duongloicachmang
Câu 1: Khái niệm đường lối, vai trò lãnh đạo của đảng?
Đường lối: Theo từ Hán Việt nghĩa là phương hướng chính trị của một Đảng lãnh đạo của xã hội ( đề ra mục tiêu, nhiệm vụ, quan điểm, giải pháp...)
Đường lối của Đảng cộng sản Việt Nam là hệ thống quan điểm, chủ trương, chính sách về mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp của cách mạng Việt Nam. Đường lối cách mạng được thể hiện qua cương lĩnh, nghị quyết của đảng.
*)Phân loại đường lối:
- Phân loại theo thời gian: có 2 loại đường lối:+ đường lối cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.
+ Đường lối cách mạng xã hội chủ nghĩa.
- Phân loại theo tính chất: + Đường lối chung
+ Đường lối cụ thể
- Phân loại theo nội dung: + Đường lối chính trị
+ Đường lối kinh tế
+ Đường lối văn hóa xã hội
+ Đường lối quân sự
+ Đường lối đối ngoại
Lãnh đạo: đường lối chỉ là một phần của lãnh đạo . Lãnh đạo là người đề ra chủ trương, đường lối và tổ chức, động viên hoạt động.
+ Chủ trương: nghĩa là phải có ý định, có quyết định về phương hướng hoạt động đúng đắn.
+ Động viên: tác động đến tinh thần làm cho người dân phấn khởi, vươn lên mà hoạt động và tin theo con đường của người lãnh đạo vạch ra.
Bao hàm : vạch đường lối, tổ chức đường lối , sữa đổi đường lối, kiểm tra đường lối ...
Vai trò lãnh đạo của Đảng: Đảng cộng sản Việt Nam ra đời năm 1930 là kết quả tất yếu của cuộc đấu tranh dân tộc và giai cấp ở Việt Nam trong thời đại mới. Đảng là sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác- Lenin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam trong những năm 20 của thế kỷ 20.
Việc thành lập Đảng là một bước ngoặt vĩ đại trong lích sữ giai cấp công nhân và của cách mạng Việt Nam. " Nó chứng tỏ rằng giai cấp vô sản ta đã trưởng thành và đủ sức lãnh đạo trong phong trào cách mạng Việt Nam".
Sự kiện thành lập Đảng cộng sản Việt Nam và việc ngay từ khi ra đời, Đảng đã có cương lĩnh chính trị xác định đúng con đường cách mạng là giải phóng dân tộc theo phương hướng cách mạng vô sản, chính là cơ sở để Đảng cộng sản Việt Nam vừa ra đời đã nắm được ngọn cờ lãnh đạo phong trào cách mạng Việt Nam; giải quyết được tình trạng khủng hoảng vể đường lối cách mạng, về giai cấp lãnh đạo cách mạng diễn ra đầu thế kỷ 20, mở ra con đường và phương hướng phát triển mới cho dân tộc Việt Nam.
Nhờ xác định con đường giải phóng dân tộc đúng đắn ngay từ khi mới thanh lập nên Đảng đã lãnh đạo nhân dân và đã giành thắng lợi trong hai cuộc kháng chiên chống thực đân Phấp và đế quốc Mỹ, đưa dân tọc ta thoát khỏi ách đô hộ tiến lên xây dựng xã hội chủ nghĩa. Đảng chính là người đã đứng ra tổ chức và lãnh đạo 2 cuộc cách mạng vĩ đại của dân tộc ta, đồng thời cũng là người đứng ra đoàn kết thống nhất các đân tộc anh em trong nước và giúp đỡ 2 người anh em láng giêngf là Lào bà Campuchia giành được độc lập. Đảng cũng chính là người kêu gọi sự ủng hộ và giúp đỡ của các nước anh em trên thế giới nhằm đưa đến thắng lợi cho cách mạng Việt Nam .
Ngày nay dưới sự lãnh đạo đúng dắn, dân tọc Việt Nam ta sau gần 30 năm thoát khỏi chiến tranh đã ngày càng vững mạnh và phát triển, vươn lên xứng tầm với nhiều quốc gia trên thế giới. Hơn hết, Việt Nam đang ngày càng đẹp hơn trong mắt bạn bè quốc tế không chỉ vì là một dân tọc kiên đinh, dũng cảm đã đánh thắng được 2 cường quốc lớn mà còn là một đất nước làm kinh tế giỏi, nhanh chóng thoat ra khỏi cảnh ngèo nàn lạc hậu, mà vươn lên với vị thế ngày càng cao trên trường quốc tế. Tất cả những thành tựu trên chính là nhờ sự dẫn dắt soi đường của Đảng, sự đoàn kết của nhân dân Việt Nam ta.
Câu 2: Phân tích nội dung đường lối kháng chiến chống Pháp toàn dân toàn diện, dựa vào sức mình là chính và nhất định thắng lợi
*) Bối cảnh: Ngay sau ngày cách mạng tháng 8 thành công, trong chỉ thị về kháng chiến, kiến quốc, Đảng đã nhận định kẻ thù chính và nguy hiểm nhất của ta bây giờ là thực dân Pháp xâm lược, phải tập trung mũi nhọn đấu tranh vào chúng. Sau nhiều ngày bàn bạc, Đảng đã đi đến đường lối thông qua ba văn kiện lớn được soạn thảo đó là văn kiện toàn dân kháng chiến của trung ương Đảng (12/12/1946), lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Hồ Chí Minh(19/12/1946) và tác phẩm kháng chiến nhất định thắng lợi của Trường Chinh.
*) Nội dung đường lối: Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp là đường lối toàn dân toàn diện, lâu dài, tự lực cánh sinh và nhất định thắng lợi.
Vì sao lại là toàn dân? Bởi vì chiến tranh của ta là chiến tranh chính nghĩa, vì lợi ích của nhân dân, giải phóng đất nước, giải phóng dân tộc, mang lại sự tự do cho nhân dân. Vì thế cuộc chiến tranh này ta có thể huy động, động viên được toàn nhân dân tham gia. "Toàn dân tham gia kháng chiến không phân biệt già trẻ, trai gái, dân tộc, tôn giáo, đảng phái, hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên giành độc lập, ai có súng dùng súng, ai có gươm dùng gươm, không có súng gươm thì dùng cuốc thuổng gậy gộc"- trích "lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Hồ Chí Minh". Đường lối toàn dân kháng chiến không chỉ xuyên suốt trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ mà cả ngày nay cũng vậy.
Kháng chiến toàn diện: Chiến tranh toàn dân tham gia nên tất yếu kháng chiến phải toàn diện. Toàn diện ở đây nghĩa là đánh địch về mọi mặt: chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa, ngoại giao. Chiến tranh là sức mạnh tổng hợp, sức mạnh của con người và vũ khí trang bị, sức mạnh của tiền tuyến và hậu phương, sức mạnh của chính trị, kinh tế, văn hóa và ngoại giao....
Về chính trị: Thực hiện đoàn kết toàn dân, tăng cường xây dựng Đảng, chính quyền, các đoàn thể nhân dân; đoàn kết với Mên, Lào và các dân tộc yêu chuộng tự do, hòa bình.
Về quân sự: Thực hiện vũ trang toàn dân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân, tiêu diệt địch giải phóng nhân dân và đất đai, thực hiện du kích chiến tiến lên vận động chiến, đánh chính quy.
Về kinh tế: tiêu thổ kháng chiến, xây dựng kinh tế tự cung tự túc, tập trung phát triển nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp và công nghiệp quốc phòng.
Về Văn hóa: Xóa bỏ văn hóa thực dân, phong kiến, xây dựng nền văn hóa dân chủ mới theo ba nguyên tắc: dân tộc, khoa học, đại chúng.
Về ngoại giao: Thực hiện thêm bạn bớt thù, biểu dương thực lực. " liên hiệp với dân tộc Pháp, chống phản động thực dân Pháp", sẵn sàng đàm phán nếu Pháp công nhận Việt Nam độc lập.
Kháng chiến lâu dài: Do tính chất chiến tranh, do so sánh lực lượng hai bên thì ta với địch như trững chọi đá, như châu chấu đá voi. Vì vậy mà không thể đánh nhanh thắng nhanh được mà cần phải lâu dài đánh chắc thắng chắc. Với đường lối kháng chiến lâu dài, ta đã chống lại âm mưu của đihcj là đánh nhanh thắng nhanh và cũng để có thời gian để phát huy yếu tố " thiên thời, địa lợi, nhân hòa" của ta, chuyển hóa tương quan lực lượng từ chổ ta yếu hơn địch dến chỗ ta mạnh hơn địch, cóa thể đánh thắng địch.
Tự lực cánh sinh: " Phải tự cấp, tự túc về mọi mặt", vì ta bị bao vâ bốn phía, chưa được nước nào giúp đỡ nên phải tự lực cánh sinh. Khi nào có điều kiện ta sẽ tranh thủ sự giúp đỡ của các nước, song lúc đó cũng không được ỷ lại. ( năm 1950: với chiến dịch biên giới, ta đã đánh thông biên giới phía bắc và đã nhận được viện trợ bí mật từ Liên Xô và Trung quốc.
Nhất định thắng lợi: Mặc dù lâu dài, gian khổ, khó khăn song chúng ta tin tưởng nhất định sẽ thắng lợi.
Câu 3: Nêu 5 quan điểm về công nghiệp hóa (CNH). Phân tích quan điểm 1. Nêu 3 kết quả của quá trình CNH, HĐH trong 20 năm đổi mới?
Bước vào thời kỳ đổi mới, trên cơ sở phân tích khoa học các điều kiện trong nước và quốc tế, Đảng ta đã nêu ra những quan điểm mới chỉ đạo quá trình thực hiện CNH, HDH đất nước trong điều kiện mới. Các quan điểm đó là:
1) CNH gắn với HĐH và CNH,HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức.
2) CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội hcur nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế.
3) Lấy phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cơ bane cho sự phát triển nhanh và bền vững.
4) Khoa học và công nghệ là nền tảng và động lực của CNH, HĐH.
5) Phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững; tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ môi trường tự nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học
Phân tích quan điểm 1: CNH gắn với HĐH và CNH, HĐH gắn với kinh tế tri thức.
Vì sao CNH gắn với HĐH: bởi vì khi ta tiến hanh CNH thực chất là làm cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất mà thế giới đã làm từ thế kỷ 17, 18 rồi. Khi đó CNH được hiểu là quá trình thay thế lao động thủ công bằng lao động sử dụng máy móc. Nhưng trong thời đại ngày nay, khoa học và công nghệ đã có những bước tiến nhảy vọt. Trong bối cảnh đó, nước ta cần phải và có thể tiến hành CNH theo kiểu rút ngắn thời gian khi biết lựa chọn con đường phát triển kết hợp CNH với HĐH. Nếu như ta CNH mà không gắn liền với HĐH thì ta sẽ trở thanh bãi rác của các nước phát triển.
Tiếp theo là CNH, HĐH gắn với kinh tế tri thức: Nước ta thực hiện HĐH,CNH khi trên thế giới kinh tấ tri thức đã phát triển. Chúng ta là những nước đi sau có lợi thế là không cần thiết phải trải qua các bước tuần tự từ kinh tế nông nghiệp lên công nghiệp rồi mới lên ktế tri thức. Vì vậy, đẩy manh CNH, HĐH gắn với kinh tế tri thức, coi kinh tế tri thức là yếu tố quan trọng của nền kinh tế và của CNH, HĐH.
3 kết quả của quá trình CNH, HĐH trong 20 năm đổi mới:
Sau hơn 20 năm đổi mới, đất nước ta đã có những thành tựu to lớn và nổi bật như sau:
- Cơ sở vật chất kỹ thuật đã được tăng cường đáng kể, khả năng đọc lập tự chủ của nền kinh tế được nâng cao. Từ một nước nong nghiệp lạc hậu, đến nay nước ta đã có hơn 100 khu công nghiệp, khu chế xuất tập trung, nhiều khu hoạt động rất có hiệu quả. Các cơ sở vật chất như đường sá, sân bay bến cảng, trường học, trạm điện ... được xây dựng khang trang.
- Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng CNH, HĐH đã đạt được nhiều kết quả quan trọng: tỷ trọng công nghiệp và xây dựng tăng , tỷ trọng nông lâm ngư nghiệp giảm. trong từng ngành kinh tế đều có sự chuyển dịch tích cực về cơ cấu sản xuất, cơ cấu công nghệ theo hướng tiến bộ hiệu quả, gắn với sản xuất thị trường. Cơ cấu thành phần kinh tế chuyển dịch theo hướng phát huy tiềm năng của các thành phần kinh tế và đan xen nhiều hình thức sở hữu. Cơ cấu lao động đã có sự chuyển đổi tích cực gắn liền với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế....
- Những thành tựu của CNH, HĐH đã góp phần quan trọng đưa nền kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng khá cao, thu nhập bình quân trên đầu người hàng năm tăng lên đáng kể. Đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được cải thiện.
Những thành tựu trên có ý nghĩa rất quan trọng là cơ sở phấn đấu đưa nước ta thoát khỏi tình trạng kém phát triển và cơ bản trở thành một nước công nghiệp hiện đại vào năm 2020.
Câu 4: Phân tích ba vấn đề trong tư duy kinh tế mới của Đảng về kinh tế thị trường. Nêu 4 kết quả của kinh tế thị trường qua 20 năm đổi mới?
Phân tích ba vấn đề trong tư duy kinh tế mới của Đảng về kinh tế thị trường:
- Kinh tế thị trường không phải là cái riêng có của CNTB mà là thành tựu chung của nhân loại: Kinh tế thị trường đã có mầm mống từ trong xã hội nô lệ, hình thành trong xã hội phong kiến và phát triển cao trong xã hội tư bản chủ nghĩa. Kinh tế thị trường có lịch sữ phát triển lâu dài nhưng nhưng nó lại biểu hiện rõ rệt nhất và đạt đến trình độ cao nhất trong chủ nghĩa tư bản. Điều đó khiến cho không ít người cho rằng kinh tế thị trường là sản phẩm riêng của chủ nghĩa tư bản. kinh tế thị trường và kinh tế hàng hóa có cùng bản chất đều nhằm sản xuất ra để bán, đều nhằm mục đích giá trị và đều trao đổi thông qua hàng hóa- tiền tệ. kinh tế thị trường là một dạng phát triển cao hơn của kinh tế hàng hóa mà thôi. Chủ nghĩa tư bản không sản sinh ra kinh tế hàng hóa, do đó, kinh tế thị trường với tư cách là kinh tế hàng hóa ở trình độ cao không phải là sản phẩm riêng của chủ nghĩa tư bản mà là thành tựu chung của nhân loại. Chỉ có thể chế kinh tế thị trường TBCN hay cách sữ dụng kinh tế thị trường theo lợi nhuận tối đa của chủ nghĩa tư bản mới là sản phẩm của chủ nghĩa tư bản.
- Kinh tế thị trường còn tồn tại khách quan trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội: kinh tế thị trường xét dưới góc độ "một kiểu tổ chức kinh tế" là phương thức tổ chức, vận hành nên kinh tế, là phương tiện điều tiết lấy cơ chế thị trường làm cơ sở để phân bổ các nguồn lực kinh tế và điều tiết mối quan hệ giữa người với người. kinh tế thị trường chỉ đối lập với kinh tế tự nhiên, tự cấp, tự túc chứ không đối lập với các chế độ xã hội. Bản thân kinh tế thị trường không phải là đặc trưng cho bản chất cho chế độ kinh tế cơ bản của xã hội. Là thành tựu chung của nhân loại, kinh tế thị trường tồn tại và phát triển ở nhiều phương thức sản xuất khác nhau. Kinh tế thị trường vừa có thể liên hệ với chế độ tư hữu vừa có thể liên hệ với chế công hữu và phục vụ cho chúng. Vì vậy, ktvới chế độ tư hữu vừa có thể liên hệ với chế công hữu và phục vụ cho chúng. Vì vậy, kinh tế thị trường tồn tại khách quan trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Xây dựng và phát triển kinh tế thị trường không phải là phát triển tư bản chủ nghĩa hoặc đi theo con đường tư bản chủ nghĩa và tất nhiên , xây dựng kinh tế xã hội chủ nghĩa cũng không dẫn đến phủ nhận kinh tế thị trường.
- kinh tế thị trường rất cần thiết để xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta: kinh tế thị trường tồn tại khách quan trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Vì vậy, có thể và cần thiết sử dụng kinh tế thị trường để xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Kinh tế thị trường có những ưu điểm sau:
+ Các chủ thể kinh tế có tính độc lập, nghĩa là có quyền tự chủ trong sản xuất, kinh doanh.
+ Giá cả cơ bản do cung cầu điều tiết, hệ thống thị trường phát triển đồng bộ và hoàn hảo.
+ Nền kinh tế có tính mở cao và vận hành theo quy luật vốn có của kinh tế thị trường như quy luật giá trị, QL cung cầu, QL cạnh tranh.
+ Có hệ thống pháp quy kiện toàn và sự quản lý vĩ mô của nhà nước.
Với những đặc điểm trên, kinh tế thị trường có vai trò rất lớn đối với sự phát triển kinh tế xã hội. Thực tế cho thấy, chủ nghĩa tư bản không sinh ra kinh tế thị trường nhưng biết thừa kế và khai thác hiệu quả các lợi thế của kinh tế thị trường để phát triển. Thực tiễn đổi mới ở nước ta cũng đã chứng minh sự cần thiết của việc sử dụng kinh tế thị trường làm phương tiện xây dựng chủ nghĩa xã hội.
4 kết quả của kinh tế thị trường qua 20 năm đổi mới:
- Sau 20 năm đổi mới, nước ta đã chuyển đổi thành công từ thể chế kinh tế kế hoạch tập trung quan liêu bao cấp sang thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đường lối đổi mới của Đảng đã được thể chế hóa thành Pháp luật, tạo hành lang pháp lý cho nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa hình thành và phát triển.
- Chế độ sở hữu với nhiều hình thức và cơ cấu kinh tế nhiều thành phần được hình thành: từ sở hữu toàn dân và tâp thể, từ kinh tế quốc doanh và hợp tác xã là chủ yếu đã chuyển sang nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần đan xen, hỗn hợp trong đó sở hữu toàn dân và kinh tế nhà nước đóng vai trò chủ đạo. Điều đó đã tạo động lực và điều kiện thuận lợi cho giải phóng sức sản xuất, khai thác tiềm năng trong và ngoài nước vào phát triển kinh tế xã hội.
- Các loại thị trường cơ bản đã ra đời và từng bước phát triển thống nhất trong cả nước, gắn với thị trường khu vực và thế giới. Cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước đã và đang đi vào cuộc sống thay cho cơ chế kế hoạch hóa tập trung. Các doanh nghiệp, doanh nhân được tự chủ sản xuất, kinh doanh , cạnh tranh lành mạnh. Quản lý nhà nước về kinh tế được đổi mới từ can thiệp trực tiếp bằng mệnh lệnh hành chính vào hoạt động sản xuất, kinh doanh sang quản lý bằng pháp luật, chính sách, quy hoạch, kế hoạch và các công cụ điều tiết vĩ mô khác
- Việc gắn phát triển kinh tế với giải quyết các vấn đề xã hội, xóa đói giảm nghèo đạt nhiều hiệu quả tích cực.
Câu 5: Nêu 5 quan điểm về văn hóa, phân tích quan điểm 1?
5 Quan điểm về văn hóa:
- Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội.
- Nền văn hóa mà chúng ta xây dựng là nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
-Nền văn hóa Việt Nam là nền văn hóa thống nhất mà đa dạng trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
- Xây dựng và phát triển văn hóa là sự nghiệp chung của toàn dân do Đảng lãnh đạo, trong đó đội ngũ trí thức giữ vai trò quan trọng,
- Văn hóa là một mặt trận; xây dựng và phát triển văn hóa là sự nghiệp cách mạng lâu dài, đòi hỏi phải có ý chí cách mạng và sự kiên định, thận trọng.
Phân tích quan điểm 1: Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực.
- Vì sao văn hóa là nền tảng tinh thần của XH: Bởi vì văn hóa phản ánh và thể hiện một cách tổng quát sống động mọi mặt của cuộc sống diễn ra trong quá khứ cũng như đang diễn ra trong hiện tại; qua hàng bao thế kỹ nó đã cấu thành nên một hệ thống các giá trị, truyền thống và lối sống mà trên đó từng dân tộc tự khẳng định bản sắc riêng của mình. Các giá trị nói trên tạo thành nền tảng tinh thần của XH vì nó được thấm nhuần trong mỗi con người và trong cả cộng đồng; được truyền lại, tiếp nối và phát huy qua các thế hệ; được vật chất hóa và khẳng định vững chắc trong cấu trúc XH của từng dân tộc đồng thời nó tác động hàng ngày đến cuộc sống, tư tưởng, tình cảm của mọi thành viên XH bằng môi trường XH văn hóa. Tóm lại văn hóa là sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ lịch sử của dân tộc, nó làm nên sức sống mãnh liệt, giúp cộng đồng dân tộc Việt Nam vượt qua sóng gió và thác ghềnh để cùng tồn tại và phát triển.
- Văn hóa là động lực thúc đầy sự phát triển: Sự phát triển của một dân tộc phải dựa trên nguồn cội, bằng cách phát huy nguồn cội, mà cội nguồn của một quốc gia dân tộc chính là văn hóa. Kinh nghiệm đổi mới ở nước ta cho thấy ngay bản thân sự phát triển kinh tế cũng không chỉ do các nhân tố thuần túy kinh tế tạo ra. Việt Nam hôm nay phát triển rất nhiều so với thời kỳ bao cấp, nguyên nhân là do các nhà lãnh đạo đã sớm thay đổi tư duy, đổi mới chính sách và chế độ quản lý... nghĩa là động lực của sự đổi mới kinh tế một phần quan trọng nằm trong những giá trị văn hóa đang được phát huy. Ngày nay trong điều kiện của cuộc cách mạng khoa học và hiện đại, hàm lượng văn hóa trong các lĩnh của đời sống con người càng cao bao nhiêu thì khả năng phát triển kinh tế - XH càng hiện thực và bền vững bấy nhiêu. Vắn hóa, nhất là văn hóa phương đông cổ vũ và hướng dẫn cho một lối sống có chừng mực hài hòa với sức tải của hành tinh chúng ta. Nó đưa ra mô hình ứng xử thân thiện giữa con người với thiên nhiên, vì sự phát triển bền vững cho thế hệ hôm nay và mai sau.
- Văn hóa là mục tiêu của sự phát triển: Mục tiêu xây dựng một XH Viêt Nam "Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng và văn minh" chính là mục tiêu văn hóa. Chiến lược phát triển kinh tế XH 1991 - 2000 xác định "mục tiêu và động lực chính của sự phát triển là vì con người, do con người", đồng thời nêu rõ yêu cầu "tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với tiến bộ và công bằng XH, phát triển văn hóa, bảo vệ môi trường". Phát triển hướng tới mục tiêu văn hóa mới bảo đảm phát triển bền vững, trường tồn.
- Văn hóa có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc bồi dưỡng, phát huy nhân tố con ngườ xây dựng XH mới, các nguồn lực như tài nguyên thiên nhiên, vốn đều có hạn nhưng tri thức con người mới là nguồn lực vô hạn cần cho sự phát triển KT - XH. Sử dụng trí tuệ và năng lực hiệu quả thì các nguồn lực khác cũng sẽ được sử dụng hiệu quả
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro