fg fap tiep can kh
Câu 1. Hãy phân biệt tri thức khoa học và tri thức thông thường. Con người nhận thức tri thức KH bằng cách nào?
* Phân biệt tri thức KH và tri thức thông thường
- Tri thức thông thường
+ Tri thức thông thường là kinh nghiệm cuộc sống được tạo ra theo qui nạp. Trong đó cuộc sống đời thường con người tiếp xúc với thiên nhiên với xã hội bằng các giác quan con người tri giác cảm nhận về bản than về thế giới xã hội xung quanh từ đó mà có kinh nghiệm sống có hiểu biết về mọi mặt. Các tri giác thong thường này chỉ là các hiểu biết cụ thể riêng lẻ và mang tính chất kinh nghiệm.
+ Do lao động sản xuất và hoạt động xã hội phát triển con người đi sâu nghiên cứu thế giới khách quan tìm hiểu khả năng nhận thức của chính mình và tạo nên hệ thống tri thức vững chắc do sự phân công trong xã hội dần dần hình thành những nhà thông thái có khả năng trí tuệ đặc biệt chế tạo và sử dụng công cụ có phương pháp độc đáo để tìm hiểu thế giới và tạo nên hệ thống tri thức khoa học. Vì vậy nghiên cứu KH có tính chuyên nghiệp. Vậy tri thức KH là kết quả của quá trình nhận thức có mục đích có kết quả có phương pháp và có phương tiện đặc biệt do đội ngũ các nhà KH đặc biệt tiến hành.
- Tri thức KH: là hệ thống tri thức khái quát về sự vật hiện tượng của thế giới khái quát về sự vật hiện tượng của thế giới và các qui luật vận động của chúng được xác lập trên các căn cứ xác đáng có thể kiểm tra được và có triển vọng ứng dụng . Hệ thống tri thức KH được hình thành trong lịch sử và ko ngừng phát triển trên cơ sở thực tiễn xã hội.
* Con người nhận biết tri thức KH bằng cách nào:
- Thông qua hoạt động lao động lao động sản xuất, hoạt động xã hội: Con người đi sâu vào nghiên cứu thế giới khách quan, tìm hiểu khả năng nhận thức của chính mình tạo hệ thống tri thức vững chắc.
- Do sự phân công xã hội hình thành nên những nhà thông thái có khả năng trí tuệ đặc biệt, biết chế tạo và sử dụng công cụ, có phương pháp độc đáo để tìm hiểu về thế giới khách quan nhân tạo nên hệ thống tri thức KH (Newton, Anhstanh...)
Câu 2. Em hiểu thế nào là hoạt động nghiên cứu KH? Hãy trình bày các thành tố của hoạt động nghiên cứu KH?
* Bản chất của nghiên cứu KH:
- Là một quá trình phát minh sáng tạo ra tri thức mới cho nhân loại. Các nghiên cứu KH phục vụ trực tiếp cho sự phát triển xã hội về mọi mặt đặc biệt là phát triển sản xuất về kinh tế và quốc phòng. Ngược lại xã hội phát triển là đặt ra những vấn đề mới đòi hỏi phải tiến hành các nghiên cứu KH để đáp ứng.
- Ngiên cứu KH là một hoạt động xã hội nhằm tìm tòi phát hiện qui luật của sự vật hiện tượng và vận dụng các qui luật ấy để sang tạo ra các nguyên lý các giải pháp tác động vào sự vật hiện tượng, nhằm biến đổi các trạng thái của chúng.
* Các thành tố của hoạt động nghiên cứu KH:
- Chủ thể của hoạt đông nghiên cứu khoa học : là các nhà khoa học, quá trình nghiên cứu được thực hiện bởi tập thể các nhà nghiên cứu khoa học, được tổ chức chặt chẽ, có chương trình, chiến lược hoạt động .sáng tạo khoa học thường bắt đầu từ 1 ý tưởng của cá nhân người, được cả taapj thể hỗ trợ nghiên cứu theo định hưỡng của người đề xuất.
- Đối tượng của hoạt động nghiên cứu khoa học là thế giới phức tạp, mỗi bộ môn lại có đối tượng nghiên cứu riêng.
- Mục đích của hoạt động nghiên cứu khoa học: Tìm tòi khám phá bản chất và các quy luật vận động của thế giới, tạo ra thông tin mới nhằm ứng dụng chúng vào sản xuất tạo ra của cải vật chất và tao ra các giá trị tinh thân để đáp ứng nhu cầu của cuộc sống con người.
- Phương pháp nghiên cứu khoa học: Là phương pháp nhân thức thế giới bao gôm những quan điểm tiếp cận, nhưng quy trình,các thao tác cụ thể để tác động vào đối tượng để làm bộ lộ bản chất của đối tượng.
- Sản phẩm của hoạt động nghiên cứu: Là hệ thông thông tin mới về thế giới, những giải pháp cải tao thế giới, các sản phẩm luôn được kế thừa, hoàn thiện bổ sung theo đà tiến bộ cảu xã hội loài người.
- Giá trị của nghiên cứu khoa học: Được quy định bởi tính thông tin , tính ưng dụng và sự đáp ứng nhu cầu cảu cuộc sống.
Câu 3: Hãy trình bày các đặc điểm của nghiên cứu KH. Tại sao nói "Học tập gắn liền với ngiên cứu KH"?
* Đặc điểm của nghiên cứu KH
- Nghiên cứu là một quá trình thu thập phân tích và diễn giải thông tin để trả lời các câu hỏi giải quyết một vấn đề để có tính nghiên cứu có tính KH quá trình đó phải có những đặc điểm sau: Kiểm soát được, chặt chẽ, có tính hệ thống hợp lễ dễ kiểm chứng, có tính thực nghiệm.
- Kiểm soát được: như đã phân tích ở trên các sự kiện xảy ra đều có tính nhân quả việc tìm ra mối quan hệ này là rất quan trọng tuy nhiên trong thực tế đặc biệt trong các KHXH rất khó hay thậm trí nhiều khi ko thể xác định được các mối lien hệ nhân quả.
- Khái niệm về sự kiểm soát hàm ý rằng khi tìm hiểu tính nhân quả việc tìm hiểu tính nhân quả trong quan hệ giữa 2 sự kiện biến số cần tiến hành nghiên cứu sao cho tối thiểu hóa các snhr hưởng của các yếu tố khác nhau lên đối tượng hay hệ đang xét. Đối với các KH tự nhiên do hầu hết các nghiên cứu được tiến hành trong phòng thí nghiệm nên sự kiểm soát các yếu tố ảnh hưởng có thể đạt được ở mức độ cao. Còn ở các KHXH vì nghiên cứu được thực hiện các vấn đề có lien quan đến các cá nhân đang sống trong xã hội ko thể kiểm soát được nên rát khó thiết lập được các lien kết nhân quả vì thế ở KHXH do ko kiểm soát được các yếu tố bên ngoài ta cần lượng hóa các tác động của chúng để có biện pháp hiệu quả trong kết quả thu thập được
- Chặt chẽ: Quá trình nghiên cứu phải cực kỳ kỹ lưỡng và toàn diện để đảm bảo rằng các thủ tục được lựa chọn là thích hợp và có thể thuyết minh được. Chú ý rằng mức độ chặt chẽ thay đổi đáng kể giữa KH tự nhiên và KHXH và ngay bên trong các nghành KHXH.
- Tính hệ thống: Các thủ tục đã được chọn trong nghiên cứu phải đi theo một trình tự logic nhất định có hoach định và trật tự. Một số thủ tục phải đi tiếp sau một số thủ tục khác.
- Hợp lệ và kiểm trứng: Khái niệm này là hàm ý rằng bất kỳ một kết luận được rút ra từ kết quả nghiên cứu đều là đúng đắn và có thể kiểm trứng bằng chính tác giả hay do người khác. Mọi kết quả đều phải như nhau khi lặp lại các phép đo lường.
- Thực nghiệm: Mọi kết luận đã rút ra phải có cơ sở trên các trứng cứ rõ rằng tập hợp từ thông tin thu được do thí nghiệm kinh nghiệm hay quan sát từ đời sống thực.
* Học tập gắn liền với nghiên cứu khoa học:
- Hoạt động học tập trong nhà trường: mà quá trình người học linh hội nhưng tri thức mà loài người đã có. Các vấn đề học tập ( tri thức, kĩ năng, kĩ xảo) luôn mới mẻ vói bản thân người học, vị vậy về mặt lí luận việc học thường được coi là quá trình tự nghiên cứu của mỗi học sinh, sinh viên và được tiến hành theo quy trình của việc nghiên cứu khoa học.
- Trong quá trình học tập học sinh có thể nghiên cứu những vấn đề nhỏ có tính chất tập sự làm việc tự lực
- Ở bậc đại học , sinh viên có thể tự lực, hoàn thành những vẫn đề lớn hơn, hoàn thành những nhiệm vụ học tập mang tính phức tạp mà giảng viên giao cho, các bài tập lớn , các chuyên đè trong Seminar, các đề án (project) cuối môn học, đề tài thực tập tốt nghiệp....ở múc độ nhiều ít khác nhau đều đòi hỏi năng lục tự nghiên cứu của sinh viên. Chính vì vậy học tập ở bạc học tập ở bậc đại học chính là quá trình sinh viên tự tiến hành tự nghiên cứu ở các mức độ từ đơn giản đến phức tạp dần.
- Khi đã phát triển năng lực tự nghiên cứu trong thời gian học tập đại học, các sinh viên sau khi tốt nghiệp , dù không trở thành nhà nghiên cứu khoa học chuyên nghiên cứu nhưng cũng có những kĩ năng tư duy và giải thích những vấn đề gặp phải trong đời sống và hoạt động nghề nghiệp một cách khoa học. từ đó nang cao hiệu quả công việc.
Câu 4. Hãy trình bày khái niệm về lý thuyết KH. Khái niệm có vai trò như thế nào trong nghiên cứu KH? Người nghiên cứu phải làm gì khi xây dựng nghiên cứu KH
* Khái niệm: Là đỉnh cao của sự phát triển tư tưởng KH có thể tìm thấy nhiều định nghĩa khác nhau về lý thuyết KH trong các từ điểm.
Lý thuyết KH là một hệ thống luận điểm KH về một đối tượng nghiên cứu của KH. Lý thuyết cung cấp một quan niệm hoàn chỉnh về bản chất sự vật những liên hệ bên trong sự vậy và liên hệ giữa thế giới sự vật và thế giới hiện thực.
Xây dưng khái niệm KH: Xây dượng khái niệm là công việc đầu tien của bất cứ nghiên cứu nào. Để xây dựng được khái niệm người nghiên cứu phải tìm được những từ khóa trong tên để tài trong mục tiêu nghiên cứu trong vấn đề giả thiết KH. Tuy nhiên người nghiên cứu cần luôn xác định rằng những khái niệm dduocj định nghĩa trong từ điển ko phải lúc nào cũng thỏa mãn nhu cầu nghiên cứu. Trong nhiều trường hợp người nghiên cứu phải tự mình lựa chọn hoặc đặt thuật ngữ để làm rõ các khái niệm.
Một khái niệm được hiểu bằng định nghĩa: định nghĩa là một khái niệm là tách ngoại diên của khái niệm đó ra khỏi khái niệm gần đóvà chỉ rõ nội hàm.
* Vai trò:
- Khái niêm là 1 đối tượng nghiên cứu của logic học và được định nghĩa là 1 hình thức tư duy nhằm chỉ dõ thuộc tính bản chất vốn có của sự kiện khoa học. KN gồm 2 bộ phận hợp thành là nội hàm và ngoại diên. Nội hàm là tất cả các thuộc tính b/c của sự kiện; ngoại diên là tất cả các cá thể có chúa thuộc tính được chỉ trong nội hàm.
- KN được coi là bộ phận quan trọng nhất của lí thuyết. KN là công cụ để gọi tên 1 sự kiện khoa học, là công cụ đẻ tư duy và atrao đổi thông tin là cơ sở để nhận dạng bản chất của 1 sự vật. kết quả nghiên cứu hoàn toàn có thể sai lệch nếu không được tiễn hành dựa trên những khái niệm chuẩn xác.
- Trong n/c khoa học người nghiên cứu phải lam rất nhiều những việc lên quan đến khái niệm xây dựng khia niệm, thống nhất hóa các khía niệm. bổ sung cách hiểu 1 khái niệm.
* Những việc người nghiên cứu phải làm khi xây dựng khái niệm:
- XD KN là công việc đầu tiên của bất cứ nghiên cứu nào . để xây dựng khái niệm người nghiên cứu phải tìm được từ khóa trong tên đề tài , trong mục tiêu nghiên cứu, trong vấn đề và giả thuyết khoa học. tiếp đó có thẻ tra cứu khía niệm trong từ điển hoặc sacnhs giáo khoa. Tuy nhiên người nghiên cứu cần luân xác định rằng những khái niệm được định nghiã trong từ điển không phải lúc nào cũng thỏa mãn nhu cầu nghiên cứu. trong nhiều trường hợp người nghiên cứu phỉa tự mình lựa chọn hoặc đặt thuật ngữ để làm rõ các khái niệm.
- 1 khái niệm được biểu đạt bằng định nghĩa. Định nghĩa 1 khái niệm là tách ngoại diên của khái niệm đó ra khỏi khái niệm gần nó và chỉ rõ nội hàm.
Câu 5. Hãy phân tích quan điểm duy vật biện trứng trong tiếp cận nghiên cứu KH.
Quan niệm duy vật biện chứng là cơ sở chung của mọi nhận thức nhân loại. Phép biện chứng duy vật là sự thống nhất giữa phpes duy vật và phép biện chứng trong nhìn nhận thế giới. Quan điểm duy vật khẳng định vật chất có trước ý thức và quyết định ý thức, ý thức là sự phản ánh sự thật khách quan vào não bộ con người. Phép biện chứng trình bày một cách hệ thống tính biện chứng của thế giới bằng các phạm trù và những qui luật chung của thế giới tự nhiên và rút ra những quan niệm, những qui tác chỉ rõ hoạt động của con người.
Hai nguyên lý cơ bản của phép biện chứng là:
Nguyên lý về mối lien hệ phổ biến của thế giới chỉ ra cho các nhà nghiên cứu tính vô hạn của các sự kiện, hiện tượng cụ thể và mối quan hệ phức tạp của chúng. Nguyên lý này đòi hởi sự quán triệt tính hệ thống và toàn diện trong nghiên cứu.
Nguyên lý về tính chất phát triển của thế giới chỉ ra rằng mọi sự vật hiện tượng đều vận động và biến dổi ko ngừng của chúng.
Các cặp phạm trù nội dung và hình thức cái chung và cái riêng tất nhiên và ngẫu nhiên, nguyên nhân và kết quả, là các cơ sở phương pháp luận cho nghiên cứu tính toàn diễn chính xác, sâu sắc về các hiện tượng thế giới.
Ngẫu nhiên là cái gì xảy ra một cách tình cờ may rủi ko theo mục đích hay chiều hướng nào. Tất nhiên là những gì xảy ra theo đúng quy luật và chiều hướng vận động và phát triển của sự vật hiện tượng. Tất nhiên và ngẫu nhiên tồn tại một cách khách quan độc lập với ý trí và ý thức của con người cả 2 đều có nguyên nhân khách quan, cả 2 đều có thể biện trứng với nhau tính ngẫu nhiêu thường che giấu bên trong một số tính tất yếu, tính tất yếu này quết định sự phát triển của tự nhiên và xã hội và KH có nhiệm vụ khám phá ra tính yếu đó.
Các qui luật đấu tranh thống nhất giữa các mặt đối lập chuyển hóa từ biến đổi về chất của phủ định của phủ định chỉ đạo quá trình nghiên cứu theo quan điểm phát sinh toàn diện phát triển của lịch sử động lực con đường và xu hướng phát triển của thế giới.
Câu 6. Hãy phân tích quan điểm hệ thống - cấu trúc trong tiếp cận nghiên cứu KH.
Một vấn đề nảy sinh trong bất cứ lĩnh vực nào tại thời điểm nào đều được qui định bởi hoàn cảnh sự vật sự việc xung quanh. Bản chất của sự vật là ko riêng lẻ nó là một hệ thống của toàn thể chứa đựng vấn đề ấy. Quan điểm hệ thống cấu trúc yêu cầu khi nghiên cứu phải xem xét các đối tượng một cách toàn diện nhiều mặt, nhiều mối quan hệ trong trạng thái vận động và phát triển trong những hoàn cảnh điều kiện cụ thể để tìm ra bản chất của các qui luật vận động của đối tượng.
Hệ thống là một tập hợp các yếu tố nhất định có mối quan hệ biện chứng với nhau tạo thành một chỉnh thể chọn vẹn ổn định và có quy luật vận động tổng hợp . Trong thục tiễn mọi sự vật hiện tượng nếu là một chỉnh thể chọn vẹn thì bao giờ cũng là một hệ thống cấu trúc bởi nhiều bộ phận nhiều thành tố. Các bộ phận này có vị trí độc lập có chức năng riêng và có những qui luật vận động riêng nhương chúng lại có mối liên hệ với những hệ thống và đối tượng khác cùng nằm trong một môi trường nhất định. Môi trường chính là hệ thống lớn bao chứa đựng các hệ thống nhỏ ta đang nghiên cứu và các đối tượng khác bên cạnh nó tương tác với nó. Giữa môi trường và hệ thống có mối lien hệ hai chiều môi trường tác động và qui luật hệ thống hệ thống cải tạo môi trường.
* Thực hiện quan điểm hệ thống cấu trúc trong nghiên cứu cần phải lưu ý nghững điểm sau:
Nghiên cứu các đối tượng phức tạp phải xem xét một cách toàn diện nhiều mặt phải phân tích chúng ra thành các bộ phận để nghiên cứu chúng một cách sau sắc và phải tìm ra được tính hệ thống của đối tượng.
Phải nghiên cứu đầy đủ các mối quan hệ hữu cơ của các thành tố trong hệ thống để tìm ra qui luật phát triển nội tại từng bộ phận của toàn bộ hệ thống.
Kết quả nghiên cứu phải được trình bày rõ dàng, khúc triết, tạo thành hệ thống chặt chẽ, có tính logic cao.
Như vậy NC KH theo quan điểm hệ thống cấu trúc cho ta tri thức đầy đủ, toàn diện, khách quan về đối tượng, thấy đc mqh của hệ thống và các sự vật, hiện tượng khác, từ đó mà thấy được cái triệt để, khách quan của các tri thức khoa học.
Câu 7. Hãy phân tích quan điểm lịch sử - logic trong tiếp cận nghiên cứu KH.
Quan điểm lịch sử logic trong tiếp cận nghiên cứu KH là quan điểm hướng dẫn tìm tòi sang tạo KH. Thực tiễn quan điểm này là một mặt cho phép ta nhìn thấy toàn cảnh sự xuất hiện sự phát triển diễn biết và kết quả của các đối tượng mặt khác giúp ta phát hiện qui luật tất yếu của sự phát triển đối tượng.
Quan điểm lịch sử ở đây muốn nói đến sự tồn tại tất yếu của mọi sự vật hiện tượng trong diễn biến thời gian đó chính là lịch sử hình thành quá trình diễn biến phát triển và kết thúc của sự kiện. Những thể hiện tại của vấn đề đều mang đậm dấu ấn của thời gian và môi trường. Theo quan điểm duy vật lịch sử là sự phát triển diễn biến có thực của các sự vật hiện tượng sự vật khách quan. Sự diễn biến của lịch sử thường là phức tạp muôn mầu, muôn vẻ đầy mâu thuẫn trong những điều kiện hoàn cảnh cụ thể nhất định. Sự diễn biến của lịch sử bao giờ cũng có nguyên nhân từ nguyên nhân dẫn tới kết quả còn điều kiện thuận lợi sẽ thúc đẩy nhanh quá trình lịch sử.
Logic là sự phản ánh quá trình phát triển của thực tiễn vào lịch sử ý thức con người logic là cái tất yếu có quy luật của sự phát triển lịch sử là con đượng ngắn nhất của quá trình lịch sử. Logic là quá trình nhận thức của con người về sự diễn biến có qui luậ của đối tượng. Nghiên cứu KH chính là những cố gắng nhằm phát hiện ra cái logic tất yếu của hiện thực.
Quan điểm lịch sử logic trong nghiên cứu KH yêu cầu phải nghiên cứu đối tượng bằng phương pháp lịch sử. Tìm hiểu phát triển nguồn gốc nảy sinh quá trình diễn biến và phst triển của đối tượng trong thời gian, ko gian với những điều kiện hoàn cảnh cụ thể để tìm ra quy luật tất yếu của sự phát triển các sự vật hiện tượng. Nghiên cứu phải thống nhất tính lịch sử tìm ra logic sự phân tích logic phải trên cơ sở lịch sử khách quan. Xem xét quá trình lịch sử là để tìm ra qui luật tất yếu của sự phát triển lịch sử đó.
* Thực hiện quan điểm lịch sử trong nghiên cứu KH cần phải lưu ý các điểm sau:
Dùng các sự kiện lịch sử để minh họa chứng minh làm sang tỏ các luận điểm KH các nguyên lý và các kết quả của các công trình nghiên cứu KH.
Dùng các tài liệu lịch sử theo một chuẩn mực để đánh giá những kết luận những chân lý KH.
Dựa vào các kết luận lịch sử với các quy luật tất yếu các logic khách quan mà xây dựng các giả thuyết KH và chứng minh các giả thuyết đó.
Dựa vào xu thế phát triển của lịch sử để nghiên cứu thực tiễn tìm ra những khả năng mới dự đoán các khuynh hướng phát triển của các hiện tượng.
Dựa vào lịch sử thiết kế mô hình các biện pháp các hình thức hoạt động mới thiết kế các triển vọng phát triển của thể giới tự nhiên và xã hội.
Sưu tầm xử lý thong tin kinh nghiệm của lịch sử loài người để giải quyết các nhiệm vụ mới để ngăn ngừa và tránh khỏi những sai lầm khuyết điểm có thể lặp lại trong tương lại.
Tóm lại: Đảm bảo sự thống nhất giữa tính lịch sử logic trong nghiên cứu KH là tôn trọng lịch sử khách quan là hiểu thấu được những điều kiện có thật của mọi sự phát sinh phát triển diễn biến của các hiện tượng cần nghiên cứu để tìm ra các hiện tượng cần nghiên cứu để tìm ra các qui luật cần phát triển chung của sự thật lịch sử ấy.
Câu 8. Hãy phân tích quan điểm thực tiễn trong tiếp cận nghiên cứu KH.
- Quan điểm thực tiễn trong nckh đòi hỏi nckh bám sát vào thực tiễn và phục vụ cho thực tiễn phát triển của xã hội. Nghiên cứu KH thực chất là khám phá các sự kiện phát huy qui luật phát triển của hiện thực cải tạo chúng phục vụ cho con người. Chính vì thế mà mọi đề tài nghiên cứu KH phải có tính cấp thiết xuất phát từ thực tiễn và phải có ý nghĩa thực tiễn.
- Thực tiễn là nguồn gốc là động lực, là mục tiêu là tiêu chuẩn để đánh giá sản phẩm NCKH . Thực tiễn là các nguồn gốc của đề tài nghiên cứu các mâu thuẫn của thực tiễn là gợi ý cho các đề tài. Những yeu cầu của thực tiễn nhằm phục vụ cho sự phát triển của loài người là động lực thúc đẩy quá trình triển khai nghiên cứu. Thực tiễn là tiêu chuẩn đánh giá các kết quả nghiên cứu được ứng dụng nhằm cải tạo thực tiễn.
- Nghiên cứu và ứng dụng là 2 mắt xích của chu trình nghiên cứu khoa học nghiên cứu thực tiễn và nghiên cứu ứng dụng kết quả nghiên cứu vào thực tiễn cải tạo thực tiễn.
- Thực tiễn quan điểm thực tiễn trong quá trình NCKH giáo dục phải chú ý đến những điểm sau:
+ Phải phát hiện được những mâu thuẫn, những khó khăn, những trì trệ yếu kém của thực tiễn. Lựa chọn trong số đó những vấn đề có tính cấp thiết nhất làm đề tài nghiên cứu. Như vậy đối tượng nghiên cứu là một trong những vấn đề của thực tiễn khách quan có nhu cầu phải giải quyết gấp.
+ Phải phân tích sâu sắc những vấn đề của thực tiễn để tìm cho kỳ được bản chất của chúng.
+ Phải bám sát thực tiễn sao cho lý luận và thực tiễn luôn gắn bó với nhau, lý luận và thục tiễn luôn song hành. Thực tiễn là nơi kiểm nghiệm khẳng định lý luận. Lý luận chỉ có gí trị khi nó soi sang thục tiễn nó góp phần cải tạo thực tiễn nó góp phần cải tạo thực tiễn. Lý luận phải là những luận điểm có thể ứng dụng được và đem lại hiệu quả thiết thực.
Câu 9. Hãy trình bày pptckh hiện đại. Hãy phân tích để thấy rõ pptckh hiện đại được vận dụng trong các bước của quá trình nckh.
1. Đặc điểm pp tiếp cận KH hiện đại:
Sử dụng cả phép qui nạp và phép diễn dịch để bổ sung cho nhautrong quá trình nghiên cứu.
- Quy nạp là lối lập luận đi từ sự quan sát các hiện tượng lặp lại nhiều lần rồi khái quát chúng lên dưới dạng các quy luật hay nguyên lý chung
- Diễn dịch là sự lập luận khởi đầu bằng sự công nhận một qui luật hay nguyên lý chung rồi áp dụng nó vào giải thích các hiện tượng riêng biệt.
2. Tiếp cận KH hiện đại trong các bước nghiên cứu chủ yếu
a. Lựa chọn vấn đề.
- Vấn đề là 1 câu hỏi, một điều nghi vấn. Vấn đề nảy sinh do những mâu thuẫn trong các hoạt động lý luận hay thực tiễn của con người.
- Vấn đề có thể được phát hiện khi con người tư duy lý luận, hoặc khi con người quan sát các hiện tượng khách quan.(Tuy nhiên, sự quan sát thực tiễn chỉ trở thành vấn đề khi người nghiên cứu đã có sẵn một cái nhìn bằng khái niệm nào đó vào một phần của thế giới hiện thực).
b. Tích lũy kiến thức và thông tin liên quan.
- Khảo lược các tài liệu đã viết, các công trình nghiên cứu đã được thực hiện.
- Mục đích:
+ Giúp người nghiên cứu tìm ra một hay nhiều giải đáp cho vấn đề dưới dạng giả thuyết KH.
+ Tránh được những phát kiến mà người ta đã biết rồi.
c. Lập giả thuyết
Sau khi phân tích về vấn đề lựa chọn, quan sát các hiện tượng liên quan, tham khảo các kinh nghiệm và tài liệu →có thể đưa ra 1 hay nhiều giả thuyết.
Giả thuyết KH là một phát biểu có tính ước đoán, một giải pháp đưa ra để thử nghiệm về mối liên hệ giữa 2 hay nhiều biến số hoặc hiện tượng quán sát.
d. Suy luận diễn dịch để đưa ra các hệ quả của giả thuyết.
Ở bước này, nhà KH có thể suy luận rằng nếu giả thuyết là đúng thì một số hệ quả nhất định sẽ xảy ra tiếp theo đó.
e. Kiểm nghiệm giả thuyết.
- Kiểm nghiệm giả thuyết bằng các cách tìm các bằng chứng có thể quan sát được để xác nhận hay ko xác nhận các hệ quả đáng lý phải xảy ra (Kiểm nghiệm giả thuyết chính là kiểm nghiệm những diễn dịch suy ra từ giả thuyết).
- Kiểm nghiệm giả thuyết nhằm khẳng định hay bác bỏ giả thuyết
Tóm lại:
- Quy nạp tạo cơ sở cho việc thiết lập giả thuyết.
- Diễn dịch nhằm đưa ra các hệ quả logic của giả thuyết.
- Sử dụng phép quy nạp vào việc xác nhận hay ko xác nhậ hệ quả suy diễn từ giả thuyết.
→ Bằng cách sử dụng pháp quy nạp hay phép diễn dịch qua lại ta có thể đạt được nhận thức đáng tin cậy.
Câu 10: Phân tích bản chất của sự kiệnvà lý luận cũng như vai trò của chúng trong NCKH?
1. Sự kiện:
- Khái niệm: Sự kiện là tất cả những gì sảy ra trong TN, XH do quá trình vận động và phát triển của tư duy mà con người quan sát được một cách trực tiếp hay gián tiếp với các phương tiện hỗ trợ.
- Đặc điểm của sự kiện:
+ Phải mới lạ về thời gian, ko gian hoặc bản chất, phải quan sát được (hiện thực) và phải phức tạp.
+ Phải tuân theo quy luật nhân quả một cách rõ rệt, mỗi sự kiện xảy ra bao giờ cũng có nguyên nhân của nó, một hay nhiều sự kiện có thể là nguyên nhân dẫn đến một hay nhiều kết quả khác.
2. Lý luận.
- Lý luận là sản phẩm tư duy của con người, nó phản ánh, sắp xếp lại sự kiện một cách có trật tự. móc nối các sự kiện có liên quan lại với nhau để làm nổi bật quy luật của tự nhiên, xã hội.
- Mđ cơ bản của NCKH là xây dựng lý luận đê giải thích và tiên đoán các hiện tượng thực nghiệm và xã hội nhằm phục vụ cho cuộc sống con người. Mỗi nghành KH ko đứng riêng lẻ mà phải lien hệ đến sự phát triển của các KH khác trong 1 chỉnh thể thống nhất, tất cả được bao trùm bởi thế giới khách quan KH.
3. Vai trò.
Sự kiện là cơ sở tất yếu của KH, nhưng bản thân sự kiện chỉ là 1 mớ nguyên liệu, chưa phải là KH. Nhờ có tư duy lý luận dự vào các quy luật của triết học mà con người gạt bỏ những liên hệ ngẫu nhiên của hiện tượng, bao gồm các quy luật, tính chất, hình thái...
Trước mỗi sự kiện xảy ra, nếu ko có tư duy lý luận thì sẽ ko có KH, nếu xem nhẹ tư duy lý luận thì con người sẽ mất khả năng đi sâu vào bản chất của các sự kiện trong tự nhiên và XH. Nghược lại, coi thường hoặc ko cần sự kiện thì tư duy lý luận sẽ trở thành duy ý chí.
Câu 11. Hãy trình bày các chức năng của xem xét tài liệu trong nghiên cứu KH. Theo em cần phải làm thế nào đê nâng cao hiệu quả của việc xem xét tài liệu phục vụ NCKH?
* Chức năng xem xét tài liệu:
- Xem xét tài liệu làm sáng tỏ và tập trung vào đề tài nghiên cứu:
+ Việc xem xét tài liệu đóng vai trò quan trọng trong việc thiết lập bài toán nghiên cứu nó giúp cho người NCKH hiểu rõ lĩnh vực nghiên cứu hơn và nhận định được cơ sở lí luận cho đề tài nghiên cứu, từ đó có thể thiết kế nghiên cứu rõ ràng và chính xác hơn.
+ Công việc tham khảo tài liệu giúp cho người nghiên cứu thu hẹp sự chú ý của mình vào một số vấn đề có tính chuyên biệt trong lĩnh vực đã lựa chọn được một đề tài nghiên cứu cụ thể rõ rang, việc xem xét tài liệu cũng giúp cho người nghiên cứu xác đinh rõ mối quan hệ giữa đề tài nghiên cứu với lượng kiến thức của lĩnh vực tương ứng với đề tài.
- Cải tiến phương pháp luận: Việc xem xét tài liệu giúp người nghiên cứu quen thuộc hơn với những phương pháp luận mà những người khác đã dung trong những bài toán nghiên cứu tương tự với cách tiếp cận người khác đã làm với đối tượng tương tự, các tài liệu sẽ cho biết các thủ tục và phương pháp nào ích lợi từ đó giúp người nghiên cứu có thể lựa chọn phương pháp luận và cách tiếp cận phug hợp cho đề tài.
- Mở rộng nền tẳng kiến thức trong lĩnh vực nghiên cứu:
+ Chức năng quan trọng nhất của việc xem xét tài liệu là đảm bảo cho người nghiên cứu đọc sâu rộng về các lĩnh vực của chủ đề nghiên cứu. Người nghiên cứu cần biết những người khác đã tìm ra những gì về bài toán gần hay bài toán tương tụ với bài toán nghiên cứu của mình những lí thuyết gì đã được nêu ra và những khoảng cách nào đang có trọng lượng kiến thức của nghành KH đó. Nói cách khác người nghiên cứu sẽ tìm ra được vấn đề nào được hay chưa được nghiên cứu những vấn đề nào còn được tranh luận những mâu thuẫn trong các kết luận về vấn đề nghiên cứu trong các nghiên cứu từ trước.
+ Khi tiến hành NCKH, người nghiên cứu mong đợi như là 1 chuyên gia trong lĩnh vực đó. Việc xem xét tài lkieeuj 1 cách toàn diện sẽ giúp đạt đến mong đợi đó. Đồng thời người nghiên cứu sẽ biết được những kết quả nghiên cứu của mình sẽ phù hợp và sao với lượng kiến thức hiện tại của nghành.
* Để nâng cao hiệu quả xem xét tài liệu phục vụ NCKH chúng ta cần:
- Cần phải đọc thật kỹ các tài liệu đã lựa chọn được để xác định các luận đề và vấn đề chính của tài liệu. Xem xét tài liệu là việc ko bao giờ kết thúc nếu ta ko tự giới hạn thời gian. Quan trọng là phải thiết lập giới hạn bằng cách xem xét những tài liệu tập hợp với những chủ đề chính của nghiên cứu. Khi đọc nhất thiết phải ghi chép lại những gì đã đọc được. Nếu bạn muốn tìm những thong tin cụ thể, hoặc các phần trích dẫn (để dùng trong các bài báo, bài viết, sách). Khi đọc nên luôn dừng lại và tạo những ghi chú. Nếu đó là sách của mình, hãy sử dụng nó như 1 nguồn tư liệu động, hãy gạch chân những điều quan trọng. nếu quyển sách ko phải của mình, hãy đánh dấu lại các trang chép ra những điểm quan trọng. Hoạt động viết hoặc gõ máy tính sẽ làm cho thôi tin hàn sâu vào trong óc. Việc ghi chép nên tiếp hành sau khi đọc xong cả cuốn sách.
- Nếu chưa có khung cơ sở lý thuyết nên dành riêng mỗi tờ giấy hoặc tập giấy hoặc 1 tập tin trên máy tính để ghiu chép về nội dung 1 cuốn sách, 1 bài báo. Có thể làm từng phiếu đọc sách riêng cho mỗi đơn vị kiến thức trong tài liệu. Cần ghi them những ý kiến riêng của người đọc và ý để sử dụng vào nghiên cứu cho mỗi nội dung ghi chép.
- Nếu đã có khung sơ sở lý thuyết sơ bộ, ghi chép các ND đọc được vào từng phần thích hợp trong khung cơ sở lý thuyết (khi đó cần ghi rõ nội dung đó nằm trong cuốn sách nào, tên tác giả, nhà xuất bản, năm xuất bản và số trang có nội dung đó. Có thể viết thêm ý kiến riêng của người đọc sau từng nội dung.
- Đọc xong mỗi cuốn sách hoặc bài báo, cần chú ý xem phần "danh mục tài liệu tham khảo" để tìm kiếm tài lieeuj lien quan mà tác giả đã tham khảo. Các tài liệu lien quan này sẽ giúp chúng ta có thêm tài liệu cho chủ đề nghiên cứu hoặc giúp ta hiểu sâu hơn về nôi dung tài liệu vừa đọc
- Những chú ý khi đọc tài liệu:
+ Phải có thái độ làm chủ, tích cưc, phê phán dưới các ý kiến trong sách, bài báo. Phải độc lập suy nghĩ, lien hệ, đối chiếu với khả năng bản than, với thực tiễn.
+ Phải chú thích về nhữ ý kiến phê bình của mình hoặc ý đồ sử dụng đối với các nội dung ghi chép trong khi đọc tài liệu.
+ Phải chú thích về những chỗ khác biệt ý kiến giữa các tác giả khác nhau và ghi rõ quan điểm riêng của mình vè tính xác thực của các khác biệt đó.
+ Phải khảo cứu xem ở mức độ nào, các kết quả có thể tổng quát hóa cho các tình huống, trường hợp khác..
+ Phải chú thích xem những ND có trong tài liệu đã phù hợp với khu cơ sở lý thuyết hay chưa.
Câu 12. Biến số là gì? Hãy cho biết các loại biến số theo quan điểm nhân quả. Lấy thí dụ minh họa cho từng loại biến số đó.
* Khái niệm: Là một biểu tượng mang tính tinh thần do vậy ko thể đo lường bằng các đơn vị đo lường kinh tế hoặc thô sơ chủ quan hoặc khách quan. Các biến số là khách quan đối với việc đo lường mặc dù mức độ chính xác của phép đo thay đổi theo thang đo tương ứng. Vì vậy điều quan trọng là chuyển các khái niệm nào đó trong nghiên cứu thì ta cần xem xét sự vận hành của nó nghĩa là xem nó được đo lường bằng cách nào.
* Các loại biến số theo nhân quả: Trong nghiên cứu xem xét sự kết hợp hay mối quan hệ nhân quả có 4 loại biến số có thể được dùng.
Biến số độc lập: Các biến số này gây ra sự thay đổi cho một hiện tượng một tình huống.
Biến số phụ thuộc: Là những kết quả của sự biến đổi gây bởi biến số độc lập.
Biến số ngoại lai: Là những biến số khác có thể tạo ra những thay đổi lên biến số độc lập. Các nhân tố này thường ko đo lường trong nghiên cứu có thể làm tăng hoặc giảm độ lớn hay cường độ của mối liên hệ giữa các biến số độc lập và phụ thuộc.
Biến số đan xen: Là các biến số cho biết mối lien hệ liên kết giữa các biến số độc lập và các biến số phụ thuộc.
Câu 13. Cho biết vai trò của thông tin và các phương pháp thu thập thông tin trong NCKH?
- Nghiên cứu tài liệu hoặc phỏng vấn để kế thừa những thành tựu của những nguwoif nghiên cứu trước.
- Trự tiếp quan sát trên đối tượng khảo sát. Tiến hành các hoạt động thực nghiệm trực tiếp trên đối tượng khảo sát hoặctrên mô hình tương tự.
- Thực hiện các trắc nghiệm trên đối tượng khảo sát để thu thập thông tin phản ứng từ phía đối tượng khảo sát.
- Phương pháp chuyên gia bao gồm:
+ Phỏng vấn những người am hiểu hoặc có liên quan đến thông tin về sự kiện KH cần nghiên cứu.
+ Gửi phiếu điều tra đến thu thập thông tin liên quan tới sự kiện KH.
+ Thảo luận dưới hình thức hội nghị KH.
Câu 14. Hãy trình bày về các loại thiết kế nghiên cứu theo số lần tiếp xúc. Phân tích ưu, nhược điểm của mỗi loại thiết kế nghiên cứu này.
Các loại thiết kế nghiên cứu: Phân loại dựa theo số lần tiếp xúc của tập hợp nghiên cứu có 3 loại thiết kế nghiên cứu:
1. Nghiên cứu bộ phận (Nghiên cứu trạng thái)
Đây là thiết kế được dung phổ biến nhất trong các NCKH xã hội. Thiết kế này phụ thuộc với các nghiên cứu nhằm mục đích tìm ra sự phổ biến của một hiện tượng, tình huống vấn đề hay thái độ, cho biết bức tranh tổng thể tại thời điểm nghiên cứu.
* Ưu điểm: Nghiên cứu bộ phận rất đơn giản về mặt thiết kế, nó bao gồm các công việc: xác định điều muốn tìm ra, nhận diện tập hợp nghiên cứu, chọn mẫu, tiếp xúc một lần với mẫu để thu thập các thong tin cần thiết.
* Nhược điểm: ko thể đo lường được sự thay đổi
2. Nghiên cứu trước - sau:
Thiết kế này phù hợp với việc đo lường tác động hay tính hiệu dụng của một chương trình. Thiết kế nghiên cứu trước - sau được dung phổ biến nhất trong các nghiên cứu đánh giá.
* Ưu điểm: Đo lường được sự thay đổi trong một hiện tượng, đánh giá tác động sự can thiệp.
* Nhược điểm:
- Phải thu thập dữ liệu 2 lần. Do đó nó tốn kém và khó khăn hơn, nó đòi hỏi nhiều thời gian hoàn thành.
- Thời gian giữa 2 lần thu thập dữ liệu kéo dài có thể làm suy giảm tập hợp nghiên cứu.
- Thiết kế này đo lường sự thay đổi tổng thể của tập hợp nghiên cứu mà ta lại ko thể xác minh chính xác biến số ngoại lại hay biến số độc lập đã gây ra sự thay đổi này và ko thể đo lường chính xác sự đóng góp của các biến số này vào sự thay đổi.
- Nếu khoảng cách thời gian giữa 2 lần đo quá dài, tập hợp nghiên cứu có thể đã tự thay đổi một số thuộc tính.
- Công cụ nghiên cứu sẽ "huấn luyện" những người trả lời, điều này gây tác động lên biến số tự do.
- Với phép đo thái độ của một tập hợp có thể xảy ra sự điều chỉnh thái độ của người trả lời đo giữa 2 lần đo.
3. Nguyên cứu kinh tuyến
* Ưu điểm: Người nghiên cứu tiếp xúc với tập hợp nghiên cứu một số lần, sau những khoảng thời gian đều đặn, thường qua một thời gian đủ dài. Độ dài của các khoảng thời gian này khác nhau ở các nghiên cứu, có thể 1 tuần dến 1 năm. Nghiên cứu kinh tuyến có thể coi như là một loạt các nghiên cứu bộ phận lặp đi lặp lại.
* Nhược điểm: Có tất cả các nhược điểm của nghiên cứu trước - sau, ngoài ra nghiên cứu kinh tuyến còn có thể bị hiệu ứng điều kiện: khi những người trả lời dduocj tiếp xúc thường xuyên, họ sẽ biết họ được mong đợi điều gì và có thể trả lời các câu hỏi của nhà nghiên cứu mà ko cần suy nghĩ, hoặc giảm sự quan tâm về những vấn đề được hỏi.
Câu 15. Hãy so sánh giống và khác nhau giữa thiết kế sau - duy nhất và thiết kế nghiên cứu trước - sau.
* Giống nhau:
- Đều thuộc loại thiết kế thực nghiệm, dùng phổ biến trong các nghiên cứu của môn KHXH và nhân văn.
- Đều chịu sự quan sát sau khi tập hợp nghiên cứu đã chịu sự can thiệp.
* Khác nhau:
- Thiết kế sau - duy nhất thì người nghiên cứu chỉ tiếp xúc với tập hợp nghiên cứu 1 lần duy nhất sau khi chịu sự can thiệp; thiết kế trước - sau thì người nghiên cứu quan sát 2 lần với cùng 1 tập hợp nghiên cứu trước và sau chịu sự can thiệp.
- Thiết kế sau - duy nhất do chỉ quan sát được 1 lần nên ko có cơ sở khách quan để so sánh sự thay đổi trước và sau khi can thiệp, phụ thuộc vào sự chính xác của dữ liệu có sẵn, thiết kế trước - sau do được quan sát 2 lần nên có thể so sánh được sự thay đổi của trước và sau.
Câu 16. Hãy trình bày về thiết kế kiểm soát và thiết kế tái kiểm soát có thể khắc phục được nhược điểm của thiết kế kiểm soát?
* Thiết kế nghiên cứu kiểm soát:
Đặc điểm:
- Chọn 2 tập hợp nghiên cứu, một nhóm "đối chứng" (hay còn gọi là nhóm kiểm soát) và một nhóm "thực nghiệm" giống nhau.
- Nhóm "thực nghiệm" chịu sự can thiệp, còn nhóm "đối chứng" thì ko.
- Thực hiện 2 lần quan sát
+ Quan sát trước: Cả 2 nhóm khi chưa có sự can thiệp.
+ Quan sat sau: Cả 2 nhóm sau 1 thời gian can thiệp vào nhóm "thục nghiệm"
- So sánh kết quả của 2 lần quan sát
Ưu điểm: Nhóm kiểm soát có tác dụng định lượng các tác độngc ủa các biến số ngoại lai, từ đó giúp ta tìm xác định đúng tác động của sự can thiệp.
Nhược điểm: Nhóm kiểm soát ko giúp xác định và tách các hiệu ứng khác do công cụ đo (hiệu ứng tái tích cực) hay do người trả lời (hiệu ứng bảo hòa, hiệu ứng hồi quy).
* Thiết kế nghiên cứu tái kiểm soát (thiết kế kiểm tra kép)
Đặc điểm:
- Chọn 3 thiết kế NC: 2 nhóm kiểm soát B,C và một nhóm thực nghiệm A giống nhau. Nhóm "thực nghiệm" chịu sự can thiệp, còn nhóm kiểm soát thì ko.
- Thực hiện 2 lần quan sát:
+ Quan sát trước: 2 nhóm A, B, loại nhóm C (ko tiếp xúc với C đo lường để tránh hiệu ứng do ccoong cụ đo)
+ Quan sát sau: Cả 3 nhóm A, B, C sau thời gian can thiệp vào nhóm thực nghiệm
- So sánh kết quả của 2 lần quan sát (khác biệt giữa A và B-C).
* Thiết kế tái kiểm soát có thể khắc phục được nhược điểm của thiết kế kiểm soát vì nó tránh được hiệu ứng do công cụ đo, như thế sẽ thu được kết quả chính xác hơn.
Câu 17: Hãy trình bày mô hình của thiết kế nghiên cứu so sánh và nêu rõ những ưu nhược điểm của nó.
Khi cần so sánh tính hiêu dụng tính hiệu dụng của các phương pháp can thiệp người ta sử dụng thiết kế so sánh. Các nhóm so sánh được về 1 đặc điểm nào đó trong tập hợp nghiên cứu, chặng hạn tình hình kinh tế xã hội , sự phổ biến của điều kiện, phạm vị của vấn đề trong tập hợp nghiên cứu.
Tập hợp nghiên cứu được chia làm nhiều nhóm, các nhóm đều được quan sát trước, sau khi can thiệp bằng các cách khác nhau cho mỗi nhóm, đủ để gây ảnh hưởng, phép quan sát sau đó được thực hiện. từ các quan sát này, ta tính được mức thay đổi ở từng nhóm, khẳng định được sự tác động đã có. Mức độ thay đổi ở từng nhóm sẽ được so sánh với nhau để sác lập tính hiệu dụng tương đối của cá phép can thiệp.
Thực tế đây là nhều thiết kế trước sau được thực hiện song song và sau đó ta so sánh tác động của các thiết kế với nhau.
Câu 18: Trình bày mô hình thiết kế thực nghiệp so sánh chéo và nêu rõ ưu nhược điểm của thiết kế nghiên cứu này.
- Trong thực tế nghiên cứu y học một số chuyên gia cho rằng việc từ chối điều tri đối với nhóm đối trứng là vô đạo đức. bên cạnh đó một số cá thể trong nhóm đối chứng không thể chấp nhận được việc họ bị từ chối điều trị và họ sẽ không tham gia vào nghiên cứu mà đi đến 1 nơi khác để được điều trị. Tương tự trong nghiên cứu khoa học giáo dục, một số giáo viên và học sinh có thể cho rằng sẽ là không công bằng khi học sinh lớp đối chứng không được dạy bằng phương pháp mới, tiên tiến. Thiết kế thực nghiệm so sánh chéo giúp người nghiên cứu có thể đo lường tác động của can thiệp mà không phải từ chối can thiệp đối với bất kì nhóm nào.
- Trong thiết kế nghiên cứu so sánh chéo, hai nhóm được thành lập từ 1 tập hợp nghiên cứu ,sự can thiệp đó đưa vào 1 trong 2 nhóm, sau thời gian sẽ tiến hành đo lường tác động của sự can thiệp. lúc đó can thiệp được đổi chéo, nhóm thực nghiệm được trở thành nhóm đối chứng và ngược lai. Tiếp tục lam như vậy nhiều lần.
- Nhược điểm của phương pháp này là tính gián đoạn trong điều trị, toác động.
- Ưu điểm: Thiết kế thực nghiệm so sánh chéo giúp người nghiên cứu có thể đo lường tác động của sự can thiệp mà ko phải từ chối can thiệp đối với bấy kỳ nhóm nào.
Câu 19. Trình bày khái niệm mẫu và các nguyên tắc lấy mẫu trong NCKH:
* Khái niệm mẫu:
- Lấy mẫu là quá trình chọn ra một vài mẫu đại diện từ một nhóm lớn hơn(tập hợp nghiên cứu)làm nền tảng để ước lượng tiên đoán một sự kiến,tình huống hay kết quả về nhóm mẫu đó.Mẫu thử là tập hợp những mẫu con của tập hợp mà ta quan tâm đến trong nghiên cứu.
- Sau đây là một nhóm khái niệm liên quan:
+ Tập hợp nghiên cứu là toàn bộ những vật thể ,sự vật hay sự kiện,con người,cá nhân cần thu nhập thông tin đẻ từ đó ước lượng các thuộc tính của tập hợp nghiên cứu.
+ Kích cỡ mẫu : là số lượng cá nhân hay tập thể cần tiếp xúc đẻ thu thập thông tin.
+ Thiết kế mẫu: cách thức chọn các vật thể ,cá nhân tham gia vào lấy mẫu.
+ Đơn vị mẫu: là phần tử lấy mẫu(vật, người).
+ Cơ sở lấy mẫu: Danh sách nhận diện các phần tử mẫu.
+ Các thông tin mẫu, các kết quả dựa trên thông tin thu thập được qua quá trình quan sát.
+ Các thống kê số hoặc số trung vị của tập hợp nghiên cứu các đăc điểm chung của tập hợp nghiên cứu muốn khảo sát.
*Các nguyên tắc lấy mẫu :
Có 3 nguyên lý lấy mẫu:
NL1: Trong hầu hết các trường hợp lấy mẫu ,có sự khác nhau giữa các thông kê mẫu thử và số trung vị thực của tập hợp nghiên cứu ,sứ khác biệt này là do sự lựa chọn của các mẫu thử
NL2: Kích thước mẫu thử càng lớn thì ược lượng của số trung vị tập hợp nghiên cứu càng chính xác
NL3: Với kích thước mẫu đã cho sự khác biệt của một biến trong một tập hợp càng lớn thì sự khác biệt giữa các thong kê mẫu thử và số lượng trung vị của một tập hợp sẽ càng lớn.
Câu 20. Trình bày cấu chúc logic của phép chứng minh. Hãy cho biết vai trò của thông tin và nêu các phương pháp thu thập thong tin trong nghiên cứu khoa học?
* Cấu trúc logic của phép chứng minh gồm 3 bộ phận hợp thành luận điểm luận chứng và phương pháp.
- Luận điểm là điều cần chứng minh trong một đề tài nghiên cứu khoa học. Luận điểm trả lời câu hỏi: cần chứng kinh điều gì . Về mặt logic học luận điểm là một phán đoán nà tính chân thực của nó cần chứng minh.
- Luận cứ là bằng chứng đc đưa ra để chứng minh luận điểm.Luận cứ đc xây dựng tù nhưng thông tin thu đc tù đọ tài liệu,quan sáT bằng thực nghiệm.Luận cứ trả lời câu hỏi chứng minh bằng cái gì?Về mặt logic ,luận cứ phán đoán mà tính chân thực đã đc chứng minh bằn cái gì.về mặt logic ,luận cứ là phán đoán mà tính chân thực đã đc chứng minh và đã đc sử dụng để chứng minh luận điểm .
* Có hai loại cứ:
- Luận cứ lý thuyết là các luận điểm khoa học bao gồm các tiền đè,định lý, các định luận, quy luật đã đc khoa học chứng minh.
- Luận cứ thực tiễn là các sự kiện đc nhà nghiên cứu thu thập từ trong thực tế bằng quan sát thực nghiệm, phỏng vấn, điều tra hoặc khai thác thông tin từ nghiên cứu của đồng nghiệp.
- Phương pháp: là cách thức đc sử dụng để tìm kiếm luận cứ và tổ chức luận để chứng minh luận điểm, gồm tìm kiếm luận cứ, chứng minh độ chính xác của bản than luận cứ và sắp xếp luận cứ để chứng minh giả thuyết. Để là được viếc đó phải trả lời câu hỏi: "Chứng minh bằng cách nào"
- Để có đc thông tin luận cứ ta cần phải có:
+ Cơ sở lý thuyết liên quan đến nội dung nghiên cứu
+ Tài liệu thống kê và kết quả của đồng ngiệp đi trước.
+ Kết quả quan sát hoặc thực nghiệm của bản thân người nghiên cứu,
- Để thu thập thông tin thì cần phải:
+ Lựa chọn phương pháp tiếp cận để thu thập thông tin.
+ Thu thập thông tin
+ Sắp xếp thông tin để chứng minh giả thuyết khoa học;
*Vai trò của thông tin: hình thành các luận cứ để chứng minh luận điểm khoa học đem lại độ tin cậy cho toàn bộ công trình khoa học.
*Các phương pháp thu thập thông tin:
- Nghiên cứu tài liệu: Là pp gián tiếp, không tiếp xúc vs đối tượng khảo sát.
- Phương pháp phi thực nghiệm: Thu trực tiếp trên đối tượng khảo sát nhưng không tác động lên nó
- PP thực nghiệm: Thu thập trực tiếp và có tác động gây biến đổi đối tượng và môi trường quan đối tượng khảo sát.
-PP trắc nghiệm: Thu thập gây biến đổi các biến của mt,không gây biến đổi thong số trạng thái của đối tượng.
Câu 21. Hãy trình bày về các loại sai số trong quan sát và cách thức trình bày độ chính xác của số liệu trong NCKH:
* Các loại sai số trong quan sát: Bất cứ phép đo nào đều có những sai số, trong KT đo lường người ta chia làm 3 cấp độ sai số:
- Sai số ngẫu nhiên: là sai số do sự cảm nhận chủ quan của người quan sát.Đây là sai số của phép đo,là sai số xuất hiện do năng lực quan sát của mối người.Do sự nhận thức của mỗi người khác nhau khi quan sát một sụ kiện nào đó.VD như trình bày lại sự kiện theo cảm nhận của mỗi người là sai lệch ngẫu nhiên.
- Sai số kỹ thuật xuất hiện do các yếu tố kỹ thuật gây ra một cách khách quan, không do năng lực cảm nhận chủ quan của người quan sát. Đây là sai số phương tiện đo.
- Sai số hệ thống: là sai số do quy mô hệ thống quyết định. Hệ thống càng lớn thì sai số càn lớn.
* Cách thức trình bày độ chính xác của số liệu: Trong NCKH: Độ lớn chính xác của số liệu được trình bày với những độ chính xác khác nhau (n) thuộc 1 số yếu tố:
- Độ chính xác của kích thước, của hệ thống: Mức độ chi tiết và số lượng chữ số lẻ sau dấu phẩy thuộc kích thước của hệ thống. Trong 1 số trường hợp khi càng viết số liệu chi tiết với nhiều số lẻ đằng sau dấu phẩy càng chứng tỏ người nghiên cứu ko hiểu đầy đủ về khái niệm độ chính xác.
- Độ chính xác của phương tiện quan sát: Mỗi phương tiện đo lường có độ chính xác riêng, khi viết số liệu, cần viết theo độ chính xác của phương tiện đo. Ko thể viết số liệu ở đơn vị (mức độ chính xác của phương tiện đó).
- Tính nhất quán trong khi trình bày độ chính xác của số liệu. Độ chính xác phải viết nhất quán trong cùng 1 hệ thống và trong các hệ thống tuong đương.
Câu 22. Giả thuyết KH là gì? Trình bày những đặc tính của giả thuyết KH.
* Giả thuyết KH:
- Giả thuyết là 1 phát biểu có tính chất ước đoán, 1 giải pháp đưa ra để kiểm nghiệm mối lien quan giữa 2 hoặc biến số. Giả thuyết được biểu thị dưới dạng những điều khái quát của mệnh đề.
- Có nhiều định nghĩa khác nhau về giả thuyết KH:
Giả thuyết ko được trái với lý thuyết, giả thuyết mới có thể bổ xung vào chỗ trống trong lý thuyết đang tồn tại, giả thuyết có thể khái quát các luận điểm đã biết.
- Giả thuyết phải mang tính vận hành, nghĩa là nó được diễn giải bằng các số hạng có thể đo lường được.
Câu 23. Thế nào là chứng minh, bác bỏ giả thuyết KH? Hãy trình bày các phương pháp chứng minh và bác bỏ giả thuyết.
* Thế nào là chứng minh, bác bỏ giả thuyết KH:
- Chứng minh bác bỏ giả thuyết là nội dung bản chất của công việc kiểm chứng giả thuyết.
- Chứng minh là 1 hệ thức suy luận, trong đó người nghiên cứu dựa vào những phán đoán mà tính chân xác đã được công nhận (luận cứ) để khẳng định tính chân xác của 1 phán đoán đang cần phải chứng minh (luận điểm).
- Bác bỏ: là 1 hệ thức chứng minh nhằm khẳng định tính phi chân xác của 1 phấn đoán.
* Phương pháp chứng minh giả thuyết: Có 2 phương pháp.
- Chứng minh trực tiếp: là phép chứng minh trong đó tính chân xác của giả thuyết được rút ra 1 cách trực tiếp từ tính chân xác của tất cả các luận cư, luận điểm đúng, luận cứ đúng và phương pháp đúng. Nghĩa là thực hiện 1 phép logic, là loại chứng minh thường gặp nhất trong NCKH.
- Chứng minh gián tiếp: là phép chứng minh trong đó tính chân xác của luận điểm được chứng minh bằng tính phi chân xác của phản luận điểm. Chứng minh gián tiếp được sử dụng khi ko có hoặc ko đủ luận cứ thậm chí ko cần phân biệt có đưa luận cứ hoặc ko. Gồm có:
+ Chứng minh phản chứng: phép chứng minh trong đó tính chân xác của giả thuyết được chứng minh bằng tính phi chân xác của phản luận điểm, tức là 1 giả thuyết được đặt ngược lại với giả thuyết ban đầu.
+ Chứng minh phân biệt: là 1 phép chứng minh gián tiếp trên cơ sở loại bỏ 1 số khả năng này để khẳng định những khả năng khác, do vậy còn được gọi là chứng minh bằng phương pháp loại trừ. Trong KHXH, chứng minh bằng phương pháp phân biệt là 1 cách chứng minh có nhiều thuyết phục
* Phương pháp bác bỏ giả thuyết
- Bác bỏ là hình thức chứng minh nhằm chỉ rõ tính phi chân xác của 1 phán đoán. Trong NCKH, đây là việc dựa vào kết luận KH đã được xác nhận để chứng minh cho 1 sai lầm của 1 giả thuyết. Bác bỏ là 1 thao tác logic hoàn toàn ngược với chứng minh, cho nên thao tác bác bỏ được thực hiện hoàn toàn giống phép chứng minh, bao gồm bác bỏ trực tiếp và gián tiếp.
- Chỉ riêng trường hợp bác bỏ trực tiếp, chỉ cần yêu cầu bác bỏ 1 trong 3 yếu tố cấu thành cấu trúc logic: hoặc luận điểm sai, hoặc luận cứ sai hoặc phương pháp sai, phương pháp bác bỏ giả thuyết là thực hiện 1 phép tuyển logic.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro