duong loi cach mang
Câu4. Anh (chị) hãy phân tích vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với việc thành lập Đảng cộng sản Việt Nam? Ý nghĩa của việc thành lập Đảng cộng sản Việt Nam?
* Hoàn cảnh thế giới và trong nước cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX
A. Hoàn cảnh quốc tế cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX
a) Sự chuyển biến của CNTB và hậu quả của nó
- Từ cuối TK XIX, CNTB chuyển mạnh sang giai đoạn ĐQCN với chính sách tăng cường xâm lược, áp bức các dân tộc thuộc địa
- Cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) làm nảy sinh 2 mâu thuẫn: Mâu thuẫn giữa Đế Quốc với Đế Quốc, mâu thuẫn giữa các dân tộc thuộc địa với chủ nghĩa Đế Quốc.
- Cuộc đấu tranh giải phóng của các dân tộc thuộc địa đặt ra yêu cầu tất yếu là phải liên minh, đoàn kết, phải phối hợp hành động với phong trào của giai cấp vô sản các nước đế quốc thì mới giành được thắng lợi.
b) Chủ nghĩa Mác – Lênin
- Giữa thế kỷ XIX, phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân phát triển mạnh mẽ đặt ra đòi hỏi bức thiết phải có hệ thống lý luận cách mạng khoa học - chủ nghĩa Mác ra đời, sau đó được Lênin phát triển. Nguyễn Ái Quốc là người tiếp thu, vận dụng chủ nghĩa Mác - Lênin, sáng lập Đảng cộng sản Việt Nam, chủ nghĩa Mác - Lênin trở thành nền tảng tư tưởng của Đảng.
c) Cách mạng tháng mười Nga thắng lợi và quốc tế III thành lập
- Cách mạng tháng mười Nga thắng lợi (1917):
+ Là một trong những động lực thúc đẩy phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân, nhân dân các nước, thúc đẩy sự ra đời của nhiều Đảng cộng sản
+ Sự ra đời nhà nước Xô Viết, với việc thực hiện các chủ trương, chính sách mang lại quyền lợi cho đa số nhân dân lao động đã có tác dụng to lớn cổ vũ, động viên các dân tộc thuộc địa vùng lên tự giải phóng.
+ Quốc tế III (thành lập tháng 3/1919- Lênin): trở thành bộ tham mưu chiến đấu của giai cấp vô sản đã góp phần thúc đẩy, chỉ dẫn cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân và nhân dân lao động các nước chống áp bức và giành độc lập dân tộc.
B. Hoàn cảnh trong nước
a) Xã hội Việt Nam dưới ách thống trị của thực dân Pháp
+ Từ năm 1858 thực dân Pháp bắt đầu tiến công quân sự để chiếm Việt Nam. Chính sách thống trị của thực dân Pháp đã tác động mạnh mẽ đến xã hội Việt Nam trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội.
+ Dưới chính sách của thực dân Pháp, xã hội Việt Nam diễn ra quá trình phân hóa sâu sắc: giai cấp địa chủ, giai cấp nông dân, giai cấp công nhân, giai cấp tư sản, tầng lớp tiểu tư sản Việt Nam
Chính sách thống trị và khai thác thuộc địa của Pháp đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến xã hội Việt Nam trên 3 mặt:
+ Tính chất xã hội Việt Nam thay đổi từ xã hội phong kiến trở thành xã hội thuộc địa nửa phong kiến.
+ Phân hóa giai cấp xã hội sâu sắc: Các giai cấp đều bị phân hóa, đặc biệt là sự ra đời của 2 giai cấp mới: giai cấp công nhân và tư sản Việt Nam. Thực tế lịch sử đã khẳng định chỉ có giai cấp công nhân mới có khả năng đảm đương được nhiệm vụ trước yêu cầu lịch sử của dân tộc.
+ Mâu thuẫn cơ bản của xã hội Việt Nam cũng có biến đổi:
• Mâu thuẫn giữa nhân dân (trong đó chủ yếu là nông dân) với địa chủ phong kiến (mâu thuẫn giai cấp)
• Mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp (mâu thuẫn dân tộc). Trong đó mâu thuẫn dân tộc là mâu thuẫn chủ yếu.
* Phân tích vai trò của Nguyễn Ái Quốc:
+ Tìm ra con đường cứu nước đúng đắn:
Nhận thức được bản chất của chủ nghĩa Đế quốc và sức mạnh đoàn kết của nhân dân các thuộc địa là cơ sở đầu tiên để Nguyễn Ái Quốc lựa chọn đúng đắn con đường cứu nước. Từ việc tìm hiểu các cuộc cách mạng điển hình trên thế giới, Nguyễn Ái Quốc nhận ra chân lý: chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ. Tháng 7/1920 – Nguyễn Ái Quốc đọc được bản sơ thảo “ những luận cương về vấn đề đan tộc và thuộc địa” của Lênin và tìm thấy lời giải cho con đường giải phóng dân tộc Việt Nam và về mối quan hệ giữa cách mạng thuộc địa với cách mạng thế giới. Tháng 12/1920 Nguyễn Ái Quốc gia nhập Quốc tế cộng sản và tham gia Đảng cộng sản Pháp. Sự kiện này đánh dấu bước ngoặt trong cuộc đời hoạt động của Nguyễn Ái Quốc: từ người yêu nước trở thành người cộng sản và tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn. Người khẳng định: “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản”
+ Chuẩn bị về tư tưởng, chính trị và tổ chức cho việc thành lập Đảng:
. Chuẩn bị về tư tưởng, chính trị: Nguyễn Ái Quốc cùng các nhà cách mạng yêu nước tích cực truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin vào Việt Nam. Nguyễn Ái Quốc tham gia viết sách, báo nêu cao tinh thần đấu tranh, lên án mạnh mẽ chế độ cai trị hà khắc tàn bạo của thực dân Pháp. vạch trần tội phản dân, hại nước của bọn vua quan phong kiến phản bội tổ quốc, chống lại đồng bào. Khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, tinh thần dân tộc chống lại thực dân Pháp xâm lược.
+ Chuẩn bị về tổ chức: Năm 1925 – Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên. Mở lớp huấn luyện cán bộ của Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên mà NAQ là người trực tiếp tham gia giảng dạy. Cùng với việc đào tạo cán bộ, Nguyễn Ái Quốc đã tổ chức xuất bản nhiều đầu báo, Bản án chế độ thực dân Pháp (1925), Đường cách mệnh.(1927). NAQ có vai trò lớn trong sự thành lập 3 tổ chức cộng sản : Đông Dương cộng sản Đảng, An Nam cộng sản Đảng, Đông Dương cộng sản liên đoàn.Nhưng 3 tổ chức này lại hoạt động riêng rẽ, nhiều khi công kích nhau nhằm tăng sức ảnh hưởng trong nhân dân.Chính vì thế, việc khắc phục sự chia rẽ, phân tán giữa các tổ chức cộng sản là một yêu cầu đặt ra cấp thiết của cách mạng Việt Nam, là nhiệm vụ cấp bách trước mắt của những người cộng sản Việt Nam.NAQ đã chủ động triệu tập hội nghị thành lập Đảng (2/1930).Giữ vai trò là người đại diện cho Quốc tế cộng sản và chủ trì hội nghị.
Có thể nói Nguyễn Ái Quốc giữ một vai trò vô cùng to lớn đối với việc thành lập Đảng cộng sản Việt Nam.
-Ý nghĩa của việc thành lập Đảng cộng sản Việt Nam:
Kết quả tất yếu của cuộc đấu tranh dân tộc và đấu tranh giai cấp ở Việt Nam trong thời đại mới.
Sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam, là kết quả của quá trình chuẩn bị công phu, khoa học của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc
Ngọn cờ phản đế, phản phong được chuyển sang tay giai cấp công nhân. ĐCSVN được lịch sử giao cho sứ mệnh nắm quyền lãnh đạo duy nhất đối với cách mạng Việt Nam.
- Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đã tạo nên sự thống nhất về tư tưởng, chính trị và hành động của phong trào cách mạng cả nước, hướng tới mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
ĐCSVN ra đời đầu năm 1930 là kết quả tất yếu của lịch sử.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro