Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

[Fanfiction] NHỮNG TRẢI NGHIỆM ĐƯỜNG ĐỜI


GHI CHÚ: vui lòng đọc kỹ bài "Tản mạn về ý tưởng fic Những trải nghiệm đường đời" trước khi bạn quyết định có nên đọc fic này hay không.

.

LƯU Ý: ĐÂY CHỈ LÀ FANFIC. BỐI CẢNH, TÍNH CÁCH CỦA NHÂN VẬT HOÀN TOÀN LÀ SẢN PHẨM CỦA TRÍ TƯỞNG TƯỢNG, KHÔNG GIỐNG NHƯ THỰC TẾ.

.

#fanfic #Folk #Win

[Fanfiction] NHỮNG TRẢI NGHIỆM ĐƯỜNG ĐỜI

Người viết fanfiction: Gừng Sô Cô La.

Nhân vật: Folk, Win. (chưa xác định được là có couple hay không)

Thể loại: hiện thực hướng, HE.

.

.

.

Phần 1: Thời thơ ấu.

Khi nhớ về thời thơ ấu, Folk rút ra được vài điều cho bản thân.

Điều thứ nhất: thời thơ ấu có những kỷ niệm vui vẻ mà sau này nhớ lại Folk có cảm giác như mới ngày hôm qua.

Điều thứ hai: trẻ con sẽ lớn, người lớn sẽ già, mọi thứ rồi sẽ thay đổi, mỗi người có số phận riêng của mình, không ai biết trước, không ai học được chữ ngờ.

Điều thứ ba: có những ký ức từ thời thơ ấu gây ra ảnh hưởng khó phai mờ đến tuổi trưởng thành, có khi là cả đời.

[...]

1/ Ba mẹ Folk là người từ nơi khác đến đây lập nghiệp. Ba mẹ Folk đều là viên chức bình thường, làm công ăn lương.

Folk sinh ra và lớn lên ở một thành phố nhỏ tên là Prediction. Vì Folk lớn lên ở đây nên giọng nói của cậu giống người dân địa phương. Giọng nói của Folk không giống giọng của ba mẹ nên Folk dễ hòa đồng, dễ được chấp nhận ở trường học, cũng như khi chơi với bọn trẻ con hàng xóm.

Nhà Folk ở một khu có mười ngôi nhà sát vách nhau. Mười nhà đều là nhà cấp bốn ba gian, không có lầu. Người ta vẫn gọi nơi này là khu "mười căn hộ".

Nhà Folk nghèo nhất trong khu. Folk nhớ khi còn bé, ngây thơ, chưa biết gì, Folk hỏi mẹ.

-Nhà mình giàu hay nghèo?

Thì mẹ Folk trả lời.

-Nhà mình thuộc dạng trung bình.

Folk yên tâm là nhà mình thuộc dạng trung bình. Nhưng đôi khi Folk thấy làm lạ là nhà hàng xóm có ti vi để xem nhưng nhà mình không có. Folk đều đi xem ké ti vi ở những nhà khác. Nhà hàng xóm có tiền mua bánh, mua truyện tranh nhưng Folk không có. Thỉnh thoảng lắm Folk mới xin mẹ ít tiền thuê truyện về đọc cho đỡ thèm.

[...]

Folk vẫn còn nhớ từng nhà hàng xóm có những ai. Nhiều năm về sau, nghe mẹ kể thì Folk mới biết những người hàng xóm năm ấy, bây giờ họ có cuộc sống thế nào.

Nhà đầu tiên có chú là giám đốc, giàu nhất khu. Nhà chú có hai người con, một chị lớn và một đứa em trai nhỏ. Vợ của chú mỗi lần đi ngang khu xe tải đậu thì những anh thợ sửa xe láu lỉnh lại gọi cô ấy "Mẹ ơi" để trêu đùa ý muốn làm con rể nhà giàu.

Chị gái và đứa em nhà ấy sau này đều định cư ở nước ngoài, lập gia đình và sinh con. Cô vợ chú giám đốc năm nào cũng bay sang thăm con cháu. Chú về già thì hờ hững với cô, hai người sống ly thân. Dù kinh tế khá giả, nhưng giờ cô sống vì con vì cháu. Tình nghĩa vợ chồng xem như đã hết.

Nhà thứ hai có chú rất chăm chỉ làm việc nhà, còn cô vợ đi làm về chỉ ngồi xem ti vi, không cần động đến ngón tay. Nhà ấy có hai anh em trai đều đẹp. Sau này nhà cô chú chuyển đến thành phố Opportunity sinh sống. Hai người con đều thành đạt. Người con út làm việc ở sân bay.

Nhà thứ ba có gen bên ngoại trắng mịn, xinh xắn. Sau này Folk cũng gặp một người mà cả gia đình cậu ấy ai cũng cao và có nước da trắng trẻo. Nhà thứ ba này, sau này khi mẹ Folk chuyển công tác, đã giúp đỡ mẹ Folk. Đến giờ gia đình Folk vẫn còn giữ liên lạc với họ.

Nhà thứ tư là kiểu ngày xưa ghét nhau, bây giờ cho qua, trở thành bạn bè. Ngày ấy mẹ Folk và cô vợ nhà ấy không hợp nhau. Nhiều năm về sau, trải qua thăng trầm, mẹ Folk và cô ấy nối lại liên lạc, vui vẻ với nhau như bạn cũ nhiều năm không gặp. Chú nhà này sau này có vợ khác, cô cũng sống vì con vì cháu, không thiết tha với người chồng bội bạc.

Nhà thứ năm là nhà của Folk.

Nhà thứ sáu cũng có một cô rất tốt với nhà Folk. Nhà đó có hai anh em. Folk chơi thân với người em. Đây là người bạn thời thơ ấu của Folk. Sau này đám cưới của cậu ta, Folk có đến dự. Cậu ta sinh con đầu lòng, Folk cũng gửi tiền mừng. Đến khi nghe mẹ Folk kể, cậu ấy ly hôn, Folk buồn lắm. Lúc đó nhà Folk đã chuyển đến Opportunity. Folk cũng chỉ có thể nhắn tin an ủi cậu ta vài câu. Mẹ Folk có gặp lại mẹ cậu ấy. Mẹ bảo trông cô ấy già đi hẳn. Cô ấy đau lòng vì hôn nhân của con trai mình tan vỡ. Folk nhớ ngày xưa cậu bạn ấy khéo tay, thường giúp Folk làm bài tập vẽ và thủ công. Giờ nghĩ cậu ấy đứt gánh nhân duyên giữa đường, Folk thấy thương cảm cho số mệnh lận đận của bạn mình.

Nhà thứ bảy là nhà giàu ngầm. Sau này Folk mới biết nhà họ giàu. Khi chuyển đến Opportunity, Folk có dịp chở mẹ sang nhà cô ấy chơi. Cô ấy có cơ ngơi hoành tráng, con cái có công việc tốt, lương cao, hai đứa cháu ngoan ngoãn, thông minh. Nhà cô ấy là trọn vẹn, hạnh phúc nhất.

Nhà thứ tám lúc đầu là một cặp vợ chồng làm nghề tự do ở, sau nhà đó chuyển đi, một cặp vợ chồng có thân thế đến sống. Chú ấy sau này không may mất sớm do bị tai nạn, cô ấy ở vậy, một mình nuôi đứa con trai duy nhất.

Nhà thứ chín, hai vợ chồng đều tốt, chỉ có một người con gái. Người con không may bị bệnh, phải nghỉ học giữa chừng. Sau chị ấy đi học nghề và học bổ túc văn hóa. Giờ chị ấy kết hôn, sinh con rồi, xem như cuộc sống về sau có hậu.

Nhà thứ mười có hai anh em cách nhau mười mấy tuổi. Do cô ấy nhiều lần bị sẩy thai, mãi về sau mới sinh được đứa con thứ hai. Gia đình cô ấy không khá giả, cũng đủ sống. Sau con cái ăn nên làm ra nên hiện tại cuộc sống viên mãn, đủ đầy. Mẹ Folk bảo do cô ấy sống biết tích đức, không làm hại ai, hay khen người khác, không dè bỉu, chê bai ai bao giờ nên được ban phước lành.

Kể chuyện người lớn toàn là chuyện thăng trầm, Folk thấy cũng chạnh lòng. Nhớ lại ngày xưa chạy rong đi chơi với cả đám trẻ con, Folk mới thấy phấn chấn hơn.

Ngay trước khu nhà là một bãi cỏ xanh. Folk hay ra đó chơi đá banh, đuổi bắt. Sau nhà có cái ao, Folk hay cùng bọn trẻ con nhảy xuống đó bơi và tắm. Sau này người ta còn đào hồ để trồng sen. Trước khi sen được trồng, hồ còn cạn, Folk cùng đám bạn hàng xóm xuống hồ chơi đánh trận giả.

Gần nhà Folk có một xí nghiệp với cái sân rộng và khu nhà xưởng bỏ trống. Folk cùng những đứa trẻ khác bày trò xây căn cứ chiến đấu, mải mê với mấy chuyện trốn tìm và ẩn nấp. Còn có trò chơi truy tìm kho báu mà kho báu có khi chỉ là một viên bi, cũng đủ khiến đội thắng cuộc cảm thấy tự hào.

Mưa xuống, rau muống mọc trên ao xanh mướt, Folk theo ba đi đặt lờ bắt cá và cất vó bắt tép. Có khi cá còn trườn theo đường nước lên cả vạt cỏ ven đường đi.

Mùa lạnh sương giăng đầy đường. Sương phủ kín khắp nơi. Mẹ đi chợ về, Folk cảm giác mẹ như cô tiên, từ trong làn sương mờ ảo hiện ra.

Xung quanh khu nhà có mấy cây sơ ri, xoài và me. Bọn trẻ cùng Folk trèo cây hái quả, nhiều khi bị kiến cắn, xuýt xoa kêu đau.

Ở đây còn có cây keo. Khi quả chín đỏ, ăn ngọt nhưng cây có gai hoặc kiến, lại cao nên muốn hái phải dùng sào tre có mẩu gỗ nhỏ làm thành cái chạc ở đầu sào để hái quả.

Thời thơ ấu của Folk gắn liền với thiên nhiên, cây cỏ. Những cây cỏ gà dùng để chơi đấu nhau, xem cỏ gà của ai đứt trước. Cạnh bờ ao có những bụi cây môn, họ nhà sen, Folk chơi nhỏ nước xuống lá môn để xem nước trôi tuột xuống như những hòn ngọc trong suốt. Đi khỏi khu nhà một đoạn là bãi đất mọc đầy cây lức, dạng cây thân cỏ, thấp, mọc thành bụi. Loại cây này có thể dùng làm thuốc trị ho. Còn bọn trẻ con như Folk thì chất gạch lót bên dưới bụi cây làm nền, để chơi nhà chòi. Có khi Folk còn rủ đám trẻ nhặt cây cắm xuống đất làm cột nhà, còn mái nhà chòi thì dùng lá dừa phủ lên. Nếu chơi nhà chòi trong nhà thì phải đợi lúc ba mẹ đi vắng, Folk và trẻ con hàng xóm, lấy chăn ra giăng làm nhà. Cả đám chui trong đó, ngồi đố nhau mấy câu đố dân gian, có khi còn kể chuyện nghe lỏm được từ người lớn.

Bên cạnh khu nhà còn có một khoảng đất mọc đầy cỏ tranh. Mẹ Folk thường đào lấy rễ tranh để nấu thành nước uống giúp thanh lọc, giải nhiệt. Mẹ từng trồng mía để bán nhưng vì trẻ con khu khác đến hái trộm nên mẹ phá mía đi, chuyển sang trồng rau lang. Dù đã nhiều năm trôi qua, nhưng Folk vẫn nhớ lúc mình còn nhỏ, ba mẹ lao động vất vả thế nào. Lúc đó Folk chưa biết tiền lương của ba mẹ không đủ để nuôi hai anh em Folk ăn học nên ngoài giờ làm việc, mẹ trồng rau, nuôi gà, ba Folk thì chăn nuôi heo để bán kiếm thêm.

Cạnh căn bếp nhà Folk có trồng cây thủy trúc. Cây ưa đất, mọc lên um tùm, xanh mướt. Trong sân nhà Folk có một bụi hồng tỷ muội to, trổ ra cơ man nào là hoa, rất đẹp, còn có một bụi cây nguyệt quế. Cứ đến mùa mưa, nguyệt quế ra hoa thơm ngát, qua cơn mưa, hoa rụng đầy dưới đất thành một khoảng đầy cánh hoa trắng muốt.

Mùa hè cũng là mùa gió lớn. Folk cùng bọn trẻ con chơi thả diều. Không có tiền mua diều, Folk tự làm diều bằng thanh tre mảnh được uốn cong, giấy tập cũ, hồ dán, một cuộn dây và thanh nhựa ngắn để quấn cuộn dây. Diều của Folk vẫn bay cao như những con diều khác trên bầu trời tuổi thơ trong xanh, nhiều kỷ niệm.

[...]

Khi đi học tiểu học, Folk có quen vài người bạn. Tuy bây giờ không còn giữ liên lạc nhưng Folk vẫn còn ấn tượng về những người bạn đó.

Moon là bạn có mái tóc cam vàng. Các bạn trong lớp ngạc nhiên vì màu tóc đó, cho rằng bạn ấy là con lai. Moon thì nói lúc mang thai mình, mẹ Moon thường uống nước cam nên tóc Moon mới có màu đặc biệt như thế. Cả lớp đều tin lời giải thích của Moon nên không ai còn thắc mắc nữa.

Trust là cậu bạn thông minh nhất lớp, bài văn lúc nào cũng đạt điểm cao. Nhà Trust giàu nhất Prediction, Folk biết được theo lời người lớn nói. Nhưng con trẻ thì chơi với nhau vô tư, có để ý gì chuyện giàu nghèo, sang hèn như người lớn thường nghĩ.

Grace là bạn vừa hát hay, vừa học giỏi. Thi văn nghệ lúc nào cũng là Grace tham gia. Grcae học chung với Folk từ tiểu học lên cấp 2, sang cấp 3, Grace và Folk học khác lớp, vẫn chung trường. Sau này lên đại học, Grace học khoa bên cạnh khoa của Folk. Lễ cưới của Grace, Folk có đến dự, sau đó Grace bận rộn gia đình nên Folk cũng ít qua lại.

Curious thì thường gọi Folk là bánh bao, vì hồi nhỏ, mặt Folk tròn và mũm mĩm. Folk gọi lại cậu ta là Chí mén. Gọi nhau như thế, có khi cả hai suýt quên tên thật của bạn mình. Curious cũng như các bạn khác, chỉ học chung tiểu học với Folk. Khi Folk lên cấp 2, cậu chỉ còn học chung với Grace.

[...]

Từ nhỏ, Folk đã trải qua cảnh phân biệt đối xử, cục bộ địa phương. Lúc đó chưa hiểu sự đời, Folk chỉ biết ghét nhà hàng xóm mà không hiểu vì sao họ đối xử tệ với ba mẹ cậu. Nhà thứ tư, cạnh nhà Folk chuyển đi. Nhà mới chuyển đến là hai vợ chồng làm cùng chỗ với ba mẹ Folk. Con lớn của họ là bạn cùng lớp với Folk. Chú nhà đó thường hay mở nhạc to vào buổi trưa, gây ồn ào, làm nhà Folk không ngủ được. Buổi tối thì hoặc có khi vợ chồng họ cãi nhau, hoặc có khi chú đó uống rượu về nằm la hét, làm nhà Folk cũng mất ngủ theo. Mẹ Folk nhiều lần góp ý nhưng đâu vẫn hoàn đấy. Sau này, mẹ Folk ra cơ quan khiếu nại, không ai bênh vực mẹ Folk, chỉ có cô bên nhà thứ sáu đứng ra xác nhận sự thật thì cặp vợ chồng nhà thứ tư mới chịu nhận lỗi và hứa không gây rối nữa. Đó là chuyện lớn, còn những chuyện nhỏ nhặt khác hoặc chuyện ở chỗ làm mà ba mẹ Folk phải chịu thiệt thòi. Khi Folk lớn lên nghe ba mẹ kể lại, chứ lúc nhỏ, Folk không biết gì cả.

Người trải qua cảnh khổ thì mới biết khổ. Khi lên đại học, Folk tâm sự với bạn thì không ai hình dung được chuyện phân biệt vùng miền ấy. Vì bạn Folk chưa trải qua tình cảnh như Folk nên không thể hiểu được.

Càng về sau Folk càng nghiệm ra, xã hội, thế giới còn nhiều vấn nạn kỳ thị khác như sắc tộc, tôn giáo, người dị tính kỳ thị người đồng tính, người thường kỳ thị thiên tài, thần đồng, người giàu và người nghèo kỳ thị nhau, người dở kỳ thị người có năng lực.

[...]

Trường tiểu học của Folk là trường làng, chỉ có ít dãy phòng học, sân còn là sân đất, chưa được lát gạch hay tráng xi măng. Hoạt động ngoại khóa ở trường chủ yếu là đánh trống nghi thức và văn nghệ tổ chức mỗi năm một lần.

Trường có vài cây bàng che bóng mát. Folk thích nhất lễ phát thưởng cuối năm. Năm nào Folk cũng được nhận thưởng, được xem văn nghệ. Năm cuối cấp của tiểu học, Folk chưa biết bịn rịn, chia xa là gì. Cậu cứ nghĩ đơn giản dù học khác trường thì vẫn thỉnh thoảng có thể gặp nhau.

[...]

Folk và Grace là hai cậu học trò trường làng ra trường lớn của thành phố Prediction để học. Trường học xa nhà đến năm cây số. Folk tự đạp xe đi học.

Trường mới của Folk có cả cấp 2 và cấp 3. Trường rất rộng và đẹp. Đây còn là trường cổ, được xây cách nay 173 năm. Tên trường được đặt theo tên một vị anh hùng của đất nước.

Sân trường có rất nhiều cây cao. Tuổi của những cái cây còn nhiều hơn tuổi của Folk lúc đó. Folk còn nhớ mãi buổi đầu tiên tập trung ở trường để nhận lớp và giáo viên. Folk là học sinh đứng thứ hai trong hàng của lớp mình. Phía trước Folk là một bạn lạ mặt với phong cách tự tin. Bạn ấy là Dragon. Dragon sẽ học chung với Folk từ cấp 2, lên cấp 3 rồi lên đại học. Ấy thế mà Folk và Dragon không hề thân thiết với nhau, dù vẫn có thể nói chuyện thoải mái với nhau. Đơn giản vì tính cách không hợp.

Hôm ấy là một ngày rất đẹp, lúc mặt trời lên, ánh nắng sớm mai xuyên qua những tán cây, rọi xuống làn sương mỏng tạo nên một không khí lung linh, huyền ảo. Tiểu học còn quá nhỏ nên Folk chưa để ý lắm những đặc điểm của trường. Lên cấp 2, học trường mới, Folk chú ý hơn. Sau này nhớ lại, Folk vẫn cảm thấy đó là không gian rộng lớn, choáng ngợp. Folk chưa có dịp học hết ở các dãy phòng khác nhau nhưng cũng đã được vào phòng thí nghiệm vừa to, trần vừa cao, vừa mát, phòng học nhạc ở một góc trên lầu, khu tập thể dục ở sân sau, hội trường vừa rộng vừa hiện đại. Folk nhớ nhất là thư viện trường. Thư viện có những cửa sổ to và cao theo phong cách Gothit. Thư viện yên tĩnh mang đến cảm giác cổ xưa và dễ chịu. Thư viện có rất nhiều sách nhưng Folk ít có dịp đến đây vì nhà Folk khá xa trường. Đôi lúc Folk vẫn tiếc, giá mà lúc đó nhà mình gần trường hơn thì sau buổi sáng học chính khóa, thì buổi chiều Folk có thể đến đây đọc sách. Trường chỉ cho mượn sách về nhà với các học sinh giỏi nằm trong đội tuyển, còn học sinh bình thường thì có thể đọc sách tại chỗ.

Folk qua nhiều năm, càng thấm thía hơn, số phận của mình sẽ còn những lần tiếc nuối do hoàn cảnh hoặc do bản thân không đủ năng lực.

[...]

Có hai lý do để Folk lên cấp 3 quyết định thi vào trường chuyên của Prediction. Vì trường chuyên nhỏ và gần nhà Folk hơn.

Trường cấp 2 của Folk rất rộng. Học sinh cấp 2 học thể dục phải chạy nửa vòng sân trường, còn học sinh cấp 3 phải chạy mấy vòng cả sân rộng mênh mông. Lớp của Folk nằm gần phòng y tế. Mấy năm học cấp 2, không ít lần từ trong lớp học nhìn ra, Folk thấy các anh chị cấp 3 được khiêng lên phòng y tế do ngất xỉu trong giờ chạy thể dục. Folk hãi lắm, quyết tâm lên cấp 3 phải thi vào trường chuyên, không học trường này nữa.

w=f=w=f=w=f= w=f= w=f= w=f= w=f= w=f= w=f= w=f= w=f= w=f=w

Phần 2: Lần đầu trong đời trải nghiệm cuộc sống ở ngoài gia đình.

Mẹ Folk từ sau khi sinh hai anh em Folk xong thì yếu hơn. Mẹ thường hay bệnh. Tuổi thơ của Folk ấn tượng với việc mẹ thuốc thang và đi bệnh viện thường xuyên. Đến năm Folk học cấp 3, trường có ký túc xá cho học sinh ở xa. Mẹ Folk quyết định cho Folk vào ở ký túc xá, tập sống tự lập. Còn mẹ ở nhà vừa đi làm, vừa lo cho em gái Folk.

Sáng và trưa thì Folk ăn cơm ở căn tin trường, hoặc ở quán, hoặc ra chợ ăn. Tối thì Folk được ăn cơm nhà. Ba Folk thời gian ấy làm bảo vệ trực ca đêm. Chỗ làm của ba đi ngang qua trường Folk nên chiều nào ba cũng mang cơm mẹ nấu cho Folk.

Ký túc xá trường cấp 3 vừa cũ vừa nhỏ và thích hợp cho việc chơi hơn học. Ký túc xá lúc nào cũng ồn ào, Folk thích được về nhà hơn, vì cảm thấy khó tập trung học bài vào buổi chiều tối. Nhưng mấy đứa học giỏi thì tụi nó vẫn học tốt, chơi tốt, cặp bồ thoải mái.

Folk ganh tỵ mấy đứa vừa đẹp, vừa giàu, vừa giỏi, lại còn nổi tiếng. Trường Folk tuy nhỏ nhưng tụ hội anh tài. Folk nằm trong số nhan sắc bình thường, gia cảnh bình thường, học lực bình thường, sức khỏe cũng bình thường nốt. Folk cắm đầu học và hóng chuyện hành lang. Tuổi học trò không thiếu chuyện bạn bè vui vẻ có, xích mích có, giận hờn, cặp bồ rồi chia tay, ganh tỵ nhau, cạnh tranh nhau.

Folk ở ký túc xá còn được mở mang tầm mắt hơn nữa. Đám bạn đưa đón nhau đi chơi sau giờ học, giữa các giờ học thêm, trêu ghẹo nhau, gán ghép nhau. Cả trường huyên náo, nhộn nhịp với các kỳ thi tuyển học sinh giỏi, các nhân vật hot boy, hot girl, những đêm thức khuya ở ký túc xá, tụ tập tán chuyện trên trời dưới đất. Đến thi học kỳ thì nhao nhao học bài, qua thi thì lại bung xõa. Có đôi cặp bồ nổ tiếng đến nỗi thầy cô biết hết, vào lớp còn nhắc nhở lo học, kẻo thi rớt đại học thì dở dang hết.

Folk ở ký túc xá được một năm thì cậu xin mẹ về nhà vì không thích ở nữa. Mẹ đồng ý nhưng với điều kiện Folk phải tự lo lấy, vì mẹ không đủ sức chăm cả hai anh em. Tuổi dậy thì của Folk êm ả ngầm, chỉ Folk mới biết những khó khăn mà mình phải trải qua. Em gái Folk đến tuổi như Folk thì bướng lắm. Nó làm ba mẹ đau đầu. Nhưng ba không nỡ đánh nó, sợ ảnh hưởng chuyện học hành của nó. Thời kỳ đó Folk đi học đại học xa nhà, ba mẹ bận làm việc kiếm sống nên Folk ít chứng kiến những cuộc cãi vả.

Folk chơi với Mountain. Thằng bạn này là hot boy của trường. Nhiều người thích nó và đâm ra ganh tỵ với Folk. Còn có hẳn một nhóm chuyên nói xấu Folk và tìm cách cô lập. Nhưng Folk chơi thân nhất với Fragrance. Fragrance vừa hiền vừa vui vẻ, Folk thích lắm. Cậu bạn này ảnh hưởng đến Folk nhiều nhất. Fragrance rất thích xem phim, cứ rảnh lại kể Folk nghe mấy bộ phim cậu ta xem và phân tích về chúng. Sở thích xem phim sau này của Folk hoàn toàn chịu ảnh hưởng từ cậu ta. Lúc học cấp 3, bận học quá nên Folk ít xem phim. Sau này có thời gian, Folk xem phim rất nhiều và cũng tập đưa ra nhận xét như Fragrance năm nào.

Fragrance là người mẫn cảm và hay để bụng. Folk không biết điều ấy. Đến khi biết ra thì đã muộn. Folk còn không nhớ từng nói câu gì làm tổn thương lòng tự ái của Fragrance. Chỉ biết sau một năm, Fragrance quyết định chuyển chỗ ngồi, để Folk ngồi cùng đứa khác. Đứa bạn mới cùng bạn này, Folk không ưa. Nó chỉ chăm chăm ganh tỵ chuyện Folk chơi cùng Mountain. Nó nói câu nào ra cũng có ẩn ý, khiến Folk rất mệt. Nó còn chơi thân với đám bạn thích tẩy chay Folk.

Folk gọi Fragrance ra nói chuyện riêng với mong muốn cậu và đứa bạn có thể trở lại thân thiết như xưa. Thế nhưng, Fragrance cho rằng chuyện không đáng, khuyên Folk cứ lo học, đừng để ý gì cả. Trong lớp vẫn tưởng Folk và Fragrance vẫn chơi thân như trước nhưng thật ra giữa hai người đã có khoảng cách.

Bạn thân trở mặt, một đám trong lớp thì nói xấu mình, Folk nản, chỉ còn Mountain. Mà Mountain cũng bận với chuyện thi học sinh giỏi của nó nên không có thời gian dành cho Folk. Folk tập trung học với hy vọng lên đại học rồi, cậu sẽ làm lại từ đầu.

Cậu nhóc mười bảy tuổi năm đó, một mình trải qua tổn thương tuổi mới lớn. Lần đầu Folk phải tự xoay sở với con đường trưởng thành của mình. Lần đầu Folk biết cảm giác một mối quan hệ thân thiết đổ vỡ là như thế nào. Folk đã ước giá mà bạn cùng bàn của Folk là người khác. Giá mà Folk chỉ xem Fragrance như bạn cùng lớp, đừng dành nhiều tâm tư cho cậu ta quá. Giá mà Folk nhận ra tính cách thật của Fragrance sớm hơn.

Lên đại học, Folk và Fragrance chính thức cắt đứt, không còn liên lạc. Sau này Fragrance có mời Folk đến đám cưới của cậu ta. Folk chỉ gửi tiền mừng chứ không đến dự. Mountain học trường khác, thỉnh thoảng Folk mới gặp cậu ta và cùng đi ăn.

Những năm học cấp 3 là khoảng thời gian Folk cảm thấy hối tiếc nhất. Cậu không muốn nhớ lại. Nếu có thể quay ngược thời gian, Folk nhất định sẽ thay đổi quá khứ của mình. Folk sẽ yêu quý bản thân hơn, ít học một chút để nhìn đời nhiều hơn. Nếu hiểu sự đời sớm hơn, Folk đã không phải chịu tổn thương như thế. Folk mang theo sự dằn vặt suốt một khoảng thời gian dài rằng mình là người có lỗi, rằng mình đã làm hỏng tình bạn đẹp của mình. Khi chín chắn hơn, Folk nhận ra rằng Fragrance không phải là người độ lượng. Cậu ta mới là người không xứng đáng với tình bạn chân thành mà Folk đã dành cho cậu ta.

Người ta không trân trọng tình cảm Folk đã trao đi thì Folk sẽ giữ lại, trao cho người xứng đáng hơn.


Phần 3: Đại học

Folk thi đậu vào trường nổi tiếng nhất nhì Opportunity. Chương trình giảng dạy của trường Folk là tiêu chuẩn cho các trường khác học tập theo. Giảng viên ở trường Folk được mời thỉnh giảng ở các trường đào tạo cùng ngành. Quy trình làm việc của các phòng ban đạt tiêu chuẩn công bằng, chính xác, hiệu quả. Sau này Folk nghe kể một số trường khác có những sai sót, tiêu cực trong quản lý, thi cử, điểm số nên Folk hiểu mình từng được học ở một môi trường quy củ. Một số công ty chỉ tuyển dụng sinh viên khá giỏi của trường Folk bởi họ yên tâm về chất lượng đào tạo.

Thế nhưng ưu điểm cũng là khuyết điểm. Nếu sinh viên trường Folk sau khi tốt nghiệp, làm việc ở các môi trường vận hành theo những quy luật bất thành văn, trọng quan hệ hơn trọng nhân tài, người dẻo miệng, khéo nịnh lại ấm tấm thân thì quả thật những sinh viên như Folk sẽ gặp nhiều thiệt thòi, chịu nhiều ấm ức.

[...]

Chương trình của khoa Folk thuộc dạng nặng nên Folk học hành vất vả lắm. Có nhiều điều không hiểu, phải nhờ vào chuyện học nhóm để hỗ trợ cho nhau. Đáng tiếc Folk chọn sai ngành nên việc học áp lực hơn là vui. Sau này Folk học bằng 2 bên kinh doanh, vậy mà lại hợp, học thấy thoải mái hơn hẳn. Bằng 1 của Folk là ngành thực phẩm, tuy có hỗ trợ cho công việc của Folk sau này. Nhưng nếu Folk thi vào ngành thực phẩm của một trường ít danh tiếng hơn thì có lẽ Folk đã đỡ trầy vi tróc vảy vì chuyện học tập, thi cử.

Bạn bè Folk đến từ nhiều vùng miền. Mỗi người mang theo bản sắc văn hóa của nơi mình sinh sống, nếp nhà của gia đình mình. Môi trường đại học vừa đa dạng, vừa nhộn nhịp hơn hẳn ở cấp 3. Lên đại học thoải mái hơn, nhiều cơ hội nhưng cũng nhiều cám dỗ. Những bạn bản lĩnh, chịu học, biết cách chơi thì thu hoạch được nhiều kết quả mĩ mãn. Còn những bạn đắm chìm trong những cuộc vui, những chuyện tình sớm nắng chiều mưa thì dễ trượt dài, không vực dậy được.

Folk cũng tiếc là bận học quá, không có thời gian khám phá Opportunity, không tạo được những mối quan hệ tốt đẹp, lâu bền. Chuyện học quan trọng nhưng những kỹ năng xã hội, những sự giao lưu, kết nối với bạn bè cùng lứa hay đàn anh, đàn chị khóa trên cũng quan trọng không kém. Đáng tiếc Folk đã bỏ lỡ giai đoạn quý giá ấy của những năm đại học.

Folk kết bạn và chơi thân với Sunrise. Folk quý Sunrise lắm, còn hy vọng sau này nếu kết hôn rồi, có thể mua nhà gần nhau làm bạn đến già thì thật tuyệt vời. Folk dẫn Sunrise về nhà mình chơi. Sunrise cũng đưa Folk về nhà bạn ấy mấy lần. Folk ngưỡng mộ nhà Sunrise lắm vì ba mẹ cậu ấy sống hòa thuận, hạnh phúc, chứ không hay cãi cọ nhau như ba mẹ Folk.

Folk chơi chung với Sunrise được sáu năm, sau khi cả hai đi làm được hai năm thì xảy ra tranh cãi. Sau đó thì cả hai không còn là bạn bè nữa. Folk hiểu lý do vì sao. Vì Sunrise thích người hài hước, thông minh hơn. Cậu ấy cho rằng Folk trẻ con và rắc rối. Còn Folk thì cảm thấy cậu ấy thiếu tôn trọng mình. Sự rạn nứt nảy sinh khi cả hai ngày càng hiểu tính nhau hơn. Nghĩ lại Folk không tiếc tình bạn đã mất, mà chỉ tiếc sáu năm thanh xuân, cùng lòng tin về một mối quan hệ bền vững đã không còn.

Từ đó về sau, Folk không tin rằng những mối quan hệ có thể tồn tại lâu dài. Hai lần tổn thương trong tình cảm bạn bè lại ảnh hưởng một phần đến chuyện yêu đương của Folk. Cậu lựa chọn cuộc sống độc thân.

Phần 4: Trường đời

Folk lựa chọn cuộc sống còn vì cậu chứng kiến hai cuộc hôn nhân không hạnh phúc ngay trong chính gia đình mình: một là của ba mẹ, hai là của em gái và em rể.

Lúc anh em Folk còn nhỏ, ba mẹ bận đi làm kiếm tiền nuôi hai anh em. Lớn lên, anh em Folk đều đi học xa nhà. Đến khi ba mẹ đều nghỉ hưu, chuyển đến sống ở Opportunity, cả nhà đoàn viên thì cãi vả xảy ra thường xuyên.

Ba Folk là người gia trưởng, nóng tính, dễ nói nặng lời. Mẹ Folk phải nhường nhịn rất nhiều để tránh tan hoang cửa nhà. Có đợt mẹ Folk bị trầm cảm. Folk phải đưa mẹ đi điều trị, thuốc thang một thời gian, sau mới đỡ bệnh. Ba vẫn không thay đổi cách cư xử với mẹ. Mẹ chỉ còn cách sáng nào cũng đi đến câu lạc bộ người cao tuổi để tìm nguồn vui, cho khuây khỏa.

Em gái Folk kết hôn. Hai vợ chồng nó về ở cùng nhà với ba mẹ và Folk. Sau ba năm, hai đứa nó sinh hai đứa con. Việc chăm cháu lại đến tay mẹ Folk.

Folk và em gái đều có phần nóng tình như ba Folk. Em rể cũng thuộc dạng không vừa đâu. Vì vậy thỉnh thoảng lại xảy ra cãi cọ giữa ba và con gái, ba và con rể, em gái và em rể. Lúc đầu Folk muốn giành lại công bằng cho mẹ, cũng ra lời với ba. Sau đó mẹ Folk khuyên can rằng ba Folk sẽ không đổi tính, chỉ còn cách lánh đi, không trực tiếp đôi co với ba nữa thì mẹ Folk mới đỡ xấu hổ với hàng xóm láng giềng.

Từ đó về sau, Folk im lặng, chỉ chú tâm công việc của mình, giúp đỡ được cho mẹ việc gì thì giúp, không can thiệp chuyện trong nhà nữa.

Công việc của Folk không mấy suôn sẻ. Vài năm đi làm công ăn lương, Folk bị chèn ép, sau phải đổi việc. Tích lũy được ít vốn, Folk vay mượn thêm từ chỗ mẹ. Cậu quyết định kinh doanh riêng.

Folk chuyển sang sản xuất sầu riêng sấy. Cơ sở sản xuất của Folk thuộc dạng công ty gia đình, quy mô nhỏ, cũng đủ cho Folk trang trải cuộc sống, trả hết tiền cho mẹ và dành dụm an dưỡng tuổi già.

Họ hàng cũng có người muốn mai mối cho Folk nhưng Folk từ chối hết, chỉ muốn sống độc thân cho khỏe. Chuyện nhà đã đủ khiến Folk đau đầu. Cậu không muốn mình bị bó buộc trong hôn nhân không hạnh phúc. Đối với Folk, chuyện kết hôn thật phiêu lưu, giống như chơi một ván bài, không chắc cơ hội thắng thua.

[...]

Có một ngày, dì July đến nhà gặp mẹ Folk. Gia đình dì và bên ngoại có mối thâm giao. Do mẹ Folk sống xa xứ, nhà dì cũng chuyển chỗ ở, hai bên mất liên lạc với nhau nên bây giờ dì mới tìm gặp được. Lúc đầu Folk không để ý lắm, chỉ thấy mẹ có bạn cũ đến chơi thì cũng mừng vì nghĩ mẹ có thêm người bầu bạn. Dì July thường đưa mẹ ra ngoài chơi. Hình như hai người tâm sự với nhau rất nhiều. Rồi đến một ngày, dì July nói muốn nhận Folk làm con nuôi.


Phần 5: Gia đình thứ hai

Mẹ Folk và Folk đồng ý với lời đề nghị của dì July theo cách nghĩ không giống nhau nhưng đều là vì Folk. Mẹ biết Folk cảm thấy bó buộc khi sống cùng nhà với ba, em gái và em rể. Mẹ hy vọng Folk có thể cảm thấy thoải mái khi đến sống cùng dì July và chồng của dì ấy là chú Breeze. Folk thì nghĩ muốn rời khỏi nhà, thử một cuộc sống mới. Cậu cũng chưa chắc chắn mình có thích nghi được hay không, có làm tròn bổn phận con nuôi của mình hay không.

Chú và dì có người con trai duy nhất. Cậu ấy bằng tuổi Folk, tên là Stillness. Cậu ấy không may qua đời cách nay ba năm vì bị bệnh u não ác tính. Folk không cảm thấy mình sẽ thay thế vai trò của Stillness. Càng sống lâu cùng dì July và chú Breeze, Folk càng cảm nhận đươc hai người họ trước sau chưa từng nghĩ Folk là thế thân của Stillness hay muốn bất kỳ ai thay vị trí cho con trai của họ.

Chú và dì theo ý nguyện trước lúc mất của Stillness đem cho hết đồ dùng của cậu ta. Bởi vì Stillness không muốn ba mẹ mình trông cảnh nhớ người, thấy vật dụng lại nhớ đến đứa con đã mất. Căn phòng cậu ta từng ở được sửa thành phòng trồng một số loại cây ưa mát trong nhà. Cửa phòng được tháo đi, rèm cửa bỏ xuống để lấy ánh sáng từ cửa sổ. Căn phòng đầy gió và nắng vào buổi sáng, tràn ngập sinh khí, chứ không đóng cửa im ỉm như một căn phòng cấm kỵ không ai được bước chân vào. Folk thường ngắm cây trong phòng này, cảm thấy thán phục Stillness đã lường trước mọi việc, lo nghĩ chu toàn cho ba mẹ cậu ta trước lúc ra đi. Còn Folk, Folk chưa từng phải lo lắng cho ai quá nhiều. Cậu chỉ bận tâm những khó khăn hay nhu cầu của bản thân.

...

Folk vẫn đi ngày ngày đến xưởng sản xuất sầu riêng sấy. Trưa cậu ăn ở ngoài, bữa sáng và tối thì ăn cùng chú và dì. Thỉnh thoảng cuối tuần Folk sẽ về nhà thăm mẹ. Mối quan hệ giữa Folk và ba không đến nỗi căng thẳng. Folk chỉ không nể ba mình vì ông đối xử tệ với mẹ. Người Folk không ưa nhất là em rể. Folk biết nó lo thân nó, cũng muốn có của để lại cho hai đứa con nên em rể Folk dòm ngó tài sản nhà Folk. Em gái Folk theo chồng, vì con, cũng muốn có phần chia nhiều trong tài sản của ba mẹ vì em gái và em rể đều nghĩ, Folk không vướng bận gia đình thì không cần nhiều phần thừa kế làm gì.

[...]

Nhà chú Breeze và dì July có nuôi một con chó tên là Sound. Đây là con chó của Stillness. Từ ngày Stillness mất, theo lời dì July, Sound trở nên lặng lẽ hơn. Nó biết chủ nó đi mãi không về nên nó trở nên buồn bã, ít chơi đùa, ăn uống cũng ít hơn.

Ngày Folk mới chuyển đến, Sound từ xa đứng nhìn với ánh mắt cảnh giác. Dần dần quen hơn, Sound chịu cho Folk đến gần để thức ăn, nước uống cho nó. Có lần chú và dì về quê dự đám cưới cháu họ, Folk ở nhà với Sound mấy ngày. Lần đó là lần đầu tiên Sound để Folk xoa đầu và vuốt lông nó. Folk ở bên nó cả ngày, ngồi nói chuyện với Sound đủ thứ về gia đình mới này của cậu, những gì cậu nghĩ về Stillness. Sound cứ như có linh cảm. Nó liếm liếm tay Folk, còn dụi đầu vào chân Folk. Folk cảm thấy tội nghiệp Sound, chắc sau khi Stillness mất, nó cảm thấy cô đơn lắm.

[...]

Sau ba tháng Folk chuyển đến nhà chú Breeze và dì July, Folk lần đầu tiên gặp Win.

...

Win đến ăn cơm cùng chú Breeze và dì July. Sau vài câu chào hỏi xã giao, Win và Folk không nói gì thêm với nhau. Sau bữa cơm, Folk về phòng chơi với Sound, còn Win nói chuyện với chú Breeze và dì July cả buổi tối.

Win đến thăm chú dì thường xuyên hơn. Có lúc cậu ta còn chơi đùa với Sound. Nhưng Win và Folk hầu như không nói với nhau câu nào.

Dì July có kể về Win. Cậu ta là cháu ruột. Mẹ của Win là chị của dì July. Win và Stillness rất thân thiết với nhau, như anh em một nhà. Dì July có ý muốn Win và Folk thân với nhau hơn nhưng dì không ép buộc Folk phải vội vàng. Sau này Folk biết được, đối với Win, dì cũng không thúc giục cậu ta nhanh chóng xem Folk là người cùng nhà.

...

Sự kết nối giữa Win và Folk bắt đầu từ Sound. Win có vẻ ngạc nhiên khi thấy Sound chịu cho Folk vuốt ve nó. Khi đã thân nhau hơn, Win mới kể, Sound rất quý Stillness. Khi Stillness qua đời, chú chó này cũng trở nên ủ rũ, im ắng hơn. Có vẻ như Folk đã khiến Sound lấy lại sức sống, sự vui vẻ, linh hoạt vốn có của nó.

Chuyện Sound chấp nhận Folk phần nào tác động đến Win. Những lời đầu hai người nói với nhau là về Sound. Win kể những kỷ niệm về Sound từ khi nó chỉ là một chú cún con. Folk có cảm giác Win đang kể về một đứa em nhỏ của cậu ta với giọng điệu yêu thương, trìu mến.

Win kể những thói quen và tật xấu của Sound, những món nó thích và không thích.

Quá trình để Win và Folk từ hai người xa lạ trở thành mối quan hệ tin tưởng nhau là một quá trình dài.

Từ trực giác và những gì quan sát được, Folk cảm thấy Win là người tử tế. Cậu có thể thoải mái với Win mà không phải đề phòng cảnh giác.

Chuyện Folk trở thành con nuôi của chú Breeze và dì July trong mắt họ hàng của nhà chú dì có thể thành chuyện đem ra bàn tán, hoặc theo hướng tốt, hoặc theo hướng xấu. Người ta có thể nói Folk thương hại chú dì mất con trai, nên muốn trở thành nguồn an ủi. Người biết chuyện gia đình Folk thì có thể nghĩ Folk mới là người mang ơn chú dì, vì đã thoát ly gia đình không mấy hạnh phúc của cậu. Người khác có thể nói chú dì thương hại Folk hoặc ngược lại Folk thương hại chú dì rơi vào tình cảnh kẻ tóc bạc tiễn người tóc còn xanh. Mất con trai ở tuổi xế chiều là nỗi đau khó vượt qua.

Cũng may là nhà chú Breeze và dì July cũng như nhà Win đối với Folk không có cảnh tranh giành gia tài, chia phần ít, phần nhiều. Win không khiến Folk cảm thấy bị đe dọa. Folk từng nghĩ đến bản năng sinh tồn của sinh vật hoang dã. Chúng cảm thấy không an toàn khi nơi trú ngụ và nguồn thức ăn bị tranh giành.

Việc em gái kết hôn, sinh con và chung sống một nhà với ba mẹ và Folk khiến Folk cảm thấy bị đe dọa. Cậu cảm giác nơi trú ngụ của mình không còn được an toàn. Những cuộc cãi vả giữa ba mẹ đã đủ phiền, giờ thêm gia đình khác là em gái và em rể cũng thường có lời ra tiếng vào. Folk chán ngán cảnh hôn nhân lục đục như thế. Folk còn nghĩ mình chọn sống độc thân, sau này ba mẹ mất, thì mình phải ra riêng, không thể nào chung sống với em gái, em rể và hai đứa cháu. Đó là lý do vì sao Folk không có cảm giác gắn kết hay thân thiết với gia đình ruột thịt của mình. Gia đình Folk cho cậu cảm giác rằng con người ai cũng ích kỷ, phải lo ấm thân trước đã nên giành được bao nhiêu thì giành, thủ thân cho mình về sau.

Folk không hận ba mình. Người chịu đựng ba Folk nhiều nhất là mẹ. Ba Folk lúc nóng giận có thể muốn đánh Folk nhưng chưa bao giờ ông đánh cậu. Ba giống như trải qua những cơn điên nhẹ, hết tức giận thì lại thôi, nhưng sau đó vẫn có thể tiếp tục chì chiết, đay nghiến mẹ của Folk. Mẹ Folk nhịn đã quen, còn Folk ý thức được gia đình mình mãi mãi sẽ có những cuộc xung đột và xích mích. Hai đứa cháu của Folk cũng dần ý thức được chuyện này. Tụi nhỏ bắt đầu nói những câu đại loại như.

-Ông bà đừng cãi nhau nữa.

-Ông và cậu đừng cãi nhau.

-Ồn quá! Con không thích nghe mọi người cãi nhau.

Folk chuyển đến nhà chú Breeze và dì July có thể xem là cuộc đào thoát, trốn chạy của Folk. Cậu thoát ly khỏi chính gia đình của mình.

Nhà chú dì và nhà của Win đều khiến Folk ngưỡng mộ. Họ là những người hiểu biết nên luôn điềm tĩnh, từ tốn. Folk từng ganh tỵ với Win và Stillness nhưng rồi cậu nghĩ, tính ra bản thân mình cũng đã may mắn lắm rồi. Folk được cho ăn học, có công ăn việc làm, người lành lặn, khỏe mạnh, có thể tự nuôi sống bản thân. Chỉ là gia đình không mấy hạnh phúc. Có buồn thì cũng là do Folk bị ám ảnh nặng nề vì những xung đột, vì những áp lực mà mẹ Folk phải một mình gồng gánh suốt bao năm qua.

Folk không muốn sống như mẹ. Cậu không muốn lập gia đình. Cậu không muốn phải chịu trách nhiệm vì ai hết.

[...]

Chú dì và Win không xem Folk thay cho Stillness. Folk cũng không cố gắng thay thế Stillness. Hai bên từng chút một đến gần nhau hơn. Tuy chưa thể lập tức xem nhau như người nhà nhưng thâm tâm Folk thật sự biết ơn vì sự tử tế của họ dành cho Folk.

[...]

Khi gia đình Folk còn ở Prediction, nhà Folk đã chuyển chỗ ở vài lần. Có thời gian vì nhà Folk quá xa trường của cậu, xa chỗ làm của ba mẹ nên gia đình Folk ở nhờ trên đất của một cô là bạn thân của ba mẹ, trong một căn nhà tạm. Khi ở đó thì Folk đi học đỡ vất vả hơn.

Sau này khi nhà Folk chưa chuyển đến Opportunity, trong thời gian học đại học và mấy năm đầu đi làm, Folk chuyển chỗ trọ năm, sáu lần. Thêm những xung đột do ba mẹ là người xứ khác đến định cư nên đã hình thành trong Folk tâm lý: cậu không thuộc về nơi nào cả. Folk thích tự do.

Vì vậy, chuyện được sống thoải mái ở nhà chú Breeze và dì July, đối với Folk cũng chỉ là tạm thời. Dù cho khi chú dì qua đời, họ hàng nhà chú dì không cho Folk ở đây nữa thì Folk cũng không xin ai để được ở lại. Cậu sẽ rời khỏi đây, như rời khỏi một chỗ trọ không còn phù hợp với mình. Suy nghĩ này dường như rất lâu sau này, khi Win và Folk trở nên tin tưởng đối phương hơn thì Folk mới tâm sự với Win. Nghe xong, Win suy nghĩ mấy ngày, rồi cậu ta đến nói với Folk rằng.

-Tớ chưa biết tương lai lâu dài sẽ thế nào. Nhưng tớ nghĩ cậu có thể ở gần với tớ. Cậu mua nhà cạnh nhà tớ, hoặc nếu có vào viện dưỡng lão sống thì chúng ta cũng nên là hàng xóm với nhau.

Folk cười, nói với Win rằng đây chẳng phải lời trẻ con sẽ nói với nhau, rằng lớn lên chúng ta mua nhà ở cạnh nhau, làm bạn bè mãi mãi.

Win cũng cười.

-Tớ hy vọng có lời này của tớ, cậu sẽ thấy yên tâm hơn.

Folk gật đầu, nói cảm ơn Win.

Win và Folk không có huyết thống với nhau. Tình cảm vun đắp từng chút một qua một thời gian rất dài, từ từ, không vội vã, không gượng ép. Có lúc Folk từng nghĩ, có phải Win đối xử tốt với Folk bằng tình cảm cưu mang của người đối với người. Win được dạy dỗ tử tế, lớn lên trong một gia đình hạnh phúc. Mọi người xung quanh cậu ấy đều là những người nhân hậu, rộng lượng. Có thể vì Sound quý Folk gần như nó quý Stillness. Có thể vì Folk xuất hiện như một niềm an ủi đối với chú dì nên Win dần chấp nhận Folk như một thành viên trong gia đình. Mối quan hệ kỳ lạ này gọi là sự tử tế.

[...]

Sunrise từng nói với Folk rằng những người thích nuôi chó là những người thích kiểm soát vì chó thích gần người. Chúng thể hiện sự trung thành, quấn quýt, trìu mến. Còn những người thích nuôi mèo là những người sẽ để mọi chuyện diễn ra tự nhiên, không muốn nắm quyền định đoạt. Họ chỉ nhìn con mèo kiêu kỳ của họ ung dung rời khỏi vòng tay họ, hoặc cọ vào chân họ theo ý muốn của nó. Họ không đòi hỏi, họ tự cảm thấy đủ.

Folk không chắc điều Sunrise nói là đúng hay sai. Folk thích chó hơn thích mèo. Folk yêu động vật nhưng cậu thích gần một chú cún hơn là một bé mèo. Folk cảm thấy động vật lành tính hơn một số người mà cậu cảm thấy khó mà hòa thuận với họ. Ở gần những con vật cưng cho Folk cảm giác thư thái, dễ chịu, không phải bất mãn, không phải chịu tổn thương hay phải tìm cách tránh xa như cậu đối với những người không phù hợp mà Folk đã từng gặp.

[...]

Win kể Folk nghe về tuổi thơ của cậu ấy. Folk cũng kể Win nghe những năm tháng vô tư vô lo của mình.

Lúc nhỏ trò chơi của Win là chạy xe đạp quanh phố cùng bọn trẻ hàng xóm. Cuối tuần, cậu ấy được ba mẹ dẫn đi công viên, khu trò chơi, siêu thị, trung tâm thương mại. Vào dịp lễ hoặc nghỉ hè thì Win được đi chơi xa. Cậu ấy đã đi nhiều nơi, tham quan nhiều cảnh đẹp. Ảnh chụp những chuyến đi ấy của Win rất nhiều. Khi cậu ấy đem khoe, Folk trầm trồ nhìn gia tài cơ man nào là hình chụp của Win cùng gia đình.

Win cũng được tiếp xúc với công nghệ từ sớm. Cậu ấy được chơi điện tử, được xem ti vi, được lướt net. Năm Win biết dùng máy tính bảng và điện thoại di động là khi Folk còn đang chơi thả diều với đám bạn ở mười căn hộ.

Ba mẹ Win hướng cho cậu ấy thói quen đọc sách từ sớm. Nhà Win có nhiều sách. Đến tận bây giờ Win vẫn giữ được thói quen đọc sách được rèn từ nhỏ. Win và Stillness đều đi học trường có tiếng. Cả hai được thụ hưởng nền giáo dục toàn diện hơn Folk. Nhờ vậy Win vừa khỏe mạnh, cao lớn, vừa có nhiều kỹ năng sống hơn Folk. Win chọn nghề phù hợp và thành công trong công việc. Sự ra đi của Stillness là tổn thất lớn nhất trong cuộc đời nhiều suôn sẻ của Win.

Khi Win bắt đầu có thể nói với Folk về Stillness thì Folk hiểu rằng Win đã bắt đầu tin tưởng mình hơn. Nói về một nỗi đau quá lớn là điều không dễ dàng gì. Nhưng một khi có thể nói ra thì đó là cơ hội tốt để đối diện với bản thân, với những nỗi sợ hãi, ám ảnh đeo bám bấy lâu nay.

Folk chưa trải qua chuyện như Win nhưng việc cậu kiên nhẫn ngồi lắng nghe Win nói, dường như giúp xoa dịu tâm hồn Win rất nhiều.

[...]

Có khi Folk cũng cảm thấy cô đơn, bất an. Cậu lo rằng khi ba mẹ ốm đau, mình cần chăm sóc thế nào. Cậu lo rằng một mai ba mẹ cậu qua đời, thì chỉ có mình Folk. Folk lựa chọn cuộc sống độc thân và cậu cũng lường trước phần nào những khó khăn mà một người không lập gia đình sẽ gặp phải.

Khi công việc không suôn sẻ hay lúc cảm thấy cuộc đời hiu quạnh quá, Folk khao khát có ai đó bầu bạn với mình, chia sẻ với cậu niềm vui, nỗi buồn. Folk mong có ai đó để Folk tin tưởng và yêu thương.

Có những chuyện nhỏ nhặt thôi, nhưng không được như ý, có lúc cũng khiến Folk trằn trọc, khó ngủ, đêm nằm lo nghĩ vẩn vơ.

Rồi có một ngày thức dậy, Folk chợt ngộ ra rằng mình đã làm hết sức, còn kết quả thế nào, còn phụ thuộc những điều kiện nằm ngoài tầm kiểm soát của Folk. Cho nên Folk cảm thấy thanh thản và đón chờ chuyện xảy đến với tâm thế ung dung, tự tại.

Folk nghiệm ra rằng: nếu cứ trông chờ ngày mai tốt đẹp hơn, mình sẽ được hạnh phúc thì biết chờ đến khi nào. Nếu cậu tận hưởng từng giây phút hiện tại, dẫu cho còn những điều cậu cho là thiếu sót, chưa hoàn hảo thì đây cũng là những trải nghiệm đáng nhớ. Folk không gặm nhấm nỗi buồn, cũng không cảm thấy bị mắc kẹt ở tình thế hiện tại, mà Folk thư thả và chú tâm vào những điều đang diễn ra xung quanh mình, ngay lúc này. Hiểu được như thế, Folk không còn vội vã, không còn cảm giác trốn chạy khỏi ngày hôm nay không như ý, với nỗi mong ngóng day dứt ngày mai mới là ngày hạnh phúc.

Hiểu ra rồi, Folk bỗng thấy nhiều chuyện cậu từng cho là to tát, là sống còn thì bây giờ không còn quan trọng nữa. Cậu không cần phải có cái này, có cái kia, được người này quan tâm, được người kia yêu quý, được ai đó đón nhận thì cậu mới hạnh phúc. Chỉ cần thâm tâm Folk cảm thấy vui vẻ là đủ. Cậu muốn tận hưởng cuộc sống, đón nhận những điều bất ngờ một cách mạnh mẽ, không sợ hãi.

Giây phút hiện tại là điều duy nhất Folk nắm giữ trong tay. Cậu có thể tự mình nắm giữ vận mệnh của chính mình.

Folk tâm sự với Win những điều cậu chiêm nghiệm được. Folk biết Win có cách quản lý thời gian và sắp xếp cuộc đời giỏi hơn Folk. Nhưng Folk vẫn muốn kể, giống như Win đã mở lòng ra với Folk.

[...]

Qua lời kể của Win, Stillness là một người đáng mến, khiến cho người khác cảm thấy tin cậy và quý trọng. Nếu Folk mất một người thân như thế, chắc chắn cậu cũng sẽ cảm thấy thương tiếc không thôi.

Stillness đã cùng Win trải qua nhiều chuyện, cùng lớn lên, cùng học được những bài học đường đời. Hai người từng nói với nhau về những dự định tương lai. Stillness có nhiều việc muốn làm, nhiều nơi muốn đi. Cậu ấy muốn giúp đỡ người khác, muốn chia sẻ tình thương và lòng trắc ẩn.

Win kể về những quyển sách Stillness đã đọc, những bài hát Stillness đã nghe, những bộ phim Stillness đã xem, những lời Stillness đã nói và những việc Stillness đã làm.

Win cũng chia sẻ với Folk chuyện chú Breeze và dì July đến gặp bác sỹ trị liệu tâm lý sau khi Stillness mất. Win còn nói Folk nghe chuyện chú dì sắp xếp trước việc hai người sẽ được an táng thế nào khi họ qua đời, tài sản để lại sẽ được xử lý thế nào và ủy quyền cho ai.

[...]

Thỉnh thoảng Folk đi du lịch cùng chú và dì. Có lúc Win đi cùng, có lúc không. Có khi Folk ở nhà để chú dì đi chơi với nhau. Đến khi thân thiết hơn, Folk và Win mới có dịp đi du lịch cùng nhau. Win từng dẫn Folk đến vài nơi mà trước đây Win và Stillness đã từng đến.

Ba mẹ của Folk cũng được đi du lịch. Dường như nghe chuyện Folk ở nhà chú Breeze và dì July được đi chơi nên em rể và em gái cũng muốn ba mẹ Folk được đi đâu đó đổi gió, an hưởng tuổi già. Nếu Folk còn ở nhà thì khả năng cao là cả nhà đi chơi, cậu sẽ ở nhà trông nhà. Một phần vì Folk không đủ tiền đi chơi xa, một phần cậu cũng không thoải mái khi đi cùng em rể và em gái.

[...]

Có lần dì July kể Folk nghe rằng trong thời gian đầu Folk chuyển đến sống cùng chú dì, Win chưa đến thăm vì cậu ấy còn ngại. Win biết chú dì nhận con nuôi, biết có người mới chuyển vào nhà chú dì nhưng cậu ấy muốn đợi thêm một thời gian để bản thân thích nghi với chuyện này. Win chưa biết Folk có muốn thay thế vị trí của Stillness hay không. Cậu ấy từng cảm thấy cần dè chừng. Folk hiểu điều đó. Bởi vì thời gian đầu Folk chuyển đến, cậu cũng có cảm giác tương tự. Folk chưa biết mình sẽ gặp ai bên phía họ hàng của chú dì. Những người đó sẽ nhìn nhận Folk như thế nào. Folk cảm thấy có một khoảng cách giữa mình và chú dì, cũng như đối với họ hàng của chú dì, mà cậu chưa muốn vội vã để vượt qua.

Trong ba tháng đầu, chú dì vẫn sang nhà Win nhưng lúc đó Folk không biết. Cậu tôn trọng cuộc sống riêng tư của chú dì. Folk không hỏi chú dì đi đâu, gặp ai. Cậu luôn để chú Breeze và dì July là người mở lời.

Dì July dường như hiểu được tâm tư của Folk. Dì không buộc cậu phải đón nhận ngay chuyện gần gũi với họ hàng hay Win. Mãi một thời gian sau, Folk mới dần dần tham dự các dịp họp mặt của đại gia đình, hay những dịp cưới hỏi, thôi nôi, đầy tháng và những ngày giỗ. Trong những dịp đó, mọi người không quá vồn vã cũng không quá xa cách với Folk. Mọi thứ đều vừa đủ, tự nhiên, khiến Folk cảm thấy dễ chịu. Cậu không phải gồng mình giả vờ mình là người thân thiện, dễ gần.

[...]

Win còn một người em họ. Gia đình cậu ấy sống định cư ở nước ngoài. Thỉnh thoảng cậu ấy sẽ về chơi.

Đợt này cậu ấy về chơi vài tháng. Khi gặp mặt, Folk rất bất ngờ. Cậu ta là diễn viên, tham gia bộ phim EN of love mà Folk từng xem và yêu thích.

Người em họ của Win tên là Benz.

Source of picture: twitter Benzalert_np

[...]

Folk nhớ lúc nhỏ khi chơi chung đám bạn hàng xóm, điều Folk cũng như các bạn chú ý nhất là có được cho chơi chung và chơi cùng nhau có vui hay không. Đến khi lớn lên, muốn được một nhóm chấp nhận, đôi khi Folk phải tự thu mình lại để có thể thích nghi. Nhiều khi cậu sẽ chú ý đến ngoại hình, dáng vẻ, hơn là liệu bản thân có đang thoải mái hay không. Folk của hiện tại có lúc vô tình quên mất niềm vui ngây thơ, hồn nhiên của cậu bé Folk năm xưa, để có thể hòa nhập cộng đồng của người trưởng thành.

[...]

Sức khỏe Folk không tốt, khả năng chịu đựng cũng kém. Hôm nay Folk có việc cần ra ngoài. Cậu chạy xe từ 9 giờ 35 phút sáng đến 11 giờ 15 phút trưa, chỉ tầm 1 tiếng 40 phút. Buổi trưa Folk về nhà ba mẹ. Ấy thế mà, ăn trưa xong, nằm nghỉ, Folk cảm thấy mắt mỏi, cơ thể rã rời như thể mình vừa phải làm việc vất vả cả ngày. Buổi chiều, Folk nằm trên chiếc ghế xếp, cảm nhận sự mệt mỏi đang chiếm lấy mình. Bên ngoài hàng xóm mở loa, hát karaoke ồn ào nhưng vì quá mệt và buồn ngủ nên Folk cảm thấy những âm thanh ồn ã ấy như đang ru cậu ngủ. Gió thổi làm khóm trúc bên cửa kêu xào xạc. Folk mơ màng nhắm mắt lại, cảm tưởng như mình quay về tuổi thơ êm đềm. Lúc đó Folk dễ ngủ, cứ đặt lưng xuống giường là ngủ, ngủ ngon lành, không phải băn khoăn, lo nghĩ điều gì cả.

[...]

Folk không có nhiều thời gian. Thỉnh thoảng cậu đọc ít tin tức về Benz. Rồi cậu tự mường tượng ra hình ảnh một nghệ sỹ trẻ tuổi, ấm áp, biết quan tâm fan là Benz. Folk còn nghĩ phải chi có một người anh hoặc em trai như Benz thì thật tốt. Folk cảm thấy cậu ấy là người dịu dàng, biết quan tâm người khác, là người mang đến năng lượng tích cực cho mọi người xung quanh.

Folk gặp được Benz. Cậu bắt chuyện với cậu ấy nhanh chóng và dễ dàng. Folk hỏi Benz nhiều thứ. Cậu ấy sẵn lòng kể cho Folk nghe. Folk quấn quýt Benz đến nỗi khiến Win hờn dỗi. Đây là lần đầu Folk thấy Win hờn dỗi.

-Cậu không cho tớ thời gian nói chuyện với em họ tớ à? Chúng tớ cũng mấy tháng rồi mới được gặp nhau.

-Tớ và cậu mất một thời gian dài mới nói chuyện cởi mở với nhau. Vậy mà mới gặp Benz, cậu đã thân thiết với Benz nhanh như thế.

Folk cảm thấy bối rối, cũng thấy buồn cười vì thái độ và mấy câu nói của Win. Benz thì có vẻ thích thú lắm. Cậu ấy hào hứng nói.

-Folk này, chỉ có cậu và anh Stillness mới khiến Win giận dỗi thế này thôi. Hi hi hi.

Win và Benz bằng tuổi và thân nhau nên dù xét vai vế là anh em họ nhưng hai người xưng tên như bạn bè bằng vai phải lứa.

Folk cười, rồi ngoan ngoãn ngồi một bên nghe Win và Benz chuyện trò, tâm tình. Benz dường như không biết mệt. Nói chuyện với Win, rồi cậu ấy lại quay sang nói chuyện với Folk. Ba người nói với nhau rất nhiều chuyện, dường như quên mất cả thời gian.

[...]

Folk và Benz cùng tín ngưỡng nên Folk rủ cậu ấy đi chùa, cầu an. Ngôi chùa có cổng màu đỏ rất cao. Sân chùa cũng được nâng cao hơn so với mặt đường. Ở giữa sân chùa là bệ thờ đức Phật Quan Âm. Tượng Phật Quan Âm bằng thạch cao trắng, đứng uy nghiêm, tay cầm bình cam lộ. Bên trái là bàn thờ Phật Di Lặc, bên phải là bàn thờ Phật Bốn Mặt thếp vàng. Tòa chính điện phía sau bệ thờ Phật Quan Âm có tầng trệt là nơi mở cửa vào ngày rằm lớn để phát cơm chay, nơi thờ cúng nằm trên tầng một. Chính điện thờ Phật Nghìn Mắt Nghìn Tai, các vị Phật và các vị La Hán.

Trong sân chùa có một hồ nước với thành hồ bằng kính trong, nuôi nhiều cá chép vàng, đỏ và có hệ thống nước chảy tạo quang cảnh đẹp mắt. Folk và Benz sau khi thắp hương, lạy Phật thì cùng nhau ra ngắm hồ cá. Nhìn đàn cá bơi lội, cả hai đều cảm thấy lòng mình thanh tịnh hơn, trở về với thiên nhiên.

[...]

Folk có một giấc mơ. Cậu mơ thấy mình gom hết số tiền mình có, đưa cho Benz để cậu ấy làm từ thiện. Benz từng nói muốn đi làm từ thiện cùng fan club của cậu ấy. Benz nhìn Folk rồi cậu ấy khóc. Folk cảm động vì ngoài Win ra, còn có người thứ hai, không cùng huyết thống với Folk, vì Folk mà khóc.

Folk nghĩ ba mẹ, chú Breeze, dì July hay em gái liệu có thương tiếc nếu Folk rời khỏi cõi đời này. Thật ra Folk không mong nhiều người tiếc thương cho mình. Trong một lúc cậu chợt nghĩ, chỉ cần Win và Benz một lần khóc vì cậu, cậu đã cảm thấy mãn nguyện rồi.

Folk cảm thấy suy nghĩ của mình bi quan và tiêu cực quá. Cậu băn khoăn không biết có nên kể Win và Benz về giấc mơ của mình, nói hai cậu ấy nghe về suy nghĩ trong lòng mình. Hai cậu ấy có hiểu được Folk là người thích tự do nhiều đến mức nào hay không.

[...]

Win và Benz rủ Folk đi chợ đầu mối mua thức ăn. Hai cậu ấy muốn đem thức ăn mua được đưa đến cô nhi viện để làm từ thiện.

Folk không quen dậy sớm. Khi Win gọi, Folk vẫn còn gà gật ngái ngủ. Win cười bảo.

-Lên xe rồi ngủ tiếp.

Folk gục gặc ngồi ngủ ở ghế sau. Win lái xe, còn Benz ngồi cạnh Win. Folk loáng thoáng nghe Win và Benz nói chuyện nho nhỏ với nhau.

Khi đến chợ, Folk ở lại trông xe, còn Win và Benz vào trong chọn mua thực phẩm. Folk muốn ra ngoài duỗi chân duỗi tay. Cậu mở cửa xe bước xuống, nhìn ngó xung quanh.

Chợ đầu mối rất rộng. Chợ chia thành ba khu chính: khu hải sản, khu thịt và thịt gia cầm, khu rau củ quả. Ba khu cách nhau bằng những khoảng sân làm chỗ đậu xe. Trong lồng chợ là những gian hàng có các bảng hiệu của từng tiểu thương với dòng chữ lớn và treo trên cao.

Ngoài những gian hàng trong lồng chợ thì trên sân là những người bán hàng rong. Có khi quản lý chợ sẽ đuổi những người này, có khi họ làm ngơ, cho bán. Thực phẩm rất rẻ, người ngồi bán thì cứ rao ra rả. Folk cảm thấy cuộc sống của họ vất vả, bấp bênh. Ngồi nắng cả buổi, không biết bán được bao nhiêu. Giá gốc ở đây thấp nên tiền lời thấp. Những người mua đi bán lại, sống dựa vào số tiền lời thì đã lấy hàng về các chợ nhỏ hơn khắp thành phố. Những người bán rong ở chợ đầu mối này không có vốn liếng, nên họ bán tạm bợ qua ngày, được đến đâu hay đến đấy.

Hệ thống thoát nước ở đây thiết kế không tốt nên sân chợ bị đọng nước. Ý thức giữ gìn vệ sinh chung kém nên rác la liệt khắp nơi. Những rau củ bị dập nát, bị hư, chất đống trên sân chợ. Nếu người ta có thể tận dụng số rau củ thừa này để cho heo ăn hoặc nuôi cá hoặc làm phân bón thì đỡ lãng phí bao nhiêu.

[...]

Win và Benz thuê xe đẩy để mang số rau củ, thịt cá ra và chất lên xe. Folk cũng phụ giúp một tay, sắp xếp thịt cá để một bên, củ quả để một bên, rau dễ dập thì được để lên trên cùng. Win còn mua thêm trái cây để đem cho. Xong đâu vào đấy, Benz thay lượt của Win lái xe chở đồ đến cô nhi viện.

Win ngồi cạnh Benz để chỉ đường. Bây giờ mới 6 giờ sáng, kịp giờ cho các cô các dì nấu ăn sáng cho tụi nhỏ.

Sau đó, Win và Benz rủ Folk đi ăn. Bình thường Folk hay ăn sáng ở nhà. Cậu ít khi ra ngoài ăn thế này. Buổi sáng quán khá đông, Win tìm được bàn trống phía trong. Folk nhìn khắp quán một lượt. Cậu hệt như trẻ nhỏ lâu lâu được cho ra ngoài chơi.

Thói quen ăn uống của Win và Benz giống nhau, cả hai đều có thể ăn cay nhưng Folk thì không. Benz nhìn Folk, cười cười.

-Cậu làm tớ nhớ đến anh Stillness. Anh ấy không ăn cay và cũng ăn chậm giống cậu.

Folk cũng cười. Benz thoải mái nói về Stillness. Cậu không e dè về chuyện của Stillness như Win. Benz có niềm tin về chuyện linh hồn bất tử nên cậu ấy cho rằng chắc chắn kiếp sau, sẽ gặp lại Stillness lần nữa.

[...]

Hai tuần sau Benz sẽ đón chuyến bay về nhà, quay lại với công việc. Benz và Win dẫn Folk ra biển chơi ba ngày. Folk thích biển lắm. Cậu không có bạn bè để cùng đi nên lâu rồi Folk không đi chơi xa thư giãn thế này.

Folk đi dọc bãi biển, cảm nhận cát mịn dưới chân và gió lùa qua tóc. Folk bước ra gần mép nước để con sóng liếm lấy chân mình, cảm giác thích thú vì nước mát lạnh.

Win và Benz chơi đùa dưới nước một lúc, bèn chạy lên bờ, túm lấy Folk lôi xuống nước. Một mình Folk không thể giãy thoát ra được, mặc cho hai anh em họ khiêng cậu ném ùm xuống nước. Folk nghe tiếng Win và Benz cười ha ha. Sợ Folk bị hụt chân, Win liền nắm cánh tay Folk và kéo cậu lên. Folk vuốt nước trên mặt, rồi cậu tạt nước vào Win để trả đũa. Benz thấy thế, cũng xúm lại, tạt nước vào Win. Ba người cười nắc nẻ với nhau, hệt như ba đứa trẻ lần đầu được ra biển chơi.

[...]

Win và Folk ra sân bay tiễn Benz. Trước khi lên máy bay, Benz ôm Win rồi ôm Folk để tạm biệt.

Benz cười tinh nghịch rồi lấy tay vò tung mái tóc của Folk.

-Anh đi nha bé con.

Rồi Benz vẫy tay với Win.

-Tớ đi đây, hẹn lần sau lại về. Cậu chăm sóc Folk nhé.

Folk vuốt lại tóc, ngạc nhiên nhìn Benz đi vào phòng chờ.

Win khoác tay lên vai Folk, lững thững cùng cậu đi ra bãi đậu xe.

-Về nhà nào, bé Folk.

Hai anh em nhà này, nghĩ mình cao hơn Folk nên định làm anh hay sao.

...

The end.

24/6/2020 (mùng 4 tháng 5 năm 2020)

Cuối cùng cũng kết fic rồi. :D

Nguồn hình ảnh: Hàng xóm của tôi là Totoro (となりのトトロ / Tonari no Totoro (My neighbor Totoro) của hãng Ghibli

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro