CHƯƠNG 17: CHIẾN DỊCH HÀM DƯƠNG/LIÊN QUÂN MINH-NGA THẤT BẠI
Sau khi bị tấn công chớp nhoáng ở Bến Hải, Đế quốc Nga do Nga Hoàng Nicolai Rosevic II đã nhận định tầm quan trọng của trung nguyên, nếu để quân đội liên bang giành thắng lợi, trung nguyên sẽ rơi vào tay liên quân Anh-Mỹ, gây bất lợi cho Nga. Thế nên Nga Hoàng gửi tới Nam Kinh Sư đoàn bộ binh viễn chinh số 9 và Lữ đoàn cường kích số 17 từ Mát-Xco-Va đến chi viện cho Đại Minh.
Được sự yểm trợ và ủng hộ từ Nga, Bộ Tư lệnh Quân đội Đại Minh quyết định mở chiến dịch tấn công vào Hàm Dương, uy hiếp Thừa Thiên và Buôn Ma Thuột, nhằm cắt đứt con đường huyết mạch của quân đội liên bang, dồn Sư đoàn 1 bộ binh và Sư đoàn 2 bộ binh của liên bang vào thế lưỡng đầu thọ địch.
Nhận được tin báo về việc quân Nga tham chiến, Tổng thống Mỹ lúc bấy giờ là Hary S. Truman đã gửi thêm viện trợ đến Kinh châu, gồm Lữ đoàn oanh tạc Thái Bình Dương và Lữ đoàn dã chiến số 6 Lục quân Hoa Kỳ.
Hàm Dương là thị xã quan trọng, nơi con đường giao liên giữa Quảng Trị và Thừa Thiên thông nhau. Số quân đồn trú ở đây của quân đội Cộng hoà chỉ có Trung đoàn 2 của Sư đoàn 2 bộ binh và Trung đoàn 5 thiết giáp-kỵ binh. Ngoài ra các lực lượng trừ bị ở đây còn có 2 tiểu đoàn biệt động quân.
Ngày 18 tháng 4 năm 1948, liên quân Minh-Nga thực hiện cuộc không kích chớp nhoáng vào Hàm Dương. Cuộc không kích kéo dài đến tận 2 giờ đồng hồ khiến lực lượng đồn trú tại đây của quân đội Cộng hoà tê liệt. Ngay sau khi chấm dứt cuộc không kích, liên quân Minh-Nga đổ xuống ngoại ô Hàm Dương Lữ đoàn nhảy dù biệt kích số 8 và Liên đoàn dù đa năng số 5, bắt đầu nổ súng tấn công vào thị xã.
Tại Thừa Thiên, Tư lệnh Sư đoàn 2 bộ binh là tướng Võ Thanh Dũng điều ngay lực lượng chính quy của Sư đoàn là Trung đoàn 68 và Trung đoàn 74 ra mặt trận, quyết tâm bảo vệ thị xã.
Tuy nhiên với sự yểm trợ đắc lực từ không quân Nga, bộ binh của quân Minh dễ dàng đánh bật các lực lượng phòng thủ của Hồng quân Lương Sơn ngay trong thị xã. Chỉ trong hai ngày quân Minh tiến công như vũ bão, đến ngày 21 tháng 4, quân Lương Sơn bị dồn vào thế bí, thị xã Hàm Dương đang nằm trong thế nguy cấp.
Tướng Thanh Dũng đánh điện về cho Bộ Tổng Tham mưu rằng:
"Quân ta đang gặp thế bí tại Hàm Dương, tôi không thể sử dụng toàn bộ quân chính quy của Thừa Thiên sang cứu cấp, xin nhận lệnh điều động của Bộ Tư lệnh."
Đại tướng Vũ Anh Thắng sau khi nhận điện, đã ra lệnh cho Tiểu đoàn phòng không số 7 lập tức ra mặt trận hỗ trợ, và ra lệnh cho Sư đoàn 1 bộ binh và Sư đoàn 3 bộ binh nhanh chóng xuất quân cứu nguy cho Hàm Dương. Tướng Emerson, Chỉ huy Lữ đoàn oanh tạc Thái Bình Dương cũng điều động ba tiểu đoàn đi theo yểm trợ.
Các lực lượng Sư đoàn 1 và 3 bộ binh cũng nhanh chóng xuất kích. Tướng Nguyễn Quân Bảo còn gửi ra chiến trường Hàm Dương chi đoàn thiết giáp số 4 với 10 chiếc tăng M41 Walker Bulldog và 5 chiếc tăng M4 Sherman của Mỹ đi theo hỗ trợ bộ binh.
Rạng sáng ngày 25 tháng 4 năm 1948, quân đội Liên bang Cộng hoà tấn công các cứ điểm vòng ngoài của quân Minh. Sư đoàn 1 bộ binh đánh tan Lữ đoàn dù dã chiến số 3 của quân Minh và thông đường vào Hàm Dương. Từ các trận địa pháo ở Đông Hà, Hồng quân Lương Sơn đánh phủ đầu các lực lượng đồn trú tại chỗ của quân Minh, đánh thiệt hại Tiểu đoàn dù số 5 đóng ở ngoại ô Đông Hà.
Không quân Nga ngay lập tức xuất kích nhưng bị lực lượng phòng không đánh chặn dữ dội, nhiều chiếc A-37 rơi tại chỗ. Trận địa pháo ở Đông Hà đã góp phần khiến cho không quân Nga trở ngại, khiến cho quân đội Minh trong thị xã phải nơm nớp lo sợ.
Ngày 27 tháng 4, quân đội Cộng hoà từ Thừa Thiên, Tam Kỳ nổ súng phản công Hàm Dương, dưới sự yểm trợ của không quân Mỹ và pháo binh, quân đội Cộng hoà đánh tan các lực lượng vòng ngoài của quân Minh, đẩy các lực lượng dã chiến dù của quân Minh vào thế co cụm.
Ngày 28 tháng 4, quân đội Cộng hoà mở mặt trận phản công thứ hai với sự hỗ trợ của pháo binh và biệt động quân. Quân Minh không có sự yểm trợ cần thiết của không quân Nga, nhanh chóng thất bại.
Ngày 29 tháng 4 năm 1948, quân đội Cộng hoà giành chiến thắng, giải phóng Hàm Dương và đánh tan tành 2 trung đoàn dù dã chiến của liên quân Minh-Nga.
Hình 1. Lực lượng dù dã chiến của quân Minh vượt sông Lam tiến vào Hàm Dương.
Thất bại này của liên quân Minh-Nga đẩy quân Minh vào thế bị động trên mặt trận biên giới vì không có các lực lượng cơ giới hỗ trợ, họ không thể phát huy sức mạnh.
Chiến thắng này của Hồng quân Lương Sơn đánh dấu bước phát triển mới của khả năng tiến công hiệp đồng binh chủng, điều này khiến cho uy tín của nhà nước Liên bang nâng cao trong khối Tư bản.
Hình 2. Lính của quân đội Cộng hoà thuộc Sư đoàn 3 bộ binh.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro