FPT TEL
Doanh thu từ cung cấp kết nối internet ( ADSL và PTTH ) chiếm tỷ trọng chủ yếu:
Tổng doanh thu từ cung cấp dịch vụ internet băng thông rộng và cáp quang chiếm tới gần 70% trong cơ cấu doanh thu của FTEL. Mảng này của công ty có lợi thế là tỷ suất lợi nhuận lớn đồng thời khả năng ước tính dòng tiền về khá chắc chắn do dòng tiền chủ yếu đến từ việc thu phí định kỳ hàng tháng. Mảng trò chơi trực tuyến giai đoạn tới nhiều khả năng sẽ vẫn còn gặp khó khăn khi vấp phải sự phản đối gay gắt từ môt bộ phận trong xã hội đối với loại hình trò chơi trực tuyến có tính chất bạo lực. Đặc biệt là việc các nhà chức trách vào cuộc với dự thảo cấm chơi game sau 10h đêm và xem xét phương án rút giấy phép hoạt động của một số game do FPT cung cấp. Bù lại thì mảng internet cáp quang và kênh thuê riêng sẽ có xu hướng tăng. Chúng tôi cho rằng đối với các doanh nghiệp thì sức mạnh và độ ổn định đường truyền cũng như tính bảo mật sẽ là những lợi ích rất lớn của 2 loại hình này so với chi phí bỏ ra.
Lợi thế cạnh tranh đến từ thương hiệu và quy mô kinh doanh:
Là một trong ba nhà cung cấp dịch vụ ADSL lớn bên cạnh Viettel và VNPT, cộng với lợi thế từ thương hiệu FPT, khả năng thu hút khách hàng mới cho mảng dịch vụ này khá lớn. Bên cạnh đó, lượng khách hàng mới tại các thành phố lớn ngày càng khan hiếm, buộc các nhà mạng phải đầu tư cơ sở hạ tầng về các vùng nông thôn để mở rộng đối tượng khách hàng. Rõ ràng cơ sở hạ tầng sẵn có tại nhiều tỉnh thành sẽ là lợi thế lớn của FPT so với các nhà cung cấp nhỏ khác như SPT, Netnam...
Thách thức và tiềm năng tăng trƣởng:
Với số lượng trên 16 triệu người sử dụng internet (tính đến 05/2007), Việt Nam là quốc gia có số lượng người dùng internet xếp thứ 17 trên thế giới, và thứ 6 trong khu vực Châu Á. Mặc dù là một trong số những quốc gia có tốc độ phát triển internet nhanh nhất trên thế giới trong vòng 10 năm qua, tỷ lệ sử dụng internet (được tính bằng phần trăm dân số) ở Việt Nam vẫn còn khá khiêm tốn so với các quốc gia khác. Như vậy có thể thấy tiềm năng tăng trưởng của Ftel trong mảng cung cấp dịch vụ và đường truyền internet vẫn còn rất cao. Tuy nhiên việc cải tiến dịch vụ và tăng tốc độ đường truyền cũng là một thách thức đáng kể nhằm giữ chân những khách hàng cũ.
Theo điều tra mới nhất (tháng 10/2007) của Alcatel, 72% người Việt Nam sử dụng internet tại quán cà phê và 75% người sử dụng internet tại công sở có ý định đăng ký dịch vụ băng thông rộng tại nhà. Nhu cầu và số lượng người sử dụng internet tăng trưởng đột biến đã tạo nên cuộc chạy đua cạnh tranh thị phần giữa các nhà cung cấp dịch vụ.
Mặc dù có tới chín nhà cung cấp dịch vụ internet (ISP) đang triển khai cung cấp dịch vụ, thị phần Internet, trên thực tế, hiện đang nằm trong tay 3 nhà khai thác là VDC, FPT Telecom và Viettel. Thị trường dường như đã ngã ngũ để hình thành thế “chân kiềng” cho cuộc chơi internet giữa 3 “đại gia” này.
Theo báo cáo của HCA, từ 2006 đến giữa năm 2007 đã có sự đảo chiều trong thị phần cung cấp internet.Nếu như thị phần internet của VDC liên tục giảm sút trong các năm 2004, 2005, 2006 thì đến tháng 05/2007, thị phần của VDC tăng đột biến từ 43% lên 53%, chiếm đến hơn 50% thị phần cung cấp internet cả nước.
Tăng trưởng đột biến về thuê bao của VDC đã thu hẹp thị phần của hai ISP lớn còn lại là FPT Telecom và Viettel. Tuy nhiên, nếu như năm 2006 FPT Telecom hơn Viettel gần 6% thị phần (24,08% so 18,61%) thì nay khoảng cách chỉ còn là 2% (17,18% so với 15,79%).
Là thành viên của VNPT, vốn là nhà cung cấp hạ tầng viễn thông chủ lực của Việt Nam, ngôi vị dẫn đầu của VDC là điều dễ hiểu. Thị trường của họ bao phủ 64 tỉnh thành trong cả nước.
Sau VDC, Viettel có khả năng cung cấp dịch vụ internet trên phạm vi toàn quốc. Họ có chiến lược tấn công mạnh mẽ vào thị trường internet nhưng do sinh sau đẻ muộn, Viettel vẫn không có khả năng vượt mặt được VDC trong thời gian tới. Tuy nhiên, nếu Viettel thực hiện được kế hoạch phát triển 400,000 thuê bao Internet ADSL trong năm 2007, vị trí thứ 3 trên thị trường internet của họ sẽ được cải thiện rõ rệt.
Với lợi thế cơ sở hạ tầng thừa hưởng của quân đội, Viettel đang tiến hành chiến lược thu hút khách hàng trên diện rộng. Công ty này liên tục và ồ ạt tung ra những chiêu khuyến mãi như: giảm cước phí hòa mạng ADSL xuống gần như cho không và tặng thêm số thuê bao cố định khi lắp đặt internet. Những chiêu khuyến mãi đã làm số lượng thuê bao của Vietel tăng nhanh trong năm qua.
Không tấn công diện rộng như VDC và Viettel, từ lúc triển khai cung cấp dịch vụ internet cho đến nay, FPT Telecom chỉ tập trung vào những thị trường có khả năng sinh lợi nhuận nhanh và dễ triển khai cơ sở hạ tầng. Tuy dẫn đầu cả nước về phân khúc ADSL (chiếm 47%) nhưng FPT Telecom vẫn không vượt qua VDC về thị phần internet nói chung. Tính đến thời điểm này, FPT Telecom cũng chỉ cung cấp dịch vụ internet tại các thành phố lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh và nhắm vào các dịch vụ giá trị gia tăng hấp dẫn. Hiện chưa có dấu hiệu nào rõ ràng từ phía FPT Telecom cho thấy công ty sẽ mở rộng thị trường ra toàn quốc.
Rõ ràng, với mức sống tăng nhanh và nhu cầu về internet ngày càng cao không chỉ ở các thành phố lớn, hai ISP nói trên đang thách thức vị trí thứ 2 của FPT Telecom vốn chỉ tập trung vào các thành phố lớn.
Dường như chiến lược của FPT Telecom là nhắm vào việc cung cấp những tiện ích từ các dịch vụ chính và giá trị gia tăng trên mạng internet để thu hút khách hàng bằng chất lượng hơn là số lượng. Kể từ năm 1999 đến nay, FPT Telecom đã phát triển hàng chục dịch vụ giá trị gia tăng trên mạng internet như Dịch vụ lưu trữ, thiết kế web, Phần mềm trực tuyến, Quảng cáo trực tuyến… Thêm vào đó, nhiều dịch vụ giá trị gia tăng mới như: internet không dây (Wifi), điện thoại cố định, truyền hình trực tuyến (IPTV)…sẽ tiếp tục được cung cấp cho khoảng 200,000 khách hàng ADSL của FPT Telecomecom trong thời gian tới.
Tháng 09 vừa qua, FPT Telecom và EVN vừa chính thức ký hợp đồng phát triển mạng và dịch vụ viễn thông trị giá 20M USD trong vòng 3 năm. Thỏa thuận này đã nâng dung lượng đường truyền internet quốc tế của FPT Telecom lên 5GB, gấp 2 lần so với hiện nay. Đây là hợp đồng thuê kênh quốc tế lớn nhất từ trước đến nay trong lĩnh vực viễn thông ở Việt Nam. Đây có thể xem như động thái nằm trong chiến lược đầu tư lâu dài của FPT Telecom nhằm củng cố chất lượng dịch vụ trước khi mở rộng thị phần.
Ở thời điểm hiện tại tổng dung lượng quốc tế của VDC đã là 6,2GB, khi công ty này vừa chính thức đấu nối đưa vào khai thác thêm 4 đường 155M từ VDC2 (TP HCM) đi Singel (Singgapore). Việc nâng cấp dung lượng đường truyền internet quốc tế và trong nước là một phần kế hoạch nâng cấp mạng lưới kết nối internet của VDC trong năm 2007. Theo kế hoạch, đến cuối 2007, VDC sẽ nâng cấp mạng lưới kết nối internet với tổng dung lượng quốc tế lên đến 12.2Gb.
Việc tăng thị phần ADSL sẽ đóng vai trò quyết định trong cuộc cạnh tranh giữa các nhà cung cấp dịch vụ Internet (ADSL, Dial up, Wifi, Web…). Anh Trương Đình Anh, TGĐ FPT Telecom đã nhận định: Trong 3 năm gần đây, cuộc chơi internet đã chuyển thành internet băng thông rộng, nơi mà chỉ những doanh nghiệp có hạ tầng mạng và có tiềm năng vốn, có kỹ thuật, có năng lực quản lý mới có thể tiếp cận.
Như vậy, có thể thấy, trong tương lai gần, cuộc đua thị phần internet vẫn chỉ tập trung vào các thành phố lớn nơi mức sống có thể đáp ứng được chi phí ADSL và các dịch vụ chạy trên băng thông này. Hiện nay, mỗi tháng FPT Telecomecom có 15,000 - 20,000 thuê bao mới, và dự kiến sẽ tăng khoảng 330,000 khách hàng ADSL vào cuối năm 2007. Tuy nhiên, về lâu dài, vị trí thứ hai trên thị trường này hoàn toàn có thể thay đổi, nếu FPT Telecom chỉ tập trung vào một vài thành phố lớn.
Về chiến lược canh tranh, VNPT và Viettel theo đuổi chính sách khuyến mãi và giá cả trong khi đó, FPT lại có thế mạnh về chăm sóc khách hàng với các dịch vụ trước, trong và sau khi mua hàng hoàn hảo.
Để khắc phục những yếu điểm của mình, chiến lược cạnh tranh mà FPT đề ra trong năm 2008 đã nêu rất rõ: FPT sẽ tham gia cạnh tranh khuyến mãi ở mức hợp lý; cải thiện chất lượng đường truyền internet; tận dụng ưu thế hoạt động tập trung kết hợp với sử dụng phong cách quản lý hiện đại và năng lực sáng tạo để đưa FPT trở thành công ty có dịch vụ Internet và quan hệ khách hàng tốt nhất; phát triển các dịch vụ giá trị gia tăng cùng ADSL như IPTV, VOD, Tvod game v.v…, tiếp tục đầu tư nâng cấp các dịch vụ truyền thông ADSL cũng như các dịch vụ internet, triển khai dự án phát triển hệ thống Wimax, một chuẩn dịch vụ băng thông rộng không dây mới nhất. Việc FPT chính thức trở thành thành viên của Liên minh AAG (Asian American Gateway), cùng tham gia đầu tư vào tuyến cáp quang biển quốc tế trên Thái Bình Dương nhằm tăng độ lớn băng thông đã là một minh chứng bằng hành động cho việc hiện thực hóa các cam kết của mình.
Với mục tiêu tập trung giữ khách hàng hiện có, thu hút khách hàng trẻ và cao cấp trong thị trường ISP, tức phân đoạn thị trường tại các thành phố, đô thị có nhu cầu sinh hoạt cao cho các dịch vụ cơ bản, nếu chiến lược khác biệt hóa thành công thì FPT sẽ có được một vị trí vứng chắc mà các đối thủ khác khó lòng đánh bại. Đây có thể là nền tảng ban đầu xây dựng mức tăng trưởng doanh thu bền vững.
SO SÁNH ĐƯỜNG TRUYỂN CÁP QUANG FTTH GIỮA 3 NHÀ MẠNG FPT-VNPT-VIETTEL
I. FPT
• Điểm mạnh: đầu tư quảng cáo rầm rộ, chăm chút hình ảnh kĩ lưỡng, đội ngũ sale hùng hậu, kí hợp đồng cực nhanh, ngoài ra FPT luôn có những bước đi tiên phong trong việc mở rộng dịch vụ so với 2 nhà mạng còn lại.
• Điểm yếu: FPT quá chú trọng vào việc mở rộng dịch vụ để thâu tóm khách hàng mà quên mất việc đầu tư nâng cấp cải tạo hạ tầng, nâng cao chất lượng “hậu mãi”, cụ thể: do số lượng khách hàng tăng quá nhanh, cơ sở hạ tầng không đáp ứng được nên sự cố xảy ra liên tiếp, số lượng kĩ thuật ít không thể khắc phục kịp tiến độ, bởi vậy khách hàng kí mới nhiều mà rời mạng cũng nhiều không kém
• Chất lượng đường truyền: tốc độ đường truyền trong nước rất tốt, có thể đánh giá là tốt nhất trong 3 nhà mạng, tuy nhiên lại tỉ lệ nghịch với tốc độ ra quốc tế, chậm nhất trong 3 nhà mạng, thậm chí khi làm phép so sánh dowload 1 file từ www.microsoft.com thì gói FTTH 3 triệu 1 tháng của FPT còn chậm hơn nhiều so với gói 300 nghìn của VNPT hay Viettel.
• Xác suất xảy ra sự cố: rất cao, như đã nói ở trên, FPT chỉ chăm kiếm hợp đồng mà không chịu đầu tư thêm vào cơ sở hạ tầng, đường dây adsl từ hộp tín hiệu vào đến nhà khách hàng của FPT thường kéo dài từ 200-300 mét, với Khách hàng cáp quang thì khoảng cách này là 2-3 km, với 1 khoảng cách như vậy và chạy khơi khơi ngoài trời thì việc đứt cáp chỉ là “chuyện thường ngày ở huyện”.
• Thời gian hỗ trợ kĩ thuật: cực chậm, sự cố nhiều, kĩ thuật ít thì đây là kết quả tất yếu.
II. VNPT
• Điểm mạnh: là đơn vị có truyền thống lâu đời, cơ sở vật chất vững vàng, chất lượng đường truyền tương đối ổn định.
• Điểm yếu: là 1 doanh nghiệp nhà nước đơn thuần, VNPT không thể tránh khỏi những điểm yếu chết người: thủ tục rườm rà, rắc rối, thái độ nhân viên tiếp khách hàng rất kém chuyên nghiệp, ít khuyến mãi và giá cước luôn nằm trong top đắt nhất.
• Chất lượng đường truyền: ổn định, đường truyền trong nước của đường FTTH giữa 3 nhà mạng không chênh lệch nhau nhiều, nhưng đường truyền quốc tế của VNPT vượt trội so với FPT và ngang ngửa Viettel.
• Xác suất xảy ra sự cố: thấp, nhờ được đầu tư kĩ càng vào hạ tầng cơ sở, cáp được hạ ngầm, nhiều nhà trạm, rút ngắn được khoảng cách kéo cáp đến nhà khách hàng nên chuyện đứt cáp rất ít xảy ra.
• Thời gian hỗ trợ kĩ thuật: có thể chấp nhận, trung bình nếu gọi hỗ trợ vào buổi sáng thì đầu giờ chiều kĩ thuật sẽ đến, 1 điểm trừ cho VNPT là kĩ thuật có trình độ không nhiều.
III. Viettel
• Điểm mạnh: cơ sở hạ tầng tốt, đường truyền ổn định, đội sale nhanh nhẹn nhưng không “lẵng nhẵng” như bên FPT, giá cước FTTH Viettel hiện đang là rẻ nhất trong 3 nhà mạng.
• Điểm yếu: sinh sau đẻ muộn so với FPT và VNPT, leased line Viettel là lựa chọn tốt nhất cho các khách hàng doanh nghiệp tuy nhiên FTTH Viettel lại khá mới mẻ với mọi người đặc biệt với các khách hàng là quán game.
• Chất lượng đường truyền: ổn định, đường truyền trong nước tốt tuy không nhanh bằng FPT nhưng kết nối quốc tế thì thuộc hàng “khủng” nhất!
• Xác suất xảy ra sự cố: thấp, với cơ sở hạ tầng không thua kém là mấy so với VNPT, chuyện đứt cáp cũng rất hiếm, có chăng thỉnh thoảng mấy bác ngư dân rỗi việc rủ nhau cắt cáp quang biển bán đồng nát thì không thể tránh khỏi :D
• Thời gian hỗ trợ kĩ thuật: nhanh, tuy nhiên chắc các nhà mạng tiết kiệm chi phí chỉ thuê kĩ thuật trung cấp, cao đẳng nên trình độ cũng không cao lắm.
KẾT LUẬN: Ai thích thủ tục nhanh chóng, tiện lợi, thích nghe phủ phê, dụ ngọt thì cứ chọn FPT, nhưng lời khuyên khi xảy ra sự cố là nên đóng cửa làm 1 tour Thái Lan 4 ngày 3 đêm để về đến nhà có mạng là vừa. Những người tôn thờ các giá trị truyền thống, muốn ôn lại kỉ niệm xếp hàng thời tem phiếu, vừa mua hàng vừa bị nghe chửi thì mau chóng đến bưu điện gần nhất để lấy số. “Hiệp sĩ giấu mặt” FTTH Viettel xem ra là sự lựa chọn hợp lí hơn cả, gọi “Hiệp sĩ giấu mặt” vì thực sự mặt mũi FTTH Viettel vẫn là 1 ẩn số với nhiều khách hàng, tin chắc nếu Viettel đầu tư tích cực hơn về mặt quảng bá dịch vụ, giới thiệu sản phẩm đến khách hàng thì sẽ sớm giành lại được thị phần FTTH từ FPT và VNPT.
5 lý do Quý khách nên sử dụng dịch vụ của chúng tôi?
FPT là Tập đoàn hàng đầu Việt Nam về lĩnh vực Công nghệ Thông Tin.
Toàn thể Cán bộ, nhân viên FPT coi sự hài lòng của Quý khách hàng là mục tiêu cốt lõi của mình.
FPT Telecom là nhà cung cấp dịch vụ Internet có tốc độ cực nhanh.
Ngoài ra, Internet FPT còn có thêm nhiều tiện ích kèm theo như: Truyền hình ITV với 80 kênh miễn phí (xem thêm), Điện thoại Ivoice với giá cước cạnh tranh, miễn phí mãi mãi IP tĩnh (đối với các gói FTTH).
Tầm nhìn của chúng tôi:
"FPT mong muốn trở thành một tổ chức kiểu mới, giàu mạnh, bằng nỗ lực sáng tạo trong Khoa học kỹ thuật và công nghệ, làm khách hàng hài lòng, góp phần làm hưng thịnh quốc gia, đem lại cho mỗi thành viên của mình điều kiện tốt nhất để phát triển tài năng và cuộc sống đầy đủ về vật chất, phong phú về tinh thần".
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro