4 GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN CỦA ĐỜI NGƯỜI
4 GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN CỦA ĐỜI NGƯỜI
Xin chào các bạn, lại được gặp các bạn trong chương trình Tâm sự kinh doanh vào mỗi buổi sáng thứ 2 hằng tuần, là một niềm vui của tôi
Chương trình của chúng ta nếu nói theo một cách lịch sự, thì nó được gọi là tâm sự. Nhưng mà nói theo cái hướng giỡn cho vui, thì nó là chương trình chém gió
Và trong ngày hôm nay, cái chủ đề mà được đưa lên cái thớt để mà chặt chém, tôi xin mạn phép, lấy cái chủ đề đó là "4 GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN CỦA ĐỜI NGƯỜI".
Các bạn nghe chơi để biết, xem mình đang ở cái giai đoạn nào và mình nhìn lại coi coi mình ở đâu, mình có được cái gì rồi, mình chưa có cái gì. Để mình cải thiện bản thân, để mình biết cái bước tiếp theo của đời mình, nó là cái gì. Nhiều người sống cái tự cao thì cao ngút, nhưng mà nhìn lại thì chả hiểu bản thân mình gì cả. và tôi nghĩ đó cũng là một phần bi kịch đấy chứ không phải đùa đâu. Cổ nhân nói câu "Biết người biết ta, trăm trận không thua". Nhưng biết mình thôi thì bạn đã giảm được rất nhiều cái thua rồi. Mà trong rất nhiều cái thua, ai mà biết được cái nào sẽ là cái ảnh hưởng đến tính mạng của các bạn. Nhiều người bị đời nó tát một cú rồi nằm luôn, có gượng dậy nổi đâu. Và từ đó về sau thì đâm ra hận đời. điều đó rất là nhảm nhí, căn nguyên của các việc đó là do mình không hiểu mình thôi.
Vậy "4 GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN CỦA ĐỜI NGƯỜI" là gì?
Giai đoạn đầu tiên, tôi tạm gọi là "dở mà không biết mình dở". Cái này, người ta gọi bằng từ cũng khá hay, người ta gọi là "vô minh". Nghĩa là mình không biết mình không biết. Nghĩa là mình không biết cái vấn đề đó và mình không biết luôn cả việc mình không biết
Còn giai đoạn thứ 2 là "mình dở mà mình biết mình dở, mình tồn tại cái thiếu sót đó" thì ơn trời ai ở cái giai đoạn này thì cũng mừng. Mặc dù có thể các bạn ở đây thì chưa chắc đã thành công, nhưng muốn thành công thì phải qua các bước này. Biết mình thiếu, biết mình dở ở đâu.
Rồi giai đoạn số 3 là "giai đoạn giỏi có ý thức". Tức là mình hiểu mình và mình ý thức được là mình giỏi cái vấn đề đó.
Và giai đoạn số 4 là "giai đoạn giỏi không ý thức", đây là giai đoạn thượng thừa, có nghĩa là giỏi một cách vô thức. Từng kỹ năng nó thấm nhuần trong con người của bạn. Bạn tung chiêu một cái là bản thân con người bạn nó như là một cái phản xạ vậy, bạn không cần phải nhớ điều này điều kia, bạn master rồi, bạn quá giỏi cái đó rồi. Nên bạn cứ hành động, bạn giải quyết tình huống, xử lý vấn đề một cách vô thức nhưng cực kỳ xuất sắc. Đó là trình độ thượng thừa, cho những ông nào mà xem phim chưởng.
Các bạn có thể thấy "4 GIAI ĐOẠN ĐỜI NGƯỜI" có thể tạm gọi là một hành trình nhận thức. Từ một kẻ không biết gì trở thành một người thuần thục mọi thứ và giỏi đến mức không cần cố gắng, không cần suy nghĩ. Nhưng mà đó là một cái chặng đường dài các bạn à. Nhiều người mất 50 năm để làm được việc này, đi hết một chặng đường 4 bước. Nhưng mà đại đa số mọi người không làm được cho tới chết.
- Giai đoạn 1:
Và có một điều đáng buồn là rất nhiều người đang ở giai đoạn số 1, có nghĩa là giai đoạn tệ nhất, cực kỳ tệ. Bởi vì, thậm chí mình dở ở đâu, mà mình còn không biết. Các bạn đọc báo, các bạn xem video, các bạn sẽ thường xuyên thấy, rất nhiều những người như thế này: lâu lâu tôi vào tôi nghe một bài hát của một ca sỹ nào đó hoặc là chương trình talk show. Vô tình thôi, tôi ít khi nào đọc comment của người khác ở trên kênh khác lắm. Và vô tình tôi kéo xuống tôi thấy nhận xét một ca sỹ nào đó, tôi thấy ăn mặc như vậy quá đẹp rồi, nhưng tôi thấy nói là "ô sao hôm nay ăn mặc kém sang thế". Tôi mới nghĩ "trời đất ơi, cái đứa nào comment chắc là nó không biết nhìn lại mình" tại vì tôi click vào cái avatar ấy thì tôi thấy ăn mặc quê mùa gần chết. Thì họ bị cái động cơ gì, sự ganh ghét, sự đố kị hay bất cứ thứ gì mà khiến họ làm như vậy, trong khi họ lại quê mùa. Rõ ràng họ không biết bản thân mình còn yếu kém, họ cố tình lờ đi và tôi không muốn bất kì ai là khán giả của tôi, là học trò của tôi, là bạn của tôi, là người thân của tôi phải mắc vào một cái tình huống như thế. Mình dở mà không biết mình dở thì lấy đâu ra một cái đường để mình phát triển.
Khi mà tôi tuyển nhân viên, một trong những cái tiêu chí quan trọng nhất mà tôi yêu cầu và tôi cần ở nhân viên của mình đó là sự trung thực và sự biết mình. Khi tuyển dục tôi hỏi rất nhiều, thậm chí có những câu hỏi tôi cố tình gài nhân viên của mình. Và nếu họ trong những tình huống nhất định, họ bảo là họ không biết, tôi hoàn toàn thông cảm, tôi hoàn toàn cảm kích khi họ khẳng định là mình không biết. Thực sự mình hiểu là mình không biết mình mới tiếp thu được và mình tìm câu trả lời và mình đi lên. Chứ cái gì mình cũng biết, cái gì cũng xạo xạo, nằm hoài ở cái vị trí giai đoạn số 1 này, không bao giờ phát triển được. Và tôi tuyển nhân viên tôi chỉ tuyển cái thái độ thôi, cái thái độ sống tốt, còn kỹ năng tôi xin lỗi chứ trainning, dạy dỗ một tháng là xong. Cho dù kỹ năng khó cách mấy đi chăng nữa, vô tư.
Các bạn phải nhìn lại bản thân mình xem, có phải có cái gì nó kìm hãm cuộc đời của các bạn mà các bạn không biết hay không. Nếu như các bạn chưa tìm ra cái điều đó, các bạn phải dành thời gian ra đi tìm và phân tích. Liệu có phải điều A, điều B, điều C...là những điều đã kìm hãm con người mình lại hay không. Phải đi tìm bằng mọi giá và phải đi tìm nha các bạn. Không phải nó tự rớt xuống, chỉ cho mình biết mình yếu kém chỗ nào. Bản thân tôi khi thất bại tôi cũng phải đi tìm nguyên nhân, tôi phải đi tìm cách chủ động chứ không nó cũng chẳng nói cho bạn biết đâu. Và hành trình phát hiện mình ngu là hành trình rất là quan trọng chứ không phải là một hành trình lãng phí đâu. Mình biết mình ngu ở chỗ nào là mình đã thành công được 25% rồi. 25% chứ không phải ít đâu nhá, nên nếu là cuộc đời của mình vẫn đang còn thất bại, đang còn xìu xìu ển ển, thì hãy tìm nguyên nhân đi. Mình sai chỗ nào mà biết, mà khi biết rồi thì bước qua bước số 2, đó là dở mà có ý thức
- Giai đoạn 2 "dở có ý thức".
Bản thân tôi luôn rất là rõ ràng về những khiếm khuyết của mình, và những thứ mà tôi học đại đa phần cũng đến từ những điều mà tôi muốn cải thiện bản thân mình vì tôi biết mình yếu. Trước đây tôi là một người rất là nóng nảy và tôi cũng gây ra rất nhiều những sự phiền lòng cho người thân xung quanh mình. Và tôi ý thức được tôi phải tiêu diệt cái sự nóng nảy này. Thì bắt đầu tôi mới tìm hiểu, tôi mới đọc, tôi mới đi hỏi người này người nọ, cũng mấy năm đấy chứ không phải ít đâu. Thì bây giờ bản thân tôi vẫn còn chút sự nóng nảy, nhưng mà đã điềm tĩnh hơn rất rất nhiều so với trước đây. Bây giờ thì tôi đủ khả năng bỏ ngoài tai những lời từ những người không quan trọng không xứng đáng. Tôi vẫn đủ khả năng chiến đấu cách mãnh liệt mà không để cơn giận kiểm soát mình. Vẫn đủ khả năng kiên nhẫn để kèm cặp một ai đó kể cả họ chậm hay thái độ của họ tệ đến đâu. Đó là những cái mà tôi có được lúc này và tôi xuất phát từ cái việc tôi biết mình ngu tôi biết mình dở chỗ nào, và tôi biết mình ở giai đoạn số 2, đấy.
Và cuộc đời còn nhiều lắm các bạn, còn rất nhiều thứ phải học, phải ý thức và phải vượt qua. Ai mà làm kinh doanh và phát hiện mình ăn nói quá dở, mà hễ mình cầm điện thoại lên, mình chốt đơn hàng là y như rằng khách hàng chạy mất tiêu. Thì đó là lúc các bạn cần ý thức được, cái điều xấu đó, cái sự thiếu sót đó chính là cái kéo lui các bạn, và hãy luyện tập đi, hãy cố gắng đi. Một cái lý thuyết mà rất phổ biến ở phương tây, một cái lý thuyết mà tôi không nhớ cái tên nhưng mà tôi nắm rất là nhuần nhuyễn ý của nó. Các bạn tưởng tượng cái thùng đi nha, và những cái thùng đó được tạo thành bởi những cái thanh tre đặt sát nhau, thanh tre đứng ấy, các bạn hình dung ra không? Đặt sát nhau, đặt sát nhau cho đến khi nó khít, nó kín lại lúc đó người ta có thể chế nước vào cái thùng đó. Và cái thành của thùng được tạo nên bởi những cái thanh tre bởi vì nó quá kín rồi nên nước nó không chảy ra. Vậy điều gì sẽ xảy ra nếu những thanh nó dài nhưng những thanh nó ngắn, nhưng những thanh nó ngắn khi mà chế nước vào, khi mà mực nước vượt qua chiều cao của những cái thanh ngắn đó thì chắc chắn nước sẽ chảy ra ngoài, và đó là điểm yếu nhất của cái thùng đó. Con người chúng ta cũng như vậy thôi, mình phải ý thức được là mình thực sự yếu, và đâu là cái thanh ngắn trong cái thùng của bản thân mình, mình phải kéo cho cái thanh ấy nó dài lên, chứ nếu không nước đổ vào thì nó chảy ra hết, thì nó chứng minh cho một sự thất bại.
Đấy, các bạn phải rất rât ý thức cho cái việc này, thành ra bước số 2 vẫn là bước rất quan trọng khi mà mình biết là mình dở rồi chúng ta qua bước số 3
- Giai đoạn 3 "giỏi có ý thức"
Có nghĩa là chúng ta đã giỏi cái đó rồi nhưng từng bước làm chúng ta phải suy nghĩ, ví dụ như là chúng ta học kỹ năng giao tiếp, học kỹ năng thương một ai đó, thì khi mà gặp một người chúng ta phải lục lại trí nhớ của mình: à điều đầu tiên là phải mỉm cười, phải bắt tay và ôm hay là như thế này thế nọ, phải không? Hoặc là khi chúng ta viết chúng ta phải ý thức được chúng ta phải có thân bài, phải có kết bài, chúng ta phải tập trung mình làm cái mở bài thật giỏi đi, rồi sau đó chúng ta qua thân bài, kiểu như vậy. Các bạn hoàn toàn có thể tạo ra được những sản phẩm giỏi, những sản phẩm tốt ở giai đoạn này, đơn giản là vì bạn đã có 2 giai đoạn trước để rèn luyện rồi. Nhưng mà cái này nó vẫn cần sự nỗ lực lớn của các bạn về mặt tinh thần, về mặt cố gắng, về mặt nỗ lực. Nhưng mà, cho dù các bạn như thế nào đi chăng nữa, các bạn ở giai đoạn này cũng là quá hạnh phúc rồi.
Người ở giai đoạn này bắt đầu có thành quả rồi, cũng viên mãn rồi. Nếu mà cảm thấy cuộc đời khó quá thì thôi, tới giai đoạn số 3 này thôi thì cũng đã quá hạnh phúc rồi, không sao cả. Nhưng mà nếu được mình có cái đà, mình đang ở giai đoạn số 3 thì mình quất luôn giai đoạn số 4 đi.
- Giai đoạn 4 "giỏi cách vô thức"
Giai đoạn này tựa tựa như các bạn lái xe vậy, lúc đầu có biết lái đâu. Rồi phát hiện ra tại sao mình ngu lái xe quá vậy, rồi bắt đầu đi học bằng lái, học bằng lái xong thì ban đầu lái biết chân ga, chân thắng, đúng không? Phải để ý là vô số lùi, quan sát camera lùi rồi các thứ, rồi quan sát cảm biến, rồi cách bật gạt mưa như thế nào, cách mở đèn chiếu sương mù như thế nào, kiểu như vậy. Rồi cũng lo lắng, nhưng rồi chạy được vài năm thì "ôi chuyện nhỏ", mọi thứ đã vô thức hết, thậm chí là chạy không cố gắng luôn, thậm chí là vừa chạy vừa nghe nhạc, vừa chạy vừa nói chuyện, vừa chạy vừa ngắm cảnh,... vẫn ok mà không có bất cứ một cái sự khó khăn nào. Đó là giỏi, giỏi một cách vô thức, giỏi một cách tự động, thì đó là con đường mà bất cứ ai cũng mong muốn có được.
Người làm kinh doanh, đủ kinh nghiệm, đủ thời gian, đủ trải nghiệm, đủ xương máu, thì cái sự nhạy cảm của họ mới hội. Họ làm kinh doanh nó rất là kỳ lạ các bạn ạ, họ nhìn là họ biết ngay một cái dự án nào có thể thành công, và thậm chí khi mà họ đã sai, họ làm cái dự án nào thì họ cũng ý thức được khi nào nó nên dừng lại. Đó là một sự nhạy cảm, một giác quan thứ 6 của người làm kinh doanh. Cái này không phải ai cũng có đâu, phải có sự trải nghiệm, phải có sự trải qua, phải có sự tôi luyện của môi trường của thời gian thì nó mới có. Đó là cái đích mà tôi muốn các bạn nhắm tới, nhiều người quá trẻ mà cho mình cái giác quan thứ 6 về cơ hội kinh doanh thì ông cố nội tôi cũng không dám làm việc chung với họ nữa. Đơn giản vì họ chưa bước qua được giai đoạn số 1 nữa, mình dở mà mình không biết mình dở đó, mà mình cứ tưởng mình ngon, mình đi hô hào cái này cái nọ thì chết. Nhiều đồng chí mặc áo vest, ốm nhom ốm nhách, nhìn là biết nghèo rồi, thật sự. Cái tướng của họ như thể họ up lên họ sống ở một cái nhà trọ, họ sống một cuộc đời chật vật, kiểu như vậy, và đôi khi họ up cái điện thoại lên, tôi search cái số điện thoại. Cái quá khứ của họ, những công việc gần nhất mà họ làm, tôi biết ngay là người này không sung sướng và không thành đạt như họ rao giảng. Họ vẫn đang luyện tập tư duy tích cực bằng cách chụp hình, bằng cách rao giảng những cái thuyết lý sống, những nguyên tắc thành công ở trên mạng thì người này vẫn đang ở cái mức "vô minh" có nghĩa là mình dở mà không biết mình dở. Và đã xác định sai cái điểm để mà vươn lên thì nhiều khả năng sẽ nghèo hoài. Một trong những cách để biết mình phát triển hay chưa á, nhìn vào cái bao tử mà nó đói quá lâu thì phải biết xem xét lại "hình như mình đang lạc lối và mình vẫn đang ở cái giai đoạn số 0, chưa vượt qua được giai đoạn số 1".
Và đó là 4 nguyên tắc, 4 bước mà tôi chia sẻ đến các bạn ngày hôm nay. Tôi hy vọng các bạn chí ít ở mức số 2, hoặc ngon hơn là mức số 3 và tuyệt vời hơn thì ở bước số 4, ở bước số 4 thì mọi thứ đúng chất là không cần nỗ lực, đúng chất nó là kỹ năng của mình rồi, như mình đang lái xe vậy. Thì điều đó nó rất là hạnh phúc với tất cả chúng ta.
Cám ơn các bạn đã nghe cái audio này và một lần nữa xin hẹn với các bạn vào tối thứ 2 tuần sau, trên kênh tamsukinhdoanh.com
** Tâm sự kinh doanh tập 36**
https://tamsukinhdoanh.com/tap-36-4-giai-doan-doi-nguoi/
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro