Phần 1
Câu 1: Quá trình đổi mới tư duy của Đảng về công nghiệp hóa(CNH), kinh tế thị trường(KTTT) định hướng xã hội chủ nghĩa(XHCN)
Trả lời:
Quá trình đổi mới tư duy của Đảng về CNH, KTTT định hướng XHCN
*Về CNH
-Đại hội Đảng VI phê phán sai lầm trong nhận thức và chủ trương CNH thời kỳ 1960-1985
+Sai lầm trong việc xác định mục tiêu, bước đi về xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật cải tạo XHCN và quản lý kinh tế
+Xuất phát từ lòng muốn đi nhanh, ham làm mới.
+Không thực hiện Nghị quyết của Đại hội V
-Quá trình đổi mới tư duy về CNH tại đại hội VI đến X
+Tại đại hội VI nhấn mạnh đến việc thực hiện bằng được ba chương trình kinh tế (lương thực thực phẩm, hàng tiêu dùng, ưu tiên xuất khẩu)
+Đại hội VII: nhận thức lại về CNH(chuyển đổi mang tính căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất)
+Đại hội VIII: nhận định nước ta đã ra khỏi khủng hoảng KT-XH , đã hoàn thành nhiệm vụ chuẩn bị tiền đề cho CNH chuyển sang thời kỳ đổi mới đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước.
+Đảng đưa ra 6 quan điểm về CNH, HĐH và định hướng những nội dung cơ bản của CNH, HĐH.
+Đại hội IX (4/2001) và đại hội X (4/2006) tiếp tục bổ sung và nhấn mạnh một số điểm mới về CNH.
+Con đường CNH cần có thể rút ngắn thời gian so với các nước đi trước
+Hướng CNH, HĐH ở nước ta là phải phát triển nhanh và có hiệu quả các sản phẩm, các ngành, lĩnh vực có lợi thế
+CNH, HĐH đất nước phải đảm bảo XD nền kinh tế độc lập, tự chủ, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.
+Đẩy nhanh CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn, nâng cao năng suất, chất lượng, sản phẩm nông nghiệp.
*Về KTTT
-Tư duy của Đảng về KTTT từ đại hội VI đến ĐH VIII
+Một là: KTTT không phải là cái riêng của CNTB mà là thành tựu chung của nhân loại.
+KTTT còn tồn tại khách quan trong thời kỳ quá độ lên CNXH.
+Có thể và cần thiết sử dụng KTTT để xây dụng CNXH ở nước ta.
-Tư duy của Đảng về KTTT từ ĐH IX đến ĐH XX
+Nền KTTT định hướng XHCN là mô hình kinh tế tổng quát của nước ta trong thời kỳ quá độ lên CNXH.
+Đại hội X đã làm sáng tỏ thêm nội dung cơ bản định hưỡng XHCN trong phát triển kinh tế thị trường theo 4 tiêu chí.
+Về mục đích phát triển: nhằm thực hiện “dân giàu, nước mạnh, XH công bằng, dân chủ, văn minh”
+Về phương hướng phát triển: Phát triển nền kinh tế với nhiều hình thức sở hữu nhiều thành phần kinh tế.
+Về định hướng xã hội và phân phối; thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội trong từng bước, từng chính sách phát triển.
+Về quản lý: Phát huy vai trò làm chủ xã hội của nhân dân, đảm bảo vai trò tổ chức quản lý, điều tiết nền kinh tế nhà nước dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Câu 2: Mục tiêu và quan điểm của Đảng về CNH thời kỳ đổi mới, về hoàn thiện thể chế KTTT XHCN?
Trả lời: Mục tiêu và quan điểm của Đảng về CNH thời kỳ đổi mới, về hoàn thiện thể chế KTTT XHCN:
*Về CNH thời kỳ đổi mới:
Mục tiêu:
-Mục tiêu lâu dài:
+Biến nước ta thành nước công nghiệp có cơ sở vật chất kinh tế hiện đại.
-Mục tiêu trước mắt:
+Sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, tạo nền tảng đến năm 2020 đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
Quan điểm:
-Được đề ra tại hội nghị lần 7( khóa VII) và được bổ sung, phát triển qua các đại hội VIII, IX của Đảng.
-CNH gắn liền với HĐH và CNH, HĐH gắn liền với phát triển kinh tế tri thức.
-CNH,HĐH với phát triển KTTT định hướng XHCN và hội nhập kinh tế quốc tế.
-CNH phải phát huy nguồn nhân lực con người là yếu tố quyết định cho sự phát triển nhanh và bền vững.
-KH và CN được coi là nền tảng và động lực của CNH,HĐH
-Phát triển nhanh, hiệu quả, bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ môi trường tự nhiên, đa dạng sinh học.
*Về hoàn thiện thể chế KTTT XHCN:
Mục tiêu:
-Mục tiêu cơ bản(mục tiêu lâu dài)
+Làm cho các thể chế phù hợp với nguyên tắc cơ bản KTTT.
+Thúc đẩy KTTT định hướng XHCN phát triển nhanh, hiệu quả, bền vững, hội nhập KT, quôc tế thành công.
+Xây dựng và bảo vệ vững chắc tỏ quốc VN, XHCN
-Mục tiêu trước mắt:
+Từng bước xây dựng đồng bộ hệ thống pháp luật
+Phát triển đồng bộ các loại thị trường
+Nâng cao vai trò quản lý của Nhà nước.
Quan điểm:
-Nhận thức đầy đủ, tôn trọng và vận dụng đúng đắn các quy luật khách quan của KTTT thông qua thông lệ quốc tế.
-Đảm bảo tính đồng bộ giữa các bộ phận cấu thành của thể chế kinh tế
-Kế thừa có chọn lọc thành tựu phát triển KTTT của nhân loại và kinh nghiệm tổng kết thực tiễn đổi mới ở nước ta
-Chủ động tích cực giải quyết các vấn đề lý luận và thực tiễn quan trọng.
-Nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng và hiệu lực, hiệu quả quản lý của nhà nước.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro