Hạ đỏ
Vâng, một mùa hè đáng nhớ. Nếu không thì tại sao tôi cứ đứng ngẩn ngơ bên đường nhìn theo Dư và buồn rầu tự hỏi: Em thơ, chị đẹp em đâu?
Những mùa hè đi qua trong đời tôi bao nhiêu kỉ niệm, chỉ có kỉ niệm hoa cỏ may tôi sẽ mãi chẳng muốn nhìn lại. Những mùa hè sau đó tôi trốn biệt tăm trên thành phố, một phần vì chương trình cấp 3 khá nặng nề, một phần vì trái tim nhỏ nhoi của người thành phố không chấp nhận sự dang dở vì cái lí do hết sức “quê mùa” đó. Trong những mùa hè mòn mỏi đợi cái lời hứa của tôi, nhỏ Thơm không hề lên thành phố tìm tôi như đã nói. Nó chỉ gửi thư hỏi thăm tôi và nhắc sao tôi mãi không thấy về. Nó đâu biết tôi đang cố trốn tránh nỗi buồn tôi đã chôn ở đó cùng với những hoa cỏ may. Nó cũng có kể về đám cưới của anh Thoảng với Út Thêm, kể về những cây xoài, cây bưởi nhà nó và kêu tôi kể thêm về những đổi thay của thành phố. Nó đâu biết, chính tôi mới có một sự dổi thay to lớn sau khi bỏ sau lưng mùa hè ở làng Hà Xuyên.
Đã ba năm trôi qua từ khi nỗi buồn hoa cỏ may găm đầy trái tim tôi. Gắp ra từng sợi cỏ may là mỗi lần tôi thấy bóng dáng Út Thơm hiện về trong giấc mơ. Tôi thấy nó được đi học, có bạn bè, thấy nụ cười duyên dáng trong tà áo dài nó đứng bên cây phượng cũ vẫy gọi tôi vào giấc mơ với nó. Rồi bỗng tôi lạc mất nó trong dòng sông áo trắng. Út Thêm ơi, sao trong mơ em vẫn ám ảnh trái tim tôi. Út chờ tôi ngủ say và lén mở cửa trái tim để đưa tôi về mùa hè năm đó. Những mùa phượnng vĩ hết đỏ rồi lại xanh cũng không làm tôi nguôi ngoai nụ cười duyên dáng ấy. Một nụ cười giờ tôi chỉ còn gặp trong chiêm bao. Tôi đi và đương nhiên nó ở lại, cùng mùa hè, cùng cây phượng trước sân nhà nó. Và cố nhiên tôi không muốn gặp lại nó, dưới bóng hình là vợ anh Thoảng. Tôi không gặp nó cho đến khi thi tú tài xong:
-Ủa, anh Chương về kìa- Dế kêu lên làm dì Sáu với thằng Nhạn ở sau nhà lật đật chạy ra.
Gặp tôi chúng nó vẫn niềm nở như ngày trước, thậm chí còn vui mừng hơn kêu rằng lâu quá sao anh không về chơi với tụi em. Tôi nói tôi bận học, bọn nó cũng tin không chút nghi ngờ. Bởi tôi biết trẻ con ở quê còn lắm thú vui và lắm bạn, có tôi hay không cũng không ảnh hưởng đến những niềm vui mùa hạ của hai anh em Nhạn. Nhưng tôi về không để tìm lại trò câu cá hay bắn chim thuở thiếu thời. Tôi về chỉ vì lời hứa của mẹ sẽ cho tôi đi du lịch sau khi thi tú tài. Thế nhưng ba tôi lại đột ngột bị chuyển công tác khiến cả nhà như loạn lên. Và lời hứa của mẹ thay bằng chuyến đi về quê ngoại như lời mẹ tôi về nông thôn cũng là một việc “tịnh dưỡng tâm hồn”. Dế và Nhạn không rủ tôi đi bắn chim hay “ăn trộm xoài” nữa, chắc chúng cũng đã lớn, đã từ giã những trò chơi thuở nhỏ bỏ lại sau lưng bao nhiêu kỉ niệm. Những thỉnh thoảng chúng vẫn rủ tôi đi câu cá, gặp cả thằng Dư nữa. Chúng tôi ôn lại kỉ niệm trong tiếng suối róc rách reo, tiếng nắng nhảy nhót hệt như ngày nào tụi tôi trông thấy thằng Dư hoảng hồn tung hỏa mù. Như từ khi tôi đi, làng Hà Xuyên chẳng có gì thay đổi, chỉ có lũ trẻ con là lớn lên, và cái làng có vẻ nhỏ đi với những dáng vẻ ấy. Tôi cũng gặp lại Thơm, giờ nó ra dáng một thiếu nữ, chắng dính dáng gì đến cái danh “bà la sát” ngày xưa Nhạn gọi. Thơm gặp lại tôi mừng ra mặt, nó lại hỏi tôi về thành thị, nó trách móc tôi sao không về quê chơi, đem mấy quyển sách khác cho nó đổi:
-Mấy quyển đó em đọc thuộc luôn rồi
Nhưng giờ tôi chỉ có mấy quyển ôn thi tú tài, chẳng còn những câu chuyện hấp dẫn cho Thơm mượn nữa. Tôi cũng chẳng màng kể nhiều về sự đổi thay về thành phố. Rồi Thơm cũng im lặng, cái im lặng xào xạc lá, Thơm ngồi kế bên tôi như con mèo nhỏ, chẳng biết con mèo nhỏ có biết tâm sự của tôi không mà nó cũng im lặng như chính trái tim tôi bây giờ. Những cơn sóng thần mùa hè ba năm trước đã dội vào tôi giờ đã nguôi ngoai sóng êm biển lặng. Tôi ngồi với Thơm cho đến xế chiều rồi ra về, Bóng chiều vàng vọt nhỏ xuống vai áo tôi từng giọt, nhỏ xuống con đường quê những dải nắng vàng cam yếu ớt như mối tình đã tắt ngấm. Tôi vừa đi vừa ngẩn ngơ nghĩ thầm về hình ảnh Út Thêm hiện lên trong dáng hình một người vợ, thật đau đớn xót xa.
Bóng chiều vừa tắt thì tôi gặp Út Thêm. Út Thêm đi lấy nước ở giếng, nhìn nó gầy gò như một que củi. Có phải qua ba năm làm vợ, nó đã tiều tụy đi vì sự hi sinh cho gia đình, vì những đứa con, vì miếng cơm manh áo. Nụ cười trên gương mặt nó bây giờ như một vì sao khuất lặn.
-Anh Chương về quê chơi hả?-Nó hỏi tôi rồi nở một nụ cười gượng gạo
Phải chăng từ khi lấy chồng, đời sống Út Thêm càng bó buột hơn trong cái nghĩa vụ làm vợ, làm mẹ. Ước mơ một thuở thiếu thời đang nhìn tôi ngơ ngác, tôi thấy mình như trượt về con dốc kí ức để gặp lại Út Thêm ngày xưa, Út Thêm của những nụ cười răng khểnh mà tôi đã chiêm bao bao lần. Thời gian đã đày đọa cái ước mơ tuổi trẻ đến kiệt quệ. Tôi gánh nước về dùm Út Thêm, vừa hỏi chuyện gia đình. Giờ nhà nó có hai con, cuộc sống cũng không quá chật vật. Út Thêm kiệm lời, tôi càng không biết nói gì thêm. Giờ tôi với nó như hai bến bờ chẳng một chuyến đò qua, đã từ lâu chẳng còn nốt đồng điệu trong tâm hồn. Tôi đối mặt với nó như một kỉ niệm cũ, một kỉ niệm chỉ có mình tôi biết. Tôi tiễn Út Thêm lúc giữa đường, có lẽ tôi không muốn gặp nó khi đứng kế bên anh Thoảng hay những đứa con. Út Thêm trong tôi vẫn là giấc mơ trưa hè năm nào.
Giăng đã lên, con đường cỏ may dẫn tôi về nhà vẫn găm đầy quần tôi, nhưng trái tim xước xác qua tháng năm chúng chẳng thể găm thêm nỗi đau nào nữa:
“Em đi để lại chuỗi cười
Trong tôi vỡ một khoảng trời pha lê
Trăng vàng đêm ấy bờ đê
Có người ngồi gỡ lời thề cỏ may”
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro