DUTCH LADY
Phiếu đánh giá chiến lược của công ty Dutch Lady
Tên đầy đủ doanh nghiệp: công ty trách nhiệm hữu hạn thực phẩm và nước giải khát Dutch Lady Việt Nam
Tên tiếng anh: Dutch Lady Viet Nam foods and beverages
Tên giao dịch: Dutch Lady Viet Nam
Trụ sở: 778/22 Nguyễn Kiệm, Quận Phú Nhuận, TPHCM
Ngày tháng năm thành lập: 31/5/1994 bởi Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam
Loại hình doanh nghiệp: Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên
Lĩnh vực hoạt động: Thực phẩm – Giải khát
Tel: (84.8) 38447060
Fax: (84.8) 38447155
Website: www.dutchlady.com.vn
Ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp
- Phát triển ngành chăn nuôi bò sữa, bao gồm việc cung cấp các dịch vụ khuyến nông, thú y, thức ăn gia súc và tinh dịch giống bò Frisian Holstein có chất lượng cao; thiết lập hệ thống thu mua sữa và các trạm làm lạnh; xây dựng nhà máy chế biến sữa.
- Thực hiện quyền nhập khẩu thực phẩm và đồ uống; nguyên liệu cho sản xuất, gia công, đóng gói thực phẩm và đồ uống.
Tầm nhìn sứ mạng kinh doanh của doanh nghiệp:
Tầm nhìn chiến lược: tầm nhìn chiến lược của Dutch Lady Việt Nam là:”cải thiện cuộc sống’’
Sứ mạng kinh doanh: Dutch Lady Việt nam có sứ mệnh phát triển, sản xuất kinh doanh các sản phẩm sữa chất lượng cao, giàu dinh dưỡng rất đáng tin cậy góp phần xây dựng một cuộc sốn khoẻ mạnh đầy sức sống
Slogan: Cô gái Hà Lan – sẵn sàng một sức sống
Một số chỉ tiêu tài chính cơ bản (số liệu năm 2009)
Tổng doanh thu: 1617 tỷ đồng
Lợi nhuận trước thuế: 321,91 Tỷ đồng
Lợi nhuận sau thuế: 241,43 Tỷ đồng
Tổng nguồn vốn: 58,6 triệu USD
Tỷ suất sinh lời (ROA): 20,6 %
I, Phân tích môi trường bên ngoài
1,Các ngành kinh doanh chính của doanh nghiệp
Tốc tăng trưởng năm 2007: 23%
Tốc tăng trưởng năm 2008: 28%
Tốc tăng trưởng năm 2009: 33,5%
2. Giai đoạn trong chu kỳ phát triển của ngành:
Trong sự phát triển của mình ,các ngành phải trải qua các giai đoạn từ tăng trưởng đến bảo hòa và cuối cùng là suy thoái.
Ngành sữa là một trong những ngành có tính ổn định cao, ít bị tác động bởi chu kỳ kinh tế. Việt Nam đang là quốc gia có tốc độ tăng trưởng ngành sữa khá cao trong khu vực.
Giai đoạn 1996-2006, mức tăng trường bình quân mỗi năm của ngành đạt 15,2%, chỉ thấp hơn so với tốc độ tăng trưởng 16,1%/năm của Trung Quốc.
Hiện nay các hãng sản xuất sữa trong nước còn đang chịu sức ép cạnh tranh ngày một gia tăng do việc giảm thuế cho sữa ngoại nhập theo chính sách cắt giảm thuế quan của Việt Nam khi thực hiện các cam kết CEPT/AFTA của khu vực ASEAN và cam kết với Tổ chức Thương mại thế giới WTO.
Như vậy ngành sữa là ngành đang trong giai đoạn phát triển, hiện nay nhu cầu về sữa ngày càng tăng, và sản phẩm sữa trở thành sản phẩm thiết yếu hàng ngày, với công nghệ ngày càng hiện đại, hệ thống kênh phân phối hiệu quả và giá cả hợp lý thì ngành sữa sẽ tiếp tục phát triển hơn trong tương lai.
3. Đánh giá tác động của môi trường vĩ mô:
v Nhân tố chính trị pháp luật:
Bất cứ một loại hình kinh doanh nào,nhân tố pháp luật cũng có ảnh hưởng lớn đến doanh nghiệp. Nhân tố pháp luật tác động đến quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh không chỉ ở thời điểm hiện tại mà cả trong dài hạn . Và ngành sữa là một trong những ngành chịu sự giám sát chặt chẽ của pháp luật và cơ quan chức năng của Chính Phủ . Môi trường pháp lý sẽ đem đến cho ngành sữa một loạt các cơ hội mới và cả những thách thức mới.Chính phủ Việt Nam đang thực thi một kế hoạch phát triển nâng cao thể lực thông qua mức tiêu thụ sữa cao hơn. Một trong những mục tiêu của kế hoạch là phát triển ngành sữa nội địa bằng cách tăng quy mô đàn bò lên trên 200.000 con (gấp hơn 2 lần quy mô đàn hiện tại) và tăng sản lượng sữa tươi lên 350.000 tấn vào năm 2010. Với kế hoạch này, chính phủ đặt mục tiêu tạo ra một ngành công nghiệp nội địa không phụ thuộc vào nhập khẩu. Năm 2001, nguồn cung sữa tươi nguyên liệu chỉ chiếm 8% nhu cầu sản xuất. Đến tháng 8 năm 2007, tỷ lệ này đã được cải thiện lên 30% và số lượng bầy đã mở rộng lên trên 98.659 con
vNhân tố kinh tế:
Thu nhập bình quân đầu người ở Việt Nam đang được cao điều đó cho thấy nhu cầu của con người ngày càng cải thiện, được ăn ngon mặc đẹp cũng như được chăm sóc tốt về sức khỏe đặc biệt là cho trẻ em. Vì vậy thị trường sữa được đánh giá là sẽ còn tăng trưởng mạnh trong những năm tới.
Chính sách ưu đãi với người chăn nuôi bò sữa:
Ưu tiên ba năm kể từ khi bắt đầu chăn nuôi bò sữa, Nhà nước hỗ trợ thuế sử dụng đất nông nghiệp và miễn thu thủy lợi phí trên diện tích trồng cỏ cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân chăn nuôi bò sữa
vNhân tố công nghệ:
Chế biến sữa là một trong những công đoạn quan trọng nhất giúp đa dạng hóa sản phẩm, tăng chất lượng và tăng doanh thu cho ngành sữa Việt Nam. Do vậy, quan điểm xuyên suốt trong quy hoạch phát triển ngành công nghiệp chế biến sữa là phát triển ngành trên cơ sở áp dụng công nghệ, thiết bị tiên tiến, không ngừng đổi mới và cải tiến công nghệ để nâng cao chất lượng và đa dạng sản phẩm, nghiên cứu sản xuất sản phẩm mới với chất lượng cao để đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Bên cạnh đó, việc phát triển ngành cũng cần nghiên cứu chặt chẽ nhằm bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm, nâng cao giá trị dinh dưỡng cho sản phẩm, tiết kiệm năng lượng, và xử lí chất thải triệt để nhằm bảo vệ môi trường sinh thái.
Để đầu tư cho nghiên cứu khoa học, nhà nước khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào nghiên cứu khoa học và áp dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất, đồng thời đầu tư mua công nghệ, thiết bị tiên tiến của các nước phát triển, nhận chuyển giao công nghệ của các công ty hàng đầu thế giới. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng được khuyến khích thông qua liên doanh, liên kết nhằm thực hiện chuyển giao công nghệ để đầu tư cho sản xuất thiết bị trong nước nhằm đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật hiện đại; khuyến khích các nhà đầu tư sử dụng thiết bị chế tạo trong nước có chất lượng tương đương với thiết bị nhập khẩu. Để hỗ trợ cho ngành công nghiệp chế biến sữa, các ngành công nghiệp phụ trợ như sản xuất bao bì, chất hỗ trợ chế biến, phụ gia, vi chất ứng dụng trong ngành sữa cũng được khuyến khích nghiên cứu, chuyển giao công nghệ nhằm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm ở mức cao nhất. Bên cạnh đó, các viện nghiên cứu cũng sẽ được tăng cường năng lực để có khả năng tập trung nghiên cứu các vấn đề khoa học công nghệ về chế biến và bảo quản sữa, vệ sinh an toàn thực phẩm trong chế biến sữa.
Đối với các giải pháp đầu tư cho ngành sữa, việc ứng dụng khoa học công nghệ cũng được ưu tiên khuyến khích. Do vậy, quy hoạch phát triển ngành công nghiệp chế biến sữa còn khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư mở rộng sản xuất kết hợp đổi mới công nghệ, thiết bị, áp dụng các giải pháp tiết kiệm năng lượng. Bên cạnh đó, các nhà máy xây dựng mới phải áp dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại để sản xuất sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng cao, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, đa dạng về mẫu mã và chủng loại. Các dự án không đầu tư hệ thống xử lý nước thải công nghiệp thỏa mãn các quy định về bảo vệ môi trường sẽ không được cấp phép đầu tư
vNhân tố văn hoá , xã hội:
Việt Nam đánh giá là một thị trường tiềm năng với 85,79 triệu dân( năm 2009) trong đó số dân ở thành thị là 25,4 triệu người chiếm 29,6 % tổng số dân cả nước và phân bổ theo đọ tuổi như sau:
· 0 – 14 tuổi chiếm 29,4 %
· 15 -64 tuổi chiếm 65 %
· Trên 65 tuổi chiếm 6,5 %
è Kết cấu dân số Việt Nam được đánh giá là kết cấu dân số trẻ
Tổng lượng tiêu thụ sữa Việt Nam liên tục tăng mạnh với mức từ 15-20% năm, theo dự báo đến năm 2020 mức tiêu thụ sữa tại thị trường sẽ tăng gấp đôi, mức tiêu thụ sữa trung bình của Việt Nam hiện nay khoảng 9kg/người/năm tức là đã tăng gấp 12 lần so với những năm đầu thập niên 90.
Tuy nhiên so với thế giới, lượng sữa người Việt Nam tiêu thụ vẫn còn quá ít, có lẽ do chúng ta chưa có thói quen uống sữa như người phương Tây. Nhiều người vẫn còn quan niệm sữa là thực phẩm dinh dưỡng chỉ dành cho trẻ con.
Bên cạnh đó, nhiều người Việt Nam không thể tiêu hóa được đường lactose trong sữa, do đó dễ bị đau bụng và tiêu chảy sau khi uống sữa. Điều đó làm cho việc uống sữa cũng bị hạn chế.
Tiếp đến, so với các thực phẩm khác và thu nhập của đại bộ phận gia đình Việt Nam (nhất là ở các vùng nông thôn) thì giá cả của các sản phẩm sữa ở Việt Nam vẫn còn khá cao. Còn ở nhiều nước khác, với mức thu nhập cao, việc uống sữa trở thành một điều không thể thiếu được trong thực đơn hàng ngày.
Do giá sữa không rẻ nên nhiều gia đình ưu tiên cho trẻ con vì mọi người cho rằng trẻ con thì cần sữa, còn những người khác trong gia đình có thể sử dụng các thực phẩm khác cũng được. Hơn nữa, có thể do người dân chưa thấy hết lợi ích của sữa nên không thường xuyên uống sữa.
4.Đánh giá cường độ cạnh tranh
vQuyền lực thương lượng từ phía các nhà cung ứng:
Sức mạnh mặc cả của các nhà cung cấp nguyên liệu sữa trong nước hạn chế: Xét về quy mô ngành chăn nuôi bò sữa,95% lượng bò sữa được chăn nuôi tại các hộ gia đình,chỉ 5% được nuôi tại các trại chuyên biệt với quy mô từ 100- 200 con trở lên. Điều này cho thấy người dân nuôi bò tự phát, dẫn đến việc không đảm bảo số lượng và chất lượng làm giảm khả năng thương lượng của các nhà cung cấp trong nước. Việc thiếu kinh nghiệm quản lý, quy mô trang trại nhỏ, tỷ lệ rối loạn sinh sản và mắc bệnh của bò sữa còn ở mức cao…khiến người dân bất lợi trong thương lượng giá
Phụ thuộc nhiều vào diễn biên giá cả nguồn nguyên liệu nước ngoài: Do hơn 70% đầu vào là nhập khẩu, giá sữa bột thế giới sẽ gây áp lực lên ngành sữa Việt Nam. Nguồn nhập khẩu tăng nhẹ trong khi nhu cầu sữa của Đông Nam Á là rất lớn. Diễn biến giá sữa những năm gần đây khó dự đoán được vì vậy ngành sữa Việt Nam vẫn trong thế bị động
vQuyền lực thương lượng từ phía khách hàng:
Khách hàng của Dutch Lady chia làm 2 loại: khách hàng lẻ và nhà phân phối
Khách hàng lẻ: Các khách hàng cuối cùng, có khả năng gây áp lưc lớn cho các công ty về chất lượng sản phẩm. Hiện tại các sản phẩm sữa rất đa dạng và có thể thay thế cho nhau, và yếu tố giá cả không phải là quan trọng nhất đối với người tiêu dùng khi lựa chọn các sản phẩm sữa. Các công ty phải cạnh tranh với nhau bằng chất lượng , sự đa dạng của sản phẩm, sức mạnh thương hiệu.. rồi mới đến cạnh tranh giá cả.
Quyền lực khách hàng lẻ thể hiện ở
ü Vị thế mặc cả: KH có thể so sánh sản phẩm cùng loại của nhiều công ty khác nhau để từ đó đưa quyết định mua hay không mua sản phẩm và tạo áp lực về giá cho
ü Thông tin mà người mua có được
ü Tính đặc trưng của nhãn hiệu hàng hoá
ü Tính nhạy cảm đối với giá
ü Sự khác biệt hoá sản phẩm
ü Mức độ sẵn có của hàng hoá thay thế
ü Động cơ của khách hàng
Các đại lý phân phối nhỏ lẻ, các trung tâm dinh dưỡng: Có khả năng tác động đến quyết định mua hàng của người tiêu dùng. Các công ty sữa trong nước và các đại lý độc quyền của các hãng sữa nước ngoài phải cạnh tranh để có được những điểm phân phối chiến lược chủ yếu thông qua chiết khấu và hoa hồng cho đại lý bán lẻ. Các điểm phân phối như trung tâm dinh dưỡng, bệnh viện, nhà thuốc .. có thể giành được sức mạnh đáng kể trước các hãng sữa, vì họ có thể tác động đến quyết định mua sản phẩm sữa nào của khách hàng mua lẻ/ cuối cùng thông qua tư vấn, giới thiệu sản phẩm
vCạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong ngành:
Với những đặc điểm hấp dẫn của ngành, thị trường sữa đang trở nên đông đúc hơn và cạnh tranh ngày càng khốc liệt hơn. Hiện nay thị trường sữa, đối thủ cạnh tranh lớn nhất với dutch lady là Vinamilk, ngoài ra còn nhiều sản phẩm sữa nội địa khác như: Hanoimilk, Mocchaumilk..và một số sữa nhập ngoại:Johnson, Abbott, Nestle
vĐe doạ từ các sản phẩm thay thế:
Mặt hàng sữa hiện nay chưa có sản phẩm thay thế. Tuy nhiên, nếu xét rộng ra nhu cầu của người tiêu dùng , sản phẩm sữa có thể cạnh tranh với nhiều mặt hàng chăm sóc sức khỏe khác như nước giải khát…Do vậy ngành sữa ít chịu rủi ro từ sản phẩm thay thế.
vĐe doạ từ các ra nhập mới
Đặc điểm ngành sữa là tăng trưởng ổn định, lợi nhuận cao, thị phần đã tương đối ổn định; để gia nhập ngành các công ty mới phải có tiềm lực vốn và năng lực đủ mạnh để vượt qua các rào cản gia nhập ngành bước vào kinh doanh sữa
vCác rào cản gia nhập ngành
· Kỹ thuật: Công đoạn quản trị chất lượng (KSC) nguyên liệu đầu vào và đầu ra là hết sức quan trọng vì nó ảnh hưởng đến chất lượng của người tiêu dùng.Trong khi sản xuất, việc pha chế các sản phẩm từ sữa cũng phức tạp vì các tỉ lệ vitamin, chất dinh dưỡng được pha trộn theo hàm lượng. Khi sữa thành phẩm đã xong, các doanh nghiệp sữa phải sử dụng vỏ hộp đạt tiêu chuẩn để dễ dàng vận chuyển và bảo quản. Đây là ngành đòi hỏi yêu cầu công nghệ kỹ thuật cao nên tạo rào cản lớn cho việc gia nhập ngành.
· Vốn: một dây chuyền sản xuất sữa có giá trị trung bình khoảng vài chục tỷ, đó là một khoản đầu tư không nhỏ chưa tính đến các chi phí xây dựng nhà máy, chi phí nhân công, chi phí nguyên liệu…
· Các yếu tố thương mại
· Ngành công nghiệp chế biến sữa bao gồm nhiều kênh tham gia từ chăn nuôi, chế biến, đóng gói, phân phối, tiêu dùng… tuy nhiên, vẫn chưa có tiêu chuẩn cụ thể, rõ ràng cho từng khâu, đặc biệt là tiếng nói của các bộ, ngành vẫn còn riêng rẽ dẫn đến việc quy hoạch ngành sữa chưa được như mong muốn và gây nhiễu cho các công ty trong khâu sản xuất và phân phối đặc biệt là các công ty mới thành lập
· Ngành sữa có hệ thống khách hàng đa dạng từ trẻ nhỏ đến người lớn tuổi, tiềm năng thị trường lớn nhưng yêu cầu của người tiêu dùng ngày càng tăng nên ngành sữa đang chịu áp lực không nhỏ từ hệ thống khách hàng.
· Việc tạo lập thương hiệu trong ngành sữa cũng rất khó khăn do phải khẳng định được chất lượng sản phẩm cũng như cạnh tranh với các công ty lớn.
· Các nguồn lực đặc thù
ü Nguyên liệu đầu vào: Phần lớn nguyên liệu đầu vào phải nhập từ nước ngoài .Tuy nhiên, nhà nước chưa thể kiểm soát gắt gao các nguồn đầu vào nguyên liệu sữa. Do đó, chất lượng đầu vào của các công ty chưa cao, năng lực cạnh tranh với các công ty nước ngoài thấp.
ü Nguồn nhân lực cho ngành: Hiện tại nguồn nhân lực cho ngành chế biến các sản phẩm sữa khá dồi dào từ các nông trại, các trường đại học chuyên ngành chế biến thực phẩm… tuy nhiên, chất lượng nguồn nhân lực chưa cao và đó cũng là một rào cản không nhỏ cho các công ty sữa.
ü Kênh phân phối: Các kênh phân phối hiện tại của ngành sữa đã được các doanh nghiệp hiện có sử dụng. Do đó, các đối thủ khi gia nhập phải thuyết phục các kênh phân phối này bằng cách chấp nhận chia sẻ nhiều hoa hồng cho các nhà phân phối, dẫn đến chi phí tăng cao hơn
è Ngành sữa hiện nay có tiềm năng phát triển rất lớn. Tuy nhiên các rào cản của ngành cũng không nhỏ đối với các công ty đặc biệt về vốn và kỹ thuật chế biến. Trong tương lai công ty Vinamilk cũng có thể đối mặt với nhiều đối thủ mới đến từ nước ngoài do nền kinh tế thị trường và sự vượt trội về kỹ thuật, vốn và nguồn nguyên liệu đầu vào. Do đó cường độ cạnh tranh sẽ tăng từ các đối thủ tiềm năng mới.
=> Đánh giá:Ngành sữa là một ngành hấp dẫn và cường độ cạnh tranh mạnh
Kết luận: tổng điểm của công ty sữa Dutch lady đạt 3,05 thể hiện công ty có khả năng thích ứng tốt với môi trường bên ngoài doanh nghiệp.
vChú thích:
Các cơ hội
1, Thu nhập người dân tăng:
Thu nhập bình quân đầu người tăng qua từng năm, mức sống của người dân được nâng cao hơn,chi phí cho cuộc sống cao hơn.
2, Có điều kiện phát triển vùng nguyên liệu:VN có khí hậu nhiệt đới phù hợp trồng thức ăn nuôi bò sữa: cỏ, cám ngô, gạo, sắn,... được trồng khá phổ biến và dễ dàng tại VN. Nhiều khu vực miền núi có diện tích đất rộng, thoáng mát phù hợp phát triển đàn bò sữa.
3, Là đất nước có dân số trẻ cao: Hơn 30% dân số VN là thanh thiếu niên ,bộ phận này có nhu cầu về dinh dưỡng ,thực phẩm rất lớn đặc biệt là sữa.Người dân quan tâm hơn đến con em mình hơn vì vậy tiềm năng ngành sữa là rất lớn.
4, Tăng trưởng kinh tế cao :như bảng trên ta thấy tuy khủng hoảng kinh tế nhưng tăng trưởng của VN vẫn dương ,một số nền kinh tế con số này là âm.VN được đánh giá tăng trưởng mạnh kinh tế thuộc tốp đầu khu vực ĐNA và Châu Á
5, Nhà nước có chính sách mở rộng phát triển đàn bò sữa trên cả nước: từ hiệu quả con bò sữa mang lại, nhà nước có nhiều chính sách ,khuyến khích hộ nông dân phát triển đàn bò trên cả diện và lượng.Trực tiép hỗ trợ vốn ,giống kĩ thuật.Tạo chính sách thông thoáng để xoá đói giảm nghèo cho nông dân và chủ động hơn nguồn nguyên liệu không phải phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu.
Thách thức
1, Giá nguyên liệu nhập khẩu tăng: hiện nay lượng sữa trong nước chỉ đáp ứng 12 – 15% tổng nhu cầu nguyên liệu trong nước còn lại là nhập khẩu từ nước ngoài. Giá nguyên liệu nhập khẩu đang có xu hướng tăng mạnh. Năm 2007 tăng 60% so với năm 2006.
2, Cạnh tranh của các hãng sữa nội trong nước: đây là ngành hấp dẫn vì có tỉ lệ tăng trưởng cao,có nhiều tiềm năng phát triển.Hai đại gia lớn nhất là Vinamik và dutch lady, ngoài ra còn hàng chục hãng khác cạnh tranh chủ yếu trên lĩnh vực sữa nước và sữa chua
3, Hội nhập kinh tế (WTO) : Các hãng sản xuất sữa trong nước còn đang chịu sức ép cạnh tranh ngày một gia tăng do việc giảm thuế cho sữa ngoại nhập theo chính sách cắt giảm thuế quan của Việt Nam khi thực hiện các cam kết Hiệp định ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung trong Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN (cam kết CEPT/AFTA) và cam kết với Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Sữa bột nhập khẩu hiện chiếm thị phần trên thị trường khá cao (khoảng 72%), sữa bột trong nước sản xuất thị phần chiếm ít hơn là Vinamilk (20%), Nutifood (5%) và khoảng dưới 10% doanh nghiệp nhỏ trong nước không có thương hiệu nhập về đóng gói.
4, Sự xuất hiện mạnh mẽ của các sản phẩm thay thế: Hiện nay trên thị trường xuất hiện nhiều đồ uống, sản phẩm trực tiếp cạnh tranh với sữa: bột ngũ cốc, trà xanh ,cà phê lon,các loại nước ngọt. Ngành sữa luôn phải đối mặt với nguy cơ tiềm ẩn từ những loại đồ uống này tuy nhiên sữa vẫn là thực phẩm chủ đạo khó có thể thay thế.
5, Tâm lý người tiêu dùng: người tiêu dùng trong nước vẫn có xu hướng lựa chọn sữa nhập khẩu với tâm lí sữa ngoại nhập tốt hơn sữa nội. Trong khi sữa bột sản xuất trong nước hoàn toàn dùng nguyên liệu nhập ngoại. Sự xuất hiện quá nhiều của các thông tin quảng cáo về các loại sữa đã khiến người tiêu dùng “mất phương hướng” khi lựa chọn sản phẩm. “Nhiều loại sữa được quảng cáo với những hình ảnh phóng đại như uống sữa vào thì thông minh, cao lớn vượt trội đã khiến nhiều người có tâm lý phải mua sữa ngoại mới là “đẳng cấp” và yêu con”.Tin đồn về sữa VN nhiễm melamine năm 2008 cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến ngành sữa.
II, Phân tích môi trường bên trong
1. Sản phẩm chủ yếu:
1. Dutch Lady
a. Sữa tiệt trùng ( có đường, không đường, vị dâu, vị chocolate, vị trà xanh)
b. Sữa tươi 100% ( có đường, không đường)
c. Sữa bột nguyên kem
d. Sữa đặc Cô gái Hà Lan ( cao cấp, hàng ngày)
2. Dutch Lady 123, 456
a. Cô Gái Hà Lan Step 1 - (Sữa cho trẻ dưới 6 tháng tuổi) - Công thức tiên tiến để học hỏi hiệu quả
b. Cô Gái Hà Lan Step 2 - (Sữa cho trẻ trên 6 tháng tuổi) - Công thức tiên tiến để học hỏi hiệu quả
c. Cô Gái Hà Lan 123 - (Sữa cho trẻ trên 12 tháng tuổi) - Công thức tiên tiến để học hỏi hiệu quả
d. Cô Gái Hà Lan 456 - (Sữa cho trẻ trên 36 tháng tuổi) - Công thức tiên tiến để học hỏi hiệu quả
3. Dutch Lady Gold
a. Dutch Lady Gold Step 1
b. Dutch Lady Gold Step 2
c. Dutch Lady Gold 123
d. Dutch Lady Gold 456
4. Friso
a. Friso (hấp thu) (Friso 1, 2, 3, 4)
b. Friso Gold (tăng cường miễn dịch) ( 1, 2, 3, 4)
c. Frisolac Premature
d. Frisolac Comfort
e. Frisolac Soy
f. Friso Gold Mum
5. Yomost
a. YOMOST "Thức uống dành cho tuổi teen"
6. Fristi
a. FRISTI “Trở thành siêu nhân với Fristi” ( có đường, vị dâu, vị chocolate)
b. FRISTI FRUITY “Cùng là dũng sĩ” ( vị xoài, dâu, nho)
7. Completa
a. Hoàn hảo “Cho Ly Cà Phê Thơm Ngon”
8. Longevity
a. TRƯỜNG SINH "Cho mọi nhu cầu sử dụng"
2. Thị trường: Dutch lady được nhập khẩu vào Việt Nam 1924, dutch lady Việt Nam có một thị trường rộng lớn trên toàn bộ đất nước Việt Nam, dutch lady phân đoạn thị trường theo độ tuổi bao gồm tất cả mọi lứa tuổi: trẻ nhỏ, thiếu nhi, thiếu niên , người lớn. Và phân đoạn thị trường theo sản phẩm sữa bao gồm sữa tiệt trùng, sữa sặc, sữa đặc
3. Đánh giá các nguồn lực, năng lực dựa trên chuỗi giá trị của doanh nghiệp:
3.1 Hoạt động cơ bản
Ø Hậu cần nhập:
Dutch lady luôn luôn quan tâm tới chất lượng nguồn nguyên liệu. Công ty luôn đồng hành cùng nông dân chăn nuôi bò sữa suốt hơn 10 năm qua thông qua Dự án phát triển đàn bò sữa dài hạn trị giá 12,6 triệu USD với mục đích phát triển ngành sản xuất, chế biến sữa nói chung tại Việt Nam, đảm bảo nguồn sữa tươi nguyên liệu đầu vào-một trong những nguồn nguyên liệu cần thiết trong sản xuất các sản phẩm sữa. Qua đó công ty trực tiếp ký hợp đồng thu mua sữa trực tiếp với nông dân để đảm bỏa mua được sữa tươi ngon.
Toàn bộ quy trình thu mua sữa đều tuân thủ theo tiêu chuẩn chất lượng của Hà Lan. Sữa tươi sau khi thu mua sẽ được làm lạnh một cách chuyên nghiệp tại các trung tâm làm lạnh trước khi chuyển thẳng về nhà máy của công ty. Vì sau khi được vắt ra, sữa tươi sẽ bị thay đổi chất do tác động của môi trường bên ngoài và thời gian vận chuyển lâu
Hiện nay Dutch lady(FrieslandCampina) đã xây dựng được 41 điểm thu mua sữa nguyên liệu trực tiếp từ người chăn nuôi bò.
Ø Sản xuất:
Dây chuyền sản xuất sữa nước của công ty được đầu tư trị giá hơn 50triệu USD. Các thiết bị trong hệ thống đều có tính đồng bộ, thuộc thế hệ mới,hiện đại, điều khiển tự động hoặc bán tự động , đáp ứng được các yêu cầu về chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm và tiêu chuẩn quốc tế.
Ø Hậu cần xuất:
Mạng lưới phân phối rộng khắp. Sản phẩm của Dutch Lady được phân phối thông qua 150 nhà phân phối và 100 000 từ các siêu thị cho đến các tiệm tạp hóa nhà bán lẻ trong cả kênh phân phốitruyền thống và hiện đại trong cả nước.
Ø Marketing và bán hàng:
Các chương trình khuyến mãi như :“Uống sữa Cô Gái Hà Lan đổi ba lô kéo xinh xắn”. “Sáng Tạo Tiệc Yo! Trúng thưởng tiệc trong mơ trị giá 2 TỶ đồng & 200 Triệu đồng tiền mặt.”. “CHO BÉ KHÁM PHÁ MÙA HÈ”… đã giúp các sản phẩm của Dutch lady trở nên hấp dẫn hơn với khách hàng, đặc biệt là trẻ em. Các chương trình vì cộng đồng như : chương trình phát triển ngành sữa, khuyến học đèn đom đóm… cũng được xem như một cách xây dựng hình ảnh của Dutch lady và tất cả đã mang lại những hiệu ứng tích cực.
Ø Dịch vụ sau bán:
Dutch Lady thành lập trung tâm tư vấn sức khỏe miễn phí Calximex. Các nhân viên tư vấn và chuyên gia dinh dưỡng của Dutch Lady luôn vui lòng giải đáp tất cả các câu hỏi cảu khách hàng về dinh dưỡng và sản phẩm của dutch lady miễn phí tất cả các ngày từ thứ 2 đến thứ sáu hàng tuần.
3.2 Hoạt động bổ trợ
Ø Quản trị thu mua:
Do công ty thu mua sữa trực tiếp từ các hộ gia đình cá nhân không qua trung gian nên giảm được chi phí thu mua, bên cạnh đó đảm bảo thu mua được sữa tươi ngon nhất, chất lượng tốt.
Ø Công nghệ :
Công ty có các hệ thống làm lạnh sữa được phân bố ngay tại các địa điểm thu mua , có trung tâm công nghệ làm lạnh hiện đại đảm bảo cho sữa tươi ngon. Với dây chuyền sản xuất sữa hiện đại.
Ø Quản trị nguồn nhân lực:
Công ty có đội ngũ nhân viên dày dạn kinh nghiệm, có tinh thần trách nhiệm cao. Nhân viên luôn yên tâm với công việc có tính ổn định, chế độ phúc lợi của công ty tốt
4. Xác định các năng lực cạnh tranh
Ø Phi marketing
Thứ nhất, FrieslandCampina đã lựa chọn được một đối tác thích hợp với mình cùng với hình thức liên doanh đã giúp FrieslandCampina tận dụng được những lợi thế của Portrade cũng như sự hiểu biết, mối quan hệ sẵn có của Portrade tại Việt Nam.
Thứ hai, việc lựa chọn môi trường đầu tư tức là lựa chọn Bình Dương làm điểm đáp đầu tiên của FrieslandCampina tại Việt Nam, cách đây hơn 15 năm, là hoàn toàn hợp lý. Nằm ở cửa ngõ phía Bắc TP.HCM, Bình Dương là tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm miền Nam. Đây là địa phương phát triển kinh tế năng động, chiếm trên 40% GDP của Việt Nam, hơn 60% giá trị sản xuất công nghiệp và khoảng 73% kim ngạch xuất khẩu cả nước. Cùng với những hỗ trợ, chính sách thúc đẩy phát triển từ phía chính phủ và chính quyền địa phương tạo một môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp kinh doanh, đầu tư, cụ thể trong đó có FrieslandCampina.
Thứ ba, khi bước chân vào thị trường Việt Nam, FrieslandCampina đã xây dựng cho mình mối quan hệ gần gũi, vững chắc với các yếu tố “ đầu vào, đầu ra” cùng một hệ thống sản xuất mạnh mẽ đã tạo được một chuỗi giá trị vững chắc giúp FrieslandCampina tiến nhanh, tiến gần đến người tiêu dùng hơn.
Ø Năng lực cạnh tranh marketing:
Việc quảng bá hình ảnh và thương hiệu, thực tế, FrieslandCampina đã làm rất tốt cho các dòng sản phẩm của mình như Dutch Lady, Fristi, Friso, Yomost ... cũng như thực hiện hàng loạt các hoạt động từ thiện, tài trợ như Ngày hội Olympic trẻ em, chương trình học bổng DutchLady Việt Nam _ Orange tulip..., dự án cộng đồng Chương trình khuyến học Đèn đom đóm...Trong khi một đối thủ lớn trong ngành sữa là Vinamilk mới có những động thái tích cực trong những năm vừa qua với chương trình Quỹ Sữa “Vươn Cao Việt Nam” thì Dutch Lady đã khởi xướng từ trước với chương trình Đèn đom đóm. Điều này đã tạo nên một sự tin yêu và tin tưởng của người tiêu dùng dành cho sản phẩm của FrieslandCampina cũng như đưa sản phẩm của FrieslandCampina đến nhiều người hơn.
5. Vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp
Được đánh giá là mạnh. Hiện nay trên thị trường trong nước, cái tên Dutch Lady cùng với Vinamilk được xem là những công ty sữa hàng đầu trong nước.
Như đã nói, Dutch Lady với một nguồn nguyên liệu sữa được đầu tư đạt chất lượng cao cùng hệ thống dây chuyền hiện đại, các chiến dịch quảng cáo, marketing, các cuộc chương trình khuyến mãi vì cộng đồng, tất cả đã tạo một vị thế khá vững chắc cho Dutch Lady
Chú thích
vĐiểm mạnh:
1. Thương hiệu của công ty: 4/2006 Dutch Lady là top 10 thương hiệu mổi tiếng nhất tại Việt Nam về nước uống do phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam trao tặng. 7/2006 được bình chọn một trong số mười thương hiệu thành công nhất Việt Nam từ đánh giá của 4000 người tiêu dùng do tập đoàn đa quốc gia Milward Brown thực hiện.
Với thương hiệu nổi tiếng của mình , dutch lady luôn là sự lựa chọn của người tiêu dùng, nó đã tạo được chỗ đứng, vị thế của mình trong trái tim, niềm tin của người tiêu dùng. Đây chính là một thế mạnh của công ty tạo nền tạng cho sự phát triển, và cạnh tranh của công ty.
2. Công nghệ : Hà Lan nổi tiếng với những trang trại bò sữa bất tận và ngành công nghiệp sữa tiên tiến
Hằng năm ngành thực phẩm nước này trích 2% doanh thu từ thực phẩm để đầu tư lại cho việc nghiên cứu và phát triển . Cường độ G&D của Hà lan vượt chuẩn trung bình của liên minh Châu Âu, có thế khẳng định độ tinh cậy cho những thực phẩm xuất xứ từ vùng đất này. Công nghệ sản xuất sữa luôn có những quy định khắt khe về an toàn vệ sinh thực phẩm và công nghệ chế biến , đảm bảo cho sản phâm sữa của mình luôn tười ngon, tăng cường sức khỏe cho người tiêu dùng.
3. Hệ thống kênh phân phối: Tại Việt Nam, hàng năm, công ty cung cấp trên 1,5 tỉ suất sữa các loại, thông qua hệ thống hơn 150 nhà phân phối và 100.000 điểm bán lẻ, từ các siêu thị cho đến các tiệm tạp hóa. Trên 15.000 người đang trực tiếp và gián tiếp làm việc cho công ty. Nhờ mạng lưới phân phối phối rộng lớn trải dài trên toàn bộ Việt Nam mà sản phẩm sữa của công ty dễ dàng đưa các sản phẩm của mình đến người tiêu dùng. Qua đó, tại các đại lý, điểm bán lẻ sẽ là nơi mà công ty thu thập các nhu cầu, khuyên snghij của khách hàng nhằm hoàn thiện mình hơn, để đáp ứng được nhu cầu của khách hàng tốt hơn.
4. Phát triển sản phẩm mới: mở rộng sản phẩm sẽ tạo ra cho khách hàng nhiều sự lựa chọn hơn, do đó công ty sẽ bán được nhiều sản phẩm hơn.
5. Dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt: các nhân vien tư vấn và chuyên gia dinh dưỡng của dutch lady luôn vui lòng giải đáp tất cả các câu hỏi cảu khách hàng về dinh dưỡng và sản phẩm của dutch lady miễn phí tất cả các ngày từ thứ 2 đến thứ sáu hàng tuần. Qua đó đã tạo ra sự tin tưởng và mối liên hệ mật thiết giữa công ty và khách hàng
vĐiểm yếu:
1. Nguồn nguyên liệu còn chưa tự chủ được: ở Việt Nam việc chăn nuôi bò sữa đang còn rải rác, chưa có sự chăn nuôi tập trung, với quy mô lớn.Bên cạnh đó bò sữa là loại động vật khó nuôi, tỷ lệ mắc bệnh của bò cao. Do đó gây khó khăn cho công tác thu mua sữa.
2. Mẫu mã chưa đa dạng: Hình ảnh bao bì hộp sữa của Dutch Lady chưa thực sự nổi bật,chưa đa dạng để thu hút khách hàng tới xem và lựa chọn sản phẩm
3. Không quản lý được chất lượng nguồn nguyên liệu: do sự thu mua sữa rải rác , chưa có điểm chăn nuôi tập trung nên chất lượng nguồn nguyên liệu vẫn còn khó kiểm soát.
4. Chưa có được thị phần lớn tại phân khúc sữa đặc: sữa đặc của dutch lady hiện tại chiếm 21% thị phần sữa đặc ở Việt Nam trong khi của vinamill chiếm đến 79%.
5. Sản phẩm chưa đáp ứng về vóc dáng: Sản phẩm của Dutch Lady mới chỉ chú trọng đến lứa tuổi nhỏ, ít sản phẩm dành cho người già, những người béo và những người gầy
èVới tổng số điểm quan trọng là 2,95 điểm , chứng tỏ tầm quan trọng của các nhân tố bên trong của công ty đã ở trên mức trung bình, vì vậy chứng tỏ các nhân tố bên trong tác động rất manh tới doanh nghiệp, doanh nghiệp cần phát huy các điểm mạnh của mình và sử dụng chúng là lợi thế để cạnh tranh, và hạn chế các điểm yếu của mình.
III, Chiến lược của doanh nghiệp
1.Chiến lược cạnh tranh các chính sách triển khai
vChiến lược dẫn đầu về chi phí
- Triển khai tốt chương trình giảm tiêu thụ năng lượng, Công ty Dutch Lady Việt Nam tiết kiệm được hàng tỉ đồng mỗi năm. Cùng với xử lý triệt để nước thải, việc giảm tiêu thụ năng lượng là một trong những chương trình họat động nhằm đóng góp vào việc bảo vệ môi trường, hướng đến sự phát triển bền vững mà Dutch Lady Việt Nam đang theo đuổi.
Tổng kết mới đây của Dutch Lady Việt Nam cho biết, trong hai năm qua, chỉ riêng nhà máy Hà Nam của Công ty đã tiết kiệm được 8,9 tỉ đồng nhờ phát động và thực hiện tốt chương trình giảm tiêu thụ năng lượng. Theo đó, với phương châm không ngừng nâng cao ý thức tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường cho toàn thể đội ngũ nhân viên, ban lãnh đạo nhà máy đã tích cực tuyên truyền, triển khai cụ thể các chương trình giảm tiêu thụ năng lượng: điện, dầu, nước đến từng phân xưởng, nhân viên. Kết quả của nỗ lực này là 5,9 tỉ đồng và 3 tỉ đồng đã lần lượt được Công ty tiết kiệm trong năm 2009 và 2010.
èTiết kiệm chi phí
FrieslandCampina chiếm 30% thị phần sữa tại Việt Nam , mỗi 3 năm doanh số của Dutch Lady lại tăng gấp đôi
èChiếm 1 thị phần rộng lớn à sản phẩm cung ứng ra thị trường nhanh chóng thu lại bù đắp được chi phí hoàn vốn à giảm giá bán thu hút khách hàng .
- Năng lực sản xuất và đầu tư lớn : với mục tiêu phát triển lâu dài tại Việt Nam, FrieslandCampina đã quyết định mạnh dạn đi đầu trong việc triển khai chương trình phát triển ngành sữa với số kinh phí ban đầu được dự kiến trên 10 triệu USD, một số vốn được đánh giá là chi “mạnh tay” cho một dự án nông nghiệp lúc bấy giờ. Nhìn vào tình hình chăn nuôi bò sữa lúc đó với tổng đàn bò trên cả nước chỉ khoảng 17.000 con, sản lượng sữa cũng mới đạt 90 tấn/ngày và gần như 100% số hộ nuôi là quy mô nhỏ lẻ…
Dutch Lady Việt Nam hiện cung cấp cho thị trường trên 1,5 tỉ suất sữa các loại thông qua hơn 150 nhà phân phối và 100.000 điểm bán lẻ. Công ty hy vọng trong năm nay sẽ đạt doanh thu khoảng 350 triệu đô la Mỹ (gần 4 ngàn tỉ đồng).
èNhanh chóng phủ kín thị trường
Với kiến thức kinh nghiệm hàng trăm năm trong ngành chăn nuôi bò sữa từ Hà Lan, cái nôi của ngành sữa thế giới, từ năm 1996, FrieslandCampina Việt Nam đã triển khai chương trình phát triển ngành sữa. Từ đầu năm 2010, FrieslandCampina Việt Nam đã và đang triển khai Hệ thống quản lý rủi ro về chất lượng (Quality Risk Management System) nhằm hoàn tất toàn bộ hệ thống đảm bảo chất lượng của công ty từ khâu đầu đến khâu cuối, từ nông trại đến bàn ăn.
à Doanh nghiệp trực tiếp có được nguồn sữa chất lượng mà không cần qua trung gian mất thêm chi phí .
Hiện nay , giá sữa trong nước phụ thuộc nhiều vào giá cả nguồn nguyên liệu nước ngoài , hơn 70% nguyên liệu nhập khẩu từ nước ngoài , nhập khẩu các nước chủ yếu là từ Newzealand , Hà Lan , Úc … chủ yếu là sữa bột thành phẩm nhập từ các nhà máy chế biến sữa như Dumex , Dutch Lady .
èFriesland Campina lợi lớn về nguồn nguyên liệu . (chênh lệch tỉ giá , nguồn nguyên liệu tốt hơn , chi phí ít hơn… )
vChiến lược khác biệt hoá
Với sứ mệnh “ Cải thiện đời sống ’’ , triết lí kinh doanh luôn hướng về cộng đồng , mục tiêu nâng cao chất lượng cuộc sống của người Việt Nam, đặc biệt là của trẻ nhỏ, thanh thiếu niên và phụ nữ Việt Nam.
Các hoạt động xã hội : Chương trình phát triển nghành sữa , khuyến học đèn đom đóm , lập trung tâm Dinh Dưỡng Dutch Lady , chương trình tư vấn dinh dưỡng cho các bậc phụ huynh , chương trình giáo dục dinh dưỡng cộng đồng , các chương trình dinh dưỡng , các dự án hợp tác , chương trình tài trợ du học cho sinh viên … khuếch trương hình ảnh .
Các sản phẩm của Dutch Lady thường đi kèm với đồ chơi , đồ dùng , cho trẻ em như cặp xách , mũ , áo , xa đạp … thông qua tích trữ phiếu đổi thưởng hoặc đi kèm sản phẩm .
Sự khác biệt nằm ở chất lượng cao : Năm 2006, nhãn hàng Friso Gold của công ty sữa Dutch Lady tăng cường miễn dịch cho trẻ em, tạo đột biến về sản phẩm sữa, làm cho những nhãn hàng theo sau như Dumex Gold và sữa mới Arla của Đan Mạch không thể địch nổi.
vChiến lược tập trung
Dutch Lady do có nhiều phân khúc nên họ định vị “sẵn sàng một sức sống” cho dòng sữa nước và “cùng bé yêu khôn lớn” khẳng định sự đa dạng sản phẩm của mình cho mọi lứa tuổi và nhằm tách khỏi thông điệp IQ được rất nhiều nhãn hiệu sữa lựa chọn.
· Phân đoạn theo độ tuổi: tập trung đều mọi lứa tuổi (chính xác từng độ tuổi VD: từ 1 đến 3 , từ 4 đến 6 )
+ Sản phẩm cho trẻ nhỏ : Friso 3 , Friso 3 Gold , Friso 4 , Friso 4 Gold , Dutch Lady Gold STEP 123 & GOLD STEP 456 , Dutch Lady 123 & 456 , Sữa tiệt trùng cô gái hà lan , Sữa bột nguyên kem cô gái hà lan
+ Sản phẩm cho thiếu nhi: FRISTI FRUITY, Sữa chua uống cô gái hà lan ,
+ Sản phẩm cho thanh thiếu niên: YOMOST, Sữa tiệt trùng cô gái hà lan, Sữa bột nguyên kem cô gái hà lan, Sữa đặc cô gái hà lan
+ Sản phẩm cho người lớn: Sữa tiệt trùng Dutch Lady 100% nguyên chất, Sữa tiệt trùng cô gái hà lan, FRISO Goldsun MUM , hoàn hảo , trường sinh …
· Phân đoạn theo thị trường
Dutch Lady tập trung vào cả thị trường cao cấp và thấp hơn, phân khúc thị trường cao thường nằm trong tay các hãng sữa nước ngoài, với Dutch Lady là sản phẩm Friso, phân khúc thấp hơn FrieslandCampina và Vinamilk nắm giữ do có ưu thế cạnh tranh về giá , có khả năng cạnh tranh ở các khu vực nông thôn .
Lợi thế: nhờ sở hữu mạng lưới phân phối rộng khắp (hơn 150 nhà phân phối và 100.000 điểm bán lẻ) và có hệ thông cung ứng nguyên liệu riêng.
2. Chiến lược tăng trưởng các chính sách triển khai
vChiến lược chuyên môn hoá: Đa dạng hóa đồng tâm
Sản phẩm đầu tiên: sữa đặc nhãn hiệu Dutch Baby (năm 1924 ) , các sản phẩm được bổ sung mới : sữa tiệt trùng , sữa bột , sữa chua .
- Sữa tiệt trùng: Cô gái hà lan, Yomost , Fristi …
- Sữa bột Dutch Lady Gold, Dutch Lady, Friso
- Sữa chua: sữa chua uống cô gái hà lan
vChiến lược tích hợp:
· Tích hợp phía trước:
Dutch Lady Việt Nam luôn dành những ưu đãi hợp lý cho các nhà phân phối thông qua những chính sách hỗ trợ rõ ràng, thiết thực. Công ty đã cung cấp những phần mềm quản lý tiến tiến giúp các nhà phân phối quản lý hiệu quả nguồn hàng hóa và tình hình hoạt động của các cửa hàng bán lẻ. Hơn nữa, trong từng giai đọan phát triển, công ty luôn giúp các nhà phân phối đưa ra những chiến lược phát triển kinh doanh đúng đắn.
VD : Ngày 23 / Ngày 25 tháng 5, 2006) - Hơn 150 nhà phân phối trên cả nước của công ty Dutch Lady Việt Nam đã cùng tụ họp chào đón thành tựu 10 năm phát triển của công ty tại thành phố Hồ Chí Minh
· Tích hợp phía sau:
Nhà cung ứng : Phát triển vùng nguyên liệu riêng cho chính mình , Công ty có khoảng 2.600 trang trại và nông hộ nuôi bò sữa thành viên, cung cấp 60 triệu ki lô gam sữa hàng năm . Dutch Lady Việt Nam đã triển khai chương trình phát triển ngành sữa (DDP) , bắt đầu từ việc tổ chức hệ thống thu mua để giải quyết đầu ra ổn định cho người nuôi bò, đến việc thường xuyên hỗ trợ kỹ thuật, dịch vụ thú y, tổ chức các lớp tập huấn, kỹ thuật về xây dựng chuồng trại, cách trồng cỏ đạt năng suất cao … Xây dựng mạng lưới thu mua sữa trục tiếp từ nông dân (39 điểm thu mua ) và thu mua theo chất lượng sữa à kiểm soát nhà cung ứng tốt .
vChiến lược cường độ:
Dutch Lady đã gặt hái thành công thông qua kiên trì sử dụng thông điệp "Sẵn sàng một sức sống", thể hiện đầy đủ qua các sản phẩm từ Yo-Most đến Calcimex và Fristi.
Dutch Lady đi đầu trong cải tiến sản phẩm và cải tiến truyền thông marketing làm gia tăng giá trị nhãn hiệu, nâng cao chất lượng sản phẩm , VD : sản phẩm Dutch Lady 123 & 456 dành cho trẻ tăng 5 lần lượng DHA
vThâm nhập thị trường
Dutch Lady có đội ngũ Maketing rất mạnh, các hoạt động nổi bật gắn liền với xã hội
Dutch Lady hiểu rằng đem đến cho người dân Việt Nam cuộc sống tốt đẹp hơn không đơn thuần chỉ sản xuất ra các sản phẩm chất lượng mà còn nhận thức rõ trọng trách của mình trong các hoạt động xã hội và giáo dục. Các hoạt động của Dutch Lady nhằm cung cấp dinh dưỡng cho người Việt Nam , cải thiện cơ sở vật chất trường học , tạo cơ hội được học cho các trẻ em nghèo hiếu học , đem lại những sân chơi khỏe mạnh và lành mạnh …
VD: chương trình khuyến học đèn đom đóm, trao tặng 4535 học bổng đèn đom đóm năm 2008 – 2009, tài trợ học bổng du học Hà Lan cho sinh viên
- Các dịch vụ chăm sóc khách hàng: gọi điện giải đáp trực tuyến , hỏi đáp với chuyên gia dinh dưỡng , tổ chức khám sức khỏe miễn phí cho trẻ em …
- Các sản phẩm khuyến mãi : áo , balo , các sản phẩm khuyến mãi di kèm sữa , tổ chức các chương trình khuyến mãi như “ 10 năm vì thế hệ thông minh “ , “ Sữa bột Dutch Lady “ , “Cho bé khám phá mùa hè “ .
- Quảng cáo trên các phương tiện truyền thông, Tivi , báo trí , quay các đoạn phim hấp dẫn trẻ em
vChiến lược liên minh, hợp tác, M&A:
Ngày 21/7/2009 Công ty FrieslandFoods Dutch Lady Việt Nam thuộc Tập đoàn Thực phẩm Royal FrieslandFoods đã chính thức công bố đổi tên thành FrieslandCampina Việt Nam.
Đây là kết quả của sự hợp nhất hai tập đoàn sản xuất sữa hàng đầu Hà Lan Royal FrieslandFoods và Campina hồi đầu năm nay. “Với sự hợp nhất này, FrieslandCampina đã trở thành một trong bốn tập đoàn sữa lớn nhất thế giới với hơn 22.000 nhân viên, trên 30 nhãn hiệu nổi tiếng và doanh thu 9,5 tỷ euro.”
Với kinh nghiệp 130 năm của tập đoàn trong ngành sữa toàn cầu và 15 năm hoạt động tại Việt Nam, FrieslandCampina Vietnam đáp ứng nhu cầu khách hàng bằng sản phẩm sữa đạt tiêu chuẩn quốc tế về chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm. Và như vậy, FrieslandCampina Vietnam là công ty liên doanh lớn nhất hoạt động trong ngành sữa tại Việt Nam.
Sự hợp nhất của 2 công ty tại Việt Nam sẽ giúp cho thị phần của công ty mới tăng hơn 30% tại thị trường này.
IV, Đánh giá tổ chức doanh nghiệp
Cấu trúc theo chức năng
Sơ đồ: Mô hình cơ cấu tổ chức theo hệ thống của Công ty Dutch Lady
Trong cấu trúc chức năng này, vai trò của từng vị trí được bố trí theo chức năng nhằm đạt được mục tiêu, nhiệm vụ chung. Quản lý của từng bộ phận chức năng: sản xuất, bán hàng, tài chính, marketing, đối ngoại.. sẽ có nhiệm vụ báo cáo lại với tổng giám đốc- người chịu trách nhiệm phối hợp các hoạt động trong công ty và cũng là người chịu trách nhiệm cuối cùng về kết quả hoạt động của công ty.
Nhờ vào những ưu điểm của loại mô hình tổ chức này mọi hoạt động của công ty cóa sự chuyên môn hóa sâu sắc, các phòng ban tập trung vào chuyên môn mang lại hiệu quả công việc tăng doanh thu cho công ty. Tạo điều kiện tuyển dụng được các nhân viên với các kỹ năng phù hợp với từng bộ phận chức năng.
2. Phong cách lãnh đạo chiến lược
Định hướng con người: Trong gần 20 năm hoạt động tại Việt Nam, Dutch Lady luôn chú trọng xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao, tạo môi trường làm việc chuyên nghiệp với nhiều cơ chế khuyến khích cán bộ nhân viên dám nghĩ dám làm, đem lại bước đột phá trong nhiều lĩnh vực và hiệu quả thiết thực cho mọi khách hàng.
Chương trình quản trị viên tập sự năm 2010
Nhằm mục đích tìm kiếm và xây dựng đội ngũ những nhà lãnh đạo tương lai cho FrieslandCampina, chương trình Quản trị viên tập sự của FrieslandCampina đã bắt đầu từ 5 năm về trước. Nhiều thế hệ Quản trị viên tập sự hiện nay đang giữ những vị trí quan trọng trong công ty.
Công ty luôn luôn quan tâm đến cảm nhận của nhân viên trong công ty. Dutch Lady lập ra mục “ Cảm nghĩ nhân viên” trên trang web của công ty để lắng nghe cảm nhận của các nhân viên, hiểu thêm về môi trường làm việc của công ty mình từ đó đưa ra những chính sách hợp lý khuyến khích nhân viên làm việc tốt hơn.
Trong khâu chế biến sản xuất sữa dutch lady luôn có sự tham gia nghiên cứu, chế biến của các chuyên gia hàng đầu thế giới đem lại cho người dân những sản phẩm sữa an toàn nhất. Ngoài ra, dutch lady còn có bộ phận chăm sóc khách hàng và tư vấn dinh dưỡng hàng ngày cho khách hàng
3. Một số nhận xét về văn hoá doanh nghiệp:
Dutch Lady Việt Nam được đánh giá khác biệt so với các công ty khác chính là nhịp độ làm việc tập trung và tinh thần đề cao hiệu quả công việc của tất cả nhân viên ở đây.
Văn hoá công ty tại Dutch Lady Việt Nam cũng là một yếu tố nổi bật. Nơi đây tất cả các nhân viên đều có thể cảm thấy hài lòng về tinh thần làm việc đồng đội, sự hỗ trợ lẫn nhau, tính chuyên nghiệp và thử thách trong công việc.
Mỗi nhà quản lý ở các dây chuyền sản xuất luôn làm gương cho các các nhân viên, tuân thủ nghiêm các nội quy công ty đề ra nhưng đồng thời cũng phải rất linh động trong việc quản lý, đồng thời cũng thúc đẩy tinh thần làm việc của các anh em nhân viên. Tập thể cùng tôn trọng và thông cảm lẫn nhau.
Ngoài ra tính ổn định công việc, các phúc lợi cạnh tranh và chính sách đào tạo tại Dutch Lady Việt Nam là các yếu tố giúp cho nhân viên cảm thấy gắn bó hơn với công ty.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro