Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

19

ngồi trong một căn phòng ngột ngạt cùng một đám người khô khan, giữa chiều nắng nóng với chiếc điều hoà ù ì, là một cảm giác cực kỳ tệ hại. phương nhi tê hết cả đầu, phần ít là vì mặt trời chói chang, phần nhiều là vì số lượng thông tin quá tải phải nghe trong hai giờ đồng hồ qua. phương nhi phải thừa nhận rằng, em thậm chí còn chẳng hiểu quá nửa nội dung trong số hàng trăm điều vừa được nghe. lương thùy linh cho rằng, nó vô cùng bổ ích đối với em, phương nhi muốn phản bác, rằng mình không hề cần đến những dữ liệu vĩ mô xa vời ấy, ngành em theo học hay cả công việc trong tương lại chắc gì đã cần đến nhưng thứ này. nhưng khi đối diện với ánh mắt sắc lẹm cùng phong thái người cầm quyền trên gương mặt xinh đẹp kia, cổ họng em dương như nghẹn đi, một câu phản hác cũng chẳng ho he thành âm.

thật thì, chẳng ai bắt em phải nghe hoặc phải hiểu, phương nhi có thể ngồi chơi, một góc, lướt web xem phim và chỉ cần giữ im lặng. vốn chủ đích ban đầu khi đến đây, phương nhi đáng thương sẽ chỉ trở thành cuống họng tạm thời của lương thùy linh trong vài tiếng đồng hồ, nhưng bằng một cách bịp bợm lừa đảo nào đó của người chị dấu yêu, phương nhi đã trở thành hộ lý bất đắc dĩ của một bệnh nhân tự nguyện cho dự án thí nghiệm mô tế bào da của đám sinh viên đại học cáu có khó tính chết dẫm.

phương nhi ghét nơi này, ghét đám người này, ghét luôn cả gã bệnh nhân mắc chứng dermatographia hay tên gọi thuần việt là da vẽ nổi. sau hai tiếng ngồi đây, và nghe về chất hoá học histamine, rồi tế bào mast. thì phương nhi đi đến một kết luận, đây là một dự án rảnh hơi, phí sức, phí thời gian, vì căn bản căn bệnh về da này không hề nguy hiểm và hoàn toàn không ảnh hưởng đến sức khoẻ người bệnh. nó chỉ khiến da bệnh nhân đỏ khi bị cào hoặc nổi vết hằn rồi lại mất đi vào vài chục phút sau. khá ngầu mà, ít nhất là đối với một kẻ ham vui, thích thú với những thứ mới lạ như phương nhi.

và có vẻ như lương thùy linh cũng chẳng mặn mà lắm với nó. bằng chứng là chị ấy chỉ ngồi vắt chân xoay bút, rồi nghịch điện thoại, lâu lâu lại chêm vào vài câu phản bác hoặc đúng hơn là mỉa mai, khi ai đó phát biểu sai hay chính xác hơn là không đúng ý chị ấy.

dù đã quen thuộc với tính cách ương ngạnh, ngang tàng chẳng xem ai ra gì hay như câu lũ báo thường nói "chả sợ bố con thằng nào" của người chị dấu yêu. thì phương nhi - đứa em thân thiết - người nhà - cùng hội. vẫn không thể nào hiểu được tại sao lương linh lại có thể sống sót đến giờ phút này. thật sự đấy, với cái bản tính nói giảm nói tránh là không mấy tốt đẹp, thì có khi lương linh đã phải nhập viện ít nhất ba lần trong năm cũng nên. hoặc là lương linh may mắn, hoặc lương linh quá giỏi, giỏi và giàu, đến mức người khác chỉ có thể mang ấm ức thù địch ém sâu vào lòng chứ không thể quẳng nó vào mặt chị. có điều, giao diện lương linh lại xinh lung linh quá đáng, bọn họ vã vào chắc phương nhi sót chết. mà khi ấy, người sót như em chắc cũng chỉ đếm đến số hai là cùng nhưng ngược lại người hả hê có khi phải lên đến hàng nghìn.

số hai, một là phương nhi, một còn lại là ngọc thảo.

chẳng nên mong chờ gì vào phương anh, kiều loan hay thiên ân được. nếu có hội nhóm khủng bố lương linh nào đó xuất hiện, phương nhi dám cá 100% việc đầu tiên cả ba người bọn họ làm sẽ là gia nhập rồi trở thành thành viên cốt cán hoặc kiêm đầu thủ cũng nên.

lương thùy linh thật sự có vấn đề về cách ăn ở. dù thân thiết cách mấy đi nữa, dù hâm mộ si mê cách mấy đi nữa, phương nhi cũng không thể phản bác điều đó. từ cách hành xử cho đến lời nói, thái độ. nôm na thì, đều, có chút kiêu, kèm căng và ngạo. thẳng thừng thì, hóng hách, thượng đẳng, ngang ngạnh và còn là chúa tể trịch thượng. phương nhi, đối với những đức tính này, mắt nhắm mắt mở cho qua, lỡ yêu thích quá chẳng biết phải lui đường nào.

nói thế, không có nghĩa lương linh là một kẻ xấu tính xấu nết. lương linh là người tốt, trong một vài phương diện khác, ít ai biết, vì lương linh cũng chẳng thích người khác biết, đồng nghĩa với việc không thích làm người tốt. người tốt thì luôn chịu thiệt, ngu đần lương linh bảo thế, nên mới có một lương linh ích kỷ, chỉ biết đến bản thân, chỉ lo lắng cho cảm xúc chính mình, hành xử hệt một kẻ ái kỷ. và lương linh gần như phủ nhận tất cả những cái tốt có bên trong mình. chị quên mất mình từng là một kẻ dám bỏ hết số tiền làm thêm cả nửa năm trời vào quỹ từ thiện cho cô nhi viện, rồi luôn mồm bảo ghét nhất là lũ trẻ con. chẳng ai tin một kẻ kiêu căng, ngạo mạn lại khóc lóc nhảy cẩn lên chỉ vì tìm lại được chiếc nhẫn vàng cho một cụ bà lạ hoắc vô tình gặp trên đường về nhà. và đó cũng là trò đùa được kiều loan đem ra trêu chọc lương linh bất cứ khi nào có cơ hội, chỉ để mua vui cho mọi người, thú thật, nhớ đến cảnh lương linh khóc oà lên khi cặm cụi tìm kiếm suốt cả tiếng đồng hồ trên bãi cỏ ở vệ đường gần công viên, cũng khiến phương nhi chẳng thể nào nhịn cười được nổi.

chưa bao giờ lương linh thay đổi, chị chỉ cố vùi lấp nó đi. phương nhi không nhớ rõ từ khi nào lương linh lại trở nên như thế, chắc là, sau cái ngày yêu lấy ngọc thảo.

có một điều phải được làm rõ. lương linh không cho rằng mình tốt nhưng cũng không cho rằng mình sai. những lúc bị vài người nào đó - ví như phương anh, kiều loan, thiên ân, chửi mắng, lương linh chỉ đơn giản nhắm vào đại ý mà nói rằng tôi không sai, dù tôi không tốt.

phương nhi nghe đến mòn cả tai, những câu rủa xả lương linh tồi tệ thế nào trong tình yêu, hay chính xác hơn là trong mối quan hệ cùng ngọc thảo. lũ người ngoài kia luôn không ngừng xỉ vả thứ chị xem là tình yêu. nói thế thì quá chung và khó hình dung, vậy hãy nhìn vào cách kiều loan chưa bao giờ thôi kháy đểu lương linh, cùng thiên ân chưa giây phút nào bớt tỏ ra khinh thường cách yêu của chị. có thể vì họ không hiểu, cũng có thể vì họ quá cảm tính để hiểu được. rằng sự thật, lương linh cùng ngọc thảo đã bên cạnh nhau những hai năm trời, chỉ là một con số, không quá nhiều nhưng từng ấy đã quá đủ để hiểu đối phương ở một mức độ nhất định. ngọc thảo không cớ nào lại ngu ngốc đi yêu lấy một kẻ chẳng ra gì còn chẳng yêu mình, và đương nhiên, ngọc thảo chưa bao giờ ngu ngốc, cũng sẽ không bao giờ có thể trở nên ngu ngốc. điều đó có nghĩa, lương linh là một người xứng đáng để yêu, ít nhất là đối với người chị ấy yêu hoặc người yêu chị ấy.

lương linh cũng như một loại trái cây được yêu thích phổ biến, sẽ khiến con người ta mê mẩn mùi vị ngọt ngào tràn ngập, và cũng khiến con người ta nhăn mặt tíu môi vì thứ vị chua chát đọng lại.

nếu tính cách là một điểm trừ vô cực của lương linh, thì ngoại hình và trí tuệ ngược lại là một dấu cộng to đùng. như bây giờ đây, khi mà tất cả mọi người đều tập vào công việc, họ trông cằn cỗi, cau có với nét mặt vô cùng cứng nhấc. riêng lương thùy linh, một góc thanh thoát, sáng bừng vẻ đẹp tri thức. không tỏ ra cố sức, cũng chẳng năng nổ luyên thuyên, mà chỉ yên tĩnh đánh máy. nghiêm túc hơn hẳn trước đó vài phút, giờ đây lương linh trở nên siêng năng đến lạ lùng, ngắm nghía bản tài liệu vừa được bảo ngọc đề ra, đọc đi đọc lại một cách chăm chú. chắc hẳn lương linh ấn tượng về nó, về cái giấy a4 in đầy mực đen li ti cả tá số liệu.

không biết bao giờ mới được về, phương nhi thích dáng vẻ nghi ngúc sự thông thái này của lương linh. nhưng em còn thích cà ri gà của phương anh hơn nữa cơ.

nhà vệ sinh không phải là một lựa chọn tốt, mà nó là lựa chọn cần thiết ngay lúc này. tay phương nhi đã mỏi nhừ vì mãi dán đi dán lại những miếng dán điện cực xung quanh cơ thể ông anh có bệnh ngoài da kia. em ngửa cả hai lòng bàn tay lên trước dòng nước, vừa xoa vừa chà xát vào nhau. hơ qua máy hong khô, ráo hết nước, tay phương nhi trở lại trạng thái mịn màn nhún nhính ban đầu.

sau đó phương nhi bắt đầu một bài diễn giải than vãn.

lương thùy linh là đồ chết bầm. gạt em. hành sát người khác. phương anh không can thiệp vào cuộc cãi vã sáng nay, cũng đâu phải do phương nhi quyết định hay bảo bê gì. vậy mà cuối cùng người lãnh cơn giận dỗi ấu trĩ này lại là em. gì mà thay chị trao đổi cùng bọn người bên khoa y, phụ hợ thì có, chân sai vật miễn phí, điều dưỡng bất đắc dĩ chưa từng qua trường lớp. cốt yếu mà nói, lương thùy linh chơi em. phát bực lên được. phương nhi không lên tiếng cũng đâu có nghĩa em đồng ý với việc trù dập vô cớ của hội ba cô gái với cái nết xấu xí xám hồn kia. chỉ là, làm người nên biết mình biết ta, nạn nhân còn ngậm ngùi bỏ qua, sao em phải vùng lên hoá hổ báo ? tổ hại thân thôi. thanh thủy mê mụi, đó là lựa chọn của nhỏ, đã ngu ngốc đến mức bị chê bai vẫn ra sức "tiếp thu" thì phương nhi nghĩ, mình chẳng cần phải thay nhỏ bật lại bọn họ để làm gì cả. vô ích, phí công.

cửa bước ra ở kia, nhưng chân phương nhi thậm chí còn chẳng lay động. lần đầu tiên trong đời, nguyễn phương nhi không muốn rời khỏi wc của ngôi trường thiếu đạo đức này sau khi xong việc của mình. em thậm chí còn muốn ngồi luôn trên bệ đá trước gương thêm nửa tiếng tiếp theo. sẽ là bảy giờ đêm, mà thế cũng chẳng muộn.

nghĩ hay không, cũng đã làm. phương nhi quay trở lại phòng giao hoạt sau hơn 45' trốn rút vào wc. đã hơn bảy giờ vài phút, phòng óc trống trãi đến ớn lạnh, phương nhi đã sốc không nói nên lời, khi cảnh tượng trước mắt em là bóng dáng gầy gò và cao nhồng khó tính kia - người duy nhất còn lại trong căn phòng này.

hiện tại phương nhi có hai lựa chọn. chuồn đi bằng cách lùi lại hai bước khép thật khẽ cách cửa trắng phao, hai là cố mở cái môi bị bó chặt nói vài câu đơn giản mà vô cùng cấp thiết, đại loại như "lương linh đâu rồi ạ" chẳng hạn.

"đi hết rồi, về đi."

tim phương nhi như ngừng đập. ngay giây phút em lùi bước, giọng nói trầm đều kia lại vang lên. ngắn gọn, đủ ý nhưng cọc lóc. điều phương nhi sợ nay còn khiến em hoảng hơn, khi câu trả lời kia đúng với những gì em đang suy đoán. thậm chí, em còn chưa hỏi bất cứ điều gì, cứ như bị thọc một cái máy pha vào não vậy. ghét thật sự, thật sự rất ghét, phương nhi chưa từng nghĩ trên đời lại có một người mang năng lượng áp chế tâm lý mình đến thế. chỉ vì một câu nói, em đã như con sâu hoá kén, yên phăng, đến nổi tà áo còn chẳng thèm bay.

nhưng điều quan trọng và đáng lưu ý ở đây là, phương nhi vô tình đã trở thành phương-bị-bỏ-rơi-nhi.

có lẽ vì sự bất thường của em. người kia dừng hành động cất máy tính và vật dụng vào balo. phương nhi đứng thẳng thừng nơi góc cửa, giữ nét mặt ngờ nghệch, da dẻ nhạt nhòa.

bảo ngọc không bận tâm mấy. nhìn em chừa đầy một giây đã liền quay đi, tiếp tục việc thu dọn đồ đạc, mặc xác cái tượng trắng hồng đang hô hấp khó khăn bên cạnh cửa ra. dù cách cả dãi bàn rộng rãi, bảo ngọc vẫn đoán được chừng kẻ kia còn quên mất cả việc con người cần thở. khoảng dừng chết trân của phương nhi lâu hơn bảo ngọc nghĩ, và dần cảm thấy ngán ngẫm khi biết chắc phiền toái sắp đến với mình.

"c-cho em hỏi này... được không. có ai để lại túi hay gì đó không ạ."

rón rén quá mức cần thiết. bảo ngọc không hề biết là mình đáng sợ đến vậy. khoan đã nào, phương nhi, con bé này mắc hội chứng "thích làm quá" có phải không ? over ấy. nếu vậy thì tệ thật, vì đó luôn là những đứa rắc rối nhất mà chúa từng tạo ra.

bảo ngọc nghĩ, xui xẻo sắp sửa vận vào người mình. khi mà phương nhi quay lại căn phòng này với bộ dạng ngờ nghệch, tay không điện thoại, vai không mang túi, và đồ đạc còn sót lại ở đây cũng chỉ còn của mỗi bảo ngọc. tức là, con bé trắng hồng kia, có lẽ đã bị bỏ lại, một mình.

ai mang con bé đến đây nhỉ ? mà kệ thôi, cũng chẳng phải việc của bảo ngọc. trước hết là gom hết đóng đồ này, sau đó là về nhà, hít vài điếu cho khuây khỏa.

"thấy đó, hết rồi."

bảo ngọc trả lời sau khi dọn dẹp tất cả mọi thứ vào trong balo của mình và để lại một cái bàn rỗng tuếch. rõ chứ, phương nhi nhìn thấy rất rõ, không còn một thứ gì cả, hoàn toàn không. và giờ em bắt đầu cảm thấy lo sợ gấp bội rồi đây, đôi chân cũng đã khúm núm, mồ hôi li ti ứa ra trong lòng bàn tay. phương nhi chính thức bị bỏ lại, bỏ quên, bỏ rơi, hay thậm chí là bị vứt trong ngôi trường vắng hoe với một con người cao khều đáng sợ.

đây mới chính xác là màn trả đũa của lương linh. nhưng mà này, làm ơn đi, phương nhi đâu phải là người ném đũa. em không đáng phải chịu cảnh này, lương linh ác gì mà ác tận sương tủy, ít nhất cũng để lại điện thoải hay một ít tiền cho em đi chứ.

có một loạt câu nghi vấn đang xếp hàng dọc dành trong đầu phương nhi.

lương linh đi đâu rồi ?

làm sao em về nhà ?

có nên mượn điện thoại bảo ngọc hay không ?

có hay không ?

không, chắc chắn là không. vừa rồi em chỉ mới hỏi một câu thôi, mà trông mặt người ta đã căng như dây đàn. phương nhi không nghĩ mình có thể đối diện với vẻ mặt thiếu kiên nhẫn ấy được đâu. có khi em tắt thở mất, một hai giây là hẹo ngất luôn.

"tránh cửa ra nào."

đèn hành lang vừa đột ngột tắt nhẻm. khiến phương nhi giật thót rồi cả giọng nói mang âm độ địa ngục kia vang sát bên tai. phương nhi hoảng tận hai lần trong ba giây ngăn ngủi, em thấy mình như con ngốc thật sự. ngớ ngẩn đến mức không nhận ra cái đầu người kia lấp đi gấn hết ánh sáng chiếu đến thân hình mình. và cửa ra, bị chắn, bởi em.

hệ lụy là cả người phương nhi như miếng thịt đông trong tủ đá, cứng đờ lạnh hoe.

"sợ à ?"

"..."

em gật đầu, như cái cành lặt lìa sắp gãy đung đưa trước ngọn gió trên thân cây.

sợ cái hành lang heo hắt không một bóng người, không một ánh đèn, sợ không gian yên tĩnh vắng tanh. chỉ mới bảy giờ hơn, mà trường đã không còn dấu hiệu nào của sinh vật sống, phương nhi sợ nhất là ban đầu đi hai chân, đi được nửa đường lại có thêm hai chân khác.

sợ ma vẫn hơn sợ bảo ngọc. dù bảo ngọc có trông nghiện ngập, tệ nạn, hệt như kẻ sắp chết đi chăng nữa, thì ít ra vẫn là người, vẫn chưa có chết.

"cho em đi chung, được không-"

"tại sao ?"

"trường vắng với cả tối."

bảo ngọc kiệm lời đến mức khiến người khác phát điên lên được. ít nhất cũng trả lời một từ gì đó đi chứ, hay oke gì mà chả được ? cứ phải lẳng lặng tắt đèn trong phòng rồi chờ em đi chầm chậm như thế mới chịu cơ á.

tất cả là tại lương thùy linh. vì chị mà em phải đi cùng với kẻ lập dị này. trời thì tối, hang lang thì vắng lại còn dài. đi mãi mà chả ra đến sân. nếu lương thùy linh không bỏ em lại một mình, hay ít nhất là không mang đồ dùng của em theo thì phương nhi đã không phải bám víu người lạ như thế này. lương thùy linh vô tâm đến vậy là cùng, có thể là chị quên cũng có thể là chị cố tình quên, xác suất quên là 1 trên 100. ai mà biết lương linh hẹp hòi so đo thế chứ, chỉ là không bênh hùa thôi mà, có cần phải làm khổ em như này không. ác quá rồi, phương anh phải coi lại, phải chỉnh đốn lại lương linh. lần này phương nhi sẽ không bỏ qua đâu, em sẽ ăn vạ cho đến khi nào chị chịu xin lỗi em mới thôi.

"đi nhanh lên chút."

"òhhh."

chân dài. cái đồ chân dài. phương nhi đã cố vội nhất có thể rồi đấy, làm như em thèm ở cái trường này lắm vậy. một sải chân của người ta đã bằng hai bước chân của em, thì làm sao mà đi kịp. bất mãn quá đỗi nhưng lại chẳng thể làm gì khác, phương nhi cứ đành chán nản nhăn nhó bước vội theo sau.

người phía trước, bóng lưng cao thật. mang lại cảm giác rất vững vàng. thật tốt nếu chỉ có thể nhìn từ phía sau, phải chi lần đầu gặp nhau, phương nhi không phải hứng chịu tính cách bất cần cọc cằn của bảo ngọc, thì biết đâu ấn tượng của em về ngọc sẽ tốt hơn.

mà sao, bảo ngọc hay cọc cằn thế nhờ. người nghiện thường nóng nảy hay do bảo ngọc vốn đã luôn như thế.

chỉ một cái nhíu mày của bảo ngọc thôi, cũng được phương nhi quy vào hai chữ cọc cằn. nhưng không phải chỉ mỗi phương nhi thấy thế, vì hầu như tất cả những người nhìn thấy bảo ngọc đều có chung suy nghĩ này. mặt mày luôn toát ra vẻ vô tình vô cảm vô hồn, lầm lầm lì lì, luôn tách bản thân ra khỏi đám đông, tỏ ra ghét bỏ khi cảm thấy quá ồn ào và hơn hết trên người luôn mang theo một mùi lá thuốc đậm đặc.

không giống với mùi của các ông chú trung niên nghiện thuốc lá. không đến nỗi hôi hám chỉ là mùi cỏ khô, hơi nồng và luôn luôn phảng phất trên người.

đến giờ phương nhi vẫn không thể hiểu. sao bảo ngọc lại có thể làm bạn cùng đỗ hà, hay ngược lại, tại sao đỗ hà lại có thể làm bạn với bảo ngọc. một người là ánh sáng ban mai, một người là bóng tối dập dìu. chưa nói đến tính cách trái ngược hoàn toàn của họ, mà chỉ nhìn vào khoảng cách địa vị cũng đã khiến người khác phải thốt lên, bạn bè hả ? giữa một đứa mọt nghiện ngập cùng nàng hoa khôi tinh tú ? chắc chắn, đỗ hà tốt bụng rộng lượng và bảo ngọc vô cùng may mắn.

bảo ngọc giỏi, rất rất giỏi là đằng khác, nhưng đây là đỗ hà, đỗ thị hà, quá xa vời.

một cái tổ hợp kỳ dị, ít ai biết.

với cả, đỗ hà chịu được mùi nghiện của bảo ngọc sao. nếu phương nhi không lầm thì đỗ hà luôn có vấn đề với các loại mùi đặc trưng. đến nỗi từng có một bà chị gái xấu số phải nhúng cả người mình dưới hồ bơi hơn một tiết học giữa trời đông cuối tháng 12, chỉ vì tiết học bơi hôm đó quá nhàm chán và hương nước hoa nồng nặc trên người bà chị đó đã vô tình lọt vào khứu giác đỗ hà, sau tiếng hắt hơi chưa quá ba giây là tiếng nước văng tung toé, bộ áo quần đồng phục ướt đẫm và mái tóc nâu bết dính vào khuôn mặt lấm lem tái nhợt. hôm đó lạnh lắm, phương nhi nhớ thế, mặc hoodie dày cộm vẫn rét cực, em đã ăn hai bát súp cua vào bữa trưa khi nghe mọi người bàn tán về chuyện trừng phạt ở hồ bơi, chỉ để sưởi ấm bụng, chứ không phải vì già chuyện đâu đấy. cũng chỉ là nghe kể lại, nên phương nhi chẳng nhớ chi tiết bà chị xấu số đó đã tự phạt mình bên dưới hồ bơi hay đã bị lũ trai cuồng nhiệt của đỗ hà ép buộc giam mình bên dưới.

chung quy đều xuất phát từ đỗ hà. khó nhỉ, khó khăn, khó chiều.

"chú."

bảo ngọc gọi với vào, người đàn ông trung niên tóc còn xanh phao, ngồi trên bàn gỗ trước màn hình camera xám trắng, nhăn mày liếc mắt nhìn cả hai. chậm chạp trong trạng thái bực tức, ông ấy bước ra khỏi buồng bảo vệ, móc sâu chìa khoá kẹp nơi đai quần, sau tiếng bong là một tiếng roẹt kéo dài. cửa mở, cả hai bước vội ra bên ngoài, lấm mấm phía sau tiếng càu nhàu rủa xả. còn chưa đến giờ khoá cổng đâu, ông ấy việc gì phải hạnh hoẹ như thế, do cả hai đều không mang xe đến trường thôi, nếu không cũng đách thèm đi qua cái cổng chính này đâu. chú bảo vệ bên dưới hầm xe đáng yêu lắm, chú ấy chưa bao giờ tỏ ra cáu kỉnh hay buông lời than vãn bao giờ. vì chẳng qua chú ấy hiểu, đó là trách nhiệm của mình, làm công ăn lương. ai lại đi mắng thầm người khác vì những chuyện như thế, đúng như lời kiều loan nói, cái trường này chỉ giỏi ở khoảng thượng đẳng, từ cô lao công cho đến chú bảo vệ, từ sinh viên cho đến giảng viên, không ai thua ai.

"nè, đừng đi trước, em sợ."

phương nhi níu kéo, khi bảo ngọc có ý định xoay người bước đi.

"việc tui à ?"

chết chưa. phương nhi không hề lường trước được, sẽ có người từ chối em một cách phũ phàng như thế này. dù đó có là bảo ngọc nổi tiếng khép kính đi chăng nữa, thì phương nhi vẫn còn lạ lắm, điều này đối với em thật sự rất khó chấp nhận.

là do em chưa đủ đáng yêu. hay do bảo ngọc vô cảm.

"không, nhưng mà, coi như em năn nỉ đi, đợi em có taxi rồi hẵn đi được không ?"

"muộn xe bus của tui ai đền ?"

phương nhi hiểu ra vấn đề và im bặt đi vì ngạc nhiên. bảo ngọc, trước giờ đi học, bằng xe bus, tin tức không quá lạ lùng vì đó là bảo ngọc - người vốn nổi tiếng kỳ quái. nhưng vẫn khá ngộ nghĩnh vì đó thật sự là bảo ngọc. người như bảo ngọc sao lại đi xe bus, ồn, chật, đông và siêu siêu ngộp. nghe bảo nhà ngọc giàu lắm, ai cũng đồn nhau thế, làm gì có chuyện vì tiết kiệm đến nổi phải đi xe công cộng.

chắc hẳn bảo ngọc cảm thấy em phiền hà lắm. phương nhi cũng tự biết điều đó, nhưng thật sự là hết cách. một là bám víu lấy bảo ngọc, hai là bị lũ côn đồ uất ơ vây quấy. phương nhi đương nhiên sợ lũ người vừa bạo lực vừa biến thái, hơn là kẻ mặt đen, lầm lì ít nói này rồi.

"vậy... cho em đi xe bus cùng cũng được nữa."

"tùy."

nhận ra cái cau mày đậm lè trên trán bảo ngọc giãn dần. lòng dạ phương nhi như trút được cả bao đá.

"đứng đây một mình gặp xì ke lại khổ."

"ach-"

chúa ơi, suýt thì con không nhịn nổi cười rồi thì cũng sẽ lên gặp người luôn mất. bây giờ phương nhi mới biết bảo ngọc có khiếu hài hước dữ dội. xì ke ở đây chắc chỉ có mình bảo ngọc. bản thân là một bụi cần di động hình người mà nhìn đâu cũng thấy ống chích.

phương nhi đánh giá thế thôi. chứ vẫn biết ơn bảo ngọc lắm. như lương thùy linh thì chỉ có bỏ, bỏ em á.

bảo ngọc vậy mà cũng tốt, dù hơi miễn cưỡng cho em đi theo, nhưng ít nhất vẫn có chút ý tứ quan tâm cho người lạ không quen này. ai mà như lương thùy linh, lương thùy linh chết bầm, lương thùy linh chết dở.

vậy chứ, sợ thì vẫn sợ. đột ngột từ tảng băng đen lấp loé vài viên đá trắng kiểu này cứ phải dè chừng. phương anh bảo người tốt hiếm lắm, nhất là mấy đứa nghiện, thấy nó tốt được một chút thì đó chính là điềm báo, phải né ra càng xa càng yên thân. nói là thế, nhưng bây giờ có né bảo ngọc thì chắc phải gặp một chục thằng biến thái khác mất, đi cùng bảo ngọc lúc này là ổn cho em nhất, lũ nghiện nếu có muốn cướp hay giết chắc cũng sẽ tránh đồng môn.

"vậy là giờ đi ra trạm hả ?"

"ừm, mà tui phải đi ăn cái đã. có ăn luôn không ?"

"ăn, em cũng đói"

"đi bộ từ đây ra trạm có cái quán, ghé vô ăn."

"có ngon kh-"

"ngon."

phương nhi kén ăn quá. lần trước đi ăn cùng, hình như cũng thế. chân gà chỉ ăn phần trên, không ăn phần lòng bàn, bát phở cũng chỉ ăn viên, tái nạm miễn. mẫu con gái yểu điệu điển hình, được chiều chuộng, được chăm bỏng, không lười nhưng hầu hết việc nhà đều không biết làm, luôn mang suy nghĩ mình sẽ được phục vụ, ngại khổ.

bản tính tiểu thư.

đỗ hà, cũng tiểu thư, ở một kiểu khác.

đỗ hà đâu cần được cung phụng, đỗ hà chỉ đơn giản là luôn được cung phụng, mặc định.

nhìn là biết, phương nhi không phải kiểu người có thể điềm tĩnh hay yên lặng quá lâu. nhưng, nhìn là biết, lúc này, có chút khác. bảo ngọc không mong do mình, nhưng có vẻ bảo ngọc đã nhận ra nguyên nhân chính của sự ôn hoà hiếm có này chính là là mình. thế cũng tốt, đỡ phiền hơn biết bao.

đường tắt đến trạm xe buýt, là đi qua con hẻm nhỏ cạnh hông trường. lối ngỏ không có nhiều hàng quán, buổi sáng cũng chẳng mấy đông đúc, tối về lại càng vắng vẻ hơn. có được vài quán ăn nhỏ lâu năm, theo khẩu vị bảo ngọc thì gọi là ngon miệng. bảo ngọc không thường đi ra ngoài lang tang, có biết được cũng chỉ qua những lần đỗ hà kéo đến, sau mấy hôm cả hai mượn phòng trường, học thêm muộn giờ. đôi lúc đỗ hà lại như thế, cuốn cuồng với việc học, chỉ vài ngày thôi, nhưng cứ duy trì vài tháng một lần.

nhìn sang bên cạnh, người nọ càng đi rút ngắn khoảng cách đôi bên. lạnh à, hay sợ. bảo ngọc không vấn đề gì, chỉ cần không bị chạm vào người nhau là được.

và, một giây sau đó nó đã trở thành không được.

"đừng lấn nữa, hết đường rồi."

"em xin lỗi, nhưng mà đi xa bị sợ."

có một bé sóc hồng, giật nảy khỏi tản đá lạnh toát gồ ghề.

"đường sáng như này còn sợ."

"sáng ? có sáng hả ?"

"như này đã là sáng lắm rồi."

trong tầm mắt phương nhi là một rừng trời u ám. không đèn đường, không đèn dân. ánh sáng lắp loé lúc này chỉ đến từ ngọn đèn hắt hiu ở phía xa rọi xuống mặt đường. mới tám giờ tối, cũng đâu muộn đến thế, lẽ ra phải có nhiều hơn một ngôi nhà còn thức giấc. khu này lạ thật.

"dân ở đây họ làm cùng một công ty, ca tối là 10h nên tầm này chưa ai về nhà đâu."

chưa để em thắc mắc lâu. bảo ngọc đã giải đáp nó, có thể hiểu, đây là một khu dân cư phức hợp, do một tổ chức tư bản xây dựng nên - mà ở đây chính là công ty họ ký kết và đương nhiên bản hợp đồng đó có thể lên đến vài chục năm. bảo ngọc có vẻ cũng là người tinh ý, xem xét suy nghĩ của người khác là một loại bằng chứng tiêu biểu. nhưng kiểu tinh ý này gây ra cảm xúc vô cùng khó chịu cho đối phương. phương nhi không phải cuốn sách cơ bản của bọn tiểu học, mà bảo ngọc cứ mở từng trang rồi lại từng trang, đọc sạch, đọc hết, trong vài giây. não phương nhi hiện tại đang không ngừng gào thét.

em muốn về nhà. ngay-lặp-tức.

đến đoạn đường sáng đèn, bước chân bảo ngọc dần chậm lại, rồi rẻ hướng phải, cuối thấp người chui tuột vào bên trong quán ăn nhỏ. ọp ẹp, thấp bên dưới vệ đường, nằm kẹp bẹp dí giữa hai căn nhà cao tầng. phương nhi còn chẳng biết đây là một quán ăn, nếu nó không để biển sắt nền trắng sơn chữ đỏ hủ tiểu 20k đã phai ra cam hồng, kèm theo một chiếc đèn dây cũ kĩ được quấn tạm bợ phía trên.

có vẻ đây là quán ăn duy nhất còn sáng đèn ở góc đường này.

phương nhi hệt như một chú cún nhỏ, quặp đuôi, ríu rít tuồng theo sau chủ. bên trong sáng sủa hơn phương nhi nghỉ, bàn ghế tất cả đều là gỗ nâu, sạch sẽ gọn gàng hơn mặt tiền vừa rồi. mùi thơm từ nồi súp nghi ngút khối nơi gian bếp hẹp đầu quán, phả dần đến chiếc bụng cồn cào của phương nhi.

mà sao, không có ai hết vậy.

"ăn gì ?" - bảo ngọc

"có menu không ?" - phương nhi.

"hoành thánh, mì hoành thánh, bánh canh, hủ tiếu, hủ tiếu khô." - bảo ngọc.

bé sóc trố mắt nhìn tản đá.

"menu tự nhớ vậy á." - phương nhi.

"ờ, ít món mà." - bảo ngọc.

"vậy, em hoành thánh" - phương nhi.

"hành không ?" - bảo ngọc.

"à không hành." - phương nhi.

"ông ơi." - bảo ngọc.

"uồyyyyy, ra ngay"

quãng giọng ồm ồm phát ra từ bên trong to thật to, rồi từ từ bóng hình ông chú gầy còm cao cao bước ra khỏi khuôn nhà trong, tay bê hai bát lòng bốc khói, khăn vắt trên vai, hông đeo tạp dề nâu, với bộ dáng hớt hãi.

"ông cho con một bát bánh canh ít nước với một bát hoành thánh không hành." - bảo ngọc.

"ờ hai đứa ngồi đi."

quán khá bé, đếm sơ qua chỉ được sáu bàn, ngồi đối diện bảo ngọc, trong một góc nhỏ. phương nhi bẽn lẽn lau chùi muỗng đũa, như trả chút công cho bữa ăn hôm nay, dù ngày mai em sẽ ngay lặp tức tìm đến bảo ngọc để trả lại đủ tiền bát hoành thánh này. nhưng em vẫn ngại lắm, vẫn phải tử tế với người bao mình ăn trước đã.

đêm nay hơi lạnh, không khí lại âm ẩm, gần vào hè thời tiết bắt đầu chuyển mình sang một tư thế rất ư là khó chịu. đi bộ cả đoạn đường hơn tám phút, phương nhi bị cơn đói cào bụng và cái mệt mỏi nhừ nơi bắp chân yếu ớt kéo căng cơ. bánh canh và hoành thánh được bê ra, nóng bừng, nước óng ánh trông veo. hoành thánh không vàng ươm như những nơi khác, nó mang màu trắng ngà, úng ính nhân thịt săn săn. phương nhi cần nạp năng lượng, bát hoàng thánh cứ thế trôi tuột vào bụng một đứa kén ăn.

ngon quá, siêu ngon.

tâm trạng vì đồ ăn hợp khẩu vị cũng trở nên tốt hơn. cũng không phải lần đâu em đi ăn cùng bảo ngọc, đã là lần thứ hai rồi, và phương nhi mong rằng đây sẽ là lần cuối cùng. dù phải công nhận một điều, bảo ngọc biết đến mấy chỗ tuy ít người nhưng ăn ngon thật, cả hai lần đi ăn cùng ngọc, phương nhi đều trong tình trạng vừa sợ vừa đói, vừa muốn từ chối, vừa nhát cáy không dám thưa. và, cả hai lần, em đều ăn rất ngon miệng, trong trạng thái không mấy thoải mái.

ăn xong thì lại tiếp tục chuyên mục đi bộ. đoạn đường lúc này gần hơn, cũng đi nhanh hơn và ít mệt hơn. phương nhi sau khi ăn no cũng đã thôi rón rén, cứ thong dong bước ngang theo nhịp độ của người bên cạnh.

trạm xe vắng vẻ, hai dãi ghế không một ai ngồi vào. bảo ngọc xem đồng hồ hiển thị trên tay, rồi đứng ngay ngắn ngay tại nơi dừng chân, phương nhi định đặt mông lên ghế, thấy người nọ đứng sừng sững lại ngại ngần đứng lên theo. giờ phương nhi mới để ý, bảo ngọc rất hay đeo phụ kiện, mấy loại vòng tay dây chuyền vintage mang đậm chất riêng. phương nhi ít khi thấy xuất hiện đồng hồ trên tay bảo ngọc, cơ mà hôm nay lại có, trông xinh, đồng hồ da dáng nữ màu nâu, có lẽ là quà được tặng, vì trông nó rất đắt tiền, tính cách bảo ngọc theo đánh giá của phương nhi có phần kém xa xỉ. nói thế, không phải vì phương nhi thường hay dòm ngó bảo ngọc, mà chủ yếu là do người kia quá mức đặc sắc để phải khiến người khác đặt sự chú ý vào. phong cách ăn mặc của bảo ngọc có thể nói là đẹp, đẹp theo một kiểu cách riêng, phương nhi đoán người nọ ít thường chăm chút vào vẻ bề ngoài, và có thể mỗi sáng thức dậy, bảo ngọc chỉ việc mở tủ quần áo, vơ bừa một bộ đồ, thay vào rồi thẳng bước đến trường. nhưng những bôn quần áo bảo ngọc diện vẫn rất xinh đẹp, là vì tủ đồ của bảo ngọc chỉ toàn những loại vừa tốt vừa đẹp, dù có lấy bừa ra, hay mix tạp vào nhau thì nó vẫn sẽ đẹp. là kiểu mori pha chút grunge, màu sắc nhẹ nhàng, đa số sẽ trầm, chưa bao giờ phương nhi thấy được một bảo ngọc loè loẹt, chưa bao giờ và có lẽ cũng sẽ không bao giờ.

phương nhi biết rõ bảo ngọc hoàn toàn trái ngược với em. nên việc ngọc chấp chứa một đứa barbie girl như này là điều rất khó tin, phương nhi có nên cảm thấy may mắn ?

xe bus đến, nhanh thật, bảo ngọc canh giờ chuẩn đến mức ảo diệu, dù mỗi chuyến chỉ cách nhau đúng 5' nhưng bảo ngọc đã không để cả hai phải đợi dù chỉ là 30 giây. mỗi người 3 ngàn, tổng là sáu ngàn, giá dành cho sinh viên. bảo ngọc ngồi cạnh cửa sổ, phương nhi lạ lẫm bám theo ngồi cạnh một bên.

đoạn đường chỉ đâu đó 15', xe tăng tốc được hai ba phút đầu, tinh thần phương nhi đã có dấu hiệu của sự choáng váng. xe lắc lư, và em cũng lắc lư.

"ổn không vậy ?"

bảo ngọc hỏi, khi trông thấy người bên cạnh qua lớp cửa kính, mặt mày nhắn nhó chịu đựng. vô dụng quá mức, đỗ hà còn đi được xe bus đấy, kể cả hàng cuối. phương nhi trông quậy thế mà yếu.

"e-m oke."

"đừng có nôn đấy."

"đâu đến nổi. em chỉ, hơi choáng do không quen thôi."

"ăn vô đi."

lòng bàn tay được vùi vào một viên kẹo ổi xanh. phương nhi nắm chặt trong tay, ngờ nghệch ba giây, định hình vấn đề. bảo ngọc quá lạ lùng đi, lạ lùng một cách đáng yêu, chắc thế, một chút đáng yêu.

mùi ổi lan dần trong khoan miệng, thơm lừng, át cơn buồn nôn đang trực trào nơi dạ dày. người như bảo ngọc mà cũng ăn kẹo, mà phải rồi, người nghiện thuốc lá như bảo ngọc chắc phải thường xuyên ăn kẹo. đặc biệt nhờ, bảo ngọc hút nhiều thế mà không vươn khói thuốc, mùi lá khô đúng nghĩa chẳng quá khó ngửi.

may thật, vì phương nhi ghét nhất là khói thuốc.

rồi thế là lại im bặt, bảo ngọc ngồi đó cũng chẳng làm gì, điện thoại không bấm, cứ im lìm mà cục mịch. phương nhi choáng, ngửi được mùi lá khô vay thoang thoảng xung quanh, em lại càng choáng, rõ là chẳng hề khó ngửi đến thế, chắc do chưa thể quen, quá tệ nạn chẳng hạn.

phương nhi bây giờ chỉ có niệm thần chú, mau về nhà, mau đến nhà, mau dừng xe, cho em xuống, nôn mất thôi.

có một điều phương nhi quên rằng. nhà phương anh không nằm ngoài mặt tiền, tức khi em xuống xe, phải cước bộ vào trong thêm một đoạn khá xa, là xa đối với người ít tản bộ.

thế mà, bảo ngọc đã không bỏ em một mình. ngọc cứ thế, bước xuống cùng em, đi cùng em, mà không nói bất cứ lời nào. phương nhi còn nghĩ, mình phiền lắm, người ta chỉ muốn trút mình ra càng sớm càng tốt thôi. đâu biết người ta, có mặt tử tế đến thế, phương nhi đang cảm thấy rất cảm kích đối với bảo ngọc, trong lòng thôi, nhưng là siêu siêu cảm kích đó.

"em gọi, là ngọc được không ?"

bất giác thôi. vì phương nhi có lẽ đã bớt đi chút ác cảm đối với bảo ngọc, em muốn cởi mở hơn, và em mong bảo ngọc cũng thế. mà, bảo ngọc có phải người khó tính không nhỉ ? đề nghị vừa rồi của em có quá phận hay không ? có phiền người ta quá rồi không ?

"ờ, tùy à."

"hửm dễ dãi quá vậy."

"trao đổi thôi, để tui gọi lại là nhi. nói tổng tổng hoài cũng gượng."

"ỏ bộ định nói với em dài dài à, mà sợ gượng."

"không, chắc đây là lần cuối đấy. về đây."

sóc hồng bắt đầu biết trêu chọc tản đá. nhưng, sóc hồng quên mất một điều, tản đá có màu xám, và sóc hồng có màu hồng.

"ơ gì, chưa đến nhà em đâu, còn xa tít ở kia."

"đoạn này đông người rồi. tui còn phải về."

"vậy... ngọc về đi. mai em mang tiền sang lớp ngọc trả."

đáp em bằng một cái gật đầu, rồi ngoảnh mặt quay đi. phương nhi mãi nhìn theo bóng lưng người nọ, nhìn mãi nhìn mãi, đến lạnh sóng lưng, sởn cả da.

cơ mà, có lẽ bảo ngọc không đáng sợ như em vốn đã mường tượng. nhưng mùi thảo dược vẫn khiến mũi em nghẹt cứng, không quá bài xích, chỉ là không thích mấy.

phương nhi vừa hoàn thành hành trình về nhà vào tối muộn, nhờ sự giúp đỡ của sự đáng sợ một mét tám sáu.

bảo ngọc vừa thoát khỏi nỗi phiền phức một mét bảy mươi, đã đeo bám và ngốn gần hết thời gian cả buổi tối của mình.































Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro