CHƯƠNG 2: BÀ NỘI THIÊN VỊ TIÊU CHUẨN (2)
Edit by Puppystore0506
rửa sạch và để ráo nước; mang chiên cho đến khi cá vàng cả hai mặt.
Lý Đại Hải trở về, mũi ngửi thấy mùi tanh của cá, đi vào bếp hỏi: "Sáng nay hai anh của con đi ra ngoài để câu cá à?"
"Dạ. Có một số người ở lối đi bên đường trạm thu mua, thu mua cá. Em trai đem mấy con cá nhỏ không bán được ở đó đem về nhà.”
Lý Tích Văn lấy một bát nước cơm cho cha uống. "Cá lớn hai mao tiền cá nhỏ một mao tiền, cũng không biết các anh kiếm được bao nhiêu.”
***
Anh cả Lý Chấn Hoa vui vẻ trở về, hô lên: "Mẹ! Mẹ ơi! Đến lấy tiền này."
Tào Nguyệt Anh để mấy con cá nhỏ đang cầm trên cho vào nước. Lý Chấn Hoa đem một cuộn tiền đưa cho mẹ, "Chúng con đặc biệt chờ cho đến lúc có nhiều người cùng đi tới rồi mới bán, tổng cộng hai mươi mốt đồng bảy mao ba. Những người đứng thu mua còn nói rõ hướng phát triển sau này, chắc chắn người của Minh Triều đi đánh bắt cá sẽ rất nhiều. Chúng con muốn buổi tối lại đi một lần nữa."
“Mang em! Mang em theo với! Buổi tối đưa em đi với.” Lý Tích Văn hào hứng nhảy lên, cô có không gian, vốn là ngón tay vàng có được ở đời trước. Là một người sống chuyển kiếp, cô còn có phúc lợi quan trọng là tinh thần lực. Thông qua gần mười năm rèn luyện, tinh thần lực (năng lượng/sức mạnh tinh thần) của cô có thể làm được rất nhiêu việc.
Chỉ cần trong hồ có cá, việc đưa cá vào lưới của anh trai đối với cô chỉ là một chuyện nhỏ.
“Buổi tối cha mang theo các con cùng nhau đi!” Lý Đại Hải so với con gái còn phấn khích hơn. "Trạm thu mua huyện Tề Dương trả hai mao năm cho một con cá lớn. Chúng ta đánh bắt cá rồi mang đến Tề Dương bán."
Hồ chứa nước một năm cũng chỉ đánh bắt được một, hai lần. Nếu bỏ lỡ lần này, lần sau cũng không biết tới lúc nào mới được ra ngoài. Con gái từ nhỏ đã có số mệnh may mắn, đưa con bé đi theo có thể bắt được thêm ít nhiều, cũng sẽ bán được nhiều tiền hơn, sớm trả hết nợ. Tào Nguyệt Anh cầm chặt cuộn tiền trong tay, cũng dần xuôi lòng, hiếm khi lại gật mạnh đầu cho phép con gái nhỏ ra ngoài vào buổi tối. Ăn xong cơm tối, Lý Đại Hải đưa các con trai ra ngoài trước. Họ tránh người đi trên đường nhỏ, lặng lẽ di chuyển thuyền hoa - phương tiện giao thông của xã đi đến hồ Lô Hoa. Tào Nguyệt Anh đem lưới đánh cá trong nhà giũ thẳng, để Lý Tích Văn vác trên lưng mang đi trên đường lớn.
Trên hồ chỉ một màu đen, không có ánh sáng. Lý Đại Hải thắp sáng đèn dầu hỏa ở mạn thuyền, mang theo hai con trai lớn xuống hồ thả lưới.
Khi lưới đầu tiên thả xuống, vớt lên được bảy, tám con cá lớn, tất cả đều từ ba cân trở lên, đều là cá lớn có thể bán được với giá cao. Hàng chục lần thả lưới sau, lưới nào cũng có thu hoạch.
Lý Đại Hải chọn ra những con cá nhỏ không bán được ở Trạm thu mua ném vào trên bờ để Lý Chấn Mạnh và Lý Tích Văn dùng dây đan xâu chuỗi chúng lại với nhau. Ông cùng hai con trai Chấn Hoa, Chấn Thuỷ ba người chống thuyền, mang theo một thuyền cá lớn tràn đầy đi đến huyện Tề Dương ở bên cạnh.
Lý Chấn Mạnh và Lý Tích Văn mang mấy xâu treo cá nhỏ về nhà. Tào Nguyệt Anh nghe nói đánh được tràn đầy một thuyền cá lớn, rất vui vẻ. Vừa mổ một con cá nhỏ vừa hứa hẹn, "Khi nào bắt đầu năm học mới, mẹ sẽ mua cho các con mỗi đứa một đôi giày thể thao màu trắng"
Lý Chấn Mạnh vui vẻ gãi đầu.
Lý Tích Văn rất bình tĩnh. Sau khi chết đi rồi được đầu thai sống lại, cô mang theo không gian của kiếp trước cùng tới nơi này. Chuyện tình khó tin đến như vậy, Tích Văn không có cách nào nói rõ với cha mẹ, rằng cô có rất nhiều thực phẩm đóng hộp và thức ăn ngon, quần áo đẹp trong không gian của mình, nhưng cô chỉ có thể nhịn không lấy ra ăn và sử dụng. Cho nên, một đôi giày mới cũng không quá khiến cô háo hức, mong đợi.
Vào bữa sáng, Lý Đại Hải mang hơn hai trăm ba mươi đồng từ huyện Tề Dương trở về cùng rất nhiều phân tiền đưa hết một lượt cho Tào Nguyệt Anh.
Lý Chấn Hoa cùng Lý Chấn Thuỷ đem thuyền của xã rửa sạch sẽ trả lại, về nhà ngủ hai tiếng, rồi lại vác lưới và xô đi đến hồ Lô Hoa. Từ sáng đến tối cũng không bắt được con cá lớn nào, thay vào đó lại bắt được hai thùng lớn cá nhỏ vốn không bán được bao nhiêu tiền.
Tào Nguyệt Anh mang theo Chấn Mạnh cùng Tích Văn ở nhà mổ - rửa - phơi cá. Lý Đại Hải tan làm về cũng đi vào trong hồ giúp đỡ hai con trai một tay. Một nhà sáu miệng ăn bận rộn nhiều ngày, phơi được một túi lớn cá khô nhỏ.
Loại cá nhỏ này chỉ lớn bằng ngón tay, được mổ và phơi khô, chiên lên hay kho tiêu đều rất ngon.
Nhưng bắt cá, mổ cá rất mất thời gian, phơi cá cũng phải có người trông, thay vì phí nhiều tâm sức như vậy thời gian đó có thể kiếm được nhiều việc hơn để làm, vì vậy hầu hết mọi người đều không ai tình nguyện làm. Nhà Lý Đại Hải năng nổ, tích cực như vậy là bởi vì hai vợ chồng đều đi làm, có tiền lương. Bọn trẻ đi theo cha mẹ, ăn hay tiêu đều lấy từ số tiền lương đó của hai người. Trong nhà vừa không có ruộng cũng không có đất ở của riêng mình. Gia đình họ có thể kiếm được một công việc để làm đã là tốt lắm rồi nên nào dám sợ phiền toái.
Thấy trong nhà không có chuyện gì đáng lo ngại, Tào Nguyệt Anh mang một giỏ cá nhỏ đã phơi khô đi đến nhà anh trai cả ở thị trấn Tân Dương trả tiền nợ.
Lý Chấn Hoa, Lý Chấn Thuỷ cùng Lý Chấn Mạnh đã lên núi đốn củi, đốt than. Lý Tích Văn ở nhà một mình trông nhà, làm bài tập hè về nhà cho em trai, còn phải nhìn vào hai vại (chum) tương phơi ở cửa.
Buổi chiều lúc mặt trời lặn, bác gái lớn Phương Tiểu Nga cùng con gái nhỏ là chị họ Lý Tích Trân đến.
Lý Tích Trân mặc một bộ quần áo được coi là rất thời trang ở thời đại này. Theo cái nhìn của Lý Tích Văn, đồng phục dài tay màu xanh lục ở nơi này thật không vừa mắt. Mà bộ quần áo của chị họ mới chính là loại quần áo con gái mười mấy tuổi nên mặc. Quần dài và tay áo được xắn lên nhiều lần, dây lưng được thắt đơn giản ở ngang hông.
Phương Tiểu Nga bước vào cửa, hết nhìn đông lại nhìn tây, kêu hai tiếng 'Nguyệt Anh'. Trước tiên đến phòng bếp sau đó gõ cửa phòng ngủ, nhìn giống như là đang tìm người, nhưng thật ra là đang nhìn xem trong nhà Lý Đại Hải lại có thêm thứ đồ gì mới.
Lý Tích Văn thầm mắng câu gì đó ở trong lòng. Cô không mắng ngay trước mặt không phải là vì sợ bác gái cả. Lý do chủ yếu là vì cách nuôi dạy con cái phải biết phép tắc rất tốt của Tào Nguyệt Anh, nếu cô nói ra, những người không phải người thân này sẽ huyên náo, bắt mẹ cô dạy bảo cô, thực sự làm cô tức muốn chết. Cho nên lúc gặp gỡ họ hàng bên nội, Tích Văn cũng đặc biệt lịch sự, thẳng thắn, muốn mắng gì đều mắng thầm trong lòng.
Sau khi chia nhà ra ở riêng, Hạ Quế Hoa cùng Phương Tiểu Nga thường nhằm vào lúc Lý Đại Hải và Tào Nguyệt Anh không ở nhà mà tới. Để phòng tiểu nhân, mỗi ngày trôi qua Tào Nguyệt Anh đều một mực cẩn thận. Cái thang bắc lên tầng trên cũng được chuyển đến văn phòng làm việc của đơn vị giấu. Phương Tiểu Nga đừng nói là lấy ánh mắt lật, cho dù dùng tay lật cũng không thể lật ra bất cứ thứ gì.
Phương Tiểu Nga tìm một lúc lâu nhưng không tìm được đồ gì mới, không biết phải làm sao, quay ra hỏi Lý Tích Văn: “Mẹ cháu đi đâu rồi?”
"Mẹ đi mượn tiền." Lý Tích Văn trả lời, sau đó quay sang ho khan với Lý Tích Trân.
"Mượn tiền để làm gì?" Con ngươi của Phương Tiểu Nga vòng tới vòng lui.
"Mượn tiền đóng học phí cho anh trai, em trai và tiền sinh hoạt." Lý Tích Văn ỷ vào mình bây giờ chỉ mới mười tuổi, bướng bỉnh, tích chữ như vàng, nói xong lại vùi đầu vào làm bài tập về nhà.
Lý Tích Trân hắng giọng một cái, thân thiết hỏi Lý Tích Văn: “Tích Văn, học kỳ tới em lên lớp năm rồi phải không?"
Lý Tích Văn 'ừ' một tiếng, không đề cập đến chuyện lên lớp năm trong học kỳ tới của mình.
Lý Tích Trân tốt nghiệp tiểu học vào năm ngoái, nhưng không thi đậu vào cấp hai.
Tuy nhiên, học sinh tốt nghiệp tiểu học trong thời đại nông thôn này cũng coi như có trình độ học vấn cao, Lý Tích Trân vẫn rất đề cao trình độ học vấn tiểu học của mình. Cô ta đi tới muốn hướng dẫn cô em họ nhỏ làm bài tập, lại thấy em họ đang giải quyết một đề mà cô ta căn bản xem không hiểu đề bài, với những kiến thức chắp vá vụn vặt, ít ỏi từ ba năm lớp ba, lớp bốn, lớp năm; Lý Tích Trân không hề có chút ấn tượng nào đối với đề bài chứ đừng nói là giải được, miệng hết mở to rồi đóng lại.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro