I.Bối cảnh cốt truyện và lịch sử nhân vật.
Thể loại: Fanfiction.
Pairing: 1 Nữ 9 & 1 Nam 9
Họ và tên: Nguyễn Hoàng Yến (tuổi 18, gia đình có hai người chị em gái, Nguyễn Hoàng Liên 19 tuổi và Nguyễn Hoàng Mai 18 tuổi).
Kỹ năng món quà: Chuyên gia làm đẹp, Cố vấn và Giảng viên, Thương nhân.
Tính cách của chị: "Có tầm nhìn rộng và vốn kiến thức sâu sắc, vừa có cả trí tuệ, sự trực quan, tính logic mạnh mẽ, vừa có khả năng học hỏi và linh cảm tốt, bẩm sinh là một người khôn ngoan, bạn biết rất nhiều kiến thức ở mọi mặt của cuộc sống nhưng lại không thích nói ra, có nội tâm sâu sắc và tinh thần cầu thị, ham học hỏi rõ rệt; dễ dàng thành công trong kinh doanh nhờ trí óc sắc sảo và khả năng ghi nhớ tốt, đôi khi trực giác sẽ lấn át lý trí và khiến bản thân hơi xa rời thực tế, có xu hướng quan tâm đến nghệ thuật, âm nhạc và những vấn đề siêu hình, suy nghĩ và cảm xúc, logic và trực giác, khả năng quan sát và khả năng tạo ấn tượng, tất cả đều cân bằng trong con người, là người thận trọng, chân thành, những lời tư vấn luôn được người khác đánh giá cao, không quá tham vọng làm lãnh đạo nhưng luôn sẵn sàng để gánh vác trách nhiệm nếu được giao phó,thực sự không muốn làm trung tâm của sự chú ý."
Fan hâm mộ theo dõi từ đầu: "Năng động, sáng tạo, bắt kịp xu hướng, hòa nhập không hòa tan, dễ thương dễ gần."
Chồng aka người yêu của cô ấy: "Từ lúc dạy cô ấy đến lúc đồng hành, thông tuệ, thấu tình đạt lý, dịu dàng đa tài, vẻ đẹp rạng ngời, trong sáng và có được cuộc sống giàu sang, phú quý, được mọi người quý trọng, cô gái xinh đẹp, đáng yêu, thông minh, khôn khéo trong cách ăn nói, hòa đồng với mọi người xung quanh và được nhiều người quý mến."
🌌T1:https://drive.google.com/file/d/1PmITLlyJMEfa011zhR9lcIanzBSRo3iy/view?usp=drivesdk
🌌T2:https://drive.google.com/file/d/1NGM8qNLikFc-8W-tNxqNW7XXtF53Hk6r/view?usp=drivesdk
🌌T3:https://drive.google.com/file/d/1CHSDoikQAi0qIReVyurt-f22Ovybfx6n/view?usp=drivesdk
🌌T4:https://drive.google.com/file/d/1h3UabGcs3MbxU-poqAPe0Ok23j4nKXcp/view?usp=drivesdk
🌌T5:https://drive.google.com/file/d/1dr41lR4nFlIjq2USCbSla2zKLRdMygAL/view?usp=drivesdk
Tác giả: Spring Flower
Tên phụ: Oracle Asterin (Hoa Xuân)
[Warning: Fic có đề cập đến vấn đề nhạy cảm, hoàn toàn chỉ là trí tưởng tượng của người viết trong một thế giới không liên quan đến chính sự hiện tại và không hề có ý định phản động hay bôi bác nhân vật nào.]
[Thiên giới]
-Thần Nông thị: Nông nghiệp.
-Phục Hy & Nữ Oa: Văn minh.
-Hiên viên thị: Công nghiệp.
[Ma giới] {Quỷ tộc}
-U Đô: Hậu Sĩ.
-Đào Đô: Thần Am và Uất Lũy.
[Nhân giới] [giấy, la bàn, thuốc súng và kỹ thuật in ấn]
-Sử dụng lưới đánh cá là nguồn thực phẩm phong phú.
-Khoan cây lấy lửa là dùng khoan vào gỗ để lấy lửa.
-Bát quái: Càn (Trời), Khôn (Đất), Khảm (Nước), Ly (Lửa), Chấn (Sấm), Tốn (Gió), Cấn (Núi), Đoài (Đầm Hồ) 64 quẻ kinh Dịch.
-9 giếng nước tưới đồng ruộng (thông nhau và hút để tưới ruộng đồng), Gieo trồng ngũ cốc, Trâu cày đồng, Kỹ thuật rèn rìu, Chặt cây lấy gỗ làm thuổng và cày để khai khẩn đất hoang, Cuốc giẫy hết cỏ dại trong ruộng đồng: kỹ thuật làm nông, mưa đến nắng về lúa mùa bội thu, Cúng tế Tiên Nông Đàn, Bản thảo Y Dược (dùng cây roi màu đỏ thần kỳ để phân biệt dược tính và độc tính của thảo dược_trà và chè_sắt thuốc thảo dược_cơ thể bách độc bất xâm trúng độc 70 lần _ Viêm Đế Thần Nông thị.)
-Đá Nam Châm xe chỉ nam, tù và thổi quân hiệu hùng hồn, Phong Cổ chi khúc (10 chương "Lôi Chấn Kinh, Mãnh Hổ Hải, Chí Điểu Kích, Long Môi Điệp, Linh Quỳ Hống, Điêu Ngạc Tranh, Tráng Sĩ Phẫn, Hùng Bi Hao, Thạch Đãng Nhai, Ba Đăng Hác) tấu nhạc niềm vui chiến thắng.
-Nhà trên cây và Nhà trên mặt đất, hố bẫy săn bắt dã thú, chày cối giã gạo và ngũ cốc, nồi cơm, lễ nghi trang phục và cả quần áo che thân chống rét, ăn ngon mặc đẹp, ăn no mặc ấm, giao thông di chuyển đi lại xe cộ, mưa ngũ cốc, văn tự ghi lại tội lỗi của ma quỷ và sự kiện lịch sử, tơ tằm (nuôi tằm, dệt gấm vóc, tơ tằm óng ánh dệt nên quần áo lễ phục đẹp đẽ và mát mịn, nghi thức cày cấy như Thần Nông và nghi thức nuôi tằm như Luy Tổ).
-Cắt đứt con đường nối thông trời và đất; Lấy: "Tức Nhưỡng tạo vùng núi cao chặn lũ lụt& Lửa trời" đều bị trừng phạt; Đại Vũ Trị Thủy (Lũ lụt là do trận chiến giữa Chuyên Húc và Cộng Công).
-Chế độ hôn nhân (Đàn Cầm và Đàn Sắt); Nhị Thập Tứ Hiếu Vua Nghiêu - Vua Thuấn; Hậu Nghệ-Hằng Nga; Bá Di-Lạc Thần; Nữ Kiều--Vua Vũ; Đồ Sơn nữ - Dương Tiễn; Hoàng Bào Quái Khuê Mộc Lang - Bách Hoa công chúa Thị Hương.
[Thú nhân giới] {Yêu tộc}
-Tiên khúc: Thiên Hồ và Yêu Hồ.
-Ông Lốt: Thiên Xà và Yêu xà, Bạch xà và Thanh xà, yêu nữ.
-Thủy tộc: Long Nữ và Long Nhân.
-Thiên điểu: Đàn cầm, đàn sắt, xây dựng, rèn đồ đúc, làm đồ gốm, chế tạo đồ da, nhuộm vải.
+Lịch pháp: Phượng Hoàng.
+Trông coi bốn mùa trong năm: Chim Yến (mùa xuân), Chim Bách Thanh (mùa hạ), Chim Sẻ (mùa thu), Chim Trĩ (mùa đông).
+Nắm giữ binh quyền: Chim Kền Kền uy mãnh.
+Cai quản luật pháp: Chim Ưng thiết diện vô tư.
+Cai quản giáo dục: Chim Bồ Câu "mưa đuổi khỏi tổ, nắng mới gọi về, hiếu thảo với cha mẹ."
THỜI THƯỢNG CỔ
🌌🌌🌌🌌🌌🌌🌌🕉️🕉️🕉️🌌🌌🌌🌌🌌🌌
🌌Thần Nông thị & Hiên Viên thị
__Viêm Đế (Thần Nông đế phương Nam)&Vương Mẫu (Dao trì Địa mẫu) + Hoàng Đế (Hiên Viên đế Trung tâm)&Luy Tổ (Hoàng hậu Dệt tơ tằm Nữ Tầm)
🌿__chị em hoa sinh quốc __ Hoàng Liên & Hoàng Yến __ Hai vị công chúa "Người&Tiên" __ Hoa song sinh tái sinh.
🌿__con gái ÂU CƠ (hồ Động Đình-Đông Bắc-Hồ Nam)&LẠC LONG QUÂN (Xích Quỷ-Nam Sông Dương Tử-Xích Thuỷ)
🌿__con gái NỮ KHUÊ (hồ Động Đình - Đông Bắc - Hồ Nam) & Hiên Viên (Hậu Nghệ và Hằng Nga & Hà Bá và Lạc Tần/Phục Phi vùng sông Lạc-2 cặp ly dị-Hậu Nghệ và Lạc Thần tái hôn, Hiên Viên Xương Ý cưới Xương Phó-Thục Sơn thị-vùng sông Nhược Thuỷ, các con trai Hiên Viên thị cưới Nữ Khuê vùng sông Xích Thuỷ.)
🌌Các vị tướng nhà Thần Nông Đế:
-Phong Bá, Si Mỵ, Võng Lượng, Du Võng.
-Xi Vưu, Hình Thiên, Tương Liễu, Phù Du.
🕉️🕉️🕉️🕉️🕉️🕉️🕉️🕉️🕉️🕉️🕉️🕉️🕉️🕉️🕉️
[Ở hai bên bờ sông Lạc 洛 có lưu truyền một câu chuyện khoái chá về Lạc Thần Phục Phi 洛神宓妃. Phục Phi nguyên là con gái của Phục Hi thị 伏羲氏, nhân vì mê cảnh đẹp hai bên bờ sông Lạc nên đã xuống nhân gian đến bên bờ sông Lạc. Lúc bấy giờ, có Hữu Lạc thị 有洛氏cư trú ở lưu vực sông Lạc là một dân tộc cần cù dũng cảm. Phục Phi bèn gia nhập Hữu Lạc thị, đồng thời dạy dân Hữu Lạc thị đan lưới đánh cá, còn đem cách săn bắn, chăn nuôi học được từ phụ thân dạy lại cho họ. Một ngày nọ, khi lao động xong rảnh rỗi, Phục Phi lấy thất huyền cầm tấu lên một khúc nhạc du dương. Không may, tiếng đàn bị Hà Bá 河伯ở Hoàng hà nghe được, chàng công tử phóng đãng này đã lén vào sông Lạc, nhìn thấy Phục Phi, trong phút chốc bị sắc đẹp của Phục Phi làm cho mê mẫn. Thế là Hà Bá hoá thành một con rồng trắng, quẫy tung sóng lớn nơi sông Lạc nhấn chìm Phục Phi. Phục Phi bị Hà Bá đưa xuống thâm cung thuỷ phủ, suốt ngày buồn bã u sầu, đành lấy thất huyền cầm để tiêu khiển. Bấy giờ, Hậu Nghệ 后羿 đến bên cạnh Phục Phi. Hậu Nghệ vốn là một thiên thần thiện xạ, do bắn chết 9 người con của Thiên Đế, nên đã bị đày xuống nhân gian cùng với vợ. Vợ Hậu Nghệ là Thường Nga 嫦娥 uống trộm tiên dược bay về thiên cung, chỉ còn một mình Hậu Nghệ ở lại nhân gian. Hậu Nghệ nghe nói Phục Phi gặp nạn vô cùng căm giận, liền cứu Phục Phi ra khỏi thâm cung, đưa về với Hữu Lạc thị, và Hậu Nghệ đã nảy sinh tình cảm với Phục Phi. Hà Bá nghe nói Hậu Nghệ và Phục Phi yêu nhau, vô cùng tức giận, bèn hoá thành con rồng trắng lén vào sông Lạc, nuốt chửng ruộng đồng, thôn trang cùng gia súc. Hậu Nghệ lửa giận bốc cao, giương cung bắn trúng mắt trái của Hà Bá, Hà Bá vội vàng bỏ chạy. Hà Bá tự biết mình không phải là đối thủ của Hậu Nghệ, đành lên báo với Thiên Đế. Thiên Đế sớm biết mọi chuyện nên không nói lời nào, Hà Bá đành lủi đi mất, không dám xen vào chuyện của Hậu Nghệ với Phục Phi nữa. Từ đó, Hậu Nghệ và Phục Phi cư trú tại Lạc Dương 洛阳, sống một cuộc đời hạnh phúc mĩ mãn. Về sau để biểu dương họ, Thiên Đế phong cho Hậu Nghệ làm Tông Bố Thần 宗布神, Phục Phi làm Lạc Thần 洛神. Thế là người dân hai bên bờ sông Lạc xây dựng toà "Lạc Thần miếu" hùng vĩ ở thành cũ Đông Quan 东关. Câu chuyện về Lạc Thần Phục Phi cũng đời đời truyền lại.
Chú của người dịch
1- Về chữ 宓, Hán Việt tự điển của Thiều Chửu có 2 âm đọc:
+Mật: yên lặng
+Phục: cũng như chữ phục 伏 (tr141)
Trong quyển Nguỵ Tấn Nam Bắc triều tản văn 魏晋南北朝散文 do Tào Minh Cương 曹明纲 biên soạn, phần chú thích ở bài Lạc Thần phú 洛神赋 của Tào Thực 曹植 đã chú chữ 宓 ở tên nhân vật có âm đọc là "phục" (宓 (fu 伏).]
🌌🌌🌌🌌🌌🌌🌌🌌🌌🌌🌌🌌🌌🌌
[Xương Ý theo cha tập hợp chư hầu giương cao ngọn cờ cần vương đánh giặc, nơi chiến trường ông đã đánh thắng nhiều trận, lập nhiều kỳ tích lớn. Sau khi dẹp loạn thành công, được thiện nhượng ngôi thiên tử, Hoàng Đế phân phong cho Xương Ý làm vua nước Cao Dương (nay thuộc huyện Kỷ tỉnh Hà Nam). Lúc ấy Hoàng Đế thực hiện chính sách "nội thiện" nghĩa là truyền ngôi cho con cháu nhưng xét thấy ai có đủ năng lực mới truyền chớ không nhất thiết phải con trưởng hay cháu trưởng, vì vậy sau khi Hoàng Đế băng hà ngài không giao lại quyền hành cho con trưởng Huyền Hiêu hay con thứ Xương Ý mà lại chọn Thiếu Hạo là con bà thứ phi Nữ Tiết làm người kế nhiệm. Xương Ý lấy vợ sinh ra Chuyên Húc, sau khi ông qua đời thừa kế ngôi vị của cha.]
🌌🌌🌌🌌🌌🌌🌌🌌🌌🌌🌌🌌🌌🌌
[Hoàng Đế có người vợ đầu tên là Luy Tổ, hay Loa Tổ (螺祖), là người đã dạy cho phụ nữ nuôi tằm, kéo tơ, dệt lụa.累 hay 螺 đều có chữ 糸 mịch tức sợi tơ nhỏ. Tuy nhiên, một số người cho rằng các tên trên có thể phiên sai từ Lôi Tổ (雷祖), nghĩa là bà Tổ Sấm. Theo Sơn Hải kinh (山海經), Luy Tổ sinh Xương Ý, Ý sinh Hàn Lưu, và Hàn Lưu sinh ra Chuyên Húc (Cao Dương Thị) vậy. Ông có thứ phi là Mô Mẫu (嫫母), thuộc Tây Lăng Thị (西陵氏), bà tuy không có nhan sắc nhưng đức hành cao thượng, được Hoàng Đế kính trọng. Ngoài ra, ông còn thêm 2 bà phi tên Phong Luy (封嫘), Đồng Ngư (彤魚) và 10 vị tần khác. Ông có tổng cộng 25 người con, và được phân ra các họ khác nhau, gồm 12 họ là: Cơ (姬), Dậu (酉), Kì (祁), Kỉ (己), Đằng (滕), Dự (葴), Nhậm (任), Tuân (荀), Hi (僖), Cật (姞), Huyên (儇) và Hi (衣). Do vậy, từ đời Thiếu Hạo đến về sau nữa là nhà Chu đều có chung dòng dõi tổ tiên là Hoàng Đế. Theo Sơn Hải kinh (山海經), các tộc Bắc Địch, Khuyển Nhung và Đông Di cũng đều là con cháu của Hoàng Đế.]
🌌🌌🌌🌌🌌🌌🌌🌌🌌🌌🌌🌌🌌🌌🌌
[Hung Nô, Tiên Ti, Khiết Đan, Nữ Chân (nguồn gốc từ Trung Á di cư tới)]
♥️♥️♥️♥️♥️♥️♥️♥️♥️♥️♥️♥️♥️♥️♥️
1,2 [THỜI THƯỢNG CỔ]
[Phượng Hoàng 凤皇 là tên gọi khác của Phượng Hoàng 凤凰, con trống gọi là Phượng 凤, con mái gọi là Hoàng 凰, cùng Lân 麟, Quy 龟, Long 龙 gọi chung là tứ linh. Phượng Hoàng là vua của muôn chim, 《Bản Thảo Cương Mục》 của Lý Thời Trân miêu tả Phượng Hoàng: "Vũ trùng[1] ba trăm mà có sáu mươi là Phượng đứng đầu." Phượng Hoàng là Chu Điểu (tức Chu Tước) của phương nam, tượng trưng cho đức hạnh và điềm lành. 《Bão Phác Tử》ghi Phượng có ngũ hành: "Do hành Mộc là nhân 仁, là xanh. Trên đầu Phượng xanh, do đó cũng gọi là đội nhân 戴仁. Hành Kim là nghĩa 义, là trắng. Phượng cổ trắng, do đó cũng gọi là buộc nghĩa 缨义. Hành Hỏa là lễ 礼, là đỏ. Phượng lưng đỏ, do đó cũng gọi là gánh lễ负礼. Hành Thủy là trí 智, là đen. Phượng ngực đen, do đó cũng gọi là hướng trí 向智. Hành Thổ là tín 信, là vàng. Dưới chân Phượng vàng, do đó cũng gọi là đạp tín 蹈信." Phượng Hoàng trích từ 《Sơn Hải Kinh · Nam Kinh thứ ba》: "Núi Đan Huyệt 丹穴, có loài chim, dạng nó như con gà, năm màu mà có vằn, tên là Phượng Hoàng 凤皇, vằn ở đầu là chữ "đức" 德, vằn ở cánh là chữ "nghĩa" 义, vằn ở lưng là chữ "lễ" 礼, vằn ở ngực là chữ "nhân" 仁, vằn ở bụng là chữ "tín" 信. Đó là giống chim ăn uống tự nhiên, tự ca tự múa, thấy được thì thiên hạ yên ổn." [1] Thời cổ đại lấy trùng 虫 làm tên gọi chung của động vật. Cơ thể động vật có lông vũ (tức loài chim) gọi là vũ trùng 羽虫.]
🌌🌌🌌🌌🌌🌌🌌🌌🌌🌌🌌🌌🌌🌌🌌🌌
[Ở huyện Hoài Tập (怀集县), tỉnh Quảng Đông có một phong tục gọi là Lễ hội Cung Tử được tổ chức vào mùng 6 tháng 6 âm lịch. Phong tục này xuất phát từ một văn hóa dân gian tươi đẹp. Truyền thuyết cho rằng, sau khi Viêm Đế, một trong Ngũ Đế đến nhân gian để dạy con người trồng trọt, y thuật, và lễ nghi. Sau khi việc lớn đã hoàn thành, Viêm Đế hoá thành một con chim yến màu vàng bay lên thiên đàng, đó là ngày mùng 6 tháng 6. Do đó, những hình ảnh của chim yến màu vàng và ngày mùng 6 tháng 6 được kết nối với nhau trong tâm trí mọi người. Cho nên cứ mỗi tháng sáu âm lịch người ta lại tổ chức một nghi lễ hoành tráng để tưởng nhớ. Ở tỉnh Quảng Tây có thôn Hoài Cừ, người dân thôn này cũng tổ chức lễ hội Chim Yến tương tự. Dân trong thôn cho rằng chim yến (bao gồm cả chim én) là "Tổ Tiên Thần -祖先神" hay vị thần tổ tiên của loài người và cũng là "Lôi thần chi tử - 雷神之子" tức con của thần sấm. Do đó, tại đây, những con chim yến nhận được những đặc ân mà những con chim khác không thể có được. Truyền thống tôn kính chim yến của người Hoài Cừ bắt nguồn từ văn hóa Đồ đằng (Tô-tem) cổ đại. Họ có niềm tin rằng con người có một mối liên kết tâm linh với thực vật hoặc động vật, những thứ này gọi là Tô-tem hay vật tổ. Ở trường hợp này, người Hoài Cừ được cho là có tương tác với chim yến và yến đóng vai trò biểu trưng cho họ.]
🕉️🕉️🕉️🕉️🕉️🕉️🕉️🕉️🕉️🕉️🕉️🕉️🕉️🕉️🕉️🕉️🕉️🌌🌌🌌🌌🌌🌌🌌🌌🌌🌌🌌🌌🌌🌌🕉️
[Trước khi có nghề nuôi tổ yến lấy tổ, chim yến chỉ làm tổ ở những nơi có địa thế hiểm trở. Thường là trên những vách đá dựng đứng ở các vùng biển thuộc các nước Đông Nam Á.Tổ yến hay là yến sào là một món ăn quý và một loại thuốc quý được hình thành từ nước dãi của chim yến. Tổ yến hình bán nguyệt thường chỉ có đường kính 15-20cm nhưng đây kết quả của những nỗ lực miệt mài của một cặp chim. Vào mùa sinh sản, chim yến sẽ bắt cặp và lên kế hoạch xây dựng tổ. Khi bắt đầu làm tổ, chim đực lẫn chim cái liên tục bay đến bức tường đá của nơi được chọn. Chim yến thường kiếm ăn vào ban ngày và xây tổ khi đêm đến. Theo các chuyên gia thì chỉ con đực đảm nhiệm vai trò xây tổ. Khi màn đêm buông xuống, tuyến nước dãi của chim yến phát triển mạnh, yến dùng lưỡi đẩy nước bọt lên mép tổ. Bất cứ nơi nào chim chạm vào, một lượng chất nhầy thần bí trong miệng chim được nhổ lên tường đá. Đây giống như một loại keo được tiết ra bởi tuyến nước bọt. Chất nhầy ấy nhanh chóng được làm khô bởi không khí và tạo thành những sợi chỉ nhỏ. Sau vô số lần bay lượn và tạo ra vô vàn những sợi chỉ nhỏ, một đường viền hình bán nguyệt được vẽ từ bức tường đá, và sau đó một cạnh lồi dần dần được hiện lên để tạo thành một lớp tổ hình khuỷu tay theo từng lớp. Tổ có độ bền và độ bám dính cao và trông giống như một lớp keo trắng. Lần đầu tiên chim yến làm tổ mất bốn tháng, những lần tiếp theo tốn ít thời gian hơn. Tổ làm xong cũng là lúc chim yến bắt đầu quá trình sinh nở. Xây tổ là một quá trình khó khăn và công phu. Cộng với nguồn dinh dưỡng dồi dào có trong tổ yến đã tạo nên giá trị to lớn cho loại sản vật này. Chim Yến là 1 loài chim quý. Với những giá trị to lớn mà con người nhận được, chúng ta nên gửi lại loài chim này 1 đặc ân, một môi trường tuyệt vời cho chim Yến sống và sinh sản, để trong tương lai không xa, chúng ta sẽ đưa chim yến ra ngoài Thế giới, để bạn bè năm châu có cơ hội thưởng thức 1 dòng sản phẩm quý hiếm - một món quà tuyệt vời mà thiên nhiên ban tặng cho chúng ta.]
♥️♥️♥️♥️♥️♥️♥️♥️♥️♥️♥️♥️♥️♥️♥️
3,4 [THỜI THƯỢNG CỔ]
DAO CƠ & NỮ KHUÊ - Hai chị em - "Vu Sơn thần nữ" & "Tinh Vệ lấp biển."
[Thần nữ Vu sơn trong thần thoại cổ của Trung Quốc còn được xưng là Vu sơn chi nữ. Tương truyền nàng là con gái của Thiên Đế - Viêm Đế (Xích Đế), tên thường gọi là Dao Cơ (cũng có nơi gọi Diêu Cơ), chưa gả đã mất, chôn ở sườn Nam núi Vu (nay là ranh giới hai tỉnh Tứ Xuyên, Hồ Bắc, hướng Đông Bắc – Tây Nam, cao hơn 1000m), người xưa xưng thành thần. Thần nữ được kể như một vị tiên nữ xinh đẹp 'sáng làm mây, chiều làm mưa', được phong làm thần núi Vu, tinh hồn làm cỏ, thân làm linh chi. Chính là Vu sơn chi nữ, Cao Đường chi trở." Người đời sau coi Dao Cơ là vị thần của hoa cỏ, cũng xuất hiện ví von bàn tay trắng như hoa ngọc.]: https://m.youtube.com/watch?v=4CI52V3lQTA
🌌🌌🌌🌌🌌🌌🌌🌌🌌🌌🌌🌌🌌🌌🌌🌌
[Thần nữ Dao Cơ là con gái thứ ba của Viêm Đế, con gái thứ hai mươi ba của Vương Mẫu nương nương, tâm hồn trong sáng, tướng mạo xinh đẹp. Vương Mẫu nương nương rất yêu thương nàng, coi nàng như hòn ngọc quý trên tay. Dao Cơ còn nhỏ đã tự lập, rất hiếu động, tựa như chim nhạn trên mây, không thể giam giữ. Nàng không thích ngồi trong phòng buồn chán, thường lặng lẽ ra ngoài, đến Giao Trì nhìn ngắm hoa sen, trèo lên Bàn Đào bắt sao, có đôi khi còn lén xuống bơi ở Thiên Hà. Chuyện này truyền đến tai Vương Mẫu nương nương, Vương Mẫu nương nương liền khuyên can con gái, nhưng lại không có cách nào, nói nhẹ thì nàng cười, mà nói nặng thì nàng bĩu môi. Một ngày, Vương Mẫu nương nương phiền muộn trong lòng, liền ra Nam Thiên môn để giải sầu, vừa lúc thấy Dao Cơ đẩy mây trắng ra để nhìn xuống dưới trần gian.
Lửa giận bốc lên, Vương Mẫu nương nương nói: "Mặc cho con chơi trên Thiên giới còn chưa tính, sao còn nhìn xuống hạ giới, mắt của con sẽ bị vấy bẩn, đừng nhìn!"
Dao Cơ không tin, trừng mắt thật to, chỉ vào hạc trắng đang bay bên dưới nói: "Con hạc trắng noãn như ngọc, trên trời nào có? Con muốn giống như nó, bay khắp nơi, đi khắp nơi, nhìn xem rốt cuộc hạ giới như thế nào?"
Vương Mẫu nương nương thấy nàng động tà niệm, càng giận dữ, quát lớn: "Không được suy nghĩ bậy bạ, mau về cấm cung đi!"Dao Cơ chưa bao giờ thấy mẹ mình nổi giận đến thế, cảm thấy tủi thân, lại không phục, nàng quyết tâm nhảy xuống dưới mây trắng. Vương Mẫu nương nương vội vàng vươn người giữ chặt nàng, cố gắng kìm nén lửa giận trong lòng, mặt lạnh phải chuyển thành mặt nóng, mở miệng nói: "Hạ giới vô cùng khổ sở, con là cành vàng lá ngọc, tuyệt đối không được đi!"
Dao Cơ càng cảm thấy ngạc nhiên, liền ngồi ngay ngắn trên đụn mây, nhìn kỹ lần nữa, quả nhiên phần lớn mọi người đều ở nhà tranh, ăn cơm rau, mặc quần áo rách. Nàng thở dài nói: "Đúng là rất khổ!"
Vương Mẫu nương nương nghe vậy, âm thầm hài lòng, tiếp tục: "Thượng giới vẫn tốt nhất, có sơn hào hải vị ăn không hết, có lụa là quần áo mặc không xuể" Không ngờ Vương Mẫu nương nương càng nói, Dao Cơ lại càng thấy chói tai; Vương Mẫu nương nương càng so sánh, Dao Cơ càng khó chịu. Nay nhớ khi nữ thần Hoàng Nữ và Hoàng Yến còn ở trong cung điện Hoa quốc, tam muội Dao Cơ của nàng sắc sảo nhanh miệng, trẻ người non dạ, nhiều lần hồ đồ nói xấu tỷ tỷ trước mặt cha mẹ, nhưng từ sau khi nữ thần Hoàng Nữ và Hoàng Yến lại thành HOA TIÊN tại Tiên giới, Dao Cơ cảm thấy vô cùng vắng vẻ, tịch mịch, thường xuyên nhớ nhung các chị. Nhưng hai vị nữ thần vẫn một đi không trở lại, mà tứ muội lại cùng các nam nhân cưỡi ngựa chu du thiên hạ, chỉ còn một mình nàng, không có ai để nói chuyện, cũng không có ai cùng chơi đùa, nàng rất hối hận. Nay nàng trưởng thành rồi, cũng có lúc suy nghĩ vẩn vơ, bởi vậy, nàng không nhịn được phải thì thầm: "Ta thật đáng chết, hồi trước không hiểu các tỷ tỷ..." Nàng rơi nước mắt, mơ màng nhìn ánh mặt trời xa xa thấp thoáng non xanh mây trắng, "Tỷ tỷ! Tỷ tỷ, tỷ ở đâu rồi! ... Tỷ tha thứ cho muội được không?" Trong đêm mộng, nàng thường thấy hai vị Nữ thần ở trong rừng sâu núi Côn Luân, vui vẻ bay nhảy, đùa giỡn giữa những khóm hoa, nghịch nước bên dòng suối nhỏ, bọn họ thật hạnh phúc!
Nàng kiên định, quyết chủ kiến: Đi xuống hạ giới thôi! Như hiểu nàng, có một ngày, phụ thân Viêm Đế nói với nàng: "Dao Cơ, con nên lấy chồng đi."
"Lấy chồng?" Cặp mắt thê lương phiền muộn của nàng trợn tròn, ngẩn người nhìn phụ thân Viêm Đế: "Phụ thân, vì sao con phải lấy chồng?"
"Con gái lớn, không lấy chồng sao được?" Viêm Đế thở dài một hơi. Trước đây đối với hai con gái đầu, Viêm Đế thân làm phụ thân đã ngăn cản tình yêu từ đáy lòng của con gái, kết quả gặp phải họa lớn, rốt cuộc không thể gặp lại hai nàng, khiến ông ôm hận cả đời. Mà nay, ông không muốn dẫm lên vết xe đổ với Dao Cơ. Viêm Đế trầm ngâm chốc lát, nói tiếp: "Dao Cơ, phụ thân đã chọn cho con một lang quân mỹ mãn, đừng do dự nữa."
Nàng âu sầu: Đại tỷ và nhị tỷ thành tiên, tiểu muội trở thành một đứa con ngang tàng, rất khó ở trong cung. Nếu ta lấy chồng, chỉ còn lại phụ thân và mẫu thân, cô độc một mình biết phải làm sao? Nàng liền hỏi: "Phụ thân, nếu con đi rồi thì trong cung điện Hoa quốc chỉ còn người và mẫu thân thôi, không chỗ dựa dẫm. Sao con có thể rời đi chứ?"
Sắc mặt Viêm Đế tiêu điều nói: "Con đừng lo cho chúng ta!"
Dao Cơ nhìn vẻ mặt bất lực của cha mẹ, nước mắt bỏng rát tràn xuống mi, tựa như đứa trẻ con nhảy bổ vào lòng Viêm Đế: "Phụ thân, con không lấy chồng! Có chết con cũng không lấy chồng...Con không muốn lấy chồng mà!... Con sẽ không lấy chồng!... Cả đời cũng không!..."Dao Cơ cũng hy vọng tìm được tình yêu của mình, đương nhiên nàng biết ý trung nhân mà phụ thân chọn cho mình là ai. Nhưng nàng vẫn không muốn rời khỏi phụ thân hiền từ, mẫu thân tóc bạc.
Vương Mẫu nương nương thấy không thuyết phục được nàng, nghĩ rằng: Nam lớn lấy vợ, gái lớn gả chồng, có lẽ nên để con gặp con rể ông bà chọn, tương kế tựu kế. Vì thế, liền dặn con gái đến Đông Hải Long cung một chuyến. Đông Hải Long Vương đã sớm để ý đến Dao Cơ, cũng từng hướng Vương Mẫu nương nương cầu hôn. Có điều khi ấy Dao Cơ còn nhỏ, chưa thể xác định. Trước mắt thấy nàng đến làm khách bèn cư xử hết sức ân cần. Đông Hải Long Vương cùng Dao Cơ đi vào Long cung, đi đến đâu, nước biển liền tách ra hai bên đến đó, tạo thành các lối đi nhỏ bằng thủy tinh, ánh sáng chiếu qua trong suốt, thấy tôm cá bơi qua bơi lại, rong tảo nhẹ nhàng lay động, còn cả các loại san hô, vỏ sò, thu hút ánh nhìn của Dao Cơ. Vào hậu cung, nàng cảm thấy sáng sủa khác thường, thì ra nơi này đặt đầy dạ minh châu, từng chuỗi từng chuỗi, từng viên từng viên, viên nhỏ thì sáng như sao, viên lớn chiếu rọi như ánh trăng. Đông Hải Long Vương mời Dao Cơ ngồi vào ghế dựa bằng vàng ngọc, gọi người đặt Quỳnh Tương Ngọc Dịch đặt lên bàn mã não. Hắn tự mình châm rượu, cung kính nói: "Vì tiên nữ từ xa đến đây, mời, mời!" Dao Cơ thấy trong phòng không còn người khác, tim đập thình thịch. Đông Hải Long Vương âm thầm áp sát vào nàng, ân cần lên tiếng: "Môn đăng hộ đối, mỹ nữ thiếu niên quả là trời sinh một đôi. Vương Mẫu nương nương bảo nàng đến, chẳng phải là cố ý rõ ràng rồi sao?" Dao Cơ nghe vậy, mặt đỏ bừng, hiểu ra mình đã trúng bẫy, bèn một mạch rời Long cung, mấy ngày sau cũng không quay về, đến thẳng nhân gian. Nàng đến dưới núi Vu, gặp rất nhiều người, có người chống gậy xin cơm, cầm theo cái giỏ rách, có người kéo theo cụ già, có người cõng đứa nhỏ, khóc sướt mướt chạy nạn. Nàng đang định tiến lên hỏi thăm, chợt thấy mây đen cuồn cuộn trên không, cuồng phong gào thét, có mười hai con nghiệt long đang làm mưa làm gió. Chúng trừng mắt, từng tia chớp bắn ra khiến con người lóa mắt, chân không thể đứng vững; chúng gầm lên một tiếng tạo thành sấm lớn, khiến phòng sụp nhà đổ, thôn trang trở thành phế tích; chúng quẫy người tạo thành mưa to, lũ lụt bất ngờ chảy xiết, bao phủ mặt đất, lật nghiêng thuyền chài. Dao Cơ nhìn, nghĩ rằng: Đây chẳng phải là tù binh của Đông Hải Long Vương ư? Sao lại càn rỡ như vậy, tùy tiện hại người! Dao Cơ vội vàng cưỡi mây bay, tới gần đám nghiệt long này, ăn nói nhỏ nhẹ, khuyên bảo chúng về Đông Hải. Nghiệt long không nghe rõ tiếng nói trong không trung, ngẩng đầu thì chỉ thấy một cô nương mười bảy mười tám tuổi đang đạp trên một đụn mây trắng.
Chúng nói: "Con nhóc kia, ngươi hiểu gì, đừng lắm miệng! Chúng ta thích chơi đùa thế nào là việc của chúng ta, liên quan gì đến ngươi?" Vừa nói vừa tiếp tục phá hoại.
Dao Cơ rốt cuộc không nhịn được, nhẹ nhàng rút xuống một cây trâm ngọc bích từ trên đầu xuống, vung về phía mười hai con nghiệt long, sau một luồng chớp, gió liền giừng rít gào, trời quang mây tạnh, mười hai con nghiệt long chết hết, rơi xuống. Nhưng sau khi nghiệt long hại người, thi thể của chúng còn hóa thành mười hai tòa núi cao, chính là núi Vu, ngăn trở nước sông chảy về Đông, nơi này liền trở thành một biển lớn, dân chúng vẫn không thể an cư lạc nghiệp. Dao Cơ thấy dân chúng chịu khổ, không đành lòng rời bọn họ mà đi, liền ở lại. Sau đó, Đại Vũ đến đây phá núi mở đường. Dao Cơ biết chuyện, giao cho hắn cuốn 'Hoàng lăng bảo quyển', dạy hắn dùng búa, đục đá, làm xe, làm thuyền chở đất. Dưới sự trợ giúp của nàng, Đại Vũ dẫn dắt mọi người đập đá chuyển đất, mệt mỏi khổ sở vài năm, rốt cuộc đã mở được đường, dẫn lối cho nước sông chảy ra biển lớn. Bây giờ ngoài núi Vu có Thụ Thư đài, chính là nơi năm đó Dao Cơ truyền dạy cho mọi người. Lại nói, Vương Mẫu nương nương biết Dao Cơ hủy bỏ việc hôn nhân với Đông Hải Long Vương, còn giết chết mười hai con nghiệt long, vừa tức vừa oán. Nhưng nghe kể nàng ở lại núi hoang rừng sâu lại đau lòng. Vì thế, Vương Mẫu nương nương gọi hai mươi hai người con gái trên thượng giới đến trước mặt, nói với các nàng: "Ta nhớ con gái út, mấy con mau xuống nhân gian một phen, tìm nó về đây."
Hai mươi hai cô gái liền cưỡi mây xuống núi Vu, tìm Dao Cơ. Tỷ muội lâu ngày gặp nhau, vừa vui vừa buồn, ai cũng khóc sướt mướt. Các tỷ tỷ nói với nàng: "Mẫu thân rất nhớ muội, mong đến đau lòng thắt tim, muội trở về với các tỷ đi."
Dao Cơ nói: "Muội cũng nhớ cha mẹ, ánh mắt lúc nào cũng hướng về người. Nhưng muội không thể trở về, muội muốn giúp dân chúng bớt khổ sở."
Các tỷ tỷ oán trách: "Người trèo chỗ cao, nước chảy chỗ thấp! Sao muội không thích Thiên cung, Long cung, lại muốn ở nơi núi hoang dã cốc này vậy?"
"Các tỷ xem, dân chúng chịu khổ, muội đâu thể nhẫn tâm mặc kệ chứ!" Dao Cơ vừa nói vừa chỉ ra xa xa. Bên kia sườn núi, có hổ báo đang đuổi người, càng đuổi càng gần, sắp bắt được. Dao Cơ vội vàng xoay thân lấy bùn nhão ném qua, bùn nhão biến thành mấy chục mũi tên bắn chết hổ báo. Có người đang leo lên từ chân núi, từng bước run rẩy, dường như bệnh sắp chết. Dao Cơ lập tức nhổ vài sợi tóc từ trên đầu xuống, thả rơi trước mặt hắn. Tóc lập tức biến thành cỏ linh chi cải tử hoàn sinh, cứu mạng người đó. Lát sau, một con thuyền từ từ trôi ra giữa sông, lưng của người chèo thuyền khom còng xuống dưới. Dao Cơ cuống quýt thổi thổi về phía Tây, lập tức một trận gió nhẹ đẩy cánh buồm, thuyền lướt như bay. Nhìn những cảnh này, các tỷ tỷ đều gật đầu, không khuyên Dao Cơ trở về nữa. Thấy tỷ tỷ đã thông cảm cho nàng, Dao Cơ rất vui vẻ, đang định bảo họ về Thiên giới, chợt thấy ruộng nương khô cằn vàng vọt, lông mày không khỏi cau lại, hạn hán nặng nề như vậy thì mọi người biết làm thế nào? Dao Cơ nghĩ một hồi rồi bật khóc. Nước mắt chảy xuống chợt hóa thành mưa, rào rào không ngừng, nhanh chóng lấp đầy ao hồ, san phẳng đập nước. Cây mạ gặp mưa, ruộng nương liền xanh mướt như trước. Các chị gái xem đến rạng rỡ mặt mày, nhao nhao bàn luận, có người cho rằng nên giúp dân chúng, đồng ý ở lại cùng Dao Cơ, cũng có người không muốn rời xa mẫu thân, không đồng ý. Dao Cơ đếm, mỗi bên mười một người, vừa đủ một nửa. Nàng nói: "Mẫu thân đã lớn tuổi, cần người chăm sóc; dân chúng rất khổ, cần ban phúc. Các tỷ một nửa về trời, một nửa ở lại nhân gian đi." Vì thế, mọi người phấn khởi biệt ly. Những người ở lại là Dao Cơ, Thúy Bình, Triều Vân, Tùng Loan, Tập Tiên, Tụ Hạc, Tịnh Đàn, Thượng Thăng, Khởi Vân, Phi Phong, Thánh Tuyền, Đăng Long. Sau đó, các nàng liền biến thành mười hai đỉnh núi Vu. Xuyên qua mây khói lãng đãng, có thể nhìn thấy một bóng dáng xinh đẹp thanh tú trên đỉnh núi, như ẩn như hiện, vừa giống tảng đá vừa giống người, vừa ở trên trời vừa tại nhân gian, chính là thần nữ Dao Cơ. Núi Vu có mười hai đỉnh, san sát rất đẹp. Trong đó có một đỉnh núi duyên dáng yêu kiều nổi bật, gọi là đỉnh Thần Nữ. Nó như một giai nhân tuyệt thế từ xa xưa, đứng giữa sườn cao nhìn trăm thuyền vạn buồm qua lại dưới chân, say mê vô tận, mỹ lệ đa tư. Sáng sớm, nó thường hóa thành một đám mây sớm mờ mịt, nhàn nhã rong chơi giữa núi cao cốc sâu; đến hoàng hôn, nó biến từ mây mờ thành mưa chiều lất phất, hướng về sắc xanh trên núi biếc, phát ra tiếng nức nở ai oán lòng người; về đêm, thỉnh thoảng lại truyền đến tiếng gọi thâm tình: "Tỷ tỷ, tỷ tỷ! Tỷ ở đâu vậy... Tỷ tỷ..." Đến ngày hôm sau, nó lại quay về làm mây sớm như ẩn như hiện. Lúc này, mọi người lẳng lặng ngồi dưới đỉnh Thần Nữ, nghiêng tai lắng nghe, trúc xanh vờn múa lay động cùng gốc tùng nghiêm trang cổ kính sẽ rủ rỉ kể lại cho chúng ta nghe chuyện xưa động lòng người này "Không ngờ, vận mệnh của nàng quanh co khúc khuỷu, trong một năm liền đổ bệnh, vừa đến tuổi cập kê, còn chưa xuất giá đã chết. Dao Cơ chết vì nàng không muốn lấy chồng, ưu sầu mà chết, chưa kịp lấy chồng đã mất. Viêm Đế khắc khoải thương nhớ con gái, ân hận không thôi. Vận mệnh của Dao Cơ quả thực còn bất hạnh hơn các chị của nàng! Nghĩ như vậy, Viêm Đế rơi giọt nước mắt đầu tiên trong đời vì con gái, thương Dao Cơ chết sớm, sợ nàng lưu lạc tha hương, biến thành du hồn dã quỷ. Nhưng có cách nào nữa đâu? Dao Cơ đã chết... Không bao giờ sống lại được nữa... Dao Cơ cô nương đến núi Vu thành thần mây mưa ở núi Vu. Nàng đứng ở sườn cao nhìn ra xa, thấy phụ thân lớn tuổi của mình, thấy mẫu thân từ ái, bất tri bất giác, dần dần hóa thành một đỉnh núi trong rất nhiều đỉnh xung quanh, chính là đỉnh Thần Nữ nổi danh, là mười hai ngọn núi Vu. Về sau, Đại Vũ trị thủy, Dao Cơ còn giúp hắn mở đường sông Trường Giang."]
🌌🌌🌌🌌🌌🌌🌌🌌🌌🌌🌌🌌🌌🌌🌌🌌
[Đất Cao Đường, bên cạnh đầm Vân Mộng có hai ngọn núi là Vu Sơn và Vu Giáp thuộc tỉnh Hồ Bắc: Thần nữ núi Vu Sơn qua chơi đất Cao Đường, ở thiên cung, có nhiệm vụ buổi sớm làm mây, buổi chiều làm mưa ở Dương Đài.]
🕉️🕉️🕉️🕉️🕉️🕉️🕉️🕉️🕉️🕉️🕉️🕉️🕉️🕉️🕉️🕉️🕉️🌌🌌🌌🌌🌌🌌🌌🌌🌌🌌🌌🌌🌌🌌🕉️
[传说,很久以前,炎帝有个女儿叫女娃,炎帝很喜欢她,经常带她到东海去游泳。女娃非常勇敢,大风大浪从不畏惧。女娃长大后,每天都要自己到东海去游泳。有一天,她不幸被大海淹死了。女娃死后变成了一只鸟,每天从山上衔来石头和草木,投入东海,然后发出"精卫""精卫"的叫声,好像在呼唤着自己。
精卫鸟日复一日,年复一年,顽强不息,坚持不懈,决心要把东海填平。
这句成语比喻矢志不移,努力不懈。
后人常以"精卫填海"这个成语比喻深仇大恨,立志必报。或比喻不畏艰难险阻,矢志不移的坚毅决心。
Tinh Vệ (Jingwei) là tên một giống chim nhỏ mỏ đỏ chân trắng có hình dáng giống con quạ thường sinh sống ở các vùng duyên hải Viễn Đông, giống chim này chuyên đi gắp những hạt cát nhỏ rồi bay ra biển thả xuống. Thần thoại Trung Hoa có nhắc đến Tinh Vệ là tên con gái của Viêm Đế Thần Nông Thị, một mỹ nữ tuyệt sắc, theo Sơn Hải kinh thì một lần Tinh Vệ ra Đông Hải chơi chẳng may thuyền bị sóng đánh đắm mà chết đuối. Linh hồn nàng oán hận biển cả nên hóa thành một con chim xinh đẹp, ngày ngày nàng bay đến núi Tây ngậm đá mang thả xuống hòng lấp biển để trả thù. Biển đã chế nhạo rằng cả nghìn năm cũng không thể lấp được, nhưng con chim đáp lại dù mất cả nghìn năm, triệu năm, vạn năm, cô vẫn kiên trì làm vậy. Từ đấy nhân gian gọi luôn giống chim này là Tinh Vệ, nghĩa bóng người ta dùng điển tích [Tinh Vệ điền hải; 精衛填海], nghĩa là chim Tinh Vệ ngậm đá để lấp biển, chỉ việc oán thù sâu xa. Trong văn học cổ điển ngày xưa của Việt Nam và Trung Quốc vẫn dùng tích [Bổ thiên điền hải; 補天填海], nghĩa là "Vá trời lấp biển" để ám chỉ những việc không thể làm được, vá trời là tích bà Nữ Oa còn lấp biển là chuyện chim Tinh Vệ này. Người Trung có câu "Tinh Vệ cố lấp biển Đông" cũng giống người Việt có câu "Dã Tràng se cát biển Đông", dùng để chỉ về tính kiên trì, bền bỉ và quyết tâm đối mặt với tỉ lệ rủi ro cao ngất ngưởng.]: https://m.youtube.com/watch?v=ZeRcKMosRTs&embeds_referring_euri=https%3A%2F%2Ftoplist.vn%2F&source_ve_path=MjM4NTE&feature=emb_title
🌌🌌🌌🌌🌌🌌🌌🌌🌌🌌🌌🌌🌌🌌🌌🌌
[Chuyện kể về thế giới Tam giới vốn không tương thông và có những giới hạn riêng biệt trong thời đại hồng hoang. Tuy nhiên, khi mặt trời mất cân bằng thì hiện tượng "vô biên vô giới" xảy ra. Hồng thủy tràn bờ dẫn đến thiên tai khắp nơi và Thiên Duy môn trên thiên giới bị chấn động làm cho Tam giới trở nên tương thông. Từ đó, các thế lực đen tối có thể tràn vào dân gian gây nhiễu loạn và làm hại loài người. Viêm Đế - Thần Thái dương cùng những vị thần khác đi xuống dương gian để cứu giúp mọi người trong kiếp nạn quá lớn này. Nhưng trong thần giới lại có kẻ phản bội, Nghi Hòa - Phục Ma Thần đã giam Viêm Đế và đánh cắp Nhật Quang Thần Kính. Chiến Thần không chịu khuất phục nên bị giết hại, Sao thần Khoa Phụ may mắn thoát nạn và cứu được Hậu Nghệ - là con trai của Chiến Thần. Trải qua những biến cố, con gái của Viêm Đế - nàng Tinh Vệ đã hóa thân thành chim xanh giải cứu nhân loại. Hậu Nghệ bắn hạ mặt trời và Thiên Duy môn đã ngăn chặn được sự hỗn loạn của Tam giới, mang đến cho thế giới nhịp sống bình yên, mặt đất nở hoa và mùa màng tươi tốt. Chính tà phân tranh, những toan tính và tham vọng điên cuồng sẽ không thể tồn tại trước những con người dũng cảm và luôn hành hiệp trượng nghĩa. Thế lực đen tối luôn muốn thống trị thế giới sẽ bị khuất phục và những con người can trường luôn mang trong trái tim tình yêu nhân loại sẽ bất diệt mãi mãi.]
🌌🌌🌌🌌🌌🌌🌌🌌🌌🌌🌌🌌🌌🌌🌌🌌
[Vào thời hồng hoang, khi mặt đất mất đi sự cân bằng, một cơn đại hồng thuỷ xuất hiện, phá vỡ cửa Thiên duy làm ba giới Thần, Ma, Trần thông nhau. Các yêu ma theo dòng nước ác tràn vào thống lĩnh nhân gian. Các thiên thần lập thần điện trên núi tiên Bất Chu, khống chế con nước lớn. Thiên thần mở ra một cuộc chiến nghìn năm với ma giới nhằm đóng lại cửa Thiên duy, lấy lại thế cân bằng cho trời đất. Thiên thần đã tiêu diệt được 8 trong số 10 đại ma đầu của yêu giới. Đại ma đầu thứ 10 – Lượng ma thú (Ngân Linh Tử, một con đom đóm thành tinh) trốn thoát, đại ma đầu mạnh nhất – Địa ma thú bị huỷ diệt thân thể và giam hồn phách dưới đầm Sấm. Viêm đế bị hấp dẫn bởi ngọc Lam linh (viên ngọc hấp thụ linh lực của ma giới). Hình Thiên và Khoa Phụ ngăn cản Viêm đế và muốn huỷ diệt ngọc Lam linh. Nghĩa Hoà lợi dụng lúc đó ra tay đánh Viêm đế rơi xuống Viêm Cốc (một khe núi đang rực cháy bởi lửa độc). Sau đó, Nghĩa Hoà đổ tội cho Hình Thiên và Khoa Phụ; lợi dụng Thái Dương lệnh của Viêm đế giết chết Hình Thiên. Trước khi chết, Hình Thiên tập trung linh lực của mình trong đá Thánh linh (viên đá Nữ Oa dùng vá trời) nhập vào thân thể đứa con mới chào đời. Nghĩa Hoà lên làm Thiên đế đứng đầu thần giới, dùng Nhật quang thần kính (cũng là cửa Thiên duy) để luyện Kim ô (quạ vàng) tiếng là cứu Viêm đế, nhưng kì thực là để phục vụ mục đích tiêu diệt sinh linh hòng tái tạo càn khôn, thống trị tam giới. Trong Tứ đại thiên thần Thuỷ Hoả Phong Lôi, Hoả thần Chúc Dung đồng mưu với Thiên đế (là thần duy nhất trong 4 thần không thể bị đả thương bởi Kim ô). Sau này, Hoả thần mới nhận ra sai lầm và theo về phe chính thần. Khoa Phụ nhờ Côn Bằng (thần điểu bay nhanh nhất thần giới), chạy về Minh Hải ở phương bắc, tạo ra Băng cung huyền tiễn để tiêu diệt Kim ô. Con trai Hình Thiên là Hậu Nghệ được Khoa Phụ đóng băng ở dưới huyền băng Minh Hải. Sau khoảng 1000 năm, khi Kim ô và Băng cung huyền tiến sắp luyện thành, Khoa Phụ giao Hậu Nghệ cho Lão Quỷ ở rừng Quỷ sương mù (Lão Quỷ là ống xương không thuộc tam giới, chỉ hoà hợp với đá Thánh linh của Hình Thiên). Lão Quỷ không nuôi được, giao Hậu Nghệ cho người phàm Vũ Bá nuôi dưỡng và dậy bắn tên. Thiên đế cố ý để lộ cho Thanh điểu – một thần điểu của Tây vương mẫu về việc mình đồng mưu hại Viêm đế và việc Băng cung huyền tiễn có thể dập được lửa ở Viêm Cốc, cứu Viêm đế. Tinh Vệ cướp "Băng cung huyền tiễn" của Hậu Nghệ nhưng không cứu được cha. Sau đó, Tinh Vệ và các vị thần mới biết Hình Thiên không phải là kẻ hãm hại Viêm đế. Chỉ còn 9 huyền tiễn, Khoa Phụ đành hi sinh để tiêu diệt 1 Kim ô. Sau này, Hậu Nghệ đã bắn rụng 9 Kim ô còn lại, cứu thoát Viêm đế. Trong cuộc chiến, Thanh điểu, Chúc Dung và Cộng Công lần lượt hi sinh. Cửa Thiên duy bị phá huỷ, một cơn đại hồng thuỷ như thời hồng hoang lại tái diễn. Để cứu nhân gian, Hậu Nghệ từ bỏ nguyên linh của mình là đá Thánh linh (trở thành người phàm) và Tinh Vệ hoá thành chim xanh (quên hết chuyện tương lai, quá khứ) ngậm đá lấp biển. Kết thúc: Cửa Thiên duy được đóng lại, nhân gian trở lại yên bình. Tinh Vệ vẫn ngậm đá thả xuống biển mà không hay sứ mệnh đã hoàn thành.]
♥️♥️♥️♥️♥️♥️♥️♥️♥️♥️♥️♥️♥️♥️♥️
5,6 [THỜI THƯỢNG CỔ]
Tứ đại Thượng Thần_HOẢ THẦN CHÚC DUNG, THUỶ THẦN CỘNG CÔNG, THỔ THẦN HẬU THỔ, HÍ KHÍ TIẾT TỊNH_bờ sông XÍCH THUỶ.
DISCLAIMER: Fanfiction.
Published: 03-03-2024
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro