Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

duongloit1078

Câu 7: Tính tất yếu và quan điểm của Đảng về thực hiện công nghiệp hóa ở VN:

Nội dung đường lối CNH được thông qua tại Đại hội X (2006).

a/ Tính tất yếu thực hiện CNH tại VN:

Năm 1976, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng đã nêu lên 3 đặc điểm lớn về tình hình nước ta như sau:

+ Một là, nước ta đang trong quá trình từ một nền kinh tế còn phổ biến là sản xuất nhỏ tiến thẳng lên CNXH bỏ qua giai đọan phát triển TBCN.

+ Hai là, Tổ quốc đã hòa bình, độc lập, thống nhất, cả nước tiến lên CNXH với nhiều thuận lợi, song cũng còn nhiều khó khăn do hậu quả của cuộc chiến tranh và tàn dư của xã hội cũ để lại rất nặng nề.

+ Ba là, cm XHCN ở nước ta tiến hành trong hoàn cảnh quốc tế thuận lợi, song cuộc đâu tranh “ai thắng ai” giữa cm và phản cm trên thế giới vẫn diễn da gay go, quyết liệt.

Từ những đặc điểm trên, đạc biệt là đặc điểm thứ nhất là lý do cơ bản để nước ta thực hiện CNH.

b/ Nội dung quan điểm CNH, HĐH đất nước ở Đại hội X (2006): Đại hội nêu lên 5 quan điểm:

+ Một là, công nghiệp hóa gắn với hiện đại hóa; công nghiệp hóa cà hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức:

Đại hội X của Đảng nhận định: “Khoa học và công nghệ sẽ có bước tiến nhảy vọt và những đột phá lớn”. Kinh tế tri thức có vai trò ngày càng nổi bật trong quá trình phát triển lực lượng sản xuất. Cuộc cm khoa học – công nghệ  hiện đại tác động sâu rộng đến mọi lĩnh vực của đời sống XH. Bên cạnh đó, xu thế hội nhập và toàn cầu hóa đã tạo ra nhiều cơ hội cũng như thách thức đối với cả đất nước. Trong bối cảnh đó, nước ta cần phải đi theo con đường phát triển kết hợp công nghiệp hóa với hiện đại hóa.

Nước ta thực hiện CN hóa, HĐ hóa khi trên thế giới kinh tế tri thức đã phát triển, vì vậy đẩy mạnh CN hóa, HĐ hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức là một yếu tố quan trọng.

Kinh tế tri thức là: nền kinh tế trong đó có sự sản sinh ra, phỏ cập và sử dụng tri thức giữ vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển kinh tế, tạo ra của cải, nâng cao chất lượng cuộc sống. VD các ngàng kinh tế mới như Công nghệ thông tin, Công nghệ sinh học… là nhữn gngafnh kinh tế tri thức.

+ Hai là, CNH, HĐH gắn với phát triển với phát triển kinh tế thị trường, định hước XHCN và hội nhập kinh tế quốc tế:

Khác với CNH ở thời kỳ trước đổi mới, được tiến hành trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, lược lượng làm CNH chỉ có nông nghiệp, theo kế hoạch của nhà nước thông qua các chỉ tiêu pháp lệnh. Thời kỳ đổi mới, CNH và HĐH được hiến hành trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN gồm nhiều thành phần:  Sự nghiệp CNH, HĐH là sự nghiệp là sự nghiệp của toàn dân, của mọi thành phần kinh tế trong đó kinh tế nông nghiệp là chủ đạo.Thực hiện cơ chế thị trường theo định hướng XHCN giúp khai thác có hiệu quả nguồn lực kinh tế và sử dụng chúng có hiệu quả để đẩy nhanh quá trình CNH-HĐH đất nước.

Trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế, đất nước ta buộc phải hội nhập và mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế, nhằm thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài, thu hút công nghệ hiện đại, học hỏi kinh nghiệm quản lý tiên tiến của thế giới, sớm đưa nước ta ra tình trạng kém phát triển. Ngoài ra, còn phải còn nhằm khai thác thị trường thế giới để tiêu thụ sản phầm và tăng sức cạnh tranh. Nói cách khác, đó là kết hợp sức mạnh dân tộc và thời đại để phát triển kinh tế nói chung và CNH, HĐH nói riêng được hiệu quả hơn.

+ Ba là, lấy phát huy nguồn lực con người là yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững. Để tăng trưởng kinh tế cần 5 yếu tố: vốn, khoa học-công nghệ, con người, cơ cấu kinh tế, thể chế chính trị và quản lý nhà nước.Trong đó, con người là yếu tố quyết định nhất. Để phát huy nguồn lực con người cần phát triển giáo dục và đào tạo. Nguồn lực cho CNH-HĐH cần phải đủ số lượng, cân đối về cơ cấu và trình độ, có khả năng nắm bắt và sử dụng các thanh tựu khoa học và công nghệ tiên tiến của thế giới và có khả năng sáng tạo công nghệ mới.

+ Bốn là, khoa học và công nghệ là nền tảng và động lực của CNH-HĐH:

Khoa học và công nghệ có vai trò quyết định đến tăng năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất, nâng cao lợi thế cạnh tranh và tốc độ phát triển kinh tế nói chung. Một nước tiến lên CNHX từ một nền kinh tế kém phát triển, muốn đẩy mạnh CNH-HĐH gắn với phát triển kint tế tri thức thì phát triển khoa học, công nghệ là điều tất yếu, bằng cách: chọn lọc và nhập công nghệ, mua sáng chế kết hợp với phát triển công nghệ nội sinh để nâng cao trình độ công nghệ.

+ Năm là: Phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững; Tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; bảo về môi trường tự nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học.

Xây dựng CNXH ở nước ta nhằm thực hiện mục tiêu: dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Để thực hiện mục tiêu đó trước hết kinh tế phải phát triển nhanh, hiệu quả và bền vũng, có khả năng xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân…. Mục tiêu đó thể hiện sự phát triển vì con người.

Sự phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững có quan hệ chặt chẽ với việc bảo vệ môi trường tự nhiên và bảo tồn đa dạng sinh học vì đó là môi trường sống và hoạt động kinh tế của con người.

Câu 8: Định hướng XHCN trong nền kinh tế thị trường ở đại hội X:

Đại hội IX của Đảng xác định nền kinh tế thị trường định hướng XNCH là mô hình kinh tế tổng quát của nước ta trong thời kỳ quá độ đi lên CNXH. Đó là nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN.

Kế thừa tư duy của Đại hội IX, Đại hội X đã làm sáng tỏ thêm nội dung cơ bản của định hướng XHCN trong phát triển kinh tế thị trường ở nước ta, thể hiện ở 4 tiêu chí là:

- Về mục đích phát triển: Nhằm thực hiện “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Giải phóng mạnh mẽ lực lượng sản xuất và không ngừng nâng cao đời sống nhân dân. Đẩy mạnh xóa đói giảm nghèo, khuyến khích mọi người vươn lên làm giàu chính đáng, giúp đỡ người khác thoát nghèo và từng bước khá giả hơn. Mục tiêu trên thể hiện mục đích phát triển kinh tế vì con người, phục vụ lợi ích cho con người.

- Về phương hướng phát triển: Phát triển nền kinh tế với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế nhằm giải phóng mọi tiềm năng trong mọi thành phần kinh tê, trong mỗi cá nhân và mỗi vùng miền… phát huy tối đa nội lực để phát triển kinh tế. Trong nền kinh tế nhiều thành phần, kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, là công cụ chủ yếu để nhà nước điều tiết nền kinh tế, định hướng cho sự phát triển vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.

- Về định hướng XH và phân phối: Thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước và từng chính sách phát triển; tăng trưởng kinh tế gắn kết chặt chẽ, đồng bộ với phát triển văn hóa, giáo dục và đào tạo, giải quyết tốt các vấn đề xã hội vì mục tiêu phát triển con người. Hạn chế tác động tiêu cực của kinh tế thị trường.

Trong lĩnh vực phân phối, định hướng XHCN được thể hiện qua chế độ phân phối chủ yếu qua kết quả lao động, hiệu quả kinh tế, phúc lợi xã hội. Đồng thời, để huy động nguồn lực kinh tế cho sự phát triển chung chúng ta còn thực hiện phân phối theo mức đóng góp vốn và các nguồn lực khác.

Về quản lý: Phát huy vai trò làm chủ xã hội của nhân dân, đảm bảo vai trò quản lý, điều tiết nền kinh doanh của nhà nước pháp quyền XHCN dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Hoàn thiện nhận thức và chủ trương về kinh tế nhiều thành phần. Đại hội X khẳng định: “Trên cơ sở ba chế độ sở hữu (toàn dân, tập thể, tư nhân), hình thành nhiều hình thức sở hữu và nhiều thành phần kinh tế: k tế nhà nước, k tế tập thể, k tế tư nhân, k tế tư bản nhà nước, k tế có vốn đầu tư nước ngoài. Các thành phần kinh tế hoạt động theo pháp luật đều là bộ phậ hợp thành quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, bình đẳng trước pháp luật, cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh. Kinh tế nhà nước giữa vai trò chủ đạo, là lực lượng quan trọng để nhà nước định hướng và điều tiết nền kinh tế, tạo nên môi trường và điều kiện phát triển, thúc đẩy các thành phần kinh tế cùng phát triển.

Kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân. Kinh tế tư nhân có vai trò quan trọng, là một trong những những động lực phát triển của nền kinh tế.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: