Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

what corona tells me

#1
Phải chăng, dịch bệnh đã làm hình ảnh của nhiều quốc gia tan vỡ?
Corona như một cơn bão khôn lường để rồi người ta nhận ra nhiều thứ. À, hoá ra người Nhật nổi tiếng quy củ cũng có thể tranh cướp, ăn trộm khẩu trang, cũng tích trữ giấy vệ sinh chỉ vì tin giả, cũng lợi dụng lừa đảo, cũng bất lực ngớ ngẩn như ai. Chưa kể kể chống đối xã hội. À, hoá ra những xứ sở văn minh lại tồn tại những cách cư xử không văn minh cho lắm.
Mà thực ra cũng đâu phải buồn. Virus không có tri giác, nó không phân biệt được màu da. Nó cũng chứng minh màu da chẳng là gì cho lắm. Suy cho cùng, lột bỏ lớp da đó, cũng là người mà thôi.

#2
Chính phủ Việt Nam có một quyết định khôn ngoan khi "Chống dịch như chống giặc". Người Việt Nam, có thể kém làm kinh tế, kém làm truyền thông, nhưng tuyệt nhiên, đánh giặc thì đời nào cũng giỏi.
Làm gì thì làm, đừng để Việt Nam coi là giặc.
Mà giá như Việt Nam làm kinh tế cũng giỏi như đánh giặc.

#3
Theo thiển ý của mình, như đất nước xử lí dịch tốt là những nước quyết liệt và có nền y tế tiên tiến như trường hợp của Hàn Quốc và Đức, kiềm chế tốt số tử vong.
Còn đất nước phòng dịch tốt là những đất nước có tính cộng đồng rõ rệt.
Những đất nước có tính này hiểu rõ rằng vận mệnh bản thân không đứng một mình mà nó ràng buộc với những người khác. Khi đó các cá nhân chấp nhận hi sinh phần nào cái riêng để thực hiện nghĩa vụ với cộng đồng cũng như nhận lại quyền được cộng đồng bảo vệ.
Chính lẽ đó mà ta thấy ở những xã hội tôn trọng quyền tự do cá nhân mà ít tính đến cộng đồng, việc bắt buộc cách li, hạn chế tập trung hay đeo khẩu trang nơi công cộng là kém hiệu quả.
Việt Nam, dù trong thời điểm bình thường, là đất nước khá manh mún trong tư tưởng như ý thức về cộng đồng lại rất mạnh mẽ. Chính họ đều hiểu thảm hoạ không phải là "cháy nhà hàng xóm" và đôi khi ngay cả "trong nhà chưa tỏ ngoài ngõ đã thông" cũng thành lợi thế.

#4
Lại nói về chống dịch. Có lẽ ở thời bình, lần đầu tiên người Việt hiểu rõ cụm từ "chiến tranh nhân dân" hay "thế trận lòng dân" đến thế. Người Việt có ưu điểm là những thời điểm ngặt nghèo, họ có thể gạt rất nhanh những mâu thuẫn, hợp thành bức tường vững chắc nhất để bảo vệ Tổ quốc. Với một thế trận với sự kết tinh cao độ, lòng tin tưởng lớn đặt lên tuyến đầu là y bác sĩ, phối hợp nhuần nhuyễn với quân đội, nhân dân thực sự trở thành lực lượng quyết định thắng lợi, khiến cho "địch" không nơi ẩn náu.

#5
Có lẽ lịch sử sẽ luôn là lời phán xét đúng đắn nhất. Sau mấy tháng vừa qua, có lẽ điều mình tâm đắc nhất chính là vậy. Dù có sai sót hay bất cập nhưng nhìn vào nỗ lực của chính quyền, rõ ràng, đó là một chế độ, dù không hoàn hảo, nhưng là phù hợp nhất với dân tộc Việt Nam chí ít là hiện tại. Có lẽ chẳng phải ngẫu nhiên, đó là chế độ mà lịch sử đã lựa chọn để giành độc lập, thống nhất cho đất nước này.

#6
Viva Cuba!
Một đất nước luôn đáng trân trọng đến thế.
Nếu nói đến tình hữu nghĩ quốc tế trong sáng, mình chỉ nghĩ đến người anh em chẳng chung km nào biên giới bên kia địa cầu, đất nước yêu quý Việt Nam vô điều kiện, đất nước sẵn sàng hi sinh cả máu cho Việt Nam.
Có lẽ chẳng mấy quốc gia có thể đứng về phía Cuba khi họ là kẻ thù của Hoa Kì nhưng khi thế giới cần, Cuba chưa bao giờ không lên tiếng.

#7
Khi đại dịch nổ ra, người ta mới nhận ra nhiều người đã cống hiến thầm lặng và nhận lại những bất công như thế nào. Người xứng đáng được cảm ơn khi y tế Việt Nam xử lí tốt chính là vị Nguyên Bộ trưởng Y tế, Nguyễn Thị Kim Tiến, người đã xây dựng hệ thống y tế đủ sức chống đỡ, người cũng chẳng may, chẳng còn ở lại khi nhân dân nhận ra và cảm ơn những di sản của bà.

Đó là những y bác sĩ, bộ đội, mà đến cùng luôn chịu nhiều thiệt thòi nhất.

#8
Phương Tây có đưa tin tốt hơn Việt Nam không? Thưa không. Nếu có thì những chiến công của Việt Nam, sự kiên cường của Trung Quốc đã khác.

Lật lại lịch sử, phương Tây rất thành công trong việc định hướng người dân của họ và thế giới. Mấy ai biết trước khi trở thành địa ngục chiến tranh, đất nước Iraq đã từng phát triển tươi đẹp đến đâu?

Đặc biệt là người Việt, có mấy ai biết Saddam Hussein đã làm gì ngoài việc bị sát hại? Ai có thể chửi mắng ông nhưng có lẽ, Việt Nam luôn phải biết ơn cái tên này. Người luôn giúp đỡ Việt Nam vô tư, cho Việt Nam vay dầu không lãi rồi cuối cùng tặng không khi đất nước còn khó khăn, thậm chí còn cử chuyên gia dạy Việt Nam cách khai thác sao cho hiệu quả. Lịch sử sẽ phán xét, nhưng phải chăng lời phán xét đó đã quá cay đắng cho người dân Iraq?

#9
Người ta luôn nói mình đang ở trong thời đại toàn cầu hoá. Đại dịch này cũng vậy. Không ai có thể xử lí nếu không có sự hợp tác quốc tế. Nhưng cùng lúc đó, sự thấu hiểu giữa các bên lại lỏng lẻo hơn bao giờ hết. Giữa mùa dịch Hàn Nhật kèn cựa, Trung Mỹ đấu khẩu và hàng triệu người khác kì thị người châu Á. Những công dân toàn cầu đang ở đâu?

#10
Các nước be like:
Trung: bệnh thì bệnh, bản tính khó dời
Nhật: sống chậm

Dù nửa tin nửa ngờ vào tiến triển bên Nhật vì trình độ từ chối xét nghiệm làm liên tưởng đến Anh và hay chửi sự sống chậm của Nhật nhưng Olympic nên vào năm chẵn. Mà nhỡ tổ chức được thì Việt Nam có lẽ nhiều môn không tham gia vì chưa đủ chuẩn.

Hàn: tà đạo hoành hành
Mỹ: Lật mặt mùa n
Anh: Lật mặt tập đặc biệt: Giấu dịch
Pháp: Yolo
Indonesia: Cầu trời trời không thấu
...
Việt Nam: Làm ơn hãy thương cái thân tôi với. Lào với Cam đừng làm anh thất vọng.
Đông Lào: Gen siêu nhân kháng mọi thể loại virus với dầu Phật Linh Trường Sơn và cao Sao Vàng cộng các loại rau thơm chữa bách bệnh.

Mong các nước bạn sớm kiểm soát được tình hình.

#11
Có nhiều người vẫn tin châu Âu "miễn dịch cộng đồng". Không. Hiện tại chỉ còn Hà Lan vẫn khẳng định hướng đi đó. Nghe thì có vẻ rất khoa học nhưng cuối cùng chẳng nhân văn. Trong "cộng đồng" đó ai sẽ là người nhiễm, ai sẽ là người chết? Khi con số tăng lên, sự bình tĩnh cũng hết, chẳng có ai tình nguyện làm kẻ hi sinh cả và cũng không ai đáng phải nhận điều đó.

Ở Việt Nam, chúng tôi không làm thế. Chỉ cần nói được tiếng Việt hay đang trên lãnh thổ này, chẳng ai bị bỏ lại phía sau, chẳng ai muốn nuối tiếc. Người Việt hoàn toàn có quyền ngẩng cao đầu vì mình đã dám can đảm, rộng rãi và nhân hậu như thế.

Và kết lại, có lẽ, nhà có thể không phải nơi ta sinh ra, nhưng nơi bao dung ta lúc ngặt nghèo, đó chắc chắn là nhà.

Việt Nam chúng ta nhất định chiến thắng!

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro