Franz và clara
ádg
1 câu bé lên 8 đem lòng yêu 1 nữ nhạc công 20 tuổi. Thứ tình cảm tưởng chừng như trẻ con và vô lí ấy đã khiến Clara, nữ nhạc công, chọn giải pháp bỏ đi. Nhưng cô ko thể ngờ, sự đoạn tuyệt của ngày hôm qua đó lại là điểm khởi đầu cho 1 tình yêu thực sự trong cô 10 năm sau...
Câu chuyện về Franz và Clara đã được Philippe Labro kể trên nền nhạc cổ điển êm dịu, khi dằn vặt, lúc bùng nổ, khi bay bổng - như chính những sự kiện, những khoảnh khắc,tháng năm – trở thành 1 điều kì diệu vượt ra nhoài biên giới của ngôn ngữ.
“Thế giới của em là những mảnh ước mơ tan vỡ. Em đã tự đóng cửa trái tim, tự giết chết những mơ mộng và chôn vùi hy vọng của chính mình. Tất cả những gì em có, lẽ ra chỉ là những vết thương mãi mãi không thể lành…nếu em không nhìn thấy anh…
... Gặp em, quen biết em, và hơn hết là yêu em…
Nhìn thấy anh, tin anh, và hơn hết là yêu anh…
Đó chính là bầu trời sau cơn mưa tươi sáng nhất…”
Vừa mới đây, khi đưa mắt khỏi cuốn sách đang đọc, qua ô cửa kính mở về phía rừng, tôi thấy 1 cánh bướm trắng thoảng qua không gian. Nó xoay tít.
Bướm không bao giờ bay thẳng; vì quá nhẹ, nó ko thể duy trì 1 đường liên tục. Thế là nó làm bất cứ gì, như tất cả những con bướm khác, tức là dập dờn từ trên xuống dưới, từ trái sang phải. Tuy nhiên, chúng ta bít rõ chẳng loài nào, dù bay hay ko, thựa sự “làm bất cứ gì” bao giờ. Mỗi loài tiến hóa theo 1 hành trình trước và tuân thủ 1 dự định, con bướm này cũng có 1 dự định như thế: thực ra, liệu có phải nó bay đi đâu đó, tìm kím cái ji đó? Nhưng cũng có thể nó chẳng tìm kím điều gì, và chỉ thoáng qua, nó là hiện thân hoàn hảo cho sự phù du của vạn vật.
Không kém phần mong manh hơn 1 bông hoa tuyết rơi trên tuyết, hay 1 cánh hoa anh đào chao lượn trước jo, phía trên 1 lòng sông. Không kém phần mong manh hơn, nhưng cũng không kém phần rõ ràng hơn: mỗi khoảnh khắc của cuộc sống để lại dấu ấn trong chúng ta, vào thời điểm nó lướt wa ta.
Tôi tự hỏi liệu cái tạo vật màu trắng trên nền rừng xanh lá ấy có thể xuất hiện lần nữa ko? Liệu cánh bướm có trở lại trong tầm nhìn của tôi ko? Liệu nó có vuốt ve làn không khí thêm lần thứ 2 không? Nó đã ko làm thế. Tôi nghĩ rằng chuyến ghé quá ngắn ngủi của nó cũng giống như giai đoạn này trong cuộc đời tôi khi tôi gặp 1 người, trẻ hơn tôi, người ấy hoàn toàn không còn là 1 đứa trẻ, nhưng chắc chắn chưa phải là 1 người đàn ông, và người ta chỉ có thể gọi là thiếu niên. Franz, cậu bé trên ghế băng, với 1 chiếc túi giấy bồi nhỏ đặt bên cạnh.
PHẦN ĐẦU:
CHƯƠNG 1+2
Cậu ấy bước vài cuộc đời tôi giữa 1 ngày giống bao ngày khác tôi đã trải qua kể từ khi trái tim tan vỡ. Tôi nhớ từng chi tiết: cái sắc xám xịt nhưng lại khiến người ta yên lòng của mặt nước hồ, và cả bầu trờ cũng như vậy; những cánh chim vụt lên cùng tiếng kêu của chúng phía trên đám cây đoạn và cây keo bên lối đi dạo chạy dọc bờ sông; âm thanh vẳng lại từ phía xa, xa xôi và yên bình và càng tiến đến gần bến tàu càng nhè nhẹ lớn dần lên, đó là tiếng động cơ tuabin của chiếc tàu hơi nước cũ kỹ đưa người dân ở đầu Nam hồ nước, nằm cách đây 40km, tới trung tâm thành phố lớn – và tôi nhớ chuyện con tàu màu trắng vàng ấy mỗi lần cập bến, dù đều đặn và đúng giờ, gây nên cảnh tượng xáo động có tổ chức cùng vẻ bồn chồn có chừng mực trên bến tàu như thế nào. Đám người đang chờ đợi những người mới đến đan cài vào dòng người bước xuống tàu để đi theo chiều ngược lại; 1 cặp nhân viên giữ hành lý trong bộ đồng phục xanh lam pha đỏ, tôi như thấy lại cái viền trắng trên chiếc mũ vải thủy thủ của họ; những người bán kẹo, cô gái hàng hoa, anh bán báo dạo và, trên tất cả là những hồi còi kéo dài không ngớt của chiếc tàu chở khách. Cùng với âm thanh xưa cũ và quen thuộc, thứ âm thanh không quá chói tai, không quá trầm lặng ấy, những hồi còi mang trong mình mọi hoạt động, thói quen và chuyển động khác của thành phố.
Giống như 1 chiếc đồng hồ công cộng đổ chuông báo giờ trên quảng trường, tiếng còi của chiếc tàu hơi nước cũ kỹ ghi dấu bước đi của thời gian và chuyển động của ngày. Tôi không bao giờ thấy lại chính xác âm thanh của hồi còi ấy. Nó khắc sâu vào tôi như tiếng vĩ lướt trên dây của chiếc đàn violon đầu tiên mà bố tặng tôi khi tôi mới chỉ là 1 cô bé. Đó là 1 ngày mùa xuân đẹp trời, bầu trời xanh thẳm điểm vài gợn mây xám, những gợn mây vô hại. Chúng chắc hẳn chẳng làm ngày thay đổi gii, cũng không che lấp được mặt trời đang khiến những tấm đá bảng trên các mái nhà lấp lánh và làm những máng kim loại màu sữa ánh lên, những máng nước ấy chạy dọc các ngôi nhà lâu đời trong khu phố cổ của thành phố, nằm phía bên kia đường tàu điện. Bầu không khí thật êm dịu, không chút ẩm ướt, 1 làn gió nhẹ mơn man thổi xuống từ trên núi, nơi người ta có thể thấy rõ những khúc uốn lượn, đám cây lãnh sam, và những đỉnh núi trắng xóa.
Từ khi trái tim tan vỡ, tôi không còn chịu nổi giờ ăn trưa trong căng tin dành cho các thành viên dàn nhạc gồm nhạc công, phụ tá, trợ lí đạo diễn, kỹ thuật viên. Tôi vẫn có thể làm việc được giữa họ chẳng khó khăn gì ngay từ lúc ngồi vào chỗ, đặt hộp đàn violon màu đen dưới chân, ở giá nhạc thứ 3 tại hàng thứ 3 của cung vòng tròn bao quanh cái bục nơi nhạc trưởng đứng chỉ huy. Diễn tập, chơi lại, nghe, hòa âm, chỉnh sửa, trở đi trở lại 1 khuôn nhịp hay 1 đoạn nào đó chừng nào còn cần thiết, rồi ít nhất 1 lần trong các buổi diễn tập, biểu diễn 1 mạch từ chương đầu tiên cho đến chương cuối cùng, 1 lần duyệt tổng thể, tất cả những điều này điều ổn với tôi. Chúng giúp tôi quên đi. Nhưng, quay lại với nhịp sống hằng ngày, bên ngoài phòng nhạc, tôi khó che dấu được nỗi buồn của mình. Tôi tưởng tượng ra rằng các bạn đồng nghiệp nhận thấy điều đó và đang nhìn tôi. Có lẽ họ đang bàn tán hay cười cợt về điều ấy. Tôi tự cô lập mình.Vì thế, ngay khi có thời gian rảnh, tôi lìn ra ngoài. Phòng hòa nhạc trong tòa nhà dành cho dàn nhạc nằm nên bờ hồ. Chỉ cần đi khoảng 100m là tới được đó.
Tôi thường ngồi trên chiếc ghế băng gần hồ nhất. Tôi lun chọn cùng chiếc ghế ấy, như thể việc tìm lại được vẫn khung cảnh mặt hồ ấy, đưa mắt nhìn vẫn chuyến tàu có động cơ tuabin đến từ Vitznau ấy, chặng đường cuối cùng trong hành trình chậm chạp của nó, có thể là phương thuốc cho sự yếu đuối trong tôi. Tôi ngồi ở đầu phải băng ghế, đối diện mặt nước, thưởng thức 1 trái táo hay 1 quả chuối, đôi khi là những bánh quy mà tôi mang theo cùng 1 chai nước khoáng nhỏ. Lúc đó khoảng 12 giờ 30 trưa, tôi biết mình có 1 giờ đồng hồ, có thể là hơn thế 1 chút, trước khi phải quay lại phòng nhạc. Quãng thời gian được ở 1 mình, không phải suy nghĩ và tránh né ánh mắt của những người khác.
Cũng như thế vào 1 ngày đầu xuân đẹp trời, khi tiến về nơi mà cuối cùng tôi cũng đã coi như “chiếc ghế băng của mình”, tôi nhận ra có ai đó đã ngồi đấy rồi, không phải vào chỗ của tôi – tôi lun ngồi ở cùng 1 đầu ghế - mà vào đầu bên kia, đầu bên trái. Điều ấy làm tôi ngạc nhiên và có phải nổi cáu. Người ta đã xâm chiếm lãnh thổ bí mật của tôi. Tôi định đi tìm 1 chiếc ghế khác còn trống, nhưng tôi đã quá quen với nơi ấy, nơi mà dù không nhận ra song tôi đã biến nó thành 1 điểm thân thuộc, nơi tôi lãng quên mọi thứ trong hiện tại, đến mức tôi không thể quyết định quay bước. Khi ngồi ở đó, tôi mở ra cánh cửa vô hình của 1 căn phòng vô hình, bên trong tôi tìm thấy 1 chút gọi là thanh thản. Chỉ vài giây là đủ sau khi ngồi xuống, đưa mắt nhìn chuyển động yên bình của làn nước yên bình nơi mặt hồ yên bình ấy, tôi có thể quên đi rằng trái tim mình đang tan vỡ, quên đi người là tan vỡ trái tim tôi.
Khi lại gần băng ghế, tôi nhận ra bóng dáng mà từ xa tôi tưởng là của 1 người lớn gần với bóng dáng 1 thanh niên hơn. Tôi càng tiến lại gần, bóng dáng ấy càng trẻ ra, giam dần cả với chiều cao lẫn chiều ngang. Đó là 1 cậu bé. Cơn tức tối trong tôi dịu dần, rồi mất hẳn. Tuy nhiên, vì muốn chứng tỏ sự xa cách của người mà tôi coi là kẻ không mời mà đến, tôi ngồi xuống cố không nhìn cậu ta, hướng ánh mắt về phía hồ nước. Toi có cảm tưởng, từ phía bên kia, cậu bé không cử động và cuãng đang lặng ngắm mặt nước sẫm màu mênh mông. Hẳn cả 2 chúng tôi điều có vẻ tinh quái, bất động trong bầu không khí im lặng giả tạo, nhưng chuyện đó chỉ kéo dài vài giây. Tôi cảm thấy cậu ấy quay về phía tôi và nghe thấy cậu ấy nói bằng 1 giọng trong sáng, không phải giọng của 1 đứa trẻ, nhưng cũng chưa phải giọng của 1 người lớn:
-Tôi hy vọng không làm phiền chị nếu cùng chia sẻ khoảng không gian của chị. Rõ ràng là hôm nay tôi đến đây trước chị, nhưng tôi biết rõ cái ghế này thuộc về chị. Tôi hy vọng điều đó không làm phiền chị.
Tôi quay sang phía cậu ta.
-Dĩ nhiên là không, tôi nói, nhưng làm sao cậu biết được điều ấy?
Cậu không trả lời mà mỉm cười. Phải 1 thời gian sau tôi mới hiểu ra rằng cậu không trả lời trực tiếp vào câu hỏi mà người ta đặt cho cậu. Chúng tôi nhìn nhau, tôi 1 thiếu nữ, cậu ấy 1 cậu bé, cậu hẳn mới 12 tuổi, không hơn – còn tôi 20.
-Tôi chuẩn bị buổi trưa, tôi nói với cậu. Tôi nghĩ cậu cũng thế.
Cậu ấy có 1 nụ cười cũng trong sáng như giọng nói. Cậu lại cười 1 lần nữa như để cho chính mình và chìa ra trong ban tay trái 1 túi giấy nhỏ màu nâu, rồi lấy từ đó ra 2 chiếc sandwich được bọc giấy nhôm cẩn thẩn.
-Chúc ngon miệng, cậu nói với tôi.
Điều đó khiến tôi buộc phải lôi từ túi xách tay ra 1 qua táo và những thứ làm nên bữa trưa đạm bạc của mình. Và việc này giọng như thể chính cậu nhóc ấy đã quyết định khoảng thời gian thảnh thơi của chúng tôi diễn ra như thế nào và chúng tôi sẽ cùng nhau chia sẻ nó, bên hồ nước.
Giờ thì tôi có thể nhìn kĩ cậu ấy. Cậu có khuôn mặt đăm chiêu, với cảm giác mâu thuẫn vừa ngây thơ vừa hỉu biết mà bọn trẻ đôi khi vẫn gợi ra. Vầng trán rộng, đôi mắt xanh ngả vàng dưới cặp lông mày dày đen, mọc lộn xộn, gò má khá cao, chiếc mũi thẳng, bầu má phẳng phIU bị nụ cười làm cho nhăn lại khi cậu quyết định cười, và thấ là, mỗi bên mặt dãn ra, khiến 1 vẻ gì ấy như nghiêm trang biến mất, nhường chỗ cho 1 thứ ánh sáng bừng lên và cho 1 trực cảm: người ta có thể tưởng tượng được ngay cậu bé này sẽ trở thành 1 thiếu niên rồi 1 người đàn ông thế nào, và khuôn mặt kia sẽ giup cậu sễ dàng quyến rũ bất kì ai cậu gặp 1 ngày nào đó ra sao mà chẳng phải tốn công thuyết phục hay khơi gợi ở họ sự tò mò hay mối quan tâm. Lúc ấy, tôi chưa hề có năng khiếu nào trong việc tiên đoán tương lai của 1 người xa lạ. Chính cuộc sống đã dạy cho tôi bít đọc, bít lắng nghe ngôn ngữ của cơ thể, của khuôn mặt, và thấy được ở đó sự đáng tin cậy, or sự lừa phỉnh, hay chính sự thật. Còn lúc bấy giờ, tôi chỉ chủ yếu quan tâm đến việc chữa lành nỗi đau cho mình và nếu giờ đây ít ra tôi cũng có thể phác lại rõ nét hơn bức chân dung của người ngồi cạnh tôi trên băng ghế thì chắc chắn trí nhớ đã làm công việc của nó. Trí nhớ làm méo mó, phá hủy, rồi lại gầy dựng lại. Tôi không biết liệu lúc đó cậu có giọng với miêu tả của tôi bây giờ không? Tôi nhớ rất rõ mình đã ngạc nhiên trước khuôn mặt ấy và điều đó đã cuốn đi gần hết cơn tức gian của tôi trước 1 kẻ không mời mà tới, kẻ đã khuấy động thời khắc tôi tách mình khỏi phần còn lại của thế giới.
Sau đó, tôi tự nhủ cậu bé này chỉ tình cờ tới đây ngồi và chỉ ngồi 1 ngày thôi, rồi mai mình sẽ lại tìm được sự thanh bình và tĩnh lặng. Cậu mặc 1 kiểu đồng phục màu xanh lơ cùng chiếc áo khoác có cúc mim loại trắng và chiếc quần vải cùng màu. Trông cậu như 1 thủy thủ nhỏ, tôi không bít chàng tủy thủ trẻ nào vừa bất chợt cập bến từ con tàu nào nữa. Đôi chân cậu gần chạm mặt đất, cậu khẽ đung đưa chân, cẫu mang đôi giây màu đen thấp cổ có khóa bằng kim loại mạ vàng, cậu kết thúc bữa ăn nhanh của mình và nói:
-Chỉ không buộc phải nói, nhưng sẽ là không tôn trọng các qui tắt lịch sự nếu tôi không nói với chị rằng tôi tên là Franz Xavier và mọi người gọi tôi là Franz.
Giọng điệu này, cách diễn đạt gần như qua người lớn này làm tôi bật cười. Cậu ta đang diễn hài kịch à? Cậu ta đang bắt chước ai vậy? Đồng thời, lần này, khi nhìn mặt cậu lâu hơn, tôi thấy rõ cậu không làm trò hề. Đó là cách cậu nói, và tôi tham gia trò chơi của cậu:
-Quả nhiên, tôi không buộc phải trả lời cậu nhưng tôi lại mún đặt 1 câu hỏi: Cậu làm gii ở đây? Cậu không phải tới trường hay tới đâu đó à? Hoặc là ở nhà với bố mẹ?
Cậu không trả lời mà chỉ thay đổi ngữ điệu:
-Chị không cần phải xưng hô lịch sự với tôi, cậu nói. Nếu chị xưng hô thân mật, tôi cũng sẽ làm thế.
-Được thôi, tôi nói. Em từ đâu tới?
Cậu đưa tay chỉ về phía thành phố, ở bên kia cây cầu, cậu đứng dậy.
-Tôi nghĩ là đến giờ rồi. Người ta đang đợi tôi, có lẽ với chị cũng vậy.
-Không, tôi còn thời gian.
-Được thôi, thế thì tôi sẽ phải tạm biệt chị.
-Tạm biệt, tôi trả lởi.
Cậu đứng dậy, nghiêng đầu lịch sự chào tôi, cậu bỏ cái túi giây đã vo tròn vào 1 thùng giây công cộng. Rồi cậu bắt đầu chạy băng qua bờ kè tới đại lộ nơi có đường tàu điện chạy qua và cuối cùng mất hút trên cầu, về phía những con hẻm của thành phố cổ, cái bóng dáng nhỏ bé xanh lơ và khó hiểu ấy.
Thường thường, sau khi ngồi xuống băng ghế, tôi cần 1 chút không gian để quên đi sự hiện diện của 1 kiểu rào chắn trong lòng ngực, phía bên trái. Thực ra, trong suốt thời gian tôi ngồi 1 mình bên hồ, rào chắn ấy không bao giờ hoàn toàn biến mất nhưng ngày hôm đó mọi chuyện không còn như cũ. Khi Franz đi rồi, tôi nhận thấy nỗi tò mò mà sự xuất hiện bất ngờ của cậu đã gây ra đã thoảng xóa đi nỗi đau của tôi.
CHƯƠNG 3+4
Hôm sau, thời tiết gần như chẳng thay đổi gì khác với hôm trước. Vẫn với bầu trời ấy với những ánh phản chiếu trắng pha vàng trên mặt nước hồ và dãy Alpes lấp lánh phía xa xa nơi chân trời. Tôi vừa bước về phía chiếc ghế băng vừa cố gắng xóa đi kí ức mới đây về buổi tập sáng, nhưng thật khó. Ta thu mình lại, tìm kiếm nỗi cô đơn nội tâm song vô ích, thái độ và ánh mắt của những người khác không tan biến đi như thế. Bạn cho rằng người ta đang nhìn bạn, thậm chí ngay cả khi người ta không nhìn. Những nụ cười mỉm ngọt ngào, những bàn tay chìa ra quả có thế và những nụ hôn lên má từ những người mà tôi quen thân, những đồng nghiệp cùng hàng gẩn gũi với tôi nhất, nhưng hơn cả hôm qua, không hỉêu tại sao tôi có cảm giác mình bị đánh giá, dò xét, cân đong đo đếm như ở nơi bày hàng hóa. Bởi tôi lúc nào cũng tưởng như nghe thấy những điều họ thì thầm:
“ Nhìn xem cô ta khó mà gượng dậy nổi. Thử nghĩ lại dáng vẻ hân hoan của cô ta khi mọi chuyện với cô ta còn đang đẹp đẽ và cô ta từng xuất hiện thế nào nhỉ? Dáng đứng, ngực ưỡn, hông lắc, toàn thân phô bày ra rằng cô ta đã làm tình suốt cả đêm, rằng người đàn ông của cô ta đã mang lại cho cô ta khoái cảm và cô ta cảm thấy bao mãn nguyện, bao hạnh phúc, có lẽ điều đó đã kéo dài hàng giờ, hàng giờ, cô ta từng múôn nói với chúng ta chuyện ấy thế nào, từng múôn hét lên chuyện đó trước cộng đồng của chúng ta ra sao, qua vẻ lặng lẽ và khoan khoái trên bầu má, dưới đôi mắt, trong vành cung dưới hàng mi, qua cái cách cô ta uyển chuyển gợi cảm và uể oải bình thản lách thân mình ra sau giá nhạc, rồi khéo léo đặt bản dàn bè lên với nụ cười không ưa nổi trên đôi môi sưng phồng vì đã hôn quá nhiều.
“ Còn hôm nay nhìn cô ta đi: người còng xuống, gương mặt hõm sâu, nước da nhợt nhạt, chẳng hề có sức sống cùng vui thú nào trong hành động cũng như lời nói, một ngọn đèn đã tắt, như một kẻ bại trận.”
Khắp người bạn chỗ nào cũng bầm dập, họ khiến bạn bị trật khớp giống như một võ sĩ quyền Anh no đòn của đối phương, họ lạnh lùng chua cay. Tôi chưa bao giờ cảm thấy điều gì dự dội đến vậy, như buổi sáng hôm ấy. Tuy nhiên, chẳng có gì được gọ là đặc biệt diễn ra trong phòng thay quần áo hay trong lúc mọi người vào chỗ của mình tại từng hàng của dàn nhạc cả và cũng giống như ngày hôm trước, tôi không nhượng bộ trước những dòng nước mắt trực trào. Tôi cố gắng giữ mình ngồi thẳng tập trung hết mức, cố không nghĩ đến điều gì, không điều gì ngoài những chỉ dẫn, những đoạn lập lại, những đoạn chơi tiếp. Nghệ sĩ độc tấu thật may mắn: họ không có quyền cũng chẳng có thời gian để nghĩ đến người khác ngoài việc họ làm vào lúc họ đang làm nó, một nhạc công dàn nhạc, nếu nhạc trưởng không truyền được cảm hứng cho họ, có thể sao lãng tập trung để tâm hồn mình vơ vẩn trong vài giây, nhưng chỉ một sự chệnh choạc nhỏ nhất cung có thể gây hại. một lần còn chấp nhận được, 2 hay 3 lần là lệch nhịp dàn nhạc sẽ dừng chơi và bầu không khí nghi vấn sẽ trỗi dậy, vài cái đầu quay lại, có gì đó không ổn chăng? Đũa chỉ huy gõ trên giá nhạc, ánh mắt sắc lẹm của nhạc trưởng hướng về phía người chơi lạc nhịp, ấy là nỗi tức giận khó nhận thấy của vị nhạc trưởng, nào, không có gì quá khó cả, chúng ta hãy chơi lại và tôi cảm thấy đó giống như lời trách móc thầm lặng của tập thể, như thái độ nóng lòng sốt ruột. Cúi đầu, quay lại nếp cũ, đưa cây vĩ đưa đàn. Từ bỏ cái thiên hướng hợm hĩnh tự tưởng tượng ra rằng cả thế giới đang để mắt tới tâm trạng của bạn tìm kíêm trong thứ công việc nhạt nhẽo đòi hỏi sự tỉ mỉ và luôn khín người ta đắm chìm trong sự lãng quên chính mình, sư nhún nhường, và sự thanh tĩnh. Hòa mình vào dàn nhạc.
Thế là tôi chơi lại nốt nhạc cần chơi theo đúng cung cách và chúng tôi đã luyện tập nhìêu đoạn, bản phối hợp được chỉnh sửa và tất cả những hình ảnh xa lạ với âm nhạc. Tất cả những kỉ niệm gây tổn thương biến mất trong chốc lát nhưng vẫn còn lại trong tôi cái cảm giác khó chịu ấy, vị đắng trong miệng ấy và nó ở đó suốt cả buổi sáng.
Cậu bé tuyên bố với tôi mình tên là Franz đã ngồi sẳn chỗ của cậu trên băng ghế. Vẫn bộ đồng phục ấy, vẫn chiếc túi giấy nhỏ màu hạt dẻ đặt bên sườn phải ấy, vẫn ánh mắt xa xăm nhìn mặt hồ và nụ cười rạng rỡ khi quay về phía tôi, vẫn giống nói nửa rắn rỏi nửa yếu ớt ấy:
-Tôi không đợi chi đến sớm thế.
-Tôi cười. Nhưng chúng ta có hẹn nhau đâu.
-Dù vậy tôi vẫn đợi chị. Chị đi chậm hơn.
-Tôi đi thế nào mặc tôi, cậu đừng để tâm đến tôi.
Tới lượt cậu ta cười."Chị không thể ngăn tôi quan tâm đến chị, nếu điều đó làm chị cáu, hãy nói với tôi, tôi sẽ rời khỏi ghế băng.Nếu cần tôi sẽ không quay lại đây nữa."
-Chị không nói với em như vậy Franz.
-Khi chị xưng hô thân mật với tôi thế đã là tốt lắm rồi.
-Chị cũng không nói với em là chị khó chịu.
-Chị không cần phải nói ra, điều ấy hiển hiện rõ rồi thậm chí từ đằng xa kìa.
-Em chọc chị cười à? Làm sao người ta có thể thấy được một người có thoải mái hay không từ đằng xa?
-Đến giờ ăn trưa rồi. Franz nói. Dù sao chăng nữa cũng là giờ ăn của tôi.
Cậu nở túi giấy ra, tôi nắm lấy cẳng tay để ngăn cậu lại.
-Khoan đã, tôi nói, không bao giờ trả lời câu hỏi thì qua dễ dàng, quá đơn giản. Hãy nói cho chị biết, em theo dõi chị hay là gì chứ?
Cậu bé rút cánh tay khỏi bàn tay tôi một cách duyên dáng và nhẹ nhàng tới mức khín tôi thấy hối tiếc vì hành động thô bạo của mình.
-À phải, đúng thế, tôi quay về phía phòng hòa nhạc để xem chị đi ra tử cửa nào. Thực ra vào giờ này trong ngày, chỉ có một cửa mở, phải thế không?
-Chắc chắn thế.
-Vì vậy tôi thấy chị đi ra. Ngồi ở đây hơi xa một chút nhưng người ta luôn dễ dàng nhận ra dáng đi của người đã ngồi cùng mình.
-Thẳng thắn mà nói chúng ta ngồi với nhau đâu lấy gì làm lâu lắm, mộtgiờ trên chiếc ghế băng này, ngày hôm qua, gần một giờ.
-Như thế là đủ để đoán ra mọi thứ.
Thái độ tin chắc của cậu ta thật khiến người khác phát cáu. Tôi đã muốn khiến cậu nhóc luôn làm ra vẻ trịnh trọng này chưng hửng, nhưng cậu ta nói một cách bình tĩnh, không cười cợt và nhẹ nhàng đến độ khiến người ta quên đi ý đồ của mình.
-Thế em đoán ra chuyện gì về chị?
Có gì đấy không ổn, chị bước đi không hạnh phúc, chị cần thoát khỏi điều đó
Tôi nhớ lại buổi diễn tập lúc sáng, nhớ lại cơn cuồng ám đã vô cớ xâm chiếm mình, nhớ lại cái ý nghĩ ám ảnh rằng" những người khác" đang nhìn mình mỉa mai trong khi họ chẳng nhìn gì cả - nếu có thì cũng chỉ là nỗi lo lắng hay niềm hạnh phúc của riêng họ, nếu có thì cũng chỉ là bản dàn bè đặt trên giá nhạc trước mặt họ.
-Em có lí, tôi nói, nhưng chị sẽ thoát khỏi điều đó.
Cậu ta nở một nụ cười vừa ý, vẻ nhẹ lòng.
-Dược tốt, thế thì chúng ta có thể ăn thôi. Chúc chị ngon miệng.
Tôi lấy táo và bánh quy của mình, còn cậu ta lôi mấy chiếc sandwich từ trong túi ra. Đó là những chiếc bánh ruột trắng cắt hình tam giác, giống loại bánh người ta phục vụ tại phòng trà lớn của khách sạn Dorchester, London, cái hồi mà để thưởng tôi vì đã học tốt piano và vì thầy giáo tôi nói rằng ông đặc biệt hài lòng về những gì tôi thể hiện, bố tôi tuyên bố: " Đi thôi, bố dẫn con tới Dorchester. Đã đến giờ uống trà."
Hình ảnh chúng tôi khi ấy vẫn còn in trong kí ức. Bố một tay cầm hộp đàn cho tôi, tay kia nắm tay tôi và giục tôi băng qua công viên, giữa những chiếc diều, những quả bóng bay màu tím hoa cà và màu đỏ lẫn vào nhau, giữa những người đi xe đạp và những người cưỡi ngựa. một nhóm nhạc đang chơi ở quán nhạc, bầu không khí mát mẻ, cỏ vẫn giữ được mùi hăng hắc từ giữa ngày, vài giờ nữa mọi thứ sẽ trở nên ẩm ướt hơn. Hình ảnh 2 bố con sóng bước bên nhau hiện lên trong đầu tôi giống như thể tôi đã dựng lại một hình ảnh mà tôi chẳng bao giờ có thể thấy trọn vẹn, bời tôi là một phần trong hình ảnh ấy, tôi ở chính giữa hình ảnh ấy.
-Tâm trí bạn hoàn toàn không ở đây nữa. Bạn nghĩ đi đâu thế?
Giọng nói của Franz đưa tôi ra khỏi quá khứ của mình. Chỉ trước sự hiện diện của cậu tôi mới có thể quay lại đó. Vậy là, tôi nhìn cậu khác đi tôi hiểu rằng cậu sẽ giữ một vai trò trong cuộc đời tôi, nếu cho đến giờ chưa phải là như thế. Tôi đáp:
-Phải, chị đã đi như em nói, đi về cái thời có lẽ chị bằng tuổi em bây giờ. Chị đã gặp lại bố chị, trong một công viên ở một đất nước khác.
Bỗng nhiên ông ngã khụyu xuống, ngay giữa công viên Hyde, trong một lần tôi đi học về, tay ông buông rơi bàn tay tôi. Tôi cảm thấy khối cơ thể ông ngã xuống cỏ tạo ra một âm thanh nghe như tiếng gió. Hộp đàn gần như nảy lên trên mặt đất. Tôi quỳ xuống mà chẳng hề gào thét, ít nhất tôi cũng cho rằng mình không gào thét.
"Bố ơi, bố, có chuyện gì thế, bố ơi?" tôi thì thầm.
Mắt ông mở tròn, bất động, như những hòn bi và ông không trả lời. Ông chỉ khẽ rùng mình trong thoáng chốc, rồi cả thân mình ông bất động. Phải mất nhiều phút sau tôi mới hiểu rằng ông đã chết, trong khoảng thời gian ấy có mấy người lớn, một người đàn ông, 2 người phụ nữ đến giúp tôi sau khi tôi gượng dậy được và kêu cứu. Cũng trong khi ấy một người xa lạ lịch sự hòi tôi:
"Đây là bố cháu à?"
"Vâng"
Rồi ông ấy nói với tôi:
"Hãy dũng cảm lên cháu gái, bác e rằng bố cháu không còn ở với chúng ta nữa."
Tôi vẫn còn quỳ gối trên cỏ, bên cơ thể to lớn nặng nề mà tôi không thể ôm trọn trong vòng tay, và tôi thấy bao bàn chân, bao đôi chân bắt đầu vây quanh chúng tôi tạo thành một đám đông, trong sự im lặng thỉnh thoảng bị ngắt quãng bởi những lời nói, những câu từ rời rạc, vài lời thì thầm, vài lời lập đi lập lại, vài lời ấp úng cất lên từ những giọng nói xa lạ: " Chuyện gì thế? Anh thấy không, việc đã rồi, cấp cứu đang đến- Ai thế? TRánh ra nào- Đừng đứng ở đây- tội nghiệp con bé- ai đấy? Gì thế? Chuyện thế nào? Cẩn thận đừng nói nữa...."
NHưng với tôi chỉ là lời nói của người đàn ông lịch sự mà tôi không thể quên khuôn mặt đó là quan trọng. Ông ấy xuống hiện chỉ vài giây khi bố tôi ngã xuống, ông cúi xuống người bố, đặt 2 ngón tay trên một vị trí xác định trên cổ bố, rồi sờ ngực bố tôi qua lần áo vest. Đôi tay lão luyện, động tác chuẩn xác, am hiểu, thành thục. Vừa mới ngồi xổm xuống cạnh tôi, ông đã nói:
"Để bác xem nào, bác là bác sĩ đấy"
Tôi bảo:"Giúp cháu với, bác ơi, giúp cháu với"
Ông đáp:"Để bác xem nào"
một lát sau, sau khi đã làm 3 hay 4 động tác, tôi nghe thấy ông hỏi:" Đây là bố cháu à?"
Và cuối cùng là điều tiết lộ hết sức nhã nhặn của ông:"Bác e rằng bố cháu không còn ở với chúng ta nữa."
Không khí đầy ắp hương vị mùa hè.Bởi vì người đàn ông mà sự thành thục và lịch sự đã làm tôi yên lòng và khiến tôi hy vọng rằng mọi chuyện sẽ ổn và rằng, nhờ vào một may mắn đặc biệt, người đầu tiên đến giúp tôi lại là một bác sĩ, bởi vì người đàn ông ấy, chính ông ấy, đã nói rằng thế là hết, nê tôi không thấy phải hét lên, vùn vậy, kêu gào, đứng dậy, bỏ lại bải cỏ và thân thể này, mà tôi muốn nằm xuống bên cạnh đó, nhắm mắt lại, và muốn rằng tất cả mọi thứ ngừng hoạt động trong buổi chiều tà ấy, vào giờ uống trà và giờ của những chiếc sandwich ruột trắng mà chúng tôi chẳng bai giờ còn được ăn cùng chúng ta nữa.
-Nhưng không phải chị nghĩ về chuyện này khi chị đi đến chỗ ghế băng.
-Chị thường nghĩ về cái chết của bố chị, nhưng quả thật Franz ạ, đúng là không phải chuyện này đeo đuổi chị.
-Là một chuyện bất hạnh khác à?
-một bất hạnh khác nhưng ít đau đớn hơn nhiều.
Tôi ngạc nhiên khi nghe mình trả lời như vậy. Phải chăng chỉ cần kể với cậu bé này chuyện bố tôi ngã xuống trên bãi cỏ công viên Hyde là đủ để tôi cao giọng nói rằng tổn thương tình cảm mới đây nhất của mình không đau đớn? Franz không đợi để tôi nghĩ quá nhiều về điều này.
-Nếu nó ít đau đớn, nỗi bất hạnh ma bạn nói tới ấy, thì bạn có thể bỏ qua nó đi.
-Thế à, làm sao để được như vậy?
-Tôi ấy à, Franz nói, khi buồn tôi cố gắng bò qua mọi thứ. Tôi tập trung suy nghĩ vào duy nhất một thứ, để quét sạch tất cả và đến với một đại dương yên bình.
-một gì cơ?
-một mặt nước tĩnh lặng. Tôi ấy à, cách của tôi là ngưng suy nghĩ ở một thứ duy nhất và không rời bỏ nó nữa, dù chỉ trong giây lát: một cánh chim, một cây dương sỉ, một hòn đá, một gương mặt cũng được, nhưng chỉ duy nhất một thứ thôi! Và như thế chúng ta chìm sâu vào tĩnh lặng để đến với khoảng trống. Hoàn toàn có thể làm được điều ấy , tôi nghĩ ở thành phố làm việc này sẽ khó hơn là giữa thiên nhiên, nhưng vẫn có thể làm được.
Cậu nín lặng, như để ngẫm nghĩ rồi lại tiếp:
-Đến với khoảng trống tuyệt đối. Nếu bạn muốn hôm nào đó, chúng ta có thể thử nói về khoảng trống trước mặt, xung quanh chúng ta. Nhiều người sợ khi nói về khoảng trống, nhưng không phải tôi, tôi hy vọng bạn cũng thế.
-Đó chính là thứ em tiềm kiếm trên chiếc ghế băng này đúng không? Tôi hỏi. Sự tĩnh lặng tuyệt đối ấy?
-Cậu không tra lời tôi cố nài: Em vừa nói với chị:"KHi buồn".
-Cậu trả lời sau một hồi chờ đợi:"Phải".
-Điều gì làm em buồn vậy Franz? cậu nín lặng.
-Nghe này. Toi nói với cậu. Chị không biết tại sao với lại thế nào mà chị lại kể với em một phần quá khứ của chị như vậy, chẳng có lí do gì cả,có lẽ chỉ bởi em khiến chị thấy tin tưởng, bởi em không như những ngưới khác. Cũng có thể chị thấy dễ dàng hơn khi nói với một cậu bé không quen biết....
Cậu sẵng giọng cắt lời tôi:" Đừng coi tôi là một đứa trẻ, xin chị đấy."
-Chị xin lỗi, nhưng em phải hiểu chị: chị đã chia sẻ với em một thời điểm trong đời chị, một thời điểm khủng khiếp, đổi lại em không thể nín lặng được, như thế không đúng luật. Nếu em muốn trò chuyện, thì cả em nữa, em cũng phải chia sẻ và giãi bày.
-Có thể, vấn đề của tôi không có khả năng tra lời trực tiếp vào một câu hỏi trực tiếp, tôi không bày tỏ theo cách đó. Ở nhà tôi, mọi thứ diễn ra theo cách khác. Hơn nữa tôi cũng có bắt chị chia sẻ cuộc sống với tôi đâu, như chị vừa nói đấy. CHính chị muốn điều đó đấy chứ.
-À không, tốt thôi, như thế thì tốt thôi, chuyện này xảy ra ngoài ý muốn của chị và chị cũng không biết nó từ đâu tới.
Cậu lắc lư cái đầu, vẻ mặt hoan hỉ:"Còn tôi, tôi biết nó từ đâu tới."
Cậu chỉ một ngón tay về phía chiếc túi giấy nhỏ màu nâu xám của mình.
-Bánh mì kẹp ruột trắng, có thế thôi đơn giản thế thôi, không phải vậy sao? Chính nó đã khơi dậy tất cả. một cái gì đó cụ thể rất tầm thường, tầm thường với tất cả mọi người, trừ bạn, và nó đã làm nảy sinh một hình ảnh, hình ảnh ấy gợi nên một kỉ niệm, và giờ, bạn sẽ làm gì với kỉ niệm này?
Tôi mất một lúc mới trả lời được:"Làm điều chị vừa làm, làm sống dậy nỗi đau của một kỉ niệm khác gần hơn."
Cậu xoa xoa tay như một nhà buôn vừa kết ghúc một vụ làm ăn béo bở. " Hoan hô! Tốt lắm! Tôi đến đây thật không vô ích!"
Cậu có vẻ hanh phúc, cậu bé ấy, cậu đứng dậy và trong bộ đồng phục học sinh xanh lơ- trông vừa giống thủy thủ cừa giống quân nhân- cậu tặng cho tôi nụ cười của mình, nụ cười làm xuất hiện một nếp nhăn trên khuôn mặt cậu có vẻ người lớn torng chốc lát và cậu nghiêng mình về phía tôi, khẽ đặt lên trán toi một nụ hôn nhẹ, rồi cu4nh như ngày hôm trước, cậu chạy biến đi không quên hoàn thành nghi lễ quen thuộc : vo viên cái túi giấy rồi ném vào thùng rác công cộng. Lúc ấy, tôi không cảm thấy bước đi của thời gian và tự nhủ ngày mai, cuối cùng tôi cũng sẽ biết được nhiều hơn về cậu.
Nhưng ngày hôm sau, Franz không xuất hiện, băng ghế trống trơn.
CHƯƠNG 5+6
Tôi hơi thất vọng.Tôi nhớ lại phần kết cuộc trò chuyện của chúng tôi: câu ấy đã không chào tạm biệt tôi giống như lần đầu tiên chúng tôi gặp nhau. Tôi rảo bước từ nơi tập luyện và dù tôi không nhận thấy nhưng điều đó có nghĩa là tôi đang muốn gặp lại Franz. Cậu ấy đã dần tạo ra trong tôi sự khởi đầu của cái gì đó như là một thói quen- ít nhất thì cũng là mong muốn có được thói quen ấy.
Hơn nữa, tôi không nhận được bất kì lồi đáp nào cho những câu hỏi về sự xuất hiện của cậu bé tốt bụng ấy trong cuộc sống cua mình.
Cậu từ đâu tới? Bộ đồng phục ấy là thế nào? Cậu học ở đâu? Tại sao cậu dành thời gian rảnh để ở một mình, để ngồi ăn nhẹ trên một chiếc ghế băng? Vả lại ai đã chuẩn bị đồ ăn cho cậu? Rồi còn thứ ngôn từ và cách nói chuyện già trước tuổi của cậu, sự khôn ngoan xen lẫn sự ngây thơ của cậu, rồi cái cảm giác cậu ấy đoán biết được bạn, hay thú vị hơn là cảm giác kỳ lạ rằng cậu ấy biết về bạn nhiều hơn là bạn biết về cậu ấy và rằng cậu ấy đã tìm hiểu về bạn, quan sát bạn mà bạn chẳng hề hay biết, tất cả những thứ này là thế nào?
Ngồi trước hồ nước, trong thời tiết mát mẻ mà hơi âm u hơn những ngày trước, tôi đã thôi tự hỏi mình. Những điều về nhân thân của Franz liệu có thật sự ý nghĩa với tôi không? Những ca7u hỏi này gần như chẳng có gì quan trọng cả. Điều khiến tôi quan tâm, đó là cậu ấy lại đến để chúng tôi tiếp tục trò chuyện.
Tôi đã đọc được rằng ở một độ tuổi nào đó, trẻ em dù là trai hay gái, điều có một tài năng thiên bẩm, một ý niệm về cuộc sống, một cái nhìn hướng tới vô tận và điều này sẽ biến mất ngay khi tuổi niên thiếu bắt đầu. Liệu Franz có nắm giữ loại tài năng này không? Trtong 2 lần gặp gỡ trên băng ghế, cậu bé đã khiến những suy nghĩ của tôi trở nên nhẹ nhàng. Tôi đã nhanh chóng quen với việc có cậu ở bên, quen với sự hiện diện của cậu như thể đó là sự hiện diện của một cậu em trai, một cậu em mà tôi không có.
Mẹ tôi không còn khi tôi chào đời. Người con đầu lòng của mẹ, một bé trai đã chết ngay lúc sinh, tôi chào đời một năm sau đó. Với sự giúp đỡ của một vú em rồi một loạt các cô gia sư, các cô giữ trẻ đổi công hay những trợ lí riêng khác, bố nuoi dạy tôi tại London. Ông nhiệt tình khuyết khích khuynh hướng của tôi ngay khi nhìn thấy một c6ay đàn violon, tôi đã thể hiện năng khiếu của mình với nhạc cụ này và nuôi dưỡng một niềm đam mê vô bờ bến dành cho âm nhạc. Sau khi ông đột ngột qua đời, người ta giao tôi cho em gái của ông, cô tôi sống ở Thụy Sĩ và tôi tới đó. Tôi lớn lên ở thành phố bên bờ hồ ấy nơi có một trường dạy nhạc tuyệt vời và tôi đạ tham gia kha khá các cuộc thi để người ta nhận tôi vào dàn nhạc địa phương.
Khi kể tóm tắt 20 năm đầu mình như vậy, tôi thấy mình thường sử dụng những động từ đi, đến, ra đi, tới. Anh trai tôi đã ra đi trước cả khi tới, tôi đã đến để rồi mẹ tôi rời đi, bố tôi đã ra đi, tôi đi và tôi đã đến một chiếc ghế băng, Franz đã tới từ một nơi nào đó. Kể từ đầu câu chuyện này đến giờ, tôi đã dùng những từ ấy nhiều lần. Tại sao phải ngạc nhiên về điều đó chứ? Mọi thứ điều vận động kia mà, thậm chí suy nghĩ của tôi cũng là một vận động và nếu đôi khi không thể lí giải nổi, không thể hiểu nổi vận động này thì nó vẫn là điều cứu vớt chúng ta, nó là cuộc sống bởi sự bất động chính là cái chết. Tôi hiếm khi khóc nhưng đã khóc thì thật dữ dội, tôi đã không khóc bên thi thể cha tôi trên bãi cỏ ở công viên Hyde, tôi cũng không khóc tại đám tang. Nước mắt đã chở đợi và khi nó vỡ òa thì kéo dài suốt 2 ngày đêm, 2 đêm 2 ngày.
NHững người bạn của bố rồi cả gia đình và trợ lí và vú em thay phiên nhau túc trực bên đầu giường tôi để cố ngăn những cơn nức nở,thổn thức, cái dòng chất lỏng mằn mặn không ngừng tuôn mà tôi dùng đầu lưỡi liếm khi nằm bẹp trên giường. Có lẽ tôi tưởng rằng chỉ cần uống nước mắt như thế là đủ để nó có thể lại sản sinh và không bao giờ ngừng, tôi yêu nước mắt của mình. Có những quảng ngừng ngắn, thế là tất cả người lớn vây quanh tôi trao nhau những ánh mắt yên mắt, rồi mọi thứ sẽ dịu đi, chẳng phải vậy sao, thế là đủ rồi, con bé đã khóc như thế lâu rồi. Nhưng tôi chỉ lấy lại hơi, thực ra tôi tập trung năng lượng và tìm lại nguồn cơn để nỗi đau của mình tiếp tục được vỡ òa. Việc này cứ thế tiếp diễn đến mức người ta đã phải gọi bác sĩ nhi khoa tới, chính là vị bác sĩ nhi khoa tới, chính là vị bác sĩ đã chăm sóc tôi từ khi tôi chào đời. Ông thử nói lý lẽ với tôi, thử làm tôi mở lời, ông đã mắng tôi bằng những lời lẽ có chút thô bạo nhằm làm tôi bị sốc, ông kiểm tra mạch, nghe nhịp tim, khám họng tôi và vừa giơ 2 tay về phía trần phòng ngủ của tôi ra chiều bất lực vừa nói: "Để kệ cô bé thôi.Cơ thể sẽ quyết định cho cô bé."
Đó là một người đàn ông có khuôn mặt cau có, bất mãn, ria mép của ông màu hung và toát lên mùi bạc hà. Khi cơ thể tôi đã ra quyết định, nước mắt rơi chậm dần, tôi không thấy muốn và thấy cần nữa, vẫn còn nấc vài cái, rời tôi thấy dịu bẫng đi ở phía trên trán, xoang trán và mí mắt, tát cả dừng lại.
Có thể nói là tôi đã khóc hết lượng nước mắt mà cơ thể tôi dự trữ ở dộ tuổi này( khi ấy tôi một2 tuổi). Theo cô tôi sang Thụy Sĩ là một cơ thể khô cạn nước mắt và chắc chắn là phải mất nhiều năm sau lượng dự trữ đó mới được khôi phục. Nhiều năm dài không tình yêu, không một chút yêu thương, không một chút trìu mến. Điều tốt nhất mà tôi nhận được là sự chăm sóc và theo dõi chặt chẽ chuyện học tập, các bước tiến bộ cùng tình hình sức khỏe của tôi từ phía cô tôi.
Tôi yêu bố bằng tất cả tình yêu của mình, tôi chẳng dành tình yêu như thế cho bất kì ai. Thế nên khi bố ra đi, cơ thể tôi dốc hết cho ông lượng nước mắt nó có là chuyện bình thường, bình thường về mặt thể chất. Tôi chỉ tìm lại nước mắt khi 20 tuổi, khi ấy lần thứ 2 trong đời mình, trái tim tôi tan vỡ.
Sáng hôm ấy, vừa rời sảnh nhạc tôi lập tức đưa mắt tiềm kiếm chiếc ghế băng và nhận thấy Franz đã lại ngồi vào chỗ của cậu. Điều ấy khiến tôi vui, một cảm giác hài lòng xâm chiếm tôi, một cảm giác khuây khỏa khi nhìn thấy từ phía sau lưng bức tượng mảnh khảnh màu xanh đang bất động và chờ đợi tôi. Tôi rảo bước suýt chút nữa thì đã chạy:
-Thứ lỗi cho tôi vì hôm qua đã vắng mặt, cậu nói. Ngay khi tôi vừa ngồi xuống, thậm chí trước cả khi tôi kịp chào cậu.
Cậu nói: " Thứ lỗi cho tôi, một số chuyện đã khiến tôi bỏ rơi chị nhưng tôi muốn nói với chị rằng tôi nhớ chị."
Tôi nhận thấy Franz lưỡng lự giữa cách gọi tôi là "bạn" và "chị", nhưng tôi không phân biệt được thời điểm và tâm trạng giải thích cho cách lựa chọn của cậu. Tuy nhiên tôi cảm tưởng có 1 sự tinh tế nào đó, 1 bước chuyển thái độ rất nhỏm như thể từ "chị" được dùng khi cậu nói chuyện với người phụ nữ hơn tuổi, trong đó từ "bạn" sẽ thắng thế khi, vì lí do này hay lí do khác cậu cảm thấy ngang hàng với tôi, thậm chí trên hàng tôi.
-Chị cũng thế, chị nhớ em. Tôi đáp.
-À đấy chuyện tự nhiên thôi, phải thế không? Nhưng tôi hy vọng là bạn đã tận dụng thời gian để suy nghĩ về khoảng trống.
-không, không hẳn thế, tôi vừa nói vừa cười. Vì chị không hiểu rõ em muốn định nghĩa khoảng trống thế nào.
Cậu sôi nổi hẳn lên:
-À đấy chính xác không thể định nghĩa được nó. Giữa chiếc ghế băng này và cái hồ, ở kia cách chúng ta vài mét có khoảng trống.
-Không đó là không khí.
-Phải nhưng không khí đó là 1 định nghĩa cụ thể, do đó chẳng thú vị, đó là lĩnh vực khoa học. Tôi biết chứ nó đong đếm được. Người ta biết không khí là cái gì nhưng khoảng trống thì không biết.
Cậu bực bội:
-KHoảng trống đó là cái trừu tượng và cái đó thì tôi không biết. KHoảng trống có ở khắp mọi nơi: tôi chạy đi sau khi tạm biệt bạn, vì tôi bị muộn buổi học thưc hành, đó là lúc tôi chạy trong khoảng trống. Bạn đã bao giờ suy nghĩ về mọi khoảng trống tồn tại xung quanh chúng ta chưa?
Cậu dang 2 tay chỉ bằng 1 động tác ôm gọn cả bầu trời, những đám mây, mặt trời, mặt đất, và gì nữa nhỉ cái vô tận!
-Nghe này Franz chị không hiểu em. Với chị khoảng trống không tồn tại. Với chi mọi vật gắn liền và nối tiếp nhau.
-À điều này tôi đồng ý, hoàn toàn đồng ý. Thậm chí tôi còn cho rằng mọi vật giao tiếp với nhau nhưng không phải vì thế mà khoảng trống không tồn tại. Những người không muốn nghĩ về khoảng trống là những người lười nhác hay là họ lo sợ, nhưng sợ hãi hay lười nhác cũng đồng nghĩa với nhau. Còn tôi, tôi không sợ khoảng trống tôi không thể ngăn mình nghĩ về nó. Đó là ý nghĩ cuối cùng của tôi trước khi chìm vào giấc ngủ, đó là 1 trong lí do khiến tôi luôn mất ngủ.
Cậu nín lặng nghiêng đầu về phía trước, 2 bàn tay đỡ lấy má, khuỷu tay chống lên đùi và tôi nhận ra rằng hiếm khi cậu có cái vẻ của 1 đứa trẻ. 1 chút hờn dỗi, 1 chút bướng bỉnh cùng với 1 ánh mắt mất hút đâu đó ngoài mặt hồ, cậu đứng thẳng dậy và thở dài:
-Thôi chúng ta sẽ lại nói về chuyện này 1 ngày khác, nhưng không phải ngày mai tôi e là thế, bởi mai là thứ 7 và tôi hco rằng chị không làm việc vào thứ 7 cũng như CN.
-Em nhầm rồi sẽ có 2 buổi hòa nhạc. Tại sao em lại nghĩ bọn chị tập luyện như thế suốt cả tuàn?
-Dĩ nhiên tôi thật ngốc. Thực ra chính tôi là người sẽ vắng mặt.
Cuối cùng cậu cũng để lộ cho tôi 1 thông tin cụ thể:
Tôi học nội trú tại trường Kurslar cách đây mấy phố liền, ở đầu bên kia cây cầu có mái che. Người giám hộ do gia đình chỉ thị (cậu nhấn mạnh ở từ"gia đình") sẽ đến đón tôi vào trưa thứ 7, và tôi sẽ ở lại nhà ông ta 2 ngày, ông ta có 1 ngôi nhà ở ngoại ô.
Cậu thở dài: "Tôi thực sự lấy làm tiếc, tôi rất thích tới nghe chị chơi trong buổi hòa nhạc."
-Em chẳng bỏ lỡ giò đâu, Franz ạ. Chị chỉ là 1 người chơi violon nhỏ bé ngồi ở hàn thứ 3, chính là em nghe cả dàn nhạc chơi chứ không phải mình chị, chị chỉ là người tứ 60 trong dàn nhạc. Bất kì ai cũng cò thể thay thế chị.
Cậu tiến lại gần tôi và lắc mạnh tay tôi, tôi buộc phải nhẹ nhàng đẩy cậu ra. Cậu lùi lại chỗ tóc trên trán rối tung.
Chị đừng nói thế! Đừng bao giờ nói thế. Không bao giờ được tự ti, hơn nữa tọi đứng giữa căn phòng dù cho chị là người chơi violon ở hàng thứ 3 hay không, tôi vẫn tin chắc mình sẽ nghe âm thanh từ nhạc cụ của chị chứ không phải của ai khác. Tôi chắc chắn rằng khi tập trung cao độ, người ta chỉ có thể nghe thấy tiếng của 1 violon nếu người ta thật sự muốn làm điều đó và tiếng chỉ của 1 cây sáo hay 1 cây đại hồ cầm. Tất cả những gì phải làm đó là tập trung, là tập hợp năng lượng của mình vào 1 điểm duy nhất, 1 thứ duy nhất. Đó là chìa khóa của cuộc sống.
Tôi chưa bao giờ nghe cậu ấy liến thoắng như vậy, hùng hồn như vậy nhưng tôi không ưa lắm điều cậu ấy đang nói. Nó gợi nhắc trong to6in hững kỉ niệm buồn. Tôi nói:
-Điều đó chị không chắc nó sẽ xảy ra.
Cậu lại 1 lần nữa tiến lại gần tôi, được niềm tin mạnh mẽ trong chính mình tôi thúc, đối mắt xanh vàng của cậu vẫn ánh lên 1 tia sáng dai dẳng.
-Điều đó có thể xảy ra nếu tồn tại 1 mối liên hệ giữa người chơi nhạc và người nghe nhạc. Chị đã nói với tôi răng chị nhớ tôi và tôi cũng vậy, tôi nhớ chị và tôi đã nói điều đó với chị. Như thế nghĩa là 1 lần ít nhất ngày hôm qua, cả 2 chúng ta điều đã nghĩ rất nhiều về nhau, đúng không?
-Đúng như em nói.
-Được và thể nếu chị đang chơi giữa dàn nhạc, và chị nghĩ đến người đang nghe chị lẫn trong đám khán giả, thực ra có bao nhiêu chỗ ngồi trong khán phòng?
-Ồ hẳng phải có một nghìn năm trăm đến một nghìn tám trăm người xem.
Tốt lắm, tuyệt vời, như vậy hợp với tôi. Và thế trong khi đang chơi đàn chị nghĩ đến người đang nghe cả dàn nhạc giữa một nghìn tám trăm khán giả, người này chắc chắn toi6noi1 rõ chắc chắn, có thể phân biệt được tiếng đàn violon của chị với am thanh của các nhạ cụ khác và người này chỉ nghe thấy chị.
-Vì 1 lí do tôi không muốn nêu lên, câu nói của cậu làm tôi thấy bực tức, kỷ niệm về những lời nói tương tự lại hiện về. Tôi quanh co và muốn giăng bẫy cậu:
-Franz, giữa cây đàn violon và người xem trong khán đài ấy, có 1 khoảng trống đúng không? Có cái khoảng trống trứ danh của em, vì em nói với chị rằng khoảng trống có ở khắp mọi nơi.
Cậu hét lên với vẻ vui mừng hớn hở trong giọng nói:
-Hoàn toàn không! Đúng thế, hoàn toàn không! Kho6ngto62n tại khoa3ngtro61ng khi có cảm xúc, rồi âm nhạc, rồi 1 mối liên hệ giữa 2 con ngườii đang....
Cậu không nói hết câu, dường như cậu lơ lửng trong trạng thái dừng. Cậu đã hoàn toàn quên mất cái túi giấy bên cạnh mình.
-Hôm nay em không ăn trưa sao? Tôi hỏi cậu.
-Không, không cần. Quá nhiều cảm xúc chắn chắn thế.
-Đây là lần thứ 2 em sử dụng từ ấy trong vòng vài giây: cảm xúc.
-Đó là 1 từ rất tiện dụng khi người ta không muốn nói 1 từ khác.
Nói tới đó cậu nín lặng, còn tôi bắt đầu bữa trưa của mình với bánh bích quy, đào và mận. Bầu trời thật trong sáng tôi biết rằng chúng tôi còn 1 buổi tập nu7a4va2o buổi chiều và tôi nghĩ tới nó không hề bực tức, cũng chẳng lo âu khi phải quay lại phòng tập. Rồi tôi chợt nghĩ mình không còn bận tâm đến việc mình thế nào trong mắt các đồng nghiệp nữa. Như thể có gì đó làm tôi bình tâm trở lại. Đồng thời tôi chẳng muốn rời khỏi băng ghế tí nào, tôi cảm thấy thoải mái khi ở bên Franz. Có lẽ, tôi tự nhủ phải có sự khác biệt lớn về tuổi tác mới đạt được trạng tháii cảm xúc này, không ganh tỵ, không đua tranh, không so đo, không đánh giá, không định kiến, không hiểm nguy, không dối trá, không thương tổn.
-Đều có thể khiến người ta đau, đôi khi gây đau đớn không phải lúc nào cũng thế, chỉ đôi khi thôi, đó là tình cảm và thực tế mà ở đó mình cô đơn.
Franz lại quyết định nói. Sau nhiều lần liên tiếpl, cậu khiến tôi có cảm giác cậu đã đoán được điều gì đang vơ vẩn trong đầu tôi. Tôi vừa nghĩ 1 vết thương, cậu lại nói về điều gây đau đớn. Cậu tiếp tục:
-Dĩ nhiên người ta có thể quen với nó, dường như con người quen với mọi thứ. Nhưng đôi khi nó mạnh mẽ, dữ dội, bạn đã biết cảm giác ấy khi bố bạn mất, còn tôi, tôi cũng đã biết, theo cách của tôi. Dĩ nhiên là khác với bạn, nhưng nó cũng xảy ra rồi.
Bởi vì như cậu khẳng định, cậu không thể trả lời trực tiếp vào 1 câu hòi trực tiếp, thế nên tôi không cố hỏi cậu đang ám chỉ điều gì."Người giám hộ do gia đình chỉ định" cậu đã nói thế, gia đình nào? Cậu đưa 1 ngón tay chỉ về phía hồ.
-Lúc nãy tôi đã nhìn thấy những chú mòng biển bay qua khi ngồi đợi bạn tr6en ghế băng. Những chú mòng biển trắng trên mặt hồ xanh, ở trên kia thật đẹp và thư thái. Đó là cách thư giản tốt nhất, bạn không thấy thế sao, vẻ đẹp của 1 khoảnh khắc? Lúc nào cũng cần nắm bắt 1 vẻ đẹp của khoảnh khắc.
Cậu đã lấy lại giọng nói vui vẻ hơn, tôi đáp:
-Đây là điều mà chị khó lắm mới làm được trong 1 thờ gian dài, đặc biệt sau chuyến đi đến London. Chị lớn lên và cứ tin rằng mình sẽ chẳng bao giờ sống được như em vừa miêu tả. Rồi chị yêu 1 người và tất cả thay đổi, mổi khoảnh khắc như em nói, điều thật đẹp và đáng được nắm bắt, nhưng điều đó không kéo dài.
-Tại sao?
-Bởi vì nó không kéo dải thế đấy.
-Đừng bực tức chị không phải kể cho tôi nghe dù đó là chuyện gì.
-Chị không bực tức, Franz ạ. Trái tim chị tan vỡ lần thứ 2, thế thôi.
-Giải thích cho tôi d91o nghĩa là như thế nào, trái tim tan vỡ ấy.
-Chị rất tiếc Franz nhưng điều đó không lí giải được.
CHƯƠNG 7+8
Tôi sắp bước sang tuổi 20, đôi mắt đen láy, mái tóc dài sáng màu, chưa bao giờ có ai nói với tôi rằng tôi đẹp. Một tối, một người đàn ông tiến về phía tôi sau khi buổi hòa nhạc kết thúc.
-Tôi tên Luca Barzoni, ông ta nói. Em thật đẹp.
Ông ta bắt chuyện với tôi ở cửa sau mặt phía Đông của phòng hòa nhạc, những khán giả đến xin chữ kí của những nghệ sĩ đọc tấu lớn hay 1 nhạc trưởng nổi tiếng thường tụ tập ở lối ra đó. Chúng tôi thường ra trước các nhân vật nổi tiếng, những người có quyền nhận những tràng vỗ tay mời quay lại sân khấu, những người mà vì họ, thường hay gõ cây vĩ cầm của mình lên giá nhạc để chia sẻ với họ thời khắc duy nhất khi tiếng vỗ tay nổ ra, nhưng trên hết là để chuyển đến họ lòng mến phục và sự biết ơn của chúng tôi: nhờ họ chúng tôi đã có tài năng. Đôi khi 1 số người nói với chúng tôi điều tương tự: chúng ta đã cùng nhau làm nên tài năng.Chùng với họ, nhờ tới họ,chúng tôi đã mang đến,đã chuyển tải đến khán giả những gì được viết ra dưới bàn tay Mozart, Mahler, Beethoven, Wagner, những thiên tài sáng tạo còn chúng tôi đơn giản chỉ là người chuyển tấu lại các tác phẩm của họ. Chỉ duy việc trải qua quãng thời gian này, vào đúng lúc buổi hào nhạc kết thúc, vào đúng cái khoảnh khắc im lặng khi 2 tay người nhạc trưởng buông xuống dọc cơ thể chắc hẳn ông muốn, và chúng tôi cũng như ông, rằng khán giả tôn trọng sự im lặng này lâu hơn nữa nhưng công chúng không thể chờ đợi và hét lên với chúng tôi lời cảm tạ và niềm sướng vui của họ chỉ ciệc ấy, đã mang trọn vẹn ý nghĩa của nó tới cho niềm yêu thích của tôi, cho công việc của tôi, vả lại, nó cũng trống rỗng như sự tồn tại thường trực của tôi.
Vậy là người đàn ông ấy tiến lên trong bóng tối, dưới ánh sáng vàng vọt của ánh đèn bên ngoài gắn phía trên cánh cửa kim loại, còn tôi thì thấy sợ bởi con người xa lạ, hoàn toàn xa lạ ấy khiến tôi thấy sợ. Cả đời mình cho đến lúc này, tôi luôn bảo vệ mình trước mọi cảm xúc, mọi điều bất ngờ, mọi biến cố. Tuy nhiên ông ta lịch sự giữ khoảng cách vài bước, đưa tay lên ngang ngực và nói tiếp sau câu nói đầu tiên:
-Đừng sợ, tôi là người đàng hoàng, tôi không muốn điều gí xấu cho em đâu. Tôi chỉ muốn nói với em rằng em thật đẹp và báo trước để em không thấy ngạc nhiên khi thấy tôi luôn ngồi ở hàng ghế đầu mỗi khi dàn nhạc của em biểu diễn. Tôi tới là vì em.
Tôi đã không trả lời. Vừa mới nở nụ cười vì hài lòng, tôi chuẩn bị nói nhưng chẳng biết nói gì. Chính ông ta lại tự lẩn tánh, gật đầu ra hiệu chào tạm biệt, và nói:
Đừng coi tôi là kẻ cuồng tưởng em. Em thật đẹp, thế thôi. Tôi không hiểu tại sao người ta lại không nói với em điều đó. Tôi không hay đi nghe nhạc, nói đúng ra tôi không phải người mê nhạc, nhưng các bạn tôi đã cho tôi tấm vé họ không dùng đến, và thế là, vì thấy phần đầu của buổi hào nhạc chán ngắt nên tôi đưa mắt lơ đểnh nhìn về phía các nhạc công và hết sức kinh ngạc trước vẻ đẹp của em. Tôi muốn nói với em điều ấy, xin chào.
Ông ta quay lưng lại và đi xa dần đến nhập hội với 1 nhóm nhỏ, có vài đôi, những g nười đàn ông và phụ nữ, mặc đồ sẫm màu giống ông ta. Tôi nghe tiếng họ cười nhiều lần, vậy nên tôi nghĩ người đàn ông này vừa thắng trong 1 ván cá cược với những người kia, còn tôi là nạn nhân của ván cược, là cái cớ cho những tràng cười của họ.
Tôi cảm thấy nhục nhã và chán ghét chính bản thân mình, bởi lời nói và kiểu cách của Luca Barzoni đã đánh thức lòng kiêu hãnh trong tôi. Từ người đàn ông ấy 1 vẻ bình thản, 1 sự hài hòa giữa cử chỉ và giọng nói toát ra, khiến tôi bị quyến rũ ngay lập tức. Tôi tự trách mình đã rơi vào cái bẫy lấy lòng hết sức tầm thường ấy, tôi sắp 20. Kể từ khi đến Lucener, tôi chỉ mới biết vài ba trò cưa cẩm tán tỉnh, những mối qun hệ chớm nở chẳng đi đến đâu, d96o ba chàng trai cùng độ tuổi, những lần đi chơi, những cuộc gặp gỡ, những điều vớ vẩn, vô nghĩa. Và tôi luôn lùi ra xa tự cấm đoán mình mọi mối quan hệ với đàn ông.
Luca Barzoni dáng người cao lớn trong chiếc măng tô đen, cách cư sử lịch thiệp, vẻ dịu dàng chính chắn trong giọng nói và nụ cười, thuộc kiểu người dễ nhận ra được giữa đám đông. Lời khen của ông ta đã làm tôi xúc động, những tràng cười kia xúc phạm đến tôi và tôi cố quên đi. Nhưng không lâu sau, đúng như ông ta báo trước, ông ta xuất hiện ở hàng ghế khán giả đầu tiên vào buổi hòa nhạc tiếp theo, điều ấy đã không lám tôi bực mình.
Khi bước lên sân khấu theo thứ tự hay tình trạng lộn xộn, do khi bộ kèn đi trước bộ dây, đôi khi là bộ sáo, mọi người nói với nhau đôi ba câu, ngồi vào chỗ đợi cây violon 1 đến, bạn sẽ có vài phút liếc mắt về phía khán phòng. Thường thường đa số nhạc công không quen biết khán giả, những nhân vật vô danh, những đôi nam nữ chuyện trò, những dãy tóc dài tóc ngằn, váy vóc quần áo, cùng tấm màn rì rầm trôi nổi phía trên đầu, những tiếng ồn ào đoán này đoán nọ sẽ kết thúc trong vài phút nữa. Trước hết bạn ở đây là vì họ, chắc chắn rồi nhưng bạn ở đây cũng vì chính bản thân mình, vì dàn nhạc và vì nhạc trưởng và bạn gần như chẳng chú ý đám đông này tới toàn bộ cái đám lộn xộn những gương mặt trái xoan hay tròn trĩnh, những gương mặt mơ mộng và trang điểm kĩ lưỡng này. Tuy nhiên tôi không thể ngăn mình chăm chú nhìn hàng ghế đầu tiên, Luca Barzoni ngồi đó lịch thiệp và có đeo cà vạt. Tôi lẩn tránh ánh mắt của ông ta, buổi hòa nhạc kết thúc, ông ta không xuất hiện ở cửa ra phía bắc nhưng tôi lại tiếp tục nhìn thấy ông ta, vẫn ngồi ở chính chỗ khán giả ấy trong nhiều tối liên tiếp. Ông ta chẳng tỏ dấu hiệu gì và tôi tránh ngẩng đầu lên, sợ đánh mất dự tập trung cho công việc của mình dù chỉ 1 lần, nhưng ông ta ở đó và tôi thấy tự thỏa mãn trong lòng và việc đó kéo dài gần 1 tháng.
Khi ấy đang là cuối xuân ngày dài hơn khiến các nhạc công tận dụng giờ nghỉ chuyển hồi để ra khỏi tòa nhà hút 1 điếu thuốc hay đơn giản là dạo vài bước trên bờ hồ. Ánh nắng tháng 6, thứ ánh sáng đẹp nhất trong năm, những cánh chim bay là là mặt nước dát bạc, làn nước nhẹ xô làn nước bập bềnh rì rào, những mạn tàu neo nơi cầu cảng, ánh nắng phản chiếu những dảy núi đầy băng tít trên cao, nổi trội giữa thung lũng, giữa đọan thông, đá sỏi và con người, và cái mong muốn thầm kín mà bản thân tôi không biết. Dựa lưng vào bức tường mặt trước toàn nhà vẫn còn âm ấm vì ánh nắng ban ngày, tôi hít thở, mắt nhắm lại, tôi cảm thấy mình đang chờ đợi, cơ thể tôi hỉ là như thế, 1 sự chờ đợi. Tôi thoảng nhận thấy tiếng khách hàng của qua1nSeebae ngồi ở bàn ngoài hiên, đối diện quán số 1, tôi nghe thấy tiếng bước chân của vài du khách trên đê chăn sóng bằng gỗ màu tơ sống và tiếng ro ro xa xa của chiếc Stadt - Luzern cổ, niềm tự hào của công ty vận tải trên hồ Quatre - Cantons đang hú còi báo hiệu vào bến và tôi tưởng tượng nó rẽ làn nước ngày càng nặng hơn và nhiều dầu hơn khi con tàu tiến gần đến điểm neo đậu của mình. Tôi nghe thấy giọng của Luca rất gần:
-Tôi rất hy vọng sẽ thấy em đâ đó, ở phía này giờ giải lao. Em khỏe không?
Tôi mở mắt, người khán giả kiên nhẫn ở hàng ghế đầu này, ông ta vẫn có cái nụ cười độ lượng và che chở trên gương mặt đàn ông đấy. Ông ta đề nghị tôi ăn tối cùng ông ta sau buổi biểu diễn, tôi trả lời với vẻ dữ dội không thường thấy ở mình:
-Để có thể cười nhạo tôi 1 lần nữa với các bạn của ông à?
-Em nói chuyện gì thế?
-Ông biết rõ tôi đang nói chuyện gì. Tôi vô cùng tức giận, những lời đầu tiên tôi nói với người đàn ông mà 1 phần thầm kiến trong tôi mong muốn ông ta đi xa hơn cái buổi trò chuyện chóng vánh đầu tiên cứ phải là những lời trách móc sao? Ông ta vẫn cười nhưng tôi lại tiếp tục như thể từ 1 tháng nay tôi đã dồn nén ham muốn mãnh liệt được khiêu khích ông ta, có lẽ là để xiêu lòng trước sự tán tỉnh câm lặng và khéo léo của ông ta.
-Phải, tôi nhấn mạnh lần đầu khi ông nói chuyện với tôi, tôi đã thấy rõ ông tới chỗ vài người bạn để cười cợt về cái trò ông vừa diễn với tôi.
Tôi bỗng nhiên ngừng bặt nhận ra mình đang ăn nói như 1 cô nàng khờ khạo, chỉ sau 1 lát tôi mới hiểu điều gì ẩn sau hình phạt của tôi, ông ta nói với tôi rằng tôi như 1 bà vợ giá đang chê trách ông chồng già của bà ta. Tôi dừng màn hài kịch của mình lại, chúng ta phá lên cười, yo61i đó chúng tôi đã ăn tối cùng nhau, rồi tất cả những nối tiếp sau nữa. CHúng tôi nhanh chóng trở thành bạn tình.
Cảm giác ấy là 1 người trở thành trung tâm của thế giới, thế giới của bạn, trung tâm của chính bản thân bạn. Từ đó cuộc sống của tôi luôn viên mãn, mỗi giờ mỗi ngày mang 1 nhịp điệu khác, thời gian và không gian không còn mang những chiều kích như trước nữa, những gì có vẻ dài trở nên ngắn ngủi, những gì xa xôi lại thành gần gũi.
Sự đơn điệu và nề nếp, sắc màu của thói quen, của sự cô đơn, những giờ giấc chính xác, bất biến, những khi thức giấc, đi ngủ, những lần diễn tập, buổi hòa nhạc, những hành trình định trước và địa điểm quen thuộc, những khi mặt đối mặt im lặng với cô tôi, những sắc màu nhạt nhòa, thành phố xám xịt, những màu sắc không rõ nét tất cả đã xóa sạch, bị cuốn đi, cái bình thường bị phá tan bởi cái bất thường.
Điều bất ngờ của lạc thú, sắc màu của khoái cảm, từ việc không còn 1 mình, biết vào giờ nào, giây phút nào và ở đâu được làm tình với anh và đề anh làm tình với mình, tất cả hòa vào nhau hồi sinh trong nhau, sắc màu của những đêm trắng, buổi sáng xanh trong, ham muốn cơ thể người kia và thỏa mãn ham muốn ấy. Những nụ cười và điều giấu diếm, mật mã và dấu hiệu bí mật, màu đỏ, màu mạnh, màu tím, những gam màu nóng và ngọt ngào hiếm thấy, tất cả như 1 món quà bất ngờ trao không đúng chỗ.
Nhưng người vận nói về "kinh nghiệm ái tình đầu tiên" của họ liệu có ước lượng đươc hết sức nặng của cái cụm từ khuôn sáo ấy? Họ ở đấy, vững vàng giữa tuổi tác và thói quen, những giác quan đã bị bào mòn bởi công việc của tháng năm. Bởi sự chất chồng thất vọng, vá víu sau những lần tan vỡ, phản bội và thứ tha hay chung thủy qua bao thử thách, người ta rời bỏ nhau, gặp lại nhau, bồi hồi xáo trộn ăn năn, sự thật và dối trá, cam chịu hay phục tùng, và rồi nảy sinh những cuộc gặp khác hay những nỗi niềm đam mê khác, giao ước khác và lời hứ chẳng còn gì như trước nữa hay thậm chí, đôi khi mọi thứ vẫn như ngày hôm qua. Chắc hẳn chẳng ai trong họ quên đi thứ ánh sáng chói lòa của cú sốc đều tiên, quên được sự kiện hoang dại ấy, quện được uy lực của việc phát hiện ra chuyện đó tình dục, thịt da, tâm hồn, tình cảm không thể so sánh bởi đó là lần đầu tiên.
Và tất nhiên do vậy khi tất cả chuyện nàu chấm dứt, nó làm trái tim bạn tan vỡ.
-Suy cho cùng kể ra không có gì là khó và việc này giúp chị ổn hơn.
-Bạn thấy chưa bạn hiểu rõ là bạn có thể.
-Tức là em yêu cầu chị giải thích nhưng chuyện đó không thể. Giải thích thì không, kể thì có. Nói mọi việc thế nào hay đã thế nào thì được nhưng nói tại sao thì chị không thể.
Vậy thì hãy nói cho tôi niết mọi chuyện thế nào. Trái tim tan vỡ là như thế nào?
-Nó giống như Nietzsche đã viết đâu đó trong rạng đông, Nietzsche đã từng...
Được rồi, tôi biết rồi, tôi biết rất rõ Nietzsche là ai, vả lại không phải Nietzsche đã từng. Ông ấy vẫn đang! Rạng Đông à? Quyển thứ 4 ngay trước Niềm vui của Tri thức.
-Franz kể toàn bộ chuyện này ra khá tế nhị, vì thế em làm ơn đừng kheo mẽ sự uyên bác của mình nữa đi.
-Được thôi, xin lỗi.
Thế đấy trái tim tan vỡ là thế nào ư? Đó là điều Nietzsche đã nói:" Rạn nứt như 1 chiếc cốc khi đột nhiên người ta đổ bước nóng rẫy vào đó." Em cảm thấy 1 đường rạn trên ngực trái của mình, bên phía trái tim tất nhiên là thế. Em, tự nhủ mình sẽ ngủ, mình sẽ thở, mọi thứ sẽ dịu đi, dẽ được giải quyết, sẽ không còn đau xé lòng như thế này mãi, nhưng mọi thứ không dịu đi. Giá mà chỉ có phần đó tren cơ thể em, nhưng còn có mạn sườn, vùng thắt lưng, lòng ngực, phía bên phải cũng căng ra như phía bên trái. Thật nặng nề, rồi vỡ vụn, thế là hết em vỡ vụn. Em mất hứng thú với mọi thứ.
-Những thứ gì?
-Mọi thứ. Em tự hỏi sao mình có thể sống lại với điều mình tưởng đã lang quên, tức là cái việc đơn giản sống 1 mình với sự thiếu hụt. và lúc đó thì thật cay đắng, phải, và còn chua chát nữa, sự chua chát ngấm qua cơ thể em, bước đi làm em đau, ăn y uống đừng có mói đến, ngủ ngáy cũng tương tự.
-Còn chơi violon?
Hỏi hay đấy Franz. Chơi violon cứu vớt chị, chị tự buộc mình không được bỏ lỡ dù chỉ trong 1 buổi làm việc trong khi mọi thứ xui khiến chị nằm dài trên giường, đau khổ và chờ đợi, nhưng chờ đợi cái gì? chờ đợi điều đó biếm mất đi ư? Thế nên chị ép mình đến đúng giờ, thậm chí đôi khi còn đến trước những người khác, bởi chị sợ ánh mắt họ. Chi đã từng rất ngạo mạn, thờ ơ và kiêu căng khi có tình yêu ấy, điều đó đã tách chị khỏi dành nhạc, khỏi những người bạn của chị, đồng nghiệp thì đúng hơn. Suu mỗi buổi diễn luôn có khoảng thời gian, lúc ở phái sau tấng hầm phía dưới hậu trường, sau khi đám phụ nữ trút bỏ những bộ váy dài đen, nam giới cởi bỏ những chiếc áo dài hẹp tà cùng sơ mi trắng, mọi người đều mặc thường phục. Thế là trông mọi người lại giống với tuổi thật của mình, cười đùa, hút thuốc, đôi khi còn ôm hôn nhau. Thỉnh thoảng nhạc trưởng cũng ở đó người thường đẫm mồ hôi. Ông ấy không có thời gian trút bỏ thứ âm nhạc đã được khoác lên người mình. Thực ra ông ấy nhận những lời khen từ bạn bè, khách mời, đồng nghiệp mà không hề nghe thấy chúng vì ông vẫn còn bị mê hoặc bởi Mahler hay Brahms. Đó là 1 thờ khắc đẹp khi tình bạn niềm vui được cùng chia sẻ, thành công đã khiến mọi người xích laị gần nhau trước khi cả đội giải tán. Thế đấy còn chị suốt khoảng thời gian yêu người đàn ông đó, chị đã bỏ qua khoảng thời gian ấy, chị đã gạt bỏ và coi thường nó. Thậm chí chị còn không thay trang phục biểu diễn để có thể ra về nhanh hơn đến chỗ hẹn, đến với những thứ chị biết đang chờ đợi mình, những căn phòng, những chiếc giường, những ham muốn của bản thân được thỏa mãn trọn vẹn.
Sau đó chị đã rất khó khăn để tái hòa nhập vào bầu không khí sau buổi hòa nhạc. Chị tưởng như đọc thấy ở mọi nơi, trong mọi ánh mắt dự phán xét và mỉa mai của những con người chị từng xem thường cử chỉ và lời nói của họ. Đến nay biết rằng chẳng có gì cũng như chẳng còn ai đợi chị ở bên ngoài vào giờ những con tài của công ty vận tải, những bóng đèn to, đèn nhỏ đã được bật sáng, khi mà hồ nước lóng lánh dưới ánh đèn và ánh trăng, chị nán lại trong tầng hầm. Chị không đến mức tìm kiếm 1 nụ cười, 1 câu nói "Anh đưa em về nhé?" hay " chúng ta cùng làm 1 cốc cà phê được không?" Chị tìm kiếm âm thanh hơi ấm từ mọi người, 1 cảm giác không cô đơn, chị để khoảnh khắc ấy kéo dài ra, bởi biết rằng khi trở về nhà bà cô già nua của chị, chị sẽ cảm thấy vết rạn trên chiếc cốc.
CHƯƠNG 9+10
Điều tôi không thể kể với Franz là: 1 ngày vào lúc 12h30, tại nhà hàng kiêm quán bar Montana nơi chúng tôi thường lui tới, nhân viên ở đây ít soi mói hơn tại cá hotel ở thành phố dưới thung lũng và Luca đã Boa hậu hĩ bởi tính cả thẹn Thụy Sĩ nhắm mắt trước những lần đến rồi đi thoảng qua của 1 cô gái trẻ 20t cùng người đàn ông ngoài 40t với 1 chiếc nhẫn cưới trên ngón đeo nhẫn, 1 ngày Luca đã nói:
-Kết thúc rồi.
Điều tôi không thể kể với Franz là tôi đã hiểu và không hiểu thế nào:
-Cái gì kết thúc?
-Hai chúng ta kết thúc rồi. Kể từ ngày hôm nay, kể từ giờ phút này, chấm dứt chúng ta không gặp nhau nữa.
Điều tôi không thể kể với Franz là làm thế nào mà những "tại sao" của tôi chỉ nhận được lời đáp là vài câu sáo rỗng phat ra từ giọng dửng dưng:
Chuyện là thế đấy chúng ta chẳng làm gì được. Mọi thứ đều có kết thúc.
Và câu nói tàn nhẫn có thể gọi là khô khan, bắng 1 giọng vô cảm, như người ta gọi còi tàu:
-Nhọc lòng chẳng bõ công.
Sau đó ít lâu tôi mới hiểu được ý nghĩa ác độc trong câu nói ấy. Tôi cho rằng hẳn nó được tuôn ra theo ý muốn của Luca để tôi có cảm giác oán hận, thậm chí kinh tởm ông ta. Ông ta càng khiến tôi sửng sốt và làm tôi tổn thương, vến rạn chiếc cốc càng lớn tôi càng đau đớn, dĩ nhiên những từ đó tôi càng lên án ông ta. Đó là 1 thủ đoạm của kẻ trưởng thành, bước tính toán của 1 gã xảo quyệt. Chắc chắn đây không phải lần đầu trong cuộc đời chinh phục không bao giờ thỏa mãn của mình, ông ta sử dụng phương pháp này. Chắc chắn là những lời lẽ và cử chỉ yêu đương mà ông ta khai tâm cho tôi với ông ta, chỉ là 1 hành động quen thuộc lặp đi lặp lại, là vở hài kịch Don Juan bất tận của những gã đàn ông không bao giờ thảo thuê, bị ám ảnh bởi sự thất bại cũng như sự chinh phục mà những gã mà việc tìm kiếm chóng vánh 1 tình yêu mới mẻ sẽ che lấp đi nỗi sợ hãi thời gian vỉ thời gian đang vuột khỏi bàn tay họ và cái chết đang bắt kịp họ. Nhưng làm thế nào tôi có thể biết được hay hiểu được điểu đó, khi mà tôi đã quá dễ dàng ngã vào lòng tán tỉnh của ông ta khi mà tôi quá trong trắng chưa hề có chút kinh nghiệm, khi mà cho tới tận lúc gặp Luca tôi chẳng biết gì khác ngoài cảm giác thiếu vắng, chờ đợi, đời sống tình cảm trống vắng và ước mong 1 tình yêu. Bởi giờ đây thật đơn giản để tôi nhận ra những gã đó nên tôi mới có thể chắc chắn nhận ra! Những gã đó đều giống nhau với quầng đen ở mí mắt ấy, cái nếp nhăn và trễ nãi hấp dẫn nơi bờ môi ấy, cơn cuồng nhiệt ham muốn tục tĩu ấy những điếu xì gà ấy, những ngón tay thô tục ấy, những cái gáy nần nẫn ấy, cái tính ngờ ngệch đa nghi đã ăn sâu vào đầu óc trước tất cả những gì liên quan đến trẻ con ấy, cái điều ham thích nực cười và khiến người ta động lòng với cuộc chơi, với trò mỉa mai và phô trương ấy, mối quan giao, sự yếu ớt đằng sau vẻ ngoài ấy, những kẻ "săn gái".
Ngày hôm đó, Luca vẫn mặc 1 cái áo sơ mi màu xanh nhạt quen thuộc cà vạt dệt kim đen, vẫn mặc bộ vest sẫm màu sọc xám nhỏ quen thuộc và đi đôi giàu da mộc đen đánh xi kỹ càng. Ông ta luôn đi những đôi giày xi bóng lộn.
Tôi nín lặng tôi nghĩ về những ngày tháng tuyệt vọng và khắc nghiệt ấy. Franz cũng ní lặng như thể chời tôi đi xa hơn trong câu chuyện của mình. Trên mặt hồ, vài chú thiên nga đang bơi lội, kiếm tìm chút thức ăn.
Khi đó chúng tôi thấy 1 người đàn ông tiến lại gần chiếc ghế nơi chúng tôi đang ngồi. Mũi ông ta nhọn, ửng đỏ, mái tóc màu hoe nhạt, ông ta có vẻ bình thản, ngoan cố, hẳn ông ta phải ngoài 40, tầm vóc nhỏ bé, hông hẹp, 1 người đàn ông bình thường với 1 vẻ ngoài không hấp dẫn. Ông ta nhìn tôi bằng ánh mắt lờ đờ:
-Tôi có thể ngồi không, thưa cô? Ông ta hỏi tôi.
Tôi chưa kịp phản ứng gì thì Franz đáp lời ông ta với vẻ dữ dội làm tôi ngạc nhiên:
-Không thưa ông, ông không thể ngồi được. Ông thấy rõ rằng cô gái trẻ này và tôi, chúng tôi ngồi hết chỗ và ngoài ra chúng tôi có 1 cuộc chuyện trò, 1 cuộc chuyện trò hẳn sẽ không bị cắt ngang giữa chừng của 1 ngườii như ông.
Người đàn ông dừng lại sửng sốt, phật ý:
NHưng...nhưng...ghế này dành cho tất cả mọi người trong thành phố, cậu bé của tôi ạ.
Franz đáp trả: "Có thể chúng được dành cho tất cả mọi người nhưng không phải chiếc này, ông thấy đây cô gái trẻ này và tôi đã được nhượng quyền tuyệt đối rồi."
-Vậy à?
Phải hoàn toàn. Hơn nữa đừng gọi tôi là"cậu bé của tôi", nếu không để đáp lại ông tôi sẽ dùng những tính từ có thể làm ông mếch lòng, thậm chí dập tắt những viễn vông về chính bản thân mình của ông đấy.
Sự táo tợn của cậu bé khiến người đàn ông đờ ra, khuôn mặt ông ta căng phồng, đỏ ửng. Bị bất ngờ vì ngạc nhiên và kiềm nén cơn giận, giọng nói mang âm điệu Thụy Sĩ nặng nề của ông ta chậm chạp lắp bắp điều gì đó nực cười:
-Nhưng tóm lại, điều đó đáng, điều đó đáng...
Franz không buông tha ông ta:"Ông hãy giải thích đi thưa ông. Điều đó chính xác là đáng cái gì thưa ông?"
-Ờ...ờ điều đó đáng ăn tát.
Franz cười khẩy:
-Ô này, cẩn thận đấy! Chúng ta đang bước vào vùng nguy hiểm, ông không tưởng tượng được, ông không có chút ý niệm nào về điều ông sẽ gây ra nếu ông đặt tay lên người tôi đâu. Tôi thông hiểu sâu sắc nghệ thuật chiến đấu đường phố và nhờ sự giáo dục của vài quân sư tới từ phương Đông, tôi tích lũy được những đòn trả đũa có thể khiến ông phải ăn đất.
Cậu thao thao bất tuyệt.Tôi vừa kinh ngạc vừa không ngăn nổi mình muốn cười trước màn trình diễn của cậu bé đang căng thẳng và mỉa mai, đang thắng thế trước người đàn ông trưởng thành, người vẫn mở to hai mắt và lùi lại trước điều không ngờ tới. Ông ta thử lần cuối:
-Nhưng...nhưng ờ thành phố này người ta không ăn nói như vậy.
-Dĩ nhiên, bởi tôi không phải người thành phố này.Tôi đến từ nơi khác, thưa ông, và thành phố này của ông chẳng làm tôi bận lòng.Với lại, thêm vào đó, ông là ai mà dám quyết định cách nói năng phải chiếm ưu thế tại 1 thành phố, dù cho đó có là thành phố nào đi nữa?
Tôi thấy Franz đang àm quá, tôi nghĩ đã cảm thấy dấu hiệu của bạo lực, và tôi sợ cho cậu.Nhưng người đàn ông từ bỏ. Ông ta khoát tay như thể chấp nhận thất bại, chấp nhận mình không thể đối đầu với miệng lưỡi như vậy, và nhất là không thể đối đầu với việc bỏ qua rào chắn về tuổi tác và ước lệ theo đó trẻ con không được nói chuyệnới người lớn như thể bản thân chúng là những người lớn.
-Thôi được, thôi được, tôi đi, ông ta nói.
Ông ta quay lưng. Đằng sau bờ vai đung đưa, bước đi đánh hông thiếu duyên dáng kia, người ta có thể đoán ra sự bối rối vì bị xúc phạm của ông ta. Tôi đợi cho ông ta đi xa hơn 1 chút rồi bắt đầu cười không ngừng nổi.
-Bạn thấy đấy, bạn có thể cười mà, Franz nói với tôi.
-Em thậm chí còn phùng mang trợn má. Suýt chút nữa thì em để cho ông ta cho em 1 cái tát thật sự.
-Tôi biết những chuyện còn tê hơn thế.
Tôi lại tiếp tục cười. Rồi tôi bình tĩnh lại.
-Chị không cười như thế này kể từ khi... chị không biết nữa.
-Nhìn bạn xem, bạn chảy nước mắt, bạn cười chảy cả nước mắt.
-Đây là lần đầu tiên kể từ khi trái tim chị...
-Hãy quên cái đó đi, được không? Trái tim tan vỡ, được rồi, hết rồi, trái tim bạn không còn tan vỡ nữa, bạn thấy rõ rồi mà, vì bạn có thể cười.
-Chị không biết,vẫn còn quá sớm để nói như vậy.
-NHưng tôi thì bết, Franz nói bằng giọng kiên quyết mà người ta có thể dung thứ được bởi nó quá trong trắng.
Tôi hôn lên 1 bên má cậu.
-Cảm ơn em, tôi nói với cậu.
Cậu vội vàng đứng dậy.
-Tôi bị muộn rồi, tôi phải đến đó, nhanh lên, nhanh thoi!
Cậu lao đi hết tốc lực. Tôi đã nắm được 1 vài thông tin. Tôi biết kí túc xá của cậu nằm ở khu Vikturia Platz.Vậy là, để đường ngắn nhất, cậu phải qua cầu Kappell khi đó vẫn chưa bị cháy, và tôi tưởng tượng ra bóng dáng nhỏ bé hoạt bát của cậu hăm hở trong khoảng không gian trong tấm mè gỗ, tránh nguu7ời qua lại và khách du lịch,đôi giày làm vang lên những tiếng táp-táp-táp-táp, tiếng động dội qua thành bên trong của cây cầu có mái che, và tôi muốn cảm ơn cậu lần thứ 2. Nhưng cậu đã chạy đi rồi, chắc hẳn cậu đã đến được chỗ cây cầu. Tôi hình dung ra cậu vừa chạy vừa mỉm cười.
CHƯƠNG 11+12
Ngày hôm sau, trời rất đẹp. Từ xa người ta cò thể lẫn lộn giữa thiên nga với mòng biển. Còn có những chú vịt mỏ đỏ rực với bộ lông đen ánh hồng. Tôi chưa bao giờ nhìn thấy giống vịt này. Tôi nghĩ chúng đến từ rất xa - có lẽ từ Fluschen, nơi bắt đầu hồ nước, người ta từng nói với tôi rằng cả vùng châu thổ tràn ngập chim di trú, nào là chim cốc, cò nhỏ, rồi chim cổ đỏ và chim choi choi. Nười ta thường nhắc đến vùng ày của bang như 1 góc thiên đường.
Franz tới sau tôi một lát và hôn lên má tôi. Người cậu thoảng mùi mực cùng mùi phấn của 1 lớp học.
-Hôm qua chị nói cảm ơn em, tôi bắt đầu, và em làm cho cười. Và bởi vì, có em và nhờ em, từ khi chúng ta chuyện trò cùng nhau trên băng ghế này, chị đã có thể kể ra được phần nào mọi chuyện ra được điều mà chị từng tưởng là ình yêu đã mất đi như thế nào. Kể chuyện đó với em đã giúp ích cho chị.
-Bạn chưa kể hết tất cả với tôi.
-Làm điều đó khó lắm, thậm chí là không thể được. Em biết rõ người ta chẳng bao giờ thể "kể hết mọi chuyện". VẢ lại, cũng không cần phải thế.Điều quan trọng là em đã giúp chị.
Cậu nhíu mày.
-Tại sao lại nói "em đã gúp chị"? Tại sao lại nói ở thời quá khứ. Tôi giúp bạn. Và bạn cũng thế, bạn giúp tôi.
-Làm sao mà được như thế, Franz? Chị có thể giúp được em điều gì khi em chẳng nói cho chị biết bao nhiêu về em cả.Thực ra, chị chẳng biết gì v ề em .Em khiến chị có thể nói và chị thích chuyện trò với em,điều ấy giúp cích cho chị, nưng òn chị, chị có thể giúp ích gì cho em đây?
Im lặng. Roi câu trả lời của cậu , ung dung như thể cậu đã suy nghĩ rất lâu, đắn đo từng câu từng chữ, như thể cậu đã nhắc đi nhắc lại nhilều lần.
-Bạn giúp tôi đơn giản vì bạn ở đây. Vì ngày nào tôi cũng gặp bạn vào cùng 1h, và khi từ biệt bạn, tôi biết sẽ gặp lại bạn vào ngày hôm sau, chỉ thế thôi cũng khiến tôi hạnh phúc rồi.Tôi chẳng dành tình cả tương tự ccho bất kì ai trong cuộc sống thường nhật của mình.
Giữa chúng tôi đã hình thành nhiều thói quen. Chúng tôi bày bữa trưa của mình - hoa quả, bánh bích qui, sandwich - lên trên ghế băng và quay mặt vào nhau.Franz co chân lại còn tôi xoay người để đối diện voi cậu và theo dõi được nét mặt của cậu. Cậu chuyển từ vẻ ngây thơ sang tin tường, từ 1 nụ cuoi tự phụ đầy tin tuong sang vẻ bẽn lẽn lặng thinh, từ cơn cấu giận trẻ con bương bỉnh sang ẻ ình âm của 1 chiến binh chán ngán mọi thứ. Tôi thấy trong mắt cậu 1 tia sáng khác trước. Cậu nói với tôi:
-Bạn đã từng thiếu vắng tình yêu suốt những năm tháng qua, bạn bị bỏ rơi 2 lần. Lần đầu tiên là bố bạn bởi ông đã mất và sau đó là người đàn ông ấy bởi ông ta đã rời bỏ bạn. Với lại, bạn chưa bao giờ tự hỏi phải chăng người đàn ông ấy theo cách của ông ta, ta tro73 thành hiện thân cho người bố bạn trong bạn sao? 1 kiểu người thay thế ấy.
Tôi ngắt lời cậu, điều đó khiến tôi khó chịu. Có thể bởi cậu đã nói đúng nhưng tôi đã cắt ngang lời cậu, như 1 cô giáo với học sinh của mình:
-Làm ơn Franz, đừng có phân tích tâm lí nữa.
Cậu cười.
-Giá mà chỉ cần nói những điều hiển nhiên để có thể được coi là 1 nhà tâm lí học thì được thôi, đồng ý!
Cậu cầm lấy tay tôi chuyen giọng nhẹ nhàng và kín đáo hơn:
-Rất tiếc nhưng tsi sẽ kể về mình cho bạn nghe.
-Rốt cuộc!
-Rốt cuộc...tôi thiếu thốn điều gì nhất? Cũng giống như bạn, bố mẹ tôi không yêu tôi, tôi là 1 tai nạn bất ngờ trong cuộc sống ích kỉ của họ. Tôi đã chứng kiến họ xâu xé, lừa dối nhau, lường gạt và đánh đập nhau, gào thét lên lòng câm hận lẫn nhau. Tôi đã thấy họ sẵn sàng giết nhau, làm mọi thứ với nhau- thế đấy! ất cả mọi thứ. Lẽ ra người ta phải đưa tôi tránh xa khỏi họ trước khi chuyện đó nổ ra. Những người giám hộ bạn biết ấy, vào mỗi dịp cuối tuần thật là tử tế, nhưng điều đo không mang lại cho bạn những thứ bạn thiếu thốn nhất!
-Là thứ gì vậy?
-Sao phải bắt tôi nhắc lại những gì tôi vừa mới nói với bạn? Thứ gì đó người ta có thể chia sẻ mà không ai khác can dự được vào. Nó diễn ra giữa 2 người với nhau và nó là 1 điều gì đó bí mật. Huyền bí.
Bàn tay cậu siết chặt tay tôi, nhưng trong chốc lát cậu không còn để ý đến tôi nữa. Cậu quay mặt nhìn sang hướng khác, và tôi tưởng tượng cậu đang nghĩ đến điều mà tôi không thể biết hoặc không hiểu nổi: điều gì đó đã "nổ ra". Cậu đã nhắc đến từ "huyền bí". Tôi bị kích thích, tò mò muốn biết nhiều hơn về cậu bé dường như chẳng đến từ nơi nào này, cậu đến để đồng hành cùng tôi, để khởi đầu cho 1 cuộc đối thoại chấm dứt sự đơn độc nơi tôi. Giờ đây, tôi chẳng còn chút ham muốn tìm kiếm lời đáp cho những câu hỏi đã tự đặt ra cho mình, thay vào đó 1 cảm giác gần giống với tình cảm trìu mến mà Franz đã thiếu vắng trong cuộc đời dâng lên trong tôi. Cậu bé luôn làm cho mình dày dặn bằng sự khôn ngoan trước tuổi và uy quyền người lớn giả tạo bỗng nhiên lại có vẻ yếu đuối, đắm mình trong hoài niệm về quá khứ.
-"Lẽ ra người ta phải đưa tôi tránh xa khỏi họ trước khi chuyện đó nổ ra"? Chuyện gì đã nổ ra vậy? "Lẽ ra người ta", vậy có nghĩa là người ta đã không làm thế sao?
Cậu lại hướng ánh nhìn về phía tôi.
-Bạn cũng đặt ra những câu hỏi hay nhỉ, cậu nói, Rõ ràng chúng ta được sinh ra là để hiểu nhau.
-Có thể nhưng em vẫn chưa trả lời chị.
-Tôi không buộc phải trả lời.
-Phải nhưng trong trường hợp này như thế có thể có nghĩa là em kông tin tưởng chị.
Cậu cúi đầu và đưa mắt ra chỗ khác, rút tay khỏi bàn tay tôi rồi thì thầm :
-Dĩ nhiên là tôi tin tưởng bạn và còn hơn thế nữa.Tôi đã nói với bạn đều bạn không muốn nghe: bạn là người mà ngày nào tôi cũng chờ đợi để được gặp trong hạnh phúc. Tôi không ngừng nghĩ tới biết bao điều và tôi luôn cố gắng thấu hiểu chúng: khoảng tống, thời gian, cái vô hạn. Tôi sẽ phải mất cả cuộc đời để làm được như thế. Nhưng người tôi hiểu ngay tức thì, tại đây, trên băng ghế nằm trước hồ nước này, đó là niềm hạnh phúc mà bạn mang tới.
Cậu thở dài, như thể bỗng nhiên cảm thấy mệt mỏi.
-Với những điều còn lại, tôi sẽ trả lời bạn sau, nếu tôi có thể. Rồi mọi chuyện sẽ đến, như nước cứ trôi đi vậy. Không cần gắng sức đẩy cửa nhanh hơn mức cần thiết. Đột nhiên, bạn thấy tôi ở đây trong tình trạng mệt đứt hơi.Tuy nhiên, tôi lại phải đi và phải chạy nếu không muốn bị muộn.
-Nhưng ít nhất cũng nói cho chị 1 chuyện: làm thế nào mà trường nội trú lại cho phép em ra ngoài vào giờ ăn trưa tế này trong khi vẫn mặc đồng phục? Chỉ mình em có thể làm thế thôi à?
Cậu bỉu môi đầy kiêu ngạo, còn có vẻ khoe khoang.
-Với 1 chỉ số thông minh cao - và thậm chí cao 1 cách bất thường, theo những thống kê của họ - thì họ chắc chắn phải dành ra vài quyền ưu tiên chứ. Nhưng bạn biết đấy, việc xé rào chỉ có hiệu lực vào những ngày đẹp trời....Chúng ta sẽ làm gì vào mùa đông này nhỉ? Làm thế nào chúng ta có thể gặp nhau, và ở đâu đây?
Tôi mỉm cười:
-Vẫn chưa đến lúc đó mà, RFranz, mùa đông còn xa lắm.
-Tôi yêu bạn, cậu thầm thì.
Buổi tối hôm ấy, 1 điều đặc biệt đã đến với tôi.
Buổi tối hôm ấy, chúng tôi chơi đệm cho 1 trong những giọng nữ cao xuất sắc nhất thế giới.
- Cô ấy đã thể hiện những khúc lied *( khúc dân ca) của Schubert. Đương nhiên, đây không phải lần đầu tiên bọn chị chơi đệm cho 1 nghệ sĩ nổi tiếng tầm cỡ đó. Tất nhiên là buổi chiều cô ấy cũng đã luyện tập cùng dàn nhạc, để điều chỉnh cho phù hợp với bọn chị, hay đúng hon là để bọn chị điều chỉnh cho hợp với giọng của cô ấy. Bọn chị hiểu là cô ấy chỉ lướt qua giai điệu thôi, còn để dành mọi thứ cho buổi tối. Tuy nhiên, chị không ngờ rằng mình lại xáo động đến vậy. Chị biết là 1 giọng solo không bao giờ thể hiện hết mình khi luyện tập và chị biết, chị biết rất rõ rằng giọng nữ cao này được xem như 1 trong những giọng ca đẹp nhất vào thời điểm hiện nay. Cô ấy được ca tụng , tâng bốc, cô ấy lưu diễn vòng quanh thế giới và ở bất cứ đâu trong các khán phòng, luôn là niềm vui sướng và biết ơn ấy bùng nổ, luôn là tiếng vỗ tay mời ra lại sân khấu ấy, những đóa hoa ấy, những hàng khán giả đứng lên vỗ tay không dứt ấy. Bọn chị thì gõ cây vĩ lên giá nhạc, như thường làm để tập trung mọi người trước tiếng la hét và vỗ tay của khán giả, và nói chung, khi mọi chuyện kết thúc, giữa 2 lần đi ra đi vào của nghệ sĩ solo, các nhạc công trò chuyện với nhau và rồi cây solo quay lại và mọi người lại bày tỏ lòng cảm phục với anh ta. Một số người còn giậm chân. Tối qua, với giọng nữ cao ấy, bọn chị đã không thể trò chuyện cùng nhau, dù sao thì cũng không phải chị. Chị đã rất xúc động, ngất ngây, say đắm. Chị cảm thấy như có cái gì đó chạy qua mình khi cô ấy bắt đầu cất lời ca khúc Nacht und Traume* (Đêm và những giấc mơ – tiếng Đức), và đến giữa bài hát chị đã khóc.
- Trong lúc bạn đang chơi à ?
- Em biết đấy, với 1 khúc lied thì người ta chẳng có nhiều việc để làm. Dàn nhạc chơi rất ít. Mọi thứ được tiến hành đều để đệm cho giọng hát, thậm chí đơn giản là sự im lặng. Chị cảm giá cô ấy đã giúp chị thực sự xóa đi những thổn thương, những ruồng bỏ, xó đi nỗi phiền muộn từng ở trong chị. Như thể vẻ đẹp ấy đã xóa sạch mọi thứ.
Franz hấp tấp.
- Vẻ đẹp nào ? Bạn định nghĩa thế nào là cái đẹp? Cái đẹp là gì ?
- À, Franzc cái đẹp là… Chị khâm phục mục đích của em khi em nói với chị rằng em muốn gắng sức hiểu được khoảng trống là cái vô hạn, nhưng cái đẹp, chị khọng nghĩ người ta phải cố gắng sứ hiểu nó. Chị tiếp nhận nó, thế thôi, chẳng việc gì phải hiểu xem cái gì là đẹp.
- Nhưng nếu thế, bạn đã làm gì, nói cho tôi biết đi, tôi muốn biết bạn đã cảm thấy điều gì?
- Chị cảm thấy bất hạnh đã ở phía sau mình/
- Chắc chắn.
- Chị không biết.
Điều mà tôi biết khá đơn giản, nhưng chính thời điểm tôi nói với Franz, tôi vẫn còn chưa diễn đạt nổi. Tôi không giỏ mô tả mọi thứ. Có lẽ tôi thiếu vốn từ. Được nuôi dạy trong môi trường âm nhạc, tôi lĩnh hội được sức mạnh của ngôn từ. Kỳ lạ thay, điều ấy lại chẳn ghề làm tôi cảm thấy phiền lòng. Với tôi âm nhạc là đủ.
Tối hôm ấy, sau buổi hòa nhạc, bên ngoài trời đổ mưa. Mọi thứ lấp lánh trên quản trường vẫn còn ẩm ướt và trên mặt hồ nước đạc sệt và tối sẫm, dường như có 1 làn bụi xanh lơ lơ lửng xung quanh những bóng đen nhỏ trên những con tàu của công ty vận chuyển đang sắp khởi hành chuyến chở khách cuối cùng trong ngày. Tôi yêu biết mấy màn đêm này, tôi cảm thấy trong mình 1 số thay đổi sâu sắc. Tất cả lòng kiêu ngạo mà tôi đã đặt không đúng chỗ để tự bảo vệ mình và để thoát khỏi việc Luca dứt khoát cắt đứt mối quan hệ, những thành kiến của tôi với các thành viên trong dàn nhạc, rồi nỗi cô đơn và cảnh tôi sống khép mình, tất cả đã bị cuốn sạch nhờ vào tài năng có 1 không 2 của giọng nữ cao và lời ca đau xé lòng của Schubert: Đêm và những giấc mơ. Tôi cảm thấy mình cách khỏi nhữn ghàng ghế. Bởi âm nhạc có thể là 1 sự cứu rỗi như thế, nó đưa tôi thoát được số phận, nâng tôi lên cao hơn chính bản thân mình. Vượt qua uy lực của vạn vật. Vượt qua cái mà tôi vẫn nhầm lẫn cho định mệnh. Đêm h6m ấy, số phận phảo trở thành 1 nghệ sĩ độc tấu của tôi đã được quyết định. Ý nghĩ tự phụ này cứ dai dẳng theo đuổi tôi: từ giờ trở đi, tôi phải làm gì đó để thoát khỏi tình trạng vô danh, khỏi sự tầm thường, khỏi sự phụ thuộc vào 1 ông nhạc trưởng và 1 dàn nhạc. Chính bản thân tôi, 1 ngày nào đó , tôi cũn gco1 thể 1 mình đứng trước họ, bên cạnh 1 nhạc trưởng để, cùng với nhạc cụ của mình, dâng lên vẻ đẹp mà người phụ nữ ấy đã làm được bằng giọng hát của cô ấy. Tôi muốn nhìn thấy 1 vết hằn nằm phía dưới cằm trên cổ mình, các vết hằn trên da các nghệ sĩ solo chứng thực hàng giờ chơi violon, 1 mình, đơn độc và miệt mài, chứng thực bạn đã vượt qua 1 mức độ nào đó. Tôi biết rằng sẽ rất gian nan để làm được điều ấy. Lẽ ra tôi phải khởi đầu với 1 hoài bão như thế cho cuộc sống và vượt qua những thử thách nhập môn tất yếu trên con đường này, phải cố gắn gtua6n thủ kỉ luật, ,và có lẽ tôi phải xem lại mọi quyết định bước ngoặt, kiếm tìm mọi hình mẫu, nắm bắt mọi cơ hội, chứ không thể tiếp tục hài lòng với việc gõ cây vĩ lên giá nhạc của mình trước màn phô diễn tài năng của những người khác. Một ngày nào đó họ sẽ làm việc đó vì tôi.
- Đó phải chăng là lòng tự kiêu, tất cả chuyện này phải chăng là cuộc tìm kiếm sự thỏa mãn cái tôi của bạn?
- Không hề, chị không nghĩ vậy, chị không cho là như vậy. Hẳn là chị khó có thể lí giải được nhưng điều ấy mạnh hơn thế. Điều ấy chính là sự tin tưởng rằng cảm xúc mà âm nhạc đã mang đến cho chị và bản thân chị có thể mang đến cho người khác sẽ giúp chị thoát khỏi tình trạng mà chị vẫn đắm chìm trong đó từ quá lâu rồi. Em biết không chị rất ghét 1 từ vẫn được dùng giữa nhạc công bọn chị với nhau. Người ta gọi hàng ghế mà những nghệ sĩ violon trình độ như chị vẫn ngồi là “vũng bùn”. Chị ghét từ này. Chị muốn thoát khỏi vũng bùn ấy bằng tất cả sức lực của mình. Chị không giỏi diễn đạt lắm, chị rất tiếc, nhưng là như thế đó.
- Bạn diễn đạt rất tuyệt, đừng tự đánh giá mình thấp nữa.
Tôi nhìn Franz. Khi cậu đưa ra với vẻ cao ngạo trẻ con, những đánh giá chắc nịch khiến người khác yên lòng bằng giọng của 1 ông chú nhiều tuổi hay như 1 gió sư đạo đức như vậy, người ta thấy xuất hiện trong mình mong muốn đưa tay lên vuốt dọc má cậu, điều ấy khiến bạn giống 1 bà mẹ.
- Franz, chị ngưỡng mộ em lắm.
Cậu giãy nảy lên.
- KHông nhất định không được nói như thế, bời vì tôi thì tôi yêu bạn. Chứ còn “ chị ngưỡng mộ em lắm” kiểu vậy thì thật phóng đại, và do đó chẳng có ý nghĩa gì.
Cậu tiếp tục:
- Nói với ai đó rằng “ chị ngưỡng mộ em” tức là ta không thực sự không yêu người đó.
- Nhưng dĩ nhiên là thế mà, chị yêu em, Franz ạ.
Cậu đứng dậy, trịnh trọng. Cậu bắt đầu tiến 1 bước về phía hồ, quay lưng lại với tôi, rồi cậu trở lạo ngồi đối diện với tôi trên băng ghế. Cậu có cái dáng vẻ thẳng đơ mà người ta thường thấy ở những nhân chứng trong các phiên tòa, ngay trước khi họ buộc phải thề “ chỉ nói sự thật”.
- Tôi có điều này muốn bày tỏ cùng bạn, cậu nói.
Cậu hít 1 hơi dài, căng tràn lồng ngực, nhắm nghiền 2 mắt.
- Chuyện là thế này. Thoạt tiên, bạn bước vào cuộc đời tôi như 1 bóng hình cô đơn ngồi trên ghế băng. Tôi đã quan sát bạn rất lâu trước khi quyết định tới chỗ bạn. Tôi vừa được hiệu trưởng trường nội trú đồng ý cho vắng mặt giờ ăn trưa ngay khi thời tiết thuận lợi, vào đầu mùa xuân, và tránh phải ngồi cùng với những học sinh khác tại căn tin. Vị thế đặc biệt mà tôi có được ở trường ấy đã cho tôi được đặc quyền này: chạy qua các con phố trong thành phố để tới ngắm nhìn lũ vịt trên hồ nước, ngắm nhìn dãy núi phía bên kia hồ, bầu trời phía trên những rặng núi, và vừa suy nghĩ về cái vô tận vừa ăn bánh sandwich do Frau Schneider chuẩn bị.
- Frau Schneider là ai?
- Làm ơn đừng ngắt lời tôi. Đấy là vợ người gác cổng trường, bà ấy phụ trách việc ăn uống, khu nội trú và căn tin. Nhưng làm ơn đừng ngắt lời tôi nữa, hãy để tôi nói đến hết điều tôi muốn bày tỏ.
Cậu lại hít 1 hơi dài, lần này 2 mắt đã mở ra.
- Thay vì dõi theo cánh chim thiên nga và lũ vịt trời đến rồi đi, ngay từ ngày đầu tiên, tôi đã bị thu hút bởi bóng hình 1 cô gái trẻ mà dáng đi lộ rõ vẻ cô đơn. Và không chỉ có dáng đi, mà cả cách cô ấy gặm 1 quả táo hay ăn ngon lành 1 cái bánh quy với mái đầu nghiêng nghiêng, tấm lưng còng xuống, ánh mắt xa xăm,.và tôi ngay lập tức cảm thấy gắn bó với cô ấy. Trí tò mò của tôi tăng lên gấp đôi khi ngày hôm sau, cũng vào giờ ấy, và cả những ngày tiếp theo vào cùng 1 giờ, tôi lại nhìn thấy cô gái trẻ dường như luôn khép mình trong nỗi cô đơn ấy và cô ấy, theo 1 cách nào đó, có vẻ như lại yêu thích nó, yêu thích sự lẻ loi ấy. Tôi tự nhủ : như vậy có thể người ta cũng cô đơn giống mình, cũng thiếu thốn bạn bè và người thân giống mình. Cô ấy lặp đi lặp lại những hành động ấy, như thể 1 nghi lễ. Điều đó kích thích trí tò mò của tôi, khiến tôi xúc động. Tôi đã quyết định mua 1 chiếc ống nhòm nhỏ chuyên dùng để đi xem kịch.
- Cái gì?
- Phải, đừng trách tôi, đừng coi đó là việc xấu, làm ơn đi tôi không phải là 1 kẻ rình mò, tôi chỉ muốn biết chắc chắn những gì bạn đang làm, những gì thể hiện trên khuôn mặt bạn.
- Em muốn nói rằng em đã theo dõi chị?
- KHông, không phải thế, vả lại làm ơn đi, tôi đã yêu cầu bạn đừng ngắt lời tôi cơ mà. Tôi đang đứng đây, trước mặt bạn, và như thế là thật khó cho tôi khi nói ra những tình cảm tôi dành cho bạn. Thế nên đừng nói vời tôi về chuyện dò xét, làm ơn đi. Tôi đã nhìn bạn bằng ống nhòm, điều ấy chỉ xảy ra có 1 lần. Bạn thấy không, tôi đâu có mang nó theo mình. Cho đến ngày tôi hiểu ra rằng bạn thuộc về cùng 1 gia đình với tôi, tôi đã bỏ cái dụng cụ ấy đi, hiện nó nằm trong ngăn kéo bàn đầu giường của tôi.
- Em đang nói về gia đình nào thế?
- À, phải, có lẽ ta có thể gọi đó là gia đình của những người thiếu thốn. Ờ những người thiếu thốn tình cảm trìu mến chẳng hạn.
- Tiếp đi.
- À,thế đấy.
- Cái gì?
- Tôi muốn đến gặp bạn, Và tôi đã làm thế. Chúng ta đã trò chuyện cùng nhau và dần dần bạn đả trở nên quan trọng với tôi, ừm…
Lần đầu tiên kể từ khi tôi gặp cậu, Franz có vẻ như phãi tìm từ để nói. Sự ngạo mạn đầy lý lẽ đáng yêu của cậu, cách ăn nói không phù hợp với lứa tuổi của cậu đã biến mất nhường chỗ cho những “à”, “ừ”, “ừm”, cho sự rụt rè, vụng về, nhưng chúng không cản được cậu, như cậu đã nói với tôi, là phải nói đến cùng điều cậu muốn “bày tỏ”:
- Và dần dà tôi đã yêu bạn, nhưng suy cho cùng thì cũng khá nhanh. Và vì về phía bạn, bạn là người ít nhất 2 lần bị bỏ rơi và chẳng còn tình yêu trong cuộc sống của bạn nữa, nên tôi rút ra rằng chúng ta, 2 chúng ta có thể yêu nhau. Chúng ta yêu nhau vì tình yêu. Không chỉ có thể yêu nhau mà còn nên yêu nhau. Điều ấy đối với tôi, biết nói thế nào nhỉ, dường như là không thể thiếu được. Không thể tránh được. Một điều đáng ao ước. Tôi mong muốn điều q61y bằng cả trái tim mình. Tôi muốn chúng ta yêu nhau, nhưng là như những đôi tình nhân. Tình yêu đôi lứa, không phải là 1 kiểu tình yêu nào khác.
Cậu nín lặng, tôi có thể đọc thấy trên nét mặt cậu 1 sự nhẹ nhõm vì đã dốc cạn tâm sự đồng thời cũng nhiều âu lo. Cậu thật đẹp và khiến người ta mủi lòng, còn tôi không biết trả lời như thế nào. Mỉm cười như tôi vận làm từ khi cậu đứng dậy bắt đầu diễn thuyết ư ? Mỉm cười, chắc rồi, bởi cậu khiến người ta phải mỉm cười, nhưng tôi cũng thấy rõ rằng cậu có thể sẽ coi đó là dấu hiệu của sự chế giễu, trịnh thượng, của lòng ban ơn ở tôi, và tôi lo sợ sẽ làm tổn thương cậu. Tôi không nói gì, đành chỉ nhìn cậu – giờ đang trong trạng thái bất động và cứng đờ trước lời tuyên bố hết sức nghiêm túc của mình, Tính chất quan trọng của nó đã làm tôi xúc động, Cậu bé này không còn là 1 cậu bé nữa, nhưng cậu cũng chưa phải là 1 người đàn ông. Cậu đang ở vào giai đoạn mỏng manh, bấp bênh, khi người ta chấp chới bước sang tuổi thiếu niên. Chưa có gì ở cậu, từ dáng vẻ, giọng nói, hành động cho đến cái nắm tay đơn giản, để lộ ra những biểu hiện của tuổi dậy thì. Cậu vẫn còn là cậu bé với những nét mờ nhạt, vả lại càng vô định hơn bởi tôi thực sự chẳng biết gì về cậu – ngoài những mẩu chuyện, những lời bóng gió ám chỉ đến 1 sự kiện mà người ta đáng lẽ phải mang cậu “tránh xa” khỏi nó, nhưng chẳng là gì cả. Cậu đã khiến tôi tò mò, quyến rũ tôi bằng sự lô cuốn và nghiêm túc, bằng ngôn từ và những suy nghĩ chính chắn 1 cách lạ lùng, và trên hết, bằng cảm giác vững lòng ngày 1 lớn mà sự hiện diện hàng ngày cậu mang đến cho tôi. Cậu đã nhẹ nhàng, nhanh chóng chiếm giữ 1 chỗ trong cuộc sống thường nhật của tôi. Nó phần nào đã giúp tôi quên đi những thất bại của mình, quên đi trái tim rạn vỡ, quên đi cơ thể bị bỏ rơi cho số phận, quên đi sự tuyệt vọng. Bởi tôi vẫn im lặng nên cậu lại cất lời:
- Bạn chẳng nói gì. Được thôi. Tôi không yêu cầu bạn phải trả lời ngay lập tức.
Sự ngây thô nuôi dưỡng giấc mơ trong cậu. Tuy nhiên cậu đã tìm lại được vẻ điềm tĩnh của mình và tiếp tục đóng vai người đàn ông trưởng thành. Cắt đặt, dẫn dắt, kiểm soát tình hình, hoặc là tin rằng mình kiểm soát tình hình.
- Hãy suy nghĩ những gì tôi vừa nói. Chúng ta sẽ bàn đến nó vào ngày mai. Chuyện quan trọng đấy.
Cậu nhắc lại:
- Chuyện quan trọng đấy.
Vừa nhắc đến cái tầm quan trọng đang làm lòng ngực cậu căng lên và ánh ma81't cậu lấp lánh, cậu đã vụt biến đi về phía đại lộ. Tôi thấy cậu tránh 1 người đi xe đạp, rồi 1 chiếc mô tô, vòng qua 1 xe điện và biến mất về phía cây cầu lịch sử, và tôi ước mong không có điều gì bất hạnh nào xảy đến với cậu.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro