[Fanfiction Đại Mộng Quy Ly] Đồng Sàng Dị Mộng
[Fanfiction Đại Mộng Quy Ly] Đồng Sàng Dị Mộng
.
Người viết fanfiction/ đồng nhân: Cỏ Mật
.
Nhân vật: Triệu Viễn Chu, Văn Tiêu (phim Đại Mộng Quy Ly)
.
.
Thể loại: cổ trang, kỳ ảo, tâm linh, đoản văn gồm một số chương/ phần.
.
.
[...]
.
.
Một trong những tiền kiếp của Triệu Viễn Chu và Văn Tiêu.
.
.
PHẦN 1
.
.
Ta là Văn Tiêu. Ta sinh ra và lớn lên trong một dòng họ lâu đời. Nơi ta hiện sống là một đại gia đình gồm nhiều thế hệ và các gia đình họ hàng chung sống với nhau. Phụ thân và mẫu thân của ta có ba người con: hai ca ca lớn hơn ta, ta là nữ nhi nhỏ nhất trong ba người. Phụ thân còn có nhị nương, nhị nương có hai người con là hai đệ đệ cùng cha khác mẹ với ta. Trong phủ rộng lớn còn có ông bà nội, các bá phụ, bá mẫu, thúc thúc, các huynh đệ tỷ muội khác của ta cùng sinh sống ở đây.
.
.
Phụ thân của ta đối xử với mẫu thân không tốt, khiến người sinh tâm bệnh, sức khỏe có phần suy yếu, mỗi khi trở trời thì mẫu thân lại thấy trong người không thoải mái. Hai ca ca của ta đều đã thành thân. Ta có hai tẩu tẩu, hai tẩu đều đã sinh hài tử, gia đình thật đông đúc, nhộn nhịp.
.
.
Truyền thống dòng họ ta vốn trọng nam khinh nữ. Phụ thân xem trọng hai ca ca cùng hai đệ đệ và không kỳ vọng gì ở ta. Đôi lúc ta thấy tủi thân nhưng cũng cảm thấy may mắn vì phụ thân không trông chờ gì ở ta như phụ thân đặt kỳ vọng ở hai ca ca. Hai ca ca của ta công thành danh toại, đã yên bề gia thất, nên phụ thân lấy làm hài lòng. Phụ thân và nhị nương đã nhắm trước gia đình môn đăng hộ đối để lập hôn ước trước cho hai đệ đệ.
.
.
Trưởng bối trong nhà xem ta là hài nhi khác biệt. Ta nói muốn sau này không thành thân mà sống một mình. Tư tưởng quá khác lạ của ta khiến mẫu thân lo sợ và phụ thân tức giận. Ta từng cãi nhau với phụ thân vì nhận thấy phụ thân đối xử tệ với mẫu thân. Nhưng mẫu thân của ta vốn quen cam chịu. Mẫu thân khuyên ta ráng nhẫn nhịn để giữ hòa khí trong gia đình. Trong mắt phụ thân ta là nữ nhi thích chống đối. Trong mắt mẫu thân ta là hài nhi thích nổi loạn. Mẫu thân lo lắng ta sẽ sống cô đơn, buồn tủi cho đến hết cuộc đời này, mà không có ai chăm sóc, bầu bạn, nương tựa.
.
.
Phụ thân không muốn gả ta đi vì sợ mất mặt, nên dù ta đã đến tuổi thành gia lập thất nhưng vẫn còn ở lại trong nhà. Ta không giỏi nấu nướng, may vá, thêu thùa, công dung ngôn hạnh, nữ công gia chánh. Ta chỉ thích đọc sách, viết truyện, trồng cây. Tuy sức khoẻ của ta không tốt lắm nhưng ta lại thích cưỡi ngựa, ra ngoài du ngoạn. Năm đó mẫu thân sinh khó, may mà mẹ tròn con vuông. Nhưng sau khi sinh ta thì sức khoẻ của mẫu thân yếu hơn trước, lại thêm tâm bệnh do phụ thân lạnh nhạt nên mẫu thân trở nên cam chịu, sống khép kín.
.
.
Nhìn thấy tình cảnh của mẫu thân cùng những nữ nhân khác trong dòng tộc phải sống theo khuôn phép, nhẫn nhịn, tam tòng tứ đức, ta không muốn thành thân. Ta không muốn đi vào vết xe đổ của tiền nhân. Ta từng hỏi mẫu thân, vì sao con cái theo họ cha, mà không theo họ mẹ. Mẫu thân nghe xong, đánh rơi tách trà đang cầm trong tay, gương mặt lộ rõ vẻ sợ hãi.
.
.
"Văn Tiêu, sao con có suy nghĩ như vậy? Con đọc được điều này ở đâu? Con nghe ai nói? Con tuyệt đối không thể nói điều này cho bất cứ ai khác nghe, nhất là phụ thân của con. Nếu con lỡ lời thì con sẽ bị đuổi ra khỏi dòng tộc".
.
.
Những lời của mẫu thân không khiến ta mảy may sợ hãi. Ta lại tiếp tục hỏi, vì sao nam nhân có thể tam thê tứ thiếp. Nếu nữ nhân lấy nhiều chồng thì mọi người có chấp nhận hay không. Vì sao nam nhân đã có thê tử ở nhà, lại đến hoa lâu tìm vui. Nếu nữ nhân ra ngoài vui chơi như nam nhân thì mọi người có chấp nhận hay không. Vì sao nữ nhân phải giữ gìn tiết hạnh. Nam nhân không cần giữ gìn tiết hạnh hay sao.
.
.
Mẫu thân lắc đầu, cười khổ. Mẫu thân nắm lấy tay ta.
.
.
" Văn Tiêu, có thể con sẽ phải rời khỏi nơi đây. Mẫu thân lo sau này mẫu thân không còn thì con sẽ phải chịu khổ"
.
.
"Dạ"
.
.
Ta đã nghĩ đến chuyện rời đi. Ta định sẽ tìm sư phụ học đạo, tu tâm, dưỡng tính, tu học Phật pháp, để được đắc đạo, chấm dứt khổ đau, chấm dứt luân hồi, nhập Niết bàn, về miền cực lạc. Nhưng ta chưa từng nói ai nghe, kể cả mẫu thân, về ý định này của ta. Đường đời một người có thể là đường thẳng, cũng có thể là đường vòng, quanh co, uốn khúc. Cuộc đời của ta chính thức rẽ sang hướng khác khi ta gặp Triệu Viễn Chu, mà ta hay gọi hắn là Chu lão đại.
.
.
Một trong những tiền kiếp của Triệu Viễn Chu và Văn Tiêu.
PHẦN 2
.
.
Ta có hai người bạn thanh mai trúc mã là Bùi Tư Tịnh và Trác Dực Thần. Phụ thân ta định gả ta cho Trác Dực Thần, nhưng ta đã dõng dạc tuyên bố.
.
.
"A Tịnh là tỷ muội tốt của con, Dực Thần là huynh đệ tốt của con. A Tịnh và Dực Thần thương yêu nhau. Phụ thân không nên chia rẽ uyên ương"
.
.
Nghe ta nói vậy, phụ thân cũng đành bỏ cuộc. Mùa xuân năm ngoái, Dực Thần và A Tịnh đã thành thân với nhau. Mùa xuân năm nay, hai người sinh con đầu lòng, đặt tên cho hài tử là Trác Thiên Minh. Dực Thần là trượng phu tốt, thương yêu mẹ con A Tịnh hết mực. Lần thứ hai A Tịnh mang thai, Dực Thần không nỡ để nương tử chịu khổ. Hắn dùng thuật Phong Thủy Luân Lưu Chuyển để thay A Tịnh chịu những khó nhọc trong quá trình chín tháng mười ngày mang thai. Lúc sinh hài tử vẫn là A Tịnh sinh nhưng người chịu đau là Dực Thần. Để tránh người ngoài lời ra tiếng vào, hai người họ đã đến chỗ của Chu lão đại và ta để dưỡng thai và sinh hài tử. Lần thứ hai A Tịnh sinh đôi. Dực Thần và A Tịnh đặt tên cho hai bé sau là Trác Thiên Phú và Trác Thiên Tâm.
.
.
Đó là những chuyện của sau này, hiện tại có người đến nhà ta để xem mắt. Ta ngạc nhiên lắm. Ta định sau lễ thôi nôi của bé Trác Thiên Minh thì ta sẽ từ biệt mẫu thân, khăn gói lên đường, tầm sư học đạo. Phụ thân ta chần chừ không biết có nên nhận lời hay không. Phụ thân sợ ta nói năng không chừng mực sẽ khiến gia tộc mất mặt. Ta nghe nói họ là người ở xa đến, có quen biết với họ hàng nhà ta. Mẫu thân của ta cũng đứng ngồi không yên, không biết liệu sao cho vẹn toàn. Ta thì cảm thấy tò mò, muốn gặp họ xem sao. Qua ba hôm thì họ đến nhà. Trưởng bối hai bên gặp nhau, ta ra chào hỏi. Sau đó ta và vị công tử ấy đến hoa viên nói chuyện, xem như trò chuyện đôi lời để hiểu hơn về đối phương.
.
.
Vị công tử giới thiệu hắn tên Triệu Viễn Chu. Kỳ lạ là tuy chỉ mới gặp mặt nhưng hắn lại khiến ta cảm thấy thoải mái, dễ gần. Hắn tin tưởng ta, kể cho ta nghe nhiều chuyện trong gia tộc của hắn. Hắn còn dặn dò ta không nên nói chuyện này cho ai nghe, vì đây là chuyện trong nhà, không tiện cho người ngoài biết. Hắn cẩn thận dùng phép ghi chú lại tất cả những gì mà hắn cho là quan trọng vào tay ta, để ta học thuộc. Sau này nếu quên, ta chỉ cần mở lòng bàn tay ra xem thì sẽ thấy. Từ nhỏ ta vốn thích nghe kể chuyện, nên tuy lấy làm lạ nhưng ta vẫn hứng thú, chăm chú ngồi nghe hắn kể chi tiết, tỉ mỉ. Sau này dần dần ta nhận ra tất cả những điều Triệu Viễn Chu kể đều là sự thật, không có nửa lời dối trá.
.
.
Kể xong chuyện của hắn, Triệu Viễn Chu quay sang hỏi thăm chuyện của ta. Hắn hỏi chuyện ta từ nhỏ đến lớn, từ sở thích, thói quen, bằng hữu, điều không thích, sức khỏe, một số điểm tính về tính cách, những nơi ta đã đến, những nơi ta muốn đi mà chưa có dịp, sở trường, sở đoản. Hắn còn hẹn ta sau một tháng sẽ mang sính lễ đến dạm hỏi, lại một tháng nữa sẽ làm lễ thành thân. Hắn nói ta nghe các bước trong lễ dạm hỏi để ta chuẩn bị, còn dặn dò ta đừng lo lắng, căng thẳng.
.
.
Trước khi hắn rời đi, ta kịp hỏi hắn, chuyện thành thân quan trọng như vậy, sao có thể quyết định nhanh chóng, vội vã. Ta và hắn vừa mới gặp nhau, chỉ mới nói chuyện trong một buổi sáng, không thể xem là đã hiểu nhau được. Ta còn có lý tưởng tầm sư, học đạo, không thể cứ thế này mà đứt gánh giữa đường. Triệu Viễn Chu kiên nhẫn nghe ta nói hết. Hắn điềm tĩnh đưa ra lời giải thích. Hắn nói hắn và ta có nhân duyên nhiều đời nhiều kiếp. Kiếp này gặp lại nhau, định sẵn số mệnh làm phu thê. Hắn không yêu cầu, đòi hỏi gì ở ta. Triệu Viễn Chu nói tuy hắn không đáp ứng được giấc mơ tu hành, đắc đạo của ta, nhưng hắn có thể đảm bảo cho ta cuộc sống tự do, không bị ràng buộc, vô lo vô nghĩ.
.
.
Sau khi Triệu Viễn Chu đi rồi, ta đến tìm A Tịnh và Dực Thần. Ta giữ lời hứa với Triệu Viễn Chu, không kể chuyện nhà hắn, chỉ kể những chuyện sắp đến của ta như lễ dạm hỏi, thành thân. A Tịnh và Dực Thần giúp ta tìm hiểu về lai lịch của Triệu Viễn Chu và gia tộc nhà hắn, sự thật đúng như những lời Triệu Viễn Chu đã nói với ta. A Tịnh và Dực Thần hỏi ý ta thế nào. Ta đã suy nghĩ mấy hôm nay. Lần gặp mặt sắp đến, ta cần hỏi Triệu Viễn Chu một số chuyện, rồi mới quyết định có thành thân với hắn hay không. Ta không ngại đào hôn, bỏ trốn nếu thấy không vừa ý.
Một trong những tiền kiếp của Triệu Viễn Chu và Văn Tiêu.
PHẦN 3
.
.
Đúng như đã hẹn, sau một tháng, Triệu Viễn Chu mang sính lễ đến nhà ta để dạm hỏi. Sau khi lễ tiệc kết thúc, ta tìm được cơ hội nói chuyện riêng với Triệu Viễn Chu. Ta hỏi hắn cặn kẽ chuyện nhân duyên nhiều đời nhiều kiếp. Ta muốn hắn chứng tỏ lời hắn nói là có căn cứ. Triệu Viễn Chu không che giấu điều gì. Hắn kể hắn có khả năng biết được quá khứ vị lai, nhân duyên tiền kiếp của hắn. Chu lão đại biết được hắn và ta có nhân duyên với nhau, nên hắn mới đến tận nơi để cầu thân.
Chu lão đại xóa tan nghi ngờ trong lòng ta bằng cách giải đáp tất cả những thắc mắc của ta về quá khứ. Hắn nói ai cũng có biệt nghiệp và cộng nghiệp. Biệt nghiệp, nghiệp quả kiếp trước của ta, ta đã trả nợ đủ. Từ giờ trở đi, ta không còn phải chịu uất ức, bất mãn. Ta sẽ được sống thanh thản, viên mãn. Còn cộng nghiệp là nghiệp quả của tổ tiên nhiều đời nhiều kiếp truyền lại. Hắn nói đến đời ta là trạm cuối cùng. Từ nay về sau, nữ nhân trong gia tộc của ta sẽ dần ý thức hơn về giá trị bản thân, trở nên mạnh mẽ, bản lĩnh hơn và được sống tự do, hạnh phúc. Rồi sẽ có ngày thế gian đạt được sự bình đẳng giữa nam nhân và nữ nhân. Tuy thời đại đó cách xa thời đại của hắn và ta đang sống, nhưng hắn có thể dự báo được những chuyện xảy ra trong tương lai.
.
.
Chu lão đại nói nhân quả báo ứng không bỏ sót một ai. Chuyện phụ thân đối xử tệ với mẫu thân của ta hoặc vì mẫu thân của ta phải trả nghiệp nợ, hoặc phụ thân của ta sau này sẽ phải trả giá cho những gì ông đã làm, không trả kiếp này thì trả kiếp sau.
.
.
Chu lão đại tiên đoán rằng lần sinh thứ hai, A Tịnh sẽ sinh đôi. Hai đứa trẻ sẽ được đặt tên là Trác Thiên Phú và Trác Thiên Tâm. Sau này nghiệm lại thấy đúng nên ta càng tin tưởng Chu lão đại hơn.
.
.
Thấy hắn là người đáng tin cậy, quân tử nhất ngôn, ta không gọi hắn là Triệu công tử nữa, mà gọi hắn là Chu lão đại để bày tỏ sự kính nể. Sau khi thành thân, trước mặt người khác, ta gọi hắn là phu quân, hắn gọi ta là phu nhân. Khi chỉ có hai người với nhau, ta gọi hắn là Chu lão đại, hắn gọi ta là Văn Tiêu.
.
.
Chu lão đại cùng ta bàn bạc về lễ thành thân, về chuyện ta chính thức bước chân vào nhà họ Triệu, hệt như tướng sĩ trước khi ra trận bàn bạc sách lược chiến đấu. Chu lão đại nói rõ những quy tắc, lễ nghi của nhà hắn để ta biết trước, tránh lúng túng, tránh gây ra lỗi lầm. Hắn lo ta không quen nên giải thích cẩn thận cho ta hiểu rõ những việc ta nên làm, những việc ta nên tránh khi đến nhà hắn.
.
.
Gia tộc của Chu lão đại nhiều đời luyện võ công, luyện phép thuật, sống có nhân nghĩa, tích đức cho con cháu nên gia tộc hắn luôn khá giả, sung túc, con cháu đầy đàn. Người trong nhà sống với nhau có tình có nghĩa, đối xử với hạ nhân khoan dung, độ lượng nên được lòng người, thuận theo lẽ trời. Gia tộc hắn được tổ tiên phù hộ độ trì, giữ được hương hoả, cơ ngơi mãi về sau.
.
.
Tuy nhà của Chu lão đại không trọng nam khinh nữ như gia tộc nhà ta, cũng không khắt khe, bất công nhưng nhà hắn có quy định hậu bối trong nhà đến tuổi thì cần phải thành thân. Nhà hắn con cháu đông đúc nên phụ thân, mẫu thân của Chu lão đại không đặt nặng chuyện hắn phải có con thừa tự.
.
.
Chu lão đại lúc đầu không muốn thành thân, nhưng sau hắn đồng ý thỏa hiệp với phụ thân. Hắn sẽ thành thân với điều kiện sau khi thành thân, hắn sẽ ra ở riêng. Chu lão đại có nói với ta chịu khó ở lại trong nhà hắn một tháng, vì không thể mới thành thân xong mà tân lang tân nương lập tức chuyển ra ngoài. Trưởng bối trong nhà, mẫu thân, phụ thân quyến luyến hắn, không nỡ để hắn đi ngay. Vì vậy sau lễ thành thân, ta và Chu lão đại cùng chung sống trong đại gia đình nhà họ Triệu trong thời gian một tháng.
.
.
.
.
Chu lão đại nói về những trưởng bối trong nhà, các mối quan hệ, thứ bậc lớn nhỏ để ta đỡ bị bỡ ngỡ. Hắn nói sẽ giúp đỡ ta trong khoảng thời gian một tháng này, cũng để trưởng bối không phát hiện ra được Chu lão đại và ta thành thân trên danh nghĩa. Chu lão đại nói ta và hắn sẽ không động phòng, ta và hắn sẽ không sinh hài tử. Sau khi chuyển ra ngoài, hắn sẽ để ta sống tự do theo ý mình. Bên ngoài ta vẫn là phu nhân của Chu lão đại nhưng thực chất ta và hắn giống như tri kỷ, tư tưởng lớn gặp nhau, sống cùng một nhà tự do, phóng khoáng.
.
.
Chu lão đại là người nói sẽ giữ lời. Mỗi năm đến dịp mừng thọ của phụ thân và mẫu thân thì hắn sẽ đưa ta trở về nhà. Nhân những dịp như vậy, ta cũng đến thăm A Tịnh, Dực Thần và hài tử nhà hai người họ. Những dịp lễ lạc, mừng thọ nhà Chu lão đại thì hắn và ta trở về nhà hắn. Tết Nguyên Đán và Tết Trung Thu mỗi năm luân phiên nhau, một năm về nhà hắn, một năm về nhà ta.
.
.
Ta cảm tạ ơn đức tổ tiên phù hộ vì đã giúp ta gặp được một người cùng tư tưởng với mình, chính là Chu lão đại. Những người như ta và hắn không muốn bị ràng buộc trong cuộc sống hôn nhân, không muốn sinh hài tử, chỉ muốn một lòng tu đạo. Chu lão đại là người có thiên phú, hắn giỏi võ công, pháp lực, si mê võ học, nghiên cứu tâm pháp, trau dồi kinh sách.
.
.
Ta muốn cảm tạ Chu lão đại vì đã giúp ta thoát ra khỏi cuộc sống nhiều ràng buộc, nên thật lòng nói với hắn.
.
.
" Chu lão đại, nếu huynh muốn lập thiếp thì ta tuyệt đối không ngăn cản. Ta sẽ toàn tâm toàn ý chúc phúc cho hai người,"
.
.
Chu lão đại lắc đầu, cười.
.
.
"Ta chỉ thành thân một lần duy nhất với phu nhân ta đã chọn mà thôi".
.
.
Ta cũng cười và thầm nghĩ.
.
.
" Nếu một cô nương nghe phu quân tương lai của mình đảm bảo như vậy, thì chắc sẽ xúc động rơi nước mắt. Nhưng ta chỉ cảm thán Chu lão đại là chính nhân quân tử, là người tốt như vậy, nhưng hắn lại không muốn thành thân, không muốn sinh hài tử nối dõi. Quả thật đáng tiếc. Chẳng bù với những kẻ suy nghĩ nông cạn, vũ phu, không đáng mặt nam nhân lại muốn tam thê tứ thiếp, sinh nhiều con. Bản thân không phải là phụ thân tốt, ảnh hưởng xấu đến thế hệ tương lai."
.
.
Ngày thành thân cuối cùng cũng đến. Ta nói với phụ thân không cần tổ chức rình rang, cầu kỳ. Phụ thân của ta vốn xem trọng các ca ca hơn ta, nên cũng thuận theo ý ta, tổ chức đơn giản một chút, mời ít khách hơn. Những vị khách này đa phần đều là người quen của phụ thân. A Tịnh và Dực Thần cũng đến tham dự. Trước ngày thành thân, ta đã đến tìm hai người trò chuyện, tâm sự, hứa rằng khi cuộc sống mới ổn định, ta sẽ viết thư về báo tin vui. Ta cũng hứa sau này mỗi lần về nhà, ta sẽ đến thăm hai người họ.
.
.
Mẫu thân ta buồn vui lẫn lộn, vui vì ta có thể tìm được nơi nương tựa, buồn vì từ nay về sau, trong nhà sẽ vắng bóng ta. Ta cảm thấy biết ơn hai vị ca ca, tẩu tẩu vì đã sinh cháu nội cho phụ thân, mẫu thân. Mẫu thân ta bận chăm sóc, nuôi dạy các cháu nên cũng vơi bớt nỗi nhớ thương ta.
.
.
Cuối cùng, ta đang rời khỏi ngôi nhà mà ta sinh sống từ lúc mới chào đời. Nhất thời ta cũng cảm thấy quyến luyến nơi này. Ngồi trên xe ngựa cùng với Chu lão đại, ta nói bâng quơ.
.
.
"Nếu ta không đến nhà huynh làm dâu, thì huynh có đồng ý đến nhà ta ở rể hay không?"
.
.
Chu lão đại chưa kịp trả lời thì ta lại nói tiếp.
.
.
" Nhưng thôi, nếu huynh đến nhà ta ở rể thì ta vốn không vui, huynh cũng phải chịu khổ theo. Ta theo huynh ra ngoài sống riêng thì chúng ta đều được tự do."
.
.
Biết ta rời khỏi nhà, lòng ít nhiều mang tâm sự, Chu lão đại không nói gì, hắn đưa ta một gói thức ăn vặt để ta ăn trên đường đi, để ta cảm thấy đỡ buồn.
.
.
Chu lão đại nhẹ nhàng nói với ta.
.
.
" Sau này sẽ đến lúc chuyện con mang họ cha hay họ mẹ không còn quan trọng nữa. Hài nhi sinh ra là nam hay nữ thì đều được yêu thương như nhau. Không còn chuyện làm dâu, không còn chuyện nữ nhân phải tam tòng tứ đức. Thời đại ấy sẽ đến, tuy còn lâu nhưng chắc chắn sẽ đến."
.
.
Ta nhìn Chu lão đại.
.
.
" Đa tạ huynh an ủi ta. Ta tin huynh. Ta tin rằng một lúc nào đó tất cả nữ nhân trên thế gian này đều sẽ được đối xử bình đẳng, được tôn trọng như nam nhân."
.
.
PHẦN 4
.
.
Ta từng nghĩ khoảng thời gian này là lúc ta lên đường tầm sư học đạo. Thật không ngờ trong khoảng thời gian ngắn, chỉ có mấy tháng mà cuộc đời ta rẽ sang hướng hoàn toàn khác hẳn. Ta đang là tân nương. Ta đang dự lễ thành thân của chính mình. Theo nghi lễ, tân nương đội khăn trùm đầu màu đỏ. Nhưng ta muốn nhìn ngắm cảnh buổi lễ thành thân nên ta nhờ Chu lão đại giúp ta có thể nhìn xuyên qua vải trùm đầu. Chu lão đại đồng ý giúp ta hoá phép.
.
.
Người nhà họ Triệu đông hơn nhà ta. Nơi bái đường và đãi tiệc cũng rộng hơn, trang trí rực rỡ. Ta có cảm giác mình như đứa trẻ từ thế giới khác lạc đến nhân gian, choáng ngợp bởi cảnh sắc, nghi thức của con người. Khi bắt đầu bái đường, ta chợt nghĩ đến những nữ nhân trong gia tộc của ta, tiền nhân, người cùng thời, hậu thế sau này. Mỗi người khi bước vào bái đường thì cảm xúc trong lòng là gì, họ mong chờ điều gì, liệu mơ ước của họ có thành hiện thực, họ có hạnh phúc không. Ta cũng nghĩ đến những kiếp sống trước đây của ta, những kiếp sống sau này. Ta đã thành thân mấy lần, ta đã và sẽ hạnh phúc hay không. Ta cảm thấy xúc động dâng trào, cảm thấy có sự kết nối sâu sắc với tổ tiên, với những người đi trước, đến những thế hệ sau này. Ta muốn kết thúc những vòng lặp, muốn chấm dứt nghiệp gia tộc, chữa lành những tổn thương trong tiền kiếp, trong quá khứ. Từ nay về sau chỉ còn niềm vui, hạnh phúc, an lạc, không còn khổ đau.
.
.
Bái đường xong thì Chu lão đại cùng ta vào phòng tân hôn. Hắn thấy ta im lặng, bèn hỏi có phải ta nhớ nhà không. Ta lắc đầu, kể thật hắn nghe những gì ta cảm thấy lúc nãy. Chu lão đại im lặng, hắn gắp thức ăn cho ta. Ta nhận thấy bàn tiệc này chủ yếu là những món ta thích. Chu lão đại sau lần gặp mặt và nói chuyện đầu tiên ở hoa viên, hắn thật sự để tâm những chuyện ta kể và đã ghi nhớ. Ta và hắn cùng ăn cơm. Hắn nói ta nghe về một số món ngon nhà hắn, có tác dụng tốt cho khí huyết, thân thể thế nào. Ta nghĩ Chu lão đại muốn ta phấn chấn lên. Nhìn thấy ta ủ rũ, hắn cảm thấy áy náy.
.
.
Chu lão đại và ta ăn xong, hạ nhân dọn dẹp bàn tiệc, lui hết ra ngoài thì ta và hắn tính chuyện đi ngủ. Theo lễ nghi thì sáng mai ta và hắn sẽ dâng trà, thỉnh án trưởng bối trong nhà. Đêm nay, ta và hắn cần đi ngủ sớm. Chu lão đại hoá phép cho chiếc giường rộng ra và đặt một hàng sách ở giữa, ngăn chiếc giường làm đôi. Đến sáng hắn sẽ biến chiếc giường trở lại bình thường để không ai nghi ngờ, bàn tán dị nghị. Chu lão đại chuẩn bị hai cái chăn, ta và hắn mỗi người đắp một cái. Hắn còn chuẩn bị cho ta một cái gối để ôm lúc ngủ, đây là thói quen từ nhỏ của ta.
.
.
Đặt lưng xuống giường một lúc thì Chu lão đại đã thở đều đều, chìm vào giấc ngủ. Có thể hắn vốn dễ ngủ, cũng có thể hôm nay bận rộn cả ngày, hắn mệt rồi nên ngủ được ngay. Ta có hơi lạ chỗ nên một lúc sau mới thiếp đi. Ta để ý thấy Chu lão đại ngủ không ngáy, thân thể cũng không có mùi gì lạ, ta thấy yên tâm là một tháng ngủ cùng giường thế này thì ta có thể ngủ ngon, không bị làm phiền. Ta chợt nghĩ đến câu nói "Đồng sàng dị mộng" rất giống Chu lão đại và ta lúc này. Tuy Chu lão đại và ta tự nguyện thành thân với nhau, nhưng vẫn là thành thân trên danh nghĩa. Khác với những cặp đôi kết hôn do sắp đặt, người trong cuộc không yêu nhau thì ta cảm thấy thoải mái với cuộc hôn nhân này, cũng cảm thấy bản thân may mắn hơn nhiều người khác. Ta hy vọng sẽ sớm có ngày hôn nhân có thể đem đến hạnh phúc trọn vẹn, bền lâu cho các cặp phu thê. Hoặc nếu ai không muốn thành thân thì cũng có thể sống ung dung tự tại.
.
.
Sáng hôm sau, Chu lão đại và ta đều dậy muộn, hạ nhân phải đến cửa phòng gọi. Ta và hắn vội vàng chuẩn bị rồi ra ngoài đi thỉnh an. Nhìn hành lang dài hun hút, ta lo lắng hỏi Chu lão đại.
.
.
"Chúng ta sẽ không bị phạt vì đến muộn chứ?"
.
.
Chu lão đại nói ta bám vào cánh tay hắn, rồi khinh công cho nhanh. Nhờ vậy ta và hắn đến vừa kịp lúc. Mỗi bữa ăn chung cùng mọi người trong nhà, Chu lão đại đều gắp thức ăn cho ta. Hắn lo ta ngại, không dám ăn thì sẽ bị đói. Những khoảng thời gian rảnh rỗi trong ngày, Chu lão đại dẫn ta tham quan khắp phủ nhà hắn. Hắn còn dẫn ta ra ngoài đi dạo phố, ngắm cảnh đẹp, ngắm mọi người qua lại đông vui, tấp nập. Cứ như vậy Chu lão đại và ta an ổn qua khoảng thời gian một tháng này.
.
.
Sau một tháng, Chu lão đại và ta khăn gói lên đường. Người nhà hắn ra tiễn, bịn rịn như thể Chu lão đại là cô nương sắp đi lấy chồng xa. Mọi người dặn dò nhiều điều. Ta thấy tựu trung là hy vọng Chu lão đại và ta hoà thuận, có dịp nhất định về đây thăm mọi người. Chu lão đại trấn an để người nhà yên tâm rồi mới rời đi.
.
.
Nhà chung của Chu lão đại và ta là một biệt viện nhỏ, xung quanh là sân vườn, mát mẻ yên tĩnh. Chu lão đại có mang theo quản gia và một vài người làm. Hắn sắp xếp chỗ ăn ở cho mọi người ổn thoả, rồi ta và hắn đi xem phòng. Chu lão đại và ta không tiện tách riêng ngủ hai phòng, không thể khiến hạ nhân trong nhà chú ý. Chu lão đại đặt hai chiếc giường trong phòng ngủ, ngăn cách bởi tấm bình phong, chia phòng ngủ làm đôi, ta và hắn mỗi người ở một bên. Việc dọn dẹp trong phòng ta và hắn tự làm, không để bất cứ ai khác vào đây. Chăn, màn, rèm, gối cần phơi giặt thì ta và hắn sẽ tự đem ra ngoài đưa cho hạ nhân.
.
.
Ta lăn qua lăn lại trên chiếc giường mới, tự nói một mình.
.
.
"Tự do rồi. Đây là cuộc sống tự do mà ta hằng ao ước".
Một trong những tiền kiếp của Triệu Viễn Chu và Văn Tiêu.
.
.
PHẦN 5
.
.
Lúc trước ở nhà cùng phụ thân, mẫu thân, ta cảm thấy bó buộc, bức bối. Ta phải chứng kiến cảnh mẫu thân bị phụ thân đối xử tệ, mà phải nín nhịn. Sống trong gia tộc trọng nam khinh nữ, gia trưởng, hà khắc, ta chỉ muốn được tự do. Ta lo lắng tương lai vô định của mình nên nhiều đêm khó ngủ. Bây giờ có cuộc sống riêng, muốn làm gì tuỳ thích, ta như chim sổ lồng, tự do tung cánh, như cá bơi ra đại dương mênh mông, có thể tận hưởng cuộc sống ung dung tự tại.
.
.
Chuyển đến sống ở nơi mới, ta đi khắp nơi nhìn ngắm, khám phá mọi ngóc ngách trong nhà, ngoài sân, ngoài vườn. Ta trồng hoa, trồng rau xung quanh nhà. Quanh năm có rau ăn, không phải đi chợ mua rau. Ta như một tiểu hài tử vui chơi thỏa thích, suốt ngày ở ngoài vườn nhiều hơn là ở trong nhà. Vườn nhà Chu lão đại có mấy cây đào cổ thụ. Chu lão đại từng nói với ta ôm cây, tắm ánh nắng mặt trời thì sẽ có tác dụng chữa lành. Ta làm theo và cảm thấy đúng thế thật. Ôm thân cây to hoặc ngồi phơi nắng đem lại cho ta cảm giác thư thái, cảm giác an toàn, được bảo vệ, được che chở.
.
.
Chu lão đại để ta chơi đùa trong một tháng rồi hắn bàn bạc với ta một số chuyện trong nhà. Hắn không bắt ta phải gánh vác, lo toan mọi việc. Hắn chỉ dẫn cho ta một số việc cần biết. Vì hai lần một năm, Chu lão đại cho quản gia và người làm trong nhà về quê thăm gia đình quyến thuộc, một tháng vào giữa năm và khoảng thời gian tết Nguyên Đán. Khi trong nhà không có ai thì Chu lão đại và ta coi sóc chuyện nhà cửa, nấu ăn và dọn dẹp. Ta biết nấu mấy món đơn giản. Chu lão đại không kén ăn, chay mặn gì hắn đều ăn được. Ta biết hắn thích ăn đào và gà quay nên cũng thử làm, nhưng không ngon bằng Chu lão đại nấu, nên thường là Chu lão đại sẽ thay phiên nấu ăn với ta vào những lúc nhà chỉ còn có hai người.
.
.
Tết Nguyên Đán, Chu lão đại và ta một năm về nhà hắn ăn tết, năm sau lại về nhà ta ăn tết, cứ luân phiên thay đổi như vậy. Vì Tết Nguyên Đán Chu lão đại cho người làm nghỉ nên hắn sẽ tự mình đánh xe ngựa đưa ta về ăn tết.
.
.
Nhà có hai thư phòng, một thư phòng cho Chu lão đại và một thư phòng dành cho ta. Ta có đem theo ít sách từ nhà và nhờ Chu lão đại tìm thêm những quyển sách ta cần. Có lần Chu lão đại tặng cho ta quyển Bát Nhã Tâm Kinh, gồm phần kinh gốc và phần giải nghĩa. Ta thích lắm, đa tạ hắn. Sau đó ta dành thời gian đọc, nghiên cứu, ngẫm nghĩ và thực hành tụng niệm. Quả thực đây là một bài kinh kệ nhiệm màu, có khả năng chuyển hóa về mặt năng lượng, nhận thức. Mỗi khi tụng niệm xong thì ta lại cảm thấy lòng nhẹ nhàng, thanh thả, tinh thần minh mẫn, suy nghĩ trở nên sâu sắc hơn, buổi tối ngủ cũng ngon hơn.
.
.
Chu lão đại có nhờ ta giúp một việc, ta vui vẻ nhận lời. Hắn cho ta cuộc sống tự do mà ta hằng ao ước, việc nhỏ thế này, ta sẵn lòng làm, để cảm tạ hắn.
.
.
Chu lão đại nhờ ta mỗi lần đến giờ ăn cơm thì ta sẽ đến thư phòng gọi hắn, chứ không để quản gia hay người làm đến gọi. Có lúc Chu lão đại ngủ quên trên bàn, ta gọi hắn thì hắn liền tỉnh và đi ăn cơm. Nhưng có vài lần Chu lão đại ngủ say lắm. Ta lay gọi mãi mà hắn vẫn không tỉnh. Ta không nỡ đánh hắn nhưng cứ lay mãi mà hắn ngủ mê mệt như khúc gỗ. Hết cách, ta đành đỡ Chu lão đại nằm xuống sàn nhà, dọn dẹp hết kinh sách của hắn sang một bên. Ta bưng thau nước tạt vào người hắn thì hắn mới tỉnh lại. Dù người ướt hết, phải đi thay y phục mới nhưng Chu lão đại lại cảm ơn ta. Ánh mắt hắn nhìn ta cảm động làm ta cảm thấy bối rối. Ta ngại hắn sẽ giận vì ta làm quần áo của hắn ướt hết, nhưng ngược lại, hắn vui vẻ nói ta sau này nếu gọi mà hắn vẫn không tỉnh dậy thì cứ tạt nước. Hắn không trách gì ta còn cảm ơn ta không hết. Cứ thế ngày nào ta cũng gọi Chu lão đại ra ăn cơm, đều đặn không bỏ sót lần nào, hệt như mỗi ngày mặt trời đều sẽ mọc ở hướng đông.
.
.
Ta nói với Chu lão đại.
.
.
"Huynh đừng thức khuya nữa. Thức khuya đọc kinh sách rồi đến trưa lại ngủ mê mệt, như vậy thật mất sức"
.
.
Chu lão đại cố gắng đi ngủ sớm hơn nhưng cũng có đôi khi mải mê đọc sách mà hắn quên cả giờ giấc. Ta đi ngủ được một giấc rồi thì hắn mới về phòng. Ta bất chợt tỉnh dậy, thấy hắn đi chân không, mỗi tay cầm một chiếc giày. Chắc hắn sợ làm ồn sẽ khiến ta mất ngủ. Nhìn dáng vẻ khi ấy của Chu lão đại, ta bật cười làm hắn cũng cười theo. Dù sau đó có lúc hắn đi ngủ muộn nhưng Chu lão đại cũng tập được thói quen ngủ đúng giờ để đảm bảo sức khỏe.
.
.
Thời gian gần đây, Chu lão đại thường nói chuyện với ta về những quyển sách mà hắn tâm đắc. Có những điều hắn nói, ta chưa trải nghiệm bao giờ nhưng vẫn có thể hình dung được vì ta có khả năng tưởng tượng khá tốt. Dù lý thuyết và trải nghiệm thực tế khác xa nhau nhưng ta vốn thích nghe kể chuyện, nên luôn tập trung nghe Chu lão đại nói. Những chuyện hắn nói là những điều hắn đã trải qua, đã suy ngẫm được và rút ra được những bài học sâu sắc. Chu lão đại giải thích cho ta nghe về bóng tối linh hồn, về trí tuệ bát nhã, tiềm thức, trực giác, nhân quả luân hồi, nghiệp quả, nhân duyên nhiều đời nhiều kiếp, cách chữa lành những tổn thương, hoá giải nghiệp quả nhiều đời tổ tiên truyền lại, cách chuyển hoá bóng tối thành ánh sáng.
.
.
Chu lão đại kể ta nghe về bảy vùng đất linh thiêng, nơi linh khí đất trời hội tụ, cũng là nơi oán khí nhân gian bị vướng mắc, cần được thanh tẩy, cần được chữa lành. Chu lão đại cũng kể ta nghe về những truyền thuyết được ghi chép trong sách cổ, về những thần thú thượng cổ, về tiên, Phật, các vị Bồ Tát, các vị tu hành đắc đạo. Chu lão đại đưa ta đi đến những nơi mà hắn kể. Tuy không thể tiếp cận quá gần vì nơi đó có linh khí quá mạnh, thân thể người thường như ta sẽ không chịu nổi, nhưng ta cảm kích Chu lão đại vì hắn đưa ta đi du ngoạn khắp nơi. Ta cảm giác Chu lão đại giống như một người thầy kiên trì, nhẫn nại, có tâm, chỉ dạy cho ta nhiều điều. Những điều hắn giảng giải ta đều hiểu và cảm thấy thật sâu sắc.
.
.
PHẦN 6
.
.
Chu lão đại bàn bạc với ta xin nhận năm hài tử mồ côi về làm đệ tử. Hắn muốn truyền thụ những gì bản thân nghiên cứu, học được để thế hệ sau có thể kế thừa và phát huy, tránh bị thất truyền. Vì Chu lão đại không sinh hài tử nên hắn muốn nhận đệ tử để dạy bảo, nuôi nấng, chăm sóc, uốn nắn thành người có ích.
.
.
Chu lão đại đối xử tử tế với quản gia và người làm trong nhà. Cảm kích Chu lão đại nên quản gia đem theo gia quyến đến ở và làm việc cho Chu lão đại. Chính nhờ người nhà của quản gia giúp đỡ nên Chu lão đại và ta mới có thể nuôi nấng và chăm sóc năm đệ tử nhỏ.
.
.
Khi năm đệ tử lớn khôn, ai muốn thành gia lập thất thì Chu lão đại sẽ tác thành, giúp tổ chức hôn lễ. Ai muốn sống độc thân thì Chu lão đại cũng đồng ý, hắn không ép buộc ai bao giờ.
.
.
Có một điều thú vị về Chu lão đại mà sau này ta mới biết. Hắn là người cởi mở, phóng khoáng, có tư tưởng tiến bộ và nhân đạo. Trong số năm đệ tử có hai đệ tử phải lòng nhau. Thời đại ta sống, chuyện đoạn tụ, nam nhân yêu thích nam nhân là điều cấm kỵ. Ta phát hiện ra mối tình vụng trộm này, vốn định thay đệ tử đến xin Chu lão đại để hắn tác thành cho hai trẻ, nhưng ta chưa kịp mở lời thì Chu lão đại đã nói trước. Hắn đã biết chuyện này, hắn không ngăn trở mà sẽ ủng hộ. Hai đệ tử nghe tin Chu lão đại khoan dung, độ lượng, cho phép hai người bên nhau, liền đến khấu đầu cảm tạ Chu lão đại. Từ đó về sau, hai người sống cùng nhau ở chỗ của Chu lão đại, không cần lo ánh mắt phán xét của người đời.
.
.
Chu lão đại biết ta định hỏi gì. Hắn cười bảo.
.
.
"Sẽ đến lúc thế gian không còn kỳ thị chuyện nam nhân yêu nhau. Sẽ đến lúc thế gian tôn trọng sự đa dạng, khác biệt. Cũng sẽ đến lúc tất cả hài nhi mồ côi trên thế gian đều được nhận nuôi, được yêu thương, chăm sóc, trưởng thành khoẻ mạnh, hạnh phúc."
.
.
[...]
.
.
Câu chuyện tiếp tục theo lời kể của Chu lão đại.
.
.
Ta và Văn Tiêu có nhân duyên nhiều đời nhiều kiếp. Ta đã chờ nàng, chờ đến lúc nàng trả hết nghiệp nợ từ những kiếp trước, rồi mới đến nhà nàng cầu thân. Kiếp sống hiện tại đã định cho nàng một cuộc sống êm đềm, sau những năm tháng từ thơ ấu, thiếu thời, nàng chịu đựng bất mãn, uất ức ở gia tộc của nàng.
.
.
Những kiếp sống trước, ta và nàng đã cùng nhau trải qua đủ cung bậc cảm xúc, đủ sắc thái tình cảm, hoàn cảnh éo le ngang trái, đã hiểu thế nào là thất tình lục dục, trầm mê, say đắm, u mê, lạc lối, lâm vào bể khổ của nhân gian. Ta và nàng từng là phu thê, từng là tri kỷ, từng là người xa lạ, từng dây dưa ân oán tình thù. Mỗi kiếp sống là một bài học đời, bài học kinh nghiệm xương máu, khắc cốt ghi tâm.
.
.
Kiếp sống này là để nàng tu hành Phật pháp, tích lũy nội lực, tích lũy căn tu, đến khi đủ duyên, nàng đạt được năng lực tự chữa lành thì nàng sẽ dần nhớ lại những kiếp sống đã qua. Khi đó nàng mới đủ sức đối mặt với bóng tối của linh hồn và học cách chữa lành những tổn thương trong quá khứ.
.
.
Ta không thể kể Văn Tiêu nghe về những kiếp trước. Lúc này chưa phải là thời điểm thích hợp để nàng nhớ lại tiền kiếp, thấu hiểu luân hồi. Ta may mắn kiếp này sinh ra và lớn lên trong một gia tộc thiện lành, tu nhân tích đức. Ta bắt đầu quá trình bước vào bóng tối linh hồn của mình và chữa lành sớm hơn Văn Tiêu. Để tránh bị lạc lối trong bóng tối linh hồn của chính mình, ta cần một điểm tựa tâm linh, cần một mối dây liên kết với hiện tại, đó chính là Văn Tiêu. Ta nhờ nàng gọi ta thức giấc, để tránh ta chìm ngủ quá sâu trong giấc mộng của chính mình.
.
.
Năng lượng gốc của Văn Tiêu là Thủy. Nhờ có nước, nàng được tiếp thêm năng lực để đánh thức ta. Kiếp sống này, nàng chưa nhận ra hoàn toàn sức mạnh của bản thân, chưa kết nối với thế giới nội tâm. Nhưng những kiếp sống sau này, chắc chắn nàng sẽ tu thành chánh quả, sẽ tạo nên được kỳ tích, tạo nên sự thay đổi tích cực và rõ rệt.
.
PHẦN 7.
.
.
Ta đã từng quay trở lại một trong những kiếp sống của ta và Văn Tiêu. Ta đóng vai trò là người quan sát và cảm nhận, mà không thể can thiệp vào bất cứ chuyện gì đã xảy ra.
.
.
"Chúng ta chỉ có thể ở bên nhau trong chín năm, chàng có nguyện ý hay không?"
.
.
Ta cứ tưởng thời gian chín năm sẽ kéo dài khá lâu, nhưng thực ra chín năm trôi qua như một giấc mộng đẹp. Ta ngày ngày say đắm bên nàng, chìm đắm trong ái tình mà không còn biết đến bất cứ chuyện gì khác. Đến thời hạn chín năm, nàng dứt áo ra đi, không hề lưu luyến, bỏ lại ta ngơ ngẩn, luyến tiếc mối tình đẹp vẫn còn dang dở.
.
.
Ta đi tìm nàng, nàng tránh mặt ta. Ta cố gắng níu kéo, nàng cự tuyệt. Ta trách nàng tuyệt tình, nàng im lặng, không một lời hồi đáp. Ta đưa nàng đi, giam giữ nàng với hi vọng nàng sẽ hồi tâm chuyển ý. Nhưng nàng tuyệt nhiên không nói một lời, không nhìn ta như lúc trước nữa. Nàng xem ta như người xa lạ.
.
.
Bằng hữu của nàng đến tìm. Họ muốn cướp nàng đi, ta chống cự lại họ. Hai bên giao tranh, cả hai bên đều bị thương tổn. Ta gấp rút đưa nàng đi đến một nơi hẻo lánh, không ai có thể tìm thấy. Ta mệt mỏi nằm xuống cạnh nàng, hi vọng ngày mai thức giấc nàng sẽ trở lại là nàng trước đây, sẽ yêu thương ta, âu yếm trìu mến ta.
.
.
Đêm đó ta mơ thấy một giấc mơ đẹp. Trong mơ, nàng và ta trở lại như trước đây, yêu thương, quấn quýt nhau không nỡ rời bước. Khi tỉnh dậy, ta kinh hãi phát hiện ra ta vừa dùng thanh gươm của mình đâm xuyên qua tim nàng. Nàng nhìn ta với ánh mắt bi thương và nói mấy lời trăn trối.
.
.
"Số kiếp hai ta định sẵn chỉ có thể bên nhau chín năm. Nếu phá vỡ lời nguyền thì ta sẽ phải chết trong tay chàng. Duyên đã tận, mong chàng đừng quá đau lòng. Kiếp sau nếu có gặp lại, hi vọng chúng ta trở thành người xa lạ, không còn dây dưa với nhau"
.
.
Mặc cho ta tìm đủ mọi cách nhưng vẫn không thể cứu sống nàng. Mặc cho ta khóc than, kêu gào thì nàng vẫn không thể nào tỉnh lại, không thể trở lại với ta được nữa.
.
.
Sau này ngẫm lại, ta mới biết bài học của kiếp sống đó là ta cần học cách buông bỏ, không thể quá cố chấp, vì nếu cố chấp thì sẽ tự hại mình và hại người thương của mình.
.
.
Ta cảm giác được mặt mình ướt ướt, lành lạnh. Ta mở mắt ra. Văn Tiêu đang nhìn ta, tay nàng cầm một cái chậu. Nàng cười với ta.
.
.
"Chu lão đại, đến giờ ăn cơm rồi, huynh mau đi thay y phục".
.
.
Nói rồi, Văn Tiêu quay lưng bước ra ngoài. Ta nghe được nàng nói chuyện một mình.
.
.
"Tạt nước đúng là cách nhanh nhất".
.
.
Ta ngồi dậy. Nhờ có Văn Tiêu mà ta mới có thể trở về kiếp sống hiện tại. Ta thẫn thờ một lúc vì nhớ lại những đau thương, mất mát mình vừa quan sát được ở một kiếp sống trước đây. Mỗi lần trở về kiếp sống trước thì ta lại hiểu thêm về bản thân mình, về cuộc sống nhân sinh, những quy luật của vũ trụ.
.
.
Văn Tiêu vui vẻ nói.
.
.
"Hôm nay có món gà quay"
Nàng gắp cho ta một cái đùi gà.
.
.
"Tết năm nay về nhà ta ăn tết. Ta sẽ sang thăm A Tịnh, Dực Thần và hài tử Thiên Minh. Sau tết, cả nhà họ sẽ đến đây để A Tịnh dưỡng thai cho lần sinh nở thứ hai".
.
.
Ta và Văn Tiêu đã bàn bạc mọi chuyện ổn thỏa. Nàng cảm thấy hào hứng nên nhắc lại, mong đến Tết được về nhà thăm người thân. Lần này A Tịnh sinh đôi. Hai năm sau, ta và Văn Tiêu sẽ nhận năm hài tử làm đệ tử. Trong khoảng thời gian hai năm còn rảnh rỗi, ta sẽ đưa Văn Tiêu du ngoạn khắp nơi, đến bảy vùng đất linh khí hội tụ mà ta đã kể với nàng.
.
.
Những kiếp sống sau này, ta và Văn Tiêu sẽ còn gặp lại.
.
.
Hết.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro