Chương 1 : Tỉnh lại - Tôi muộn buổi chụp hình mất!!
Reeeeeng...Reeeeeeeng...!!!
Một âm thanh quen thuộc vang lên lúc 6 giờ sáng phát ra từ chiếc đồng hồ kỉ vật của ông nội tôi.
Chuông reo cũng là thời điểm tôi mở mắt và bật dậy. Dường như thói quen nói hết những gì trong giấc mơ mà mình cho là xui xẻo của tôi đã đạt đến trình độ thượng thừa :
"Cái gì mà có một ông anh méo biết mặt mũi tên tuổi gọi mình bằng cái tên Chu Hạ trong khi tên mình là Nhật Hạ, ông anh lạ hoắc như đe dọa mình mà mình sợ trong thức ăn có độc nhưng may sao lại không phải ăn , cũng nhờ phước mình tu từ đời trước nên không sao thật sự cảm thấy may mắn. Hôm qua quả là có một giấc mơ kì lạ, mong sau này không mơ phải nữa mình ghét nhất là người khác gọi sai tên hơ hơ..."
(....) im lặng 1... 2....3.....
Hình như tôi bỏ quên điều gì quan trọng phải không?
Để bạn nghe câu chuyện tào lao của tôi nãy giờ mà chưa giới thiệu thật không phải phép. Tôi – Đỗ Nhật Hạ học sinh năm hai THPT (tương đương lớp 11), một thằng đực hết sức bình thường đầu tóc, style,bạn bè, ngay cả học tập cũng hết sức bình thường . Tôi không thích chơi trội và luôn theo chủ nghĩa 'tránh xa rắc rối' nhưng lỗi là chính tôi lại tự tạo ra rắc rối.
Quên mất, tôi mắc bệnh lo xa và suy nghĩ tiêu cực, điều này là bạn bè gán với tôi.
Tôi ghét buổi sáng.
Dù tôi chẳng muốn chút nào, nhưng thời gian cứ trôi đi như tất cả những giờ khắc khác, bóng đêm chẳng mấy chốc đã tan biến giữa ánh sáng của bình minh. Trời sáng, mọi người sẽ thức dậy và cử động, mỗi người sẽ sống cuộc đời của riêng mình.
Tôi không hẳn ghét trường học, chỉ là việc thức dậy với tôi quá khó khăn thôi.
Mọi khi tôi không thể rời khỏi giường, tới mức tôi tưởng cơ thể đã dính chặt vào giừơng rồi. Và dù cuối cùng có dậy được, tôi cũng sẽ chuẩn bị một cách rề rà với một cơ thể nặng nhọc. Nhưng buổi sáng hôm nay có lẽ sẽ khác với mọi khi .
Hôm nay là ngày cuối cùng của năm lớp Mười một, ngày bắt đầu kì nghỉ hè cuối cùng trong đời học sinh của tôi . Nhưng quan trọng hơn nay chính là ngày tôi chào đời vào mười bảy năm trước.
Sau năm nay thầy chủ nhiệm sẽ chuyển công tác, thầy rất thương lớp tôi, phải nói là thương nhất trong số những khóa thầy làm chủ nhiệm vì thế trước khi nghỉ hè chúng tôi sẽ chụp hình kỉ niệm với lớp và thầy.
Aó dài sẽ tăng vẻ đẹp của người phụ nữ vừa hiền dịu nét đẹp tinh khôi thướt tha của áo dài .Các cụ có câu: "Người đẹp vì lụa". Đúng vậy cũng không nên vì vẻ đẹp của lụa mà để quần áo che khuất con người, biến con người thành những cái mắc áo, hay những cây cọc di động, chỉ để nhằm đeo vắt những bộ cánh diêm dúa và phù phiếm...sẽ làm mất đi vẻ đẹp tao nhã và hiền dịu nết na. Trên lý thuyết sẽ là vậy nhưng với tôi cho dù có ăn mặc dịu dàng thục nữ cũng không che hết bản năng của đám thú xổng chuồng lớp tôi.
Còn đám con trai chúng tôi vẫn sơ mi áo tờ-rắng có làm em say nắng. Không cầu kì như đám con gái.
Điều này được làm rõ khi bà chị gái tốt bụng nhìn thấy tôi khi vừa bước xuống nhà:
"Ôi chà, 'thằng con gái' dậy sớm quá nhỉ muốn trở nên thục nữ không phải chỉ cần ăn mặc nữ tính là được nhá. Chồi ôi chữ 'nữ tính' hiện lên trán mầy to như cái biển quảng cáo thuốc đông y nhà Hải Yến kìa."
"Sáng ra thích gây sự hả chị gái? Giỏi nhào vô, em không ngán vận động chân tay đâu."
"Chị mầy cũng chẳng ngán đâu. À nhanh lên không bạn gái mầy chờ kìa."
" Đã nói rồi Yến không phải bạn gái em."
"Chị có nói ai đâu nhỉ? Tự nhột nhá."
"Chị...."
/BINH//BINH/
Âm thanh nghe vui tai khi nãy là lời chào buổi sáng dịu dàng vì rạm nứt tình thương mến thương gia đình .Và đương nhiên, khơi màn cho buổi sáng rực rỡ ấy trên đầu chị em tôi mọc một cục u to tướng , tác giả không ai khác là bố tôi. Biết bài thuyết trình về tình chị em gia đình 30 phút sắp mở lên chị em tôi bắt tay tạm hòa, rồi chị cũng đi làm thêm còn tôi chuồn đi học cho lành.
"Hạ đi học đi Yến nó đợi kẻo muộn." Chị một tay lấy túi đồ mắt nhìn đồng hồ lại liếc tôi nhắc đi học.
Thấm thoát cũng Ba năm trôi qua, tôi sống trong những ngày tháng yên bình với bố và chị gái, mẹ tôi từ năm tôi lớp Chín đã li dị với bố. Ý kiến li dị là tôi đưa ra, tôi không muốn nhìn cảnh gia đình mình lúc nào cũng cãi vã to tiếng với nhau. Mà cái nguyên nhân quằn quéo không ai nghĩ đến chuện này lại là do mẹ tôi quá bận bịu với công việc còn bố thì không chịu được cảnh xa vợ vài tháng mới gặp, chuyện bé xé to và họ cũng đồng ý chuyện li dị.
Ai cũng nên có cuộc sống riêng của mình, ai cũng cần một không gian riêng một khoảng thời gian riêng để suy nghĩ về người kia. Đó là điều mà tôi đã nói để giải thoát cho hai người.
Đi bộ chừng mười lăm phút qua con đường đến trường hằng ngày tôi vẫn đi. Mỗi lần nhìn thấy dáng người thân quen của nhỏ bạn thân, tôi sẽ rất mừng rỡ và không ngại quàng cổ như mấy đứa con trai với nhau, cứ lặp đi lặp lại như thế. Dường như đây là thói quen khó sửa đổi và chúng tôi cũng coi như một cách chào hỏi đặc biệt của cả hai.
-"Vương Hải Yến !!!!!" -Xác định chính xác đối tượng tôi không kiêng dè mà gọi to tên cô bạn giữa đám đông.
Người con gái phía trước tôi quay đầu lại vẫy tay chào tôi, đích thị là nó rồi. Vui mừng khi gặp đứa bạn thân, trong tôi chợt hiện lên cảm giác đây sẽ là ngày cuối cùng của năm lớp Mười một chúng tôi gặp nhau. Mà mặc kệ mấy dự cảm xui xẻo đi.
Vương Hải Yến là con lai Trung-Việt, bố là người Trung Quốc mẹ là người Việt Nam. Chúng tôi biết nhau vào đầu năm lớp 7. Tuy chung lớp nhưng không nói chuyện nhiều , chúng tôi chỉ như bạn bè xã giao thông thường . Tôi chưa từng nghĩ giữa chúng tôi có thể ồn tại hai chữ bạn thân, vậy mà chính vào đầu năm lớp Mười ấy Yến đã trở thành người bạn đầu tiên thân thiết với tôi khi bắt đầu trang sách đầu tiên về thanh xuân học trò– trường Trung học Phổ Thông. Lúc đầu tôi cũng đâu có ưa , tôi luôn nghĩ mấy đứa con gái xinh xắn hay chảnh chọe bánh bèo, tuy nhiên nó là trường hợp đặc biệt. Từ khi thân chúng tôi hiểu rõ về nhau hơn, khác hẳn với hình tượng 'búp bê sứ trong lồng kính' mà tôi luôn gán với nó khi còn học ở trung cơ sở, ấn tượng của tôi dành cho nó đã thay đổi mà chính xác hơn là sụp đổ hoàn toàn bởi tính cách chẳng khác gì đàn ông nhiều khi tăng động bất thường nhưng bù lại nó luôn thân thiện hòa đồng với bạn bè và nó cũng là người an ủi tôi trong những ngày tháng gia đình có chuyện. Do hoàn cảnh hai đứa khá giống nhau nên tôi và Yến cũng thân nhanh chóng.
Nó nói do 'papa đại nhân' muốn nó biết thêm về quê ngoại nên gửi nó về Việt Nam cho sống cùng ông bà ngoại còn bố mẹ và em trai sống ở bên Trung. Nó nói đó chỉ là cái cớ tống nó đi vì khi còn nhỏ do phá phách quá chỉ có ông bà ngoại mới cưng, mới trị có được nên bố mẹ quyết định gửi nó cho ông bà chăm. Nó luôn than thở với tôi về chuyện gia đình , những chuyện tào lao đâu đâu và cuối cùng chốt một câu "gia đình bỏ rơi tao bên này rồi".
Nó luôn như vậy, cũng có thể do thiếu tình thương của bố mẹ mà sa vào con đường làm hủ nữ với cái 'thú zui tao nhã' , nhưng bù lại nó là đứa cháu cưng biết lễ độ và có cuộc sống với ông bà bên ngoại rất no đủ ấm áp. Nó đã sống với ông bà 5 năm , một khoảng thời gian đủ để bồi đắp tình thương bằng những kỉ niệm trong tuổi thơ. Đã có lần gia đình khuyên nó về lại Trung Quốc nhưng nó nhất định không đi vì không nỡ xa nơi này.
Có thể bạn nghĩ tôi và Yến sẽ giống như cặp đôi trong tiểu thuyết ngôn tình nhưng chúng tôi chỉ dừng lại hai chữ 'bạn thân'. Tôi đã thử nghĩ khác, cũng thử ngay cả trường hợp tôi và Yến yêu nhau chăng nữa nhưng kết quả sau những lần khảo nghiệm là bạn thân. Thấy không, tình bạn khác giới có tồn tại đặc biệt với bạn thân là hủ nữ.
'Không phải loại hủ đú, hủ phong trào mà hủ đích thực' Yến luôn nhắc tôi câu này. Chơi với hủ nữ quả thực có cái lợi nhưng cái hại thì thần kinh thép mới chịu được loại này.... vấn đề ở đây là bạn sẽ bị ghép cặp với một thằng con trai trong khi giới tính còn thẳng hơn sống mũi của bạn.
Trở lại con phố nơi tôi đến trường, hôm nay con nhỏ Yến của tôi bày ra bộ dạng khiến tôi có phần không hợp lý, có gì đó không quen.
Một con sói đội lốt thỏ với tính cách điên ngầm như nó nếu không thân chắc chắn sẽ không nhận ra, hôm nay bày ra bộ mặt 'hiền lành, dịu dàng, đầy nữ tính, có sự e thẹn của một thiếu nữ đang trưởng thành' khiến tôi có cảm giác không quen.
"Bạn học Hạ ơi bạn thấy nay Yến có dễ thương gia dáng thiếu nữ không?"
"Mầy uống lộn thuốc hả con hâm? Bình thường như cũ cho tao nhờ, tao nôn ra đây cho mày dọn đấy."
"Ai zaa làm gì đến nôn, sao sao người ta nói đúng quá chứ gì? Ấy ấy mầy đừng nôn thật chứ!!!"
/Oẹ...Oẹ/
"Phải rồi sao hôm qua nói mầy chờ chỗ ghế đá mà mất tiêu đi đâu vậy, hại tao tìm đến 7 giờ tối thì thấy mầy ngủ lăn quay chỗ đài phun nước."
"Sao không gọi tao dậy?"
"Con lợn ngủ như chết gọi bao nhiêu lần có dậy đâu, tao bắt taxi chở mầy về quăng cho chị mầy đấy."
"OHHHHHHHH.... tốt với tao thế, tưởng mầy bỏ tao chỗ đấy luôn."
"Ô hô, dĩ nhiên không phải miễn phí đâu, mầy muốn trả công tao thế nào đây?"
"Quy vào quà sinh nhật tao hôm nay nhá."
"Không được quà riêng, ơn riêng. Không nói nhiều mầy phải làm cho tao 3 nhiệm vụ là được. HÁ HÁ HÁ HÁ ..."
"Mầy cười là tao éo thấy yên bình rồi, tỉ lệ tử nhiều hơn sống...."
"Nhanh lên mầy sắp muộn rồi."
Đi được một quãng, chúng tôi đến trường.
Thời gian tôi đến lớp luôn là phút chót nên không có gì lạ khi bước đến cửa lớp chuông vào học đã kêu.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro