
duongloi09
Câu 9: Quá trình đổi mới tư duy của Đảng quá trình công nghiệp hóa , hiện đại hóa nước ta
Trong sự nghiệp xây dựng đất nước, Đảng và Nhà nước ta luôn coi phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm
- Đại hội VI với tư duy đổi CNH từ ưu tiên phát triển công nghiệp nặng sang lấy nông nghiệp là hàng đầu.
Đại hội nêu ra 6 quan điểm về CNH, HĐH:
Ø Giữ vững độc lập tự chủ, đi đôi với mở rộng hợp tác quốc tế
Ø Xây dựng một nền kinh tế mở, hội nhập khu vực và thế giới
Ø CNH, HĐH là sự nghiệp của toàn cầu, toàn dân của mọi thành phần kinh tế.
Ø Khoa học và công nghệ là động lực của CNH, HĐH
Ø Lấy hiệu quả kinh tế- xã hội làm tiêu chuẩn cơ bản để xác định phương án phát triển, đầu tư.
Ø Kết hợp kinh tế với quốc phòng, an ninh
- Đại hội VII từ CNH đất nước sang tiến hành CNH và HĐH đất nước. hình thành cơ cấu kinh tế mới: Nông- Công nghiệp- Dịch vụ.
- Đại hội VIII (6/1996), quá trình CNH-HĐH như sau: CNH, HĐH là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ và quản lí kinh tế xã hội..
- Đại hội VIII (12/1996) xác định: cùng với giáo dục, đào tạo, khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu là động lực phát triển KT-XH, trở thành nền tảng và động lực cho CNH, HĐH.
- Đại hội IX khẳng định con đường CNH, HĐH ở nước ta cần và có thể rút ngắn thời gian so với các nước đã đi trước, vừa có tuần tự, vừa có nhảy vọt.Đại hội X : Đẩy mạnh CNH, HĐH rút ngắn, gắn với phát triển kinh tế tri thức, coi kinh tế tri thức là yếu tố quan trọng của nền kinh tế và của CNH, HĐH
2) Mục tiêu, Quan điểm công nghiệp hóa,hiện đại hóa:
a)Mục tiêu công nghiệp hóa,hiện tại hóa:
-Mục tiêu nước ta trở thành 1 nước công nghiệp có cơ sở kỹ thuật hiện đại,củng cố quốc phòng an ninh vững chắc,dân giàu, nước mạnh ,xã hội công bằng, văn minh.Phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành 1 nước công nghiệp theo hướng hiện đại
b)Quan điểm công nghiệp hóa,hiện đại hóa:
-Đảng đã nêu ra những quan điểm và bổ sung qua các kỳ đại hội VIII,IX,X của đảng:
-Một là công nghiệp hóa gắn với hiện đại hóa,công nghiệp hóa và hiện tại hóa phải gắn với trí thức.
-Hai là công nghiệp hóa hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế định hướng xã hội chủ nghĩa,hội nhập kinh tế quốc tế.
-Ba là phát huy nguồn lực con người là yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững.
-Bốn là coi phát triển khoa học và công nghệ là nền tảng,động lực của công nghiệp hóa,hiện đại hóa.
-Năm là phát triển nhanh,hiệu quả và bền vững,tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội,bảo vệ môi trường tự nhiên,đa dạng sinh học.
3)Nội dung định hướng công nghiệp hóa,hiện đại hóa gắn với phát triển tri thức.
a)Nội dung:
-Phát triển mạnh các ngành và sản phẩm kinh tế có giá trị gia tăng cao.
- Coi trọng cả số lượng và chất lượng,ở từng vùng,từng địa phương,từng dự án kinh tế-xã hội.
- Xây dựng cơ cấu kinh tế hiện đại và hợp lý.
b)Định hướng:
- đẩy mạnh công nghiệp hóa,hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn,giải quyết đồng bộ các vấn đề nông nghiệp,nông dân,nông thôn, chuyển dịch mạnh cơ cấu nông nghiệp và ktế nông thôn
- Hai là phát triển công nghiệp,xây dựng và dịch vụ:
- phát triển nhanh hơn công nghiệp, xây dựng và dịch vụ
- xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng kỹ thuật ktế- xh
- là phát triển kinh tế vùng:Các vùng kinh tế trọng điểm:vùng biên giới,hải đảo,tây nguyên,tây nam,tây bắc.
- phát triển kinh tế biển:Gắn với bảo đảm quốc phòng-an ninh và hợp tác quốc tế.
- chuyển dịch cơ cấu lao động,cơ cấu công nghệ:Năm 2010 tỷ lệ lao động trong khu vực nông nghiệp còn dưới 50% lực lượng lao động xã hội.
- bảo vệ sử dụng hiệu quả tài nguyên quốc gia,cải thiện môi trường tự nhiện.
4)Kết quả,ý nghĩa,hạn chế và nguyên nhân:
a)Kết quả và ý nghĩa
-Sau hơn 20 năm đổi mới có những thành tựu nổi bậc của công nghiệp hóa,hiện đại hóa.
- cơ sở vật chất,kỹ thuật của đất nước được tăng cường đáng kể,có hơn 100 khu công nghiệp,khu chế xuất.
- cơ cấu kinh tế vùng đã có sự điều chỉnh theo hướng phát huy lợi thế so với từng vùng.Cơ cấu thành phần kinh tế phát huy tiềm năng của các thành phần kinh tế.Cơ cấu lao động có sự chuyển đổi tích cực,nông lâm,thủy sản giảm từ 68,2% xuống còn 56,8%,lao động qua đào tạo tăng từ 20% lên 25%.
- đưa nền kinh tế năm 2000 đạt trên 7,5% năm,sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển
b)Hạn chế và nguyên nhân
-Tốc độ tăng trưởng kinh tế vẫn còn thấp so với nhiều nước trong khu vực thời kỳ đầu công nghiệp hóa,sử dụng nhiều tài nguyên,năng suất lao động còn thấp
-Nguồn lực của đất nước chưa được sử dụng có hiệu quả,tài nguyên đất đai của nhà nước còn bị lãng phí,thất thoát.
-Cơ cấu kinh tế chuyển dịch còn chậm,công nghiệp hóa,hiện đại hóa nông thôn còn thiếu cụ thể.
- Các vùng kinh tế trọng điểm chưa phát huy được thế mạnh.Kết cấu hạ tầng kinh tế,xã hội chưa đáp ứng yêu cầu phát triển
-Cải cách hành chính còn chậm và kém hiệu quả,công tác tổ chức cán bộ chậm đổi mới,chỉ đạo và tổ chức thực hiện yếu kém.
Nguyên nhân
-công tác lảnh đạo, chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và quản lý, điều hành của Nntrong xử lý mối quan hệ giữa tốc độ và chất lượng tăng trưởng
- nhiều chính sách và giải pháp chưa đủ mạnh
- sự yếu kém của kết cấu hạ tầng giao thông, điên
Chỉ đạo và tổ chức thực hiện yếu kém
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro