Chapter Zero
Author Note: Nội dung của hội nghị Potsdam và lời thoại những nhân vật lịch sử đã được chỉnh sửa lại phục vụ cho cốt truyện. Các tình tiết được thêm vào là nguồn tin không chính thống.
.
.
Hội nghị Potsdam, Đức
Tháng 8 năm 1945
Ông Truman* mang đến đây nhiều tham vọng từ nước Mỹ tự do. Trong đó, mục tiêu cải tổ của ông hướng đến đối tượng rộng hơn là lãnh thổ nước Đức. Có mặt cùng ông, đại diện cho các chính khách nước Mỹ là Henry Shawn, chính trị gia người Do Thái và là một countryhumans, người đã hoạt động tích cực vì nhân quyền của hai chủng tộc này trong suốt năm mươi mấy năm cuộc đời ông ta. Henry Shawn có khắc ấn, một thứ trông giống như hình xăm lồi lên ở mu bàn tay trái, quốc kì của Liên minh Miền Nam Hoa Kỳ*. Có lẽ nó chính là nguyên nhân khiến cho ông có một tuổi thơ khốn cùng. Theo những gì Truman được biết, Henry di cư đến nước Mỹ vào năm mười tuổi và lớn lên trong khu ổ chuột da đen.
*Harry S. Truman (8 tháng 5 năm 1884 - 26 tháng 12 năm 1972) là tổng thống thứ 33 của (1945-1953), kế nhiệm do cái chết của Roosovelt khi đang giữ chức vụ phó tổng thống. Ông đã thực hiện để tái thiết nền kinh tế , và đã sáng lập nên NATO và học thuyết Truman.
*Liên minh miền Nam Hoa Kỳ hay Hiệp bang miền Nam Hoa Kỳ (: Confederate States of America, gọi tắt Confederate States, viết tắt: CSA) là chính phủ thành lập từ 11 trong những năm (-)*Nội Chiến (1861-1865).
Truman nhớ lại trong bức ảnh chụp các nguyên thủ quốc gia phe đồng minh ở hội nghị Yalta, khi Roosevelt vẫn còn tại vị. Roosevelt có nhiều kỉ niệm với những người ngồi đây hơn là ông. Ông ta xây dựng một "tình bạn" tuyệt đối trung thành với người Anh mà đại diện là Winston Churchill; và mối quan hệ đối tác tin cậy với kẻ thù của họ, Joseph Stalin. Một người đàn ông vĩ đại như thế nhưng vẫn không vượt qua được bệnh tật tuổi già. Giờ thì Truman ngồi ở vị trí cũ của ông, suy tính những nước cờ tiếp theo trong bối cảnh các liên kết quốc tế đang có sự chuyển mình lớn lao. Ông sẽ là người đón đầu cơn sóng ấy bằng mọi giá. Ông muốn người ta biết đến mình như người tiên phong cho một kỉ nguyên mới.
"Các quý ông, tôi mừng vì chúng ta đã nhất trí về hầu hết các vấn đề hòa bình châu Âu sau chiến tranh. Thế nhưng nước Mỹ chúng tôi vẫn còn một điều hết sức trăn trở, mà tôi nghĩ rằng các quý ông đây là những người duy nhất có thể giúp được".
Truman cất tiếng sau một hồi chỉ im lặng lắng nghe người phiên dịch thuật lại một lần nữa các điều khoản trong hiệp định Potsdam về hai quốc gia Đức và Ba Lan.
"Chúng ta đã dành nhiều ngày để nói về phi phát xít hóa. Chúng ta đã tận mắt nhìn thấy hậu quả khủng khiếp của cuộc đại chiến do Đức Quốc Xã gây ra. Đặc biệt sau khi sự thật về các trại tập trung được phơi bày bởi truyền thông báo chí, thế giới giờ đây đang quan tâm đến vấn đề nhân quyền và chủng tộc trên hết. Tôi nghĩ đây là thời điểm phù hợp để chúng ta bắt đầu đề cập đến nạn phân biệt chủng tộc như là mối bận tâm sâu sắc nhất liên quan đến việc kiến thiết lại trật tự thế giới". - Truman từ tốn, nhưng hùng hồn tuyên bố. - "Mục đích cuối cùng của tôi đến tham dự hội nghị này chính là vấn đề giữa chúng ta và các countryhumans. Hay như những gì ta nên gọi, chỉ đơn thuần là giữa chúng ta, các chủng tộc loài người với nhau".
Winston Churchill đại diện cho đế quốc Anh đã được thông báo trước về đề nghị này của nước đồng minh thân cận họ. Thực chất việc Hoa Kỳ đưa ra đề nghị về vấn đề bình đẳng giữa các chủng tộc cũng là điều dễ đoán được. Các countryhumans đã có những vị trí nặng kí nhất định trong giới tư bản và chính trị Hoa Kỳ. Bản thân Anh quốc không có lý do nào để phản đối. Đế chế mặt trời không bao giờ lặn đã kiệt quệ sau một cuộc chiến dài hơi. Họ cần rất nhiều nhân lực để phục hồi tổn thất. Lẽ dĩ nhiên, bất kì dân tộc tài năng nào đều được chào đón như những người cộng tác cho sự phát triển vững mạnh của đất nước.
"Cũng như những trăn trở của ngài Truman đây, nước Anh chúng tôi cũng đã suy nghĩ rất nhiều về các chính sách hòa giải sắc tộc. Chúng ta ngồi đây và thế giới ngoài kia đã hiểu rất rõ sự tàn khốc khốn cùng của chiến tranh. Vượt lên trên các tranh cãi gay gắt về việc phân định kẻ thù, tôi nghĩ chúng ta nên nói nhiều hơn về những đối tác. Và trên cả đối tác, hãy nói về tình anh em".
Churchill mở lời ngả về phe Hoa Kỳ. Tuy nhiên, ông chỉ nói vừa phải để không phật lòng Joseph Stalin, vị chỉ huy tối cao của Liên Bang Xô Viết. Sức mạnh và mối đe dọa từ chính quyền Stalin đã được chứng minh hùng hồn trong các trận chiến của họ với Đức Quốc Xã ở mặt trận phía Đông. Bây giờ họ cũng đang nắm trong tay một nửa nước Đức, trong đó có Berlin.
Lột bỏ lớp vỏ thận trọng, hòa nhã của các câu từ, Joseph Stalin nhìn thấy giữa mình và hai người đàn ông phương Tây này một bức tường ngăn cách lạnh lùng. Họ không nói về vấn đề một cách toàn diện, mà chỉ tập trung vào hòa giải mâu thuẫn giữa loài người và countryhumans, những kẻ sau chiến tranh, bằng tài năng vượt trội của mình đã nắm quyền điều khiển bộ máy nhà nước của họ. Tình thế đã khác xa lúc trước. Ngày tàn của chủ nghĩa thực dân đang đến rất gần sau khi loài người được thức tỉnh bởi những gì xảy ra ở châu Âu. Đây là lúc cấp bách để thực hiện một cú hích chuyển mình. Bằng không các đề quốc đều sẽ sụp đổ.
"Tôi hiểu ý của hai ông. Tôi đại diện cho nhân dân Xô Viết để nói rằng nỗi trăn trở của hai ông cũng chính là nỗi trăn trở của chúng tôi. Như các ông đã biết, countryhumans không sống tập trung ở một quốc gia hay vùng lãnh thổ nào. Họ được sinh ra bởi human và sống giữa humans. Họ là cha mẹ, là con cái, là bạn bè cũng như thầy cô của chúng tôi. Từ trước đến nay chính quyền Xô Viết cũng chưa từng ban bố điều luật nào về việc hạn chế quyền lợi của họ". - Stalin nói. Ông không hề tỏ ra lép vế khi chỉ có một mình đối diện với hai cường quốc phương tây, cho dù trước đó đã nghe qua các chính sách bài trừ chủ nghĩa cộng sản của họ. - "Tuy nhiên, để đạt đến hòa hợp sắc tộc thật sự, tôi đồng tình rằng chúng ta cần thống nhất về một cuộc đại tái thiết tư tưởng. Tôi mong rằng ông Truman và bạn của ông không để bất kì dân tộc nào nằm ngoài khối thống nhất này".
Với sự đồng tình của cả ba người đứng đầu thế giới, Henry Shawn đứng dậy phát biểu trong bộ comple chỉnh tề của ông. Ông đã đợi quá lâu để có thể trình bày học thuyết của ông cho những nhà cầm quyền quốc tế. Ông lý giải cội nguồn của nạn phân biệt sắc tộc là tôn giáo. Ông cho rằng người ta nên nói đến vai trò của tôn giáo trước tiên đối với mọi quan niệm yêu, ghét của xã hội.
"Thưa các ngài, chúng ta đã không còn lạ lẫm gì với thuyết Tự Nhiên. Những gì chúng ta được học từ nhỏ đó là Chúa Tối Thượng là thần linh duy nhất tồn tại và thế giới của chúng ta là sản phẩm kiến tạo duy nhất Ngài tạo ra. Sự vĩ đại của Chúa Tối Thượng là điều không thể chối cãi, dù là trăm năm, hay nghìn năm sau đi nữa. Nhưng tại đây, tôi, Henry Shawn, đại diện cho những học giả khác cùng tư tưởng, xin phép được bác bỏ sự độc tôn của Ngài và cái thế giới Ngài tạo ra..."
Bài phát biểu đầy tính thuyết phục của Henry Shawn đã giữ ba nhà cầm quyền của các cường quốc lại Potsdam thêm một ngày nữa để bàn bạc, mở đầu cho công cuộc cách mạng tư tưởng lớn nhất thế giới.
.
.
Khu di tích Henry Shawn, thành phố Folsom, bang California
Tháng sáu năm 2020
Căn nhà Henry Shawn ở suốt những năm tháng trưởng thành để nghiên cứu và gặp gỡ những nhà tư tưởng khác được mua lại bởi chính quyền bang California, trở thành một khu di tích lịch sử. Căn nhà chỉ có một lầu duy nhất và rất ít đồ trang trí. Về sau, người ta đúc thêm bức tượng Henry theo kích thước thật bằng đồng nguyên khối, đặt ở giữa khu vườn nơi ông dùng để tiếp khách.
Henry không có con trai. Con gái ông sau này lấy giám đốc một bệnh viện ở Washington DC. Cặp vợ chồng ấy lại một lần nữa có con gái. Cô con gái ấy nối nghiệp cha trở thành giám đốc bệnh viện và lấy chồng là một luật sư giàu có. Năm 2002, họ hạ sinh một đứa bé trai có khắc ấn quốc kỳ Phần Lan ở sau gáy. Đó chính là Norman Hendersky.
Norman đứng khoanh tay trước bức tượng ông cố của mình. Theo những gì anh được biết từ bà ngoại, Henry không mấy thân thiết với gia đình. Thậm chí ông còn không có mặt lúc bà ngoại Norman sinh ra mẹ anh. Bà ngoại anh buộc tội khắc ấn countryhumans và tuổi thơ cơ cực của ông đã khiến ông tự tạo dựng khoảng cách. Ông không để ai đến gần mình, chỉ trừ những countryhumans khác và những người ông nghĩ cùng chung chí hướng lớn lao với mình.
"Quả thật như mình nghĩ". - Norman kết luận sau một hồi lâu im lặng quan sát. - "Giá trị nổi bật nhất của bức tượng nằm ở-"
"Quả đầu hói có thể phát sáng vào buổi trưa, biểu trưng cho cội nguồn của công cuộc khai sáng lịch sử".
Norman quay sang cô bạn thân, Rowena Rosy, cũng là cô gái mà anh thích thầm từ hồi đầu trung học. Rowena là con gái của ông chủ tòa soạn Leur Nom, một tòa soạn Pháp có trụ sở tại Paris, hiện hoạt động với hai vai trò: nhà văn và nhà báo tự do.
"Tớ nghĩ đến khắc ấn quốc kỳ Liên minh Miền Nam Hoa Kỳ bị đẽo mờ đi trên ngón tay của ông ta, nhưng cậu nói cũng có lý".
Norman phì cười nhìn Rowena ghi chép nguệch ngoạc vào cuốn sổ tay của cô. Anh là người rủ cô đến đây. Đây là một trong những lần hiếm hoi anh đưa ra yêu cầu về địa điểm trong những cuộc đi chơi chung của cả hai. Anh muốn có thời gian chiêm nghiệm thêm về nguồn gốc của CH và các thuyết xoay quanh nó, trước khi chính thức cùng Rowena nhập học tại Crepusculum, học viện danh giá nhất được thành lập bởi tổ chức EARTH.
Cả Norman lẫn Rowena đều là những người trẻ tài giỏi và có ngoại hình xinh đẹp. Trong khi Norman sở hữu vóc người cao lớn, mái tóc xanh khói, đôi mắt trong veo phẳng lặng như mặt nước hồ mùa thu; thì Rowena lại có vẻ đẹp ngược lại, kết hợp giữa cái cháy bỏng, sinh động với mái tóc màu gấc nổi bật và cái thơ thẩn, mơ mộng của tuổi trẻ với đôi mắt màu tím than. Không phải kiểu mắt xanh có nhiều sắc tố tím như Elizabeth Taylor, mà là một đôi mắt tím thật sự.
"Cậu đói bụng chưa?" - Norman hỏi cô bạn. Hẳn là cô đã phát chán với cái bảo tàng này từ lâu. - "Chúng ta đi ăn gì đó nhé?"
Rowena ngước mặt lên. Cô ngạc nhiên lẫn mong chờ.
"Chẳng phải cậu nói cần phải nghiên cứu tài liệu nào ở đây sao?"
Norman thở dài ngán ngẩm.
"À, tài liệu về các điều khoản đầy đủ của hiệp định Potsdam. Chịu, cho dù là tìm kiếm trên mạng, hỏi thăm gia đình tớ, hay là đến tận đây, tớ vẫn không thể tìm thấy nó".
Điều mà mọi người biết về hiệp định Potsdam chỉ là chính Hoa Kỳ đã đề nghị phổ biến tư tưởng bình đẳng dân tộc dựa trên thuyết Tự Nhiên Cải Tổ của Henry Shawn. Các lí do cho sự đồng tình của hai quốc gia còn lại, trong đó có Liên Bang Xô Viết, kẻ thù lớn nhất của Hoa Kỳ, được cho rằng đến từ mặt tối họ đã được chứng kiến của chủ nghĩa phân biệt chủng tộc Đức Quốc Xã. Thế nhưng đâu đó vẫn trôi nổi những thuyết âm mưu khác. Cách thời điểm hiệp định Potsdam được kí kết không lâu, Hoa Kỳ đã thử nghiệm thành công bom nguyên tử. Quả bom được tạo ra bởi bản vẽ của những kĩ sư người Đức dưới chính quyền Hitler. Nó được xem như thứ vũ khí tối thượng có thể xoay chuyển vận mệnh một quốc gia. Hiển nhiên Liên Xô cũng không tỏ ra kém cạnh trong công cuộc chế tạo loại bom này. Tuy nhiên, ngẫm lại kĩ càng, tư tưởng phân biệt chủng tộc khi đó chỉ được tập trung giải quyết ở hai nhánh chính: người Do Thái và countryhumans. Phải chăng có một thỏa thuận bí mật nào đó nữa giữa các cường quốc, về vấn đề vũ khí tối thượng và countryhumans?
Norman đã dành nhiều tháng để nghiên cứu các đóng góp của ông cố mình đối với nhân loại (Hoa Kỳ). Xuất thân của ông là một nhà vật lý học người Mỹ gốc Do Thái, sống tại Đức. Sau này ông còn làm việc cho Đức Quốc Xã một thời gian. được thông báo là đã chết, và rồi trở về lành lặn ở hội nghị Potsdam. Ngoại trừ học thuyết được biết đến rộng rãi về countryhumans (được cho là dựa vào một phần của thuyết Kiến Tạo), ông còn đồng sáng tạo các thuyết vũ trụ thú vị khác.
Chiếc Jaguar E-Type 60s màu xanh biển do Norman cầm lái dừng lại trước cửa sổ bán hàng của McDonald. Mặc dù Rowena có nửa dòng máu Pháp nhưng dạ dày cô lại là của một người Mỹ điển hình. Món khoái khẩu của cô là những loại thức ăn được chế biến nhanh, tiện lợi. Đôi lúc Norman phải can thiệp vào thực đơn ăn uống hằng ngày của cô bạn để phòng tránh cô gặp phải các vấn đề tiêu hóa.
Một nam nhân viên tròn trĩnh, mặt đầy tàn nhang tươi cười chào đón họ. Anh cầm tờ giấy ghi order đưa cho bếp và nhận ra ngay Rowena đang ngồi trong xe.
"Buổi sáng tốt lành, anh Gerald!" - Rowena vui vẻ nói. - "Nay anh làm thay ca cho chị Minnie ạ?"
"Riết cái gì xảy ra trong tiệm này cô cũng biết hết!"
Anh nhân viên nọ cũng mỉm cười đáp lại. Rồi anh dí sát lại gần cô, thì thầm.
"Mà đừng nói ra lí do Minnie nghỉ là đi chơi ở đây nhé!" - Anh chỉ về phía một người phụ nữ mặc vest đang đứng ở trong bếp. - "Có một mụ phòng nhân sự xuống kiểm tra. Người Irealand, khó chịu lắm!"
Rowena đưa mắt nhìn người phụ nữ ấy.
"Ái cha! Em biết cô ấy!" - Cô nói rồi quay sang Norman. - "Norm Norm, kia là cái người lần trước đã ói lên người cậu ở tiệc sinh nhật của tớ phải không?"
Norman lúc này mới liếc nhìn vào trong khu bếp. Hiển nhiên là anh nhận ra người phụ nữ mặt mày cau có ấy. Tên là gì thì anh không biết, anh chỉ nhớ vào buổi tiệc sinh nhật tuần trước của Rowena, cô ta đến cùng một người bạn. Sau đó thì cả hai uống say quắc cần câu phải để anh dìu ra taxi. Kết quả là một trong hai người ói hết vào người anh.
"Đúng là cô ấy thật". - Norman phàn nàn với Rowena. - "Này, giáo viên dạy cậu ba năm thì cậu không nhớ, còn chị ta vừa gặp cậu một đêm thôi cậu vẫn nhớ đến giờ".
Rowena bật cười khanh khách.
"Phải nhớ chứ! Đâu phải ai cũng từng ói lên người cậu đâu".
Norman đen mặt. Đã thế, Gerald còn chêm thêm vào:
"Rowen nói đúng đó Norm Norm cưng". - Anh chu đôi môi tô son đỏ của mình ra làm dáng. - "Tôi còn chưa được ôm cậu nữa nói chi là ói vào lòng cậu".
"Đừng có nói như thể việc đó đáng tự hào lắm vậy".
"Norm Norm ngại kìa".
"Ừ đấy. Hai người không ngại thì để tớ ngại".
Chẳng mấy chốc, thức ăn đã có. Gerald đi vào trong lấy ra ba phần ăn được bỏ trong gói giấy. Anh mang ra đưa cho Rowena và Norman, kèm theo một bó hoa lưu ly gói bằng giấy nhám.
"Sao nay order toàn rau chiên xù thế?"
"Tại Norman cứ tối ngày bắt em ăn healthy đó anh".
Rowena nhanh nhảu mách.
"Healthy. Đúng rồi, rau củ chiên của McDonald giảm nạn thừa cân đấy. Mấy người thừa cân ăn xong chuyển qua béo phì cả" - Đoạn sau anh hạ giọng đùa chỉ đủ để hai người bạn nghe thấy, rồi chỉ vào bó hoa. - "Cái này gửi mẹ em hộ anh nhé!"
Rowena đón lấy bó hoa lưu ly. Cô và Norman cũng đã ghé mua một bó như thế này để ở ghế sau vì mẹ cô thích nhất là màu xanh tím.
"Cảm ơn anh bé nghe!" - Cô reo lên. - "Mẹ em sẽ thích nó như thích mái tóc của Norman á!"
Câu nói đầy vô tư ấy của Rowena khiến cho dái tai Norman âm thầm đỏ lên. Anh ho khan, hai tay vô thức ghì chặt hơn vào vô lăng. Chiếc xe lăn bánh rời đi. Họ đi dọc theo tuyến đường từ sacramento đến vùng đồi cỏ hạt San Jose, thuộc quyền sở hữu của nhà Rosy. Nơi này là nơi nữ minh tinh Dania Roger (sau này là Dania Rosy) ra đời, cũng là nơi an nghỉ cuối cùng của bà. Mộ của bà nằm trong một khuôn viên đá cẩm thạch xây theo kiến trúc Phục Hưng, nằm im lìm giữa những triền đồi xanh mướt.
Nhận trách nhiệm trông coi mộ phần của phu nhân Rosy là người quản gia từng chăm sóc cho bà từ tấm bé, gọi ngắn gọn là Night. Ông đã lớn tuổi nhưng tác phong vẫn nhanh nhẹn, lịch thiệp không kém gì lúc trẻ. Ông mở cửa đón xe Rowena và Norman vào trong.
"Đã lâu không gặp, ông Night". - Norman bắt tay ông thân tình. - "Ông vẫn khỏe chứ ạ?"
Rowena thì ôm chầm lấy ông quản gia ngay khi vừa bước chân ra khỏi xe.
"Ông Night! Cháu nhớ ông quá đi mất!"
"Già cũng nhớ cô lắm, cô Rowen quỷ con". - Night vỗ vỗ vào lưng Rowena như vỗ về một đứa trẻ. - "Cô cậu đi đường xa có mệt lắm không? Vừa hay tôi mới nấu xong ấm trà hoa cúc. Phải thưởng thức ngay kẻo nguội mất".
Night là người Anh, từng sinh sống ở London trước khi sang Hoa Kỳ làm việc cho nhà Roger với tư cách một quản gia. Ông rất ít khi biểu lộ cảm xúc nào khác trên gương mặt ngoài sự nhã nhặn đúng mực. Về già ông cũng không từ bỏ thói quen đó cùng hàng trăm các quy chuẩn thượng lưu khác. Tuy nhiên với Rowena và bạn của cô, ông tỏ ra phấn khởi rõ rệt.
Rowena mang tặng cho Night một bộ nát đĩa bằng sứ Trung Hoa và những láy rau củ chiên McDonald (Theo như cô giải thích, rau củ cũng thanh đạm như lá trà). Ba người họ ngồi quây quần bên chiếc bàn đặt cạnh đài phun nước. Giữa bàn là tấm hình chụp Dania lúc trở về San Jose chơi, trước khi phát hiện mang bầu Rowena. Bà cũng có mái tóc đỏ gấc hệt như con gái của mình, và nụ cười sáng bừng cũng không lệch vào đâu được.
Duy chỉ có đôi mắt tím là không giống. Không ai trong gia đình Roger hay Rosy có đôi mắt màu tím.
Nghe Rowena kể về hành trình tiếp theo của mình ở Wonderwall, rằng cô đã thành công thuyết phục bố mình cho cô đến cái thị trấn cách biệt ấy sống tận bốn năm.
"Ban đầu bố phản đối dữ lắm. Lẽ đương nhiên thôi, cháu biết chắc ông ấy sẽ như thế, vì mặc dù Crepusculum là một học viện tiếng tăm nhưng lại nằm trên hòn đảo vô chính phủ Wonderwall, vừa xa xôi lại phức tạp". - Rowena say sưa kể lại chiến tích. - "Nhưng rồi cháu nói cho ông ấy biết tòa soạn đối thủ của ông ấy đang ấp ủ lên những mục báo về cuộc sống của người dân ở Wonderwall, thậm chí là quay cả phim tài liệu về humans và countryhumans ở nơi này. Thế là im lặng mấy ngày, bố cũng đành đồng ý để cháu đi".
"Cháu đã tạo cho mình những thành tích không ngờ đấy".
Night nhận xét đầy thích thú. Rowena hay Dania đối với ông trùm báo chí Amine Rosy đều là những tay không chơi được.
"Cháu phải công nhận khả năng gây bất ngờ của Rowen". - Norman cũng tham gia hăng hái vào cuộc trò chuyện. Anh cảm thấy rất thoải mái khi ở bên Rowena và những người thân của cô. - "Các quyển sách được xuất bản của cậu ấy đã chứng minh điều đó. Cháu rất mong chờ những gì chúng cháu sẽ làm được ở trường học mới".
Nửa sau thời gian chỉ có Norman và Night ngồi thưởng trà. Họ để cho Rowena một mình đi đến mộ mẹ cô. Cô đặt hai bó hoa xanh xuống mộ và lấy ra một cuốn sách bìa da đã cũ. Đó là cuốn nhật ký lúc mới cưới của mẹ cô. Bà mất khi sinh ra cô, vì thế cô chưa từng một lần nhìn thấy bà. Cô lật giở những trang giấy không biết đã đọc đi đọc lại bao nhiêu lần:
"4/4/1999
Chào nhật kí,
Ngày hôm nay là ngày hạnh phúc nhất đời mình: Mình và anh Amine yêu dấu đã chính thức trở thành vợ chồng!
Đám cưới của chúng mình tổ chức giản dị tại nhà thờ ở San Jose. Có bố, mẹ và Night cùng đến dự. Anh Amine hồi hộp đến nỗi quên mất lời thề. Anh ấy làm cha xứ phát cáu vì cứ lắp bắp hết lần này đến lần khác. Mình không kiềm được mà bật cười lun. Mình trêu anh: Báo chí đã hao tổn quá nhiều từ ngữ của ngài rồi, ngài tổng biên tập Leur Nom ạ!..."
"5/7/1999
Bonjour mon journal,
Mình đã hoàn thành các lớp tiếng Pháp cơ bản nhờ vào sự giúp đỡ của anh Amine. Anh trêu phát âm của mình, nhưng mình nghĩ mình đã làm rất tốt. Đồ Amine đáng ghét này! Đáng tiếc là mình không trêu được phát âm của anh, vì ngoại ngữ nào anh cũng giỏi cả...
À, đúng rồi, hôm nay mình đã đề cập đến chuyện có con với anh Amine. Mình đã suy nghĩ về vấn đề này suốt từ khi đi thăm nhà chị họ của Amine ở New York. Anh rất xúc động khi nghe mình nói. Anh thương mình rất nhiều..."
"12/12/1999
Nhật kí mến yêu,
Tháng cuối cùng trong năm. Mình vui chết đi mất! Cuối cùng thì mình cũng đã có con!
Sau nhiều ngày rệu rã, mình, ông Night và anh Amine cùng nhau đón tin vui tại bệnh viện. Chúng mình đều rất xúc động. Mình biết họ mừng, và cũng lo cho mình vì bác sĩ nói thể trạng của mình khá yếu.
Cơ mà không sao! Mình sẽ rèn luyện sức khỏe! Mình muốn trở thành một người mẹ hoàn hảo cho con của mình và Amine.
Cứ tin ở mẹ nhé, bé con..."
Thói quen viết lách, ghi chép lại những sự kiện xảy ra trong đời sống là đặc trưng của gia đình Rosy. Người nghiêm túc như Amine thì ghi chú các tin tức và suy nghĩ phục vụ cho các bài báo, người tình cảm như Dania thì viết nhật ký, còn người lập dị như Rowena thì viết tất cả các thông tin lộn xộn lại để một lúc nào đó chúng sẽ được xuất bản thành sách.
Rowena xem việc đọc cuốn nhật ký của Dania ở đây như một hình thức giao tiếp với bà. Cô coi đây là những phút giây quý giá nhất đời mình, và đoán chắc bố cô hay Night đều thế. Cơ mải miết đọc những con chữ tròn trịa phóng khoáng trên mặt giấy. Tay cô nuối tiếc chạm đến trang cuối cùng. Cuốn sổ đã cũ, nhiều trang bị bong ra phải dùng kẹp giữ lại. Đáng tiếc là rất nhiều trang trước đó đã bị mất trong tai nạn xe của mẹ cô, những trang cuối viết về cuộc sống của bà khi mang thai cô. Họ nói là những trang đó đã thấm đầy máu.
Rowena gấp sách lại, ấp vào ngực. Xung quanh, những cây phượng mọc trên đồi đã trổ hoa trăng trắng. Ở phía xa, ngoài đường cao tốc, Norman giơ chiếc máy phim lên, bắt lấy những tia nắng trong trẻo nhất của mùa hè...
End of chapter zero.
>>>>>>>>>>
SỔ TAY CỦA ROWENA ROSY
-Cái đầu hói của bức tượng Henry Shawn phát sáng
-Ký hiệu quốc kỳ Liên minh Miền Nam trên ngón tay ông đã bị làm mờ đi
-À, Norman nhìn không giống ông cố tí nào
-Không có tài liệu nào ghi đầy đủ về điều kiện của hiệp định Potsdam liên quan đến nội dung mâu thuẫn dân tộc CHxhumans. CHxhumans đã cam kết điều gì với nhau?
-Minnie lại đi chơi với bạn trai, bắt Gerald phải thay ca
-Hạt San Jose rất đẹp vào mùa hè
-Ông Night gầy đi
-Những trang viết cuối cùng của mẹ bị mất
-Đây là hình chụp của ngày hôm nay:
Bức này Norman chụp mình khi mình đang hỏi cậu ấy cái gì đó ở bảo tàng, mình không nhớ nữa.
Mặt Norman vẫn còn đăm chiêu nghĩ ngợi sau khi rời khỏi nhà ông cố của cậu.
Vùng ngoại ô yêu thích của mình ở hạt San Jose, Norman chụp nó từ ngoài đường cao tốc.
Bảo tàng Henry Shaw của thành phố Folsom, bang California. Nó khá nhỏ, đồ trưng bày chủ yếu là các tài liệu nghiên cứu. Bức tượng của Henry nằm ở sân sau.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro