Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

fanta kỹ năng mềm

câu 1

khái niệm giao tiếp:  Giao tiếp là hoạt động xác lập và vận hành các mối quan hệ xã hội giữa con người với con người hoặc giữa con người và các yếu tố xã hội khác, nhằm thỏa mãn những nhu cầu nhất định.

chức năng của giao tiếp: 

   nhóm chức năng xã hội:

        chức năng thông tin, chức năng tổ chức phối hợp hành động, chức năng điều khiển, chức năng phê bình và tự phê bình

nhóm chức năng tâm lý : 

         chức năng động viên khích lệ, chức năng thiết lập các mối quan hệ, chứ năng cân bằng cảm xúc, chức năng hình thành phát triển tâm lý nhân cách

2.1.2 Phân loại giao tiếp 

2.1.2.1 Phân loại theo phương tiện giao tiếp 

           * Giao tiếp bằng ngôn từ: Bao gồm lời nói và chữ viết

           * Giao tiếp phi ngôn từ: Bao gồm các hành vi, biểu tượng, sắc thái, đồ vật… biểu hiện thái độ, tâm lí, tình cảm.

2.1.2.2 Phân loại theo khoảng cách

           *Giao tiếp trực tiếp: là loại giao tiếp mặt giáp mặt giũa các chủ thể giao tiếp,  trong cùng một không gian. Đây là loại hình giao tiếp phổ biến nhất trong đời sống con người.

           * Giao tiếp gián tiếp: Là loại giao tiếp trong đó các chủ thể tiếp xúc với nhau thông qua người khác hoặc thông qua các phương tiện truyền tin.

2.1.2.3 Phân loại theo qui cách

           *Giao tiếp chính thức: Là loại giao tiếp mang tính chất công vụ, theo chức trách, quy định, thể chế. Ví dụ: hội họp, mít tinh, giờ giảng bài… Trong giao tiếp chính thức, vấn đề cần trao đổi, bàn bạc thường được xác định trước, vì vậy thông tin thường có tính chính xác cao.

           * Giao tiếp không chính thức: Là loại giao tiếp mang tính cá nhân, không câu nệ vào thể thức, chủ yếu dựa trên sự hiểu biết về nhau giữa các chủ thể. Ví dụ: Bạn bè, đồng nghiệp trò chuyện… hoặc giao tiếp thông qua người thứ ba - “tam sao thất bản”. Ưu điểm của giao tiếp không chính thức là   gợi  không khí thân tình, cởi mở và chúng ta có thể tự do trao đổi những vấn đề mà chúng ta muốn.

câu 2

  Kênh trong giao tiếp:  giọng nói, hình ảnh và của chỉ. Vai trò của nhưng kênh giao tiếp này?

Lời nói trong giao tiếp

 * Tầm quan trọng của lời nói trong giao tiếp

 Giao tiếp bằng lời nói là hình thức giao tiếp thông dụng, phổ biến nhất Qua lời nói, nội dung thông tin được truyền đi tác động trực tiếp, nhanh nhất đến cá nhân đối tác. Lời nói như mũi tên, đã bay đi thì khó lấy lại.Vì thế người xưa vẫn khuyên con người uốn lưỡi 7 lần trước khi nói.

 Lời nói bộc lộ tính cách nên nó giữ vai trò rất quan trọng trong việc tạo ấn tượng, sự nhận xét, đánh giá giữa những chủ thể với nhau trong giao tiếp.

Ánh mắt

            Ánh mắt được xem là cửa sổ tâm hồn. Ánh mắt phản ánh tâm trạng, những xúc cảm, tình cảm của con người như: vui, buồn, tức, giận, sợ hãi, lo lắng hay yên tâm. Ánh mắt cũng cho ta biết mong muốn, ý nghĩ của người đối thoại. Ánh mắt không chỉ bộc lộ tâm hồn của con người mà còn là con đường chủ yếu mà qua đó các thông tin cảm tính từ môi trường bên ngoài là do mắt cung cấp.

b, Nét mặt

            Nét mặt biểu hiện thái độ cảm xúc của con người. Các nhà tâm lý học cho rằng, nét mặt biểu hiện 6 cảm xúc: vui, buồn, ngạc nhiên, sợ hãi, tức giận và ghê tởm. Những biểu cảm khác nhau qua nét mặt là do những sự kết hợp khác nhau về vị trí của mắt, môi, mí mắt và lông mày.

            Nét mặt còn cho ta biết ít nhiều về tính cách của con người. Người vô tư, lạc quan, nét mặt thường hay vui vẻ; người vất vả phải lo nghĩ nhiều thì vẻ mặt thường căng thẳng, trầm tư. . . không phải ngẫu nhiên mà người ta xem tướng qua khuôn mặt. Người xưa nói: “ Nhìn mặt mà bắt hình dong” cũng là vì vậy.

            Trong giao tiếp, cùng với nụ cười, nét mặt thường là yếu tố được người khác chú ý quan sát, nó góp phần quan trọng vào việc tạo nên hình ảnh của chúng ta trong con mắt của người khác.

c, Nụ cười

            Nụ cười là một phương tiện giao tiếp quan trọng chứa đựng nhiều nội dung phong phú. Nụ cười không chỉ biểu hiện thái độ, tình cảm của con người mà cả những nét tính cách nhất định của họ nữa. Thực tế cho thấy, bộ mặt tươi cười luôn được hoan nghênh.

d, Ăn mặc

            Việc ăn mặc cũng hết sức quan trọng trong giao tiếp. Nó không những thể hiện khiếu thẩm mỹ, văn hoá giao tiếp của chúng ta mà còn thể hiện thái độ của chúng ta đối với người khác và đối với công việc. Tại công sở chúng ta ăn mặc nghiêm túc, lịch sự để mọi người thấy rằng, chúng ta là con người có trách nhiệm, đàng hoàng, mẫu mực, coi trọng công việc. Vì vậy, bạn đừng coi thường việc ăn mặc của mình. Trong chúng ta, không ít người vẫn quan niệm một cách đơn giản rằng “ tốt gỗ hơn tốt nước sơn”, từ đó dẫn đến việc coi thường chuyện ăn mặc, nhiều khi ăn mặc một cách cẩu thả, tuỳ tiện.

e, Trang điểm và trang sức

            Ngoài ăn mặc, còn có trang điểm và trang sức. Nói chung, đây là những vấn đề dành cho nữ giới, nam giới thì ít khi trang điểm, còn trang sức thì nam giới thường hay mang cà vạt và nhẫn, nhưng nhẫn thường cũng chỉ là những vật kỷ niệm, vật tín chấp ( như nhẫn cưới ) chứ thường không phải là đồ trang sức.

f, Tư thế

            Tư thế có vai trò quan trọng trong giao tiếp, có thể xem nó như cái khung hay nền cho hình ảnh của chúng ta. Một người có vẻ đẹp bề ngoài, cơ thể khoẻ mạnh nhưng tư thế không đường hoàng thì vẻ đẹp đó cũng kém phần giá trị.

 câu 3      Những hiện tượng nào là hiện tượng giao tiếp?

 câu 4    

Nghiên cứu về vấn đề này, hai tác giả Joseph Luft và Harry Ingham đưa ra một sơ đồ có 4 ô gọi là cửa sổ giao tiếp Joharry

Hình 2.2 Cửa sổ giao tiếp Joharry

Mỗi cá nhân khi tương tác với người khác có 4 ô tâm lý như sau:

–        Ô I (ô chung), tương ứng với những gì về chúng ta mà cả chúng ta và đối tượng giao tiếp đều biết.

–        Ô II (ô mù), tương ứng những gì chúng ta không biết về mình nhưng đối tượng giao tiếp biết.

–        Ô III (ô riêng), tương ứng những gì chúng ta biết về mình nhưng đối tượng giao tiếp không biết.

–        Ô IV (ô không nhận thức được), tương ứng với những gì về chúng ta mà cả ta và đối tương giao tiếp không biết.

Như vậy, ô chung thể hiện sự hiểu biết lẫn nhau giữa chúng ta và đối tượng. Trong giao tiếp, cúng như các ô còn lại có thể được nới rộng hoặc thu hẹp, điều này phụ thuộc vào hai yếu tố cơ bản, đó là sự cở mở và sự phản hồi.

tự nhận thức: 

Về phương diện nào đó, có thể xem giao tiếp là quá trình phát và nhận thông tin giữa những người giao tiếp với nhau. Đây là quá trình hai chiều, nghĩa là người phát và người nhận thường xuyên đổi vai cho nhau: lúc thì người này là người phát, lúc chính họ là người nhận.

Có thể thể hiện quá trình truyền thông trong giao tiếp giữa các cá nhân bằng mô hình sau đây:

Hình 2.1 Sơ đồ truyền thông giữa hai cá nhân

Sơ đồ trên cho thấy, một người muốn chuyển một ý nghĩ nào đó cho một người khác thì phải bắt đầu bằng việc mã hóa ý nghĩ đó. Mã hóa là quá trình biểu đạt ý nghĩ thành các dạng thức như lời nói, chữ viết, hình ảnh, âm thanh, ánh mắt, nét mặt, cử chỉ,... Kết quả của quá trình này là thông điệp được tạo thành và sau đó phát đi bằng các kênh truyền thông để đến với người nhận. Sự mã hóa không chỉ phụ thuộc vào những tình huống cụ thể, mối quan hệ giữa người phát và người nhận, mà còn phụ thuộc vào đặc điểm của người phát. Một ý có thể mã hóa thành nhiều cách, nhiều phương tiện (bộ mã) khác nhau: người phát có thể sử dụng tiếng Việt, tiếng Anh hoặc một thứ tiếng khác; có thể sử dụng lời nói hoặc cử chỉ điệu bộ. Ngay cả khi dùng lời nói thì cũng có nhiều cách nói: nói thẳng ra ý mình hoặc nói bóng gió, ám chỉ...

Khi tiếp nhận thông điệp, người nhận phải tiến hành giải mã, tức là phân tích để hiểu được ý của người nói (nội dung của thông điệp). Đây là quá trình phức tạp, không phải bao giờ người nhận cũng hiểu đúng ý người phát. Tùy vào nhiều tác động khác nhau mà người nhận có thể hiểu khác nhau.

Một khâu quan trọng trong truyền thông là sự phản hồi, tức là người nhận phát tín hiệu trả lời người đã truyền đi bản thông điệp. Nó báo cho người phát biết thông điệp đã được tiếp nhận và được hiểu như thế nào. Trên cơ sở đó người phát có thể điều chỉnh hoặc chuyển tiếp những thông điệp khác.

Như vậy, quá trình truyền thông giữa các cá nhân là quá trình tương hỗ và tuần hoàn

 câu 6    1.    Giao tiếp ngôn từ và giao tiếp phi ngôn từ? Ví dụ minh họa? Biểu hiện bằng tay trong giao tiếp phi ngôn từ.

Phân loại theo phương tiện giao tiếp 

           * Giao tiếp bằng ngôn từ: Bao gồm lời nói và chữ viết

           * Giao tiếp phi ngôn từ: Bao gồm các hành vi, biểu tượng, sắc thái, đồ vật… biểu hiện thái độ, tâm lí, tình cảm.

giao tiếp thuyết trình đó là việc sử dụng ngôn từ ví dụ như từ chúng ta nói, từ chúng ta viết Phi ngôn ngữ: Giao tiếp phi ngôn ngữ là giao tiếp thông qua cử chỉ, hành động của cơ thể như Nét mặt, điệu bộ, cử chỉ, khoảng cách giao tiếp….   Phi ngôn ngữ                                                            Ngôn ngữ  Vô thanh                                                                     Hữu thanh  Giọng nói (chất giọng, âm                                        Từ nói   lượng, độ cao…), tiếng thở dài, kêu la… Điệu bộ, dáng vẻ, trang                                                Từ viết phục, nét mặt, ánh mắt, di chuyển, mùi…   Sự khác nhau giữa ngôn ngữ và phi ngôn như như sau: Ngôn ngữ Phi ngôn ngữ Đơn kênh  Đa kênh Không liên tục Liên tục Kiểm soát được Khó kiểm soát  Rõ ràng Khó hiểu 

 câu 7   Kỹ năng làm việc đồng đội là gì? Làm gì phát triển tinh thần làm việc đồng đội?

Làm việc theonhóm có nghĩa là làm việc với nhau cho cùng một mục đích.

Để phát huy tinh thần đồng đội và nâng cao kỹ năng làm việc đồng đội bạn cần 4 yếu tố sau:

Cởi mở: Khi một tập thể mới thành lập, quan trọng nhất là tạo lập được môi trường cởi mở để các cá nhân cảm thấy an toàn, thoái mái trong tư duy và giao tiếp, các cá nhân được tự do nói ra suy nghĩ và cảm nhận của mình mà không lo người khác đánh giá, chỉ trích.

Tin cậy: Môi trường cởi mở sẽ giúp các thành viên tin cậy nhau, họ tin rằng đồng đội của họ luôn nói đúng sự thật, luôn mong muốn điều tốt cho tập thể.

Chia sẻ: Sự tin cậy nâng cao hiệu quả chia sẻ thông tin trong tập thể, các ý tưởng được trình bày, các cá nhân tranh luận sôi nổi để tìm ra các mục tiêu và giải pháp tốt nhất.

Trách nhiệm:Khi mục tiêu và giải pháp cuối cùng được thống nhất cũng là lúc các thành viên nhận ra vai trò của mình trong tập thể, họ tác động tới các thành viên khác ra sao, họ cần làm gì để cùng thành công.

Các yếu tố trên đều có vai trò quyết định trong sự tồn tại và phát triển của tập thể giữa các yếu tố có sự tương tác qua lại lẫn nhau. Bởi vậy trong quá trình xây dựng và phát triển Kỹ năng làm việc đồng đội các tập thể phải luôn chú ý và tác động lên cả 4 yếu tố.

câu 8      Phân biệt khái niệm nghelắng nghe?

Những gì bạn nghe được là đó gọi là nghe thấy. Nghe thấy là quá trình sóng âm đập vào màng nhĩ và chuyển lên não. Nghe thấy là quá trình hoàn toàn tự nhiên từ khi bạn sinh ra đã như vậy rồi. Lúc bạn ngủ thì quá trình đó vẫn xảy ra.

Nghe chỉ là một hoạt động vô ý thức của con người. Chúng ta nghe những âm thanh xung quanh nhưng không nhất thiết phải hiểu chúng. Lắng nghe thì lại khác. Lắng nghe là một khả năng của hệ thần kinh. Khi lắng nghe chúng ta đã chuyển những gì nghe được thành một dạng dễ hiểu và dễ sử dụng.

lắng nghe là quá trình tập trung chú ý để giải mã sóng âm thanh thành ngữ nghĩa.

“Lắng nghe” có một ý nghĩa vô cùng quan trọng - làm nên ý nghĩa của mọi mối quan hệ trong cuộc sống.

Để có thể lắng nghe ai đó, bạn phải thực sự thấu hiểu vấn đề của họ, tựa như một cuộc điều tra vậy.

“Lắng nghe” để cảm nhận không chỉ âm thanh mà còn cả cảm xúc, ý nghĩ, ý kiến, mong đợi, niềm tin và cảm giác đến từ phía người kia.

Khi tâm sự với ai đó, bạn mong muốn gì ở họ nhất? Đó cũng chính là điều mà họ mong muốn ở bạn. Tất cả chúng ta đều mang khát khao chia sẻ và muốn được tôn trọng.

Lắng nghe không phải vô thức mà cần hoà hợp và chia sẻ. Điều quan trọng nhất là bạn từng bước hoà mình vào câu chuyện của đối phương (nhưng không có nghĩa là bạn mất đi ý kiến của riêng mình).

Khi lắng nghe ai đó, hãy thật chân thành. Người đối diện sẽ cảm nhận được sự tôn trọng từ phía bạn. Một quy luật dễ thấy đó là, càng tôn trọng người khác bao nhiêu, bạn càng được tôn trọng bấy nhiêu và mối quan hệ cũng vì thế mà tốt đẹp.

Mở rộng tấm lòng, bạn sẽ hiểu được điều người kia mong chờ. Lắng nghe là sự giao tiếp và trao đổi, hay một cuộc đối thoại và kết nối.

Ta không chỉ nghe bằng tai mà còn lắng nghe bằng cả trí óc trung thực, trái tim chân thành, ánh mắt tinh tế để "nghe" và "thấu" được những điều thinh lặng không nói thành lời. Nó không chỉ là quá trình tập trung để giải mã sóng âm thanh thành ngữ nghĩa mà còn là sự "lắng" để chia sẻ, cảm thông từ chiều sâu tâm tư tình cảm. Hãy "lắng nghe" chứ đừng chỉ "nghe" Nghe không chỉ là một sự im lặng thụ động mà là một thái độ tích cực có khả năng gợi mở, khuyến khích để người đối diện có thể thoải mái nói ra tâm sự của mìn

Chúng ta có hai “tai” để nghe và một cái “miệng” để nói chính vì vậy mà thời gian lắng nghe của chúng ta cần gâp đôi thời gian nói trong một ngày hoặc trong một cuộc trò chuyện bất kỳ.

câu 9      Thuyết trình là gì? So sánh bài thuyết trình và bài nói trước công chúng

Thuyết trình là quá trình truyền đạt thông tin  trình bày một vấn đề, một quan điểm trước những nhiều người  nhằm đạt được các mục tiêu cụ thể: HIỂU, TẠO 

DỰNG QUAN HỆ, và THỰC HIỆN.

Thuyết trình hay còn gọi là diễn thuyết, là nói chuyện trước nhiều người về một vấn đề nào đó một cách hệ thống.

thuyết trình cần :

- Đánh giá đúng bản thân. Khi được mời nói chuyện về một vấn đề nào đó, bạn cần cân nhắc hai vấn đề sau:

            + Bạn có am hiểu vấn đề, có đủ thông tin để trình bày hay không?

            + Con người, cương vị của bạn có được người nghe chấp nhận hay không? Ở đây, bạn cần lưu ý rằng, tầm quan trọng của vấn đề phải ngang tầm với người diễn thuyết, nếu không, người nghe sẽ thiếu tin tưởng.

            Nếu một trong hai điều kiện trên không được đáp ứng thì bạn cần từ chối buổi nói chuyện.

- Tìm hiểu người nghe. Bài nói chuyện phải được xây dựng xung quanh người nghe, lấy người nghe làm trung tâm. Cùng một vấn đề nhưng nói cho những đối tượng khác nhau thì cách xây dựng bài nói cũng phải khác nhau. Chẳng hạn, cũng là vấn đề thời sự quốc tế nhưng nói cho sinh viên nghe khác với nói cho giáo viên. Vì thế, cần tìm hiểu đối tượng sẽ nghe mình là ai, giới tính, tuổi tác, nghề nghiệp, tín ngưỡng, nhu cầu, sở thích, động cơ. . . của họ để chuẩn bị bài nói cho phù hợp.

            - Xác định mục đích và mục tiêu của bài nói chuyện. Trước khi chuẩn bị nội dung bài nói chuyện, chúng ta cần xác định rõ mục đích của nó. Mục đích cung cấp thông tin cho người nghe, thuyết phục người nghe hay để góp vui? Trên cơ sở mục đích mà đề ra mục tiêu. Mục tiêu của bài nói chuyện cần phải cụ thể để có thể đánh giá được mức độ thành công của bài nói chuyện. Chẳng hạn, sau một buổi thuyết trình số thành viên hội đồng bỏ phiếu tán thành 90% thì buổi thuyết trình đó mới đạt được kết quả.

            - Chuẩn bị bài nói chuyện. Mỗi bài nói chuyện thường có 3 phần: Mở đầu, khai triển (phần nội dung) và kết luận. Chuẩn bị bài nói chuyện cũng có nghĩa là chuẩn bị 3 phần này.

 Theo bạn, khi thuyết trình bạn nên dùng cách giao tiếp phi ngôn từ như thế nào cho hiệu quả?

giao tiếp bằng mắt : tăng sự tin cậy, tăng sự thích thú, nhận phản hồi ngầm từ khán giả

nét mặt : chúng ta có thể dùng nét mặt để biểu hiện các trạng thái cảm xúc mà chúng ta cần nói đến trong bài thuyến trình hoặc là dùng nét mặt để giúp bài thuyết trình vui nhộn hơn khi không khí có vẻ trầm xuống tạo hấp dẫn cho người nghe

cách đi đứng : dáng điệu sự di chuyển tự tin sẽ gợi lên tính chuyên nghiệp và đáng tin cậy

                            không di chuyển quá nhanh hoặc quá chậm

 điệu bộ : giữ điệu bộ thật tự nhiên , tránh những cử chỉ lặp đi lặp lại, dùng cử chỉ tay để nhấm mạnh các điểm chính thu hút sự chú ý của khán giả

sự gần gũi : sự gần gũi cũng là một cách để thực hiền bài thuyết trình thành công, tạo được sự thân mật đễ dễ truyền đạt 

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: