end3
Trong tiến trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta, Đại hội lần thứ VI của Đảng đánh dấu một bước chuyển hướng và đổi mới quan trọng trong sự ãnh đạo của Đảng trên mọi lĩnh vực. Trong lĩnh vực kinh tế, đó là chuyển hướng về bố trí cơ cấu kinh tế, cơ cấu đầu tư, đổi mới các chính sách kinh tế và cơ chế quản lí, nhằm khai thác mọi tiềm năng của đất nước, giải phóng năng lực sản xuất, tăng nhanh sản phẩm xã hội, ổn định và cải thiện đời sống nhân dân.
II. Thực hiện đường lối đổi mới, tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước (1986 - 2006)
1. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (tháng 12-1986) và thực hiện kế hoạch nhà nước 5 năm (1986-1990)
Lúc này, đất nước đã thống nhất, nhưng vẫn đứng trước muôn vàn khó khăn. Đó là hai cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam và biên giới phía bắc, Mỹ và các nước tư bản bao vây, cấm vận, cô lập Việt Nam. Chúng ta đã xây dựng CNXH với một điểm xuất phát thấp, hậu quả nặng nề của chiến tranh chưa được khắc phục. Cùng lúc đó, ta lại mắc phải sai lầm chủ quan duy ý chí, vi phạm quy luật khách quan, nóng vội trong cải tạo xã hội chủ nghĩa, xóa bỏ các thành phần kinh tế phi xã hội chủ nghĩa, chỉ chú trọng công hữu hóa tư liệu sản xuất. Hậu quả là người lao động bị kìm hãm, sức lao động không được phát triển, kinh tế phát triển chậm, sản xuất trì trệ, khủng hoảng trầm trọng.
Tình hình các nước xã hội chủ nghĩa cũng có nhiều khó khăn và đứng trước yêu cầu khách quan phải cải tổ, cải cách.Thực tiễn đó đòi hỏi Đảng ta phải có những bước đi mới.
a) Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng
Đại hội họp từ ngày 15 đến ngày 18-12-1986 tại Hà Nội (Đại hội nội bộ từ ngày 05 đến ngày 14-12-1986). Dự Đại hội có 1.129 đại biểu thay mặt cho gần 1,9 triệu đảng viên cả nước và 32 đoàn đại biểu của các đảng và tổ chức quốc tế.
Đại hội VI của Đảng diễn ra trong bối cảnh sai lầm của đợt tổng cải cách giá - lương - tiền cuối năm 1985 làm cho kinh tế nước ta càng trở nên khó khăn (tháng 12-1986, giá bán lẻ hàng hoá tăng 845,3%). Chúng ta không thực hiện được mục tiêu đề ra là cơ bản ổn định tình hình kinh tế - xã hội, ổn định đời sống nhân dân. Số người bị thiếu đói tăng, bội chi lớn. Nền kinh tế nước ta lâm vào khủng hoảng trầm trọng. Tình hình này làm cho trong Đảng và ngoài xã hội có nhiều ý kiến tranh luận sôi nổi, xoay quanh thực trạng của ba vấn đề lớn: cơ cấu sản xuất; cải tạo xã hội chủ nghĩa; cơ chế quản lý kinh tế. Thực tế tình hình đặt ra một yêu cầu khách quan có tính sống còn đối với sự nghiệp cách mạng là phải xoay chuyển được tình thế, tạo ra sự chuyển biến có ý nghĩa quyết định trên con đường đi lên và như vậy phải đổi mới tư duy.
Trong những khó khăn chung, đã xuất hiện những nhân tố tích cực mới. Qua thử nghiệm, tìm tòi, ở một số ngành, địa phương và cơ sở đã nảy nở những mô hình sản xuất, kinh doanh có hiệu quả, khai thác các khả năng để phát triển sản xuất, khắc phục khó khăn trong đời sống. Trình độ của đông đảo cán bộ về nhận thức và vận dụng các chủ trương, chính sách của Đảng, nắm bắt và đi sâu vào thực tiễn được nâng lên. Hàng trăm công trình lớn, nhiều công trình vừa và nhỏ được xây dựng trong thời gian qua, tuy có những mặt chưa hợp lí, song là những cơ sở vật chất – kỹ thuật rất quan trọng.
Với tinh thần nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thực, nói rõ sự thật, Đại hội đã đánh giá đúng mức những thành tựu đạt được sau 10 năm xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đi sâu phân tích những tồn tại và nghiêm khắc tự phê bình những sai lầm, khuyết điểm trong lãnh đạo và chỉ đạo của Đảng trong 10 năm (1976-1986).
Đại hội khẳng định quyết tâm đổi mới công tác lãnh đạo của Đảng theo tinh thần cách mạng và khoa học và đánh giá cao quá trình dân chủ hóa sinh hoạt chính trị của Đảng và nhân dân ta trong thời gian chuẩn bị và tiến hành Đại hội.
Đại hội đã đánh giá những thành tựu, những khó khăn của đất nước do cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội tạo ra, những sai lầm kéo dài của Đảng về chủ trương, chính sách lớn, về chỉ đạo chiến lược và tổ chức thực hiện khuynh hướng tư tưởng chủ yếu của những sai lầm đó, đặc biệt là sai lầm về kinh tế là bệnh chủ quan duy ý chí, lối suy nghĩ về hành động đơn giản, nóng vội chạy theo nguyện vọng chủ quan, là khuynh hướng buông lỏng trong quản lý kinh tế, xã hội, không chấp hành nghiêm chỉnh đường lối và nguyên tắc của Đảng đó là tư tưởng vừa tả khuynh vừa hữu khuynh. Việc nhìn nhận, đánh giá tình hình cụ thể về các mặt kinh tế, xã hội của đất nước đã có nhiều thiếu sót. Do vậy đã dẫn đến nhiều sai lầm “trong việc xác định mục tiêu và bước đi về xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật, cải tạo xã hội chủ nghĩa và quản lý kinh tế”. Đại hội thẳng thắn cho rằng: “Những sai lầm nói trên là những sai lầm nghiêm trọng và kéo dài về chủ trương, chính sách lớn, sai lầm về chỉ đạo chiến lược và tổ chức thực hiện”, đặc biệt là bệnh chủ quan duy ý chí, lạc hậu về nhận thức lý luận.
Báo cáo chính trị tổng kết thành bốn bài học kinh nghiệm lớn:
Một là, trong toàn bộ hoạt động của mình, Đảng phải quán triệt tư tưởng “lấy dân làm gốc”.
Hai là, Đảng phải luôn luôn xuất phát từ thực tế, tôn trọng và hành động theo quy luật khách quan.
Ba là, phải biết kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong điều kiện mới.
Bốn là, chăm lo xây dựng Đảng ngang tầm với một đảng cầm quyền lãnh đạo nhân dân tiến hành cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Trên cơ sở phân tích, đánh giá tình hình đất nước, tự phê bình về những sai lầm khuyết điểm, đổi mới tư lý luận trải qua nhiều tìm tòi, khảo nghiệm từ thực tiễn, Đại hội đề ra đường lối đổi mới.
1- Trước hết là đổi mới cơ cấu kinh tế có chính sách sử dụng đúng đăn cá thành phần kinh tế , xđịnh nền kt có nhiều thành phần là mộ đạc trung của thời kỳ quá độ.
Với các thành phần kinh tế xã hội chủ nghĩa, Đại hội chỉ rõ, quan trọng nhất là củng cố và phát triển kinh tế XHCN, trước hết là làm cho kinh tế quốc doanh thật sự giữ vai trò chủ đạo, chi phối được các thành phần kinh tế khác. Đại hội VI đã đưa ra quan điểm mới về cải tạo xã hội chủ nghĩa dựa trên 3 nguyên tắc: Nhất thiết phải theo quy luật về sự phù hợp giữa quan hệ sản xuất với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất để xác định bước đi và hình thức thích hợp. Phải xuất phát từ thực tế của nước ta và là sự vận dụng quan điểm của Lênin coi nền kinh tế có cơ cấu nhiều thành phần là một đặc trưng của thời kỳ quá độ. Trong công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa phải xây dựng quan hệ sản xuất mới trên cả 3 mặt xây dựng chế độ công hữu về tư liệu sản xuất, chế độ quản lý và chế độ phân phối xã hội chủ nghĩa.
Đại hội đã đề ra phương hướng nhiệm vụ xây dựng và củng cố quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa, sử dụng và cải tạo các thành phần kinh tế xã hội chủ nghĩa; thành phần kinh tế phi xã hội chủ nghĩa; kinh tế tư bản tư nhân; kinh tế tự nhiên, tự cấp, tự túc
Đại hội xác định phải “Tập trung sức phát triển nông nghiệp, coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, đưa nông nghiệp một bước tiến lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa”; công nghiệp nặng thì “phải nhằm phục vụ các mục tiêu kinh tế, quốc phòng trong chặng đường đầu tiên, và theo khả năng thực tế, chuẩn bị tiền đề cho sự phát triển kinh tế trong chặng đường tiếp theo”…
- Thực hiện ba chương trình kinh tế bao gồm chương trình lương thực, thực phẩm; chương trình hàng tiêu dùng; chương trình hàng xuất khẩu. Chương trình lương thực thực phẩm phát triển theo hướng đẩy mạnh thâm canh tăng vụ và mở rộng diện tích cây lúa ở những nơi có điều kiện, phấn đấu tăng diện tích ruộng đất sử dụng của cả nước. Ở những nơi có điều kiện phải thực hiện khai hoang, mở rộng thêm diện tích trồng trọt; phải coi trọng cả lúa và màu; đẩy mạnh phát triển chăn nuôi, tăng đàn gia súc, gia cầm, áp dụng rộng rãi mô hình VAC để nâng cao hiệu quả sản xuất… Chương trình hàng tiêu dùng thì chú trọng tăng cường sản xuất hàng tiêu dùng về số lượng, chủng loại để đáp ứng nhu cầu đa dạng của xã hội; tập trung giải quyết vấn đề nguyên liệu, tận lực khai thác các nguồn nguyên liệu trong nước, đồng thời ưu tiên dành ngoại tệ để nhập khẩu những nguyên liệu cần thiết. Phải đổi mới cơ chế và chính sách để thu hút lực lượng tiểu, thủ công nghiệp và các lực lượng khác tham gia làm hàng tiêu dùng. Về chương trình hàng xuất khẩu “tạo được một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực; đạt kim ngạch xuất khẩu đáp ứng được phần lớn nhu cầu nhập khẩu vật tư, máy móc, phụ tùng và những hàng hóa cần thiết”.
2 – Đổi mới cơ chế quản lý : xoá cchees tt quan liêu bcaasp, cơ chế này đã kìm hãm sức sx xoá ddoongjj lực ptrieern, quan hệ hang hoá tiền tê, hiệu quả ktees, bmasy cồng kềnh, cán bộ quản lý trì trệ, Cơ chê s mới chú trọng hạch toán kinh doanh, hiệu quả ktees, chú trọng tính KH, áp dụng dúng đăn quan hệ hàng tiền, cung cầu, Nền kt phải được quản lý bằng các pphap kt la chủ yếu. menh lenh hchinh, Thuc chất dây là cơ chế kh hoá theo phuong thuc hach toán kd xhcn
3 . Đm hoạt động kinh tế đối ngoại, trên cơ sở m rộng và nâng cao hiệu quả kt đngoại
. Trên lĩnh vực đối ngoại nhiệm vụ của Đảng và Nhà nước ta là ra sức kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, tăng cường quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện với Liên Xô và các nước trong cộng đồng xã hội chủ nghĩa, tranh thủ điều kiện quốc tế thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc, … phát triển KH Kthuaatj, ccoong nghiệp hoá ….chính sách khuyến khích nước ngoài đầu tư, nhất là các ngành kỹ thuật cao, lafm hanfg XK. .. thu huta kiều bào….
4. ĐM tăng cường nâng cao hiệu quả qản lý của NN:
Để thuc hieenjc cơ chế qlys mới , phải caricash bô máy cơ quan nnc. Cung cô bộ máy từ tw đến ddf,..thành hệ thống thống nhất, phân chúc nagn nhiêm vụ qh, theo ngtact tâp trung dchur, phân biệt chức nang quản lý KT với quản lý hành chính, kết hợp quản lý theo ngành với qlys theo ddfuong, vùng lãnh thỗ phù hợp đ điểm kt xh.
5. đổi mới tư duy lý luận và phong cách lãnh đạo của đảng: dduong lói đm duoc xđịnh treenn cơ sở đôi mơi tư duy lý luận, nhận thức rõ hơn về CNxh và thời kỳ quá độ để vận dụng phù hợp với thực tiễn VN. Nhận thức rõ những đạc trung, quy luaatj khách quan trong thời kỳ quá độ, ..quan liệu, xa rồi thực tế, duy ý chí, gắn bó với dân, laawy dân làm gốc. Cơ chế Đảng lãnh đạo, nhân dân làm chủ, Nhà nước quản lý đã được Đại hội lần thứ VI xác định là “cơ chế chung trong quản lý toàn bộ xã hội”. Phương thức vận động quần chúng phải được đổi mới theo khẩu hiệu: Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra. Đó là nền nếp hàng ngày của xã hội mới, thể hiện chế độ nhân dân lao động tự quản lý nhà nước của mình.
Mục tiêu cụ thể về kinh tế - xã hội cho những năm còn lại của chặng đường đầu tiên là:
- Sản xuất đủ tiêu dùng và có tích luỹ.
- Bước đầu tạo ra một cơ cấu kinh tế hợp lý, trong đó đặc biệt chú trọng ba ch-ương trình kinh tế lớn là lương thực - thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu, coi đó là sự cụ thể hóa nội dung công nghiệp hoá trong chặng đường đầu của thời kỳ quá độ. Làm cho thành phần kinh tế xã hội chủ nghĩa giữ vai trò chi phối, sử dụng mọi khả năng của các thành phần kinh tế khác trong sự liên kết chặt chẽ, dưới sự chỉ đạo của thành phần kinh tế xã hội chủ nghĩa. Tiến hành cải tạo xã hội chủ nghĩa theo nguyên tắc phát triển sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế và tăng thu nhập cho người lao động.
- Xây dựng và hoàn thiện một bước quan hệ sản xuất mới phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.
- Tạo ra chuyển biến về mặt xã hội, việc làm, công bằng xã hội, chống tiêu cực, mở rộng dân chủ, giữ kỷ cương phép nước.
- Bảo đảm nhu cầu củng cố quốc phòng và an ninh.
Đại hội nêu lên 5 phương hướng cơ bản của chính sách kinh tế - xã hội:
- Bố trí lại cơ cấu sản xuất, điều chỉnh cơ cấu đầu tư.
- Xây dựng và củng cố quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa, sử dụng và cải tạo đúng đắn các thành phần kinh tế. Coi nền kinh tế có nhiều thành phần là một đặc trưng của thời kỳ quá độ
- Đổi mới cơ chế quản lý kinh tế. , dứt khoát xoá bỏ cơ chế quản lý tập trung quan liêu, bao cấp, chuyển sang cơ chế kế hoạch hoá theo phương thức hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa
- Phát huy mạnh mẽ động lực của khoa học kỹ thuật.
- Mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại.
Trong hệ thống các giải pháp, Đại hội nhấn mạnh phải tập trung sức lực vào việc thực hiện được ba chương trình, mục tiêu: 1. Lương thực - thực phẩm; 2. Hàng tiêu dùng; 3. Hàng xuất khẩu. Đây là sự cụ thể hoá nội dung chính của công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa trong chặng đường đầu tiên của thời kỳ quá độ.
Trong quá trình XD CNXH, đảng cũng phạm không ít những sai lầm khuyết điểm mà ĐH VI của Đảng đã chỉ ra : “Những sai lầm nghiêm trọng kéo dài về chủ trương, chính sách lớn, sai lầm về chỉ đạo chiến lược và tổ chức thực hiện”. Nguyên nhân những sai lầm và khuyết điểm trong lãnh đạo kinh tế, XH bắt nguồn từ những khuyết điểm trong hoạt động tư tưởng, tổ chức và công tác cán bộ của Đảng. Đó là tư tưởng chủ quan duy ý chí và tư tưởng giáo điều, rập khuôn, bảo thủ, trì trệ, vừa tả khuynh vừa hữu khuynh. về tổ chức đã để cho bộ máy của đảng, của Nhà nước và của đoàn thể quần chúng phình to, chức năng nhiệm vụ phân tán, chồng chéo, cách làm việc quan liêu ngày càng trở nên phổ biến, làm cho bộ máy kém hiệu quả hiệu lực. về cán bộ đã kéo dài tình trạng trì trệ trong công tác cán bộ, từ việc qui hoạch đào tạo bồi dưỡng đánh giá bình chọn, bố trí, quản lý kiểm tra, thay đổi đều mang nặng những quan niệm cũ kỹ, lạc hậu, không đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn cách mạng mới.
Trải qua thời kỳ thử nghiệm trong thực tiễn để tìm đường lối đổi mới, đến ĐH VI (12/1986). Đảng đã quyết định đưa ra đường lối đổi mới bắt đầu từ đổi mới kinh tế, trước hết là tư duy kinh tế. ĐH VI đề ra đường lối đổi mới bao gồm; đổi mới cơ cấu kinh tế, thực hiện 3 chương trình kinh tế, XD và củng cố qhsx XHCN, sử dụng và cải tạo đúng đắn các thành phần kinh tế, đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, thống nhất chính sách kinh tế và chính sách XH, đổi mới cơ chế Đảng lãnh đạo, nhân dân làm chủ, Nhà nước quản lý và nêu ra một luận điểm mới: “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Để phát huy những thành tích đạt được, nhất là để khắc phục những khuyết điểm, những sai lầm đã phạm phải và làm tròn vai trò lãnh đạo trong giai đoạn mới, ĐH VI cho rằng: “Đảng phải đổi mới về nhiều mặt: đổi mới tư duy, trước hết là tư duy kinh tế; đổi mới tổ chức; đổi mới đội ngũ cán bộ; đổi mới phong cách lãnh đạo và công tác”.
ĐH VI đánh dấu một bước ngoặc trong SN XD CNXH ở nước ta, tạo ra bước đột phá lớn và đem lại luồng sinh khí mới trong XH, làm xoay chuyển tình hình, đưa đất nước tiến lên. ĐHVI là sự kết tinh trí tuệ của toàn Đảng, toàn dân và thể hiện tinh thần trách nhiệm của đảng trước đất nước và dân tộc.
Đảng đã kiên trì đường lối đổi mới tích cực sửa chữa những khuyết điểm mà đại hội VI đã chỉ ra. Trong quá trình đó, đảng đã có bước trưởng thành mới, có thêm nhiều kiến thức và kinh nghiệm mới, nhất là về lãnh đạo kinh tế, lãnh đạo nhà nước. Nét nổi bật là trong đảng đã có sự đổi mới về tư duy, nhất là tư duy kinh tế. Với tinh thần độc lập sáng tạo, Đảng đã cụ thể hóa và phát triển nghị quyết ĐHVI, bước đầu hình thành hệ thống các quan điểm và nguyên tắc chỉ đạo sự nghiệp đổi mới ở nước ta.
b) Thực hiện kế hoạch nhà nước 5 năm (1986-1990)
Trên cơ sở đường lối đổi mới của Đại hội VI, căn cứ vào hoàn cảnh quốc tế và tình hình cụ thể của đất nước, Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương Đảng tiếp tục đề ra những chủ trương và biện pháp để thực hiện nhiệm vụ ổn định mọi mặt tình hình kinh tế - xã hội, tiếp tục xây dựng những tiền đề cần thiết cho việc đẩy mạnh công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa trong chặng đường tiếp theo.
Để thực hiện thắng lợi đường lối đổi mới, đưa đất nước ta thoát khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, điều kiện tiên quyết là giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, tạo môi trường quốc tế thuận lợi, phá thế bị bao vây, cấm vận, xây dựng Đảng ngang tầm yêu cầu và nhiệm vụ của công cuộc đổi mới.
Ngày 7-2-1987, Bộ Chính trị họp thảo luận về những biện pháp cấp bách nhằm giải quyết vấn đề giá - lương - tiền. Phân tích kỹ các nguyên nhân và bài học rút ra từ hai lần tổng điều chỉnh năm 1981.
Ngày 1-3-1987, Hội đồng Bộ trưởng đã ra quyết định giải thể các trạm kiểm soát hàng hóa trên các đường giao thông nhằm thúc đẩy lưu thông phân phối phát triển.
Vấn đề nóng bỏng và cấp bách là lưu thông và phân phối. Vì vậy, Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp tháng 4-1987 đã quyết định phương hướng giải quyết vấn đề là phải thực hiện mục tiêu bốn giảm: giảm tỷ lệ bội chi ngân sách; giảm nhịp độ tăng giá; giảm tốc độ lạm phát; giảm khó khăn về đời sống của nhân dân lao động.
Đây là lần đầu tiên Đảng ta ra một nghị quyết riêng về vấn đề phân phối lưu thông, nêu rõ từ quan điểm, chủ trương tới các biện pháp cụ thể nhằm xóa bỏ cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp. Đó là sự chuyển hướng quan trọng trong nhận thức về tư duy kinh tế.
Đổi mới cơ chế quản lý kinh tế là một bộ phận quan trọng trên lĩnh vực chỉ đạo kinh tế của Đảng. Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp tháng 8-1987 đã quyết định về: "chuyển hoạt động của các đơn vị kinh tế cơ sở quốc doanh sang hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa, đổi mới quản lý nhà nước về kinh tế". Mục đích của đổi mới cơ chế quản lý kinh tế là phải tạo ra động lực mạnh mẽ để giải phóng mọi năng lực sản xuất, thúc đẩy tiến bộ khoa học - kỹ thuật, phát triển kinh tế hàng hóa theo định hướng xã hội chủ nghĩa với năng suất, chất lượng, hiệu quả ngày càng nâng cao, trước mắt phục vụ ba chương trình kinh tế lớn, từng bước thực hiện "bốn giảm", thiết lập trật tự kỷ cương trong mọi hoạt động kinh tế-xã hội.
Tiếp đến tháng 12-1987, Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã quyết định về phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trong ba năm này là phấn đấu việc ổn định một bước quan trọng tình hình kinh tế - xã hội. Điều quyết định là phát triển mạnh mẽ sản xuất hàng hóa, nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả, trước hết là tập trung thực hiện ba chương trình kinh tế lớn, đặc biệt là chương trình lương thực - thực phẩm.
Ngày 5-4-1988, Bộ Chính trị ra Nghị quyết 10/NQ Về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp. Nghị quyết đề ra cơ chế khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm hộ và hộ xã viên. Bảo đảm cho các hộ xã viên thu nhập từ 40% sản lượng khoán trở lên. Đảm bảo cho người nhận khoán được canh tác trên diện tích theo quy mô thích hợp và ổn định trong 15 năm. Nhà nước công nhận sự tồn tại lâu dài của các thành phần kinh tế cá thể, bình đẳng về quyền lợi, nghĩa vụ trước pháp luật.
Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị Về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp đánh dấu sự phát triển của Đảng trong quá trình tìm tòi phương thức quản lý mới nền nông nghiệp nước ta.
Ngày 12-9-1987, Bộ Chính trị đã ra Nghị quyết Về cuộc vận động làm trong sạch và nâng cao sức chiến đấu của tổ chức Đảng và bộ máy nhà nước, làm lành mạnh các quan hệ xã hội.
Tháng 6-1988, Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng ra Nghị quyết Về một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng. Công tác xây dựng Đảng theo phương hướng do Đại hội VI nêu ra là phải đổi mới tư duy, đổi mới tổ chức, đổi mới đội ngũ cán bộ, đổi mới phong cách lãnh đạo, nâng cao giác ngộ, bồi dưỡng lý tưởng, kiến thức và năng lực lãnh đạo, mở rộng dân chủ, đi đôi với tăng cường kỷ luật trong Đảng.
Qua hai năm thực hiện công cuộc đổi mới đã đem lại những kết quả bước đầu, song chưa đồng bộ và cơ bản. Đất nước vẫn nằm trong tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội. Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng (tháng 3-1989) được triệu tập để đánh giá tình hình và đề ra những chủ trương cụ thể để chỉ đạo công cuộc đổi mới vào chiều sâu và nêu ra các nguyên tắc cơ bản phải được toàn Đảng, toàn dân trong quá trình tiếp tục công cuộc đổi mới.
Từ tháng 12-1986 đến tháng 6-1991, sau hơn bốn năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, chúng ta đã đạt được những thành tựu bước đầu rất quan trọng. Đó là:
- Tình hình chính trị của đất nước ổn định. Nền kinh tế có những chuyển biến tích cực: đã đạt được những tiến bộ rõ rệt trong việc thực hiện các mục tiêu của ba chương trình kinh tế, bước đầu hình thành nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước, nguồn lực sản xuất của xã hội được huy động tốt hơn, tốc độ lạm phát được kìm chế bớt, đời sống vật chất và tinh thần của một bộ phận nhân dân có phần được cải thiện.
- Sinh hoạt dân chủ trong xã hội ngày càng được phát huy.
- Quốc phòng được giữ vững, an ninh quốc gia được bảo đảm. Từng bước phá thế bị bao vây về kinh tế và chính trị, mở rộng quan hệ quốc tế, tạo ra môi trường thuận lợi hơn cho công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước.
Những điểm nêu trên chứng tỏ đường lối đổi mới của Đại hội VI đề ra là đúng, bước đi của công cuộc đổi mới về cơ bản là phù hợp. Đó là cơ sở quan trọng để chúng ta tiếp tục tiến lên trong những năm tiếp theo.
Bên cạnh thành tựu bước đầu đã đạt được, đất nước còn nhiều yếu kém và khó khăn chưa vượt ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, nhiều vấn đề kinh tế - xã hội nóng bỏng vẫn chưa được giải quyết, công cuộc đổi mới còn nhiều hạn chế.
Đại hội VI của Đảng có ý nghĩa lịch sử trọng đại, đánh dấu một bước ngoặt trong sự nghiệp quá độ lên chủ nghĩa xã hội và mở ra thời kỳ phát triển mới cho cách mạng Việt Nam. Đại hội VI đã tìm ra lối thoát cho cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội, thể hiện quan điểm đổi mới toàn diện đất nước, đặt nền tảng cho việc tìm ra con đường thích hợp đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Đường lối của ĐH VI tiếp tục được các ĐH 7, 8 9 tiếp tục bs phtrieern.
Đại hội VI của Đảng đã hoạch định đường lối đổi mới toàn diện, sâu sắc và triệt để. Đó là sự kết tinh trí tuệ của toàn Đảng, toàn dân và cũng thể hiện tinh thần trách nhiệm cao của Đảng trước đất nước và trước dân tộc. Đường lối do Đại hội VI đề ra thể hiện sự phát triển tư duy lý luận, khả năng tổng kết và tổ chức thực tiễn của Đảng, mở ra thời kỳ mới của sự nghiệp cách mạng nước ta trên con đường đi lên chủ nghĩa xã hội./.
Kể từ khi thực hiện đường lối đổi mới do ĐH toàn quốc ĐCSVN lần thứ VI khởi xướng năm 1986, VN đã đạt được những thành tựu vượt bậc trên hầu hết các lĩnh vực, tạo nên thế và lực mới, và mở ra rất nhiều tiềm năng và cơ hội phát triển cho đất nước.
Về kinh tế: Nền kinh tế đã vượt qua giai đoạn suy giảm tốc độ tăng trưởng; chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của một số lĩnh vực và sản phẩm có chuyển biến. Cơ cấu của nền kinh tế tiếp tục có bước chuyển dịch theo hướng CNH và từng bước hiện đại hóa. tiếp tục thực hiện có kết quả chủ trương giữ vững độc lập, tự chủ về kinh tế, có tiến bộ đáng kể trong việc phát huy các nguồn nội lực của đất nước, của các thành phần kinh tế cho đầu tư phát triển; đồng thời tiếp tục mở rộng hội nhập kinh tế quốc tế. Thể chế kinh tế thị trường XHCN được xác lập, đang tiếp tục hình thành và phát triển các loại thị trường: Hàng hóa vật tư, lao động, bất động sản, tiền tệ, chứng khoán, khoa học công nghệ…
Từ một nước thiếu ăn, mỗi năm phải nhập khẩu 50 vạn - 1 triệu tấn lương thực, VN đã trở thành nước XK gạo lớn trên thế giới. Đến nay ta đứng thứ 2 trên thế giới về xuất khẩu gạo, thứ 2 về cà phê, thứ 4 về cao su, thứ 2 về hạt điều, thứ nhất về hạt tiêu.
Cơ cấu kinh tế chuyển biến tich cực theo hướng CNH, HĐH, gắn SX với thị trường. Về cơ cấu ngành, tỉ trọng nông nghiệp trong GDP giảm dần, năm 1988 là 46,3%, năm 2005 còn 20,9%. Trong nội bộ ngành nông nghiệp cơ cấu trồng trọt và chăn nuôi đã chuyển dịch theo hướng tiến bộ, tăng tỉ trọng các sản phẩm có năng suất và hiệu quả kinh tế cao, các sản phẩm có giá trị xuất khẩu. Tỉ trọng công nghiệp và xây dựng tăng nhanh và liên tục. Từ chỗ chưa khai thác dầu mỏ, đến nay, mỗi năm đã khai thác được khoảng gần 20 triệu tấn qui ra dầu.
Các ngành dịch vụ đã phát triển đa dạng hơn, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của sản xuất và đời sống. Ngành du lịch, bưu chính viễn thông, phát triển với tốc độ nhanh. Các ngành dịch vụ tài chính, ngân hàng, tư vấn pháp lý…có bước phát triển.
Thực hiện có kết quả chủ trương phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, phát huy ngày càng tốt hơn tiềm năng của các thành phần kinh tế. Trong đó thành phần kinh tế Nhà nước được sắp xếp, đổi mới, nâng cao chất lượng và hiệu quả, tập trung hơn vào những ngành then chốt và những lĩnh vực trọng yếu của nền kinh tế. Cơ chế quản lý doanh nghiệp nhà nước được đổi mới một bước quan trọng theo hướng xóa bao cấp, thực hiện chế độ công ty, phát huy quyền tự chủ và trách nhiệm của các doanh nghiệp trong kinh doanh. Thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, kinh tế tư nhân, kinh tế tư bản nhà nước được tạo mọi điều kiện hoạt động ngày càng có vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân.
Thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN dần dần được hình thành, kinh tế vĩ mô cơ bản được ổn định. Trong 24 năm đổi mới, hệ thống pháp luật chính sách và cơ chế vận hành của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN được xây dựng tương đối đồng bộ. Hoạt động của các loại hình doanh nghiệp trong nền kinh tế nhiều thành phần và bộ máy quản lý nhà nước được đổi mới một bước quan trọng..
Hội nhấp kinh tế quốc tế khu vực, kinh tế đối ngoại có bước tiến lớn, đạt được những kết quả rất quan trọng. Với chủ trương tích cực và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, quan hệ kinh tế của VN với các nước, các tổ chức quốc tế ngày càng được mở rộng. VN đã tham gia Hiệp hội các nước Đông nam ASEAN, thực hiện các cam kết về khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), hiệp định thương mại VN-Hoa Kỳ, gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO). đến nay VN đã quan hệ thương mại với 221 nước và vùng lãnh thổ, ký 90 hiệp định thương mại song phương với các nước, tạo ra một bước phát triển mới rất quan trọng về kinh tế đối ngoại.
Thực hiện gắn kết phát triển kinh tế với giải quyết các vấn đề xã hội, đời sống của đại bộ phận dân cư được nâng lên rõ rệt. Một thành công lớn đầy ấn tượng của nước ta qua 20 năm đổi mới là đã giải quyết có hiệu quả mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng XH, các cơ hội phát triển được mở rộng cho mọi thành phần kinh tế, mọi tầng lớp dân cư, tính tích cực, chủ động, sáng tạo của nhân dân được nâng cao.
Về chính trị: Tình hình chính trị-XH của đất nước ngày càng ổn định, ANQP được tăng cường vững chắc hơn nhất là trong bối cảnh chế độ XHCN ở Liên xô và các nước XHCN ở Đông âu sụp đổ. Nền dân chủ không ngừng dược củng cố, quyền làm chủ của nhân dân ngày càng được phát huy. Quá trình thực hiện công cuộc đổi mới khẳng định vai trò lãnh đạo của ĐCSVN đối với nhà nước và XH với những quyết sách đúng đắn đã từng bước lãnh đạo nhân dân ta vượt qua mọi khó khăn thử thách, giành được những thắng lợi trên mọi lĩnh vực của đời sống XH. Với ý chí độc lập tự cường, tinh thần bất khuất chúng ta đã làm thất bại các âm mưu chống phá nhiều mặt của các thế lực thù địch như “diễn biên hòa bình”, “chuyển lửa về quê nhà”. Các tổ chức quốc tế đánh giá cao những bước tiến của VN về chỉ số phát triển con người của VN tăng nhanh nhất trong các nước ASEAN, chỉ số tiến bộ của Phụ nữ VN, thành tựu về đảm bảo quyền con người, chăm sóc trẻ em và nâng cao sức khỏe trẻ em.
Về đối ngoại: Với chính sách mở cửa hội nhập, VN đã từng bước phá thế bao vây cấm vận, mở rộng quan hệ hợp tác đối ngoại theo hướng đa dạng hóa, đa phương hóa trên cơ sở giữ vững độc lập chủ quyền quốc gia. Việt nam đã phát triển được quan hệ song phương và đa phương. VN đã bình thường hóa quan hệ với Mỹ; bình thường hóa quan hệ với Trung quốc và đưa quan hệ lên tầm cao mới với phương châm 16 chữ “Láng giềng hữu nghị, hợp tác tin cậy, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai”…Từng bước tiến hành đàm phán về các vấn đề biên giới, lãnh thổ, biển đảo với các nước liên quan, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định phục vụ tốt công cuộc phát triển kinh tế. Hiện VN có quan hệ ngoại giao với hơn 170 quốc gia và từng bước đưa quan hệ hữu nghị hợp tác với các nước ngày càng đi vào chiều sâu, thực chất và hiệu quả, nhất là với các nước láng giềng khu vực, các nước lớn, các trung tâm kinh tế chính trị quan trọng trên thế giới. Việt nam là bạn là đối tác tin cậy của các quốc gia, các dân tộc vì hòa bình, hữu nghị hợp tác, bình đẳng, cùng có lợi và cùng phát triển.
Việt nam đã trở thành thành viên và có những đóng góp quan trọng trong nhiều tổ chức quốc tế và khu vực như ASEAN, ASEM, APEC, WTO. ..
Về nhận thức lý luận: Trong quá trình đổi mới nhận thức lý luận về con đường đi lên CNXH ngày càng được sáng tỏ hơn như ĐH VIII đã nêu: Thực tiễn công cuộc đổi mới đã làm sáng tỏ con đường đi lên CNXH ở nước ta ngày càng sáng tỏ hơn”. ĐH X “ Nhận thức về CNXH và con đường đi lên CNXH ở nước ta ngày càng sáng tỏ hơn; hệ thống quan điểm, lý luận về công cuộc đổi mới về XH, XHCN và con đường đi lên CNXH ở VN đã hình thành trên những nét cơ bản”. Mà mục tiêu cụ thể của công cuộc đổi mới là làm cho: dân giàu, nước mạnh, XH công bằng, dân chủ, văn minh; XD một xã hội do nhân dân làm chủ; một xã hội có nền sản xuất phát triển cao, với một nền KH-CN hiện đại; các dân tộc đều bình đẳng; XD nhà nước Pháp quyền XHCN; có quan hệ hữu nghị hợp tác với tất cả các nước trên thế giới trên cơ sở giữ vững độc lập, chủ quyền quốc gia. Quá trình đổi mới cũng làm rõ hơn về các chặng đường, bước đi của thời kỳ quá độ lên CNXH ở VN, làm rõ hơn về các giải pháp thực hiện để đạt mục tiêu XHCN, sử dụng kinh tế thị trường, kinh tế tri thức, thành tựu KHKT trong đó phát triển nền kinh tế thị trường, định hướng XHCN là quan trọng. Quá trình đổi mới cũng làm rõ hơn về khả năng điều kiện và nội dung bỏ qua chế độ TBCN tiến lên CNXH. Làm rõ hơn các mối quan hệ cần chú trọng giải quyết đó là giữa tăng trưởng với chất lượng; tăng trưởng nhanh và phát triển bền vững; giữ vững ổn định kinh tế với đổi mới HTCT; đổi mới và ổn định; mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với bảo đảm công bằng XH; giữa độc lập tự chủ với chủ động hội nhập quốc tế.
Từ thực tiễn hơn 24 năm đổi mới Đảng và Nhà nước ta rút ra một số bài học kinh nghiệm lớn sau đây:
Một là: Trong quá trình đổi mới phải kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trên nền tảng chủ nghĩa Mac-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Đổi mới không phải từ bỏ mục tiêu chủ nghĩa xã hội mà làm cho chủ nghĩa xã hội được nhận thức đúng đắn hơn và xây dựng có hiệu quả hơn. Đổi mới không phải là xa rời mà là nhận thức đúng, vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác Lênin. Tư tưởng Hồ Chí Minh, lấy đó làm nền tảng tư tưởng của Đảng và kim chỉ nam cho hành động cách mạng.
Hai là: Đổi mới toàn diện, đồng bộ, có kế thừa, có bước đi hình thức và cách làm phù hợp. Phải đổi mới từ nhận thức, tư duy đến hoạt động thực tiễn; từ kinh tế, chính trị, đối ngoại đến tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội; từ hoạt động lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước đến hoạt động cụ thể trong từng bộ phận của hệ thống chính trị. Đổi mới các mặt đời sống xã hội nhưng phải có trọng tam, trọng điểm, có những bước đi thích hợp;bảo đảm sự gắn kết chặt chẽ và đồng bộ giữa 3 nhiệm vụ: phát triển kinh tế là trung tâm, xây dựng Đảng là then chốt, và phát triển văn hóa – nền tảng tinh thần của xã hội.
Ba là: đổi mới phải vì lợi ích của nhân dân, dựa vào nhân dân, phát huy vai trò chủ động, sáng tạo của nhân dân, xuất phát từ thực tiễn, nhạy bén với cái mới. Cách mạnh là sự nghiệp của nhân dân, vì nhân dân và do nhân dan. Những ý kiến, nguyện vọng và sáng kiến của nhân dân có vai trò quan trọng trong việc hình thành đường lối đổi mới của Đảng. Dựa vào nhân dân, xuất phát từ thực tiễn, phát hiện nhân tố mới, từng bước tìm ra quy luật phát triển, đó là chìa khóa của thành công.
Bốn là: phát huy cao độ nội lực,đồng thời ra sức tranh thủ ngoại lực, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong diều kiện mới. Phát huy nội lực, xem đó là nhân tố quyết định đối với sự phát triển; đồng thời coi trọng huy động các nguồn ngoại lực, thông qua hội nhập và hợp tác quốc tế, tranh thủ các nguồn lực bên ngoài để phát huy nội lực mạnh hơn, nhằm tạo ra sức mạnh tổng hợpđẻ phát triển đất nước nhanh và bền vững, trên cơ sở giữ vững độc lập dân tộc và định hướng xã hội chủ nghĩa.
Năm là: Nâng cao năng lực lãnh dạo và sức chiến đấu của Đảng, không ngừng đổi mới hệ thống chính trị, xây dựng và từng bước hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa. Xây dựng Đảng trong sạch vững mạnh là khâu then chốt, nhân tố quyết định thắng lợi của sự nghiệp đổi mới. Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân là yêu cầu bức thiết của xã hội; Nhà nước phải thể chế hóa và tổ chức thực hiện có hiệu quả quyền công dân, quyền con người. Phát huy vai trò mặt trận tổ quốc và các đoàn thể nhan dân trong việc tập hợp các tầng lớp nhân dân, phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc để thực hiện thành công sự nghiệp đổi mới.
Qua tổng kết lý luân-thực tiễn 20 năm đổi mới, chúng ta càng thấy rõ giá trị định hướng và chỉ đạo to lớn của cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, đồng thời thấy rõ những vấn đề mới đặt ra cần được giải đáp.
Thực tiễn cho thấy, không có Ðảng Cộng sản Việt Nam thì không có công cuộc đổi mới, không có sự lãnh đạo sáng suốt của Ðảng Cộng sản Việt Nam thì không có được công cuộc đổi mới theo định hướng đúng đắn. Càng đổi mới, càng đổi mới sâu rộng thì càng cần tăng cường vai trò, chức năng lãnh đạo của Ðảng như Hiến pháp đã quy định. Không thể đổi mới thành công nếu không có sự lãnh đạo đúng đắn của Ðảng. Bản lĩnh, nghị lực và những kinh nghiệm dày dạn của Ðảng ta non một thế kỷ phải được thể hiện trong sự nghiệp lãnh đạo công cuộc đổi mới. Thời gian cũng cho thấy các thế lực thù địch chủ nghĩa xã hội không ngừng đả kích và xuyên tạc Ðảng Cộng sản Việt Nam. Và, các thế lực thù địch càng đả kích, xuyên tạc, thì chúng ta càng cần nâng cao vai trò và năng lực lãnh đạo của Ðảng đối với công cuộc đổi mới. Ðương nhiên chúng ta cần quán triệt điều mà chính Cương lĩnh của Ðảng cũng đã đề ra: Ðảng ta phải tự đổi mới, tự chỉnh đốn, để xứng đáng với trọng trách lãnh đạo công cuộc đổi mới.
Qua hơn 80 năm từ ngày thành lập đến nay, Ðảng ta đã tỏ rõ là một Ðảng có lý luận cách mạng đúng đắn, có tài ba tổ chức phong trào cách mạng, giàu truyền thống và kinh nghiệm quý báu. Các thế hệ đảng viên ngày nay phải kế tục xứng đáng, luôn luôn xây dựng Ðảng thành công. Hơn lúc nào hết, lúc này Chủ nghĩa Mác - Lê-nin và Tư tưởng Hồ Chí Minh phải là nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động để nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Ðảng ta.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro