát, bất bình thường
- Câu cuối: Lai Tân vẫn thái bình: bình thường, phổ biến, đương nhiên.
→ Tạo mâu thuẫn ngay trong từng câu và trong 2 phần của bài thơ → châm biếm, mỉa mai có hiệu quả, thâm thúy, sâu sắc.
è Giá trị khái quát rộng lớn của bài thơ: lên án thái độ và hành động vô trách nhiệm của nhà cầm quyền ở Lai Tân cũng như xã hội Trung Quốc thời Tưởng Giới Thạch.
II. Bài thơ Nhớ đồng (Tố Hữu):
1. Hoàn cảnh ra đời:
- Nhà thơ bị giam ở nhà lao Thừa Thiên Huế
- Bài thơ là tâm tư của người chiến sĩ cách mạng trẻ tuổi gắn bó tha thiết với thiên nhiên, cuộc sống, con người của quê hương xứ sở
2. Đọc – hiểu:
- Cảm hứng của bài thơ được gợi lên từ tiếng hò, đó là điểm nhấn gợi nhớ, khiến cho bao hình ảnh quen thuộc của đồng quê hiện về.
- Điêp khúc: + Gì sâu...tiếng hò?
+ Gì sâu ... thương nhớ ơi!
→ Lặp nhiều lần nhấn mạnh nỗi buồn da diết, sâu lắng, khắc khoải nhớ thương.
- Hình ảnh đồng quê, làng xóm, con người hiện lên → thể hiện tấm lòng tha thiết gắn bó sâu nặng với quê hương đất nước.
+ Gió cồn thơm đất nhả mùi
+ Ruồng tre mát, ô mạ xanh mơn mởn
+ Nương khoai, xóm nhà tranh, lúa mềm xao xác.
+ Tiếng xe lùa nước, tiếng hò...
→ Hình ảnh, âm thanh, màu sắc, mùi vị của cuộc sống dân dã trong xa cách nhớ thương càng trở nên gần gũi lạ thường.
- Con người: hiền như đất, dãi gió dầm mưa, rất thật thà
→ Chân dung người lao động khỏe khắn, tạo nên vẻ đẹp vĩnh cửu của công việc lao động, đem lại giá trị cho sự sống, hi vọng cho tương lai.
- Điệp khúc: đâu những, đâu rồi, đâu cả rồi, thương nhớ ơi → Nỗi nhớ thương càng sâu sắc, khắc khoải.
- Nhớ hình ảnh của mình xưa: khát khao tự do, muốn thoát chốn lao tù, dấn thân cho sự nghiệp cách mạng. → Tâm trạng phấn chấn vui vẻ.
* Diễn biến tâm trạng: theo kết cấu đồng hiện: hiện thực – quá khứ - hiện thực → Nhớ đồng mang nhiều tầng ý nghĩa
+ Nhớ cuộc đời
+ Khát khao tự do
+ Niềm phẫn uất trước thực tại.
- Hệ thống từ ngữ biểu cảm: hiu quạnh, im hơi, âm u, não nùng, hiu hắt, đơn chiếc, cách biệt, im lặng, cánh chim buồn: diễn tả nỗi buồn trong sáng, góp phần D. Củng cố niềm tin, nghị lực cho người tù.
III. Bài thơ Tương tư (Nguyễn Bính):
1. Giới thiệu:
- Tác giả Nguyễn Bính (1918 - 1966) tác giả tiêu biểu của phong trào thơ mới, là thi sĩ “chân quê”.
- Bài thơ: + Rút trong tập Lỡ bước sang ngang
+ Sự tương tư, nhớ nhung trong tình yêu được thể hiện bằng thể thơ lục bát.
2. Đọc – hiểu:
a. Tương tư:
- Nỗi nhớ nhung của những người yêu nhau.
- Người mang tâm trạng: chàng trai thôn Đoài → thụ động → Tạo tình huống để bộc bạch nỗi niềm một cách tự nhiên
- Đối tượng hướng tới: cô gái thôn Đông.
b. Nghệ thuật thể hiện nỗi nhớ:
- Nỗi nhớ: + Là cảm hứng chủ đạo, mang nhiều cung bậc, trạng thái: ngồi nhớ, chín nhớ mười mong.
+ Bao trùm:
* Không gian: thôn Đoài, thôn Đông, gió mưa → tạo 2 nỗi nhớ song hành.
* Thời gian: ngày qua ngày lại.. lá xanh .. lá vàng
- Cách bày tỏ:
+ Kể lể: băn khoăn hờn dỗi → than thở → hờn trách mát mẻ → nôn nao mơ tưởng → ước vọng xa xôi: đan cài, lồng ghép, chuyển hóa tự nhiên chân thực.
+ Cấu trúc: 1 người ... 1 người: số hóa, cụ thể hóa cái trừu tượng trong ca dao → nỗi nhớ cách xa diệu vợi.
+ Giọng điệu: hờn dỗi bóng gió, mát mẻ, vòng vo + nhân hóa + hoán dụ + ví von so sánh + điệp ngữ: giàu nhạc điệu theo lối luyến láy của dân ca
- Từ cặp đôi: thôn Đoài – thôn Đông, một người – một người, gió – mưa, tôi – nàng, bên ấy – bên này, lá xanh – lá vàng, bến – đò, hoa – bướm, giầu – cau + địa danh (đình, thôn, làng) + lối nói biến âm địa phương.
→ Mối nhân duyên đậm nét chân quê hòa quyện trong cảnh quê dân dã nhưng mang chút tình lãng mạn của thời đại.
→ Diễn tả trọn vẹn khái niệm tương tư và tâm trạng con người; đồng thời thể hiện khát vọng có nhau trong hạnh phúc lứa đôi một cách tự nhiên, kín đáo, ý nhị.
=>
- Bài thơ diễn tả những diễn biến chân thực, tinh tế tâm trạng tương tư của chàng trai, tình và cảnh hòa quyện, đó là khát vọng tình yêu của cái tôi cá nhân thời thơ mới.
- Mang vẻ đẹp của một bài thơ mới giàu chất dân gian.
IV. Bài Chiều xuân (Anh Thơ):
1. Giới thiệu:
- Anh Thơ nữ thi sĩ tiêu biểu của phong trào thơ mới, mệnh danh là nữ thi sĩ của cảnh quê.
- Bài thơ Chiều xuân:
+ Rút trong tập Bức tranh quê
+ Tiêu biểu cho cảnh chiều xuân nơi đồng bằng Bắc bộ.
+ Nền chung của bức tranh là mưa xuân đổ bụi êm êm, mờ mờ.
2. Đọc - hiểu:
a. Bức tranh chiều xuân trên bến đò và trên thân đê:
- Màu sắc: trắng mờ của mưa xuân, tím nhạt của hoa xoan, xanh mơ màng của cỏ.
- Cảnh vật: + Con đò nằm in đợi khách
+ Quán tranh không người lui tới
+ Bướm rập rờn, trâu bò
→ Đẹp như một bức cổ họa với cảnh sắc thôn quê thân thuộc, một chút xôn xao sức sống của mùa xuân, hoạt động của cảnh vật trên nền không gian chiều êm ả, tĩnh mịch.
→ Bức tranh vắng bóng con người.
b. Bức tranh chiều xuân trên cách đồng:
- Màu sắc: đồng lúa xanh rờn, cò trắng vụt qua.
→ Phá vỡ sự bằng lặng của không gian, mang hơi thở của sự sinh sôi nảy nở.
- Con người: cô yếm thắm, cào cỏ ruộng, giật mình → trẻ trung, tràn ngập sức sống.
→ Bức tranh có sự xuất hiện của con người càng thêm sinh khí, sức sống thanh xuân thức dậy, xôn xao cảnh chiều, đọng lại trong tâm trí người ngắm tranh.
=> Chiều xuân là bức tranh quê đằm thắm, dịu dàng từ cảnh quê, đời quê, nếp quê (đời sống thong thả, yên bình) đến cả hồn quê; hài hòa từ bố cục, đường nét, hình khối hòa sắc riêng.
3. Củng cố: Nội dung tư tưởng và nghệ thuật của 4 bài thơ
4. Hướng dẫn tự học
- Học thuộc lòng các bài thơ.
- Tập bình những câu thơ tâm đắc.
- Chuẩn bị bài Tóm tắt tiểu sử
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro