Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

DUYÊN KỲ NGỘ - THẢO NHI

CHƯƠNG 1

Dưới ánh trăng, hình bóng của Hoàng Trinh trải dài trên mặt đất. Cô ngồi đó im lìm bất động. Ánh trăng mờ ảo, huyền hoặc cũng không làm cho cô chú ý. Cô cũng không có vẻ gì là quan tâm đến trước sự ồn ào náo nhiệt xảy ra xung quanh.

Bầu trời đêm nay chi chít những vì sao lấp lánh. Áng sáng bàng bạc chiếu xuống khu vườn, gió lay lay nhẹ làm lá cây chạm vào nhau nghe xào xạc. không gian im lìm thinh lặng.

Đôi mắt đẹp như nhung với đôi rèm mi cong vút của cô khẽ lay động, khi dưới cầu thang có tiếng chân đi lên và một bóng người dừng lại phía sau lưng cô.

- Cô chủ à! Ông chủ kêu tôi lên đây bảo cô xuống phòng khách, ông đang đợi.

Hoàng Trinh quay lại, cất tiếng:

- Ông Tư! Con đã nói hoài mà ông Tư không nghe. Con không muốn ông gọi con bằng hai tiếng cô chủ nghe xa lạ ấy. Cứ gọi là Ti Ti như những ngày con còn bé ấy.

Người vừa gọi Hoàng Trinh chính là lão quản gia. Ông đến làm công cho cha mẹ Hoàng Trinh từ lúc cô còn rất nhỏ, nên đối với ông, cô rất có tình cảm. Cô xem ông như những người thân trong gia đình.

- Thưa cô chủ, không phải là tôi không muốn gọi như thế, nhưng mà... - Ông ngập ngừng - Tôi sợ bà chủ và ông nghe được thì sẽ bị mắng là không phân biệt chủ tớ.

- Nhưng cách xưng hô của con và ông thì có liên quan gì đến họ?

Cô vung tay ra chiều bực tức:

- Hôm nay trông ông làm sao ấy, mọi lần ông vẫn rất chiều con kia mà. Bộ ông hết thương con rồi sao?

Khi thấy Hoàng Trinh nghẹn ngào, ông Tư gục gặc đầu:

- Ti Ti! Con đừng vội trách ta. Ta làm quản gia cho nhà con từ lúc bà chủ còn sống và con vừa mới ra đời. Chẳng lẽ con không hiểu ta sao?

Ông ngừng lời và đưa mắt nhìn Hoàng Trinh.

- Từ lúc bà chủ bệnh và mất đi ta luôn luôn tâm niệm trong lòng rằng: đứa con gái mà bà hết mực cưng yêu, ta sẽ xem nó như con ruột của mình và chăm sóc tận tình từ miếng ăn, giấc ngủ để trả cái ơn mà bà chủ đã ban cho ta.

Cô ngước đôi mắt đẹp của mình về phía ông.

- Con không hiểu. Ông có thể nói rõ hơn cho con biết, giữa mẹ con và ông đã xảy ra chuyện gì mà mỗi lần nhắc đến mẹ con thì ông lại nói đến ơn nghĩa?

Ông đưa tay xoa đầu cô và bảo:

- Thôi đi cô nhóc. Đừng có mà vòi vĩnh. Ông chủ đang đợi, mau mau xuống dưới kẻo ông bị mắng là chậm chạp đấy.

- À! Ông lại đánh trống lảng nữa rồi? Nhưng ông phải hứa với con là sẽ kể cho con nghe, bằng không thì con chẳng đi đâu cả. Xem ai bị la cho biết.

Ông Tư lắc đầu:

- Ti Ti ngoan nào, hôm khác rảnh ông sẽ kể cho con nghe, còn bây giờ thì không được. Con không muốn ông bị mắng chứ?

- Có con ở đây thì ai dám mắng ông?

Cô hất mặt lên.

- Chả lẽ bây giờ, trong nhà này con không còn là cô Hai nữa à?

Nhìn vẽ mặt của cô, ông không nén được cười:

- Ồ! Ai lại bảo như vậy? Cô Hai nhà này thì nhất rồi. Phong độ nhất nè, uy quyền nhất nè. Và còn rất dễ thương, rất đẹp, rất...

Cô vi ngắt lời ông:

- Thôi, thôi. Ông Tư ơi! Ông đừng cho con đi tàu bay giấy. Ông nói một hồi coi chừng con không nhận ra mình nữa. Cứ ngỡ mình là một người đẹp toàn bích đầy uy quyền như những công chúa trong các vỡ cải lương video mà con hay coi.

Cô bỗng cụp mắt buồn bã:

- Khi xưa, lúc mẹ con còn sống thì cái gì cũng nhất hết, nhưng bây giờ thì không còn. Con chẳng còn là con gái yêu, con gái rượu của cha nữa, kể từ khi bà ấy về đây. Đứa con gái của bà ấy đã thay thế hoàn toàn địa vị của con trong lòng cha rồi.

Cô mỉm cười chua chát:

- Không biết là mai mốt con còn được ở trong nhà này nữa không hay là phải phiêu bạt về đâu nữa kìa.

Nghe những lời chua xót phát ra từ bờ môi xinh xắn của cô, ông thấy lòng quặn lại. Ở độ tuổi cô lẽ ra chỉ hồn nhiên vui vẻ với bạn bè, với cuộc sống đáng yêu quanh mình. Sống trong sự yêu thương săn sóc giữa vòng tay của người thân, chứ không phải đắm chìm trong phiền muộn, suy tư.

Ông biết từ ngày bà chủ mất, ông chủ lao vào công việt bất kể ngày đêm, ông bỏ quên luôn đứa con thơ mà ông hằng nâng niu chiều chuộng. Bởi quá buồn vì người vợ đã từng đầu ấp, tay gối, từng chia sẻ bao ngọt bùi, cay đắng từ thuở hàn vi cho tới ngày thành đạt mà ông hết lòng thương yêu đã ra đi, để lại cho ông nỗi mất mát quá lớn lao không gì bù đắp được.

Chính ông và bà vú già đã hết lời khuyên lơn, an ủi ông chủ của mình vơi bớt đau sầu, héo hắt. Hãy nghĩ đến tương lai đứa con thân yêu mà vượt qua mất mát đau thương. Để rồi sau đó ba năm, khi vừa mãn tang bà chủ. Ông đã đưa về một người đàn bà có nét đẹp sắc sảo, dáng vẻ như một mệnh phụ đầy quyền lực. Tính cách của bà thể hiện qua ánh mắt lá răm đầy tham vọng, mà khi nhìn vào ông và bà vú cảm thấy cuộc sống yên ổn trong ngôi biệt thự này sẽ bị xáo trộn không còn những ngày bình yên cũ. Duy chỉ có mình ông chủ là không cảm nhận được, bởi vì bà có thừa thông minh để biết dùng sắc đẹp và giọng lưỡi ngọt ngào vuốt ve ông. Những lời lẽ yêu thương, những ánh mắt đưa tình gợi cảm như đưa ông về thuở mới vào yêu.

Bà đã dùng mọi thủ đoạn để lọt vào ngôi nhà này, không phải vì yêu thương ông chủ Hoàng Lâm mà bà nhắm vào cái gia trài kếch sù kia sẽ vào trong tay bà trong tương lai. Và bà đã đạt được mục đích khi ông Hoàng Lâm trịnh trọng tuyên bố với mọi người rằng bà sẽ thay thế người vợ đã mất, để quán xuyến mọi việc trong nhà và chăm sóc cô gái cưng của ông...

Ngày bước chân vào ngôi biệt thự nguy nga, tráng lệ, bà Tú Mỹ đã được đón tiếp bằng một buổi tiệc thật linh đình, với đủ mặt những quan chức và giới thượng lưu trí thức sang trọng, bạn của ông Hoàng Lâm. Bà không đến một mình mà còn có đứa con gái trạc tuổi Ti Ti, mà ông Hoàng Lâm đã cho phép gọi ông là cha.

Ông còn nhớ rất rõ lúc ấy, Ti Ti dù đã được cha cho biết rằng ông sẽ tục huyền, nhưng cô bé vẫn không khỏi bàng hoàng, chua xót khi ngước đôi mắt tròn to ngơ ngác nhìn người đàn bà xa lạ mà cô phải gọi bằng mẹ kế, thân mật khoát tay cha đi giữa các bàn tiệc, hân hoan đón nhận những lời chúc hạnh phúc của bạn bè. Mà địa vị ấy ngày trước chỉ có mẹ và cô mới có quyền. Ti Ti đã nén chặt lòng mình, đờ đẫn cả người ra nhưng vẫn không để rơi một giọt lệ nào. Cô bé lững thững đi lên lầu về phòng mình, ôm di ảnh của mẹ vào lòng, mắt nhìn chăm chăm vào khoảng không như một cách để trốn chạy hiện tại quá đau lòng. Cô không có quyền lựa chọn, cha có quyền yêu và có quyền quyết định hạnh phúc của ông. Với tuổi ngoài bốn mươi, cha cô vẫn còn rất tráng kiện và phong độ nên có rất nhiều đàn bà đẹp đeo đuổi, cuối cùng thì ông đã tìm được người đàn bà cho riêng mình. Cô cảm thấy tình yêu cha dành cho mình quá ngắn ngủi, hạnh phúc không trọn vẹn và cô cảm thấy đau khổ.

 Kể từ ngày đó, Tú Mỹ nghiễm nhiên trỡ thành bà phu nhân của tổng giám đốc công ty xuất nhập khẩu Lê Hoàng Lâm đầy quyền uy và giàu sang tột bực. Cũng như mẹ, Mỹ Hằng được bước vào thế giới thượng lưu với danh vị cô tiểu thư nhà họ Lê. Họ bước ra đường là có kẻ đưa người đón, biết bao người nhìn vào thèm muốn cái địa vị đó như mẹ con bà. Và bà cảm thấy hài lòng khi những toan tính của bà đã đạt được kết quả.

Ông Tư siết chặt tay Hoàng Trinh:

- Con đừng có buồn nữa. Hãy quên đi cái quá khứ đau buồn mà vui vẽ hướng tới hiện tại và tương lai. Con phải sống, sống một cuộc sống có ý nghĩa. Phải biết vươn lên nắm bắt lấy cái gì từng là của mình. Vì bao giờ bên cạnh con cũng còn có ông và bà vú già.

Nhìn vẻ khổ sở trên nét mặt của ông, Hoàng Trinh nén tiếng thở dài.

- Con biết chứ. Ở nhà này chỉ có ông Tư, vú và chị Ba giúp việc là thương con thôi. Còn mẹ con họ chỉ muốn con biến khỏi tầm mắt, như muốn nhổ cái gai trước mắt.

- Ti Ti! Con đừng bi quan. Dù gì họ cũng biết nễ sợ ông chủ chứ. Mẹ con Tú Mỹ không dám manh đng gì đâu, ở đây còn có ông nữa chi.

Ông Tư vừa nói vừa chỉ tay vào ngực mình. Hoàng Trinh bỗng bật cười khi thấy cử chỉ của ông Tư.

Ông Tư của con thì nhất rồi, oai phong đĩnh đạc như viên tướng sắp ra trận - Cô nghiêng nghiêng đầu như chiêm ngưỡng. - Nhưng mà mấy ông tướng khi ra trận thì quân mão, gươm giáo chỉnh tề, bước giữa hàng quân hùng hồn khí thế, còn ông,,, - cô đưa tay lên che miệng cười khúc khích - không có lấy một tên lính để sai vặt.

- À! Con bé này dám ngạo ông ư?

- Con đâu dám. Ông mà giận lên thì mai mốt ai canh cửa cho con đi chơi.

- Nói cho con biết, ông tuy là quản gia nhưng trong nhà vẫn có người phải nể mặt ông đó. Họ không dám làm gì con đâu, nếu ông còn ở đây ngày nào thì ông quyết bảo vệ con đến cùng.

Hoàng Trinh xúc đng, ôm cánh tay ông:

- Trong lòng con, ngoài ông và vú ra không còn ai làm cho con yêu thương, kính trọng hơn, kể cả cha con.

- Những lời nói này của con mà đến tai ông chủ thì ông không tưởng tượng được điều gì sẽ xãy ra. Con không sợ cha con buồn sao?

- Cha mà buồn. Bây giờ cha con đã có niềm vui khác rồi, đâu thèm quan tâm chi đến tâm trạng của con. Mỗi tháng cha cứ việc đưa tiền như ban bố cho con chút ân huệ, rồi mặc tình muốn tiêu xài ra sao cũng được. Cha không cần biết đến những sinh hoạt trong học tập vã ngoài xã hội của con. Cha đâu hiểu rằng con không cần những đồng tiền lạnh lẽo kia mà chỉ mon g ở cha một cử chỉ thương yêu, trìu mến như thuở còn bé, mà nào có được hở ông.

Nhìn đôi mắt ngân ngấn nước mắt của cô, ông Tư khe khẽ thở dài.

Đã là bật cha mẹ thì ai lại không thương núm ruột của mình. Chỉ vì ông chủ là đàn ông nên không biểu lộ ra ngoài cử chỉ và lời nói đó thôi, chứ thật sự trong lòng ông rất yêu thương con.

Ông bảo cha yêu con mà cứ suốt ngày hết đám tiệc đến liên hoan. Có khi cả nửa tháng cha con mới gặp nhau vì những đợt công tác nước ngoài. Mà nào có nói được gì nhiều khi bên cha lúc nào cũng kè kè dì Tú Mỹ và con bé Mỹ Hằng. Đôi mắt của mẹ con con bà ấy nhìn con với vẻ xoi mói như sợ con chiếm hết những thứ mà cha mua về.

- Nhiều khi không khí gia đình quá ngột ngạt, con muốn bỏ nhà đi bụi đời cho rồi, để không còn thấy cảnh chướng mắt.

Ông Tư sững sốt khi nghe những điều Hoàng Trinh vừa thốt ra.

- Ti Ti! Con không nên có ý nghĩ điên rồ ấy. Gia tài sự nghiệp này là do một tay cha mẹ con đổ bao mồ hôi, nước mắt và công sức mà có được. Con không thể để lọt vào tay ngươi khác một cách dễ dàng. Con hãy nghĩ đến mẹ mình, ráng ăn học thành tài để mai sau quản lý công ty. Để họ không còn xem con là một đứa con gái ngốc nghếch, khờ khạo. Con phải chứng minh cho mọi người thấy rằng con được thừa hưởng nghị lực của mẹ và đầu óc thông minh của cha để đứng vững trên đôi chân của mình. Bước vào đời với một niềm tin là con sẽ thành công...

Nhìn vẻ khẩn trương của ông, thái độ cô bỗng dịu xuống.

- Con nói đùa thôi, chớ nỡ lòng nào con rời xa mái nhà thân yêu này. Ngôi nhà đã có biết bao kỷ niệm từ thời bé thơ cho đến lớn khôn, nhất là nơi đây còn có ông Tư và vú hết lòng lo lắng cho con thì làm sao con bỏ đi cho đành.

- Chó con! Mi cứ chơi trò ú tim với lão già này, có ngày ta chết mất vì cái tính ngông của mi đó.

Cô bật cười thích thú:

- Ông Tư ơi! Ông phải sống thật lâu với con nha. không có ông thì ai sẽ mở cửa cho con mỗi khi đi học về khuya. không ai ngồi nghe con tâm sự, lúc ấy chắc là con sẽ buồn lắm - Cô cố làm ra vẻ mặt buồn bã - Còn nữa, mấy cây mận, cây ổi ngoài vườn chắc cũng sẽ héo rũ hêt thôi vì không ai chăm sóc chúng.

Nhìn nét lém lỉnh trên khuôn mặt cô chủ nhỏ, ông cười xòa:

- Con lo lắng cho ông hay là vì sợ mất ông rồi sẽ không còn ai để phần cho những trái ổi chín vàng, những quả mận tươi rói hả?

Bị nói trúng tim, nhưng cô nàng vẫn ngoan cố:

- Không có mận và ổi nghĩ cũng buồn thật. Nhưng đổi những thứ ấy để có ông thì con sẵn sàng.

- Nè, chó con! Đừng có mà nịnh ông. Nếu biết nghĩ đến ông thì hãy dẹp bỏ những ý tưởng không hay đang hình thành trong cái đầu bướng bỉnh của con đi. Nếu không thì từ nay đừng nhìn lão già này nữa.

Vừa nói ông vờ quay lưng đi xuống. Hoàng Trinh vi vã chụp cánh tay ông.

- Thôi mà ông Tư. Con chỉ nói vậy mà ông đã giận con rồi à. Cho con xin lỗi.

Nhìn vẻ phụng phịu dỗi hờn trẻ con của cô, ông thương đến não lòng:

- Bây giờ con đã trưởng thành, con phải thay thế cha gánh vác bớt một phần nào công việc để cho ông chủ an nhàn lúc tuổi già.

Ngừng một chút, ông tiếp:

Đã đến lúc con phải biết nắm giữ những gì thuộc về mình, có như vậy mẹ con mới hài lòng nói chín suối.

- Cám ơn ông. Những lời ông nói con sẽ nhớ mãi trong lòng. Con phải lấy lại phong độ cô chú cho ông vừa ý. Một khi con đã là thành viên trong công ty của cha thì không ai dám qua mặt con đâu, kể cả mẹ con bà ấy.

- Ông tin là con sẽ làm được, nhưng gì đi nữa thì con cũng phải đề phòng những bất trắc mà người ta cố tình giăng ra.

- Con hiểu rồi. Suốt mười mấy năm con đã tạo lòng tin nơi cha, thì không vì lòng đố kỵ của dì Tú Mỹ mà con đánh mất tất cả.

Nhìn vẻ cứng rắn nơi cô, ông hài lòng:

- Có như vậy chứ, ta biết con sẽ không làm cho ta thất vọng.

Nhìn con bây giờ thì ta cứ ngỡ là ta đã gặp lại bà chủ thuở sinh thời chứ không phải là đứa bé yêu của bà.

- Nhắc đến mẹ con mới nhớ, ông hứa kể chuyện khi xưa của ông cho con nghe thì ông phải giữ lời đấy. Con không quên đâu.

- Cha cô. - Ông mắng yêu - Bộ từ đó tới giờ ông hay gạt con à.

Cô lúc lắc đầu.

- Không phải. Con chỉ nhắc cho ông nhớ chớ nào có ý nghĩ như vậy. Nhưng mà...

Thấy cô ngắc ngứ ông đưa mắt cảnh giác:

- Con đi giở trò gì đây?

- Ông thì cứ hay nghi ngờ con. Con chỉ muốn ông ngoéo tay cho chắc ăn vậy mà.

- Tính cách của con cứ y như một thằng con trai ngổ ngáo, không yểu điệu thục nữ tí nào. Phải chi lúc trước, bà chủ sinh ra một thằng con trai có phải hơn không.

Hoàng Trinh giậm chân ra chiều giận dỗi:

- Ông ở đó mà nói xấu con đi, mai mốt con mà ế chồng thì con bắt đền ông cho coi. Nhưng nói gì thì nói ông có chịu ngoéo tay không?

Cô chìa bàn tay búp măng xinh xắn của mình về phía ông. Và bật cười thích thú khi ông cũng đưa bàn tay nhăn nheo của ông ngoéo vào tay cô.

- Công nhận ông Tư ngoan thật. Mai mốt con sẽ thương ông Tư hoài hoài cho đến chết luôn.

- Chó con! Mi thì lúc nào cũng đùa được, ta không phải là một đứa trẻ để mi dỗ ngọt đâu.

Cô rùn vai chối biến:

Đâu có. Chỉ tại ông rất tốt với con, con thương ông nên mới nói như vậy, chớ con nào dám hỗn hào với ông.

- Thôi, thôi ông không nói lại con đâu. Mau đi xuống dưới kẻo ông chủ mong. Nghe đâu ngày mai ông chủ còn đi Vũng Tàu ký hợp đồng gì nữa đấy.

Bước chân về phía cầu thang, cô nói vọng lại:

- Ông Tư cũng nên nghĩ sớm, thức khuya có hại cho sức khoẻ lắm. Con xuống dưới với cha đây.

- Khoan đã Ti Ti - Ông gọi với theo - Lúc lên đây, ông có nghe bà vú bảo chị bếp pha ly sữa mang lên cho con, ráng uống hết rồi hãy ngủ.

Cô ngoái đầu lại:

Dạ. Con nghe rồi. Công vú pha sữa, không những một ly mà hai ly con cũng uống hết.

Ông nhìn theo cái dáng nhỏ nhắn của cô vừa khuất ở chân cầu thang, ông khe khẽ lắc đầu.

Ti Ti vẫn còn quá khờ khạo trước người đàn bà đầy mưu mô xảo quyệt. Không biết con bé có nhận ra được những thủ đoạn mà bà ấy giăng ra. Nhưng còn có ông ở trong nhà này thì mẹ con bà Tú Mỹ đừng hòng làm thương hại hay tổn thương đến Ti Ti. Một khi bà ấy còn biết dè chừng, vị nể ông thì ông có cách bảo vệ Ti Ti. Tạm hài lòng với suy nghĩ của mình, ông nhẹ nhàng bước về phía cầu thang.

 CHƯƠNG 2

Vừa bước xuống lầu, cảnh tượng đầu tiên đập vào mắt Hoàng Trinh làm tim cô nhói đau, Cha cô ngồi đó, một bên là bà Tú Mỹ đang dịu dàng rót trà đưa tận miệng ông như một người vợ hiền rất mực yêu thương chồng. Còn bên kia thì Mỹ Hằng đang tíu tít nói cười bóp vai cho ông.

 Cô khựng lại, bấu chặt tay vào thành cầu thang. Hình ảnh trước mặt như là một gia đình tràn đầy hạnh phúc. Cô nhắm mắt, hít một hơi thật sâu. Không được. Cô không được rơi nước mắt trước mặt mẹ con họ, họ sẽ mỉm cười hài lòng khi thấy cô yếu đuối như vậy. Vi đè nén giọt nước mắt chực trào ra, cô mở bừng mắt và bước đến ngồi xuống ghế sô- pha đối diện cha mình.

Giọng cô bình thản:

- Cha gọi con xuống có chuyện gì không ạ?

Nghe tiếng Hoàng Trinh, ông ngước lên, mỉm cười:

- ồ! Con gái cưng. Cha đi công tác về có mua quà cho con và Mỹ Hằng. Chốc nữa dì Mỹ soạn ra đem lên cho con.

- Cám ơn cha. Nhưng đồ dùng của con vẫn xài chưa hết. Cha mua làm gì cho tốn tiền.

- Cha biết. Nhưng vì muốn mọi người chia sẻ niềm vui với cha khi cha ký kết thành công một hợp đồng. Mọi người ai cũng có phần kể cả vú, ông Tư và chị bếp.

Sau một lúc quan sát, thấy vẻ vồn vã của ông Hoàng Lâm dành cho đứa con gái của ông, bà bực bội lên tiếng:

- Ai mà không biết đại tiểu thư nhà này dư thừa tới mức không cần. Chỉ có Mỹ Hằng chịu thiếu thốn từ nhỏ nên mới vui mừng khi được ông vì chút tình mà chiếu cố tới nó.

- Thưa dì, con nào có ý nghĩ đó. Tại con thấy cha quá cực nhọc trong việc kiếm ra đồng tiền nên không muốn cha phung phí tiền bạc.

Bà đưa mắt nhìn cô, rồi nhíu mày, cao giọng:

- Con nói như vậy là có ý ám chỉ ta và Mỹ Hằng tiêu xài tiền bạc của cha con không đúng chỗ chứ gì?

Cô rùn vai, thản nhiên nhìn lại bà.

- Dì à! Thời buổi cạnh tranh ngày càng khó khăn, thì ta phải biết sử dụng đồng tiền sao cho có lợi, chớ vung tay quá thì cả núi tiền e cũng không đủ thưa dì.

Nghe giọng nói mai mỉa của Hoàng Trinh, Mỹ Hằng vội xen vào:

- Chị nói vậy chứ đồng tiền mình làm ra thì cứ hưởng thụ. Sợ gì mà phải chi li tính toán kẻo đến lúc lại hối hận khi không biết dùng đồng tiền phục vụ cho những nhu cầu của mình - cô quay sang ông nũng nịu - Con nói vậy ba có đồng ý không ba?

Ông Hoàng Lâm lắc đầu:

- Theo suy nghĩ của con thì cũng đúng phần nào. Nhưng cứ mặc tình chạy theo sự điều khiển của đồng tiền hay nhu cần vô bổ thì coi như đồng tiền đó không có giá trị, mà nhiều khi còn phải trắng tay.

Mỹ Hằng bướng bỉnh:

- Chẳng lẽ cứ cắm đầu mãi vào việc kiếm tiền. Tội vạ gì mà chả xài cho sướng tay. Có nhiều tiền trong tay thật là thích, muốn gì được nấy mà con khiến người khác nhìn mình bằng đôi mắt thán phục nữa kìa.

Như sợ Mỹ Hằng càng nói càng bc l bản tính hoang phí, bà Tú Mỹ trừng mắt, kín đáo nhìn con:

- Con biết gì mà nói vào. Im ngay đi.

Hiểu ý mẹ, cô quay sang ông Hoàng Lâm giả lả:

- Coi vậy chị Trinh nói phải đó mẹ. Có lẽ mai mốt con nên đến chỗ của ba học hỏi thêm, để sau này còn phụ giúp ba.

Thấy bầu không khí có vẻ căng thẳng, ông vi nói:

- Ừ. Con và Hoàng Trinh cũng nên phụ giúp ba một tay. Công việc ngày càng chồng chất, cha kham không xuể đâu. Phải chi ta có một đứa con trai thì hay biết mấy.

Bà Tú Mỹ bĩu môi:

- Thì con Hoàng Trinh nhà ông đó có khác chi con trai. Hễ đi thì thôi chớ về nhà là cứ áo thun, quần sort trong chướng cả mắt. - Rồi bà mai mỉa - không biết là đi học hay lại tụm năm, tụm ba đàn đím để quậy phá.

 Hoàng Trinh quắt mắt nhìn bà:

- Sao dì lại nói như vậy? Nếu không tin con đi học thì có thể liên lạc với nhà trường kia mà. - Ngừng một chút như cố nén cơn giận, cô tiếp - Mẹ con tuy mất sớm, cha con thì bận công việc nhưng không vì thế mà con bỏ học, tụ tập bạn bè xấu la cà hết nhà hàng này rồi đến tụ điểm karaoke như dì nghĩ đâu.

Câu trả lời của Hoàng Trinh làm bà Tú Mỹ tức sôi gan. Bà còn chưa kịp tìm lời đối đáp, Mỹ Hằng chột dạ, đưa mắt nhìn cô:

- Mẹ quan tâm cho chị nên mới nói như vậy. Không có thì thôi chứ làm gì chị giận dữ như thế.

Rồi như sợ Hoàng Trinh kể lại những lần thấy cô cùng lũ bạn kéo nhau vào nhà hàng nhảy nhót, quậy phá, cô nói:

- Chị Trinh không thích thì thôi, mẹ nói làm gì kẻo người ngoài nghe được lại bảo mẹ khó khăn, hạch sách chị ấy.

- Thì tao nói vậy chứ đâu có dám động đến nó đâu. Không khéo ba mày lại bảo là tao thiên vị, không ngó ngàng đến đứa con cưng của ổng.

Hoàng Trinh khôn khéo:

- Cám ơn dì đã nghĩ đến con. Nhưng con biết cái nào nên làm và cái nào không nên làm. Con tự biết kiểm soát bản thân mình, chỉ xin dì để mắt đến Mỹ Hằng kẻo sau này...

Nhìn cử chỉ và lời nói lấp lửng của cô, bà tức ứa gan:

- Con tôi thì tôi phải biết cách dạy bảo, không cần cô lên mặt. Mỹ Hằng! Mày nên học hỏi cách ăn nói khéo léo của con Trinh kìa. Ăn học cho nhiều vào rồi sách mé mẹ cha.

Nói rồi bà quay qua ông, cất giọng lanh lảnh:

- Ông nghe rõ rồi chứ? Hôm nay nó ra mặt dạy khôn tôi đấy. Sao tệ vậy? Bộ không muốn con Mỹ Hằng có bạn bè hay sao hả?

Hoàng Trinh bắt bẻ:

- Con chỉ muốn tốt cho Mỹ Hằng. Chứ ở chung trong nhà, không lẽ để Mỹ Hằng quen với người xấu, con lại đứng nhìn được à.

Bà Tú Mỹ tự tin:

- Tôi sẽ không để con Hằng làm mất mặt nhà này đâu. Cô khỏi phải lo.

Kéo ông Hoàng Lâm xoay qua đối diện với mình, giọng bà hổn hển:

- Ít ra ông cũng nói được điều gì chứ? Riết rồi từ trên xuống dưới, không ai xem tôi ra gì cả. Cứ cái điệu này có ngày tôi điên lên mất.

Nhìn vẻ mặt khổ sở giả tạo của bà, cô không nén được cười. Bà đúng là một diễn viên tài ba, có thể diễn đạt thành công ở bất kỳ hoàn cảnh nào, nhất là trước mặt cha cô. Còn đối với cô thì đừng hòng.

Nét gian xảo và thâm hiểm như được ẩn sâu sau đôi mắt thoáng nhìn tưởng như đang khép lại mệt mỏi của bà.

Ông Hoàng Lâm xua tay:

Người trong nhà với nhau cả, cay đắng chi vậy. Mỗi người nhịn một câu có phải hơn không? - Rồi ông hơi ngả người ra sau ghế với vẻ mệt mỏi - Tôi mong rằng mẹ con bà và Hoàng Trinh đừng gây gổ vì những chuyện không đâu. Đi làm về đã mệt, tôi chỉ muốn mọi người vui vẻ với nhau là được rồi. Tất cả hãy mau quên chuyện này đi.

Mỹ Hằng định trả lời nhưng thấy cái liếc mắt đầy ngụ ý của mẹ nên cô cũng im luôn. Không phải bà Tú Mỹ sợ gì ông, nhưng khi ông đã lên tiếng thì đừng dại dột cãi lại. Bà còn lạ gì cái tính nghiêm khắc của ông, một khi đã nổi giận thì phải biết.

Thấy mọi người im lặng, ông tiếp:

Hoàng Trinh! Chuyện thi cử của con thế nào?

- Dạ. Con làm bài được lắm. Con rất có lòng tin.

- Nhìn vẻ mặt tự tin của con, ba chắc là con sẽ đỗ cao, ba rất mừng. Nhưng con có dự định gì cho tương lai chưa? Có cần ba giúp không?

- Dĩ nhiên là phải nhờ ba rồi. Khi cầm bằng tốt nghiệp trong tay, người đầu tiên con gõ cửa là ba đấy. Nhưng con...

Ông nhướng mắt, nhìn cô:

- Con có điều gì khó xử à? Ba có thể giải quyết hộ con không?

Cô ngập ngừng rồi mạnh dạn lên tiếng:

- Con muốn xin ba cho con vào làm việc ở công ty của ba Diệu Hiền. Nhỏ bảo ba của nhỏ đã dành cho con và nó một chỗ trong công ty của ông ấy.

Ông Hoàng Lâm nhíu mày:

Có nghĩa là con bỏ mặc ba với công ty nhà mình để đi làm công cho người ta à? Bộ công ty của ba không xứng cho con vào làm ư?

Nhìn vẻ mặt không hài lòng của ông, cô vội phân bua:

- Con không có ý đó. Chỉ vì con muốn thử sức mình, ba cho con thời gian hai năm, sau hai năm con sẽ về làm nhân viên cho ba.

Ông lắc đầu:

- Không được.Thời gian hai năm quá lâu. Cha không muốn con phải cực nhọc bươn chải bên ngoài, chỉ cần một năm là đủ rồi.

Cô cong môi:

- Có gì vất vả đâu ba. Con làm việc ở văn phòng chứ đâu làm công nhân mà cha phải sợ. Đồng ý nghen ba. Chỉ hai năm thôi mà. Nếu con không chịu được thì sau này tùy cha quyết định, con không dám cãi.

Con bé thật giống mẹ - Ông thầm nghĩ - Khi đã nói thì nhất quyết làm cho được. Ông biết dù có ép buộc nó vẫn không làm theo ý của ông khi nó chưa được thoả mãn trong chuyện ra ngoài làm việc. Con bé thừa hưởng nhan sắc vốn rất đẹp của mẹ và cả tính tình vừa dịu dàng, vừa cứng rắn của bà. một khi đã nói ra thì không ai thay đổi hay lay chuyển được dù người đó là ông. Được ở bên người vợ rất mực đảm đang từ chuyện gia đình đến công việc ở công ty. Bà luôn là cánh tay đắc lực của ông. Vốn đầu óc nhạy bén trong kinh doanh, bà giúp ông giành nhiều hợp đồng quan trọng có nguồn lợi nhuận thu về rất lớn khiến ông nể bà ra

Trong giới kinh doanh thường nói, thương trường là chiến trường. Chỉ cần sơ xuất nhỏ kể như là cả tâm huyết và tiền bạc đều để sông đổ biển. Nhưng mọi việc qua tay bà đều trở nên đơn giản, có cách bà giải quyết đến ông còn phải kinh ngạc nữa là.

Ông vô cùng hãnh diện khi có người vợ như bà. Từ lúc sống với ông, bà chưa một lần lớn tiếng hay đòi hỏi ở ông một việc gì tuy rất nhỏ. Bà sống rất có tình nghĩa với mọi người xung quanh, nên từ kẻ ăn người ở trong nhà đều rất quý trọng bà chủ.

Nên khi bà mất đi, ông như lọt vào khoảng không mơ hồ, tinh thần hoàn toàn suy sụp. Ông đã bỏ mặc tất cả vùi mình trong men rượu để tìm quên. Và cũng nhờ có Hoàng Trinh, giọt máu yêu thương mà bà đã để lại cho ông đã giúp ông thức tỉnh. Gượng đứng lên giải quyết mọi việc cho đến ngày ông gặp bà Tú Mỹ. Những tưởng Hoàng Trinh sẽ vui hơn khi có mẹ kế, nhưng ông đã lầm. Hoàng Trinh ngày càng thu mình vào ốc đảo riêng của mình. Con bé dè dặt khi nói chuyện với ông và bà Tú Mỹ. Chỉ khi có chuyện quan trọng rất cần nó mới nhờ đến ông. Mà hầu như nó tự mình giải quyết tất cả mọi việc xung quanh một cách nhanh chóng và hiệu quả, không cần cả ý kiến của ông. Con bé đúng là bản sao của mẹ nó.

Thấy vẻ mặt cương quyết của cô, ông đành nhượng bộ.

Thôi được, cha đồng ý. Nhưng chỉ một lần duy nhất thôi đấy, không có lần sau đâu.

Cô mỉm cười hài lòng:

- Con cám ơn cha. Những gì con nói thì con sẽ làm được mà. Cha tin con đi.

Nghe mẩu đối thoại giữa hai cha con Hoàng Trinh, một ý nghĩ lóe lên trong đầu bà Tú Mỹ. Thừa lúc con nhỏ Hoàng Trinh chưa đến công ty làm việc, bà sẽ nhân cơ hội này đưa Mỹ Hằng vào công ty. Một khi Mỹ Hằng đã có chân trong ban quản trị của công ty bà sẽ năn nỉ ông Hoàng Lâm cho nó đứng tên một số cổ phần để nó đừng mặc cảm với người trong công ty. Bà tin chắc rằng với lý do chính đáng như vậy ông sẽ không từ chối. Đắc chí với suy nghĩ của mình, bà cũng ỡm ờ đánh tiếng:

- Có chắc là con được không đấy? Hay chỉ vài hôm rồi chạy về rên rỉ õng ẹo là làm không được việc?

Mỹ Hằng nói vuốt ve theo mẹ:

- Phải đó chị Trinh. Chị đừng để mọi người hiểu lầm nhà mình rằng, ba mẹ không sắp xếp được cho chị một công việc ở công ty mà phải vác đơn đi xin chỗ khác.

Bà quay sang ông:

- Nếu con nó đã quyết định thì ông cũng nên nghe theo một lần. Để xem thử bản lĩnh cô con gái cưng của ông có làm nên trò trống gì không.

Hoàng Trinh im lặng, cô không muốn nói nhiều. Cô biết đó là những lời nói khích bác nhằm hất cô ra khỏi công ty để họ tự do lộng hành. Nhưng hãy chờ đó, cô nhất quyết phá tan những dự định đầy mưu mô của mẹ con họ trong một ngày gần đây.

Cô nhếch môi:

- Dì và Mỹ Hằng yên chí, một khi đã quyết định con sẽ không làm phiền đến ai đâu - cô buông một câu đầy ngụ ý - Dì nên lo cho Mỹ Hằng kìa. Em con cũng cần có một chỗ trong công ty của cha con đấy.

Nói xong cô thong thả đứng lên như không thèm để ý vẻ bối rối lẫn kinh ngạc của mẹ con bà Tú Mỹ. Cô nhìn cha:

- Nếu không còn gì con xin phép về phòng để cha nghỉ ngơi ngày mai cha còn phải đi công tác.

Ông Hoàng Lâm cũng đứng lên:

- Ừ. Mọi người nên đi nghỉ sớm. Suốt ngày làm việc căng thẳng chỉ mong về nhà nghỉ ngơi một chút. Ngày mai, tôi còn phải ra Vũng Tàu ký hợp đồng với bên đối tác.

Hoàng Trinh khoan thai bước lên lầu về phòng mình. Bỏ lại sau lưng gương mặt căm ghét của bà Tú Mỹ và cái nguýt đầy ganh ghét của Mỹ Hằng.

 CHƯƠNG 3

Giật mình thức giấc khi tiếng động cơ dưới đường vọng vào phòng, Hoàng Trinh mở cửa sổ cho ánh nắng ban mai tràn vào phòng. Cô rất thích mỗi buổi sáng đứng bên cửa sổ nhìn ra khu vườn đầy hoa còn vương những ngọt sương trên cành, đang lung linh trong nắng sớm. Phải nói là cả vườn đầy những loại hoa quý hiếm mà cô và ông Tư già đã phải bỏ nhiều công sức để có 1 hoa viên rất đẹp giữa thành phố đầy ô nhiễm vì khói bụi.

Ngắm chán, Hoàng Trinh lười biếng vươn vai bước vào toilet làm vệ sinh rồi trở ra. Cô định chuồi người lên giường, hôm nay là chủ nhật nên cô tự cho mình quyền nằm nướng đến trưa. Nhưng tiếng đồng hồ lảnh lót gõ 8 tiếng làm cô ngồi bật dậy.

- Chết rồi! Hôm nay mình có hẹn với nhỏ Diệu Hiền đi mua sắm 1 ít đồ để ngày mai vào công ty trình diện mà bây giờ đã 8 giờ.

Thế nào khi gặp nhỏ cô cũng được nghe 1 bài tụng dài lê thê. Nào là không biết quý báu thời gian, lúc nào cũng lề mề chậm chạp, ôi thôi đủ hết. Nhỏ nổi tiếng là "bà Tám" chính là biệt danh mà Hoàng Trinh đặt cho nhỏ. Rồi bao nhiêu năm cùng nhau bước vào đại học. Nghĩ cũng lạ, tính tình cô thì hiếu động, nghịch ngợm, còn Diệu Hiền, nhỏ cứ như 1 bà cụ non chậm chạp hay nói. Lúc bảo cô thì phải thế này, lúc bảo cô phải thế kia, cô nghe nhỏ nói riết mà phát chán. Nhưng được cái nhỏ rất tốt với bạn bè, không hiểu sao cô chỉ kết thân được với nhỏ. 2 đứa đi đâu cũng có nhau, còn hơn cả chị em ruột thịt.

Cô vội mở tủ lôi đại cái quần jeans màu xanh biển và cái áo pull màu vàng nhạt mặc vào. Với tay lấy chiếc ba lô con cóc nhét vội vào đấy 1 ít tiền. Cô chỉ kịp xỏ chân vào đôi giày và phóng xuống lầu. Thấy phòng khách vắng hoe, cô hét tướng lên:

- Vú ơi! Con đi lại nhà nhỏ Hiền có công việc, có thể là chiều con mới về. Trưa, vú đừng chờ cơm.

Vú Năm nghe thấy tiếng Hoàng Trinh, bà chậm chạp đi lên.

- Có đi đâu thì cũng phải dùng 1 ít điểm tâm chứ. Vú để phần bánh mì và hột gà ốp- la trong lồng bàn. Xuống phòng ăn vú dọn ra cho.

Cô vội lắc đầu:

- Trễ rồi vú ơi. Con phải đi liền, không thôi đến đấy nhỏ Hiền nhằn con nghe nhức xương.

- Nhưng cũng phải có 1 tí gì lót dạ, chứ từ sáng tới giờ con có ăn gì đâu.

- Vú khỏi lo, chốc nữa có đói con rủ nhỏ Hiền đi ăn luôn thể. Con không bao giờ để bao tử mình lép xẹp đâu mà vú phải sợ.

Vú Năm mắng yêu:

- Cha cô. Lúc nào cũng lóc chóc y như con trai. Nướng cho kỹ vào rồi giờ quýnh quáng lên.

Cô nhìn vú, cười:

- Hôm nay là chủ nhật mà vú. Con chỉ được thức muộn vào bữa nay mà thôi. Chứ ngày mai thì không thể. - cô mím môi - Với lại con không muốn dậy sớm để nghe những lời mai mỉa, hằn học của bà dì yêu quý, và phải tìm cách đối phó với bà ấy.

- Vú không hiểu sao họ cứ hay kiếm chuyện với con. Có mặt ông chủ thì ra vẻ ngọt nhạt, còn lúc đi rồi thì trở mặt liền.

- Chuyện thường xuyên mà vú. 1 ngày mà dì ấy không kiếm cách lên dây thần kinh người khác, có lẽ dì ấy ăn cơm không ngon.

Rồi cô nhìn quanh:

- Mà sao hôm nay không khí có vẻ lặng im thế hả vú? Mẹ con nàng Cám đi đâu cả rồi?

- Cô cười khoái chí với kiểu ví von vừa rồi - Nhưng như vậy cũng tốt hơn là phải đối diện với họ.

- Con thì lúc nào cũng đùa được. Mới sáng sớm mẹ con nó đã kéo nhau đi sắm sửa rồi. Nghe đâu tối nay, Mỹ Hằng đi dự sinh nhật bạn nó, nó cần 1 bộ cánh mới để ra vẻ ta đây là 1 tiểu thư giàu có, sang trọng.

Bà lắc đầu, chép miệng:

- Đúng là mẹ nào con nấy. Vú không hiểu sao họ lại thích mua sắm thế. Có những thứ họ chỉ dùng qua 1 lần rồi vứt đi, rõ phí của lại còn làm bừa bn cả ra đấy. Chỉ tội nghiệp cho con Ba làm bếp, lo phục dịch cho mẹ con họ thôi cũng đã mệt bở hơi tai rồi.

- Mua sắm cũng là 1 cách để người ta phô trương sự giàu sang dư thừa tiền bạc. Dì ấy cũng biết cách hưởng thụ quá đi chứ.

Hoàng Trinh xoay xoay chiếc ba lô trong tay.

- Chỉ tội cho ba con, suốt ngày ngập mặt trong cả núi công việc, không có lấy 1 ít thời gian để giải trí. Làm ra bao nhiêu tiền chỉ để mẹ con dì ấy phung phí. Nhiều khi con không hiểu cha con nữa, vú ạ.

- Con biết nghĩ thế, sao không về chỗ cha con phụ giúp ông ấy 1 tay. Lại còn bày ra chuyện xin việc chỗ khác. Con thì hay làm ra những chuyện khiến vú và mọi người phải bất ngờ.

Vú đừng vi trách con. Những việc con làm, con tin rằng sau này mọi người sẽ hiểu.

Câu nói có vẻ bí mật của Hoàng Trinh làm bà vú hoang mang.

- Ti Ti! Đến cả vú mà con cũng muốn giấu à? Con không tin vú sao?

- Không phải con không tin vú, nhưng chưa đến lúc phải nói ra. Vú yên tâm, con không làm gì để vú phải lo lắng đâu.

- Thôi, thôi. Con muốn giấu cả vú nữa thì từ nay vú không thèm quan tâm làm gì, mặc con muốn ra sao thì ra - Nói rồi bà quay mặt đi chỗ khác - Bà vú già lẩm cẩm này đã không còn chỗ đứng trong lòng con rồi. Nghĩ mà buồn cho vú.

Hoàng Trinh nhăn mặt khi nghe vú tự trách mình:

- Vú à! Vú lại nghĩ đi đâu thế? Vú cũng biết từ trước tới nay con đối với vú ra sao mà. Con xem vú như mẹ ruột của mình, có bao giờ con cãi lời vú đâu. Nhưng chỉ vì....

Cô đưa tay gãi đầu ra chiều khổ sở:

- Việc con làm chỉ mới bắt đầu, chừng nào có kết quả con sẽ kể cho vú nghe. - - Rồi cô nũng nịu ngả đầu lên vai bà - - Đừng giận con nghe vú. Trong lòng con lúc nào vú cũng đứng hàng ưu tiên số 1 hết, bộ vú không chịu sao?

- Con thì lúc nào chả biết cách vuốt ve vú, vú không mắc bẫy con đâu. Nhưng làm gì cũng phải suy nghĩ kỹ nghe con.

Bà đưa tay nắm lấy bàn tay cô.

- Ông chủ chỉ có duy nhất 1 mình con, con đừng làm chuyện dại dột để mọi người lo lắng, nhất là ông chủ.

Cô gật gù như đã hiểu:

- Con hiểu rồi. Xin vú yên tâm.

Chợt thấy bóng ông Tư quản gia thấp thoáng sau bếp, cô vội vàng đẩy xe ra rồi ngoái lại nhìn bà.

- Con đi đây, kẻo nhỏ Hiền mong. Ba con có về, vú nói lại giùm đến chiều con mới về. Con đi nha vú.

Rồi không kịp nghe bà vú trả lời, cô đề máy và phóng vút ra cổng. Bà chỉ còn biết nhìn theo bóng cô vừa khuất. Nhẹ lắc đầu, bà quay lưng xuống bếp.

Vừa lúc đó ông Tư vừa tới:

- Vú! Hồi nãy tôi nghe có tiếng Ti Ti ở đây mà, nó đi đâu rồi?

- Ừ. Hình như vừa thấy ông, nó lật đật phóng xe đi rồi. Nhưng ông tìm nó có chuyện gì?

- Thì cũng định hỏi việc nó xin đi làm đấy. Không biết con bé lại nghĩ ra trò gì nữa đây. Hôm rồi, nó có nói với tôi là sẽ về công ty phụ giúp cho ông chủ, vậy mà đùng 1 cái nó lại đổi ý.

- Ông Tư này! Hình như con bé có điều gì ra vẻ bí mật lắm. Tôi hỏi mà nó không chịu nói. Ông có cách nào làm cho nó nói không? Tôi cảm thấy lo lắm.

Ông nhíu mày có vẻ nghĩ ngợi:

- Được rồi. Tôi sẽ bảo nó giải thích chuyện này. Con bé cứ như con ngựa non háu đá, không chịu bàn bạc với ai lại tự mình quyết định. Thật là chẳng ra làm sao.

- Bởi vậy tôi mới kêu ông để mắt tới nó kẻo có chuyện gì thì khổ.

- Bà yên tâm. Tôi không để nó xảy ra chuyện đâu.

Nói rồi ông chụp cái nón lên đầu, tay cầm cây kéo cắt lá kiểng quày quả đi ra cửa làm nốt phần công việc vừa bỏ dở. Bà vú cũng lẳng lặng quay về chỗ của mình, chở chị Ba đi chợ về và chuẩn bị bữa cơm trưa.

 CHƯƠNG 4

Sài Gòn sáng chủ nhật như rực rỡ hơn với bầu trời xanh trong vắt, không gợn một chút mây. Nắng vàng trải nhẹ trên những hàng cây ven đường. Bầu không khí như sôi đng hẳn lên khi mọi người tấp nập đổ xô ra đường chuẩn bị dạo chơi vào ngày nghỉ.

Hoàng Trinh cũng cảm thấy háo hức khi nhìn những bọn trẻ với áo quần đủ màu sắc nói cười vui vẻ. Túa về các ngả đường để tham gia một cuộc píc- níc hay những nơi vui chơi giải trí sau một tuần làm việc, học hành mệt mõi.

Thắng xe lại trước một toà nhà rộng lớn, Hoàng Trinh dựng xe và đưa tay bấm chuông. Cô dựa người vào bờ tường chờ đợi.

Không lâu, cô nghe có tiếng lách cách mở cổng và chị giúp việc của nhà Diệu Hiền thò đầu ra. Khi trông thấy cô bạn thân của chủ, chị kéo rộng cửa và nói:

- Cô Trinh! Sao giờ này cô mới đến. Diệu Hiền có vẻ sốt ruột đợi cô đấy. Cổ cứ đi ra, đi vào, cổ còn kêu tôi ra cổng dòm chừng coi cô có tới ko.

Hoàng Trinh đẩy xe qua cổng và mỉm cười với chị.

- Tối qua, em xem phim tới khuya nên sáng nay dậy muộn. Thế nào nhỏ cũng giận em. Thôi, em vào với nhỏ đây. Nhờ chị trông xe hộ em.

Chị người làm gật đầu:

- Ừ. Cô cứ để đấy rồi đi đi, tôi ngó chừng cho.

Hoàng Trinh khoác chiếc ba lô lên vai, tay đung đưa chùm chìa khóa. Bước chân nhịp nhàng trên lối sỏi dẫn vào nhà. Dưới chân cô, những hòn sỏi kêu lạo xạo nghe thật vui tai.

Cô vừa đi vừa ngắm toàn bộ ngôi nhà và khu vườn nhà bạn, rồi cô gật gật đầu.

- Công nhận nhà nhỏ Hiền rộng đâu thua gì nhà mình, mà còn có vẻ đẹp hơn với lối kiến trúc vừa cổ kính vừa hiện tại. Chỉ nhìn cách trưng bày cây kiểng từ cổng vào đến bậc tam cấp. Rồi xung quanh nhà cũng biết chủ nhân nó rất có đầu óc thẩm mỹ. Mà cũng đâu có lạ gì khi ba nhỏ là giám đốc một công ty địa ốc tầm cỡ, và mẹ lại là một họa sĩ tài ba.

Nhỏ coi vậy mà sướng hơn mình khi có đầy đủ cả cha mẹ quan tâm chăm sóc từng li, từng tí. Còn cô phải tự mình làm lấy tất cả. Tuy có ông Tư và bà vú lúc nào cũng bên cạnh nhưng tình thương đó đâu bằng cha

Cô cũng cảm thấy đỡ tủi thân khi ông Đình Bảo và bà Phương Linh - cha mẹ của Diệu Hiền - luôn đối xử tốt với cô, xem cô như người thân trong nhà. Ông và bà rất quý mến cô, bằng chứng là đã nhận cô vào làm trong công ty của ông khi cô mới chân ướt chân ráo vừa ra trường mà khỏi cần qua một cuộc tuyển chọn nào.

Nói ra thì chẳng ai tin, đường đường là một tiểu thư của ngài thương gia Hoàng Lâm nổi tiếng giàu có và địa vị. Cô lại đi làm công cho người khác, mà lại chẳng là chỗ của cha mình. Nhưng không sao, cô nghĩ vì chuyện... đại sự, nên cô chịu hy sinh một tí vì sự việc thì rất nên làm.

Cô rón rén bước vào phòng khách định bụng hù Diệu HIền cho nó giật mình chơi. Nào ngờ, chưa kịp nhìn xem nhỏ ở đâu, cô đã vi nhảy nhóm vì cái đập mạnh vào vai đau điếng.

- Con khỉ! Mi đã hẹn ta mấy giờ mà bây giờ mới ló mặt tới? Còn rình mò như một tên trộm vậy hả?

Hoàng Trinh định thần nhìn lại thấy Diệu Hiền hai tay chống nạnh đang trợn mắt nhìn cô. Cô cười giả lả:

- Nhỏ này làm ta hết hồn hà. Bộ mi định giết người sao chứ.

Diệu Hiền điểm mặt bạn:

- Nói mau, từ sáng đến giờ mi chui ở cái xó xỉnh nào khiến ta chờ mỏi cả mắt.

- Được rồi nghe nhỏ - Hoàng Trinh nhăn mặt khi thấy bạn dùng từ hơi chướng tai - Ta đường đường một... đống như vầy không phải như con Milu của nhỏ đâu. Mi dám nói ta chui rúc trong xó xỉnh ư? Lầm rồi đấy. Cỡ ta mà đi thi trong các cuộc tuyển chọn người đẹp ấy à, không đoạt giải hoa khôi thì cũng xem xem á khôi đó nhỏ.

Nói rồi cô bước đến ngồi bắt tréo chân lên ghế xa- long, nghênh mặt nhìn bạn ra chiều đắc ý.

Diệu Hiền bĩu môi:

- Phải đó. Nếu như cuộc thi chỉ có hai người thì thế nào mi cũng đoạt giải. Đúng là kiêu căng tự phụ, ta chưa xử ti mi là hay lắm rồi, còn bày đặt lên mặt thấy ghét.

Thấy Diệu Hiền sắp nổi giận, cô vi đưa tay vuốt má bạn:

- Ta xin lỗi mà nhỏ. Tại hôm qua ti vi chiếu bộ phim Hàn Quốc quá hay mà bỏ thì uổng - Cô nhìn bạn cười hì hì - Với lại có thần tượng của ta tham gia bộ phim, ta ráng xem hết nên sáng nay mới dậy muộn. Nhỏ đừng giận ta nghen.

- Mi thì lúc nào chả có lý do chính đáng, không biết tới chừng nào mi mới bỏ được cái tật lề mề chậm chạp. Mai mốt có ế chồng thì đừng có tìm ta than thở nhe nhỏ.

Hoàng Trinh nghiêng đầu cười hì hì: 

- Tới lúc đó hẵng hay. Còn bây giờ tìm cái gì bỏ bụng đã. Từ sáng giờ ta đã ăn gì đâu, chỉ kịp thay bộ đồ rồi tức tốc tới sang đây, mi không biết nghĩ thương ta còn nặng nhẹ.Chốc nữa mà ta có xỉu ra đây thì mi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật đó.

Trời ơi! Nghe mi nói cứ tưởng ta là người có lỗi. Nhưng thôi chiếu cố hoàn cảnh chuẩn bị... chết đói của mi, ta tạm thời bỏ qua tội bắt ta chờ dài cả cổ. Nhưng mi cũng phải biết điều bằng cách đãi ta một chầu ăn sáng bao tử của ta bắt đầu biểu tình rồi đây. Sáng giờ ra vào ngóng mi, ta cũng đói meo đây nè.  Hoàng Trinh lườm dài:

- Mi quả biết cách bắt người khác móc hầu bao mà không được một lời than thở đấy. Tuy nhiên để tạ lỗi cùng mi, ta tình nguyện làm tài xế cho mi suốt ngày nay.

Nói rồi cô đứng nghiêm lại, một tay lên ngực, đầu hơi cúi xuống như kiểu chào trong quân đi thời xưa.

- Dạ thưa tiểu thư, chẳng hay hai người có thể dời gót ngọc để kẻ hèn này chở người tới một quán ăn nào chưa ạ?

Nhìn điệu bộ của Hoàng Trinh, Diệu Hiền bật cười khanh khách:

- Hoàng Trinh! Nhỏ làm ta chết mất vì cười. Ta thấy nhỏ rất có năng khiếu diễn kịch. Phải chi hồi đó nhỏ thi vào ngành sân khấu thì rất có triển vọng đấy.

Rồi cô suýt xoa:

- Mấy lão đạo diễn không có con mắt tinh đời tý nào, khi chưa phát hiện được nhỏ là tài năng hơi tầm cỡ còn nằm kín trong lá ủ. Quả là rất tiếc, rất tiếc.

Hoàng Trinh tỉnh bơ:

- Cha mẹ sinh ra ta, nhưng chỉ có mi là hiểu rõ ta nhất. Mi đúng là người bạn tâm giao của ta. Nếu sau này ta có dịp được một ông đạo diễn nào đó mời đóng phim và trở thành một ngôi sao... sáng quắc thì ta sẽ không quên mi đâu.

Rồi cô nhướng mắt nhìn bạn:

- Mi có chịu đi chưa hay định ngồi đó cười cho no?

- Ngu gì không đi khi có dịp móc cạn hầu bao của nhỏ. Mà này, như lời nhỏ nói, ta có quyền quyết định cuộc du ngoạn sáng nay đấy. Nhỏ không được cãi lại bất cứ yêu cần nào của ta. OK chứ?

- OK cái con khỉ mốc! - Hoàng Trinh vùng vằng - Mi chỉ chờ có dịp nước đục thả câu không quang minh gì cả. Để chứng tỏ mình là người quân tử, ta không nuốt lời. Vậy bây giờ mi muốn đến đâu ta sẵn sàng chiều theo.

Diệu Hiền búng tay một cái:

- Được. Vậy nhỏ hãy chờ ta trực chỉ quán phở đặc biệt trên đường đi học mà ta và nhỏ thường hay ăn.

Hoàng Trinh đứng lên:

- Nào, xuất phát.

Hai cô cùng khoát tay nhau tiến thẳng ra sân. Trong lúc đợi Hoàng Trinh dắt xe ra cổng. Diệu Hiền gọi với ra sau:

- Chị Hai ơi! Ra đóng cổng giùm, em và nhỏ Trinh đi đây.

Cô chưa kịp dứt tiếng, chị Hai đã ra tới:

- Thế trưa cô và cô Trinh có về ăn cơm không, để tôi còn đi chợ?

- Em định trưa nay ghé qua nhà dì em, tiện thể ăn cơm bên ấy luôn. à! Mà sáng nay mẹ em đã qua bên dì rồi. Mẹ mới gọi điện cho em lúc nãy. Vậy trưa nay chị khỏi phải nấu cơm.

- Nhưng còn ông chủ thì sao?

Diệu Hiền khoát tay:

- Ngày hôm qua ba bảo làm việc xong sẽ đi dự tiệc nên ba không về. Chị khỏi phải cơm nước chi cho mệt.

Nói rồi cô bước đến leo lên phía sau xe và vòng tay ôm lấy eo của Hoàng Trinh.

- Nào, tới luôn bác tài.

Hoàng Trinh đề máy và cho xe lướt êm từ từ ra cổng, chạy xuống đường hòa cùng dòng người đang xuôi ngược tấp nập trên đường phố.

 CHƯƠNG 5

Hoàng Trinh vừa điều khiển xe miệng hát nho nhỏ:

"Nắng Sài Gòn anh đi mà chợt mát

Bởi vì em mặc áo lụa Hà Đông

Anh vẫn yêu màu áo ấy vô cùng

Em có biết..."

Cô vừa hát vừa gật đầu, mặc tình gió thổi mát tóc cô bay lung tung khắp mặt mũi Diệu Hiền. Làm cô khó chịu hắt hơi liền mấy cái. Bực quá, Diệu Hiền đưa tay phát vào vai bạn:

- Này mi có thôi lảm nhảm đi không? Ở ngoài đường mà cứ ca hát om sòm. Mi đừng làm cho người ta tưởng mi vừa trốn bệnh viện tâm thần ra đấy.

Đưa tay nắm gọi mái tóc rối tung vì gió của bạn. Cô làu bàu:

- Mi có tin là nếu bây giờ ai cho ta mượn cái kéo, ta sẽ xén tóc mi không? Tóc tai gì mà mất trật tự, cứ bay vào cổ vào mũi của người ta, nhột không chịu được.

Đang thả hồn vào bài hát bị Diệu Hiền làm mất hứng, cô nổi cáu:

- Nhỏ có biết là mình độc tài lắm không? Nhỏ thì sướng rồi, chỉ việc ngồi êm ru đằng sau ngắm nhìn thiên hạ. Còn ta phải đèo gần một tạ thịt có dám nghiêng ngó đâu. Gớm. Đường phố gì lúc' nào cũng đông nghịt xe cộ. Chỉ cần bất cẩn một chút là đo đường như chơi ấy.

Cô hơi nghiêng đầu về phía sau:

- Bộ nhỏ tưởng dễ thưởng thức được giọng hát thuộc giọng top- ten của ta lắm hả? Ta nói cho mà biết, nhỏ là người đầu tiên được vinh dự nghe đấy.

Diệu Hiền xì nhẹ:

- Mi nên nhớ là đang chở ta đó. không phải là bồ mi đâu, đừng lãng mạn nhầm địa chỉ. Hát dở òm mà cũng bày đặt. Ta thà nghe tiếng ồn ào của xe cộ còn hơn là phải nghe mi giở giọng rên rỉ.

Hoàng Trinh nóng mủi giơ tay:

Với cái tính độc tài phát xít của nhỏ ta không hiểu tại sao ông Quý Hải lại thương cho được. Nếu ta là ông ấy hả, ta đã bái bai nhỏ lâu rồi. không biết ông ấy có bị lé không nữa?

Rồi cô chắt lưỡi tiếc rẽ:

- Để hôm nào ta coi kỹ xem ông ấy có vấn đề gì không. Nếu thật sự ông ấy mà lé như vậy thì thật đáng tiếc. Trông Quý Hải cũng đẹp trai và phong độ lắm chứ, nào ngờ. Ôi! Uổng quá, uổng quá.

Biết Hoàng Trinh chỉ nói đùa nhưng cô cũng thấy tưng tức. Cô cự nự:

- Mi đừng có ác mồm ác miệng chứ Trinh. Người ta như vậy mà mi dám rủa là bị lé, mi đốt đuốc tìm cho mi một người như vậy coi, mỗi mình mi ngang ngược như vậy thôi. Mi xem còn ai đối với ta tốt như anh ấy chứ.

Hoàng Trinh cười nhỏ:

- Sợ mi luôn. Nói động đến ông ấy tí xíu là bênh chầm chập. Thật không biết mắc cỡ.

Diệu Hiền hơi quê quê khi biết mình mắc mưu Hoàng Trinh. Cô đưa tay cấu vào hông bạn làm Hoàng Trinh nhảy nhỏm la oai oái phía trước:

- Thôi nha nhỏ. Mi biết là ta không chịu nhột được, mi đừng có tra tấn ta kiểu đó. Kẻo không, ta buông tay lái là mi không còn cái răng húp cháo. Chừng ấy trông xấu tệ, ông Quý Hải mà bắt đền thì ta không biết phải ăn nói làm sao với ông ấy đó.

Lời nói của Hoàng Trinh lập tức có tác dụng khi Diệu Hiền thấy tay lái của bạn lảo đảo. Cô buông vội tay ra làu bàu:

- Đồ ngang như cua. Mi liệu hồn đó. Hên cho mi là ở ngoài đường, chớ mà ở trong nhà thì ta cho mi biết tay.

- Nè! Cứ việc ở đó mà chửi rủa cho sướng miệng đi. Mi thì lúc nào cũng cho ta là cua, là rùa. Nhưng mà không sao, nếu mi chịu đi chung thì có ngày mi cũng từ từ biến hóa thành họ hàng của ta chung nó cho bằng vai phải lứa với ta đó nhỏ.

Diệu Hiền nguýt bạn:

- Ta mà thèm làm họ hàng với bọn cua, rùa, tôm cá ư? Mi đừng có hòng. Mi đúng là...

Chưa kịp nói hết câu cô vội vã ôm chặt lấy bạn. Nhưng không kịp, khi Hoàng Trinh quẹo xe một đường lả lướt và thắng kịp lại trước siêu thị. Khiến đầu cô đập vào lưng bạn đau điếng. Cô hét nhỏ:

- Mi lại định giở trò gì đây hở con khỉ kia?

Hoàng Trinh lườm bạn:

- Nhỏ thì có bao giờ nghĩ tốt cho ta. Bộ bất cứ lúc nào và ở đâu cũng giở trò được à? Ta nghĩ có lẽ ta phải tìm cách xóa bỏ cái tật nghi ngờ to tổ bố trong đầu của nhỏ.

Cô đưa tay rút chìa khóa xe và đủng đỉnh đi vào siêu thị như không nhìn thấy Diệu Hiền đang định phùng má mắng cô.

Hoàng Trinh vừa khuất sau cách cửa tự động của siêu thị thì Diệu Hiền cũng nhanh chân vọt theo bạn. Vì cô biết bây giờ có nói cũng chẳng ai nghe, chi bằng vào trong ngắm nghía đồ đạc cho đã mắt. Việt gì phải đứng đây rồi ấm ức cô bạn ngổ ngáo.

Diệu Hiền còn đang ngơ ngác tìm xem coi Hoàng Trinh đang ở chỗ nào.

Nhưng dù có mở hết công suất lớn của cả hai con mắt, cô cũng chẳng tìm được bóng dáng của nhỏ giữa rừng người ngược xuôi qua lại.

Cô tức tối lầm bầm:

- Cái con Hoàng Trinh chết tiệt này không biết là lủi đi đâu rồi. Báo hại mình tìm mỏi cả mắt mà cũng không thấy. Đi có hai đứa mà nhỏ đành lòng bỏ cô ngoài cửa, hỏi có đáng giận không chứ?

Diệu Hiền định bước lên thang máy tự động lên tầng trên. Cô nghĩ có lẽ cô bạn lí lắc của mình đang ở trên ấy cũng nên.

Mới đợm đặt chân lên bậc thang nhưng bị ai đó níu áo cô quay lại thấy Hoàng Trinh đang nhe răng cười. Nụ cười có cái lúm đồng tiền duyên dáng trên má mà cô vẫn thường nói sẽ có nhiều chàng trai ngẩn ngơ chết chìm trong ánh mắt và nụ cười xinh như mộng của Hoàng Trinh. Nhưng sao hôm nay Diệu Hiền bỗng thấy nó xấu xí tệ.

Hoàng Trinh lay tay bạn:

- Này! Mi lên đó làm gì? Đi theo ta chỉ cho mi coi cái này đẹp lắm.

Diệu Hiền chưa kịp phản ứng đã bị bạn nắm tay lôi tuột đi. Cô cũng chẳng tỏ vẻ ngạc nhiên, vì cô biết Hoàng Trinh rất khó tính khi mua đồ. Chỉ khi nào thích thì dù món đồ đó có mắc bao nhiêu Hoàng Trinh cũng mua cho bằng được. Chắc có gì đặc biệt lắm đây nên nhỏ mới có thái độ vội vã như vậy.

Lôi Diệu Hiền đến trước quầy mỹ phẩm, Hoàng Trinh đưa tay chỉ tay vào tủ kính và nói:

- Diệu Hiền! Nhỏ có thấy gì không?

Còn giận vì bị Trinh bỏ cô nãy giờ, cô xẵng giọng:

- Bộ mi tưởng ta đui sao? Đây là quầy mỹ phẩm thì người ta bày bán son phấn, đồ trang sức. Chứ không lẽ bán bánh kẹp à?

Biết Diệu Hiền hiểu lầm, cô nhăn mặt giải thích:

- Ý ta không phải là vậy, mi dòm theo hướng ta chỉ nè.

Diệu Hiền chăm chú nhìn theo tay bạn:

- À! Mi muốn nói hai cây kẹp có in hình chú chuột Mickey màu xanh nhạt chứ gì?

Hoàng Trinh gật đầu:

- Ừ. Phải đó. Nhỏ thấy sao?

Diệu Hiền cúi xuống ngắm nghía rồi ngẩng đầu lên:

- Phải nói là mi hay thật khi phát hiện ra hai cây kẹp tuyệt vời như vậy. Trông chúng vừa ng nghĩnh, vừa dễ thương chi lạ.

Nghe bạn khen, Hoàng Trinh mỉm cười đắc chí:

- Đã bảo là ta rất có đầu óc thẩm mỹ mà nhỏ không tin. Nhưng không sao, ta sẽ mua tặng nhỏ một cây làm kỷ niệm để mỗi lần thấy nó nhỏ sẽ cảm thấy phục ta sát đất.

Diệu Hiền trợn mắt:

- Đồ không biết gượng khi tự đưa mình lên cao, coi thiên hạ chẳng ra gì. Ta biết mi cũng chẳng tốt lành gì lắm, chẳng qua mấy món đồ đó đều mang một ý đồ không mấy trong sáng khi đến tay người nhận.

Không đếm xỉa đến thái độ của Diệu Hiền, cô kêu chị bán hàng lấy cho cô hai cây kẹp.

Hoàng Trinh mân mê từng cái ra chiều thích thú, cô nói nhỏ:

- Mickey ơi! Trông bạn bây giờ thật là thích mắt. Ta... thương bọn bây lắm, nhưng ngặt nỗi bạn ta cũng thèm thuồng bọn mi, nên ta đành chia cắt bọn mi về hai đầu nỗi nhớ. Bọn mi đừng trách ta nhé.

Rồi cô tỏ vẻ buồn bã, cô đưa Diệu Hiền một cái:

- Tặng nhỏ đó, nhưng nhớ là phải đối xử tốt với chú Mickey nghe nhỏ.

Diệu Hiền lừ mắt:

- Có tiếc thì mi đừng tặng, cứ việc đem về nhà mà ôm lấy chúng. Nếu con Mickey này nó biết phải về ngự trên đầu của một con nhỏ vừa nghịch ngợm, vừa bê bối như mi thì nó sẽ phản đối tới cùng cho coi.

Hoàng Trinh nheo mắt:

- Nhưng nhỏ có lấy không? Ta mà đổi ý thì nhỏ hối hận đấy.

Diệu Hiền cũng không vừa:

- Của chùa, ngu gì mà không nhận.

Nói rồi cô chụp cái kẹp và kẹp ngay lên đầu. Hoàng Trinh thấy vậy cũng bắc chước. Vuốt mái tóc vốn rất suông và đẹp của mình lại và kẹp nhỏng trên cao. Rồi cô bước đến cái gương trước quầy quay qua quay lại:

- Hiền này! Nhỏ có thất ta đẹp lên tí nào không?

Diệu Hiền gật đầu:

- Đẹp, rất đẹp. Mi giống như mụ phù thủy trong chuyện nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn, khi mụ đứng trước gương thần lẩm bẩm mấy câu thần chú.

Rồi như để đề phòng, Hoàng Trinh nhảy đến tặng cô vài cái đấm vì dám ví nhỏ như một mụ phù thủy ghê gớm, cô vi tránh xa bạn vài bước để cảnh giác.

Cô lơ để lướt mắt qua gian hàng nữ trang một vòng và đôi mắt cô mở lớn dừng lại ở cái hộp nhung trắng.

Thì ra trong hộp là hai cái vòng màu nâu bóng. Sóng lấp lánh dưới ánh đèn nê- ông. Nhìn nét chạm trổ tinh vi trên chiếc vòng có những hoa vân kì lạ. Cô khoái chí định bụng sẽ tạo bất ngờ bằng cách mua tặng Hoàng Trinh một cái, chắc nhỏ rất ngạc nhiên và cám ơn cô rối rít.

Cô xoay lại định gọi bạn, nhưng bắt gặp nét mặt lạnh băng trên gương mặt của Hoàng Trinh, cô chợt nín bặt. Đưa mắt theo hướng nhìn của Hoàng Trinh qua dãy quần áo. Thì ra mẹ con bà Tú Mỹ và một người đàn ông đang đứng lựa đồ.

Cô khều vai Hoàng Trinh:

- Mi bị gì vậy? Khi không lại đứng như trời trồng, bộ trúng gió hả?

Hoàng Trinh hất mặt:

- Nhỏ nhìn kìa, đúng là oan gia. Ta không biêt kiếp trước có mắc nợ họ không mà lúc nào cũng gặp, dù là ở ngoài đường.

- Không thích thì mi đừng nhìn. Họ làm gì mặc xác họ, tự nhiên rồi tự chuốc bực vào thân.

Hoàng Trinh nhún vai:

- Ta mà thèm để ý cho mệt, nhưng nhìn bộ mặt và thái độ õng à õng ẹo của con Mỹ Hằng là ta không chịu được.

- Không chịu được - Diệu Hiền dài giọng - Rồi mi định dùng tia laze từ đôi mắt để đốt cháy họ ư?

Diệu Hiền chưa kịp dứt tiếng thì đã nghe giọng Mỹ Hằng vang lên lanh lảnh:

- Tôi đã bảo chị lấy giùm tôi cái đầm đỏ treo trên kia kìa, không phải cái này, chị có nghe rõ không?

Thì ra cô nàng đang hành tội chị coi quầy bằng cách bắt chị lôi xuống cả đống quần áo mà vẫn chưa vừa ý.

Cô ta quay sang mẹ, cằn nhằn:

- Con đã bảo mẹ vào cái siêu thị nào lớn hơn mà mẹ không chịu. Ở đây đã bán đồ ít mà còn chậm chạp nữa, rõ chán.

Bà Tú Mỹ nhăn mặt:

- Thì từ sáng tới giờ đi vòng vòng đến đây là cái thứ ba rồi còn gì. Nhưng con có vừa ý cái nào đâu. Mẹ thấy cái áo đầm đỏ này rất hợp với con. Con mà diện cái áo này vào thì mẹ bảo đảm con là người nổi bật nhất đấy.

Mỹ Hằng sáng mắt:

- Có thật không mẹ?

- Không tin con cứ hỏi chú Phi Long thì rõ.

Hoàng Trinh nghe tới đây thì mới võ lẽ. Người đàn ông đi chung với họ đó là ông Phi Long trợ lý của ba cô. Chỉ vì ông ấy đứng quay lưng lại nên cô không nhận ra.

Người đàn ông này lúc này mới lên tiếng:

- Mẹ cháu nói phải đó Mỹ Hằng. Cháu mà khoác chiếc áo này lên thì cứ y như mấy cô người mẫu ấy.

Mỹ Hằng mỉm cười hài lòng khi được mẹ và ông Phi Long tâng bốc. Nhưng cô còn làm bộ như chưa vừa ý.

- Tại chú không biết. Cháu quen xài hàng hiệu rồi nên mấy cái áo này xem ra chỉ coi là tàm tạm thôi, chứ cháu cũng không vừa ý mấy. Nhưng đành chịu thôi chứ ở đây đâu còn cái nào đẹp hơn nữa.

Cô nàng nhún vai kênh kiệu:

- Bọn bạn con rất phục tài ăn mặc và trang điểm của con. Chúng nói con là một trong những top môđen nhất hiện nay đó. Mẹ và chú có thấy con đáng hãnh diện không.

Ông Phi Long nói vuốt theo để lấy lòng hai mẹ con Mỹ Hằng:

- Cháu phải nói nhìn cháu y như mấy cô người mẫu, chắc tại cháu thừa hưởng sắc đẹp của mẹ. Mà cháu lại là ái nữ của ông giám đốc giàu có Hoàng Lâm, dù không phải là con ruột, chú cũng cảm thấy hãnh diện khi đi chung với mẹ con cháu. Phải vậy không, Tú Mỹ.

Đang chăm chú nghe Mỹ Hằng và ông Phi Long đối đáp, nên khi ông hỏi, bà giật mình đỏ mặt.

- Tôi già rồi còn đẹp cái nỗi gì nữa chứ.

- Tú Mỹ! Cháu nhìn xem, mẹ cháu như vầy ai dám bảo là già. Bà mà đi ra đường ấy à, khối kẻ nhìn theo hút tầm mắt đấy. Đến tôi mà còn không chịu được nữa huống hồ chi là họ.

Bà vi nháy mắt khi ông nói hớ. Biết ông tâng bốc lấy lòng, nhưng bà cũng lên giọng:

- Ngày trước tôi từng là hoa khôi của một trường lớn, biết bao kẻ đưa người đón như con Mỹ Hằng bây giờ. Ông Hoàng Lâm đeo đuổi tôi rất lâu, tôi mới gật đầu đồng ý chứ bộ giỡn sao.

Mỹ Hằng xen vào:

- Chú Long nói đúng đó mẹ. Mẹ mà đi với con thì cứ như hai chị em. Bởi vậy ba mới cưng mẹ ra mặt đó.

- Thôi, đừng có nịnh cô nương. Có lấy áo không thì bảo? Từ sáng giờ đi với con mỏi chân muốn chết, mẹ mong mau về nhà để thở một chút.

- Có về thì mẹ cũng thanh toán giùm con hoá đơn bộ đầm này. Chứ con thì sạch túi rồi.

Bà ngó chăm chăm Mỹ Hằng:

- Tiền mẹ cho con cách đây hai hôm con đã xài hết rồi ư?

Mỹ Hằng nhăn mặt:

- Bộ mấy trăm ngàn đó nhiều lắm sao. Chỉ cần dẫn tụi bạn đi một vòng là hết rồi. Tụi bạn còn toàn là con nhà giàu cả, đi chơi thì phải vào chỗ sang trọng một chút. Vào chỗ bình dân tụi nó chê không thoải mái vì thiếu tiện nghi hiện đại. Con thì chẳng bao giờ muốn bị coi là quê mùa chơi không đẹp bằng chúng nó. Mẹ cũng đâu muốn con gái mẹ chơi thua sút người ta chứ.

- Tuy mẹ vẫn biết thế, nhưng con xài vừa vừa thôi. Mẹ không phải kho tiền đâu đừng có ỷ lại.

- Mẹ yên trí đi. Vài bữa nữa đi làm có tiền con không xin mẹ nữa đâu. Mẹ đừng nhằn con nữa có được không?

Ông Phi Long ngạc nhiên:

- Bộ bà định cho Mỹ Hằng đi làm à? Nhưng bà để Mỹ Hằng vào làm ở đâu?

- Thì ngoài công ty của nhà tôi, ộ còn chỗ nào tốt hơn sao. Nó lớn rồi cũng cần phải nghĩ đến tương lai sau này một chút chứ, để nó đi chơi hoài tôi không an tâm đâu.

Mỹ Hằng giẫy nẩy:

- Thì những lúc nhàn rỗi con thấy buồn nên mới đi vài vòng cho thoải mái. Bộ mẹ muốn con cứ ở ru rú trong nhà riết rồi thành quê mùa như con nhỏ Trinh à?

Cô nhún vai kiểu cách:

- Con đã quen người ta trầm trồ chiêm ngưỡng rồi. Bây giờ mẹ bắt con phải làm việc, mới nghĩ tới thôi đã thấy sợ, huống hồ tới lúc ngồi nhìn đống hồ sơ sổ sách như ba thì thật là chán.

Nghe Mỹ Hằng nói vậy bà Tú Mỹ trợn mắt:

- Mẹ lo đây là lo cho tương lai của con sau này, bộ mẹ đưa con vào chỗ chết sao mà con cự nự. Ráng chịu một thời gian đi, sau này khi đứng tên được một số cổ phần trong công ty rồi thì chừng ấy con muốn gì mà chẳng được. Lúc ấy ngồi trên đống tiền mặc sức mà tiêu xài.

Lời bà Tú Mỹ như vẽ ra trước mắt Mỹ Hằng một hình ảnh đầy hấy dẫn của sự giàu sang. Chỉ cần ép mình một chút mà cô có trong tay tất cả thì ngu dì bỏ qua cơ hi dành cho cô.

Trong lúc này ông Phi long cũng vừa nảy ra một ý đồ là ông có thể lợi dụng tính ham chơi đua đòi của Mỹ Hằng, để hòng mưu cầu những mối lợi bất chính về cho mình. Ông nghĩ đối với Mỹ Hằng thì chỉ cần bỏ ra một khoản tiền cho cô ăn xài chưng diện thì lo gì mà không điều khiển được cô ta. Khi đó Mỹ Hằng như một con cừu non dưới tay ông, mặc tình cho ông sai khiến.

Bà Tú Mỹ cũng ghê gớm thiệt, biết tận dụng thời cơ để giành cho con gái mình một nơi béo bở. Nhưng cho dù bà có mưu mô tới đâu cũng còn thua ông một bậc.

Hài lòng với suy nghĩ của mình, ông nói vào:

- Chú nghĩ ba cháu không nỡ nào giao cho cháu công việc cực nhọc đâu. Yên tâm đi, nếu cần cháu cứ lên tiếng chú sẽ xin ông gíám đốc cho cháu về làm thư ký cho chú, thì cháu không việc gì phải sợ nữa.

- Chú Phi Long đã nói vậy thì quá tốt rồi, con nên cám ơn chú. Nhưng đừng ỷ lại có chú giúp đỡ rồi bỏ việc đi chơi, mẹ không chấp nhận đâu.

Được ông Phi Long hứa hẹn giúp đỡ, Mỹ Hằng thở phào nhẹ nhõm:

- Nếu mẹ và chú Phi Long tính như vậy rồi thì con đồng ý. Nhưng mẹ định chừng nào thì cho con biết, để con còn chuẩn bị.

- Trưa nay về mẹ sẽ nói chuyện với ổng chắc chừng một hai hôm nữa chứ mấy. Thôi, chúng ta về đi, mẹ mệt quá.

Mỹ Hằng hất mặt với chị coi quầy, giọng kênh kiệu:

- Nè, gói bộ đồ lại giùm đi. Nhưng nhớ kỹ một chút nghen. Nó mà hư là chị không có tiền đền đâu.

Chị bán hàng nhã nhặn:

- Cô yên tâm. Ở đây chúng tôi đều qua nghiệp vụ, cô không phải sợ đồ bị hư hao. Cô có thể kiểm tra trước khi rời khỏi chỗ này.

Vừa nói, đôi tay chị khéo léo cho đồ vào túi xốp với thao tác nhanh nhẹn, vừa gọn đẹp khiến Mỹ Hằng hậm hực khi không còn cách gì bắt bẻ được. Nhưng cô còn cố buông lời vớt vát:

- Coi cũng được chứ không có gì là xuất sắc cả.

Nói rồi, cô quay lưng nện mạnh gót giày xuống nền gạch. Đầu ngẩng cao bước thẳng không thèm đếm xỉa đến ai.

Đứng cách đó vài bước chân, nhưng vì mải lo nói chuyện nên họ không để ý có hai cô gái đang tròn mắt và mỉm cười khúc khích khi nhìn vẻ kênh kiệu không đúng chỗ của Mỹ Hằng.

Diệu Hiền nói nhỏ vào tai Hoàng Trinh:

- Con nhỏ quá quắt thật. Chỉ vì muốn yên thân làm việc, người ta đã vui vẻ nhỏ nhẹ mà nó còn không vừa ý. Nó muốn gì đây?

Hoàng Trinh chép miệng:

- Tại nhỏ không biết đó chứ. Phô trương, phách lối làm ra vẻ tiểu thư chính là bản tính của cô nàng, cho nên ta mới bảo là oan gia khi vừa thấy họ.

- Nè, Hoàng Trinh! Ngẫm ta mà như mi ngày nào cũng phải đối diện với hai mẹ con họ thì thà chết sướng hơn.

- Nhỏ biết không. Khi nào cha ta về dùng cơm với mọi người trong nhà là bữa đó đối với ta như chịu cực hình vậy. Nói ra sợ mi cho ta là bất hiếu. Thường thì chị bếp làm cho ta một tô và cứ thế bưng ra vườn ăn kỳ no thì thôi. không phải mắc nghẹn trước cảnh xun xoe của mẹ con họ khi có mặt cha.

- Không lẽ mi chịu lép vế trước con nhỏ đó ư?

- Hừ! Tại ta không muốn cha mất vui, chứ cỡ con nhỏ đó đừng hòng dám làm gì ta ngoài mấy câu móc ngoéo. Nó chỉ có tài dựa hơi bà mẹ thuộc hàng cao thủ khi xoi mói chuyện thiên hạ.

- Hoàng Trinh! Ta dám cá với mi, con nhỏ Mỹ Hằng mà vào làm việc chắc dễ chừng vài bữa là cao. Tướng nó chỉ làm bình bông di động, chứ được tích sự gì.

Hoàng Trinh gật gù, ngó bạn:

- Ta cũng nghĩ như nhỏ.

Diệu Hiền nhíu mày:

- Có điều rất lạ à nha! Mi thử nghĩ xem, một người ăn chơi tiêu xài không phải mó tay vào việc gì mà bây giờ chịu đi làm ngày tám tiếng, ta thấy hình như có gì không ổn.

- Nhỏ cũng thông minh qúa chứ. không phải bà ta chịu để Mỹ Hằng đi làm đâu. Đó chỉ là một trong những ý đồ bà ấy sắp sửa thực hiện, mà việc trước tiên là đưa Mỹ Hằng vào công ty.

Diệu Hiền không hiểu:

- Mi có thể nói rõ hơn một chút...

Hoàng Trinh lắc đầu:

- Bây giờ thì chưa phải lúc. Nhưng vội gì. Từ từ nhỏ cũng được biết thôi. Nhỏ nên im lặng thưởng thức giọng cải lương của bọn họ kìa.

Diệu Hiền còn ấm ức vì cô bạn không chịu nói, lại còn bảo cô im lặng nữa chứ, nghĩ có tức ko. Cô rất muốn biết nhưng Hoàng Trinh thì cứ tỉnh bơ. Cô vùng vằng:

- Mi lo giữ cho kín những việc bí mật ấy lại trong bụng. Ta cũng chả thèm nghe làm gì. Đừng tưởng ta hỏi rồi làm cao - Diệu Hiền nhún vai - Mi cứ việc ở đó vểnh tai lên ngóng chuyện, còn ta đi tìm chỗ nào ngồi nghỉ đây, mỏi chân lắm rồi.

Và không đợi Hoàng Trinh trả lời, cô vi quay lưng bước thẳng. Nhưng không may cho cô. Vừa lúc đó có một bà khách đang đẩy xe dùng để đựng hàng của siêu thị đi tới. Thế là cô tông vào nghe đánh rầm, làm chiếc xe nghiêng qua một bên, đồ đạc rơi tung tóe.

Chưa kịp hoàn hồn, Diệu Hiền lật đật cúi lượm những món đồ rơi vãi cho vào giỏ xe. Hoàng Trinh cũng mất cả vía nhưng khi thấy Diệu Hiền không bị gì, cô cũng an tâm.

Cô bước lại phía Diệu Hiền:

- Nhỏ làm cái gì vậy? Khi không lại ào ào bỏ đi nên mới tông vào người ta. Hên là bà dì đây chỉ mua đồ hộp, chứ mà là đồ dễ vỡ thì ta cũng không biết làm sao nữa.

Diệu Hiền phùng má:

- Đã không hỏi thăm lấy một câu, còn bày đặt lên giọng thấy ghét. Lỡ bể đồ thì đền tiền vậy mà cũng chả nghĩ ra.

Biết Diệu Hiền còn ấm ức chuyện ban nãy, nên cô chẳng dại gì mà chọc cho nhỏ nổi khùng. Cô nheo mắt nhìn bạn:

- Chốc nữa ta chở nhỏ đến bác sĩ khám xem mắt mũi của nhỏ lúc này ra sao mà bà dì và cái xe lớn như vầy mà nhỏ tông vào cho được.

Như không nghe Hoàng Trinh nói gì. Diệu Hiền quay sang bà khách, nạn nhân của cô, nhỏ nhẹ:

- Dì cho con xin lỗi. Tại có việc gấp nên con quay lại mà không thấy dì đi tới. Xin dì bỏ qua cho.

Bà khách xua tay:

- Lỡ thôi mà. Dù sao cô cũng đã nhặt lên cho tôi rồi. Tôi không bắt lỗi cô đâu.

Nói rồi bà rảo bước đẩy xe đi. Diệu Hiền le lưỡi:

- Hú hồn! Bà dì cũng biết chuyện quá đi chớ. Cỡ ta mà đụng phải con bé Mỹ Hằng kênh kiệu thì có mà tàn đời.

Cô làm ra vẻ mặt sợ sệt khiến Hoành Trinh cười khanh khách và cô cũng bật cười giòn giã làm những người chung quanh ngơ ngác quay lại. Họ không hiểu có chuyện gì mà cả hai lại vui vẻ đến thế.

Hoành Trinh thấy mọi người đổ dồn mắt nhìn cô và Diệu Hiền như người ngoài hành tinh, cô vi bấm tay bạn ra hiệu đừng đùa nữa. Cả hai khoát tay nhau đi ra cửa bỏ lại sau lưng mẹ con bà Tú Mỹ và ông Phi Long cùng những toan tính của họ.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: