Phía nam biên giới phía tây mặt trời
Rất lâu rồi tôi mới đọc một cuốn truyện nhanh và tập trung thế. Phía Nam biên giới, phía Tây mặt trời – một tác phẩm khác của Haruki Murakami. Chắc chả ai nhận ra tác giả này nếu tôi không nhắc tới rừng Nauy.
Tôi đã mua nó rat không có chủ đích và trên một hàng sách vỉa hè, chất lượng giay thấp tới mức không thể thấp hơn. Nhưng nó thực sự hơn mức trông đợi rất nhiều.
Một điều hấp dẫn tôi trong các tác phẩm của Haruki đấy là cái cách mà âm nhạc đóng vai trò trong đời sống tinh thần của các nhân vật. Rừng Nauy – Norwegian woodgắn liền với những bản nhạc của The Beatles, Phía Nam biên giới, phía Tây mặt trời – South of the border, west of the sun gắn liền với Nat King Cole, với những bản nhạc của Duke Ellington. Và một cách rất ăn theo, tôi đọc các cuốn sách này khi tai nghe những bản nhạc ấy (trong chừng mực có thể), với mong muốn được cảm thấy những gì các nhân vật đang cảm thấy.
Chắc chắn sẽ có nhiều người cảm nhận khác, một quyển sách sẽ được con người ta nhìn dưới nhiều góc độ khác nhau. Tôi biết một đồng nghiệp đọc Rừng Nauy và anh ta coi đấy như một quyển truyện xxx và khi anh ta nói chuyện với ai đó nhắc tới Rừng Nauy, ánh mắt nheo lại khoai chí́, miệng vén lên biểu lộ một nụ cười rẻ tiền. Tôi vẫn tự hỏi không hiểu cái gì đọng lại ở trong anh ta ngoài những cái đó khi đọc sách ấy? Xét cho cùng một gã tá điền hoàn toàn có thể giẫm bàn chân bùn đất của anh ta lên ghế ngồi sang trọng đẹp đẽ của những Mercedes hay BMW mà chẳng hề cảm thấy ngượng ngập gì… Quá dễ để có thể hiểu.
Nhưng tôi không định nói về những tên tá điền đít nhọ há mồm cuoi hềnh hệch vào văn chương như thế…
Tôi muốn nói về những gì vừa đọc được vì sợ nó trôi đi mat, hình như nó đang trôi đi mat… Tôi đang trở nên quá già để nhớ hay tôi đang quên như nhân vật chính trong những trang cuối sách?
Những gì rõ nét nhat tôi đọc được là sự cô đơn, là sự thiếu hụt mà con người ta luôn cảm thay cho dù họ ở trong những đieu kiện hoàn hảo nhat tròn vẹn nhat. Nhung họ vẫn cô đơn, vẫn thiếu thốn bởi những ám ảnh mơ hồ, không định nghĩa, không đọc tên được.
Các sự thật trong cuộc sống được móc xích vào nhau bởi những giả thiet, những mệnh đề kéo theo, và khi một mắt xích tuột ra, chuỗi các sự thật sẽ đổ ụp như những quân bài domino. Rất nhiều khi bạn sẽ băn khoăn tự hỏi liệu một sự thật có còn là sự thật khi một trong những sự thật nối với nó trở nên bớt chắc chắn?
Câu truyện về “phía nam mặt trời” cũng thật lạ lùng – chẳng biet là có thật hay ko nữa. Truyện nói về chứng bệnh của những người dân Siberi quanh năm suốt tháng chỉ có mặt trời vần vũ trên đầu. “Một ngày đẹp trời, trong sâu thẳm con người anh ta có cái gì đó chết đi. Cái gì đó. Có cái gì đó gãy đi trogn người anh và chết, khi mà suốt đời anh cứ nhìn mặt trời hiên ra phía trên đường chân trời phía Đông, hoàn thành cái vòng cung di chuển của nó và đi ngủ sau đường chân trời phía Tây. Khi đó, anh sẽ vứt cái cuốc xuống đất, và không nghĩ ngợi gi nữa, anh đi thẳng về phía Tây. Về phía Tây mặt trời. Và anh cứ đi như thế hàng ngày trời không ăn không uống, như thể bị bỏ bùa, và cuối cùng anh gục xuống đất và chết.” Vậy cái gì ở phía Tây mặt trời, cái chet?
Con người ta quay cuồng với cuộc sống, phát điên lên với những câu hỏi, rồ dại lên với những kiếm tìm… nhưng đợi chờ họ là gì, là cái chet, là sa mạc. Thế thôi?
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro