Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

dvan5

Với tư tưởng Lấy dân làm gốc, thân dân, Các bậc tiền nhân của chúng ta đã quy tụ được sức mạnh của nhân dân để cùng lao động và cùng nhau chống giặc ngoại xâm bảo vệ tổ quốc. Từ thời vua Hùng nhân dân ta đã biết đoàn kết sức người sức của để chống thiên tai lũ lụt như : Sự tích Sơn Tinh và Thủy Tinh hay cùng nhau tập trung sức người sức của để bảo vệ đất nước như sự tích Thánh Gióng, hay tới thời kì Đại Việ có nhà Lí chống quân Tống, nhà Trần chống quân Mông Nguyên, nhà Lê chống nhà Minh .đã làm nên những trang lịch sử hào hùng của dân tộc. Sức mạnh của dân tộc ta đó là đã biết vận dụng sức dân, quy tụ sức dân triệu người như một. Sức mạnh ấy như Bức thành đồng không gì có thể xuyên qua được.

 Đến thế kỉ 20 thì một lần nữa sức mạnh ấy lại được Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh khơi dậy để chống lại những kẻ thù hùng mạnh nhất thế giới như Thực dân Pháp, Phát xít Nhật, Đế quốc Mỹ xâm lược để tạo nên những chiến công lẫy lừng năm châu, chấn động địa cầu.

Ngày hôm nay trong công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa, giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt là khi nước ta gia nhập WTO thì sức mạng ấy càng cần phải được khơi dậy để xây dựng đất nước ngày giàu mạnh, dân chủ, văn minh.

Chủ tịch Hồ Chí Minh với tư tưởng “Lấy dân là gốc” ,đặc biệt để tập hợp, lôi cuốn nhân dân đi theo cách mạng, Người rất coi trọng công tác Dân vận. Người chỉ rõ tầm quan trọng của công tác dân vận: “Lực lượng của dân rất to, việc dân vận rất quan trọng. Dân vận kém thì việc gì cũng kém. Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công” (Bài báo Dân vận viết ngày 15/10/1949)

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết bài báo "Dân vận" đăng trên Báo Sự Thật số ra ngày 15-10-1949. đã đề cập giải đáp những vấn đề rất căn bản, cấp thiết của công tác vận động quần chúng nhân dân tham gia các phong trào cách mạng của các tổ chức đảng, các cấp chính quyền và đoàn thể nhân dân. Bài báo "Dân vận" của Bác Hồ là một tác phẩm kinh điển, mẫu mực, là cẩm nang của cán bộ, đảng viên trong công tác vận động quần chúng hiện nay và mai sau.

Mở đầu bài báo, Bác viết: "Vấn đề dân vận nói đã nhiều, bàn đã kỹ nhưng vì nhiều địa phương, nhiều cán bộ chưa hiểu thấu, làm chưa đúng cho nên cần phải nhắc lại". Tiếp đó Bác Hồ đề cập, lý giải 4 vấn đề cơ bản, quan trọng và rất thiết thực trong công tác dân vận: 

Thứ nhất, tiền đề, cơ sở của công tác dân vận: Nước ta là nước dân chủ. Đây là cơ sở, tiền đề có tính chất quyết định trong công tác dân vận. Những yếu tố của một nước dân chủ thật sự là: "Bao nhiêu lợi ích đều vì dân"; "Bao nhiêu quyền hạn đều của dân"; "Công việc đổi mới, xây dựng là trách nhiệm của dân", "Sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc là công việc của dân"; "Chính quyền từ xã đến Chính phủ Trung ương do dân cử ra"; "Đoàn thể từ Trung ương đến xã do dân tổ chức nên"; "Nói tóm lại, quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân". Chỉ có sau Tháng Tám năm 1945 khi nước ta giành độc lập tự do, dân ta thoát khỏi ách nô lệ thì mới có đầy đủ cơ sở, tiền đề dân vận.

Thứ hai, dân vận là gì? "Dân vận là động viên tất cả lực lượng của mỗi một người dân không để sót một người dân nào, góp thành lực lượng toàn dân, để thực hành những công việc Chính phủ và Đoàn thể giao cho.

Sau định nghĩa ngắn gọn, dễ hiểu về dân vận, Bác Hồ chỉ ra 4 bước quan trọng, nhất thiết phải làm trong công tác dân vận. Đó là: 1. Phải "tìm mọi cách làm cho mỗi người dân hiểu rõ ràng: việc đó có lợi ích cho họ và nhiệm vụ của họ, họ phải hăng hái làm cho kỳ được". 2. Làm "bất cứ việc gì cũng đều phải bàn bạc với dân, hỏi ý kiến và kinh nghiệm của dân, cùng với dân đặt kế hoạch cho thiết thực với hoàn cảnh địa phương, rồi động viên và tổ chức toàn dân ra thi hành". 3. Phải "theo dõi, giúp đỡ, đôn đốc khuyến khích dân". 4. "Khi làm xong phải cùng dân kiểm thảo lại công việc, rút kinh nghiệm, phê bình, khen thưởng".

Thứ ba, "Ai phụ trách dân vận?". "Tất cả cán bộ chính quyền, tất cả cán bộ đoàn thể và tất cả hội viên của các tổ chức nhân dân (Liên Việt Việt Minh, v.v...) đều phải phụ trách Dân vận". Sau khi lấy thí dụ về cách thức dân vận trong một phong trào thi đua, Bác Hồ lưu ý "Những hội viên các đoàn thể thì phải xung phong thi đua làm để làm kiểu mẫu cho dân, giúp dân làm".

Thứ tư, "Dân vận phải thế nào?". Bác Hồ chỉ rất rõ những người làm công tác dân vận phải "óc nghĩ, mắt trông, tai nghe, chân đi, miệng nói, tay làm. Chứ không phải chỉ nói xuông, chỉ ngồi viết mệnh lệnh". Sau đó, Bác chỉ ra "khuyết điểm to ở nhiều nơi là xem khinh việc Dân vận. Cử ra một ban hoặc một vài người, mà thường cử những cán bộ kém rồi bỏ mặc họ. Vận được thì tốt, vận không được cũng mặc. Những cán bộ khác không trông nom, giúp đỡ, tự cho mình không có trách nhiệm Dân vận. Đó là sai lầm rất to, rất có hại". Cuối cùng, Bác Hồ kết thúc bài báo bằng một câu mang tính chân lý: "Dân vận kém thì việc gì cũng kém. Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công".

Quán triệt tt hcm về ct dv , từ thực tiễn đổi mowiscoong tác dân vận ở cơ sở, đại hôi 9 – 2001 đã khẳng ddoinhj qui trinh cua ct dv la dân biết dân bàn dân làm dân kiểm tra’\

   Theo tThcm qui trình gồm 4

1 giải trình cho dân hiểu về qloi nvuj của họ - dân biết

Đây là khâu đầu tiên của qtrinhf dv, cũng là khâu đầu tiên thể hiện quyền làm chủ của nd . Nước ta là nước dân chủ, dân là chủ vì vậy người dân cần dược biết những điều mà người chủ cần biết. Theo người dân ta rất thông minh, “ dân chúng rất không khéo rât hăng nái rất anh hùng.Vì vậy Đang va nhà nước cần tin tưởng cung cấp thông tin cho họ tránh tình trang bưng bít che giấu.

 … quy chế thực hiện dan chủ ở xaz, dân chủ cơ sở

2 banf bạc vơi dân hơi y kien kinh nghiệm của dân – dan bàn

Dân biết và dân bàn có quan hệ mật thiết với nhau …

Theo hcm có hai caschlafm vieecccj với dân chung : làm việc theo cách quan liêu, làm việc theo cách quần chúng.

3. động viên và tổ chức toàn dân thi hành-

..  sau khi biết bàn, cùng thực hienj. Tổ chưc phong trào qchungs hành động cm dưới sự lãnh đạo của đảng, quản lý của nn thực hiện xây dựng KT XH AN QP.

   Vấn đề quan trọng là phân phối kết quả lao dộng công bằng. không sợ thiếu.

ba khâu trên quan hệ khăng khít,,,..

4. cùng vơi dân kiểm thảo rút kinh nghiệm, phê bình khen thưởng

Là khâu cuối cùng…

…. Kiểm tra đảng

+ LL phụ thách coongg tác dv:

            Đảng, nn, các đoàn thể nhân dân phải phụ trách công tác dv

            Cán bộ phụ trách dân vận.

Qua hơn 25 năm đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới đất nước ta, đã đạt được những thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử, vị thế và tầm ảnh hưởng của Việt Nam đã được các nước trên thế giới công nhận; trong đó, có một phần đóng góp quan trọng của công tác dân vận với khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và điều hành của Nhà nước ta, nhất định Việt Nam sẽ sớm thực hiện được mục tiêu: Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh./.

Lien he

Thưc trạng

   Đền ơn đáp nghĩa, xoá dới  giảm nghèo khu phố văn hoá, gia đình văn hoá, toàn dân đoàn xây dựng đời số mơi ỏ khu dân cư, thi đua làm kinh tế giỏi làm giàu cho gia đình cho đất nước …

     Dv chưa thuc sư đm, bộ máy và chất lượng cb dv bất cấp, bộ phần đảng viên chư gương mẫu, ko sâu sát

     Chính sách chưa phù hợp, chậm đm , bât bình.

    Quyền làm chủ chua được tôn tọng, phát huy

   Các điểm nóng

 Đại hội XI của Đảng có ý nghĩa trọng đại, định hướng và động viên, cổ vũ toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta tiếp tục phát huy sức mạnh toàn dân tộc, đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Nhiệm vụ của công tác dân vận trong thời kỳ mới là xây dựng mối quan hệ gắn bó mật thiết giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân, tạo ra sức mạnh tổng hợp thực hiện thắng lợi mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh".

Trong những năm tới, công tác dân vận phải tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động, kịp thời nắm bắt diễn biến tư tưởng của nhân dân và đổi mới công tác vận động, tập hợp nhân dân, tạo sự đồng thuận trong các tầng lớp nhân dân để phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, chăm lo đời sống nhân dân, tạo sự ổn định chính trị, làm cho đất nước phát triển nhanh, bền vững. Những nhiệm vụ trọng tâm trong công tác dân vận của Đảng đã được xác định:

Phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa - sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ công tác dân vận của Đảng

Dân chủ là khát vọng sâu xa, cũng là thành tựu của cuộc đấu tranh lâu dài của các dân tộc và của loài người. Trong xã hội ta, xã hội do nhân dân làm chủ, thì dân chủ vừa là mục tiêu và động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội, vừa là cơ chế và phương thức để vận hành quyền lực của nhân dân trong quản lý nhà nước và tổ chức đời sống xã hội. Xã hội ta càng phát triển càng đòi hỏi và càng có điều kiện để mở rộng chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa.

Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam. Từ khi ra đời, Đảng là tổ chức chính trị duy nhất lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Khi cách mạng thắng lợi, giành được chính quyền, Đảng trở thành đảng duy nhất cầm quyền, lãnh đạo xây dựng xã hội mới - xã hội do nhân dân làm chủ. Để thực hiện tốt sứ mệnh lịch sử cao cả đó, trước hết Đảng phải là tấm gương thực hành dân chủ. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: Để làm cho Đảng mạnh, thì phải mở rộng dân chủ trong Đảng, phải thật sự mở rộng dân chủ để tất cả đảng viên bày tỏ hết ý kiến của mình. Mặt khác, mỗi đảng viên ở bất cứ cương vị nào cũng phải làm gương thực hành dân chủ.

Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ sung, phát triển năm 2011) nêu rõ: "Dân chủ xã hội chủ nghĩa là bản chất của chế độ ta, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển đất nước. Xây dựng và từng bước hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm dân chủ được thực hiện trong thực tế cuộc sống ở mỗi cấp, trên tất cả các lĩnh vực. Dân chủ gắn liền với kỷ luật, kỷ cương và phải được thể chế hóa bằng pháp luật, được pháp luật bảo đảm"(1).

Đảng ta là đảng cầm quyền, do vậy để thực hiện dân chủ trong xã hội, trước hết phải bảo đảm dân chủ trong Đảng. Đảng phải thực hiện dân chủ rộng rãi, phải thực sự mở rộng dân chủ để đảng viên bày tỏ hết ý kiến của mình. Thực tế cho thấy, một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng vi phạm quyền làm chủ của nhân dân chính là do sự thiếu dân chủ trong Đảng. Dân chủ không chỉ là quyền mà còn phải gắn với trách nhiệm của mọi đảng viên. Lực lượng lãnh đạo thực hiện thắng lợi đường lối, chủ trương của Đảng là các tổ chức đảng, các cấp ủy từ Trung ương đến cơ sở cùng toàn thể đảng viên. Nhiệm vụ lãnh đạo này vô cùng phong phú, phức tạp bởi cuộc sống xã hội là muôn màu muôn vẻ. Không thể có một khuôn mẫu duy nhất nào, một giải pháp cố định nào cho mọi lĩnh vực, mọi lúc, mọi nơi. Phát huy dân chủ trong động viên, tổ chức đảng viên lãnh đạo quần chúng đưa đường lối, chủ trương của Đảng thành hiện thực cuộc sống là yêu cầu tất yếu, là thể hiện dân chủ trong Đảng.

Đảng ta chỉ rõ: Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân; mọi đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đều vì lợi ích của nhân dân; cán bộ, công chức phải hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ được giao, tôn trọng nhân dân, tận tụy phục vụ nhân dân.

Để thực hiện tốt nhiệm vụ này, cần có cơ chế cụ thể để nhân dân thực hiện trên thực tế quyền làm chủ trực tiếp. Thực hiện tốt hơn Quy chế Dân chủ ở cơ sở và Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn. Phát huy dân chủ, đề cao trách nhiệm công dân, kỷ luật, kỷ cương xã hội; phê phán và nghiêm trị những hành vi vi phạm quyền làm chủ của nhân dân, những hành vi lợi dụng dân chủ gây mất an ninh, trật tự, an toàn xã hội; chống tập trung quan liêu, khắc phục dân chủ hình thức. Phương châm "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra" là biểu hiện cụ thể về thực hiện quyền làm chủ của nhân dân trong đời sống ở cơ sở. Trong Quy chế Dân chủ ở cơ sở, Nhà nước đã quy định những việc, những nội dung để nhân dân được biết, được bàn, được quyết định, được làm, được kiểm tra. Đó thực sự là một bước tiến trong việc thực hiện quyền dân chủ trực tiếp và nâng cao chất lượng dân chủ đại diện của nhân dân.

Công tác dân vận phải thật sự phát huy dân chủ, vận động nhân dân tham gia, đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo thêm công ăn việc làm, thực hiện xóa đói, giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; góp phần củng cố, tăng cường quốc phòng, an ninh, giữ vững ổn định chính trị, bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc và nâng cao vị thế của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới.

Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng mối quan hệ gắn bó mật thiết giữa Đảng và nhân dân là bản chất của công tác dân vận

Đảng ta chỉ rõ: Lấy mục tiêu xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, độc lập, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh làm điểm tương đồng; xóa bỏ mặc cảm, định kiến về quá khứ, thành phần giai cấp, chấp nhận những điểm khác nhau nhưng không trái với lợi ích chung của dân tộc; đề cao tinh thần dân tộc, truyền thống nhân nghĩa, khoan dung... để tập hợp, đoàn kết mọi người vào mặt trận chung, tăng cường đồng thuận xã hội. Đại đoàn kết toàn dân tộc phải dựa trên cơ sở giải quyết hài hòa quan hệ lợi ích giữa các thành viên trong xãhội.

Quan tâm giáo dục, đào tạo bồi dưỡng, phát triển giai cấp công nhân cả về số lượng và chất lượng; nâng cao bản lĩnh chính trị, trình độ học vấn, chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, tác phong công nghiệp, kỷ luật lao động, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Xây dựng và phát huy vai trò của giai cấp nông dân, chủ thể của quá trình phát triển nông nghiệp, nông thôn. Xây dựng đội ngũ trí thức lớn mạnh, có chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước. Tạo điều kiện xây dựng, phát triển đội ngũ doanh nhân lớn mạnh, có trách nhiệm xã hội cao. Làm tốt công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, truyền thống, lý tưởng, đạo đức và lối sống; tạo điều kiện học tập, lao động, giải trí, phát triển thể lực, trí tuệ cho thế hệ trẻ. Nâng cao trình độ mọi mặt và đời sống vật chất, tinh thần của phụ nữ. Phát huy truyền thống Bộ đội Cụ Hồ, tích cực tham gia xây dựng và bảo vệ Đảng, Nhà nước, chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ nhân dân của cựu chiến binh. Quan tâm chăm sóc sức khỏe, tạo điều kiện để người cao tuổi hưởng thụ văn hóa, được tiếp cận thông tin, sống vui, sống khỏe, sống hạnh phúc.

Đoàn kết các dân tộc có vị trí chiến lược trong sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc ta. Nghiên cứu xây dựng các cơ chế, chính sách, tạo chuyển biến rõ rệt trong phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội vùng dân tộc thiểu số. Tăng cường kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện các chủ trương, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ở các cấp. Chống kỳ thị dân tộc; nghiêm trị những âm mưu, hành động chia rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Tiếp tục hoàn thiện chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo phù hợp với quan điểm của Đảng. Phát huy những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của các tôn giáo; động viên các tổ chức tôn giáo, chức sắc, tín đồ sống "tốt đời, đẹp đạo", để tích cực đóng góp cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Quan tâm và tạo điều kiện để các tổ chức tôn giáo sinh hoạt theo hiến chương, điều lệ của tổ chức tôn giáo đã được Nhà nước công nhận, đúng quy định của pháp luật. Chủ động phòng ngừa, kiên quyết đấu tranh với những hành vi lợi dụng tôn giáo để chia rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Đồng bào định cư ở nước ngoài là một bộ phận không tách rời của cộng đồng dân tộc Việt Nam. Nhà nước ban hành cơ chế, chính sách để hỗ trợ, giúp đỡ đồng bào ổn định cuộc sống, phát triển kinh tế, góp phần tăng cường hợp tác, hữu nghị giữa nhân dân ta với nhân dân các nước; tạo điều kiện để đồng bào giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, hướng về Tổ quốc, đóng góp xây dựng đất nước.

Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân trong công tác vận động, tập hợp quần chúng

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể nhân dân có vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp đại đoàn kết toàn dân tộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân, chăm lo lợi ích của các đoàn viên, hội viên, thực hiện dân chủ và xây dựng xã hội lành mạnh; tham gia xây dựng #ảng, Nhà nước; giáo dục lý tưởng và đạo đức cách mạng, quyền và nghĩa vụ công dân, tăng cường mối liên hệ giữa nhân dân với #ảng, Nhà nước.

Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân tiếp tục tăng cường tổ chức, đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, khắc phục tình trạng hành chính hóa, phát huy vai trò nòng cốt tập hợp, đoàn kết nhân dân xây dựng cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân; tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước trong sạch, vững mạnh; tổ chức các phong trào thi đua yêu nước, vận động các tầng lớp nhân dân thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, bảo đảm cho đất nước phát triển nhanh, bền vững. Tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức công tác dân vận cho phù hợp với tình hình mới. Hướng mạnh về cơ sở, bám sát địa bàn, bám dân, tăng cường đối thoại trực tiếp với nhân dân; tham gia cùng với chính quyền giải quyết những nguyện vọng chính đáng, đúng pháp luật của nhân dân về các vấn đề có ảnh hưởng, liên quan trực tiếp đến đời sống, việc làm, thu nhập của nhân dân.

Các đoàn thể phải coi trọng công tác vận động, tập hợp quần chúng công nhân trong các doanh nghiệp, khu công nghiệp và quần chúng nhân dân trên địa bàn dân cư vào sinh hoạt, hoạt động trong các tổ chức quần chúng. Thực hiện có chất lượng, hiệu quả vai trò giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể và nhân dân đối với các cấp chính quyền nhà nước. Tiếp tục thực hiện tốt Quy chế Dân chủ ở cơ sở, nhất là trong các loại hình mới, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, góp phần đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí và thực hành tiết kiệm.

Tiếp tục quán triệt, nhận thức sâu sắc tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về công tác dân vận

Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh: Lực lượng của dân rất to. Việc dân vận rất quan trọng. Dân vận kém thì việc gì cũng kém. Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công. Trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Đảng ta khẳng định: "Dân vận và công tác dân vận là nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược đối với toàn bộ sự nghiệp cách mạng nước ta; là điều kiện quan trọng bảo đảm cho sự lãnh đạo của Đảng và củng cố, tăng cường mối quan hệ máu thịt giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân.  Công tác dân vận là trách nhiệm của tất cả các tổ chức trong hệ thống chính trị, của mọi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, đoàn viên, hội viên các đoàn thể nhân dân, cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang"(2). Tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua “Dân vận khéo” gắn với triển khai thực hiện học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, các phong trào thi đua của các cấp, các ngành, Mặt trận Tổ quốc một cách sâu rộng trên cả nước, góp phần nâng cao trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, đặc biệt là của chính quyền trong công tác dân vận. Theo đó, công tác dân vận là điều kiện quan trọng bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng và củng cố, tăng cường mối quan hệ máu thịt giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, các tổ chức trong hệ thống chính trị phối hợp chặt chẽ, thực hiện đồng bộ, thống nhất, hiệu quả công tác dân vận; thường xuyên quán triệt thực hiện phong cách dân vận: "Trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân và có trách nhiệm với dân". Công tác dân vận có vai trò rất quan trọng trong công tác xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền nhà nước, Mặt trận và các đoàn thể trong sạch, vững mạnh, có liên quan đến sự ổn định và phát triển bền vững của đất nước. Các cấp ủy đảng phải thường xuyên quan tâm kiện toàn tổ chức, bộ máy, cán bộ làm công tác dân vận; cử những cán bộ có phẩm chất, năng lực tốt và có kinh nghiệm làm công tác vận động quần chúng để phụ trách công tác dân vận. Phải dựa vào dân để xây dựng Đảng, làm cho nhân dân thật sự tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước. Chú trọng tổng kết thực tiễn và nghiên cứu lý luận khoa học về dân vận; trước hết là nghiên cứu làm sáng tỏ hơn mối quan hệ giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân trong tình hình hiện nay. Bởi vì, công tác quần chúng của Đảng về thực chất là làm việc với con người, với tập thể, cộng đồng những giai tầng xã hội, đây vừa là khoa học, vừa là nghệ thuật của công tác vận động, tập hợp nhân dân. Phải kết hợp thật tốt việc thực hiện Nghị quyết Đại hội XI của Đảng với Chương trình hành động về công tác dân vận và Quy chế công tác dân vận của hệ thống chính trị nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác dân vận của Đảng trong thời kỳ mới, tạo sự ổn định và phát triển bền vững của đất nước, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu "Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh", vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội./

Công tác Dân vận ở cơ sở trong tình hình hiện nay

       Trong những năm qua,  hoạt động về công tác Dân vận, các đoàn thể thanh niên công đoàn phụ nữ, có nhiều chuyển biến tích cực, các thành viên trong hệ thống đã thực hiện tốt chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, cùng với cmoon đã cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho CNCNV và  vận động tập hợp đông đảo nguowif lao dộng tham gia các phong trào thi đua yêu đua yêu nước, hành động cách mạng, nêu gương điển hình dân vận khéo… góp phần phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, Quốc phòng- an ninh của huyện nhà.

      Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác dân vận vẫn còn những tồn tại khó khăn. Một số cấp uỷ Đảng, chính quyền và một bộ phận cán bộ, đảng viên vẫn chưa nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của công tác dân vận, nội dung và phương thức hoạt động chậm được đổi mới; việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở có lúc, có nơi còn mang tính hình thức, công tác dân vận cấp cơ sở chưa có sự phối kết hợp chặt chẽ đồng bộ, việc xây dựng và nhân rộng các mô hình, điển hình “Dân vận khéo”; việc xây dựng đội ngũ cốt cán chưa được chú trọng…

     Để thực hiện tốt công tác dân vận trong thời gian tới, cần phải thực hiện một số nhiệm vụ như sau: 

       Một là: về tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo và đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng về công tác dân vận.

 Các cấp ủy Đảng tùy theo theo tình hình thực tế nhiệm vụ của Đảng bộ, chi bộ xây dựng chương trình hành động, kế hoạch công tác dân vận hằng năm để lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện. Thường xuyên kiểm tra, giám sát và sơ kết, tổng kết việc thực hiện chỉ thị, nghị quyết chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về công tác dân vận.

    Trong sinh hoạt cần kiểm điểm, đánh giá công tác dân vận và bàn những chủ trương, biện pháp để giải quyết tốt những vấn đề bức xúc trong nhân dân. Định kỳ cấp ủy Đảng tổ chức giao ban khối dân vận để chỉ đạo thực hiện công tác vận động quần chúng, tháo gỡ những khó khăn vướng mắc, định hướng chỉ đạo hoạt động của Mặt trận và các đoàn thể và các hội quần chúng. Tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân.

   Chỉ đạo các cấp các ngành chú trọng việc xây dựng nhân rộng mô hình, điển hình “dân vận khéo”, lực lượng cách mạng, phát triển đội ngũ cốt cán, nòng cốt, trung kiên trong các tầng lớp nhân dân để thực hiện chính sách, pháp luật của Đảng và nhà nước.

  Hai là: phải thường xuyên xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, cán bộ, chiến sỹ lực lượng vũ trang thực sự “Trung thành, sáng tạo, tận tụy, gương mẫu”; vì nhân dân phục vụ. Tăng cường kiểm tra, kịp thời phát hiện, xữ lý nghiêm những hành vi, thái độ vi phạm dân chủ, quan liêu, hách dịch, cửa quyền, tăng cường đi cơ sở để sâu sát với nhân dân, kịp thời nắm bắt tâm tư nguyện vọng của nhân dân để có chủ trương đúng đắn hợp lòng dân, gắn chặt giữa xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân với thế trận an ninh nhân dân.

     Thực hiện tốt quy chế phối hợp giữa các tổ chức chính trị xã hội với chính quyền các cấp để làm tốt công tác vận động quần chúng và xây dựng chính quyền trong sạch vững mạnh, bảo đảm sự phù hợp với thực tế và gắn với lợi ích của nhân dân.

        Phối hợp với ban, ngành, Mặt trận và các đoàn thể tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” coi đây là việc làm thường xuyên, liên tục. Tiếp tục đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước, động viên toàn dân thi đua lao động sản xuất, thực hành tiết kiệm, góp phần thực hiện thắng lợi những nhiệm vụ kinh tế-xã hội.

     Đối với Mặt trận và các đoàn thể. '       

     Mặt trận các đoàn thể nâng cao hiệu quả hoạt động, cùng thực hiện chính sách đại đoàn kết toàn dân tộc, chính sách đối với người có công với nước, chính sách đối với giai cấp và nhân dân, chính sách dân tộc, tôn giáo trên tinh thân mở rộng và đa dạng hóa các hình thức tập hợp nhân dân để tăng cường khối đại đoàn kết và tích cực đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, xây dựng các điển hình tiên tiến các hình thức thu hút, để tập hợp nhân dân, đồng thời có biện pháp tuyên truyền giáo dục chính trị tư tưởng, pháp luật cho đoàn viên, hội viên và nhân dân.

    Hệ thống dân vận tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động trong tình hình mới, góp phần thực hiện đồng bộ các biện pháp suy giảm kinh tế, chủ động phòng ngừa lạm phát ổn định kinh tế, tạo thuận lợi cho sản xuất kinh doanh và tăng cường kinh tế hợp lý, cải thiện môi trường đầu tư, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu, tạo việc làm xóa đói giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội, cải thiện đời sống nhân dân, củng cố và tăng cường quốc phòng an ninh.

    Các cấp ủy Đảng, Chính quyền, Mặt trận đoàn thể, Ban Dân vận từ huyện đến cơ sở chăm lo xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở gắn với đấu tranh phòng chống tội phạm, tham nhũng lãng phí, quan liêu, mất dân chủ, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, xây dựng Đảng Nhà nước trong sạch vững mạnh, chăm lo xây dựng, bồi dưỡng lực lượng cốt cán của từng tổ chức. Tích cực phát huy các già làng trưởng bản, lão thành cách mạng, người có uy tín nhất trong cộng đồng tham gia công tác vận động quần chúng.

     Tiếp tục đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước, phong trào hành động cách mạng của nhân dân,  xây dựng huyện Tây Giang phát triển nhanh và bền vững.

    phải tập trung hướng mạnh về cơ sở, tuyên truyền các chủ trương, nghị quyết của Đảng chính sách, pháp luật của Nhà nước và thường xuyên tuyên truyền trong nhân dân những “âm mưu diễn biến hòa bình”; “bạo loạn lật đổ” của các thế lực thù địch, (toorc cchuwa phản động Phú yên, NhijHaf, phát huy tinh thần yêu nước trong nhân dân. Tiếp tục phát động và tổ chức thực hiện có hiệu quả trong các hội đoàn thể nhân dân, các phong trào hành động cách mạng, thi đua sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xóa đói giảm nghèo, vươn lên làm giàu, trong gia đình và xã hội. Thực hiện công tác “đền ơn đáp nghĩa”, chăm sóc người có công, ủng hộ “bát cháo tình thương”, hưởng ứng ngày “Vì người nghèo”, Xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, đẩy lùi các tệ nạn, biểu hiện tiêu cực, đấu tranh ngăn chặng việc lợi dụng tín ngưỡng tôn giáo làm phương hại đến khối đại đoàn kết toàn dân tộc.       

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: